muc dich

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Mở bài

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sự gắn bó mật thiết với Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông hiểu biết và có một tình yêu sâu sắc với chiến trường Tây Nguyên, với thiên nhiên và con người TN; điều đó đã giúp NTT trở thành cây bút văn xuôi viết hay nhất về vùng rừng núi xa xôi này.

Những sáng tác của NTT thường thể hiện khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét. Với nguồn cảm hứng chủ đạo là tình yêu quê hương, đất nước, nhà văn luôn muốn đem đến cho tác phẩm của mình những giá trị khát quát lớn lao về lịch sử, nhân dân, đất nước và CM.

"Rừng xà nu" được sáng tác từ đầu 1965 ở khu căn cứ của chiến trường Trung Bộ, là một truyện ngắn đặc sắc của NTT, là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Tây Nguyên. Tiêu biểu cho nhân dân TN anh hùng là nhân vật Tnú, người con vinh quang nơi bản làng Xô man của người Strá luôn luôn gắn bó với Cách Mạng, dũng cảm kiên cường và căm thù giặc sâu sắc, thương yêu gia đình, bản làng quê hương tha thiết.

II. Thân bài

Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm, được nhà văn khắc họa khá đậm nét trong cả số phận, tâm hồn và tính cách.

a. Hình ảnh đôi bàn tay

Nếu cụ mết hiện lên trong bức chân dung đầy đặn và ấn tượng về ngoại hình thì ở Tnú, NTT chỉ tập trung khắc họa hình ảnh đôi bàn tay: Đôi bàn tay Tnú luôn xuất hiện trong những diễn biến quan trọng nhất của cuộc đời anh.

· Khi Tnú còn là một cậu bé đã mong được họ chữ để lớn lên "làm cán bộ giỏi". Vì niềm khao khát ấy, cậu bé Tnú đã đi ba ngày đường lên núi Ngọc Linh, bàn tay cần mẫn nhặt đá trắng về làm phấn viết, hun khói xà nu vào bảng nứa đen kịt để học chữ. Đến khi con chữ không vào đầu vì xấu hổ với Mai và tự giận mình, đôi bàn tay gan góc của Tnú đã "cầm một hòn đá đập vào đầu, chảy máu ròng ròng".

· Bàn tay của chú bé mưu trí, dũng cảm mang công văn đi làm liên lạc cho bộ đội CM, khi bị giặc bắt tra hỏi:"Cộng sản ở đâu?", Tnú nói nhỏ:"Cới trói đã tay mới chỉ được", giặc cởi trói 1 tay, Tnú đã để bàn tay tín nghĩa, trung thành lên bụng mà nói:"Ở đây này".

· Khi thoát ngục Kon Tum trở về, gặp Mai ở cửa rừng, lối vào làng, hai bàn tay chàng trai TN, xúc động nắm tay Mai, Mai cũng nắm chặt tay Tnú mà ứa nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, "vừa xấu hổ, vừa thương yêu" - những bàn tay thay lời nói yêu thương cho họ nên vợ nên chồng.

· Cũng bàn tay ấy đã "bứt đứt hàng chuc trái vả mà không hay", khi phải chứng kiến cảnh giặc tra tấn vợ con để rồi không thể kiềm chế được mà lao vào kẻ thù để cứu vợ con. Tnú đã bị giặc bắt trói, chúng cuốn giẻ tẩm dầu XN đốt cháy hai bàn tay anh, mười ngón tay cháy rừng rực như 10 ngọn đuốc; 10 ngọn đuốc của hai bàn tay Tnú đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù của dân làng XM, khiến họ "ào ào" lao vào nhà ưng giết chết tiểu đội ác ôn của thằng Dục, giải thóat Tnú. Bàn tay Tnú đã được dập tắt lửa nhưng mỗi ngón chỉ còn hai đốt, bàn tay cụt đốt sẽ mãi còn đó như chứng tích căm hờn với kẻ thù tàn bạo mà Tnú sẽ mang theo suốt đời. Chứng tích khiến ba năm sau gặp lại, già làng vẫn không khỏi xúc động, đau đớn và giận dữ.

· Những cũng chính bàn tay ấy của anh đã chỉ ra chân lí giản dị, "chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo", hai cánh tay rộng lớn của Tnú có thể ôm chặt vợ con trong giây phút cuối cùng nhưng khỉ chỉ có "hai bàn tay trắng", đối diện với kẻ thù đầy đủ súng đạn, Tnú không thể cứu được vợ con, cũng không thể cứu được bản thân mình thoát ra khỏi sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù.

· Như lời nói của già làng: "ngón tay còn hai đốt vẫn bắn súng được", sau khi từ biệt dân làng đi bộ đội giải phóng, Tnú vẫn có thể bắn súng, đi tìm những thằng Dục giết chết vợ con trong tình cảm và nhận thức của Tnú "chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục". Trong một trận công đồn, Tnú đã dùng chính bàn tay cụt đốt của mình bóp cổ tên chỉ huy đồn địch trong hầm ngầm cố thủ, dùng đèn pin soi thẳng vào mặt nó, để nó nhìn rõ bàn tay trừng phạt, bàn tay căm hờn quả báo.

Vậy là chỉ qua hình ảnh đôi bàn tay Tnú khi yêu thương, khi kiên cường, khi mang sức mạnh trả thù dữ dội... NTT đã nói cho người động về số phận, tâm hồn và cả con đường đi của người con trai bất khuất nơi núi rừng Tây Nguyên.

b. Tnú mang vẻ đẹp đặc trưng của con người TN thời đánh Mĩ tạo nên không khí xa xăm, hoang dại của núi rừng TN, khiến nhân vật chính ngay lập tức được đặt trong một không gian thấm đẫm chất TN

Tnú mang nét tính cách đặc trưng của người Tây Nguyên.

· Từ bé, Tnú đã gan góc, mạnh mẽ, đầy cá tính. Học chữ thua xa Mai, Tnú đập bể cái bảng nứa, rồi cầm hòn đá đâp vào đầu mình chảy máu để tự trừng phạt; đi liên lạc cho anh Quyết, Tnú cứ "xé rừng mà đi lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang...vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cái kình". Đi nuôi giấu cán bộ bị giặc bắt trói, tra hỏi, Tnú không những không khai mà còn thách đố khi lấy tay chỉ vào bụng mình nói "Ở đây này".

· Vợ con bị tra tấn, Tnú 1 mình tay không "nhảy xổ vào giữa bọn lính" cứu vợ con - sự xuất hiện dũng mạnh và sức mạnh khủng khiếp của người con trai TN với "tiếng thét dữ dội", "hai con mắt là hai cục lửa lớn" đã khiến bọn giặc vũ khí đầy mình cũng phải sợ hãi, kinh hoàng, "thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng".

· Giặc đốt cháy 10 đầu ngón tay, Tnú đau đớn như điên dại, anh cắn nát môi mà không kêu vì nhớ anh Quyết nói :"Người cộng sản không thèm kêu van".

Sự dũng cảm gan góc, sức mạnh phi thường của Tnú nhiều khi pha chút hoang dại của núi rừng, cũng vì thế mà câu chuyện cụ Mết kể về anh hùng phảng phất hình bóng những trang anh hùng trong thần thoại, truyền thuyết, trong những bản anh hùng ca hào tráng của TN xưa.

Người con trai của núi rừng ấy mang vẻ đẹp của người VN thời đánh Mĩ, khác với A Phủ trong truyện "VCAP", khác với Núp trong tiểu thuyết "Đất nước đứng lên" phải qua một quá trình tìm đường, giác ngộ, Tnú đến với CM 1 cách tự nhiên, chóng vánh và tất yếu vì được sống, bên cạnh cán bộ CM ngay từ khi còn là một cậu bé. Từ nhỏ, Tnú đã được anh Quyết dạy chữ, đã có ý thức lớn lên thay a Quyết "làm cán bộ giỏi", lãnh đạo dân làng đánh giặc, Tnú học cái chữ của Đảng, đi tiếp tế, đi liên lạc và bảo vệ cán bộ từ những tâm niệm sâu sắc lời dạy của già làng:"Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn". Ở Tnú, lí tưởng và sự trung thành vơi Đảng, với CM gắn liền với tình yêu quê hương rừng núi, buôn làng. Sau cái đêm kinh hoàng đau đớn không cứu được vợ con, người con trai TN ấy đã thực sự trở thành người chíên sĩ kiên cường, trở thành"anh lực lượng" trực tiếp cầm súng chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, góp phần giải phóng đất nước, quê hương.

Tnú có tình yêu sâu sắc với quê hương, dân làng, với gia đình và vợ con.

· Nỗi xúc động của Tnú khi "nhận ra tiếng chày dồn dâp" của làng anh, nỗi nhớ day dứt của anh suốt ba năm với tiếng chày thân yêu của người Strá, của mẹ, của vợ...., sự đau đớn khi đi qua cái cây lớn nơi anh đã gặp lại Mai lần đầu lúc ra khỏi ngục Kon Tum, cảm giác xúc động khi "để vòi nước của làng mình dội lên khắp người như ngày trước", niềm sung sướng khi gặp lại dân làng, khi đi xa ba năm vẫn nhớ mặt, nhớ tên từng người... Đó là tâm trạng của một người con có sự gắn bó sâu sắc tình yêu tha thiết với quê hương, gia đình, vợ con.

· Và trong bi kịch đau đớn ba năm về trước, chính tình yêu với vợ con và sự đau đớn đến điên dại khi phải chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man khiến Tnú không còn đủ tỉnh táo để nhận ra sự thật: Anh không thể cứu được vợ con nếu chỉ có hai bàn tay trắng. Tnú đã một mình tay không lao vào quân giặc, bằng cách ấy, tuy Tnú không cứu được vợ con, thậm chí cũng không cứu được chính bản thân mình thoát khỏi sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù nhưng anh đã ở bên vợ con mình trong khoảng khắc họ cần anh nhất, anh đã đem lại cho họ niềm an ủi duy nhất trong lồng ngực cường tránng, mạnh mẽ và chan chứa yêu thương của một người chồng, người cha.

c. Bài học lịch sử

Thông qua cuộc đời nhân vật Tnú, thông qua câu truyện kể xúc động, những lời nhắc nhở trang nghiêm tha thiết của già làng, NTT muốn tác phẩm mình đem đến cho người đọc một nhận định lớn lao: Tnú có thừa sự dũng cảm lòng căm thù , ở Tnú hội tụ tất cả sức mạnh tinh thần và thể chất phi thường, hoang dại của người dũng sĩ TN, nhưng tất cả phẩm chất ấy chưa đủ để anh có được cuộc sống của vợ con và của chính bản thân mình. Tới bốn lần, trong cả lời trần thuật của nhà văn và lời kể của cụ mết, NTT đã khắc họa đau đớn bi kịch của Tnú, "Tnú không cứu được vợ con" - để từ bi kịch ấy, cái chết của hai mẹ con Mai với hai bàn tay cụt đốt của Tnú, bài học lịch sử đã được TK thấm thía:"chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo" và qua lời dặn tha thiết của già làng: "nghe rõ chưa ... nhớ lấy...ghi lấy...nói lại cho con cháu". Bài học ấy mang đến sự vĩnh hằng của một quy luật lịch sử: bạo lực phản CM chỉ có thể bị tiêu diệt bởi bạo lực CM.

Hình ảnh những "đồi xà nu nối tiếp tới chân trời" ở cuối truyện mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: những người dân TN cầm vũ khí đứng lên không phải để hủy diệt mà để chống lại sự hủy diệt, để giữ chọn sự sống mãi sinh sôi. Như vậy, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ cuộc chiến đấu chống Mĩ và tay sao, chốg lại bè lũ cướp nước và bán nước chính là con đường duy nhất đúng đắn để bảo vệ sự sống của Tổ quốc của nhân dân ta.

Ý nghĩa lớn lao của bài học lịch sử ấy đã được Cm ngay trong thực tế oanh liệt của làng XM: khi chúng ta đã cầm giáo đứng lên chống lại súng đạn của kẻ thù thì tất cá sẽ thay đổi - lửa sẽ được dập tắt trên tay Tnú, ngọn lửa xà nu sẽ chỉ soi rõ xác chết ngổn ngang của giặc, đuốc xà nu sẽ lại cháy lên để hòa cùng tiếng chiêng hào tráng trong đêm nổi dậy của dân làng. Khi đó, hai bàn tay cụt đốt của Tnú sẽ hồi sinh với một sức mạnh trả thù khủng khiếp nhất: bàn tay đó bóp cổ tên đổn trưởg, bàn tay cầm súng chiến đấu.... Tnú sẽ được sống trong cảm giác tìm lại phần nào những gì đã đánh mất: Mai tiếp tục sống trong hình ảnh người em gáo giống chị như hai giọt nước, nhưng không như người chị hiền hậu, chỉ biết nhường nhịn, yêu thương, Dít còn có thêm đôi mắt cứng cỏi và nghiêm nghị của người chiến sĩ. Đứa con không còn nhưng sẽ xuất hiện thêm hình ảnh bé Heng, nếu cụ Mết là hình ảnh của cội nguồn thì bé Heng như gợi hình ảnh của Tnú và Mai hồi nhỏ, vừa gợi triển vọng "nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được".

Hình ảnh Tnú với cuộc đời bi tráng đã thể hiện mâu thuẫn khôg đội trời chung giữa người dân TN với bè lũ tay Mĩ - ngụy, cắt nghĩa sâu sắc lí do vùng dậy và sức mạnh chiến đấu không gì dập tắt được trong cuộc chiến tranh giải phóng quê hương, đất nước.

III. Kết bài

Truyện ngắn "Rừng xà nu" là một trong những truyện thành công nhất về cuộc sống con người TN, là tác phẩm thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật trong miêu tả, kể chuyện, lựa chọn ngôn ngữ, xây dựng hình tượng... những yếu tố chịu chi phối sâu sắc của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

"Rừng xà nu" là bản anh hùng ca thời chống Mĩ, là tiếng nói của lịch sử và thời đại, không chỉ ca ngợi ý chí bất khuất, kiên cường của người dân TN, mà còn lí giải con đường giải phóng dân tộc của nhân dân VN trong cuộc khág chiến chống Mĩ cứu nước."Rừng xà nu" là bài ca về tình yêu cuộc sống, là lời nhắc nhở của con người hãy làm tất cả vì cuộc sống của Tổ quốc, nhân dân, cũng là cuộc sống của chính bản thân mình.

Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cụ thể, cá thể, vừa có ý nghĩa điển hình tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Nhân vật Tnú còn có cái gì đó phảng phất như những anh hùng trong các trường ca Đam San, Xinh Nhã.

Đề 1:

+ Khái quát:

- Vị trí : hình tượng trung tâm, thể hiện những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Mô tả tổng quát: Sông Hương qua cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như một “cô gái Di-gan”: mãnh liệt, mê đắm nhưng không kém phần dịu dàng, tình tứ, ý nhị.

+ Phân tích:

- Vẻ đẹp của Sông Hương ở thượng nguồn.

- Vẻ đẹp của Sông Hương khi chảy qua kinh thành Huế.

- Vẻ đẹp Sông Hương qua những áng thơ văn.

- Vẻ đẹp hùng tráng trong lịch sử.

+ Đánh giá:

- Khám phá ra một Sông Hương độc đáo, đa sắc.

- Cơ sở:

• Quan sát tinh tế, sự suy ngẫm > đặt Sông Hương trong nhiều chiều (không gian địa lí, thời gian lịch sử, tâm hồn thi ca, chiều sâu văn hóa, tâm linh…)

• Tài hoa, khả năng liên tưởng và vốn từ vựng phong phú.

- Qua miêu tả sông Hương thể hiện phong cách tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường.

.Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồn hóng khoáng và man dại

Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như 'một bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn'. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: 'mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn', nhưng cũng có lúc lại 'dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng'.Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một 'cô gái Digan, phóng khoáng và man dại', bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ , một tâm hồn tự do và trong sáng.Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn dụ và nhân hóa.

.Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố

'Sắc đẹp dịu dàng , trí tuệ , người mẹ phù sa của một vùng văn hóa ,xứ sở', dòng sông duy nhất chỉ đi qua thành phố Huế.Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịc sử, tác giả miêu tả dòng sông thật sinh động vói cảm nhận mang nhiều khác biệt.

Sông Hương như 'người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại (hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng), Dòng sông hiện lên với 'khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm'.Lưu vực êm ả, thanh bình, vui tươi_giữa những bãi bờ xanh biếc , nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.

Những lăng tẩm với 'giấc ngủ nghìn năm của vua chúa đựoc phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu'.

Vói những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ , sông Hương trong dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa'. 'Những dãy đồi sừng sững như thành quách, với những đỉnh cao đột khởi :Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo', những ngọn đồi đã tạo ra nững mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời 'sớm xanh, trưa vàng ,chiều tím' rất lạ và đặc trưng như người Huề từng nhận xét.

Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một cô gái Digan,man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như 'người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức', 'người mẹ phù sa của cả một vùng văn hóa xứ sở'.

Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,... 

Theo vancap3.co.cc

_____________________________________

Tình cảm về người con gái mang tên dòng sông cứ miên man chảy trong tôi khi đọc bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và entry này như một niềm chia sẻ với em ...

Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”...

Có một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bên bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho.

Phải chăng đó là cách lý giải tên của Hương Giang – con sông gắn liền với Huế, gắn liền với tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết năm 1981, khi tác giả đã sống bên bờ sông Hương, sống trong lòng Huế hơn 40 năm trời, tình yêu máu thịt đối với quê hương cứ lớn lên từng ngày và nó hiện hữu ở mọi thời gian, mọi không gian. 

Khi tác giả ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trong một khu vườn xưa cổ, nơi có những loài hoa đang nở, trái cây đang chín, yên tĩnh và khoáng đạt - khu vườn tọa lạc trên vùng đất mà Nguyễn Du từng sống nên thiên nhiên của “mảnh đất Kinh- xưa” đã in bóng trong thơ Nguyễn, ngược lại sông Hương và Huế đã gợi cho tác giả hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng: Kim- Kiều.

Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một dòng chảy nào đáng yêu đến thế, sông Hương đến với Huế qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang hình ảnh một cô gái mỹ miều đến với tình yêu. Hãy ngắm nhìn nàng trước khi gặp Huế, đó là “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” “bản lĩnh và gan dạ” có một tâm hồn “ tự do và trong sáng”, đó là hình ảnh “ bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, nàng đã chế ngự sức mạnh bản năng của mình để đến lúc ra khỏi rừng già sẽ trở nên dịu dàng và trí tuệ.

Để đến với Huế, sông Hương phải băng qua một hành trình, phải chuyển dòng liên tục, như một cuộc kiếm tìm thiết tha và rạo rực, vô vàn địa danh mà dòng nước ấy đã trôi qua Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… người con gái Di-gan ấy đã đột ngột uốn mình theo một đường cong thật mềm nhưng “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm”, nàng vẫn còn mang một vẻ buồn trầm mặc như triết lý, như cổ thi… cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng “mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu”- Cái phút ban đầu để đến với “người tình” của sông Hương như thế đấy! Nàng đã tự làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất cho người yêu.

Sông Hương - dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất - đã rời cuộc sống hoang dã của rừng để đến với Huế và chỉ Huế mà thôi, nàng như “sông Xen của Paris, sông Ðanuýp của Buđapet…” chảy trong lòng thành phố yêu quý của mình nhưng khác ở chỗ nàng đẹp một cách huyền hồ như đang che khuôn mặt diễm kiều bằng tấm voan sương khói, nàng trôi lặng lẽ với nghìn ánh hoa đăng vào hội rằm tháng 7 bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước như vương vấn một nỗi lòng . Tôi chợt nhớ đến một câu nói “có những dòng tình cảm, rất sâu nên rất đỗi lặng lờ”, dòng chảy êm đềm của sông Hương hay chính là tình yêu sâu lắng mà nàng dâng tặng cho thành phố Huế? Vẻ đẹp của sông Hương còn là vẻ đẹp của một nền văn hóa, vẻ đẹp của người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya ,toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh sôi trên mặt sông này và hơn thế khắp lưu vực sông còn vang vọng những điệu hò dân dã, những điệu hò thấm đẫm tấm chung tình, thấm đẫm lời thề của sông Hương trước phút chia tay với Huế mà trôi về biển cả. Nhưng chẳng phải bao giờ sông Hương cũng là người con gái đằm thắm ,dịu dàng, mềm mại trong lòng Huế, đã có một thời sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam” của Tổ quốc, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, “dòng sông của thời gian ngân vang", của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…

Sông Hương được nhìn như một người con gái đến với tình yêu, dâng tặng những vẻ đẹp mà mình có được cho người yêu, đắm mình trong tình yêu để khám phá và hoàn thiện bản thân. Từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn, nàng đã trở thành một sông Hương rất mực dịu dàng, rất mực tài hoa, rất mực kiên cường, rất mực hy sinh…

Cho nên, từ khi có được sông Hương, Huế - chàng Kim của nàng- cũng có nhiều thay đổi. Từ hoang sơ với “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” hay kiêu hãnh âm u với những lăng tẩm đền đài đồ sộ, đã hóa thành vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng, khiến người con của Huế dù đến Pari, Buđapét hay Leningrad vẫn đau đáu nhớ về một thành phố với nguyên dạng đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Huế càng lung linh hơn khi sông Hương chở trong lòng Huế những nét đặc thù của hội Hoa đăng, của ca Huế, man mác tiếng rơi của những mái chèo khuya. Có sông Hương, Huế trở thành biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng, Huế chiến đấu oanh liệt bảo về biên giới phía Nam của Đại Việt, Huế là kinh thành của người anh hùng Nguyễn Huệ, Huế cùng sông Hương đi vào Cách mạng tháng 8 bằng những chiến công rung chuyển. Huế đã cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc trong cuộc trường chinh máu lửa bên cạnh sông Hương - dòng sông của sử thi đã tự hiến đời mình làm một chiến công.

Tình yêu của sông Hương và Huế - một tình yêu lãng mạn và âm vang sức sống, một tình yêu như một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, bản hợp xướng diệu kỳ giữa thi ca và âm nhạc. Tình yêu ấy được vun đắp bởi ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đứa con thân yêu của Huế, yêu Huế, yêu sông Hương, nhìn ngắm sông Hương khi gần kề để phát hiện ra dòng sông ấy “đang đổi sắc không ngừng dưới ánh nắng và mùi hương của hoa trái trong vườn”, lúc xa xôi gần nửa vòng trái đất, nhìn Nê va để sông Hương tìm về trong niềm nhớ. 

Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu…đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời.

Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp , câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệt vời…

Đề:

“ Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”

       Anh/ chị  có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên

A. Mở bài

- Trong cuộc sống nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết mà ít chú ý đến phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Hai vấn đề ấy thực chất cũng thống nhất như thứ tình cảm yêu- ghét nhất quán trong mỗi con người vậy. Có thể nói chúng quan trọng và cần thiết như nhau.

- Bởi vậy có ý kiến cho rằng “ Phê phán….đoàn kết”

B. Thân bài 

1. Giải thích

a. Lòng vị tha, tình đoàn kết

-         Lòng vị tha: là tấm lòng vì người khác, hiểu rộng hơn là bản thân luôn vì lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội.

-         Tình đoàn kết: là thứ tình cảm làm cho nhiều người liên hiệp với nhau, tạo thành sức mạnh kết nối, gắn bó trên cơ sở lí tưởng chung, lợi ích chung nào đó.

-      Vì vậy có thể khẳng định, lòng vị tha và tình đoàn kết là những tình cảm cao đẹp của con người, có thể tạo nên mối quan hệ hết sức tốt đẹp, giữa người với người trong xã hội. Thậm chí, có thể hóa giải mọi sự ích kỉ, tư lợi. Từ đó con người có thể vượt qua được nhiều khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống, sống đẹp hơn, có ích hơn.

b.Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt

-       Trong khi đó, sự thờ ơ, lạnh nhạt lại mang một giá trị ngược lại, bởi đó là thứ tình cảm mà ở đó con người ta không hề quan tâm tới, hoặc giả không có một chút tình cảm gì đối với con người và cuộc sống; không có cả những biểu hiện tình cảm thân mật, gần gũi trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người.

-         Vì thế, thái độ thờ ơ lạnh nhạt với con người không gì khác chính là dấu hiệu của thái độ sống ích kỉ, nhỏ nhen.

c. Phê phán… đoàn kết: thực chất là hai mặt của một vấn đề, đều chung một mục đích là xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp.

2. Bàn luận

a. Chứng minh trong cuộc sống và văn học:

* Trong cuộc sống: (Có thể nêu những biểu hiện dễ thấy hoặc diễn đạt những suy nghĩ của cá nhân)

- Rất nhiều người có cuộc sống bấp bênh, khó khăn, thậm chí đau đớn, tủi nhục (mảnh đời lang thang, cơ nhỡ; những người bị bạo hành, đánh đập dã man; những tai nạn thương tâm, ...). Song mấy ai có thể chia sẻ hết. Điều đáng nói là, những biểu hiện đó diễn ra trước mắt, mà vẫn không ai lên tiếng, không ai đưa ra bàn tay giúp đỡ (đặc biệt những vụ bạo hành trẻ em xảy ra gần đây...)

-  Có những kẻ lấy việc soi mói, dằn vặt những điểm yếu, vết thương, nỗi đau mặc cảm của người khác làm đề tài trao đổi, bàn luận, rồi rốt cục không giúp được gì, trái lại càng khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, làm tổn thương hơn.

- Có những lời góp ý quá khắt khe, phủ sạch hoàn toàn, trù dập người khác, khiến tập thể tan rã, ảnh hưởng đến các mối quan hệ tốt đẹp.      

==> Từ đó:  Trong cuộc sống rất cần:

- Nhắc nhở, khuyên nhủ ai đó chưa biết quan tâm, cảm thông chia sẻ với những khó khăn, vất vả… của người thân hoặc có những lời lẽ, việc làm, ứng xử khiến cho người thân phải buồn khổ.

- Tỏ thái độ không đồng tình với những người vô tâm chạm vào nỗi đau của người khác

- Bất bình trước thái độ dửng dưng, giễu cợt, nhạo báng những người tàn tật

- Lên án những kẻ xúc phạm nhân phẩm, danh dự

* Trong văn học:

-  Trong các sáng tác văn học dân gian: mẹ con Cám, Sọ Dừa,

- Tác phẩm của Thạch Lam (Nhà mẹ Lê, Một cơn giận,…)

- Trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố: vợ chồng Nghị Quế

- Những đứa con đại bất hiếu, những con người tham gia đám tang trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”  (Trích “Số đỏ”) và thái độ của tác giả.

* Cách thức phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt: Phê phán trung thực, xuất phát từ thái độ thiện chí với tinh thần xây dựng

b. Bác bỏ những biểu hiện sai lệch:

- Lên án những kẻ ngụy biện cho thái độ thờ ơ lạnh nhạt (VD lấy lí do cuộc sống có quá nhiều sức ép: gia đình, công việc…)

- Lên án lối phê phán nhằm hạ thấp, xúc phạm

- Biểu hiện ngộ nhận: quan tâm, can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư là vi phạm quyền cá nhân, thực ra đó là lối sống “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

3. Bài học nhận thức và hành động

-         Điều quan trọng là luôn biết nhận ra, biết xẩu hổ với những biểu hiện sống thờ ơ, lạnh nhạt của chính mình.

-         Nghiêm khắc với chính bản thân, quyết tâm khắc phục, từ bỏ lối sống thờ ơ lạnh nhạt nếu mình đã vô tình mắc phải.

-         Hành động tích cực để vươn tới một XH tốt đẹp (với bạn bè, người xung quanh mình…)

C. Kết luận

-         Làm điều xấu tất nhiên là không tốt nhưng thấy cái xấu mà không phê phán, lên án thì cũng chưa phải là tốt.

-         Ý kiến nói trên đúng vì có thể giúp mỗi cá nhân khắc phục cách ứng xử có tính chất cực đoan trước vấn đề đạo đức nhân sinh nảy sinh trong đời sống XH hiện nay.

Sự thờ ơ “chết người”

Các bạn teen nên có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống bởi xung quanh ta, cái tốt vẫn còn nhiều lắm và để đẩy lùi cái xấu thì cần sự chung tay của nhiều người, còn sự vô cảm sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề đâu!

Một cảnh sát giao thông đang giúp một người già qua đường an toàn. (Ảnh: An Ninh Thủ Đô)

Ngày nay, những trò lừa lọc, gian dối xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội khiến không ít người hoang mang...

Một cụ già ngồi bệt bên mâm bánh chuối đổ vương vãi ra đất, ánh mắt thảm thương nhìn vào mâm bánh, chốc chốc lại ngước lên đón chờ sự bố thí của những người qua lại. Một số người thờ ơ đi qua vì cho rằng ông ta là một kẻ lừa đảo, tự tay làm đổ mâm bánh để khơi gợi lòng thương của người đi đường. Một số khác thì bố thí cho ông vài đồng bạc lẻ. Dăm phút sau, khi dòng người thưa thớt và cũng chẳng còn ai rũ lòng thương xót, ông lão bắt đầu gom bánh vương vãi trên đường, dửng dưng đứng dậy tìm một địa điểm mới để bắt đầu...“diễn kịch” tập hai!

Đang thong dong trên đường, vô tình có ai vượt lên hỏi thăm đường, bạn rùng mình vì sợ đủ thứ chuyện có thể xảy ra bất ngờ. Đã có khá nhiều hiện tượng giả vờ hỏi đường, đánh ghen, sau đó móc túi và lừa đảo, thậm chí còn cướp xe nạn nhân nên chẳng trách sao người ta lại cố tình vọt xe thật nhanh để tránh mang vạ vào thân.

Một buổi chiều vào giờ tan trường, một bà cụ già đứng loay hoay mãi chẳng dám băng qua đường, hàng loạt các tốp học sinh dửng dưng không ai giúp cụ. Có lẽ vì vài ngày trước trường vừa thông tin về một bà lão “ếm bùa” một học sinh để lừa nhẫn vàng và điện thoại di động nên dường như mọi người bắt đầu đề cao cảnh giác.

Tôi từng chứng kiến một vụ tai nạn gần một trường học cấp ba. Nạn nhân là một em học sinh đi xe đạp bị xe máy cố tình “quẹt” trúng rồi bỏ chạy. Hàng chục người vây quanh chỉ để…dòm rồi dửng dưng bỏ đi. Họ cho rằng biết đâu đây là màn “dàn cảnh”, ai thương tình giúp “nó” không chừng bị nó hại ngược lại. Cứ thế cô học trò đáng thương tự loay hoay với cánh tay rỉ máu, trông thật tội nghiệp!

Một buổi chiều trên đường 3 tháng 2… kèm với tiếng la thất thanh “Cướp cướp!” là ánh mắt thảng thốt của một cụ già bán vé số. Chiếc xe Wave kèm hai thanh niên “hầm hố” vọt mất để lại cụ già đáng thương chạy dọc theo lề với sự bất lực… Mọi người lại trố mắt nhìn rồi dửng dưng bỏ đi không một sự quan tâm. Ai “ác” miệng còn tô vẽ thêm chắc bà già này giở trò bị cướp vé số để “ăn vạ” người đi đường chứ chẳng tốt lành gì. Tôi bạo dạn tấp vô lề hỏi thăm vài câu, nhìn gương mặt hốc hác, buồn thiu của cụ tôi chẳng thể hình dung nổi sao mọi người lại thờ ơ với một bà lão đáng tuổi ông bà của mình như vậy. Bà tâm sự, tôi lắng nghe, tôi cũng chẳng thấy bà lừa lọc gì mặc dù tôi cố ý gửi bà một số tiền nhỏ mà bà nhất quyết không lấy. Vậy là một người nữa lại vô tình bị quy chụp vào một bộ phận lừa đảo…

Cô bạn học sinh tên Q (trường NH) kể cho tôi nghe câu chuyện về một buổi chiều đến lớp Anh Văn của mình: “Hôm rồi mình vừa chạy xe ra khỏi nhà không được bao lâu thì một cô trạc tuổi mẹ mình dắt xe đến và xin 20k đổ xăng. Mình hơi bất ngờ nhưng cũng gửi (tiền) cô một cách lịch sự. Khi mang câu chuyện trên đến lớp thì bị bạn bè “mắng” cho một trận vì “ngu” nên mới làm chuyện “dở hơi” như vậy!”. Thử hỏi với dư luận xung quanh như thế thì chẳng trách sao lại có những cái nhìn thờ ơ, vô cảm đến xuất hiện ngày càng nhiều..."

Làm một cuộc điều tra nho nhỏ với 10 bạn teen hiện nay tại các trường cấp ba thì có đến 8/10 bạn bảo rằng lòng tốt chẳng dám mang ra sử dụng bừa bãi như trước kia nữa, 2 bạn còn lại nhất quyết bỏ lơ những chuyện bất bình xảy ra trong cuộc sống hàng ngày vì cho rằng làm việc tốt thể nào cũng bị bạn bè cho rằng đạo đức giả, không khéo gặp bọn lừa lọc thì càng mang vạ, thà dửng dưng cho khỏi rắc rối.

Bạn có nick Kumita diễn giải: “Không trách được bất cứ ai vì họ đều muốn sự an toàn về phía mình. Bạn nghĩ sao khi rơi vào tình cảnh “làm ơn mắc oán”, thậm chí lòng tốt mang ra giúp mọi người còn bị dè bĩu, bình phẩm một cách tiêu cực. Chính những yếu tố này khiến một bộ phận teen bắt đầu có những cái nhìn không tốt và đôi khi ích kỷ khi bỏ lơ tất cả mọi vấn đề chung của xã hội!”...

Giả dụ một ngày nào đó khi đang đi trên đường, bạn gặp một tai nạn hoặc một người đang gặp rắc rối muốn bạn giúp đỡ thì bạn sẽ làm gì? Nhiều bạn trẻ khi được hỏi câu hỏi này đều bỏ lửng câu trả lời, số ít cho rằng sẽ phải rất cảnh giác khi quyết định giúp một ai đó, còn lại là thái độ lạnh nhạt, cho rằng không phải chuyện của mình thì không quan tâm! Sự thờ ơ đến “chết người” đang bao trùm trên một bộ phận teen. Có lẽ các bạn nên có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống bởi xung quanh ta, cái tốt vẫn còn nhiều lắm và để đẩy lùi cái xấu thì cần sự chung tay của nhiều người, còn sự vô cảm sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề đâu!

Đề bài 6: Bình luận câu nói của D.Điđơrô: “Nếu không có mục

đích, anh không làm được việc gì cả. Anh cũng

không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm

thường

Tìm hiểu đề

1. Thể loại: Bình luận một vấn đề xã hội.

2. Nội dung: Mỗi người cần xác định cho một mục đích sống cao đẹp.

3. Tư liệu: Lấy dẫn chứng từ trong thực tế đời sống thế hệ trẻ hôm nay trong đó có bản thân mình. Cũng có thể liên hệ đối chiếu với các tấm gương trong những thế hệ trước.

Dàn bài

I. Mở bài:

Trong xã hội, ai lại chẳng muốn thành đạt trong mọi hành động, công việc và cuộc sống của mình.

Cái gì tạo nên sự thành đạt? Có thể do rất nhiều yếu tố. Trong đó có sự ảnh hưởng của mục đích sống, nhà văn nổi tiếng của Pháp D. Điđơrô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được việc gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường.”

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa của câu nói:

Mục đích là cái mà mình nhắm tới, hướng về là kết quả mà mình đã xác định được trước khi mình bắt tay vào hành động. Cũng có thể hiểu, mục đích là cái mà ta cần phải nhắm tới, đạt được trong mọi công việc, trong mọi mặt đời sống.

Vì sao làm việc phải có mục đích?

Khác với con thú chỉ sống và hoạt động theo bản năng tự nhiên của mình, con người, trái lại, có trí tuệ dẫn đường soi sáng nên phân biệt được đúng sai, lợi hại khi làm bất cứ việc gì. Lí trí giúp con người biết được là nên hay không nên làm việc đó. Vì vậy con người làm việc hay hành động phải có mục đích rõ ràng. Hành động không có mục đích khó thành đạt, nói một cách khác là dễ thất bại.

Sống không có mục đích, con người sẽ lông bông vô dụng, cuộc sống của họ không còn ý nghĩa và thường bị thất bại trong mọi hành động, việc làm.

Cần hướng tới mục đích nào?

Có nhiều loại mục đích: Lớn, nhỏ, cao cả, tầm thường, vị tha, vị kỉ... Chúng ta có ý chí nên hướng tới mục đích sống cao cả.

2. Bình luận câu nói của D. Điđorô là hoàn toàn đúng:

Phải sống có mục đích cao cả, chúng ta mới có động lựa thúc đẩy mình không ngừng phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống tạo nên nhiều thành quả, tiến đến biến ước mơ thành hiện thực.

Phải sống có mục đích cao cả, chúng ta mới là những con người hữa dụng đối với xã hội, gia đình và bản thân. Có mục đích sống, lí tưởng sống cao đẹp, chúng ta rèn thêm ý chí và nghị lực quyết tâm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro