Light In August - William Faulkner (Part 1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


NẮNG THÁNG TÁM

* * *

William Flaulkner

Dự án ebook #9 thuộc Tủ sách BOOKBT

Thông tin sách

Tên sách: Nắng tháng tám

Nguyên tác: Light in August

Tác giả: William Flaulkner

Công ty phát hành: Phương Nam

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn

Trọng lượng vận chuyển: 520g

Kích thước: 13 x 19 cm

Số trang: 670

Ngày xuất bản: 06/2013

Giá bìa: 155.000₫

Thể loại: Kinh điển - Văn học hiện thực

Thông tin ebook

Type+Làm ebook: thanhbt

Ngày hoàn thành: 01/05/2015

Dự án ebook #9 thuộc Tủ sách BOOKBT

Ebook này được thực hiện nhằm chia sẻ cho những bạn không có điều kiện mua sách!

Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!

Giới thiệu

LENA GROVE bụng mang dạ chửa đi từ Alabama đến Jefferson trong gần một tháng trời để tìm ngưòi đàn ông đã hứa hẹn với nàng là Lucas Burch, bố của thai nhi.

JOE CHRISTMAS, một ngưòi không rõ sắc chủng, có thể là nửa trắng nửa đen, nhiều lần thừa nhận mình là da đen một cách quyết liệt, ngạo mạn và cay đắng, tự tay cắt cổ người tình da trắng là Joanna Burden.

GAIL HIGHTOWER, một mục sư bị phế bỏ, có nguời vợ ngoại tình tự tử, sông ẩn mình xa lánh nhân gian trừ ngưòi bạn thân là Byron Bunch, một nguồi thợ độc thân ở xưởng bào.

Ba cuộc đời ấy đi theo những hướng khác biệt, nhưng trải qua mười một ngày đầy biến động của tháng Tám ở Jefferson thuộc Mississippi, dường như đời sống họ tương chiếu nhau tạo nên cái nhất quán đầy uy lực và bất ngờ của Truyện.

Đúng ngày Lena đến Jefferson, đứng trên đồi nàng nhìn thấy khói bốc lên từ một ngôi nhà đang cháy. Đó là nhà của Joanna Burden một cô gái phương Bắc mà gia đình đã đến Jefferson từ lâu, hay giúp đỡ người da đen nhưng vẫn xem da đen là thấp kém bị Chúa bỏ rơi. Cô vừa bị người tình sát hại, đầu hầu như lìa khỏi cổ.

Một thanh niên tự xưng là Joe Brown (chẳng ai khác hơn là Lucas Burch mà Lena đi tìm) đòi tiền thưởng một ngàn đô la khi tố giác kẻ giết người là bạn thân của mình, Joe Christmas, cùng làm chung xưởng bào.

Joanna chứa chấp, nuôi dưỡng và quan hệ chăn gối với Christmas lâu nay. Cô buộc hắn theo đạo, buộc hắn cầu nguyện (bằng súng chỉa thẳng vào hắn) khiến hắn cuồng nộ giết cô.

Lena gặp một chàng trai ở xưởng bào là Byron Bunch, người hết lòng giúp nàng ở lại Jefferson. Anh đưa nàng đến ở trong túp lều của Joe Brown và Joe Christmas trước đây và giấu không cho cô biết gì về chuyện Joe Brown (tức Lucas Burch).

Xưa kia, Christmas là một đứa bé mồ côi và ở trại cô nhi vẫn bị chế nhạo là "mọi đen", rồi trở thành con nuôi trong một gia đình thuộc Trưởng lão phái Tin lành. Tuy mẹ nuôi tử tế nhưng cha nuôi lại cuồng tín. Lớn lên, Christmas dùng một chiếc ghế ở vũ hội làng đập chết cha nuôi rồi bỏ trốn.

Christmas đến Jefferson ba năm trước khi chết vào năm ba mươi tuổi. Bị bắt nhưng bất ngờ đào thoát, chạy vào nhà mục sư Hightower. Trước những người truy đuổi, mục sư tìm cách bênh vực hắn, kể cả nói dối rằng hắn ở bên ông khi xảy ra án mạng.

Nhưng Christmas bị tên đại úy cuồng tín Percy Grimm hành hình một cách man rợ. Mục sư Hightower thì chìm "trong ánh sáng tháng tám còn nấn ná trên trời" và ông mơ màng nhìn thấy "một vầng hào quang đầy những khuôn mặt người".

Trước đó, chính mục sư là ngưòi đã đỡ đẻ cho Lena vì Byron không tìm kịp bác sĩ. Qua những hành động cuối đời, dường như mục sư cố thoát khỏi cái bóng tối đã cầm giữ ông trong đau khổ, ám ảnh và cô độc bấy lâu nay.

Ba tuần sau, Lena lại lên đường, bế con nhỏ trong tay, đi tìm Burch có lẽ bây giờ đã cao chạy xa bay.

Byron đi theo nàng, đi bên nàng mà hy vọng.

...

Câu chuyện của Lena, bước đi trầm tĩnh của nàng, cái bóng thương yêu của nàng làm nổi bật cuộc nổi loạn tuyệt vọng của Christmas và nỗi đớn đau thầm lặng của Hightower.

Người ta có thể nhìn thấy câu chuyện của Joe Christmas có phần phỏng nhại đời Jesus Christ trong Tân ước: một phần tên họ, bị kẻ thân tín bán đứng, tuổi trẻ lang thang, cuộc hành hình, tuổi chết, xã hội đầy tội lỗi... Một ít tương đồng đầy mỉa mai. Joe Christmas không phải là đấng cứu thế mà chỉ là "vật tế thần" (chữ của H. Lass).

Cái ánh sáng đầu thu ở Mississippi như ảo ảnh, như sương đọng, như huyền thoại. Cái ánh sáng tháng tám đó cũng là phưong ngữ chỉ trạng thái hoài thai.

Đó là ánh sáng của sinh nở, sáng tạo.

Bóng một người nữ mang thai đi trên con đường vô định.

Nắng Tháng Tám là vầng hào quang mang đầy những gương mặt người.

TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC

Tinh hoa văn học của nhân loại nào cũng cần được khám phá và tái khám phá. Mỗi tác phẩm lớn là một xứ sở kỳ diệu và mỗi lần ta tìm đến là thực hiện một cuộc phiêu lưu hoan lạc.

Dịch thuật, giới thiệu và biên khảo về những tác phẩm tinh hoa sẽ mở ra các lối cổng dẫn vào những cảnh tượng văn chương khác nhau, qua những không gian và thời gian vừa hiện thực vừa kỳ ảo.

Khát vọng hiểu biết và vui thú trong đời là bản tính của con người ở mọi nơi và mọi thời. Các tác phẩm văn chương thật sự vĩ đại đều mang lại hai điều đó: vui thú và hiểu biết. Nhưng hiểu biết là niềm vui hiếm khi tự đến một cách dễ dãi. Cần đón đợi và hồi đáp.

Mọi tác phẩm tinh hoa cần được đón đợi và hồi đáp trong niềm hân hoan có tên là "ĐỌC".

ĐỌC. Cầm sách lên và đọc. Trong sách có bạn hiền, có người đẹp, có mọi thứ. Do vậy, chúng tôi chủ trương TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC, xem đó như cửa ngõ của hiểu biết và niềm vui.

CÓ NĂM CỬA:

• Kiệt Tác:

Mỗi Kiệt tác sẽ được dịch trọn vẹn và giới thiệu cả tác giả lẫn tác phẩm trong phối cảnh văn hóa những đặc điểm thiết yếu.

• Tuyển:

Tuyển chọn những tác phẩm ngắn của một tác giả, một nền văn học hay một chủ đề mang tính điển mẫu (thuộc vòng đời hay vòng mùa)

• Kiến Thức:

Những kiến thức mà người đọc hiện đại cần có: trào lưu văn học, các nền văn học, thể loại... được trình bày gọn nhẹ, dễ tiếp nhận.

• Nghiên Cứu:

Các công trình chuyên sâu về một vấn đề văn học, một tác giả thiên tài, lý luận phê bình...

• Mới:

Về các hiện tượng văn học mới xuất hiện của nước ngoài đang gây chú ý hoặc đoạt các giải thưởng lớn... Mong ước chúng tôi là TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC sẽ tiến bước bền vững và được đón nhận thân tình.

Tủ sách được biên soạn và dịch thuật từ những nhà giáo, dịch giả và nhà nghiên cứu có uy tín và tâm huyết với văn chương.

Nhật Chiêu

Niên biểu cuộc đời và tác phẩm của William Faulkner

1897: W.Faulkner ra đời ở New Albany, bang Mississippi, Mỹ.

1916-1917: Bắt đầu làm thơ, vẽ và viết.

1918: Tình nguyện vào Không quân Mỹ nhưng bị loại vì không đủ chiều cao.

1919-1920: Theo học ở Đại học Mississippi nhưng bỏ nửa chừng.

1924: Tập thơ đầu tay The Marble Faun[1] (Nông thần cẩm thạch) được xuất bản.

1925: Viết xong cuốn tiểu thuyết đầu tay Soldiers' Pay (Lương lính) rồi đi du lịch châu u, ở lại Paris khá lâu.

1926: Tiểu thuyết Soldiers' Pay được xuất bản.

1927: Tiểu thuyết thứ hai Mosquitoes (Muỗi) ra đời.

1928: Nhưng cuốn tiểu thuyết thứ ba Flags in the Dust (Cờ xí vùi trong bụi) bị nhà xuất bản cắt bớt 40.000 từ mà W.F. đành chịu để được xuất bản, dưới cái tựa đề "Sartoris" (Dòng họ Sartoris), vào năm 1929. Gần nửa thế kỷ sau, vào năm 1973, toàn bộ nguyên tác Flags in the Dust được xuất bản, và Sartoris không còn được in ra nữa. Tiểu thuyết này được cho là một đột phá đầy bất ngờ của W.F. trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của ông: ông đã tìm ra được một giọng điệu độc đáo và đề tài, nhân vật riêng biệt của mình, sau hai cuốn tiểu thuyết và một tập thơ bị xem là xoàng xĩnh.

Bắt đầu viết The Sound and the Fury (m thanh và cuồng nộ) vào mùa xuân và hoàn thành vào đầu mùa thu.

1929: W.F. bắt đầu viết Sanctuary (Thánh đường che chở). Tiểu thuyết The Sound and the Fury bị nhà xuất bản Harcourt, Brace từ chối, nhưng may thay, được một nhà xuất bản khác, Cape and Smith, chấp nhận và xuất bản vào tháng mười.

W.F. cưới bà Estelle Oldham Franklin làm vợ, sau khi bà ly dị chồng xong. Bà trước đó là người tình thời niên thiếu của ông.

W.F. làm việc ban đêm ở một nhà máy điện và hoàn thành tiểu thuyết As I Lay Dying (Khi tôi nằm chết) trong vòng bảy tuần lễ.

1930: As I Lay Dying được ấn hành.

Cần tiền mua nhà, W.F. viết rất nhiều truyện ngắn đăng báo, vì nhuận bút nhận được thường nhiều hơn là từ tiểu thuyết.

1931: Sanctuary được xuất bản, và Hollywood chú ý đến ông. Và từ đó, W.F. bắt đầu cộng tác với tư cách biên kịch điện ảnh (scriptwriter) với các hãng sản xuất phim lớn ở Hollywood như MGM hay Warner Bros.

1932: Light in August (Nắng tháng tám) được xuất bản vào tháng hai.

1933: Tập thơ thứ hai, A Green Bough (Một cành xanh) ra đời.

1934: Doctor Martino and Other Stories (Bác sĩ Martino và các truyện khác), một tập truyện trinh thám, được xuất bản.

1935: Tiểu thuyết ngắn Pylon[2] (Cột tháp) ra đời.

1936: Absalom, Absalom![3] được nhà xuất bản lớn Random House ấn hành. Và từ đó về sau, tất cả các tác phẩm của W.F. đều do nhà xuất bản này in ấn.

1938: The Unvanquished (Kẻ bất khuất), một tập truyện ngắn về cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865), được xuất bản.

1939: Tiểu thuyết The Wild Palms (Những cây cọ hoang) ra đời.

W.F. được bầu vào National Institute of Arts and Letters (Viện Nghệ thuật và Văn học quốc gia).

1940: The Hamlet (Thôn làng), tiểu thuyết đầu trong tác phẩm bộ ba The Snopes (Gia đình Snopes), ra đời.

1942: Go Down, Moses[4] and Other Stories, một tập gồm bảy truyện ngắn kết nối nhau thành một tiểu thuyết, được xuất bản vào tháng năm.

1948: Intruder in the Dust (Kẻ đột nhập trong đám bụi), một tiểu thuyết tiếp nối cuốn Go Down, Moses, ra đời và được bán chạy.

W.F. được bầu vào The American Academy of Arts and Letters (Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Mỹ).

1949: Được giải Nobel văn học[5].

1950: Collected stories (Tập truyện), xuất bản năm trước, được National Book Award (Giải thưởng Sách quốc gia).

Nước Pháp trao tặng ông huân chương cao quý Légion d'honneur (Bắc đẩu bội tinh).

1954: A Fable (Một truyện ngụ ngôn) được xuất bản vào tháng tám, và sau đó được nhận giải thưởng danh giá của nước Mỹ,the Pulitzer Prize.

1956: The Town (Thị trấn), cuốn tiểu thuyết thứ hai của bộ ba Snopes được xuất bản.

1959: The Mansion (Tư dinh), cuốn cuối cùng trong tiểu thuyết bộ ba Snopes ra đời.

1962: The Reivers (Những tên trộm), tiểu thuyết cuối cùng của W.F. được xuất bản vào tháng sáu. Nhưng chỉ một tháng sau, ngày 6 tháng 7, W.F. bất ngờ qua đời, chắc là do đột quỵ, thọ 65 tuổi.

1963: The Reivers thắng giải Pulitzer về văn học.

Người dịch biên soạn

Kỷ niệm 50 năm ngày mất của W.Faulkner

Kỷ niệm 80 năm ngày phát hành "Nắng tháng Tám"

Hào quang của Faulkner

Nắng tháng Tám (Light in August)[6] ra đời năm 1932 là tác phẩm trọng đại của William Faulkner vào thời kỳ mà ông ném ra toàn kiệt tác, sau m thanh và cuồng nộ (1929), Khi tôi nằm chết (1930) và trước Absalom, Absalom! (1936).

Chen giữa những tác phẩm tân kỳ và phức tạp ấy, Nắng tháng Tám dường như dễ đọc hơn cả, cho dù nó dài hơn 200.000 từ! Nghệ thuật kể chuyện qua nhiều điểm nhìn, qua những làn sóng ý thức ở những kiệt tác trước đã lắng đi ở Nắng tháng Tám.

Nhưng không phải vì vậy mà tiểu thuyết này đơn giản hơn những bộ kia. Đây là hào quang của những gương mặt người. Và bao nhiêu chân dung là bấy nhiêu tính cách. Vẫn là những đối thoại đa thanh, những đối truyện đa thể, những độc thoại nội tâm đa đoan, những đảo chuyển thời gian đa tuyến và vô số suy tưởng đa nghĩa.

Màu da, giới tính, thiên nhiên, thành phố, tôn giáo, thế tục, cá nhân, cộng đồng va chạm và tương tác liên tục trong ánh sáng và bóng tối được Faulkner thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, vừa rực rỡ vừa thâm u, đầy ẩn nghĩa và sinh khí. Như thứ ánh sáng đầu thu kỳ diệu ở Mississippi. Như sự hoài thai và sinh nở. Tám mươi năm nay, trong lòng độc giả, Nắng tháng Támchính là hào quang của Faulker.

***

Có ba tuyến truyện tập trung quanh ba nhân vật chính:

LENA GROVE bụng mang dạ chửa đi từ Alabama đến Jefferson trong gần một tháng trời để tìm người đàn ông đã hứa hẹn với nàng là Lucas Burch, bố của thai nhi.

JOE CHRISTMAS, một người không rõ sắc chủng, có thể là nửa trắng nửa đen, nhiều lần thừa nhận mình là da đen một cách quyết liệt, ngạo mạn và cay đắng, tự tay cắt cổ người tình da trắng là Joanna Burden.

GAIL HIGHTOWER, một mục sư bị phế bỏ, có người vợ ngoại tình tự tử, sống ẩn mình xa lánh nhân gian trừ người bạn thân là Byron Bunch, một người thợ độc thân ở xưởng bào.

Ba cuộc đời ấy đi theo những hướng khác biệt, nhưng trải qua mười một ngày đầy biến động của tháng Tám ở Jefferson thuộc Mississippi, dường như đời sống họ tương chiếu nhau tạo nên cái nhất quán đầy uy lực và bất ngờ của Truyện.

Đúng ngày Lena đến Jefferson, đứng trên đồi nàng nhìn thấy khói bốc lên từ một ngôi nhà đang cháy. Đó là nhà của Joanna Burden một cô gái phương Bắc mà gia đình đã đến Jefferson từ lâu, hay giúp đỡ người da đen nhưng vẫn xem da đen là thấp kém bị Chúa bỏ rơi. Cô vừa bị người tình sát hại, đầu hầu như lìa khỏi cổ.

Một thanh niên tự xưng là Joe Brown (chẳng ai khác hơn là Lucas Burch mà Lena đi tìm) đòi tiền thưởng một ngàn đô la khi tố giác kẻ giết người là bạn thân của mình, Joe Christmas, cùng làm chung xưởng bào.

Joanna chứa chấp, nuôi dưỡng và quan hệ chăn gối với Christmas lâu nay. Cô buộc hắn theo đạo, buộc hắn cầu nguyện (bằng súng chĩa thẳng vào hắn) khiến hắn cuồng nộ giết cô.

Lena gặp một chàng trai ở xưởng bào là Byron Bunch, người hết lòng giúp nàng ở lại Jefferson. Anh đưa nàng đến ở trong túp lều của Joe Brown và Joe Christmas trước đây và giấu không cho cô biết gì về chuyện Joe Brown (tức Lucas Burch).

Xưa kia, Christmas là một đứa bé mồ côi và ở trại cô nhi vẫn bị chế nhạo là "mọi đen", rồi trở thành con nuôi trong một gia đình thuộc Trưởng lão phái Tin lành. Tuy mẹ nuôi tử tế nhưng cha nuôi lại cuồng tín. Lớn lên, Christmas dùng một chiếc ghế ở vũ hội làng đập chết cha nuôi rồi bỏ trốn.

Christmas đến Jefferson ba năm trước khi chết vào năm ba mươi tuổi. Bị bắt nhưng bất ngờ đào thoát, chạy vào nhà mục sư Hightower. Trước những người truy đuổi, mục sư tìm cách bênh vực hắn, kể cả nói dối rằng hắn ở bên ông khi xảy ra án mạng.

Nhưng Christmas bị tên đại úy cuồng tín Percy Grimm hành hình một cách man rợ. Mục sư Hightower thì chìm "trong ánh sáng tháng tám còn nấn ná trên trời" và ông mơ màng nhìn thấy "một vầng hào quang đầy những khuôn mặt người".

Trước đó, chính mục sư là người đã đỡ đẻ cho Lena vì Byron không tìm kịp bác sĩ. Qua những hành động cuối đời, dường như mục sư cố thoát khỏi cái bóng tối đã cầm giữ ông trong đau khổ, ám ảnh và cô độc bấy lâu nay.

Ba tuần sau, Lena lại lên đường, bế con nhỏ trong tay, đi tìm Burch có lẽ bây giờ đã cao chạy xa bay.

Byron đi theo nàng, đi bên nàng mà hy vọng.

***

Câu chuyện của Lena, bước đi trầm tĩnh của nàng, cái bóng thương yêu của nàng làm nổi bật cuộc nổi loạn tuyệt vọng của Christmas và nỗi đớn đau thầm lặng của Hightower.

Người ta có thể nhìn thấy câu chuyện của Joe Christmas có phần phỏng nhại đời Jesus Christ trong Tân ước: một phần tên họ, bị kẻ thân tín bán đứng, tuổi trẻ lang thang, cuộc hành hình, tuổi chết, xã hội đầy tội lỗi... Một ít tương đồng đầy mỉa mai. Joe Christmas không phải là đấng cứu thế mà chỉ là "vật tế thần" (chữ của H. Lass).

Cái ánh sáng đầu thu ở Mississippi như ảo ảnh, như sương đọng, như huyền thoại. Cái ánh sáng tháng tám đó cũng là phương ngữ chỉ trạng thái hoài thai.

Đó là ánh sáng của sinh nở, sáng tạo.

Bóng một người nữ mang thai đi trên con đường vô định.

Nắng tháng Tám là vầng hào quang mang đầy những gương mặt người.

NHẬT CHIÊU



* * *

[1] Theo thần thoại La Mã, faun là thần đồng ruộng và rừng mang thân người nhưng có chân dê và đầu có sừng - ND.

[2] Pylon là cái tháp hay cột cao đánh dấu đường cho máy bay hạ cánh - ND.

[3] Theo Kinh thánh, Absalom là tên của người con trai thứ ba của David, vua nước Do Thái, nổi loạn chống lại cha mình - ND.

[4] Đây là tên của một bài spiritual (bài ca tôn giáo, thường là đạo Cơ đốc, của những người nô lệ da đen ở nước Mỹ) so sánh thân phận nô lệ của người châu Phi ở Mỹ với người Do Thái ở Ai Cập cổ đại - ND.

[5] Ông được chọn cho giải năm 1949 nhưng Ủy ban Nobel chỉ loan báo vào tháng 11 năm 1950, và ông đọc diễn từ nhận giải vào tháng 12 cùng năm. Còn giải Nobel văn chương năm 1950 thì được trao cho triết gia người Anh, Bertrand Russell. Nói cách khác, năm 1950 có hai nhà văn nhận giải cùng lúc, cho hai năm khác nhau - ND.

[6] Xin ghi thêm về cụm từ "Light in August": ngoàinghĩa cụ thể là "ánh sáng tháng tám", nó còn là một thành ngữ ở vùng quê miềnNam nước Mỹ, có nghĩa là trạng thái hay thời kỳ thai nghén (pregnancy), theosách "The Oxford Companion to Twentieth-Century Literature in English", tríchdẫn bởi John P. Anderson trong cuốn "The poltergeist in William Faulkner'sLight in August", Universal Publishers, USA, 2002, trang 16 - ND

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro