Mỵ châu trọng thủy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành,xuống thủy cung,Trọng Thủy tìm gặp Mị Châu.Hãy tưởng tượngva kể lại chuyện đó.

Ngay sau khi Trọng Thuỷ tự tử ở giếng Loa Thành, vì yêu vợ da diết, xác của chàng rữa ra, ngấm qua mạch nước ngầm vào đất rồi mạch nước ngầm mang chang ra biển cả mênh mông. Về phần hồn chàng sau khi bay lên(như là một điều kì lạ) bị gió thổi bay đi ra biển rồi tạt xuống biển Đông. Camr thông cho tấm long yêu thương vợ của chàng, sự thuỷ chung, ngây thơ của Mị Châu, Rùa Thần đã hội tụ hồn và xác của Trọng Thuỷ, dung' nước tạo nên hình hài Mị Châu rồi nhập hồn nàng vào. Rùa Thần hẳn muốn hai người họ ở bên nhau nhưng sự thể ra sao thì tuỳ vào Mị Châu(hồi sau sẽ rõ).

Trọng Thuỷ, sau khi được sông lại và được Rùa Thần báo mông rằng Mị Châu đang ở thuỷ cung, đã ngày đêm bơi lặn tìm nàng. Sau bao khó khăn gian khổ, chàng đã tìm được thuỷ cung. Đến cổng, chang bị hai ngưu thuỷ thần lại và hỏi:

-Nhà nguoi là ai, xuống đây có việc gì! Đây là chốn thanh bình, không cho phép người trần mắt thịt với bản chất xấu xa xuông đây làm nhiễu loạn.

-Thưa hai vị thuỷ thần -Trọng Thuỷ đáp- sau cái chết của vợ, con vô cùng đau khổ, nhớ nàng da diết, trong lúc tuyệt vọng lầm tưởng bong nàng ở dưới giến khơi, con đã nhảy xuống giếng đuổi theo nàng. Sauk hi chết con được Rùa Thần cứu sống và báo mộng Mị Châu (vợ của con) đang ở chốn này, con khẩn thiết hai vị cho con được vào.

Nghe những lời nói chân thành của Trọng Thuỷ và cũng được Rùa Thần dặn trước, hai vị thuỷ thần cảm động cho Trọng Thuỷ vào. Vào đến trong, chàng cảm thấy thậ ngỡ ngàng, kinh ngạc trước cảnh đẹp còn hơn cả hoàng cung, một vẻ đẹp thần tiên mà hồi nhỏ chàng đã tưng mơ ước một lần được xem. Trước mặt chàng, cá nối đuôi nhau vui đùa nhảy múa, xa xa là khu vườn đầy loài hoa kì lạ…và ở đó giữa khu vườn có một người ngồi mơ mộng (chính là Mị Châu). Vừa nhìn thấy nàng Trọng Thuỷ đã nhận ra, chàng vui mừng reo lên như đứa trẻ vội chạy đến gần nàng. Nghe lời gọi da diết của Trọng Thuỷ, tình yêu sét đánh lại trỗi dậy, nhưng nàng không tin sao chàng lại xuống được đây. Mỗi lúc tiếng gọi lại to hơn, da diết hơn, nàng không thể nhầm được nàng quay lại thì nhìn thấy Trọng Thuỷ đang ở ngay trước mặt mình. Hai người nhìn nhau lặng một hồi rồi khóc. Cảnh vật như dừng lại.

-Ôi, nàng ơi! –Trọng Thuỷ nói- Xa nàng bao nhiêu lâu mà ta vẫn nhung nhớ, ta ăn không ngon, ngày đêm tưởng nhớ nàng, vì quá yêu nàng mà ta đã lầm tưởng bong nàng dưới đáy giếng rồi nhảy xuông tự tử. Nay ta đã được gặp lại nàng, long' ta sung sướng biết bao.

-Mị Châu đáp: Chàng ơi, thiếp cũng vậy, thiếp cũng nhớ chang da khôn xiết, thiếp cũng khó ăn khó ngủ, hang ngày thiếp đều ra đây ngắm nhìn cảnh vật, nhìn những đoá hoa tươi thắm kia mà nhớ đến những bó hoa mà chàng đã tặng cho thiếp, nhìn những đoi cá tung tăng bơi lội nhảy múa mà nhớ đến những ngày chúng ta vui vẻ bên nhau. Ôi! Nhưng thật chớ true, thiếp nay đã mang danh tội đồ của đất nước, thiếp khó long mà có thể chung sống với kẻ thù của dân tộc mình. Sao chàng lại nhẫn tâm lừa dối thiếp khiến thiếp đau khổ? Thiếp thật ngơ dại, ngây ngất vì tình yêu mà nghe theo chàng!

Nghe những lời đó, Trọng Thuỷ bỗng nhói đau, xót xa ân hận.

-Nàng ơi! Tình yêu của ta thần linh có thể chứng giám. Tình yêu của ta, mọi thần dân ta đều biết. Ta thật ân hận khi nghe theo lời vua cha nhưng nàng hãy hiểu cho ta, tha thứ cho ta, phải lừa dối nàng, long ta đau như cắt nhưng đó là mệnh lệnh cua cha ta, là áp lực của của cha và của cả thần đan ta, long ta vô cùng bối rối, trong lúc tâm trí hỗn loạn, ta đã có một quyết định sai lầ, Nàng có biết ta đã chịu dày vò, bị dằn vặt như thế nào không, ta phải chịu áp lực kinh khủng không tưởng tượng nổi, trong long' ta luôn có nàng. Nếu ta có lời gì sai trái tax in chịu mọi hình phạt kinh khủng nhất:ngũ mã phanh thây hoặc hơn thế. Ta thật sự xin lỗi.

Cảnh vật. Xung quanh nhu xao động, dòng nước chảy nhẹ nhàng hơn, những đoá hoa ngừng đung đưa lay động. Mị Châu mắt ướt lệ, giọng nghen ngào:

-Thiếp tin vào tình yêu cảu chàng, tin rằng những tình cảm trước kia chàng dành cho thiếp là chân thật không giả dối. Thiếp cũng biết một đấng nam nhi phải lấy sự nghiệp, giang sơn của mình làm trọng. Nếu thiếp vẫn theo chàng thì có lẽ thiếp sẽ bị ngàn đời nguyền rủa, vạn lời phỉ nhổ, muôn đời không dung. Thiếp đã vì tình cảm mà đem đấ nước giao cho kẻ địch. Mà thiếp theo chàng thì nhỡ đâu bị chàng lừa dối lần nữa vì thiếp quá ngây thơ, yêu chàng. Ôi! Số phận người con gái như thiếp đây thật là khổ, thật bất công.

Thanh minh, thuyết phục Mị Châu một hồi mà không được. Trọng Thuỷ đi đến quyết định táo bạo.

-Ta thề rằng sẽ không bao giờ lừa dối nàng nữa. Nếu nàng vẫn chưa hẳn tin ta, vẫn sợ những lời đàm tiếu thì nàng hãy cùng ta đi gặp vua cha của nàng xin người tha thứ và nếu có thể ta và nàng sẽ lên gặp thượng đế xin người cho chúng ta được ở bên nhau.

Mị Châu hơi do dự, sợ sệt nhưng vẫn đồng ý:

-Số phận thiếp đã do trời quyết định, nay chờ vào sự an bài của ông trời vây.

Nói rồi, hai người mạnh dạn tìm gặp An Dương Vương, ông đang chơi cờ cùng với Rùa Thần. Rùa Thần thấy hai người đi cùng nhau thấy làm vui, An Dương Vương tỏ ý tức giận nhưng trong long ông vẫn thương con.

Thưa cha đáng kính! –hai người nói- xin cha hãy tha thứ cho tội lỗi của hai chúng con. Chúng con sẽ nhớ ơn, cảm kích người vô cùng. An Dương Vương tỏ ra lạnh lung định nói “không bao giờ” nhưng có cái gì đó trong ông ngăn lại. Ông nói:

-Ta khó long tha thứ cho các ngươi nhuwngnếu ông Trời quyết định thì ta chẳng có gì để nói nữa cả.

Trọng Thuỷ, Mị Châu hơi vui mừng đáp: “Cám ơn vua cha” , chào tạm biệt rồi xin Rùa Thần dẫn lên Thiên Đình. Trước mặt Thượng Đế hai người cùng đồng tâm:

-Chúng con là Trọng Thuỷ và Mị Châu, chúng con biết chúng đều gây ra tội lỗi, chúng con rất ân hận và xin cam kết từ nay chúng con sẽ tu tâm tích đức bù đắp lại lỗi lầm của mình. Xin Thượng Đế tha thứ và cho chúng con được ở bên nhau.

Thượng Đế suy nghĩ hồi lâu rồi dõng dạc nói, giọng của người vừa uy nghi vừa vang rền như sấm:

-Tuy các ngươi đã có tội lỗi, nhưng đã biết hối cải. Ta cũng động long trước tình cảm của đoi ngươi nhưng tội lỗi thì khó mà xoá được. Vậy ta phạt hai ngươi xa nhau ba năm tu than tích đức rồi mới được chung sống với nhau.

Trọng Thuỷ và Mị Châu cảm tạ ân điển rồi xuống trần gian. Ba năm sau họ gặp lại nhau và chung sống vui vẻ hạnh phúc.(Bật mí: họ sinh được hai đứa con”một trai, một gái”, con trai giống Trọng Thuỷ, con gái giống Mị Châu)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy: bài học cảnh giác hay bi kịch tình yêu ?

Bài làm:

"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim nhầm chỗđể trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc.

Nên nỗi cơđồđắm biển sâu"

(Tố Hữu - Tâm sự)

An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là truyền thuyết đẹp của người xưa với chủđề dựng nước và giữ nước, để lại cho đời sau bài học cảnh giác chính trị sâu sắc và thấm thía. Nhưng có phải câu chuyện chỉ chứa dựng một tấn bi kịch là mất nước hay không? Theo tôi câu chuyện là sựđan xen giữa cả hai bi kịch mất nước và tình yêu. Chính khi bi kịch mất nước đã tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu đã mởđường cho bi kịch mất nước.

Cả hai tấn bi kịch bắt đầu khi An Dương Vương để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh quân. Vua cho Trọng Thủy vềở rể mà chẳng mảy may nghi ngờ không chút cảnh giác chính vì thế vua đã để Trọng Thủy có cơ hội mang mầm tai họa vào bén rễ trong Loa Thành. Sự mất cảnh giác đã cuốn vua vào bi kịch mất nước do chính tay mình tạo nên; nhưng hậu quảđâu chỉ dừng lại ởđó, chính An Dương Vương đã đẩy con gái là công chúa Mị Châu vào con đường bi kịch tình yêu.

Truyền thuyết ghi lại bởi người đời sau ngắn gọn, nhưng cốt lõi của bi kịch khá rõ ràng: mối quan hệ thông gia giữa hai nhà vốn dĩđối địch đã tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vậy mà An Dương Vương lại " vô tình" gả con gái yêu cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết không có lí giải nguyên nhân sâu xa khiến Mị Châu tiếp tay cho Trọng Thủy cướp mất nỏ thần Kim Quy. Mị Châu rõ ràng đã quá yêu và tin Trọng Thủy đến với mình bằng tình yêu chân thành vì vậy nàng đã nghe theo mọi lời nói của y. Nếu xét dưới góc độ của một thần tử, nàng mang tội đáng chết vì một thần tử mà dám đem bí mật quân sự quốc gia ra nói với người khác, nhất là khi đó lại là con trai của kẻ thù. Đáng trách hơn, Mị Châu bị tình yêu làm mờ lí trí đến nỗi chẳng còn đủ tỉnh táo để nhận ra những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng không còn đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm ẩn hiếm họa binh đao: "Ta nay về thăm cha, nếu nhưđến lúc hai nước thất hòa bắc nam chia cắt, ta tìm lại nàng biết lấy gì làm dấu?" Mị Châu mê muội đến mức không biết hỏi nguyên cớ chia lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sựđoàn tụ lứa đôi. Rồi ngay cả khi giặc của Triệu Đàđuổi đến nơi nàng vẫn chẳng chịu trở về với thực tại, mãi đắm mình trong cơn mộng mị, vẫn còn rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả là vô cùng đáng trách, đáng phê phán. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ của một người con gái bình thường đang yêu một cách cuồng nhiệt thì quả thật Mị Châu đã làm tròn trách nhiệm với con tim của mình. Dù cho có mù quáng đi chăng nữa thì tình yêu của Mị Châu thật đẹp đẽ và trong sáng. Nàng yêu hết mình và hiến dâng tất cả cho người mình yêu. Chính vì lẽđó mà Mị Châu trở thành thủ phạm góp phần làm nên tấn bi kịch mất nước đồng thời nàng cũng là nạn nhân "bất đắc dĩ" của tấn bi kịch tình yêu. Mị Châu chẳng làm tròn chữ trung chữ hiếu, nàng chỉđể lại duy nhất cho đời riêng một chữ tình mà thôi.

Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy là cả một âm mưu về chính trị thâm hiểm của Triệu Đà và không ai khác kẻ trực tiếp thực hiện âm mưu đó lại chính là Trọng Thủy. Ngay từ khi bước chân vào Loa Thành y đã lộ nguyên hình là tên nội gián thâm độc, y luôn đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉổi hơn, y lợi dụng luôn cả người vợ ngây thơđể thực hiện gian kế. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ tham lam và gian trá. Chính điều đó giúp y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao, y đã làm tròn cả chữ trung lẫn chữ hiếu. Nhưng đáng tiếc thay Trọng Thủy lại lỡđánh rơi mất chữ tình. Trái với Mị Châu, Trọng Thủy để cái đầu lạnh làm nguội trái tim mình. Những hành động đầy toan tính của y giúp y tạo nên cái bẫy đưa cha con Mị Châu vào bi kịch mất nước nhưng từ thủ phạm hắn biến thành nạn nhân của chính mình trong tấn bi kịch tình yêu.

An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản thân vua mong mỏi sự hòa bình giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh chiến tranh loạn lạc từ tình yêu con trẻ. Nhưng trớ trêu thay điều đó lại tạo nên khe hở cho những toan tính của cha con Triệu Đà len lỏi vào. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi phải tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình. Nhà vua đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy rất được nhân dân coi trọng qua cách xử lí của dân gian: Rùa vàng rẽ nước cho vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá cho sự nông nổi của mình nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch đau đớn. Một người con gái ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, cuối cùng đã nhận ra kẻ thù dù đã quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi đã để nàng hóa thành ngọc thạch, máu hóa thành ngọc trai ở biển đông. Mị Châu thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không chỉ kể lại trang sử mất nước mà còn chứa đựng cả cái nhìn thương cảm cho lứa đôi - khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu.

Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói ởđây là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: "Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông lấy nước giếng mà rửa thì thấy trong sáng thêm". Sự lừa dối của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh người đời: Chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, tình yêu không bao giờđồng hành với những âm mưu toan tính thấp hèn, với tham vọng cướp nước.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác đến lời nhắc nhở về cách giải quyết cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà. Truyền thuyết ấy như ta vẫn biết chứa đựng bài học mất nước sâu sắc, bài học mất nước là chính và không ai có thể phủ nhận, nhưng chỉ nhắc đến bi kịch mất nước thôi là chưa đủ mà còn ẩn sâu bi kịch tình yêu còn nhiều tranh cãi...

HÀ THỊ THIÊN THANH

HS lớp 10 chuyên Văn, Trường THPT Quốc Học - Huế 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro