Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




NÀNG 1989

                                                                   Tác giả: Kiera1990x

- Ngủ với bao nhiêu người rồi?

Gã đó hỏi tôi như vậy sau cơn khoái lạc. Gã hỏi thế để làm gì? Đơn giản là sự tò mò hay cơ bản là ý coi khinh?

Tôi bỏ cánh tay đang mân mê những khối cơ rắn chắc của hắn và lặng lẽ quay lưng nhìn về phía cửa sổ. Khách sạn thật đẹp! Tôi thích cái cách người ta biến một bức tường thành kính và giữ gìn sự riêng tư cho các cặp tình nhân bằng chiếc rèm hai lớp, một lớp dày dặn, một lớp mỏng tanh. Tôi luôn thích những chiếc rèm, nó gợi cho tôi cảm giác thân thuộc, giống như thể xưa kia tôi đã sống trong một không gian toàn những mảnh lụa mềm và mịn, bay phất phơ trong một lâu đài rộng lớn và cổ kính.

Đêm. Phố Trần Thái Tông nổi lên giữa lòng Hà Nội với vô vàn ánh sáng nhấp nhánh từ những quán Karaoke và khách sạn trứ danh. Vụ hoả hoạn đã chìm xuống, những tiếng rên rỉ của những oan hồn cũng yếu ớt dần và hầu như đã tắt hẳn trong tâm trí những người còn sống. Đến ngay cả tôi. Tôi cũng không còn bước vội trên con đường sau toà nhà vẫn ám khói đen kịt ấy.

Vào cái khoảng thời gian sau vụ hoả hoạn ấy đôi ba tháng, bạn sẽ vẫn còn ngửi thấy trong không khí mùi khét lẹt của món thịt người nướng, cái giàn hoả thiêu bảy tầng vẫn nồng nặc oán khí, tôi vẫn thường nhìn thấy những đoàn người lầm lũi đi lại trong sự lặng lẽ và lạnh ngắt tới thấu xương cốt ở những con ngõ trong làng Cốm Vòng vào những đêm khuya. Những ngày ấy, thói quen lang thang vào buổi đêm của tôi được chính tôi tự nguyện từ bỏ. Tôi chẳng dám đi đâu về muộn, và cũng không dám kéo rèm ngắm đường, chờ đợi những bóng dáng mệt mỏi của những cô gái dịch vụ đi làm về nữa mà nằm nguyên trên chiếc giường hơi hình gấu chờ đợi tiếng của những bước chân. Tôi sợ, nếu biết tôi còn thức, nếu vô tình ánh mắt tôi chạm vào ánh mắt họ, họ sẽ tràn vào phòng, sẽ lao vào tôi và lôi tuột tôi vào cơn đau của họ, nỗi tuyệt vọng của họ.

Và Trần Thái Tông hôm nay lại rực sáng.

Chân lý giản dị và đơn thuần là con người không có thời gian để ghi nhớ tai hoạ của người khác dù nó ám ảnh đến mức nào. Người ta đã quên mất ngày kinh khủng ấy, quên cả những gương mặt chết cháy hằn nỗi nhăn nhúm tuyệt vọng của những nạn nhân. Chẳng ai còn nhớ. Ngay cả tôi. Nếu chẳng ngủ với gã đàn ông này ở khách sạn này, tôi cũng chẳng hề bận tâm.

Thế giới bên kia tấm rèm chẳng có gì ngoài những quán Karaoke và khách sạn. Chúng mọc san sát và chằng chịt hệt như những khu vực chuyên canh riêng phục vụ cho khoái lạc của con người. Khoái lạc không phải là một thứ gì đó bẩn thỉu. Nó bẩn thỉu bởi cách con người tiếp cận.

Tôi đã ở đây ba năm. Và chờ đợi cơn khoái lạc của chính tôi.

- "Có vấn đề gì với số đếm? Có giống như câu hỏi trên trời có bao nhiêu ngôi sao hay dưới đất có bao nhiêu ngọn núi? Có nhiêu sao thì cũng không thể sáng rực vũ trụ, có nhiêu núi cùng chẳng thể phủ kín lục siêu lục địa. Có ngủ với bao nhiêu người thì có liên quan gì tới việc chúng ta sex an toàn với nhau hôm nay?"

Tôi hỏi lại hắn và nhận được câu trả lời là im lặng. Đến lúc bên tai có những tiếng thở đều đều thì tôi biết hắn đã ngủ rồi. Đàn ông là vậy. Cơ bản là vậy. Say xỉn, thèm gái, thoả mãn và ngủ.

- "Tôi chưa ngủ với người đàn ông nào ngoài người tôi đang đợi."

Tôi trả lời khi biết chắc rằng gã bên cạnh đã ngủ. Chẳng ai nghe được tiếng tôi nói nữa.

Ngủ theo khoa học là một hoạt động tự nhiên theo định kì mà những cảm giác và vận động tạm thời bị hoãn lại một cách tương đối với đặc điểm dễ nhận thấy là cơ thể bất động hoàn toàn hoặc một phần và sự bất động của gần như hầu hết các cơ bắp. Là ngủ.

Trước khi tôi gặp người ấy, từ mốc sau khi những nhận thức đầu tiên của tôi tồn tại, tôi chỉ ngủ một mình. Ngủ một mình chứ không phải thức cùng ai đó, hoặc thức khi họ ngủ như ngay lúc này đây.

Chương 1: Huy.

Tôi luôn tin rằng Huy là người đàn ông duy nhất tôi yêu.

Chúng tôi đã làm tình 6 lần trong gần 8 tiếng đồng hồ của đêm đầu tiên chúng tôi gặp mặt. Sau này Huy nói với tôi rằng anh đã tưởng như dương vật của anh không còn khả năng cương cứng vào ngày hôm sau.

Trong cả cuộc đời mình, cả Huy, cả tôi đều chưa từng thực sự ham muốn ai đến vậy.

Hôm ấy là ngày mùng 6 tháng 12 năm 2014, hai hôm sau ngày chúng tôi nói chuyện cùng nhau trên ứng dụng Zalo.

- Cuộc đời dạy cho ta

Tôi chỉ gọi tên anh trong những cơn tận cùng hoảng hốt. Nơi sâu kín nhất trong tôi không phải phải là tận cùng của âm đạo. Nên dương vật cỡ nào cũng không thể chạm tới tận cùng. Xin đừng hỏi tôi đã ngủ với bao nhiêu người, hãy hỏi tôi đã bao nhiêu lần trần truồng bên đàn ông. Bởi trong nỗi cô độc vì không có anh ấy, đàn ông chỉ là đàn ông, đàn ông không hề phân loại, chẳng hề có tên. Tình dục chỉ còn là cơn nức nở của nỗi đau đang túa ra trong cơ thể tôi. Thật là bất công khi chúng tôi cùng yêu nhau, cùng hạnh phúc, cùng chia tay và bây giờ lại chỉ riêng mình tôi còn ở lại trong nỗi bàng hoàng.

CHƯƠNG 1: NGƯỜI ĐIÊN

Đã ba năm.

Người đàn bà của anh, người đàn bà quanh anh, người đàn bà quanh người đàn bà của anh hả hê gọi em là điếm. Là điếm từ ngày yêu anh, là điếm từ ngày anh bỏ lại em cùng đứa trẻ tạo hình từ tình yêu chúng ta. Em đã nuôi nó không bằng sữa, không bằng cháo, bằng bột hay bất kì thứ vitamin nào, em nuôi nó bằng dòng suy nghĩ, bằng những lời thủ thỉ và thỉnh thoảng em tắm nó bằng nước mắt của người con gái anh từng yêu, người con gái vẫn còn yêu anh.

Đừng gọi em là điếm. Đừng gọi em là điếm vì chồng chị từng yêu em.)

Nhân vật thứ nhất: Trương Minh Ngọc, sinh năm 1986, nguyên quán Việt Trì, Phú Thọ, Bắc Việt Nam.

Cảm nhận của tôi: Đó là một người đàn ôn

- Cô gái đó ư? Tôi là người đàn ông đầu tiên của cô ấy. Cô ấy có một thân hình đẹp, ngực rất nở, nhũ hoa nhỏ xíu và mông thì to lớn, tròn trịa và săn chắc. Thanh xuân của mình tôi đã dành để yêu thương và đau khổ vì cô ấy. Tôi luôn cảm tưởng như cô ấy không hề yêu tôi, người cô ấy yêu là một người khác, trước tôi, nhưng thật sự không rõ người ấy là ai. Họ như thể vô hình, như thể không tồn tại nhưng lại chen ngang vào mối quan hệ của chúng tôi. Đã có lúc tôi nhầm tưởng đó là Giang, cậu bé cô ấy thích khi còn là học trò nhưng sau này trong cuốn nhật kí cô ấy viết cho tôi, Giang cũng không khác tôi là mấy, đều cảm tưởng rằng cô ta yêu người khác.

Phạm Quang Chiến, 1991, Quốc Oai, Hà Nội

Tôi gặp Vân ở nhà Hạng trong năm đầu tiên tôi nhập học ở cao đẳng thuỷ lợi Bắc Bộ. Hồi ấy tôi đang thích Thuỷ, cô gái người Thanh Hoá ở kế bên xóm trọ thì đột nhiên Vân xuất hiện. Cô ấy quyến rũ tôi, công khai quyến rũ thôi. Vân là một cô gái sexy, sành điệu và tôi cảm tưởng ở cô ấy có gì đó giống phong thái của một công chúa

Trần Xuân Giáp, 95, Sơn La

Chị Vân à, đến giờ tôi vẫn chưa thể quên được chị ấy, chị ấy là người đàn ông đầu tiên tôi yêu và sex. Chị ấy rất xinh đẹp và quyến rũ khi tô gặp. Cả nhóm bạn tôi đều thích chị, nhưng chị lại chọn tôi vì chị nói tôi hiền. Sau chị bỏ tôi vì chị nói tôi quá nhu nhược và yếu đuối. Tôi thấy chị nói đúng. Đã có lúc tôi căm thù chị, nhưng suy cho cùng, càng ngày tôi càng cảm thấy tôi nên cảm ơn chị ấy hơn

Phan Quốc Huy, 1981, Thanh Xuân, Hà Nội

Im lặng

Nguyễn Anh Dũng, 1982, Tây Hồ, Hà Nội

Cô ta quyến rũ tôi bởi đôi mắt cười và sự thân thiện. Tôi đã không để ý tới thân hình sexy của cô ta trong lần đầu tiên tôi găp cô ta ở Tạ Hiện nhưng sau dần ở những lần tiếp theo, tôi đã ham muốn cô ta tới tột cùng. ở cô gái ấy túa ra những niềm đau, cô đơn và tuyệt vọng. Gương mặt phớt đời và bộ ngực luôn căng phồng sau những lớp vải bó đã khiến tôi muốn có được cô ta. Đã có lúc tôi yêu cô ta thật, nhưng càng ngày cô ta càng trở nên quái dị, nhất là sau khi những biến động lớn về tài chính tác động lên cô ta, cô ta càng đe

Ngày 22 tháng Năm năm 2008, năm âm lịch không thuần tuý.

Một vài người hỏi em rằng tại sao lại lấy lịch của người chết để ghi vào tờ thấy chứng sinh trong cuộc đời mình. Họ buồn cười thật. Em sinh vào những năm cuối cùng của thế kỉ 20, em làm sao có thể tự đi làm giấy khai sinh cho mình, mẹ em làm đấy. Lấy lịch của người chết để đánh dấu cho sự ra đời của em. Cũng chẳng sao cả. đó chỉ là một loại lịch

Người Việt có hai loại lịch: dương lịch và âm dương lịch. Dương lịch được dùng trong các hoạt động chính trị, thương mại còn âm dương lich dùng trong văn hoá tôn giáo và tín ngưỡng

ở một thị trấn nhỏ ven biển thuộc miền đông Bắc Việt Nam, trong một ngôi nhà ống xanh lè dài ngoằng như một con rắn khổng lồ Anaconda xứ Amazon nằm trườn mình dưới bóng mát của những gốc cây hoè đang mùa hoa trắng xoá. Một vài người giúp việc, người thu mua hàng hoá từ nông trại tụ tập trước khoảng sân nhỏ trước nhà, nói những câu chuyện bâng quơ về giá cả hôm nay từ các lái buôn Trung Quốc. Trong căn phòng nhỏ khoảng mười mét vuông, bốn bức tường đã trở nên điêu tàn với đầy những mảng ố bung boét bởi lớp vữa lâu ngày, dưới chân cầu thang chưa hoàn thiện xong còn trơ những thanh sắt hoen gỉ cong queo đủ hình dạng từ gấp khúc như hai cạnh của hình tam giác tới cong cong như chiếc chiếc lưỡi câu khổng lồ dùng để móc hàm những con quái vật cỡ lớn; trong chiếc mùng màu hồng phủ xuống chiếc giường gỗ xoan đào, cô gái ngồi trong tư thế quỳ hẳn xuống chiếc chiếu làm từ cói đã sờn, những vết bầm trên khuôn mặt sưng húp càng tối sẫm lại; dưới lớp vải mỏng, máu cũng đang giận dữ tụ lại trên khắp cơ thể của cô gái hôm nay vừa bước vào tuổi mười tám. Cô đưa tay vuốt lại mái tóc, chỉnh lại trang phục, cố gắng che đậy những tổn thương trên da từ trận đòn vô lí của cha mình lúc chập choạng tối, nghiêm trang đọc những lời cầu nguyện tới đấng tối cao cô hằng tin tưởng trong tiếng khùng khục của chiếc quạt điện cơ đã khô dầu:

- Hỡi những vị thần của mây, của núi, của thiên nhiên, của vạn vật, hãy lắng nghe tiếng gọi của lòng con, hãy mang con ra khỏi chốn này, con muốn được sống, được tự do đi tới mọi nơi con muốn, con muốn dùng tình yêu, dùng đau thương, dùng mất mát của mình để vỗ về cho những nỗi đau của nhân loại. Xin thần Gió hãy gửi những lời thì thầm của con tới người đàn ông sẽ cùng con trở thành đinh mệnh, xin thần Mộng Mị hãy đưa những hình ảnh của con vào giấc mơ của anh, nói cho anh biết dù ở phương trời nào nếu không phải là anh đã tìm tới thì con vẫn đợi dù héo mòn - người đàn ông có đôi mắt của biển cả, có mái tóc lượn sóng đen nhánh và thân hình cao lớn như những vị thần. Xin những vì tinh tuý soi đường dẫn lối cho anh. Con biết rằng ở bên kia biển cả, với tất cả những ưu ái mà quyền năng của Người đã ban tặng, anh ấy có thể tìm thấy con."

(Trong giấc mơ đầu tiên của cuộc đời mình, tôi đã gọi cô gái châu Á có mái tóc đen dài, làn da rám nắng, đôi mắt nâu đẹp tuyệt đẹp là nàng. Chúng tôi đứng giữa biển, trong làn gió thơm mát tới tận da thịt, nàng nép vào ngực tôi như một đứa trẻ tìm kiếm sự bảo vệ. Những ánh huyết dụ cuối cùng của hoàng hôn nhuộm lên hai chúng tôi như muốn níu giữ những tàn tích cuối cùng của chính mình. "Hãy đi tìm em!".)

 

Hà Nội ngày 15 tháng Tám năm 2017, năm mặt trời.

Khi nàng đến nhà tôi, nàng đã khóc nguyên cả buổi chiều.

Tôi biết, sau mỗi lần rơi vào những đợt khóc triền miên như thế, nàng đều muốn làm tình - cứ như thể làm tình là cách tốt nhất để nàng giải quyết triệt để những cao trào của cảm xúc. Tôi không mang trong mình dòng máu Á Đông, khi tôi yêu một người phụ nữ, tôi không có tinh thần sở hữu cả những mảnh kí ức khi chưa chưa tồn tại vì vậy tôi không quan tâm lắm tới việc nàng đã tìm đến ai trước khi tôi tôi đến, tôi chỉ quan tâm rằng bây giờ, ở những giây phút yếu đuối này, nàng đã lựa chọn tôi để an nhiên phô bày những nỗi đau, trút bỏ tấm rèm của đạo đức xã hội để bản năng tình dục hoang dã thoải mái trỗi dậy trong cơ thể mĩ miều. Nàng là một người tình trên cả tuyệt vời. Ít nhất là đối với tôi và nhiều hơn thì có thể là nửa thế giới.

Nàng của tôi là một cô gái đẹp, và mỗi ngày nàng một đẹp dần lên. Nói như vậy không có nghĩa là tôi cảm thấy nàng chưa đủ đẹp. Nàng vốn vẫn đẹp. Chưa bao giờ vẻ đẹp của nàng thôi làm choáng ngợp trái tim tôi dù chỉ một phần nhỏ của tích tắc. Chỉ là không hiểu sao, càng gần nàng, tôi càng thấy nỗi đẹp của nàng mỗi lúc một lạ lẫm, nức nở, trong veo, thoát tục, lơ lửng và đương tựa hồ muốn thoát khỏi mặt đất.

Hôm trước hôm qua, khoảng quá mười hai giờ, trước khi đi ngủ, nàng nghiêm túc nói với tôi rằng, nàng sẽ trở thành một phù thuỷ; nàng đã đọc được một câu thần chú, nàng tin nó là thật và nàng quyết định sẽ trở thành một phù thuỷ tốt. Tôi hỏi nàng tại sao nàng muốn trở thành phù thuỷ, nàng bảo nàng PHẢI làm phù thuỷ, vì chỉ khi làm phù thuỷ nàng mới trả thù hoàn hảo được những gã đàn ông cũ của nàng. Rồi nàng cười. Nàng nói y như thật. Mà tôi vẫn cứ luôn cho là thật. Nàng không nói dối. Thỉnh thoảng nàng chỉ nói đùa. Nói đùa chứ không phải nói không thật. Tôi biết tất cả những gì nàng nói, dù có lộn xộn, dù có mâu thuẫn, có đối lập và chồng chéo lên nhau như thế nào đi nữa, thì vẫn thuộc về dòng chảy nàng đang nghĩ trong đầu. Dòng chảy ấy luôn mang trong nó hơi hướng của những suy tư siêu thực.

Nàng nhận thức được nàng không bình thường như một kẻ điên nhận thức được mình điên, một kẻ say biết mình không tỉnh táo. Tại vì thế nàng càng trở nên bất thường hơn.

- "Anh có nghĩ em bị tâm thần không?" - nàng thường hay lơ đễnh hỏi tôi vậy; hay đại loại những câu hỏi như vậy:-  "Anh đã thấy em tâm thần chưa?" hoặc:- "Em tâm thần anh nhỉ?"... nói chung là những câu hỏi liên quan tới hệ thần kinh của nàng; nàng luôn cho rằng nó là vấn đề của cuộc đời nàng, nguyên nhân của mọi bí ẩn, mọi đau khổ ám ảnh dai dẳng trong cuộc đời nàng. Mỗi lần chuẩn bị hỏi những câu hỏi ấy, mỗi lần những lời quen thuộc ấy chuẩn bị trôi ra khỏi khuôn miệng nàng, chuẩn bị lởn vởn giữa đôi cánh môi dày, mọng và phớt hồng, mắt nàng đều lạc hẳn về một miền xa xăm vô cực rồi. Nàng luôn nhìn vô định như thế khi nàng nghĩ về cuộc đời nàng. Và mỗi lần như thế đôi mắt nâu to với hàng mi đen láy cong vút lại chực như sắp khóc. Cho đến khi gặp nàng tôi mới tin rằng trên đời này lại có đôi mắt đẹp như thế và cái thứ mà người ta ví von với cửa sổ tâm hồn là hoàn toàn có thật.

Nàng luôn cảnh cáo với mọi người rằng nàng không bình thường, thần kinh nàng có vấn đề. Nàng cảnh cáo điều đó với một tinh thần trách nhiệm cao ngay trong lần đầu tiên giao tiếp với đối tượng mà nàng cho rằng cuộc đối thoại có thể kéo dài hơn năm phút, giống như người bác sĩ có tâm trong phong trào chống dịch tễ đang lân lân. Tất cả không bao gồm mọi người, chỉ là những người nàng cho là người, hoặc đã từng cho là người. Đôi khi nàng định nghĩa nhóm người đó rất đơn giản, nhóm có thể hi vọng và tin tưởng, CHỈ LÀ TÔI, chỉ cũng là một đối tượng cũng bao gồm trong sự phân loại giản đơn đó, một người để nàng có thể tin tưởng và trao vào sự tin tưởng đó một niềm hi vọng. Suy nghĩ ấy có phần khiến tôi khó chịu hay rõ ràng hơn là đau xót. Tôi muốn có một vị trí ĐẶC BIỆT hơn trong nàng. Tôi không đành lòng chấp nhận việc nàng xếp tôi vào nhóm người chung chung đó. Có khi tôi hỏi nàng chỉ để mong nàng sẽ trả lời, rồi câu trả lời ấy sẽ dẫn đường tôi tới cái vị trí tôi đang tìm, nàng hi vọng gì ở tôi, nàng đã hi vọng gì ở tôi, nàng đang hi vọng gì ở tôi và nàng sẽ hi vọng gì ở tôi. Ví dụ như nàng nói nàng muốn tôi ở bên nàng, mãi mãi tới trọn đời; nàng muốn tôi bê cả gia tài của gia đình tôi ra để phục vụ dưới gót chân nàng hay bất cứ thứ gì nàng muốn, dù có u uẩn đen tối và chẳng mấy trong sáng thì cũng thoả mong đợi của tôi. Nhưng nàng lại luôn trả lời theo cách tôi mãi mãi chẳng thể nào thoả mãn được, nàng khiến tôi có cảm giác như chính tôi đã bị chính mong muốn thoả mãn trong tôi bỏ rơi. Hoàn toàn.

- "Chẳng gì cả, chỉ hi vọng anh là người."

Nàng đã trả lời như thể không hề trả lời, - câu trả lời của những bậc ... không thể có trên đời: "Chẳng là gì cả, chỉ hi vọng anh là người". Chẳng nhẽ tôi không phải là người. Và dù rằng nàng có đề cao chữ NGƯỜI một cách quá đáng thì tôi cũng dám khẳng định, tôi chưa bao giờ không phải là người, tôi luôn là một gã mẫu mực, đẹp trai, thành đạt, thông minh và quá ư thừa thãi sự CHÂN THÀNH - thứ duy nhất nàng cho rằng cần thiết trong mối quan hệ giữa hai người. Vậy mà cái sự thật sờ sờ ra đấy, lại chỉ để nàng HI VỌNG. Thôi! Kệ nàng. Kệ cái nỗi hi vọng không ra sao của nàng, tôi vẫn ở bên nàng dù trong nàng tôi chỉ là một nỗi hi vọng chưa ra sao.

Nàng rất nhạy bén. Hệ thần kinh của nàng được kết nối bằng những nơ-ron thần kinh vô cùng nhạt cảm. Nàng thừa biết tôi đang hẫng hụt thế nào. Nàng cũng không lấy làm vui khi đưa tôi vào những cảm xúc rối ren đó. Nàng luôn nhìn tôi với ánh mắt chứa chan tội lỗi nhưng không hề có ý định thay đổi câu trả lời cứ như thể có một luồng sức mạnh vô hình ẩn dật sâu xa trong con người nàng bắt nang phải làm việc theo những hoạch định của nó. Tôi nói rồi. Nàng không thích nói dối. Những lời nàng nói luôn là nói thật.

- "Em không nói đùa anh về bệnh tật của mình. Chắc chắn sẽ có một ngày ..."

Tôi nhớ có một câu chuyện nàng đã kể, câu chuyện về một thế hệ tổ tiên của nàng, khá gần gũi với nàng.

- " Sinh thời, cụ nội em là một người tuấn tú. Cụ được sinh ra trong một gia đinh giàu có lúc bây giờ, được nuôi dạy lễ nghi và đạt tới phong thái của bậc quý tộc. Cụ kết hôn với một tiểu thư môn đăng hậu đối, tài sắc hơn người và một sống hôn nhân êm như nhung và ... nhạt như nước ốc vì cụ bà dường như không thể sinh con. Dưới áp lực của định kiến xã hội phong kiến, cụ bà biết chồng mình không thể không có con nên đã chấp nhận việc cưới thêm vợ hai cho chồng. Người đàn bà mà cụ nhắm tới là một cô gái xinh đẹp, rất xinh đẹp nhưng tâm thần, nói một cách khác thì là người đàn bà điên, nhưng ở giới hạn còn cho phép được, có nghĩa là còn một chút nhận thức của con người. Nghe đồn đại trước khi phát bệnh thì cô gái ấy đã phát triển bình thường mà không có bất kì biểu hiện bất thường gì ngoài việc gia đình đã sẵn vốn có người bị điên. Cụ bà vốn là người thông minh nhưng đôi khi lòng ích kỉ phát sinh từ tình yêu cụ dành cho cụ ông đã dẫn đến cụ đến một quyết định dại dột. Thời nay người ta cứ nói đến vô sinh như căn bệnh của xã hội hiện đại, thức ăn nhiễm hoá chất nhưng từ thời xưa, qua những câu chuyện em nghe được thì những người đàn bà mắc bệnh vô sinh không hề ít. Một số nguyên nhân được đưa ra là vào thời Pháp thuộc, những người đàn bà ấy đã sống như những gái bán hoa hạng sang cho quan lại Pháp, quan hệ tình dục triền miên với nhiều đối tượng dẫn tới vô sinh, em nghĩ cũng có thể nhưng đối với cụ bà thì em không tin là như vậy, vì nguồn gốc và xuất thân của cụ đều tốt cả. Nhưng có một điểm chung giữa những cô gái vô sinh là họ luôn luôn tìm những cô gái có vấn đề về trí não để thực hiện thay mình chức năng làm mẹ. Sau đó họ sẽ tước đoạt đứa con của người đàn bà điên kia, coi người đàn bà ấy như người ở trong nhà. Họ cho rằng đó là lựa chọn sáng suốt và an toàn, họ không phải lo về khả năng chồng mình sẽ phải lòng cô ả vì mấy người bình thường lại thích một kẻ điên, mà cho dù có phải lòng thì kẻ điên cũng không hề biết, kẻ điên là một đứa trẻ dễ bảo, luôn sợ sệt người hay đánh nó, nó hoàn toàn không có mưu đồ tranh chấp đức lang quân của họ. Nói chung cưới vợ hai là kẻ điên cho chồng giống như việc nhà có thêm một người ở, một cỗ máy đẻ mà không cần trả công. Có điều ở đời chẳng ai cho không cái gì cả. Và sự thật thì bất cứ thứ lợi ích nào cũng có mặt trái của nó. Em không biết thế hệ trước không nhận ra hay đã nhận ra rồi nhưng cố tình nhắm mắt bước qua, phó mặc cho may rủi.Họ đã bỏ qua khả năng di truyền của những sản phẩm lỗi của tạo hoá, đó là tội ác của những sản phẩm lành lặn hay là lòng nhân ái đã đạt tới tột cùng. Riêng về phía em, em cho rằng đó là tội ác. Tội ác nào cũng cần được trả giá.

Người đàn bà ấy sinh được hai đứa con. Ông nội em và bà Chuẩn, chị gái của ông. Nhưng theo những gì làng xóm nhớ được thì không chỉ có hai. Đứa con đầu tiên là một bé gái, nhưng chào đời chưa được lâu đã chết vì cặp vú của người mẹ mình. Người đàn bà điên ấy trong lúc cho con bú đã ngủ gật, và bộ ngực căng cứng sữa đã vô tình trở thành hung khí giết người. Đứa trẻ bị chết ngạt bởi chính thứ mà nó yêu thương nhất - cặp vú của mẹ nó. Sau cái chết của đứa con đầu đời, người mẹ vô phúc tất nhiên được đánh đập thậm tệ bởi bà cả. Chẳng ai kể cho em biết cụ hai đã chết thế nào. Em chỉ biết rằng cụ chết vào ngày mùng Năm Tết, lịch trăng, một năm nào đó.

Hằng năm cứ vào ngày mùng Năm Tết gia đình em lại tổ chức giỗ cho cụ.

Cho đến tận bây giờ em vẫn không hiểu tại sao xung quanh cuộc đời em lại có nhiều số phận bất hạnh như vậy, những người đàn bà không thể sinh con, những người đàn bà không thể làm gì khác ngoài việc sinh con, họ không hề tương trợ nhau trong những mất mát riêng để cấu thành thể hoàn thiện hơn, mà giữa họ lại tồn tại mối quan hệ của kẻ bề trên và đứa bề dưới, đứa mất mát ít và đứa mất mát nhiều hơn. Tại sao lại vậy? Có phải bản năng của đàn bà là ích kỉ, là hiện thân của sự độc ác, nhỏ nhen và tất cả những tính khí bì ổi khác khi đặt vào giữa họ một thằng đàn ông. Con đàn bà khoẻ hơn sẽ lao vào cào cấu, cắn xé con đàn bà yếu hơn ngay cả việc con đàn bà kia hoàn toàn không có khả năng chống cự. Đó là đàn bà. Trước nay em vẫn rất sợ đàn bà, đàn bà làm được nhiều thứ, đàn bà có thể giết người bằng chính chiếc lưỡi của họ mà họ lại chỉ thích giết đàn bà - những người đàn bà mà họ thấy đe doạ tới số phận họ, cuộc đời họ, trí tuệ họ hay chỉ đơn giản là nhan sắc của họ. Họ biện minh cho sự sa ngã của mình bằng một lí do cao thượng, hoàn toàn được chấp nhận: "bảo vệ hạnh phúc gia đình và nữ quyền" nhưng thực chất đó chỉ là huyễn ảnh hạnh phúc được nảy sinh từ u nhọt ích kỉ, và việc tốt nhất họ đã làm được là tự biến mình thành công cụ của những gã đàn ông xấu. Em biết, em đã từng được trải nghiệm độ sát thương của luồng dư luận được tạo nên từ những người đàn bà vô học ích kỉ. Những con người ấy họ là thứ chỉ là thứ động vật, họ được sinh ra từ một con quỷ đầy dã tâm, họ đi lang thang khắp các ngóc ngách, dỏng tai vào từng ô cửa, nghe những câu chuyện riêng tư rồi biến hoá tài tình thành gọng kìm, trở thành cái kéo, lưỡi dao hay thòng lọng treo cổ, cắt phựt mạng sống vốn chả liên quan gì tới họ. Rồi họ lại nhởn nhơ dỏng tai vào một ô cửa khác, y như thể họ hoàn toàn vô tội với cái chết ở ô cửa trước đó. Những người đàn bà đáng ghê tởm được tạo nên bởi sự dốt nát của tri thức. Nhưng em cho rằng cái chết vẫn là thứ dễ chấp nhận hơn cái sống quằn quại bên rìa cái chết. Và nếu không thể trở thành thể loại giống những người đàn bà kia, em nên tự bóp cổ mình mà tắt thở hoặc tự gây nhiễu loạn ý thức mà khùng điên tồn tại còn hơn sống giữa họ với vô vàn vết xước đỏ tấy trên da thịt được tạo nên từ móng vuốt và răng nanh của họ."

Nàng là vậy. Nàng thích kể chuyện, rồi từ câu chuyện ấy, nàng thể hiện nỗi bất bình với xã hội, nàng luôn đặt mình vào trong vai kẻ yếu, thấm nhuyễn nỗi đau thương của kẻ yếu khi mà chính kẻ yếu ấy còn chưa nhận thức được vết xước của mình sẽ lở loét đến thế nào. Đôi khi nàng phẫn nộ trước những hành động bầy đàn của loài người nhằm chèn ép một cá thế, và biến thành một nhân dạng khác hẳn. Nàng ấy, cái cô nàng nhỏ bé, cao xấp xỉ một mét sáu mươi phân, giọng nói lúc nào nhẹ nhàng róc rách như tiếng nước rỉ, ánh mắt lúc nào cũng đượm buồn nỗi buồn nhân loại lại có lúc có thể hét ra những tiếng như sấm, ánh mắt sắc như cắt nát được kẻ thù:

( Hôm ấy là một buổi chiều thanh bình nàng đi bộ từ nhà trọ ra ngõ. Phía trước nàng có hai đứa trẻ, một trai một gái, tíu tít nô đùa. Bất thình lình từ phía sau, tiếng nẹt pô xe rát màng nhĩ và ba chiếc xe gắn máy chở sáu thanh niên đi sát vào vệ đường. Thằng ngồi sau ở chiếc xe đầu tiên đưa tay giật tung áo ngực của cô nhỏ phía trước nàng khiến cho nó nhăn rút mặt lại vì đau đớn. Cả lũ sáu thằng hò reo như chó dại. Nàng đờ đẫn chưa hiểu chuyện quái quỷ gì đang diễn ra trước mắt mình thì cả ba chiếc xe dừng lại, cái thằng giật áo ngực đó lao thẳng vào con bé, đưa tát thẳng vào mặt nó rồi gằn giọng: - "mày chửi ai điên?". Năm thằng còn lại định thì túm vào đẩy cậu bạn của con bé ra ngoài. Những người qua đường cứ liếc qua rồi ngó lơ. Cho đến lúc này lao lên, cái thân hình lả lướt và luôn có phần ủ rũ của nàng bỗng thẳng tưng như một mũi tên.

- "Mày làm cái trò gì đấy?"- nàng túm lấy cổ áo thằng đầu tiên đẩy ra khỏi người con bé, rồi chỉ thẳng mặt dõng dạc nói: - "Tao nói cho chúng mày biết. Đừng hành động như một loài súc vật. Chỉ có chó mới đi theo đàn. Và chỉ có loài gia cầm mới gây gổ với kẻ đi qua cái ngõ nhà nó. Nếu chúng mày đã hành động như một loài chó thì phải chấp nhận bị chửi. Và chúng mày vẫn thích làm chó thì cứ lao vào tao này. Tao không chắc tao sẽ thắng được cả một bầy chó dại nhưng chúng mày nên xác định tao không chết thì cả đàn chúng mày chết. Từng thằng một. Mấy thằng vô học. Chúng mày cũng là con cái bố mẹ mày, nó cũng là con cái bố mẹ nó. Thân thể của nó là quyền sở hữu của nó. Ai cho chúng mày có cái quyền sờ mó, quấy rối tình dục rồi thẳng tay tát nó khi nó chửi lại chúng mày giữa thanh thiên bạch nhật. Mày là bố đời à? Nếu bố là bố đời thì bố viết tên tuổi bố ra đây, ngày mai bố ở chỗ nào, bọn con cũng sẽ tìm được bố và đưa bố lên kiệu diễu quanh thành phố."

Thằng say có vẻ hơi bất ngờ với sự xuất hiện và thái độ của nàng. Mặt hắn bắt đầu chuyển từ sắc đỏ sang sắc tái. Hắn liếc nhìn năm thằng bạn của mình, thấy chúng cũng đã bắt đầu dừng tay và ngơ ngác nhìn về phía nó. Nó cảm thấy hơi xấu hổ, nó không biết nên làm gì, nó thoáng lưỡng lự rồi bất chợt nó vung cái mũ bảo hiểm lấy hết mọi sức mạnh đập thẳng vào một bện đầu nàng. Nàng choáng váng, người hơi đổ sang một bên, kính bay văng ra vệ cỏ, nhưng khi nàng bắt đầu ngẩng mặt lên, mắt nàng đã đỏ ngàu: - "Thằng chó này!". Nàng nói trong khi tay giật lấy cái ô, quay ngược cán ô và nhanh như như cắn cán ô giáng một lực vô cùng mạnh vào tai thằng đó. Hắn ngã hẳn xuống. Nàng vẫn xông vào. Đứa con gái nàng bảo vệ vội lao vào:- "Thôi chị! Bỏ qua đi!". Cậu bé nhút nhát lúc nãy cũng bắt đầu trở nên có chí khí hơn, chạy đến chỗ nàng hét lên: - "Sao chúng mày nhục thế? Cả sáu thằng con trai đi đánh hai đứa con gái?". 

Sau khi chúng bỏ đi, em tự nhiên thấy đau lòng. Em ngồi sụp xuống vệ cỏ mà khóc ầm ĩ. Hai đứa nhỏ kia tưởng em bị đau vì cái mũ bảo hiểm ấy nên lo lắng tới cuống quýt. Lạ lùng là em cũng tưởng nó sẽ đau, không đau bây giờ thì lát nữa sẽ đau, nhưng thú thực là em dù cố gắng vẫn không cảm nhận được. Không thể ngờ là một cú va đập như thế lại chẳng gây tổn thương gì cho em. Nhưng em đau lòng, em khóc vì đau lòng, em khóc vì tuyệt vọng, xã hội này thật tệ hại, làm thế nào để em khiến nó trở nên tốt đẹp hơn. Càng trưởng thành, nỗi tuyệt vọng của em càng khiến em trở nên thảm hại hơn, biến em thành một đứa dở hơi trong mắt những người xung quanh. Thật ra hôm đó, nếu như một thằng trong số năm thằng kia không nhận ra em đã từng ngồi sau xe của Vi Việt, nó sẽ không dễ dàng mà lủi đi nhanh như vậy. Vi Việt là một thằng gọi là giang hồ có chút máu mặt với bọn thanh niên mới lớn ở khu Thịnh Đán ấy. Hắn có theo đuổi em một thời gian. Tất nhiên mọi chuyện cũng chẳng đi tới đâu cả. Buồn thật anh ạ. Hôm ấy bao nhiêu người qua lại, bao nhiêu người đứng xem, mà họ không có thái độ gì cả. Họ chỉ NHÌN. Có phải loài người đã đi tới ngày tận cùng rồi không? Em khóc gào lên, em khóc tới thối nát ruột gan, em cảm nhận nội tạng mình đang rữa dần họ chỉ chỉ trỏ trỏ không hiểu sao em lại khóc ghê đến thế. Than ôi! Em khóc vì oán thù họ. Nếu con người cứ sống với nhau thế này thì còn đâu là con người nữa.

Cũng như những người đàn ông đã và đang say đắm nàng, tôi cũng say đắm nàng vì nàng lạ lẫm. Ở nàng có sự quyện hoà của tính cách thuỳ mị tới nết na và dữ dội tới thảng thốt, của một cô gái yêu kiều nhỏ bé và một tâm hồn của bậc đại trượng phu, của những nét tính cách rất chân thực sành đời mà cũng chứa chan những suy nghĩ lãng mạn, ... Nàng là tuyệt phẩm của những mâu thuẫn được sắp xếp hợp lí, vừa chín chắn vừa hồn nhiên, vừa cổ điển vừa hiện đại. Tôi đã từng giả như nàng không phải là giấc mơ của mình, không phải là cô gái đã gọi tôi dậy trọng đêm hôm ấy, không phải là cô gái mà bấy lâu nay tôi tìm kiếm thì tôi có thể yêu nàng trong hình hài ngày hôm nay? Hoàn toàn có thể. Sức quyến rũ ở nàng toả ra tự nhiên như hơi thở vậy. Nàng kéo mọi chàng trai nàng chú ý tới cạnh nàng, nàng dày vò họ, nàng dày vò nàng, nàng sỉ vả những sâu kín của họ khiến họ bẽ bàng với chính nàng và họ rời xa nàng, không phải vì nàng không xứng đáng với họ, mà vì họ không xứng đáng với nàng. Ngay cả khi họ đã rời xa nàng, sự dày vò mà nàng mang tới vẫn chưa bao giờ nguôi. Họ như kẻ đuối nước trong dòng sông nhân cách và trí tuệ của nàng. Dòng chảy ấy càng ngày càng xiết, xé toang mọi lớp vỏ họ đã cẩn thận bọc chính mình lại, họ trần truồng trong vòng tay nàng, đầy ngượng nghịu. Họ e sợ ràng nàng sẽ xé toang cả trái tim họ ra, sợ rằng nàng sẽ bóp vụn cả hai bán cầu não của họ vì sự thánh thiện của nàng, trong vắt của nàng, và của trí tò mò về tri thức không bao giờ ngừng nghỉ. Thế là dù yêu nàng, dù cảm thấy cơ thể khô rang và nứt nẻ khi không thể đắm chìm trong dòng nước nàng tươi mát, họ vẫn không dám nhảy ùm vào dòng sông ấy lần thứ hai. Họ đã đuối sức. Trái tim của nàng, bộ não của nàng là kế thừa tất cả tinh tuý của nhân cách con người và tri thức nhân loại. Tôi cho rằng sai lầm tạo nên nàng, cô độc nuôi dưỡng nàng, bất hạnh rèn giũa nàng và đau đớn khiến nàng rực sáng. 

- Tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể, ... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức, .... bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩa, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh. Hội chứng tâm thần không phải là bệnh thần kinh vì chưa phát hiện được tổn thương về mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi về mặt sinh hoá, miễn dịch, di truyền ... Di truyền có khi là nguyên nhân nhưng cũng có khi chỉ là nhân tố thuận lợi để thúc đẩy bệnh phát sinh mà thôi. Chính những đăc điểm tâm lý của một cá nhân bao gồm nhiều thành phần như xu hướng, khí chất, tính cách và năng lực hay gọi cách khác là nhân cách làm cho người này có nét tâm lý khác hẳn với người kia. Nhân cách mạnh, bền vững là nhân tốt để chống đổ các bệnh tâm thần và là điều kiện thuận lợi cho bệnh chóng hồi phục. Nhân cách yếu, không cân bằng, kém chịu đựng là cơ sở thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh và làm cho bệnh hồi phục khó khăn chậm chạp.

- Có thể đúng như em nghĩ, người đàn bà điên sinh ra ông nàng đã để lại vài sự lộn xộn di truyền trên bộ não em hoặc không. Điều đó chúng ta chưa kiểm chứg được trong quá khứ. Nhưng em à cho dù có thì anh tin à với một nhân cách mạnh như em, nó hoàn toàn đã bị khuất phục và hoàn toàn triệt tiêu rồi. Tâm thần giống như một bóng ma gây nhiễu loạn ý thức. Ý thức của em luôn tỉnh táo, khả năng giải quyết vấn đề và nhận thức của em còn hơn người. Vậy lí do nào khiến em tin rằng mình mắc bệnh tâm thần?

- Quả thật là như thế sao? - Nàng khẽ nhíu mày, nàng luôn nhíu mày khi cố gắng ghi nhớ một kiến thức hay suy luận gì đó. - Nhưng đôi khi khả năng giải quyết vấn đề của em là không hề có.

- Vậy hẳn anh cũng là một gã điên.   

Nàng cười. Nàng nheo hết mắt lại cười. Mỗi khi nàng cười, hai mắt của nàng như hai vầng trăng khuyết, giống hệt như những cô nàng truyện tranh. Tôi tưởng như nàng chẳng còn nhìn thấy trời đất nữa.

 

CHƯƠNG 2. NGOẠI

Ngay khi tôi vừa bước chân tới Hà Nội, tôi đã gặp nàng, nhưng trớ trêu thay tôi lại gặp nàng đang tay trong tay cùng một người đàn ông khác. Sau này, tôi biết đó là Alex, tên việt là Dũng. Thật ra ngay từ đầu tôi đã ngờ ngợ rằng mình có biết người đàn ông này, vì những người Á Đông nghiên cứu sinh ở trường tôi rất ít, và cũng đơn thuần vì lí do số lượng ấy, họ vô tình trở nên quen mặt với chúng tôi. Vả lại từ sau giấc mơ về nàng, tôi hầu như luôn có một sự để ý đặc biệt tới những người Á châu, đó cũng là một lẽ đương nhiên bởi ... trước đó tôi chẳng hề mơ mộng gì. Thói quen sinh hoạt khoa học của tôi được thiết lập bởi mẹ tôi không biết tự bao giờ, từ khi tôi có ý thức từ cứ chín giờ đêm là mắt tôi bắt đầu co díp lại, mười giờ đêm là tôi đã chìm hẳn vào một giấc ngủ sâu, đến khoảng 6 giờ sáng là tôi cứ bật dậy như một cái máy, không thể ngủ thêm, cũng không thể nằm mãi trên giường. Nếu như nói trước giấc mơ về nàng tôi chưa từng mơ thì quả không phải, vì điều ấy là không thể xảy ra, giấc mơ là phản quang, là sự dàn dựng của ý thức tái tạo sự kiện đã xảy ra trước ra trong quá khứ, có thể là những nỗi ám ảnh, có khi cũng chỉ là một hướng đi giả định mới khác hẳn với hướng đi ta đã chọn, bị chi phối và hình thành do chính suy nghĩ của chúng ta, mà có thể vì do hướng suy nghĩ đó chỉ thoảng qua, quá mơ hồ đến mức khi ta chẳng thể nhớ ta đã từng nghĩ, sau này chỉ có thể nói rằng ta đã từng mơ. Có điều tôi luôn có cách lí giải cho những giấc mơ đơn giản ấy. Tôi cũng chỉ nghĩ trong cuộc đời tôi cũng sẽ chỉ có những giấc mơ đơn giản ấy, cho tới ngày hôm đó.

Gia đình tôi rất neo người. Ông nội tôi chỉ sinh một mình ba tôi, đến lượt ba tôi cũng vậy, ông chỉ sinh mình tôi. Giống như truyền thống của gia đình đã được duy trì từ rất lâu đời, chúng tôi chỉ có một người thừa kế duy nhất cho di sản của dòng họ mình. Ba tôi luôn nói, dù là gái hay trai thì nó cũng phải mang dòng họ Dyland, tức biển cả. Ông nội của ông tức Rufus Dyland có mái tóc màu hung đỏ, cũng là người đàn ông đầu tiên trong dòng tộc Dyland không có tóc màu đen. Điều này dễ lí giải bởi mẹ của ông nội tôi tức người đàn bà lấy cụ Paul Dyland là một cô gái tóc đỏ rực. Tôi tất nhiên không có cơ hội nhìn thấy cụ ngoài đời thực, nhưng trong những bức ảnh được để lại tôi đã mường tượng cụ giống như công chúa

Trong kí ức của tớ thì ngoại là một bức tượng đồng đen rắn rỏi và kiên hùng.

Thuở ngoại còn sống, ngoại chưa bao giờ tự kể bất kì một câu chuyện nào về mình.

Nhà ngoại tớ cách nhà cụ Đoan chỉ một con rạch nhỏ xíu dẫn nước từ một nhánh sông nhỏ của sông Hồng vào xóm. Đó là một dòng nước trong vắt chảy êm dịu trên những viên đá sỏi vàng đen lẫn lộn. Tớ chưa bao giờ tự hỏi dòng nước sẽ chảy đến đâu, cứ tưởng như nó sẽ vô tận mãi bởi những năm đó tớ chỉ quanh quẩn từ nhà ngoại sang nhà cụ Đoan, tới nhà bác Trường ngay trước mặt nhà ngoại. Nhưng có một lần tớ đã rủ Phượng men theo con nước ấy, đi đến tận khu vườn nhà bác Leo thì thôi không đi nữa vì tớ thấy thất vọng bởi dòng nước bắt đầu đục, những khóm dương xỉ nhỏ xíu xanh rì soi kiêu kì soi bóng dưới mặt nước cũng bắt đầu trở nên to bản, vàng vọt và tham lam giơ những cánh tay thô kệch che phủ dòng nước. Ngày ấy tớ đã mê đắm vẻ đẹp trong veo và nguyên thuỷ của con rạch cái đoạn chảy quanh nhà ngoại. Chẳng hiểu sao, khi ngoại còn sống, mọi thứ quanh ngoại đều như được mặc một tấm áo đẹp, ngôi nhà cổ kính toát lên vẻ u tịch, trầm hùng, chậu hoa ngọc lan trắng muốt cả một khoảng sân toả thứ hương thơm dìu dịu len lách vào từng ngóc ngách nhỏ, đậu trên từng sợi lông nhỏ xíu trong cánh mũi khiến tớ cảm tưởng như trong mũi tớ cũng nở hoa vậy, rồi những chậu hoa bỏng đỏ rực xếp hàng ngay ngắn cạnh ven hàng gạch gồ lên phân chia ranh giới của sân nhà và khu vườn trồng những khóm dưa chuột xanh mướt, lủng lẳng quả. Tớ yêu ngoại bằng một tình yêu thầm kín, thể hiện qua đôi ngưỡng mộ và khát khao được trở thành người như người.

Ngoại tớ có một cái u lành to như quả trứng gà non ở trên đầu, bình thường cái u ấy được tóc che phủ, chỉ khi nào chúng tớ bới tóc bạc cho người thì mới thấy nó lồ lộ ra, tớ đã đôi lần dùng những ngón tay của mình mân mê nó và chẳng hiểu sao trong những lúc như thế, tớ đã tin rằng một ngày nào đó quả trứng này sẽ nở ra một thứ sinh vật gì có thể cử động. Thật ra cũng chẳng có gì khó khăn để giải thích cho việc những tồn tại của suy nghĩ thần kì trong bộ não tớ bởi nó được luôn vận hành theo trí tưởng tưởng tưởng như không bao giờ ngừng nghỉ. Ngày ấy tớ hay nghĩ đến những cô tiên nho nhỏ, có đôi cánh trong suốt, thường hay xuất hiện khi tớ ngủ ở hộc bàn, hộc ghế và nhảy múa mỗi đêm.

Đến cả cái dòng nước nhỏ ấy tớ cũng nghĩ rằng có một nàng tiên xinh đẹp đang náu mình. Nên Phượng rất thích tớ, nó hay đi theo tớ mỗi lần tớ tớ vô nhà ngoại để lắng nghe những câu chuyện tớ kể dù nó hơi kì quái, nhưng vốn dĩ con người chúng ta, thường hay bị hấp dẫn bởi những thứ kì quái. Có điều Phượng là một đứa trẻ thật thà, suy nghĩ giản đơn nên Phượng không bao giờ suy xét tính chân thực của những lời tớ nói. Nó chỉ cho rằng, tớ không nói dối, và một ngày nào đó, ở một nơi xa xôi nào đó, những câu chuyện ấy sẽ được tái hiện. Quả là tớ đã không bao giờ nói dối, ít nhất là đối với Phượng.

Phượng cũng cho tớ biết vài thứ nó nghe được từ cha mẹ nó, những thứ mà chẳng bao giờ mẹ tớ nói. Ví dụ như, khi chúng tớ ngồi dưới bóng râm của gốc nhãn cạnh con rạch đoạn chảy ngang qua nhà nó, nó thả chiếc cành dâu nhỏ buộc sợi chỉ trắng treo con sâu dâm bụt xanh xanh đang giãy giụa xuống mặt nước, giữa đàn cá thàn thạt sắc màu, nó bảo với tớ rằng bọn cá này chẳng làm gì ngoài để ngắm, thịt nó hôi đến mức mèo cũng chả thèm ăn. Tớ chưa bao giờ cho mèo ăn thử cá thàn thạt, nhưng vài lần làm cá giúp mẹ, khi mà rổ cá lẫn những con thàn thạt, tớ nghĩ đến lời Phượng nói liền cố tình bỏ một con vào nồi. Mẹ tớ không giỏi nấu ăn nhưng bà kho cá rất ngon. Con cá thàn thạt tớ bỏ vào nồi cũng không tỏ ra là một thứ đồ ăn khó chịu. Có thể là do tài năng của mẹ cộng thêm mùi vị của những thứ gia vị đồng quê đã lấp liếm đánh lừa vị giác tớ khiến tớ còn dễ tính hơn cả loài mèo.

Ngoại tớ nói cụ Đoan là một người đàn bà bí hiểm. Không riêng gì ngoại mà hầu như tất cả mọi người đều dùng những lời lẽ e dè khi nói về cụ. Cả Phương giản đơn, ngây thơ của tớ cũng nói thế. Phượng bảo có một lần Phương thấy cụ già lòng khòng đó đứng im lặng ở góc sân, đầu ngẩng lên trời, miêng đang há rộng để hấng những giọt máu chảy ra từ cổ con rắn được treo ngược trên sợi dây thép dùng để phơi quần áo kéo ngang sân. Cái miệng móm của cụ tóm tém đớp, vài giọt máu loang lổ bắn xung quanh gương mặt nhăn nhúm những nếp gấp thời gian. Tất nhiên tớ thấy kinh sợ, nhưng càng kinh sợ, tớ càng thấy bị người đàn bà ấy hấp dẫn. Thế là tớ toàn ngồi ở cạnh con rạch bên bờ đất nhà ngoại và giương con mắt rình mò sang nhà cụ Đoan, và hễ có ai sang nhà cụ có việc thì tớ đều chạy theo họ, cố gắng tìm một bằng chứng cho việc tớ tin bà lão chính là một mụ phù thuỷ.

Ngoại  xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc. Nhưng tuổi thơ của ngoại lại  khốn khổ hơn bất kì đứa trẻ bần hàn nào. Khi ngoại được sinh ra thì cụ ông em đã đi đi theo người đàn bà khác.

Hồi ba mẹ tới mới cưới nhau, tớ đã ở trong bụng bà. Tớ tự nhiên mà biết điều ấy giống như việc tự nhiên mà mây phải ở trên trời và nước phải ở dưới hồ vậy. Đó là vào ngày mồng năm tháng Chạp năm một ngàn chín trăm tám mươi chín, năm Kỷ Tỵ, năm con rắn, ở một vùng quê nghèo giáp ranh với biển bấy giờ thuộc tỉnh Hà Nam Ninh cũ, nay là xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Cậu biết đó, ở khoảng thời gian ấy, đất nước chúng ta đã giành được nền độc lập hoàn toàn nhưng mớ đổ nát hỗn độn của chiến tranh vẫn là một bài toán nhức nhối đối với những nhà lãnh đạo quốc gia chính thống. Khó khăn không chỉ dừng lại ở sự trì trệ của nền kinh tế nông nghiệp lỗi thời mà còn ở cả sự phức tạp của nền văn hoá đa sắc tộc, ảnh hưởng nặng nề bởi những tập tục của chế độ phong kiến. Năm mươi tư dân tộc anh em, năm mươi tư đứa trẻ cùng nhau chập chững bước vào thời kì hội nhập, thống nhất lãnh thổ và văn hoá quốc gia nhưng vẫn phải đảm bảo giữ nguyên được những bản sắc văn hoá riêng của từng từng địa phương, từng vùng miền. Mà vị trí địa lí của chúng ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương, phạm vi lãnh thổ kéo dài từ vĩ tuyến hai mươi ba độ hai mươi ba phút Bắc xuống vĩ tuyến tám độ ba mươi tư phút Bắc, có hình chữ S, hẹp về bề ngang, chịu ảnh hưởng của đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm tám mươi phần trăm lãnh thổ), các nhóm dân tộc nhỏ phân bố ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh, bên kia những quả đồi, dưới những dãy núi cao chót vót, trong những thung lũng thực vật sâu hoắm đầy mê hồn, một số cộng đồng vẫn giữ thói quen sống du mục. Đấy là còn chưa kể ở phía Nam, vương quốc Chăm-pa vốn chỉ mới sát nhập với đất nước ta bởi một vị vua bởi triều đại cũ. Lòng tự tôn dân tộc, trình độ dân trí thấp đã khiến cho những lực lượng đối nghịch cách mạng trong và ngoài nước tìm cách chống phá kích động đồng bào, ngấm ngầm gây mâu thuẫn giữa những người dân và tầng lớp chính quyền. Tất cả những điều đó đã gây vô vàn khó khăn khiến cho đất nước chúng ta như một cái cây non vừa đội đất đứng dậy, toan vươn mình dưới ánh sáng thì đã gặp ngay trận một cuồng tố. Việc thiết lập bộ máy quản lí hành chính đồng đều, linh hoạt và xen kẽ lên một vùng lãnh thổ với sự đa dạng của tự nhiên và sặc sỡ của văn hoá trở thành một thách thức lớn đối với các chiến sĩ trong thời bình. Tớ sở dĩ nêu lên hoàn cảnh của nước ta thời ấy để cậu biết được rằng, vào cuối năm một ngàn chín trăm tám mươi chín, cái khoảng thời gian mà bố mẹ tớ cưới nhau ấy, thì việc mà mẹ tớ có bầu trước hôn nhân là việc mà nền văn hoá nông thôn, nơi còn dư chấn nặng nề của chế độ phong kiến ngặt nghèo đối với người phụ nữ, đã không thể nào chấp nhận được.

Nhất là khi gia đình ông ngoại tớ lại là một gia đình gia giáo danh giá nên cái sự kiện ấy càng làm u tối lòng mẹ tớ hơn. Hình như việc kết hôn với ba chưa bao giờ nằm trong hoạch định tương lai của mẹ, bởi sau này khi tớ trưởng thành, mẹ vẫn có vẻ tiếc nuối khi kể về những mối tình, những người đàn ông đẹp đẽ, và những ước mơ rực rỡ của thời son trẻ đã bị đánh sập bởi ... sự xuất hiện trên đời của tớ. Tất nhiên mẹ tớ không đủ nhẫn tâm để hét vào mặt tớ rằng chính mày phá hoại cuộc đời tao vì mẹ vẫn là mẹ, tớ vẫn là tớ, mối quan hệ giữa tớ và mẹ vẫn là mẹ con nhưng tớ cảm nhận được nỗi đau khổ của mẹ khi nhìn vào tớ, cũng một cách rất tự nhiên, như thể bà đã ngấm ngầm truyền đạt cho tớ ý nghĩ ấy. Mẹ nói rằng, nếu không có tớ, bà đã đi Nga. Khi bà nói câu ấy, trong đôi mắt buồn bã của bà, nước Nga cũng như ngấn lệ.

Mọi chuyện sau ngày cưới của hai con người ấy đã không diễn ra theo chiều hướng của hạnh phúc. Ít nhất đối với mẹ.

Cậu ạ, ngày xưa, chúng tớ đều được dạy dỗ một cách mặc định rằng lời các cụ nói là đúng, nên chỉ cần đặt ba chữ "các cụ nói ..." lên trên đầu câu mà chúng ta muốn diễn đạt với ai đó thì hiển nhiên nó cũng luôn mang đến cho người đón nhận giao tiếp của chúng ta một cảm quan rằng điều họ vừa nghe đã trở thành chân lí. Hoặc khi muốn dập tắt một luồng suy nghĩ trái chiều, cậu không cần nói nhiều, chỉ cần nói, các cụ bảo thế, là coi như đã chặn được họng kẻ kia. Không cần bàn cãi, các cụ luôn luôn đúng. Thật ra các cụ vẫn luôn luôn đúng, chỉ là không đúng hoàn toàn thôi. Khi tớ bắt đầu học về văn học nghị luận xã hội, tớ mới được dạy dỗ rằng thỉnh thoảng các cụ có thể sai. Ví dụ như câu "Cá không ăn muối, cá ươn - Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" thì ý tứ câu trước không phải bàn rồi, còn câu sau cũng không hẳn sai, bởi con cái cãi cha mẹ rõ ràng là hư chỉ là không đến nỗi hư cả trăm đường thôi, có khi nó chỉ hư một đường, có khi cái đường nó cố cãi lại là con đường duy nhất đúng đắn. Còn trong vấn đề của ba mẹ tớ, vấn đề hôn nhân, các cụ có đề cập tới câu "môn đăng hậu đối" như một yếu tố quyết định hạnh phúc của hôn nhân mà tầng lớp thanh niên trẻ chúng ta bây giờ đang phản đối dữ dội lắm, họ cho rằng đó là tư tưởng cổ lỗ sĩ, cực đoan, ngăn trở hạnh phúc lứa đôi, phân biệt giai cấp, quyền tự do con người và nên bài trừ. Thật ra, theo quan điểm của bản thân tớ, thì tớ lại cho rằng ý tứ mà các cụ truyền đạt trong câu này không chỉ đơn thuần là những chắt chiu kinh nghiêm từ đời này sang đời khác mà nó còn phản ánh được một khía cạnh nào đó về tính bền vững của sự sắp xếp hợp lí những yếu tố tương trợ nhau trong mối quan hệ giữa người với người, cụ thể ở đây là mối quan hệ hôn nhân, vợ chồng. Thật vậy, tình ái hấp dẫn như thế nào thì tớ không hay biết, cũng không để định nghĩa nổi, nhưng nếu đi tới hôn nhân, quyết định hoà hợp cùng sống với nhau cả đời thì yếu tố gia đình đối tượng bao gồm gia đình vật chất và gia đình tinh thần, nếu cùng một dòng chảy xã hội, thì quả thật hai đối tượng ấy khả năng cao sẽ ăn ở được với nhau tới tận đầu bạc răng nong. Vì xã hội là nhiều dòng chảy mà bạn, cũng như tự nhiên thôi, chẳng ai mang xương rồng tới trồng ở đầm lầy cả.

Chỉ khác là con người có quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong bộ phim nổi tiếng cùng tên ( The Pursuit of Happyness), Chris Gardner nói với con trai rằng: Don't ever let somebody tell you can do something! You got a dream ... You gotten protect it". ( Đừng để bất kì ai đó nói rằng con không thể làm điều gì đó! Con có giấc mơ ... con hãy bảo vệ nó). Tớ thường tìm tới những bộ phim hay về cuộc sống khi cảm thấy bế tắc với chính nó. Giống như khi cậu bị cảm vậy, cậu nên uống thuốc. Khi tớ rơi vào vùng thoái trào của tinh thần, tớ sẽ xem một bộ phim hay về cuộc đời. Tác dụng giống hệt nhau. Chính cái quyền mưu cầu hạnh phúc cho phép con người thay đổi cuộc sống của mình. Con người là sự sống cao cấp nhất của tự nhiên trên bề mặt trái đất, nên con người được tạo hoá nuông chiều, cho phép thích nghi, cho phép tự thay đổi bản thân, nhưng hạnh phúc phải là món quà ngọt ngào của quá trình rèn luyện, tích luỹ và tư duy. Nên đừng ngồi một chỗ mà trách cứ cuộc đời đã bất công khi chẳng đặt sẵn mình vào danh vọng, chẳng ban cho mình một cô gái đẹp với tâm hồn trong sáng như thiên thần hay chẳng một chàng hoàng tử kiến thức uyên thâm nào trên xe mui trần quỳ gối xuống trước mình cả. Vì mình chưa xứng đáng, có vậy thôi. Hạnh phúc chỉ được nắm giữ bởi bàn tay kẻ xứng đáng, nếu chẳng may nếu có một lần nó rơi phịch xuống đầu một kẻ không xứng đáng thì nó cũng nhanh chóng tan biến mà thôi. Hôn nhân cũng vậy. Nếu đã một lần nhầm lẫn, nếu không thể thay đổi, hãy thực thi quyền mưu cầu hạnh phúc. Đừng bi kịch hoá cuộc sống của bản thân và những cuộc đời xung quanh mình. Chúng ta đều có quyền thay đổi. Thay đổi chứ không phải đày đoạ. Mưu cầu không đơn thuần chỉ là lời cầu nguyện dưới chân đấng vô hình.

Một số người nói với tớ rằng, chúng ta đâu có quyền lựa chọn được người chúng ta yêu thương. Đó là duyên phận. Thật ra đó là lí lẽ dối lừa bởi chẳng ai khác đã lựa chọn cho chúng ta cả, sâu thẳm chúng ta đã lựa chọn con người ấy với hình hài ấy, đức tính ấy. Có thể đã diễn ra một quá trình thoả hiệp ngấm ngầm của lí trí đối với hình ảnh đối tượng thực tế và đối tượng trong suy nghĩ lí tưởng mà bản thân chúng ta không hề hay biết thì cơ bản đó vẫn là sự lựa chọn của chính chúng ta. Thứ duy nhất chúng ta không lựa chọn được hoàn cảnh, nhưng đó lại cũng là thứ chúng ta có quyền thay đổi nhờ phép mưu cầu hạnh phúc. Thế nên điều cơ bản là chúng ta có thừa năng lực để tư thay đổi số phận mình. Bộ não con người tiềm ẩn rất nhiều phép thuật, nó chỉ đợi lý trí chỉ đạo mà thôi.

Tớ chưa từng tin vào duyên phận, vì người ta đã dùng duyên phận để hợp lí hoá quá nhiều những sự sắp đặt tréo nghoe của yêu đương, có khi người ta dùng cả chữ duyên phận để biện minh cho thói trăng hoa, tham lam và đạo đức suy đồi của mình như dạo nọ, ở Việt Nam có anh đại gia nọ gặp cô ca sĩ nổi tiếng vì xinh đẹp nọ trong khi anh ta đã có một lần duyên phận, tức là đã có một gia đình, đủ vợ đủ con, lại sẵn sàng đạp đổ thứ duyên phận cũ để dựng lên một thứ duyên phận mới, mà thứ duyên phận này chắc chắc chân sẽ dài hơn thứ duyên phận kia, hai người họ cứ quấn quít bên nhau và gạt hết tội lỗi lên đầu thằng duyên phận, thì ... rõ ràng duyên phận đâu phải trời, duyên phận là do nhân. Là anh ta thấy cô ta đẹp, chân cô ta dài, và cứ cho là anh ta bị thu hút bởi trí thông minh hoặc những trò quyến rũ của cô ả  và anh ta muốn tạo cho cô ta một thân phận mới. Đó là duyên phận ư? Nhưng anh ta anh ta đâu phải đấng sáng tạo?

Giả như bây giờ tớ là thần tình yêu, tớ bắn mũi tên tình ái của Thị Nở vào mông anh ta thì điều gì sẽ xảy ra, anh ta sẽ phi tới chỗ Nở, nắm tay cô ấy, bế bổng cô ấy lên chiếc xe bạc tỉ của anh ta và nói rằng: - Nở, em là định mệnh của đời anh. Hay là anh ta sẽ chửi tiên sư cha thằng Cupid, mày lừa tao à, rồi rút mũi tên của Nở ra bẻ làm đôi, phũ phàng vứt vào lò sưởi đang rừng rực cháy. Chẳng mấy chốc thứ duyên phận mà anh ta hùng hồn tuyên bố trước kia sẽ bị cháy thành tro và đen nhẻm dưới những cái liếm của ngọn lửa vàng. Nên tớ chẳng tin vào duyên phận, hôn nhân là sự sắp xếp phù hợp, tình ái là sự lựa chọn phù hợp, và hạnh phúc dành cho những con người phù hợp với nó, những con người luôn nỗ lực hướng tới cái đẹp. Nếu cả ba điều ấy, bạn sai một trong ba, bạn nên làm lại để tránh bi kịch hoá cuộc sống của mình.

Giới trẻ tụi mình được hưởng nhiều đặc quyền từ nền văn minh hiện đại, ví dụ như điển hình là tớ, nếu tớ vẫn ở thời phong kiến, chắc chắc tớ là một nữ nông dân giống như ba mẹ tớ, cha truyền con nối mà. Tầm tuổi này thì tớ sẽ có khoảng ba bốn đứa con cắp nách, mặt sẽ chằng chịt những nếp gấp chân chim, da sẽ cáu bẩn, đen sì và nếu may mắn tớ sẽ có một anh chồng lực điền to khoẻ khờ khạo bên cạnh, ngày ngày quấn quít nhau cùng ăn ngô, ăn sắn và ăn khoai. Hoặc biết đâu cuộc đời tớ may mắn hơn, tớ lại lọt vào mắt xanh của mấy tên thái giám tuyển phi tần cho đức đại đế, tớ lại xúng xính trong lụa là và sống lãnh cảm trong cung ... đến chết, nếu không bị bức tử vì tội "có thai với chồng" khi mà lòng dạ đàn bà vốn đã nhỏ nhen nay còn được chống đỡ bởi một hệ thống có tổ chức của các phe cánh quan lại trong triều. Hậu cung cũng giống hệt Vbiz bây giờ vậy. Tất cả những gì một người đẹp, thậm chí là không đẹp cần là một ông bầu giỏi. Tớ biết vậy, vì cậu thấy đó, nhan sắc của tớ chỉ ở tầm trung dù cơ thể tớ có đẹp thật đi chăng nữa, tớ lại có dòng máu gia tộc thấp kém nên không thể có cơ may là vương phi hay hoàng hậu đâu. Còn giả như có xu hướng thứ hai, chúng ta là thuộc địa của Pháp hay Mỹ hoặc bây giờ chúng ta trò chuyện bằng tiếng Nhật, sống chuẩn như người Nhật thì tớ không biết được điều gì sẽ xảy ra. Vì tớ không thể phủ nhận nền văn minh của họ không cực thịnh hơn chúng ta, điều đó không phải sự tự tôn dân tộc, mà là sự ngu ngốc. Nhưng còn rất nhiều rườm rà trong lịch sử mà chúng ta không thể hiểu hết được nên các anh hùng đã nằm xuống thì chúng ta phải đứng lên. Quy luật cuộc sống vốn dĩ rất đơn giản. Có thể năm xưa cha ông ta đấu tranh không chỉ bởi bảo toàn lãnh thổ quốc gia mà còn mong muốn bảo toàn cả nền văn hoá đa sắc tộc và đời sống tín ngưỡng tinh thần của dân tộc chúng ta, nên cơ bản bây giờ, chúng ta đã sống ở đây, không có chế độ nào thật sự xấu, cũng không có một chế độ nào thật sự tốt, vì xã hội lí tưởng không phải do ý thức con người muốn là được, xã hội lí tưởng là một con đường dài, bắt buộc mỗi cá nhân phải là một thực thể lí tưởng, nên khi chúng ta chưa thể lí tưởng thì cái cơ bản ta cần nhận thức là phải hoàn thiện bản thân theo thời gian, khi chúng ta lí tưởng thì tất yếu xã hội sẽ lí tưởng mà thôi.

Một số người luôn cho rằng mình đã đạt đến hình thức lí tưởng.

CHƯƠNG 4. HIẾP DÂM

Sáng nay bạn em nói về máu, nó kể rằng một buổi sáng nó đứng trước gương và cạo râu theo thói quen thường ngày, nó chẳng dùng dao cạo, chẳng dùng máy cạo, nó cạo bằng dao lam, dao lam trần. Cái việc đó em thấy nhiều người giỏi, nhưng đối với bản thân em là nguy hiểm. Nó cũng thuộc một một trong số những dạng người giỏi, dao lam an toàn với nó. Nhưng hom ấy nó đang cạo, tay phải nó đang cầm dao thì con muỗi đốt vào tay trái nó. Và nó đã làm một việc quá điên rồ: nó đập con muỗi mà không biết tay mình có dao. Thế là con muỗi đứt đôi và rơi tọp vào rãnh xẻ bầy nhầy giữa da thịt nó, vết cắt thấy tận xương. May mắn ở đó không có mạch máu chủ. Giả như con muỗi ấy đậu ở vị trí khác, không biết tính mạng bạn em sẽ thế nào. Rồi nó gửi cho em vết cắt, sâu hoắm và đen sì, bấy giờ em mới biết thịt cũng có thể đen. Em rùng mình, cảm thấy hệt như cái hố đen ấy nhảy tọt sang tay mình. Em liền khuyên nó đừng cố nói chuyện với em nữa, đi băng bó viết thương và tiêm phòng uốn ván. Nó bảo ừ rồi kêu thêm nó mất máu nhiều, đâu óc vang vang. Em vô tình nhớ em em đã trải nghiệm cảm giác ấy cách đây chẳng lâu

Khoảng nửa năm trước, khi mà những người bạn đã rút con dòi của nó ra khỏi cơ thể em bởi em đã cạn kiệt tiền, khắp người em xâm xẩm vết thương và cảm giác cô độc, em trở về nhà và bị ba mẹ đuổi đi, em chỉ còn Dũng, em coi Dũng như một người bạn, một người anh, một người yêu, một người chồng, một người chú. Nói chung Dũng là chỗ dựa duy nhất của em lúc đó, cả về kinh tế lẫn tinh thần. Nhưng có vẻ như em đã trông đợi quá nhiều. Dũng luôn chỉ có thể làm được một thứ, chỗ dựa tinh thần như cách anh ấy thường nói: Anh chẳng làm gì cho em được ngoài cho em những phút bình yên. Câu ấy có vẻ dễ nghe, nhưng trong hoàn cảnh em đang khốn khổ vật lộn với từng đồng thì nó có vẻ buồn cười nhiều hơn. Dũng là người giàu. Anh cũng biết. Ai cũng biết. Em cũng biết. Nhưng từ sau khi chia tay Huy, quan điểm của em cũng rõ ràng, em muốn có cuộc sống tự chủ, không lệ thuộc vào đồng tiền của ai, nên từ khi quen Dũng em không bao giờ lây tiền của anh hay để những nhùng nhằng vật chất xem lẫn vào mối quan hệ của hai đứa. Em đã làm được điều ấy, Dũng có vẻ yêu em. Nhưng chúng ta hãy kệ cách Dũng đến với em thế nào, em chỉ muốn nói về máu bây giờ.

Trước hôm Dũng chuẩn bị đi Thái Lan với vợ mình thì Dũng đưa em đi coi Dũng đá bóng. Hôm ấy mưa, Dũng vẫn đóng tốt vai trò của một gã tình nhân tốt, che chở và quan tâm em. Trước lúc về Dũng còn xuống hẳn xe, ôm em vào lòng, thơm nhẹ vào trán dặn em ở nhà ngoan, anh đi công tác thứ Năm anh về. Em cười. Đi từ đầu ngõ vào nhà thấy thật là vui, thật là thanh thản. Dũng chỉ nói với em anh ấy đi Sài Gòn công tác với đồng nghiệp mà thôi.

Nhưng chẳng mấy chốc em nhận ra điều khác lạ khi mà Dũng cứ bặt vô âm tín. Em thoáng linh cảm được anh ấy nói dối, anh ấy đang ở cạnh chị Lê Na. Linh cảm vậy nên em tò mò vô facebook anh ấy và thấy la liệt hình ảnh hạnh phúc của anh với vợ? Em buồn ư? Có một chút buồn. Nhưng không đáng kể, nỗi thất vọng lớn hơn. Về việc Dũng nói dối về đi công tác thì có thể hiểu anh ấy không muốn em buồn. Còn về mối quan hệ mà anh ấy cho rằng nhạt nhẽo, đầy mâu thuẫn và không có sự đồng cảm giữa anh và chị Lê là hoàn toàn không hề có. Họ rất hạnh phúc. Em tổn thương ư? Không, em không hề tổn thương. Em đã trưởng thành, em xác định được rõ, em đứng ở đâu trong mối quan hệ và tình cảm em dành cho Dũng hoàn toàn trong sáng. Trong sáng tới mức thanh cao. Tức là em chỉ cần Dũng hạnh phúc, em sẽ hạnh phúc, mà hạnh phúc với Dũng nên là với chị Lê Na bởi vì chị ấy xứng đáng hơn em nhiều. Vậy em thất vọng về điều gì? Về lời nói dối của Dũng mập mờ cho em thấy sự coi thường của Dũng dành cho em và những mưu mô ẩn hiện trong đầu anh ấy nhằm tận dụng những thứ em có, ví dụ như khả năng làm tình điêu luyện, bộ ngưc nở nang, cái eo con kiến và cặp mông đẫy đà. Nên em buồn. Buồn mênh mang.

Đột nhiên cái người đó, cái người tấn công tình dục và lao vào đánh em, sỉ vả em trước mặt mọi người một lúc ngay sau đó nhắn tin đến. Nó là bạn, tên Tuấn, nó lái xe Grab ở khu vực Cầu Giấy, con Vios màu đen bị hỏng mất một bên đèn. Em đã không biết nó hỏng một bên đèn cho tới một lần nó lái xe đưa em đi ăn khuya trên đường Kim Mã thì một lái xe khác đi vượt lên và yêu cầu nó khắc phục tình trạng này. Kể ra ở Việt Nam ít xe, có xe hơi di chuyển là sang, người ta coi xe như một món đồ khẳng định được đẳng cấp và giá trị con người cũng như đô đẹp trai của người trong xe mà chiếc xe lại thản nhiên mất một bên đèn thì ngộ ngộ nhỉ. Anh có nghĩ em là đứa chẳng ra đâu khi quen quá nhiều người đàn ông không? Thật ra em quen nó thì cũng chỉ vì vô tình đi xe nó và vì sàn sàn tuổi nên tụi em nói chuyện như bạn bè. Rồi nó bảo rằng nó thời gian cuộc sống tinh thần và vật chất không mấy tốt đẹp, sinh ra nhiều tâm sự, có thể chia sẻ cùng nhau thì cũng vui. Em ngây thơ lắm anh, đến bây giờ, qua bao nhiêu kiếp nạn vì bản tính ngây thơ, em vẫn ngây thơ tự như ngày đầu. Chắc tại vì em muốn ngây thơ. Em sẽ rất mệt mỏi khi phải đặt câu hỏi về bản chất của một con người nào đó rồi dùng phép biện chứng, với ba phần đầy đủ chính đề, phản đề, hợp đề để có thể rủ ra kết luận hắn là kẻ xấu hay tốt.  Nó dùng cách xưng hô tôi bà để nói chuyện, nó hỏi em dạo này thế nào, có muốn đi ăn gì đó không. Em đã đồng ý. Em đồng ý vì không biết làm cách nào để giải toả những cảm xúc cuồn cuộn trong em. Chị Lê Na ấy, vợ của Dũng ấy, em đã nhìn thấy một lần trong bức ảnh cưới của Dũng, hôm ấy em cũng bảo Dũng rằng chị ấy nhìn rất hiền, hai người có tướng phu thê. Dũng nói không hiểu tại sao em lại nhìn như thế vì chị ấy không hề hiền, chẳng hề hiền, chẳng dễ chịu như em. Dũng ít khi nói xấu vợ, hầu như không, nhưng cách anh ấy thể hiện ngấm ngầm cho em cảm thấy hôn nhân của anh ấy bất hạnh, vợ anh ấy không hiểu anh ấy và anh ấy đang tuyệt vọng: Khi anh kết hôn cũng vì đứng tuổi, hoàn cảnh hai bên gia đình phù hợp, thời gian tìm hiểu không nhiều, đến khi về sống chung, cô ấy cũng khác nhiều, bộc lộ nhiều, nhân sinh quan thế giới quan khác nhau nên cuộc sống vô cùng mệt mỏi. Ban đầu em chỉ lắng nghe mà không nói gì, vì em cũng hoàn toàn không biết nói gì, em thấy Dũng thật thà, hiền lành nên em tin Lê Na là người thô kệch. Ý nghĩ ấy cứ đi theo em. Sự thương hại Dũng cũng cứ đi theo em. Nhưng hôm nay em thấy chị ấy không thô kệch, chị ấy chắc chắc cũng không hiền nhưng ở chị ấy toát lên vẻ sắc sảo thông minh và em không hề thấy cuộc sống hôn nhân của họ mệt mỏi. Hoá ra chẳng phải cái thứ cảm xúc vẫn đi theo em, vẫn nâng đỡ mối quan hệ của em với Dũng chẳng qua là cái ảo ảnh Dũng cố tình tạo ra để chiếm đoạt em? Nhưng lúc ấy em hoàn toàn không kết tội Dũng. Em chỉ thấy mình chới với trong những dòng chảy suy nghĩ. Em không thể đi mãi con đường này, bơi mãi trên dòng sông này, em phải dừng lại. Vì ai cũng đang hạnh phúc. Tình cảm em dành cho Dũng chưa từng sâu đậm và vẫn đầy ngờ vực. Thỉnh thoảng trong ánh mắt Dũng em vẫn nhận thấy sự tính toán Vì chúng em chơi với nhau đã lâu, nó cũng tỏ ra vẻ thích em nhưng chưa bao giờ dám làm những gì em không đồng ý. Nên em đồng ý và thấy an toàn.

Hồi trẻ, mẹ tớ là một phụ nữ thông minh, đa mưu túc trí và đầy tham vọng. Tớ đã từng thấy tiếc khi mẹ tớ không được trưởng thành trong một môi trường văn minh hơn thì có lẽ cuốn sổ về cuộc đời bà đã hoàn toàn khác.

Mẹ tớ là người con gái thứ năm trong gia đình có chín người con của ngoại. Ngày xưa các cụ thích đẻ thật, nhà nội tớ có hẳn mười người, mà đó chỉ là con số trung bình thôi. Những gia đình khác có thể nhiều hơn. Thật khủng khiếp, các cụ bà đã dùng cả tuổi thanh xuân của mình chỉ để đẻ. Ngoại tớ vốn xuất thân trong một gia đình tư bản nổi tiếng thời Pháp thuộc, sau vài lần biến cố, tài sản phân tán thì ngoại tham gia cách mạng. Nhờ những đóng góp của ngoại nên sau khi hoà bình lập lại, ngoại có đứng tên bộ máy chính quyền. Ngoại tớ là một con người có những phẩm chất rất sáng giá, rất đáng khâm phục. Tuy xuất thân trong gia đình quý tộc nhưng ngoại đã sớm phải chịu nỗi bất hạnh khi cụ ông của tớ đã hầu như bỏ mặc cụ bà và đứa con út là ngoại trong tình trạng đói khổ khi cụ ông phải lòng một cô gái dân tộc ở mạn trung du miền núi phía Bắc. Người ta nói là cụ bị chài (chài ở đây là một thứ ma thuật đươc đồn thổi ở những tộc người thiểu số ở miền núi, khi chúng ta bị chài chúng ta không tự kiểm soát được ý thức riêng của mình mà mụ mị trong ý thức của người chủ chài). Có thể sự bất hạnh đã khiến cốt cách ngoại rắn chắc như một bức tượng đồng đen. Ngoại tớ cao lắm, nhìn ngoại như một ông Tây ấy, nhưng ngoại không đẹp, da ngoại rất đen và hàm ngoại thì có xu hướng đua về phía trước. Có điều tớ thấy ngoại là vô cùng phù hợp với mong muốn về một người ông trong tưởng tượng của tớ. Tớ cho rằng đó là con người duy nhất khiến tớ hãnh diện vì đã có mối liên quan tới tận bây giờ. Ngoại có đủ sự nghiêm khắc những cũng thừa nỗi yêu thương với tất cả những người xung quanh ngoại, bao gồm cả những người không thuộc về gia đình. Đáng tiếc là chẳng ai trong số những người anh chị em của mẹ tớ thừa hưởng tính cách của ngoại. Thật ra, ngay trong khoảng khắc này tớ bất chợt nghĩ tới một người, tớ đang mơ hồ thấy sự phát triển tương đồng của con người ấy với ngoại. Nếu như linh cảm của tớ đúng đắn thì điều ấy quả là sẽ rất tuyệt vời.

Trong chín người con, ba trai và sáu gái đó thì mẹ tớ là người cương quyết và rắn rỏi nhất. Tớ nghĩ rằng mẹ tớ có ngoại hình giống ông nhất, có thể tại mẹ cũng gầy giống ông và khuôn mặt thì cũng xương xương như vậy cộng thêm tính cách mạnh mẽ và tự lực của mẹ nên mẹ cũng là người con khiến ông ít phải lo lắng nhất. Nhưng mẹ tớ là một phụ nữ hiếu chiến.  mình không học được tính bao dung của ông.   Nhưng chẳng hiểu tại sao lại yếu mềm trong một đêm nào đó, ở một chỗ nào đó với ba tớ. Để rồi những tháng ngày về sau bà sống trong nỗi hằn học, ghê tởm với xã hội quanh mình và trong đó dường như có cả tớ. Tớ nghĩ mẹ tớ đã thiếu những phẩm chất mà một người phụ nữ nên có. Nếu bà bao dung hơn một chút, có lẽ bà đã lái con thuyền của gia đình tớ theo hướng khác chứ không phải đưa cả ba thế hệ vào bi kịch, tất nhiên trong đó có cả bà. Đằng này con mắt của mẹ tớ ngày ấy nhuốm đầy sự ăn thua, nên bà đã phá nát cuộc đời ba tới. Trong trò chơi ăn thua ba thế hệ này tớ thật sự thấy rằng ba tớ là người chịu tổn thương nhiều nhất. Thứ may mắn cứu vớt ba tớ khỏi tình trạng như tớ là nhờ sự thiếu thốn tri thức của ông. Có lúc tớ đã quên mất rằng ba tớ không thành thạo trong việc viết và đọc văn bản vì ông thật sự chưa hoàn thành chương trình học tiểu học nên đôi khi sự kém hiểu biết cũng là một chút may mắn trong cuộc đời để những suy nghĩ đơn thuần của ba có thể giúp ba tránh những day dứt, dày vò tới tận sau này. Chỉ có tớ là kẻ ở lại trong những day dứt của ba. Tớ không thể đổ lỗi cho tri thức, cho những gì tớ đã đọc, đã khám phá trong những cuốn sách dày cộm suốt cuộc đời mình, rằng vì nó mà tâm hồn tớ trở nên quá khác biệt với những người xung quanh tớ, đặc biệt là ba mẹ tớ. Khi xuất hiện mâu thuẫn, ắt nhiên tớ sẽ rơi vào bi kịch, khi những mâu thuẫn tiếp tục chồng chéo bi kịch, cuộc đời tớ sẽ chấm hết. Thât sự là thế. Tớ đã sinh ra với một khái niệm gia đình hoàn hảo, rồi phải chấp nhận sống trong một gia đình mà những giá trị cơ bản và nguồn gốc nhất bị tước bỏ thì xã hội, ước mơ và cuộc sống đã đổ vụn dưới chân tớ từ thuở còn thiếu thời và những kẻ đã giết chết tớ đã không hề hay biết. Nếu có án mạng từ vụ bi kịch này, tớ nghĩ rằng đây là án mạng xã hội và xã hội cần nghiêm túc nhìn nhận. Tớ không nói cho tớ, tớ nói cho những đứa trẻ như tớ sau này, những đứa trẻ được dư luận kết tội hư đốn. Buồn cười rằng tớ cũng chính là một đứa trẻ hư đốn.

Theo quan điểm của tớ, gia đình là cội nguồn của mọi giá trị. Và cũng là cội nguồn của mọi tội ác. Một đứa trẻ không có gia đình trọn vẹn mãi không bao giờ trưởng thành. Gia đình là một khái niệm thiêng liêng, nó không đơn thuần là một người đàn ông và một người đàn bà giao hợp để sinh ra vài sinh linh bé bỏng, rồi gọi đó là gia đình. Gia đình là người ông, người bà, người bố, người mẹ đối với mỗi đứa trẻ. Mẹ tớ luôn nhận thức đúng về gia đình, có nghĩa là bà sẵn sàng yêu cầu từ chúng tớ tình yêu thương tha thiết đối với bà nhưng bà lại từ chối trao đi yêu thương cho gia đình trước đó của bà, hoặc của chồng bà. Vì thế mẹ tớ là người đàn bà thất bại. Mọi giỏi giang bên ngoài xã hội của bà đều bị sự đổ vỡ của gia đình phủ nhận, cụ thể là sự đổ vỡ của tớ. Mẹ tớ đã cố tách ba tớ ra khỏi gia đình ông bà nội tớ. Trong quá trình ấy, mẹ tớ cũng thành công luôn trong việc gieo rắc những ý nghĩ xấu xa về ông bà nội vào đầu óc còn quá non nớt của chị em chúng tớ. Cậu biết đó, mẹ tớ đã hậm hực trước lời ra tiếng vào khi bà về làm dâu nhà nội. Bà ý thức bà xuất thân từ gia đình phú nông, ngoại tớ lúc ấy giàu nhất miền, tài sản, ruộng đất vô cùng nhiều; còn ba tớ thì lại là con trai của một gia đình bần cùng nhất thuở bấy giờ. Nhưng tớ chắc chắn với cậu ba tớ chọn mẹ tớ đơn thuần vì tình yêu mãnh liệt của ông dành cho bà chứ không phải do gia thế của bà. Ngay từ buổi đầu xác định yêu bà, ông đã xác định được tinh thần là phải mang tới cho bà cuộc sống tốt đẹp hơn thuở bà là con gái. Ba đã bắt buộc vợ mình ở nhà, còn bản thân thì phơi mặt ở những con thuyền chở cát đi lại nườm nượp trên dòng sông Hồng đỏ ngặt phù sa. Có thể ba tớ đã tớ đã là một người đàn ông khác nếu mẹ tớ cũng là một người đàn bà khác dù bản chất ba tớ vẫn thế, chỉ cần mẹ tớ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nhưng sự thể thì đã xảy ra rồi, ba tớ đã quá năm mươi tuổi, cơ hội trở thành một người đàn ông khác cũng không thể còn nữa. Quả thật, đúng là đằng sau sự thành công hay thất bại của người đàn ông đều có bóng dáng của người đàn bà bên cạnh. Ba tớ đã dùng toàn bộ sức lực của những bó cơ bắp rắn chắc ở độ tuổi hai mươi cho những ngày làm việc vô cùng vất vả vì mẹ, nhưng sau một ngày làm việc vất vả ấy, cầm những đồng tiền nhoè mồ hôi trên tay, nụ cười mãn nguyện của ba tớ đã tắt ngấm vì cuộc chiến cuả những người đàn bà bên cạnh mình. Ba tớ lại phải điên đầu với nước mắt của mẹ, của vợ, của những người anh chị em với những câu chuyện không bao giờ kết thúc. Và chính cuộc chiến không ngừng nghỉ đó đã đánh sụp một lần mong ước được làm một người đàn ông đúng nghĩa của ba, để đứng sai mẹ tớ. Từ sau cái ngày bà quyết định chối bỏ ông bà nội để theo mẹ, ba tớ mãi mãi chỉ còn là một cái bóng của mẹ, cái bóng nhu nhược và đau khổ, thỉnh thoảng đôi lần cơn đau đớn của hoài niệm đàn ông một thuở trào lên sôi sùng sục rồi lặng lẽ nguội dần xuống. Như một ngọn núi lửa đã chết ấy cậu nhỉ, đã chết không có nghĩa là không còn họạt động, không thể phun trào. Chỉ có điều sự phun trào yếu ớt ấy không bao giờ mang tới cho nó một diện mạo mới, có chăng chỉ là càng nhấn mạnh cho tư nhiên biết rằng nó đã đang càng ngày càng yếu đi.

Tại sao mẹ tớ lại làm một việc ác nghiệt vậy?

Và tại sao gia đình nội tớ lại không ưa mẹ đến vậy?

Tớ cũng luôn tự hỏi điều ấy, cho dù tớ luôn luôn nhận được câu trả lời mà không cần hỏi. Nói xấu gia đình nội, kể tội ông bà nội là câu chuyện đề tài muôn thuở ưa thích của mẹ, luôn luôn được mẹ tớ tự nguyện kể trong bất cứ khoảng thời gian nào bà ngồi cạnh chúng tớ. Tất nhiên những câu chuyện của mẹ kể thì cũng luôn luôn là đúng. Trẻ con Việt Nam chúng ta được giáo dục để đặt niềm tin tuyệt đối vào mẹ, rằng chẳng có một bà mẹ nào sai cả, mẹ luôn luôn đúng. Tớ nhớ những lí do bà đưa ra cho nỗi khó ưa của gia đình nội dành cho bà không có một chút lỗi nhỏ nào thuộc về bà. Đơn thuần chỉ là sự vô học, sự nghèo nàn, sự tham lam của những con người bên cạnh bố. Bà không hề đề cập tới cái chuyện động trời bà đã làm cùng với bố mà có liên quan tới tớ, cũng không hề nói về lời cảnh báo tướng số của bà. Nhưng tất nhiên, dù sự thể ấy rất nghiêm trọng, nó cũng không đơn thuần chỉ là do mẹ tớ có tớ trước khi cưới ba đâu, cũng không phải do sự xấc xược của mẹ tớ (tớ tin điều ấy có thật, vì tớ đã tận mắt chứng kiến nhiều lần trong đời) hay sự thể hiện lồ lộ của tướng sát phu trên gương mặt của bà, mà còn ở sự ích kỉ và ham muốn chiếm đoạt bố cho riêng mình. Tớ luôn công nhận mẹ tớ là người thông minh, nhưng không phải trong trường hợp này. Không có một người phụ nữ thông minh nào lại tỏ ra ghen tuông với mẹ chồng của mình, không một người phụ nữ thông minh nào đặt mình và mẹ chồng mình lên cán cân công bằng là chồng mình và con trai mẹ chồng mình. Đó là điều vô học, đó là sự ngu ngốc. Tớ công nhận tình yêu đôi lứa là thiêng liêng, nhưng thứ tình cảm ấy không bất tử, nó có thể chuyển đổi từ đối tượng này sang đối tượng khác, còn tình mẫu tử lại là thứ tình cảm vĩ đại nhất trong vĩ trụ, vĩ đại nhất đối với cuộc đời người đàn ông, nó là tình cảm duy nhất và vốn không thể chuyển đổi từ người mẹ này sang người mẹ khác. Chúng ta đều có thể không kết hôn, kết hôn một lần hay nhiều lần với những người đàn bà chúng ta yêu mến nhưng chúng ta không thể không được sinh ra hay được sinh ra bởi hai, hay ba, bốn bà mẹ trong đời. Nên phép so sánh giữa tình yêu đôi lứa và tình cảm mẫu tử là phép so sánh ngu ngốc thể hiện nhận thức kém của ngời đàn bà ích kỉ.   

Mẹ tớ không hề đẹp. Tất cả mọi người đều nói thế. Thậm chí họ công khai thắc mắc tại sao ba tớ lại lấy mẹ tớ. Một số người thì đá đểu mẹ bằng cách khen rằng những đứa con của mẹ rất xinh và kết luận chắc nịch rằng vì nó giống bố. Tớ cho rằng đó là sự ghen tị của đàn bà vì điều quan trọng là trong mắt bố tớ mẹ tớ luôn luôn là người phụ nữ đẹp đầu tiên và cũng là cuối cùng. Bố tớ cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng tớ đẹp hơn vợ ông. Không giấu diếm, không e ngại, ngày ngày ông nhắc nhở chúng tớ rằng mẹ đối với ông là tuyệt nhất trần đời. Trong những giai đoạn hoà thuận nhất của gia đình đến tớ còn ghen tị với mẹ. Mẹ tớ thật sự không đẹp. Tớ thấy mẹ tớ giống một người Giao chỉ (người việt cổ) với cái hộp sọ nhỏ, làn da ngăm đen cùng dáng đi hơi lòng khòng và vội vã. Đôi mắt của mẹ tớ đã mất đi vẻ tinh tường vì mí mắt của bà đã bị sụp từ rất sớm khiến cho gương mặt mẹ có một cái gì đó hơi gay gắt và kém thân thiện, đặc biệt khi bà thể hiện thái độ khó chịu với ai thì thật sự đôi mắt ấy khiến người ta kiêng dè. Còn cái mũi của mẹ thì rất nhỏ, nhô lên thành cục bé xíu giữa khuôn mặt, bà hầu như không có sống mũi. Điều đặc biệt và cũng là điều gây nhiều phiền toái trên gương mặt bà là đôi gò má, nó đã cao hẳn lên so với gương mặt lên trên kết cấu của xương mặt, đó chính là tướng sát phu theo quan niệm về nhân tướng học của Phương Đông. Theo quan niệm này tớ tin chắc Tiên Hắc Ám Angelina Jolie cũng thuộc tướng sát chồng, nhưng thật may mắn thì cô ấy chỉ bỏ hai người chồng chứ chưa giết một người chồng nào cả. Trong khi đó ba tớ lại vô cùng đẹp. Tất cả những gì ưa nhìn trên con người tớ đều là được thừa hưởng từ ba. Chính vì đẹp và hiền nên ba tớ là đứa con trai mà ông bà nội rất mực yêu thương. Và vì yêu thương nên ông bà bị ám ảnh bởi đôi gò má quá cao của mẹ tớ, người phụ nữ được con ông bà chọn. Ông bà lo rằng ba tớ sẽ sớm chết yểu vì mẹ tớ. Tất nhiên điều đó không thể đúng nhưng không hoàn toàn khó hiểu và mẹ tớ nên thông cảm thay vì thái độ hậm hực ghi thù. Điều quan trọng là, khi là một người vợ, mẹ tớ đã không đặt mình trong vai trò một người mẹ. Cũng như chuyện bây giờ mẹ tớ đã là một người mẹ nhưng lại quên mất rằng mình đã từng đơn thuần chỉ là bạn gái của một gã đàn ông nào đó năm xưa. Mẹ tớ cấm cản em tớ với người yêu của nó một cách gay gắt vì bé đó là người dân tộc, mà theo quan điểm của mẹ tớ "bọn dân tộc thì chỉ biết đi bỏ bùa mà thôi". Nếu tớ là mẹ bây giờ, tớ sẽ cắn rơm, cắn cỏ chịu đựng những lời móc nhiếc của người sinh ra chồng mình vì tớ hiểu mà, mẹ chồng và con dâu mâu thuẫn đa phần là do sự ghen tuông của chính hai người phụ nữ đó với nhau vì nỗi lo lắng một trong hai người sẽ cướp đi người đàn ông của họ. Tớ sẽ cố gắng cho bà nhận ra rằng tớ an toàn với sinh mệnh con trai và và với tình yêu con trai bà dành cho bà. Về cơ bản thì tớ tin tình cảm phu phụ và nghĩa phụ tử không đi cùng dòng nên sự va đập là do ảo tưởng hoặc do sự biến chất của người đàn ông với cha mẹ của mình. Tớ sẽ không hãnh diện khi một người đàn ông vì yêu tớ mà bỏ gia đình, mà đối xử với bố mẹ bất công. Tớ dám khẳng định một cách chắc nịch rằng tớ sẽ từ bỏ người đàn ông như thế mặc kệ những béo bở anh ấy có thể mang cho tớ. Đàn ông bỏ vợ là xấu, nhưng đàn ông bỏ bố mẹ thì không đáng là người. Vậy ba tớ không đáng làm người. Không, ông ấy hẳn vẫn đáng làm người vì trong sâu thẳm sự bực tức âm ỉ với mẹ tớ và tình cảm trong trẻo với ông bà nội tôi vẫn tồn tại. Có lần ba tớ trở về nhà và khóc tu tu lên không hiểu vì lí do gì cho đến khi mẹ tớ hỏi ông làm sao vậy. Ba trả lời rằng hôm nay mẹ của ba đã gọi ba là con trai khi ông vô tình gặp bà. Mẹ tớ chỉ cười nhếch môi một bên rồi bỏ đi. Tớ lặng lẽ vào trong phòng học  ngay bên cạnh phòng khách, nghe rõ mồn một từng âm thanh của cảm xúc, tiếng nấc và sịt sùi trong mũi của ba, tay đã không thể cầm được bút tới mấy phút. Cũng như tớ bây giờ, có những thứ rất đẹp đẽ tận trong sâu thẳm tớ đã được hàng rào vô hình của những tổn thương cũ phân ly, không có cách nào đến, chạm vào mà không tự làm tổn thương mình. Nếu như ngược về quá khứ để xoá bỏ tất cả những thứ đã xảy ra thì dù có trả bằng giá nào tớ cũng muốn đặt chân trên những mảnh tổn tương vỡ vụn của chiếc bình ước mơ, chỉ mong một lần cuốn băng cuộc đời tua lại, tớ sẽ gặp những con người tồn tại trong những khoảng khắc đẹp đẽ nhất tớ đã lưu giữ trong những nấm mồ kí ức ấy, chạm vào rồi buông ra, rồi lướt nhẹ qua môi, rồi mơn trớn vào da thịt, vào hơi ấm còn dở của ngày đầu tiên anh nâng gương mặt, vun những lọc tóc bay, của dáng anh hao gầy đến tháng thương vì mưa trong chiều đưa ta về, hay đôi mắt anh trong nỗi cô đơn tột cùng của cảm xúc. Và chạm vào ba, ngày ba nhấc bổng tớ lên đặt trên đôi vai của mình, ngày mẹ đỡ tớ từ tay cô hộ sinh, dẫu như thế nào đó cũng là giây phút tớ muốn chạm vào một lần nữa. Để rồi sau đó, tớ sẽ lặng lẽ về ngày ba cưới mẹ, tớ không còn ngồi ở gốc tre ấy, cũng chẳng chờ đợi một cặp tình nhân đang bước qua, cũng không mong chờ được đầu thai thành một con người, thà rằng tớ cứ vất vưởng vô hình giữa nhân gian, cười cười, khóc khóc cũng chỉ là riêng mình.

- Ngồi ở gốc tre, chờ đợi đám cưới của một cặp tình nhân, đầu thai thành một con người? Cậu đang nói chuyện gì vậy?

Chuyện của tớ. Tớ đã đứng đó chờ ba mẹ mình đi qua và theo ba mẹ về. Vậy tớ là ai, cô ta là ai, là một con người hay đơn giản chỉ là sự trú ngụ của một linh hồn cô đơn vất vưởng. Cô ta vẫn tồn tại trong tớ, ngay đây này, ngay ở chỗ ngực luôn đau nhói này, tớ tin rằng cô ta là một kẻ hay nói hay cười và hồn nhiên như những đứa trẻ. Tớ tin rằng cô ta theo cách nào đó mới chính là người đã trao cho những người đàn ông tớ yêu những phút yên bình, chứ không phải tớ đâu cậu, tớ chỉ có thể gây những nỗi ám ảnh ma mị thôi.

- Cậu có khoẻ không? Có cần phải dừng lại không? (tôi nói khi bắt đầu nhận ra đôi mắt nâu to tròn đã hằn lên những tia máu đỏ lừ)

Không, bình thường, - nàng phẩy tay, tớ hay bị cảm xúc chi phối. Tớ nói đến đâu rồi nhỉ, à, đến đoạn ba tớ từ bỏ ông bà nội vì mẹ rồi phải không. Nàng thôi đứng bên cửa sổ, lại gần bàn rót một cốc nước lọc, đưa lên miệng rồi từ từ ngồi xuống đối diện trước mặt tôi. Nàng lại bắt đầu câu chuyện bằng cái giọng đều đều, trong vắt, nhẹ nhàng như dòng nước chảy róc rách.

Trong suốt  khoảng thời gian trưởng thành bên ba mẹ, tớ đã chứng kiến những cuộc cãi vã của ba mẹ mình vì một lí do duy nhất là cách cư xử của mẹ với ông bà nội nên tớ cảm nhận được nỗi thống khổ của ba mình. Ông ấy thật sự là một người đàn ông tử tế. Ba đã mang theo nỗi day dứt về tình cảnh của mình trong suốt những năm dài sau này và nó càng trở nên nhức nhối hơn trong những ngày ông bà nội tớ lần lượt nằm xuống. Giờ đây ba tớ là một đưa trẻ mồ côi năm mươi tuổi. Tớ thấy điều đó vô cùng bất hạnh. Việc cấm đoán một con người phải coi những người đã sinh thành ra họ như người xa lạ giống như một tội ác. Sự thiêng liêng của mối quan hệ phụ tử, mẫu tử phàm là khi sinh ra mỗi người đều có dù nó tồn tại như thế nào và được thể hiện theo cách nào thì nó vẫn có. Tớ đã không liên lạc với gia đình từ rất lâu, mọi người từ bên ngoài nhìn vào đều nói tớ là một đứa con gái không ra gì, quên đi công sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ, làm đau lòng ba mẹ mình. Ừ thì họ nói có cái lí của họ và bằng chứng hành động của tớ là căn nguyên để những nhận xét ấy trở nên đúng đắn. Tớ không có gì biện minh cho mình. Tớ đã sai nhưng tớ không có cách nào để biến nó thành đúng. Thỉnh thoảng tớ nghĩ về hiện tượng rối loạn nhân cách, chứng tâm thần phân liệt và trạng thái trốn tránh xã hội của tớ ngày hôm nay, và đổ lỗi cho mẹ. Bà đã có những sai lầm vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi trong cách bà bỏ rơi tớ mà cả bởi trong cách bà phá huỷ mối quan hệ gia đình của ba tớ. Người ta nói đúng mà, thứ mình cướp được mãi mãi là thứ mình không bao giờ có được. Quả thật, thượng đế là đấng siêu nhiên vô hình, người luôn phân phát sự công bình trong xã hội. Có thể người thật sự thương tớ bởi chắc rằng tớ không hề đúng, và nếu tớ chấp nhận mình trong tình trạng này, là tớ phải chấp nhận một ngày tớ lại bị dày vò bởi đứa trẻ tớ sẽ sinh ra vì tớ khi là một đứa trẻ đã dày vò chính cha mẹ mình. Luật nhân quả là một bản án thép, không chừa bất cứ một đối tượng nào. Chỉ có điều người biết sự dày vò giữa tớ và ba mẹ tớ là sự tác động có đi có lại, có nghĩa là tớ cũng đang bị dày vò bởi chính ba mẹ mình, nên người đã ưu ái không cho tớ cái quyền "sẽ có một đứa trẻ" để tớ tránh cái sự kiện tớ sẽ nhận sư giày vò của nó sau này. Bằng cách đó, luật nhân quả đi chệch ra khỏi quỹ đạo cuộc đời tớ. Nhưng tớ lại cảm thấy bị giày vò với cả thế giới, y như thể tớ là mẹ của hết thảy chúng sinh. Sự đau khổ, xấu xí hay cô độc của sinh vật đều khiến tớ bận tâm. Có khi tớ trầm ngâm nhìn một cái cây cô lẻ giữa đường, xao xuyến tới bẫng lòng trước một chiếc lá vàng rơi, có khi tớ lại thấy nhói đau ở tim mình khi thấy một chú chó què lang thang bên những bãi rác quanh chợ, có khi tớ rùng mình khi nhìn vào đôi mắt của con cá trên thớt, nó như đang cầu xin tớ, van nài tớ một cơ hội sống. Vì thế cậu ạ, trong lòng tớ, lúc nào cũng đau.

Tớ đã nhiều lần cố nhồi xuống đất, tập trung hết tinh thần để tách biệt hai phần hồn và phần xác. Tớ luôn ý thức được khối u nhọt trong con người mình, tớ luôn có xu hướng đi tìm câu trả lời cuối cùng, và cho rằng đó là cách duy nhất, nhanh nhất khiến tớ tự động chữa vết thương của mình. Tớ cho cái hồn tớ tách ra khỏi xác tớ, lạc về ngắm quá khứ tớ, quan sát những kí ức được ghi chép trong não bộ để tự thấu hiểu, tìm lời giải đáp cho tình trạng tâm thần của tớ hiện tại. Có đôi khi tớ đổ lỗi hoàn toàn cho sự vô tâm của ba mẹ, nhưng bây giờ tớ nghĩ là do tớ, tớ sinh ra đã quá ư nhạy cảm nên cái nỗi vô tình của ba mẹ đơn thuần trở thành chất xúc tác khiến tâm tư tớ trở nên rối ren hơn. Gần đây mẹ tớ thú nhận về sự khác thường của tớ ở những năm đầu tớ được sinh ra, tớ là một đứa trẻ ít nói, ít cười, ít vận động, thích chơi một mình và không thoải mái khi ai động vào đồ vật của mình. Đến tận năm ba tuổi, tớ vẫn không thích đi, không thích đi chứ không phải vì tớ không đi được, mà là tớ thấy bò thì sẽ an toàn hơn. Và một chuyện đặc biệt nữa, cậu có thể tin hoặc không tin, vì nó cũng không thật sự đã gây ảnh hưởng gì quá trầm trọng đến mức tạo một bước ngoặt mới trong cuộc đời tớ, chỉ là tớ chỉ muốn cho cậu biết sự khác lạ của bản thân mình, ở một số hoàn cảnh phù hợp tớ có thể nhìn thấy những linh hồn. Nhưng chắc cậu sẽ tin vì cái thứ lạ lùng này còn xuất hiện nhiều lần trong cuộc đời tớ, xuyên suốt từ quá khứ tới hiện tại. Tớ đã luôn không hiểu tại sao người ta lại chọn xuất hiện trước mặt tớ, nhưng theo những gì rõ ràng nhất của kí ức, thì họ chưa khi nào muốn làm tổn hại tới tớ. Nhưng sự xuất hiện của họ đã làm xáo trộn và phủ một làn khói u ám lên bộ não vốn dĩ đã đầy u mê của tớ. Một vài người trong số họ đã đi vào những giấc mơ của tớ, gần gũi tớ, yêu thương tớ, và chỉ cho tớ biết những điều không tưởng, những điều mà người phàm chưa từng được biết hoặc đã cố gắng giấu diếm nó trước bộ não có tính kết nối cao của tớ. Đầu tiên là việc tớ khẳng định đã có mặt trong đám cưới của ba mẹ mình. Suy nghĩ ấy là kí ức sớm nhất trong cuộc đời tớ, nó thật đến nỗi tớ nghĩ nó thật, như thể phần hồn của tớ đã tồn tại từ trước đó.

Cậu ạ, tớ thường tự nuông chiều mình bằng cách cho phép bản thân nghĩ rằng tớ chỉ là con nuôi của bố mẹ. Vào một đêm đẹp trời, trong một buổi hò hẹn, họ nhìn thấy tớ nằm chỏng chơ giữa đám cỏ xanh tơ, những sợi cỏ mềm dịu ôm ấp tớ đầy mê hoặc. Phút chốc họ choáng ngợp trong ảo ảnh ngọt ngào được kết tinh từ ngọn lửa thanh xuân đang cháy hừng hực trong lồng ngực họ về một gia đình, về một trái ngọt của hôn nhân, nên họ quyết định mang tớ về để đặt tên cho gia đình họ. Họ đã không sáng suốt, họ giống như Adam và Eva trong vườn địa đàng của Thượng đế, họ đã không thể từ chối lời xúi gịuc ngọt ngào của Rắn mà nếm trái cấm dẫn đến việc tự mình kết thúc những tháng ngày tươi xanh. Đến tận lúc ấy họ mới nhận ra rằng nhiệt huyết hay thanh xuân đều không đủ để nuôi một đứa trẻ hay duy trì một gia đình. Nên khi những nỗi khó khăn mang tên vật chất và dư luận ập đến, thanh xuân hừng hực ngày nào cũng chỉ còn cũng chỉ còn lại nỗi chán nản, sự bực dọc, cuống quýt và cãi vã. Và ai đó trong hai người họ đã hối tiếc về sự tồn tại của tớ? Nên họ bỏ bê, họ mặc xác tớ trưởng thành theo bất cứ cách nào có thể, và tớ đã u uẩn trưởng thành trong một không gian lạnh lẽo hắt ra từ nỗi cô độc của một đứa trẻ đứng giữa vùng yêu đương đang dần lạnh ngắt. Vậy là, sự không bằng lòng với những tình cảm ít ỏi mà ba mẹ dành cho mình đã giải thích cho suy nghĩ điên rồ ấy của tớ. Nhưng đó chỉ là một cách ru ngủ đau thương đầy phi lí, chỉ là một cách tớ trốn chạy tổn thương đang sờ sờ ngay trước mắt, chỉ là mong muốn giải thích một cách con người nhất sự lãnh đạm mà mẹ đã dành cho tớ từ thuở mới sinh ra. Bởi sự thực là tớ đã được sinh ra bởi mẹ, bởi chính mẹ. Những đường nét trên gương mặt tớ đã khẳng định cho điều ấy. Giá mà tớ xem đó là một lí do để trách móc ba mẹ mình. Lạ thường thật, bây giờ tớ lại đứng đây, sau hơn hai mươi năm và ước rằng tớ đã từng trách móc ba mẹ mình. Cậu biết không, dù nhận thức rõ ràng sự thơ ơ của ba mẹ với mình, tớ- ngày ấy vẫn chưa từng tồn tại một chút ý muốn trách móc tới hai người. Sai lầm ấy dẫn tớ đến một bất hạnh mớ. Tớ đã đi đến một suy nghĩ tiêu cực hơn, tớ cho rằng tớ là một đứa trẻ không đáng được yêu thương, nên tớ chấp nhận sự cô độc của mình, và tự thu mình, i ỉ khóc với chính nó. Điều đó thật tệ. Có lần tớ đã cho rằng tất cả mọi bất hạnh của cuộc đời tớ là do chính cái ngày ấy, cái ngày tớ đã âm thầm chấp nhận việc ngươi ta không quan tâm tới mình là một sự đúng đắn và coi như đó chính là tội lỗi của tớ. Tớ đã cho phép ba mẹ tớ làm thế, tớ đã không hề đòi hỏi một điều gì, chỉ ngồi yên ở góc nhà, góc sân, bạn bè tri kỉ là một cành tre non nhỏ xíu, một vật vô tri vô giác nhưng là của tớ. Đầu tiên tớ sẽ bóc một cái móng màu xám đầy lông đang ôm lấy cơ thể nó, phần thịt non nớt trắng xanh giữa những đoạn đầu của đốt tre mới xuất hiện. Tớ cầm lấy phần đuôi của ngọn tre ấy, tức là phần cứng cáp nhất, và gần nhất so với gốc tre, quay vòng tròn cho đến khi cái phần thịt tre còn non dưới tác động của chuyển động xoay vòng chảy nước ra và teo tóp lại như chỉ còn là sự liên kết của những sơi dây xanh trong. Khi ấy những vòng tròn vô hình mà tớ tạo ra ngày càng tròn và linh hoạt hơn. Đó là thú tiêu khiển duy nhất trong những năm tháng ấu thơ của tớ. Tớ đã trộm nghĩ rằng, nếu như ngày ấy tớ là một đứa trẻ hư, tớ cứ gào thét lên, tớ cứ bắt người ta phải chông trừng tớ, hoặc tớ cứ giãy đành đạch lên khi không bằng lòng với ai đó thì tớ hôm nay có lẽ đã khác. Cậu biết đó, con người luôn tồn tại cùng sai lầm ở bất cứ độ tuổi nào, chỉ khác nhau ở cách nhìn nhận về sai lầm ấy sau khi nó xảy ra. Cuộc đời đơn giản là mạng lưới giao thông, kẻ tham gia giao thông sẽ tự ý thức được việc va chạm là khó tránh khỏi, nhưng con người ít nhiêù vẫn có quyền kiểm soát, chỉ là những rủi ro lại đến từ ý thức của người tham gia bên cạnh, ý thứ tồi ấy có khi chính là nguyên nhân đăt dấu chấm hết cho cuộc đời ta, khi đó cuộc đời ta kết thúc và chẳng còn gì bàn cãi đối với ta khi ta đã chết rồi. Nhưng nếu ta không chết, ta thật sự cần quan tâm tới thái độ của người mắc sai lầm. Có khi là ta, có khi là họ. Ta thì chắc chắn không bao giờ muốn tự hại mình, còn họ thì cũng không nên làm điều có thể hại đến ta. Tớ nghĩ là vậy. Sai lầm của tớ là chưa bao giờ thành công trong việc đối thoại trực tiếp với ba mẹ mình. Họ đều không muốn nghe, hay những thứ tớ nói quá trừu tượng đối với họ, còn tớ lại đã thiếu tính kiên nhẫn. Để đến bây giờ, khi tất cả những mâu thuẫn đã chồng chất, đến đối thoại với loài người tớ còn không muốn làm nữa. Tớ đã chọn im lặng.

Cậu có thấy tớ ích kỉ khi đối xử với ba mẹ mình như vậy? Chắc hẳn là có, nhiều người nhận thấy có, nhiều người kết tội tớ sống không đúng luân thường đạo lí. Nhưng những gì họ biết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nếu họ không thật tâm muốn hiểu tớ thì mãi mãi cuốn sách họ đọc sẽ chỉ bỏ dở ở những lời tựa. Như cậu biết đấy, mẹ tớ không thích tớ, bà cho rằng tớ là căn nguyên cho sự trì trệ của cuộc đời bà nên dù muốn dù không, tình cảm bà dành cho tớ cũng rất ít, đó là còn chưa kể việc tớ chỉ là một đứa trẻ nữ, một đứa trẻ nữ trong quan niệm ở thời dư tàn phong kiến thì không thể bằng một đứa trẻ nam. Người đàn bà mà chỉ sinh ra những đứa trẻ nữ sẽ là nạn nhân của thói bạo lực gia đình đến từ người chồng và gia đình chồng họ, nhưng chính những kẻ hành hung người đàn bà ấy lại là nạn nhân của một trò bạo hành mang tầm vĩ mô hơn ví như bạo hành xã hội, bạo hành dân trí, bạo hành dư luận ... Dường như tất cả chúng ta đều khổ. Nhưng chúng ta lại không thể đổ lỗi tất cả mọi sự khổ tự nhiên cho những định kiến đã tới hồi lược bỏ, chúng ta phải chấp nhận rằng một phần khổ đau đó cũng đến chính từ sự kiêu hãnh đã không được nâng đỡ bởi những giá trị của tri thức. Nên tớ cứ nhớ mãi về một câu chuyện ầm ĩ và lớn lao ở vùng quê tớ dạo ấy. Sự thể là có một người đàn ông nhỏ thó tên Năm Ré chuyên hành nghề đồ tể heo. Người ta nói rằng trước khi lấy vợ bác ấy không nhỏ thó đến vậy. Chỉ sau khi vợ bác ấy sinh cả thảy mười hai người con gái thì mỗi đứa đã lấy đi sự hao mòn cả về da thịt và tinh thần bác. Mặc dù những đứa con của bác Năm rất mực xinh đẹp, ngoan ngoãn và yêu thương cha, nhưng khi đứa con gái thứ mười ba ra đời, bác Năm đã chết ở một vũng lầy bên cạnh đường, những thân khoai nước dập nát, người đàn ông nhỏ thó quen thuộc với từng ngóc ngách làng xóm nằm im lặng, mắt nhắm nghiền, mặt an yên đến lạ, tay vẫn cầm chai rượu còn uống dở. Chết vì cảm lạnh lúc say. Đó, câu chuyện đó là có thật, vẫn còn những bằng chứng sờ sờ ở quê tớ. Những người con gái của bác Năm đã trưởng thành, lập gia đình và không còn ai rơi vào bi kịch năm xưa nữa. Nguyên nhân cái chết của bác Năm, theo khoa học thì không có gì để bàn tán, nhưng theo dư luận thì đó là sự trừng phạt đáng đời của thượng đế dành cho những kẻ làm giàu bằng nghiệp sát sinh. Thú thực nghiệp ấy tớ cũng không biết, vì có cung ắt có cầu, giả như cả người Việt không ai ăn thịt heo thì làm gì có người giết heo, và không có người giết heo thì lấy đâu thịt heo để ăn. Vậy tội sát sinh không chỉ thuộc về kẻ cầm dao mà thuộc về cả kẻ tận hưởng sản phẩm đằng sau kẻ cầm dao. Ngoài những nhà tu hành đắc đạo, còn phàm đã là con người thì sát sinh đã là nghiệp chung, chẳng chừa một ai. Riêng tớ, tớ vẫn cho rằng sự đàn áp của dư luận, sự hả hê của những gã đàn ông cục mịch mà đến cả mười đời cũng không thể nuôi nổi mười hai đứa con gái trong một cuộc sống sung túc như người đàn ông tuyệt vọng đó đã cứa cổ bác. Cậu chả biết đâu, ở quê tớ những người đàn ông không có con trai đều bị coi là đàn bà và bắt buộc phải ngồi mâm dưới, mâm của những người đàn bà, không được uống rượu chén anh chén chú với những người đàn ông trong những dịp giỗ chạc, hội hè. Tớ cho là vậy. Vì thế tớ luôn coi cái chết vì sự ghẻ lạnh là cái chết kinh khủng nhất, khi mà sự tuyệt vọng bóp nghẹt ta mỗi ngày và sự sống sẽ từ từ ngắc ngoải ở bên trong, cái chết xâm lấn từ tâm thần. Cái chết tâm thần thách thức bất cứ một kẻ nào dù ngu đần hay thông minh và càng trở nên nguy hiểm hơn với những thể loại có tài trí hơn người, giống như thể trời tru, đất diệt.

Nên mẹ tớ càng không thích tớ, hoặc tớ vô tình lại trở thành áp lực của bà. Nhưng rồi mẹ tớ cũng thoát ra khỏi nỗi áp lực vô hình ấy. Ba năm sáu tháng sau khi sinh ra tớ thì mẹ tớ sinh ra đứa em trai đầu tiên của tớ, đăt tên nó là Mạnh. Giờ đây, ngay tại khoảng khắc này, Mạnh là người thân duy nhất của tớ, là bản sao đầy đủ và gần gũi nhất của tớ. Nó giống hệt tớ, chỉ là cao hơn tớ ba mươi phân và tâm tư nó cũng bớt rối ren hơn tâm tư tớ, Nhưng nó vẫn là một con người quá đa cảm với tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời nó. Khi nào cậu rảnh, tớ muốn chúng ta cùng tới thăm em tớ, tớ chắc chắn rằng cậu sẽ mất ra sự mất tự tin của nó, cũng như sự tự ti của tớ trong lần đầu tiên gặp cậu. Tớ và em trai mình đã trưởng thành bên cạnh nhau hơn hai mươi năm, hơn tất cả thời gian những cuộc tình của tớ gộp lại, Mạnh cũng bi cướp đi nhiều đặc quyền đáng ra nó được hưởng từ gia đình mà đôi khi chính tớ lại gián tiếp tiếp tay cho điều ấy. Mạnh đã chọn cách khởi đầu khác tớ. Tức là nó khởi đầu không phải là một đứa trẻ ngoan. Vâng, nó đã gào rú và quấy khóc suốt những năm tháng nó không có nhận thức, nó đã giành được tất cả sự quan tâm của mọi người, trừ tớ. Tớ hay đứng nem nép vào tường để quan sát nó. Nó thật kinh khủng. Tiếng thét của nó thật kinh khủng và điệu bộ của nó cũng chẳng đáng yêu tí nào, tai sao lại có một đứa trẻ hay hờn, hay khóc, hay quấy rối đến vậy. Tớ tưởng nó sẽ khác. Ai ngờ nó lại giống tớ. Vì tớ chính là người duy nhất nó được tiếp xúc tinh thần sau này. Cuộc sống, đồng tiền đẩy tất cả mọi giá trị thiêng liêng ra xa nhau. Khi mạnh chập chững biết đi, nó được giao hẳn cho tớ. Và từ sự ảnh hưởng của tớ, nó đã trở nên như vậy. Tớ rõ ràng luôn luôn là một đứa quấy nhập và xâm phạm tâm tư người khác. Tất cả mọi ý nghĩ và tính nết của nó đa phần lấy cảm hứng từ tớ. Nó chính là dạng sản phẩm được tạo ra từ chính chị nó. Sự tác động của tớ lên nó chưa bao giờ là nhỏ và cũng chưa bao giờ mất đi. Ngay từ những điều đơn giản nhất như thói quen ăn uống hay điều nghiêm trọng hơn là hai chị em tớ dễ dàng đạt tới trạng thái tuyệt vọng trước những thay đổi nhỏ trong cuộc sống. Cậu biết rằng tớ thường xuyên lâm vào trạng thái tuyệt vọng và không ít lần cậu cũng chính là nguyên nhân, thì Mạnh cũng vậy, nó khổ sở vô cùng với những vận động tự biên, tự diễn của bản thân mình. Tâm hồn nó cũng nảy nở như tâm hồn tớ. Cảm quan về sự nhân ái và lòng trắc ẩn là những điều tuyệt đẹp mà tớ tin rằng nó đã đạt được. Nhưng trong cái tâm hồn nảy nở ấy, mầm mống tiêu cực xuất hiện cũng như một điều thuộc về tính quy luật tự nhiên; ngay từ khi được sinh ra, bản thân mọi sự sống đã trù định sẵn cho việc phải chết đi. Tớ cũng vậy. Sống là một cuộc đấu tranh sinh tồn, nhưng lại chẳng đơn giản dừng lại ở việc tồn tại, mà còn là sự phát triển. Điều tớ chưa làm được là lấy những tích cực tớ có để chế ngự những tiêu cực tớ đang mang. Đó cũng là điều duy nhất tớ cần phải học hỏi bây giờ và cho trong suốt cuộc đời này, vì tớ còn muốn sống cậu ạ, mà cái tiêu cực có tính lây lan lắm, nó như một dạng bùa ngải vậy, nó khiến đầu óc tớ u mê và đen kịt đến nỗi chỉ muốn đặt đầu vào lưỡi hái thần chết. Thế là tới luôn chắc mẩn rằng tớ phải chịu trách nhiệm  vô cùng với cuộc đời của em trai tớ. Ngày xưa, khi mà tớ theo học ở ngoại ngữ Thái Nguyên, chị em tớ đã ở cùng nhau, đã tạo ra một gia đình nhỏ mà ở đó cả hai cùng yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ cho nhau. Tớ vốn rất khó tính. Nhiều lần trong đời tớ đã bực tức đến phi lí với em trai mình nhưng tớ vẫn coi đó là khoảng thời gian đẹp khi có thể tự tay chăm sóc cho nó từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Ngày ấy tớ có ích kỉ, thỉnh thoảng nỗi day dứt về sự ích kỉ ấy vẫn ám ảnh tớ đến tận bây giờ, hì...- nàng cuời và ngước mắt nhìn lên tôi. Lúc nào cũng vậy, đó cũng chính là nụ cười khiến tôi từ bỏ tất cả hoa mỹ trên cuộc đời này để có được.

Cậu biết tớ không ăn được hành đúng không? Thật ra là tớ ăn được. Tức là ăn hành thì cơ thể tớ vẫn không có những biểu hiện chối đẩy như lợm họng hay nôn oẹ như khi tớ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ. Vụ đó là chuyện của trước kia, khi tớ còn nhỏ, tớ quả là không ăn được hành thật. Mà bất kì những cái gì tớ không ăn, Mạnh đều không ăn. Nó nhìn vào tớ, học theo tớ và cảm thấy an toàn với lựa chọn của tớ, nó hoàn toàn tin tưởng tớ. Với nó, tớ là một thế giới chân thật, gần gũi và rộng mở nhất. Khi tớ lớn hơn, vì sự nghiệp học hành tớ gần như đã tách khỏi gia đình và vì thế mà những bữa ăn cũng trở nên đa dạng hơn, tớ đã ăn được hành, từng chút một, nó thật sự không ảnh hưởng nhiều tới khẩu vị của tớ. Còn Mạnh thì vẫn không thể. Điều đó làm tớ cảm thấy có lỗi với em trai mình, và tớ để bớt ăn năn trong việc tác động quá nhiều sự phiền phức cho nó, tớ sẽ quyết định một đoạn thói quen ăn uống chung của hai chị em. Tớ nhất quyết không ăn hành để chứng minh rằng nó không phải là thằng dị duy nhất, ít ra thì chị nó cũng dị cùng nó. Nó thích ăn canh ngao nấu chua, thích ăn dưa hấu đỏ và thịt lợn nạc chế biến cách nào cũng được. Nó cũng thích ăn đồ tớ nấu, giống cậu. Đó, tớ đâu phải là một đứa vô tình tới độc ác như mẹ tớ thường nói. Suy nghĩ của tớ, nỗi nhớ của tớ, trách nhiệm của tớ đối với gia đình chưa bao giờ dám đặt xuống vai, chỉ là tớ bất lực khi không biết làm cách nào để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Phải là tất cả mọi thứ. Có vẻ như chẳng ai nghe được tiếng thì thầm hoặc nỗi đau của sự im lặng. Cũng như một người đã không hiểu sự im lặng tớ dành cho người ấy hôm nay là kết tụ bởi nước mắt của những tủi hờn hôm qua trong những yêu thương có điều kiện từ phía họ. Và nếu tớ không im lặng thành công, tớ sẽ thành kẻ im lặng thất bại nào đó. Hẳn người ta phải bất ngờ lắm khi biết từng ấy dòng suy nghĩ có thể chảy trong cơ thể vỏn vẹn bốn mươi kilogram của tớ cậu nhỉ? Tớ tưởng như tớ có cả một sa mạc nỗi niềm, nói mãi, nói mãi cũng không bao giờ hết. Những gì tớ đã nói cậu nghe hôm nay chỉ là một hạt cát nhỏ bé xíu mà thôi. Tớ sợ rằng một ngày nào đó, chính tớ sẽ đe doạ cậu bởi nỗi đau thế sự của tớ nếu cậu vẫn ở quanh đây. Ý nghĩ tiêu cực là thứ nguy hiểm, vô cùng nguy hiểm, nó thường dẫn tớ tới cái hố đen mà Naoko trong rừng Nauy của nhà văn Nhật lừng danh Murakamo Haruki gọi là giếng đồng. Khi tớ còn trẻ, cách đây vài năm, tớ đã đọc tác phẩm này một lần nhưng không hề để ý tới sự tồn tai của giếng đồng, nhưng đến những ngày gần đây, khi tớ vật vã khóc lóc mỗi đêm, khóc như thể không đừng lại được, Naoko đã tìm đến tớ, và tớ thấy giếng đồng. Đúng như cách Naoko trấn an Watanabe về sau khi nói về sự tồn tại của thứ vật chất nguy hiểm vô hình đó, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra đâu nếu cậu vẫn ở đây và tớ vẫn ở đây. Tớ đã không coi đó là một lời trấn an Watanabe của Naoko, đó thực sự là một lời cầu xin giúp đỡ của Naoko, cô ấy muốn sống, và cô ấy muốn cánh tay Watanabe kéo xa cô ấy khỏi những thế lực vô hình. Cũng như lần đầu tiên tớ đã nói với cậu, làm ơn một lần đến thì đừng có một lần đi, làm ơn đã một lần đến thì sẽ ở bên tớ trọn đời, vì những đau thương đã đủ không thể chất chứa thêm một tiếng thở dài, sự sống sẽ vỡ vụn; là vì cái giếng ấy cũng đang ở trước mặt tớ và sự quyến rũ của nó thì không khác nào thanh nam châm đối với kẻ cô đơn. Quả thật, sẽ không có chuyện gì xaỷ ra nếu cậu vẫn ở đây và tớ vẫn ở đây; nhưng khi không có cậu, nó sẽ đến - cổ họng thần chết đen ngòm, sâu hoắm và lèn hàng tỉ năm bóng tối. Chẳng hiểu sao thứ ấy lại thu hút những kẻ như tớ đến vậy. Tại sao người ta không tạo một cửa sáng của thiên đường mà nhất mực phải là họng tối của bóng đêm? Vì những con người ấy không tin vào một thứ ánh sáng nào, niềm tin của họ đã vỡ vụn, họ sợ sống đến nỗi sợ cả phải sống ở thiên đường, sợ nhìn thấy những nhân dạng tầm thường, thế nên họ quyết định tặng linh hồn mình cho thần chết mãi mãi. và giếng đồng như đen thêm một chút nữa.

Vì sao vậy? Suy nghĩ của tớ ấy? Tớ đã có một cuộc sống hoàn hảo từ ngày cậu đến, nhưng tại sao gấm vóc nào cũng không che đậy được vết thủng của tâm hồn, không thể có một yêu thương lớn lao nào có thể quật ngã được nỗi cô đơn đã ăn vào máu, đã ngấm vào da thịt? Chỉ đơn giản vì tớ là một đứa trẻ không được chào mừng bởi mẹ nó ư? Không. Nỗi đau vốn rất đơn giản nhưng không hề khó để quên; nhưng nếu là một chuỗi dài không ngừng nghỉ và có sự móc nối với nhau thì nỗi đau sẽ kết tủa thành một tượng đài cô độc cứng ngắc tồn tại bên trong da thịt con người. Đến lúc ấy, phá tan nó hầu như là việc làm không thể.

Chương 2: Ngày thứ hai.

Khi tớ mới được sinh ra, tớ vẫn ở nhà nội. Nhà nội tớ là những dãy nhà đắp đất, mái rạ quay mặt vào nhau trên một mảnh đất vuông vức khá lớn. Chẳng hiểu sao vật liệu để xây ngôi nhà ấy lại đơn giản đến vậy, chỉ là bùn và rơm. Sau này, nếu có thể tớ muốn dựng lại một ngôi làng độc những mái nhà như thế, cho lũ trẻ thời văn minh trải nghiệm. Hẳn nó sẽ có ích đối với cộng đồng cậu nhỉ. Chỉ tiếc là, nó vẫn quạnh quẽ, trầm buồn vì tớ không thể còn tìm được những người nông dân mộc mạc, chân chất, lượng thiện đặt vào từng mái nhà nữa. Hay nhỉ, nếu như người ta nói ước mơ của tớ là gì, thản nhiên tớ sẽ nghĩ tới việc mình trở thành một người viết lừng lẫy, sẽ có những cuốn sách thu hút bạn đọc và tất nhiên không thể phủ nhận nguồn lợi nhuận vật chất có thể chui vào túi tớ. Con người mà, nhà văn cũng là người, nhà văn cũng ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh như những người bình thường. Nhà văn cũng là những con buôn, những con buôn chữ; nhà văn cũng là những kiến trúc sư, kiến trúc sư dựng lên ngôi nhà, dựng lên ngọn núi và có khi dựng lên cả một cuộc đời; nhà văn còn là bác sĩ, trách nhiệm của ngòi bút không đơn thuần là để những dòng chữ chảy trôi trên trang giấy rồi nhảy nhót vào tâm tư bạn đọc, mà còn xoa dịu được những vết thương bằng sự đồng cảm của chính họ, và gieo rắc vào tâm hồn người đọc sự bao dung, lòng đam mê, ý chí quyết tâm, đức nhân hậu,... để không ai khác chính người tiếp nhận văn bản văn chương tự mình muốn tốt lên, tự mình cứu vớt cuộc đời mình. Ôi, nói kiểu này thì nhà văn không khác gì chúa trời và văn học chẳng khác gì tôn giáo nhỉ. Theo tớ nghĩ thì cách tiếp cận của tôn giáo tới giáo dân cũng tựa tựa cách tiếp cận của nhà viết tới người đọc, cùng là một hình thức hình ảnh hoá hệ thống kí tự với mục đích bóc trần lớp vải vóc, lụa là, những sân si bên ngoài mà con người đã dày công bọc lót, để chạm vào tâm hồn họ, để khơi gợi những phần tinh tuý và thầm kín nhất của con người. Nhưng nếu tôn giáo nghiêng về uy quyền của một đấng tạo hoá, thì văn chương cho phép bạn trở thành đấng tạo hoá của riêng mình. Vì thế mà văn chương gần gũi với người đọc hơn. Tớ tiếc là ngày nay lũ trẻ không còn thích học văn nữa, có chăng chúng chỉ vùi mình trong những cuốn tiểu thuyết ít giá trị của văn học mạng Trung Quốc. Thứ văn chương ấy không phải chưa từng xuất hiện, nó đã trỗi dậy hừng hực một lần ở chính đất nước chúng ta, những tác phẩm văn học thương mại. Xu hướng sáng tác dễ dãi này đã cuốn vô vàn nhà văn vào vòng xoáy của nó, họ tưởng tượng ra những cuộc đời đẹp đẽ, những tâm hồn trong trẻo, những cuộc sống đầy lí tưởng, những sự sắp đặt trơ trêu của duyên phận, giàu nghèo, sau đó đều dẫn đến một kết cục chung, rằng không ai ngăn cản được tình yêu chân chính, chàng và nàng vẫn hạnh phúc mặc kệ xung quanh họ cuộc đời có vận hành theo xu hướng nào. Cuộc sống đâu đơn giản vậy cậu nhỉ, phàm là con người, đói thì sẽ ăn, túng thì sẽ làm liều, mấy kẻ giữ được sự thanh cao, vật chất luôn thay đổi, con người cũng chỉ là một dạng vật chất trong con mắt khoa học, nói chi đến chuyện xúc cảm thất thường. Mà lẽ tự nhiên chẳng chàng đẹp mã, hào hoa nào lại để ý tới cô gái nhan sắc trung bình cả, và cũng hiếm khi một cô tiểu thư lá ngọc cành vàng lại chịu theo một anh nghệ sĩ cò bất, cò bơ, không có gì ngoài cây đàn và tiếng hát cả. Nhưng văn học thuở ấy cho phép những điều ấy xảy ra như một lẽ đương nhiên, mặc kệ thực tế cuộc sống có đập rầm vào bộ mặt cuộc sống văn chương. Khi ấy chỉ có Thạch Lam khước từ. Tớ không thích những nhà văn dễ dãi, họ chỉ ngồi ở một góc, tưởng tượng những câu chuyện tình lâm ly bi đát rồi giải quyết bằng chính sự hận thù triền miên kiếp này sang kiếp khác, thậm tệ hơn họ sỉ vả chính nhân vật mà họ đã tạo thành bằng chính cái tôi nhỏ nhen của họ để đánh bật hình tượng phụ nữ hiện đại, phụ nữ mạnh mẽ, phụ nữ cần đánh ghen phụ nữ. Đáng buồn là tư tưởng ấy lại được đa số phụ nữ tung hê. Thế là họ kéo nhau đi từng đoàn, đặt cô nhà văn trẻ kia trên kiệu hoa, nhất nhất tin những lời cái cái miệng xinh đẹp ấy thả ra. Cuối cùng cô ấy tưởng cô ấy là thần thánh, cái gì cô ấy nói cũng phải đúng, nếu ai cho rằng không đúng, cô ấy sẽ chửi thẳng vào mặt cái bọn người đó là những kẻ chậm tiến, máu không kịp tới não. Cô ấy đâu còn là một nhà văn nữa, tớ nghĩ cô ấy nên làm chính trị gia, soạn thảo một đường lối cách mạng riêng và dẫn dắt những kẻ sùng bái cô ấy thực hiện những cuộc bạo động vào những sinh vật tưởng tượng như con giáp thứ mười ba hay đàn áp xúc phạm những tư tưởng trái ngược mình bằng thứ ngôn ngữ phường chợ chẳng con người nghệ thuật nào có thể làm được. Thế mà cô ta lại được cho là một nhà văn cá tính, một sự tiến bộ của nền văn học Việt, một kẻ đại diện cho thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và dám là mình. Vâng, dám là mình, dám là mình. Không phải ai cũng dám là mình đâu. Tớ không dám là mình đâu. Tớ sống theo những chuẩn mực của con người, và tớ sẽ hoàn thiện bản thân theo từng ngày cậu ạ. Còn dám là mình, tớ sợ tớ sẽ trở thành một vụ bê bối nhân cách lớn. Con người trưởng thành đâu phải chỉ nhờ dám là mình, con người trưởng thành trong cái nôi văn hoá, đạo đức từ thế hệ xa xưa để lại, con người phải chắt lọc phải tiếp thu, phải rèn luyện mới có thể được gọi là con người. Thì tớ vẫn chọn cách lớn lên trên cái nôi văn hoá đó, ăn những trái tinh tuý của đạo đức chứ không nhảy xuống những vùng văn minh nguyên thuỷ để một lần dám là mình. Sống tử tế thì khó chứ sống sa đoạ thì có bao giờ khó đâu. Lòng ích kỉ là thứ có sẵn, chỉ có sự bao dung mới cần được rèn luyện thì hà cớ chi ta lại cổ vũ cho phong trào sống ích kỉ, đi ngược lại tất cả những nền tảng văn hoá cổ xưa trên trái đất?

Nên cái mục đích chính của sự nghiệp, tớ vẫn mong muốn truyền đạt được khao khát hướng thiện tới bạn đọc. Tớ chẳng mong nhiều người sẽ đọc những gì mình viết, tớ chỉ mong những người đọc được là những người sẽ thấu hiểu tớ, tớ chỉ mong là bạn, không mong được tôn sùng, tớ chỉ mong những tâm hồn cao đẹp nắm lấy tay nhau cùng tiến về phía trước, cùng ôm ấp, che chở cho những sinh linh bé bỏng hơn chứ không hề mong ngồi trên kiệu hoa, coi mình là vị thánh và phán xét người một con người tầm thường nào đó. Trên quan điểm của tớ, người viết và người đọc luôn đặt trong mối quan hệ tương quan, cộng sinh, không cá thể nào nổi bật hơn cá thể nào. Đó là mục đích làm văn của tớ. Chắc rằng vì mục đích đó quá cao cả, mà trí lực của tớ có giới hạn cho nên giờ đây tớ mới giống như một con thần kinh phân liệt, nửa tỉnh, nửa mê, ăn nói liên thiên suốt những ngày dài. Tớ vẫn thường nghĩ, định mệnh sinh ra tớ phải đặt trong nghiệp cầm bút, phải kết nối với cộng đồng, phải là người lái những con thuyền chuyên chở những ước mơ. Thú thực tớ yêu con người lắm. Xấu tốt đều yêu vì cứ luôn tin rằng cái xấu được tạo ra sau cái tốt, cái xấu được tạo ra sau khi cái tốt vỡ vụn nên nếu tớ tiếp cận được phần tốt ẩn sâu bên trong của họ, thiên thần sẽ trỗi dậy. Vài lần tớ thành công, vài lần tớ thất bại, tớ nhận ra rằng những kẻ còn ôm ấp một vài nỗi đau khổ đều là con người. Chỉ sợ những kẻ tự mãn không còn cảm nhận được khổ đau và thiết tha chia sẻ nữa. Thật ra khi tớ quyết định phơi bày kí ức của mình, mong muốn mãnh liệt của tớ là tìm được sự thứ tha, thấu hiểu từ những con người xung quanh mình. Như vậy những gì đươc viết ra ở đây, đầu tiên là cho tớ, là một phép cắt lớp khối u uẩn đang tồn tại tận sâu bên trong tớ. Ở đó tớ mong mỗi người độc giả là một bác sĩ nhân văn lành nghề có thể chữa bệnh cho tớ và chữa bệnh cho chính họ một cách kịp thời. Cậu ạ, thế là đang từ chuyện ngôi nhà của ông nội tớ lại dàn trải sang tư tưởng của mình sang chủ thể văn chương. Tớ không thể kiểm soát được luồng suy nghĩ của bản thân mình, nó chạy quá nhanh, vận tốc của nó quá lớn, nó khiến tớ không thể dừng lại, u mê như một kẻ ham tốc độ. Rồi khi đến hết con nước, rơi tõm vào một vùng yên bình tớ lại nhớ ra tớ chưa kịp nói những điều ban đầu tớ định nói. Ngôi nhà của ông nội, kẻ trú ngụ vô hình và linh hồn đầu tiên tớ bắt gặp.

Tớ cũng tự nhiên mà biết cô ấy như thể tự nhiên mà tớ biết tớ có mặt trong đám cưới của ba mẹ mình. Người ta thường nói về những lạ thường trong con mắt và bộ não trẻ con. Trẻ con có thể nhìn thấy thấy ma, có thể trò chuyện với những linh hồn vì có lẽ cả trẻ con và linh hồn đều cuồn sở hữu nguồn năng lượng thuần tuý, ít ám bụi trần. Hoặc trẻ con là hiện thân gần gũi nhất của thiên thần và thiên thần sẽ nhìn thấu những siêu hình ác quỷ. Nhưng ít ai nói về sự lưu giữ những hình hài ấy trong đầu nhữg đứa trẻ khi trưởng thành. Tớ nghĩ bất cứ thứ gì mình đã từng nhìn thấy khi bộ não mình đã tồn tại thì đều đã được bộ não ghi chép. Nó trở thành một miền kí ức mà chỉ đảo lộn, đào sâu, rất khó khăn chủ thể mới chạm tới được, và khi đã tìm nó thì nó sẽ sống động vô cùng. Cô ấy có mái tóc đen, cắt ngang vai, dáng người mảnh mai, khuôn mặt ưa nhìn. Tớ có thể cho cậu chi tiết về gương mặt, dáng dấp điệu bộ của những linh hồn tớ từng gặp nhưng tớ lại không có một hình ảnh nào được lưu giữ lại về đôi mắt của linh hồn. Chắc chắn họ đều có mắt, chỉ có điều tớ không nhìn được, vì khi nhìn, tớ chẳng còn gì ngoài nỗi trống rỗng, trống rỗng đến chẳng thể ghi nhớ được. Cô ấy có thật, bởi cô ấy không chỉ xuất hiện trong kí ức tớ, để ai đó có thể tự bao biện rằng đó chỉ là trí tưởng tượng của một bệnh nhân thần kinh hoang tưởng. Cô ấy còn tồn tại trong cả những kí ức của ông bà nội cùng các cô các chú, các bác đã từng sống trong dãy nhà dưa lưng vào bờ sông ấy. Cô ấy nói rằng cô ấy bị chết dưới mảnh đất này, ngay dưới nền ngôi nhà của ông bà tôi, đêm đêm cô ấy xuất hiện trong bộ đồ trắng khi im lặng đua võng cho ông nội ngủ, khi kéo phựt chân ba tôi từ trên giường rơi tọt xuống đất, khi nhập vào bà nội la hét, khóc lóc rằng đừng xây nhà trên người tôi. Nghe có vẻ kinh sợ nhưng tất cả những thành viên trong gia đình tớ đều cho rằng cô ấy là một con ma lành tính, vì ngoài những trò nghịch ngợm ấy, cô ấy không thực sự đe doạ tới ai. Ngược lại, cô ấy còn có vẻ quan tâm tới lối sống tâm linh của gia đình. Có lầm cô ấy đã đứng trước mặt ông nội tôi, tát liên tiếp vào mặt ông và nói: chưa cúng đã ăn khi lần ấy ông vì chiều chuộng mấy đứa cháu đã hạ lễ khi hương chưa tàn. Tớ có vẻ có cảm tình với cô ấy, tớ luôn gọi cô ấy bằng cô và coi như cô ấy là một thành viên trong gia đình dù có vẻ cô ấy thích làm tớ khóc hơn. Nhưng tớ cứ nghĩ đến cái điệu bộ len lén đợi mẹ đi ra ngoài và sự ngạc nhiên tới thích thú của cô ấy khi nhìn thấy tớ. Đến bây giờ thì tớ nhận thấy dường như trong khoảng khắc ấy, đôi mắt của cô ấy không khác gì đôi mắt của tớ, đôi mắt của thực thể sống. Hay là chỉ riêng con trẻ trong những tháng này tâm hồn còn ngây thơ nhất, trong sáng nhất mới có thể nhìn tận cùng vào bóng đêm hay chỉ đơn thuần ảo ảnh ấy là phản chiếu của chính đôi mắt tớ trong đôi gương mắt cô ấy. Cậu ạ, khi mới sinh ra tớ rất đáng yêu, mọi người đều nói thế, múp míp, trắng nõn, mắt nâu, môi đỏ, tóc hung hung vàng. Tớ có thể giải thích được tại sao ba tớ tóc hung hung vàng nhưng tớ lại không thể tưởng tượng được nắng làm thế nào nhuộm được màu tóc tớ khi tớ mà toàn nằm trong bụng mẹ, mà cũng chẳng thể có một sự di truyền từ sự thay đổi màu sắc do do tác động của yếu tố bên ngoài đâu vậy nhỉ. Vậy mà tóc tớ lại hung hung vàng. Buồn cười là mọi người đàn bà trong nhà nội tớ đều có vấn đề về tóc. Một số đứa tóc mỏng lơ phơ, một số đứa lại chẳng có tóc, một số đứa thì tóc dựng ngược lên trời, làm thế nào cũng không cụp xuống được, khiến cho cái đầu của nó nhìn không khác gì ông mặt trời. Cũng may là tóc tớ chỉ có màu khác thường thôi chứ cũng không có sự mất mát về số lượng. Chắc là cô ấy cũng vô tội trong sự dị thường của vấn đề về tóc trong gia tộc tớ cậu nhỉ? Không biết thực sự thì các nhà di truyền học, biến dị học sẽ giải thích như thế nào về nguồn gen của phái nữ trong họ nội nhà tớ nhỉ? Cậu này, chuyện về cô ấy vốn chỉ có vậy, chẳng liên quan lắm tới cuộc đời tớ, hoặc tớ vẫn chưa tìm được sự liên quan nào từ cuộc đời mình tới có ám ảnh bóng dáng cô ấy, chỉ thỉnh thoảng khi còn nhỏ, tớ nhiều lần tự tưởng tượng, tự hù doạ mình mới lao như bắn ra khỏi dãy nhà nội. Khi tớ lớn hơn, khi mà ba mẹ tớ đã không còn sống trong khu đất của ông nội nữa, nhưng cũng chưa định cư hẳn trên mảnh đất của ông bà ngoại, đó cứ gọi là một trạm trung chuyển của gia đình tớ, thì vô tình một lần tớ nghe được câu chuyện của mẹ với cô hàng xóm mẹ chơi cùng. Mẹ kể rằng: - " hồi ấy, cứ để con nhỏ trong gian nhà ấy là y như rằng tôi cứ bước ra ngoài là nó khóc ré lên như bị ai cào cấu; mình thì cứ nghĩ nó hư thôi chứ chẳng nghĩ gì nhiều. Đến một hôm đang giặt đồ ngoài bến sông thì thấy có ông cụ giống thầy cúng dạo ấy, mặc bộ đồ nâu, một tay cầm gậy, một tay đeo bị vải, đầu đội khăn vấn, tóc đã hoa râm, dáng người gầy guộc khoảng chừng hơn sáu mươi tuổi, ông ấy đập đập cái gậy vào chậu quần áo của mình bảo: - "Cô ơi! cô lên đây nói chuyện với tôi chút". Mình cũng tò mò rửa tay đi lên. Sau nghe mấy lời ông đó nói mà rùng hết cả mình, hoá ra mỗi lần tôi đi ra ngoài thì con ma ấy lại xuất hiện chơi đùa và cấu véo nó suốt à. Tôi hôm ấy cũng có hỏi ông ấy làm sao trị được, ông ấy chỉ đưa cho một lá bùa bảo đặt ở đầu giường sẽ giúp đứa trẻ ngoan hơn chứ ông ta cũng không thể làm gì con ma đó được. Ông bảo nó thành tinh rồi, trú ngụ ở mảnh đất này trước cả thời tổ tiên hang hốc nhà các người dọn đến, có đuổi cũng chẳng đi, không khéo lại bị vật cho chết. Ông ấy cũng nói con ma ấy vốn lành nên chẳng hại ai đâu, có điều nó đang rất thích con bé nên ông ấy khuyên tôi cũng nhanh chóng mà chuyển con đi chỗ khác sống chứ lòng dạ người âm với lòng dạ ngườn trần chẳng khác nhau mấy đâu. Nếu có yêu thương, tất khắc sinh ý chiếm đoạt. Thế nên tôi mới rụng rời bế con bé xuống gửi hẳn nhà ngoại, đến tận khi dựng xong căn nhà này mới đem nó về. Mà cái ông thầy đó nói đúng, cái dạo mà ông bà bên đấy dựng lại nhà gạch, có đảo hết cả mấy tấc đất lên, ngoài mấy cái răng của động vật hay con người không rõ thì cũng chẳng thấy tí hài cốt nào". Đúng, cái hôm nhà nội đảo đất đó, tớ cũng có mặt và mẹ tớ nói không sai tí nào. Chỉ thấy mấy cái răng. Vậy nếu mẹ tớ không gặp ông thầy ấy, và cũng không vội vàng mang tớ đi thì chuyện gì có thể xảy ra nhỉ?

Có vẻ như tớ là một đứa trẻ đã được mẹ tạo hoá ưu ái dành tặng trên cơ thể nhiều đường nét đẹp đẽ khiến cho cả người âm và người trần đều dễ có cảm tình khi lần đầu tiên nhìn thấy tớ. Nhưng tớ đã không ý thức được điều ấy. Tớ đã luôn nghĩ mình là một đứa trẻ xấu xí, tớ ghét làn da mình, tớ ghét chiếc mũi nhỏ của mình, tớ ghét đôi mắt ướt, nâu, to của mình, ghét cả đôi môi mà sau này mọi người đều cho rằng đó là một nét quyến rũ đặc biệt trên gương mặt ngây thơ của tớ. Bây giờ tớ sẽ nói về cái trạm trung chuyển trước khi mẹ tớ lôi kéo được bố xuống ở rể nhà ngoại. Thật ra đối với tớ nó không phải là nhà dù nó giống cái nhà, và nó cũng không phải trạm trung chuyển dù mục đích của nó là trung chuyển, đối với tớ đó là nhà tù và mục đích duy nhất là để giam cầm tớ. Đó chính là nơi mà tớ ngồi vạ vật với cái ngọn tre non và trò chơi xoay vòng tẻ ngắt. Đó cũng là nơi Mạnh ra đời và là nơi mà những trí tưởng tượng kì quái của tớ chạm tới giới hạn tột cùng.

Cậu có nghĩ tớ có biểu hiện của một đứa trẻ tự kỉ không? Tớ đọc nhiều thứ, nghiên cứu nhiều thứ, chủ yếu chỉ để thoả mãn mình, chỉ để hiểu được mình mà thôi. Tớ nghĩ rằng ngay từ khi đứa em trai đầu tiên của tớ chưa sinh ra thì mầm mống của bệnh tật đã phát triển trong tớ, đến khi nó ra đời, nó chỉ đóng vai trò là một chất xúc tác cho sự bùng nổ của tớ mà thôi. Những quan tâm vốn đã rất ít ỏi của ba mẹ dành cho tớ nay càng bị xé nhỏ ra hơn. Người ta nói vật chất quyết định ý thức. Có thể tất cả những thiếu thốn tinh thần của tớ chỉ đơn giản do tác động của sự thiếu thốn vật chất lên thế giới quan của mẹ tớ, khiến bà ám ảnh chuyện giàu nghèo, cuốn mình vào đồng tiền mà quên mất rằng đồng tiền lại chẳng thể cuốn bất kì một đứa trẻ mới ba tuổi vào vòng xoáy của nó. Đến tận bây giờ cái vòng xoáy ấy vẫn vô cùng mờ nhạt và yếu ớt với cuộc sống tớ. Chắc bởi tớ đã ôm mối hận với nó ngày còn là một đứa trẻ cậu nhỉ?

Tớ vẫn luôn lần mò lại quá khứ để tìm lời giải thích phù hợp cho tình trạng tâm lí nghiêm trọng của tớ bây giờ, có thể đơn giản chỉ là để thanh minh cho những bất thường của tớ, nhưng sâu xa hơn tớ mong muốn rằng, hoàn cảnh của tớ, tiếng rên rỉ của tớ sẽ khiến những con người cần để tâm phải chú ý, không phải dành cho tớ, vì quá khứ là thứ đã rồi, không thể thay đổi, mà là dành cho đứa trẻ của họ, là thứ quá khứ chưa xảy ra ở tương lai. Tớ hoàn toàn không muốn một đứa trẻ nào lại cô độc như bản thân tớ. Cô độc thiệt thòi lắm. Đó là cảm giác của những con người thiếu tự tin vào chính bản thân mình, đôi khi nó lại dễ nhầm tưởng với suy nghĩ là cảm giác của những con người đã quá tự tin vào bản thân mình, như tớ bây giờ, thỉnh thoảng cô độc lại vì khinh rẻ loài người. Nhưng bây giờ tớ đã trưởng thành. Người trưởng thành có thể cô độc, đôi khi họ tìm được sự thanh thản trong sự cô độc, họ chọn sự cô độc nhưng con trẻ, nó không chọn cô độc, nó thèm khát được yêu thương, nó không có lí gì để cô độc nên một đứa trẻ cô độc là một đứa trẻ tuyệt vọng. Khi tuyệt vọng nó sẽ học cách chấp nhận, học cách im lặng. Đó chính là lúc nó đã thoả hiệp xong với tương lai về cuộc đời nó- một cuộc đời u ám và chằng chịt những vết xây xát tâm hồn. Tớ không hề biết mình đã học cách chấp nhận từ bao giờ, tớ chưa bao giờ biết ghen tuông, nếu không phải là tự ghen tuông với bản thân mình. Khi tớ còn nhỏ, ai bắt nạt tớ, tớ nghĩ rằng tớ đáng bị bắt nạt, ai coi thường tớ, tớ nghĩ rằng tớ đáng bị coi thường... Khi tớ lớn hơn tớ lại chấp nhận yêu người đàn ông đã có gia đình, chấp nhận đứng sau họ, vun vén cho hạnh phúc của họ đúng như thể tớ thân phận tớ chỉ đáng nhận được những yêu thương chui rúc như vậy. Khi Mạnh ra đời, tớ mơ hồ nhận ra tớ đã bị gạt ra khỏi rìa gia đình. Và đau đớn là tớ lại chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên. Vì Mạnh là con trai, còn tớ là con gái, vì gương mặt mẹ, ánh mắt ba nhìn nó mới âu yếm làm sao. Những lời bông đùa của người lớn khi mẹ mang bầu hay khi đã sinh Mạnh càng làm tớ buồn bã hơn: - " Mẹ sinh em trai rồi, Vân chỉ ra rìa thôi". Giả như tớ là một đứa trẻ bình thường nhỉ, có nghĩa là suy nghĩ của tớ chưa chạy trước tuổi của tớ, tớ sẽ chẳng hiểu người ta nói gì, tớ cũng sẽ không biết việc người ta rõ ràng thích một bé trai hơn một bé gái, tớ sẽ chẳng cần hiểu gì, chẳng cần phải ghi nhớ những lời họ nói. Nhưng ngày ấy tớ đã lỡ ghi nhớ rồi. Tớ ghi nhớ rằng con trai là giới tính có thứ tự cao hơn hẳn con gái, nên tớ chẳng hờn ghen gì khi mọi người chỉ xúm xít quanh Mạnh mà quên hẳn mất tớ, khi mà sau này mẹ cứ mặc định mua quần áo đẹp cho Mạnh và chỉ sửa lại đồ cũ cho tớ, cái gì Mạnh thích thì tớ không được thích, cái gì Mạnh muốn thì tớ phải làm. Tớ chỉ buồn. Tớ không ghét Mạnh. Tớ thậm chí yêu nó hơn cả cách mọi người yêu nó. Giống như đứa trẻ cô độc yêu món đồ chơi của mình, Mạnh với tớ là một món đồ chơi sinh động. Chỉ thỉnh thoảng tớ có ước tớ được là nó. Mạnh hư mà. Nó là một đứa trẻ hẹp hòi, thường xuyên cáu gắt, đêm nào có cũng khóc, nó không khóc i ỉ mà nó khóc ré lên, nó không khóc hết cơn mà nó cứ kéo dài từ cơn này sang cơn khác, có khi triền miên cả nguyên đêm khiến tớ và cả ba mẹ tớ mệt nhoài. Nó còn quái thai nữa, nó không ngủ trên giường hay dưới võng, nó ngủ trên bụng bố mẹ tớ, nó đái ị luôn trên bụng bố mẹ tớ nhưng nó cũng không cho bố mẹ tớ cái quyền khó chịu, nếu mà bố mẹ tớ động đậy nhấc nó xuống thì y như rằng nó khóc cả đêm ấy. Tớ không hiểu sao nó lại thích khóc đến như vậy, không hiểu sao nó lại khoẻ khóc như vậy, tớ chỉ cần nghĩ tới việc khóc như nó thôi đã thấy mệt. Tiếng khóc của nó đã trở thành một âm thanh ám ảnh tuổi thơ tớ. Có những buổi sáng tớ bật dậy, mắt đờ đẫn, ngồi bần thần trên giường vì tưởng rằng nó đang hét. Tớ đảm bảo rằng nó đã rút ra bài học kinh nghiệm khi là một đứa trẻ từ bản thân tớ. Hãy khóc, hãy thét, hãy la ó, hãy làm bất cứ những gì để người lớn bắt buộc phải bận tâm đến bạn, đừng cho họ cái quyền quên mất bạn, phải tập cho họ thói quen bạn là một thứ quan trọng trong cuộc đời của họ. Có như thế bạn mới tồn tại trong mắt họ.

Tớ đã không tồn tại trong mắt ba mẹ mình.

Một hôm tớ tỉnh dậy bởi sự xâm lấn gay gắt của ánh sáng. Tớ chẳng nhìn thấy gì ngoài một màu sáng chói, mắt tớ như loá đi và tưởng tượng như lòng đen đã biến đi đâu mất vậy. Sau này tớ cũng luôn cho rằng, nếu có một ngày tớ chết đi thì thiên đường cũng đón chào tớ theo cách ấy, cách chói loà. Tớ nhắm mắt và mở mắt liên tục để thích nghi với ánh sáng đang lọt qua từng kẻ hở của ngôi nhà. Rồi tớ bàng hoàng nhận ra, mọi người đã đi hết, căn nhà đã khoá từ bên ngoài. Tớ từng nói rằng tớ là một đứa thường xuyên chấp nhận mọi cách người ta đối xử với mình, nhưng hôm ấy tớ thực sự lâm vào khủng hoảng tinh thần vì chưa từng chuẩn bị cho trạng thái chấp nhận bị giam cầm. Tớ nghĩ rằng khi đó đã là khoảng gần trưa vì nắng bắt đầu rọi từ trên những kẻ hở chếch tận bên mái cao của ngôi nhà. Ngày ấy tớ chưa biết xem đồng hồ, mà nhà tớ cũng không hề có đồng hồ để xem nên tớ thường quan sát ánh sáng, quan sát mặt trời để ước định thời gian. Đôi khi tớ quan sát cả mặt trăng nữa và cũng rút ra kinh nghiệm là nếu dựa vào mặt trăng để tính giờ thì tớ cần căn cứ vào việc hôm đó là ngày bao nhiêu. Vì càng về khoảng nửa tháng về sau trăng càng lên muộn hơn. Thường thì tớ chỉ chú ý tới hững ngày trăng tròn hoặc có vẹo vọ thì cũng chỉ một chút thôi. Đúng ra thì tớ đã học cách quan sát mặt trăng trong khoảng thời gian bị nhốt trong nhà. Và tớ quan sát nó không phải để ước lượng thời gian, cái vụ ước lượng thời gian ấy chỉ vô tình được tớ tích luỹ lại trong quá trình quan sát mà thôi, còn mục đích chính của tớ khi quan sát mặt trăng là theo dõi những nầm mồ, những cây thánh giá in hằn trên cái bóng đỏ lừ của nó. Tớ vô cùng sợ trăng non. Vì kích cỡ của nó, vì màu đỏ của nó, vì vị trí của nó trong tầm nhìn của tớ lúc bấy giờ. Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trăng cũng như vậy. Gần hai năm dài đằng đẵng tớ chỉ được nhìn về hướng Đông, vì ngôi nhà ấy chỉ có duy nhất một cửa sổ. Cửa sổ ấy nhìn về hướng đông, và hướng đông lại phóng ra một nghĩa địa rộng lớn. Có nghĩa là gần hai năm trời ấy, tớ đã nhìn chăm chăm nhìn độc vào nghĩa địa. Quê tớ ở Thành Nam, Thành Nam là được coi như mảnh đất những nhà truyền đạo phương Tây đặt chân tới đầu tiên qua đường biển nên trên quê hương tớ nhà thờ nhiều hơn những mái đình, Thiên chúa giáo và tín ngưỡng phật giáo xếp xen kẽ với nhau trong mỗi cộng đồng dân cư. Chính vì vậy mà nghĩa địa ở quê tớ cũng trở nên kì lạ hơn thường, nó xen lẫn, lộn xộn giữa hai biểu tượng tôn giáo nhưng cũng chính vì thế mà nó kích thích sự hiếu kì của những bất cứ kẻ lang thang nào. Và tớ đích thị là một kẻ lang thang điển hình ... ở nghĩa địa. Nhưng trước khi lang thang thì tớ phải khóc đã, tuần tự giống y như việc tớ phải phát hiện ra việc tớ bị nhốt trong nhà trước khi phát hiện ra việc nghĩa địa là thứ duy nhất tớ có thể nhìn thấy. Tớ đã dành nguyên một ngày để khóc cho sự việc tớ bị nhốt ấy. Tớ chẳng còn nhớ điều gì chỉ biết rằng đến sáng ngày hôm sau khi tớ tỉnh dậy thì tớ đã học được cách chấp nhận. Tớ đã không hề biết ba mẹ tớ đi đâu trong khoảng thời gian đó, tớ cũng chưa một lần hỏi, chỉ biết là khi tớ tỉnh dậy họ đã bế Mạnh đi, buổi trưa một chị hàng xóm sẽ mang cơm đưa qua cửa sổ cho tớ, và khuya muộn khi tớ đã lơ mơ trong giấc ngủ thì họ trở về, đánh thức tớ dậy, cho tớ ngồi vào cái chậu nhôm sáng loá đã có sẵn nước, họ tắm cho tớ. Rồi họ lại đặt tớ vào một góc của cái chiều cói Nga sơn đã sờn, thâm sì và đen đúa, bên cạnh một mâm cơm, tớ ăn trong tình trạng hai mắt nhắm nghiền và cái đầu luôn nghiêng ngả theo cơn buồn ngủ không cưỡng lại được. Sáng ra tớ lại tỉnh dậy một mình trong phòng. Tớ không còn khóc nữa mà lặng lẽ lấy gói xôi dưới chân giường bóc ra ăn, lặng lẽ tháo chốt cánh cửa sổ gỗ bạc phếch, lặng lẽ nhìn về nghĩa địa, cứ lặng lẽ như thế trong hai năm trời. Tớ đã cảm tưởng cái nghĩa địa khổng lồ ấy đã đi thẳng vào não bộ tớ, trở thành bức kí hoạ đường phố duy nhất trong mỗi vách ngăn của một thành phố lạnh lẽo của những kí ức u ám của một cuộc đời đầy những nỗi ám ảnh của bộ phim thực sự của cuộc đời tớ. Có phải tất cả mọi phát minh của nhân loại đều mô phỏng lại những phát minh của tạo hoá, mọi phát minh của con người đều sẽ phải chạy theo một phát minh vĩ đại của tạo hoá và hay ho sao phát minh ấy lại chính là bộ não con người. Tất cả mọi siêu hình ảnh, mọi siêu thuật toán, mọi siêu máy tính đều được rút tách từ não bộ, phản ánh những mối liên kết vô cùng thông minh của món quà vô cùng hoàn hảo của tạo hoá- bộ não mỗi chúng ta. Lạ thường thật, con người chỉ sử dụng khoảng mười phần trăm bộ não. Tớ luôn nghĩ tớ sử dụng thể tích não hơn người thường một chút. Tớ cũng luôn tò mò về điều ấy. Và có phải vì lí do đó mà tớ giống một kẻ điên không? Thế mà đã có lúc tớ thấy bộ não tớ chật chội và ứ đầy những dòng chảy suy nghĩ u ám.

Tớ đã tự đập đầu mình vào tường. Liên tục, liên tục, mỗi đêm, khi tớ không thể khống chế nổi dòng chảy ấy. Đó không phải là cách tự tử hay hành hạ bản thân như cách người ta vẫn thường nghĩ tới đầu tiên. Tớ sẽ không đập đầu mình để tự tử, tớ cũng không gieo mình xuống sông để tự tử ... Nếu có tự tử tớ sẽ tự tử bằng một giấc ngủ sâu. Bởi vì đơn giản là tớ thích đẹp thôi, tớ muốn bộ dạng tớ bình thản nhất khi bước vào một thế giới khác. Tớ sợ rằng những dùng dằng của cái sống và cái chết sẽ hiện lên khuôn mặt tớ và gây ám ảnh cho những người sẽ nhận xác tớ sau này. Có một lần, khi tớ còn trẻ, tớ đã doạ mọi người tớ sẽ chết thì mẹ của đứa bạn thân, cũng là người đàn bà có ảnh hưởng tới cuộc đời tớ nói: Con ạ, chết rất đơn giản, bệnh tật chết, tai nạn chết, tuổi già chết nhưng tự chết thì không hề đơn giản. Đời ai chẳng muốn có lúc được chết đi nhưng có mấy người làm được. Vì cái sống nó mạnh lắm, khi càng ở gần cái chết nó càng mạnh hơn, nên cả trăm người có kế hoạch tự tử thì cũng chỉ vài người là tự chết thành công thôi con. Bác ấy đã nói vậy, sau câu nói của bác, tớ cảm thấy rằng tớ không nên giữ cái ý tưởng về việc tự tử nữa vì biết kiểu người như tớ sẽ chẳng bao giờ tự chết thành công cả. Cũng từ câu nói ấy, tớ nhìn vào nỗi khủng hoảng của một kẻ đã tự tử thành công trong giới hạn của nỗi tuyệt vọng tới tột cùng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro