Mở đầu: Ngũ đại cường quốc không gian mạng đại chiến - Ai mới là nạn nhân ? (3)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

DIỄN ĐÀN MẠNG XÃ HỘI THỦY QUỐC

Hot topic: Chúng ta không quên, chỉ là tha thứ

*** Chú ý: Bài viết dài, hãy đọc với sự kiên nhẫn ***

Thủy quốc của chúng ta là một đảo quốc rộng lớn với tổng cộng 51 đảo và 4 đảo đặc khu. Mỗi hòn đảo từ thuở xa xưa là một tiểu quốc riêng biệt với nền văn hóa độc đáo của riêng mình. Thủy quốc vì vậy tự hào là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc. Đất nước chúng ta được thống nhất vào thế kỷ thứ 8 với vị hoàng đế đầu tiên là Mizukage đệ nhất. Trải qua nhiều đời vua trị vị, vị trí thủ đô đã đổi không ít và hiện tại thủ đô của chúng ta là đảo Kiri (còn có tên khác là Mizuryu). Tiếng và chữ viết của Kiri vì vậy cũng được sử dụng làm ngôn ngữ phổ thông, Song song với đó thì tiếng dân tộc của mỗi hòn đảo vẫn được khuyến khích sử dụng và được giảng dạy chính thức trong nhà trường.

Trải dài trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, chúng ta đã phải đối mặt với vô số nạn ngoại xâm và nhiều phần trong số đó tới từ các quốc gia láng giềng. Thủy quốc là một quần đảo lớn nằm giữa hai vùng biển Á – Âu, chiếm vị trí chiến lược quan trọng trong Đông lục địa, có được xứ Thủy hoặc một vài các đảo của xứ Thủy chính là chiếm được cửa ngõ của tân thế giới. Rất nhiều đảo của Thủy quốc cũng như các khu vực biển xung quanh là những vùng nhiều tài nguyên khoáng sản. Vậy nên chẳng hề khó hiểu lý do tại sao mà những quốc gia vùng lân cận, từ quá khứ cho tới hiện tại, luôn muốn biến chúng ta thành thuộc địa hoặc có ý đồ sát nhập chúng ta thành một phần của đất nước họ.

*** Phần 1: Chiến tranh Hỏa quốc ***

Trong những kẻ thù có mưu đồ bá chiếm xứ Thủy, Hỏa quốc đứng thứ hai thì chắc chẳng có quốc gia nào đứng thứ nhất. Anh hàng xóm của chúng ta là một gã to con nguy hiểm khó lường. Về mặt lịch sử, không thể phủ nhận rằng đất nước của lửa này có gốc gác lâu đời hơn một chút so với đất nước chúng ta. Vào những ngày tháng sơ khai, trong khi đất nước chúng ta vẫn còn là các tiểu quốc độc lập và nhiều khu vực thậm chí còn chưa có tên, thì Hỏa quốc đã lập quốc và có quốc hiệu riêng, xưng hùng xưng bá trong cả khu vực. Một trong những nguyên nhân khiến cho các đảo của Thủy quốc thống nhất, không chỉ vì chúng ta có sự tương đồng và gần gũi về địa lý lẫn văn hóa, mà còn là vì sự bành trướng khủng khiếp của Hỏa quốc trong những năm tháng ấy. Sự đàn áp của xứ Hỏa là một mối đe dọa khủng khiếp đối với các hòn đảo nhỏ tách biệt của Thủy quốc khi đó. Rất nhiều nền văn minh, rất nhiều dân tộc đã phải lùi bước trước sự xâm lăng của người Hỏa. Có cái đã biến mất, có cái bị hủy diệt tàn nhẫn, có cái thì bị sát nhập và đồng hóa hoàn toàn vào văn hóa xứ đất lửa. Để tồn tài và không bị mất đi bản sắc của mình, chúng ta đã chọn "hòa nhập" với nhau thay vì "hòa tan" trước một Hỏa quốc đang trong thời kỳ mạnh mẽ nhất. Mizukage đệ nhất đã thống nhất các đảo của Thủy quốc trở thành một quốc gia chính là chúng ta của ngày này. Khi 55 hòn đảo hợp lại, chúng ta đã mang trong mình một nguồn sức mạnh lớn lao chưa từng có, dần dần cũng trở thành một cường quốc của Đông lục địa.

Đời là vậy. Con gà tức nhau tiếng gáy. Anh hàng xóm Hỏa quốc xấu tính đời nào để Thủy quốc yên ổn phát triển. Bao nhiêu đất nước, bao nhiêu dân tộc chịu khuất phục trước ngọn đuốc của người Hỏa và Thủy quốc thì say no. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì Hỏa quốc chính là anh tổng tài bá đạo với câu nói huyền thoại "Em thật thú vị. Tôi nhất được phải có được em". Và để hiện thực cho câu nói ấy, anh trai nhà bên đã bày ra 7749 cái chiến dịch xâm lược và trong đó cũng không ít chiến dịch là thành công. Công nhận anh giỏi, chỉ có điều tinh thần Thủy tộc nó mạnh mẽ và dai dẳng hơn anh tưởng nhiều lắm. Hỏa quốc tưởng rằng chỉ mình mình biết đốt đuốc nhưng méo ngờ rằng chúng ta cũng biết đun dung nham. Bao nhiêu cuộc xâm lăng bao nhiêu cuộc đồng hóa, có những cuộc kéo dài tới cả thế kỷ nhưng cuối cùng con cháu Thủy tộc vẫn đuổi được người Hỏa về đúng chỗ của mình.

Thế nhưng chúng ta không được phép chủ quan, lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác. Người Hỏa rất giỏi, không chỉ về khoa học kỹ thuật mà còn về chiến lược cai trị. Một trong những chính sách đỉnh cao về thâm độc của bọn chúng chính là "Dùng người Thủy giết người Thủy". Bằng việc phân chia đất nước ta thành 12 thổ bang vào cuối thế kỷ 17 và giữa thế kỷ 18 để cai trị, sau đó lợi dụng mâu thuẫn dân tộc giữa các vùng đảo với nhau, người Hỏa đã để lại cho chúng ta một nỗi đau rất lớn về sự chia rẽ dân tộc. Hậu quả để lại tới tận bây giờ, không ít người Thủy vẫn tự hào mình là "Người bang nhất", "Người bang nhì" và tự cho là mình cao quý hơn "Người bang thập nhất" hay "Người bang thập nhị". Ôi các bạn ơi làm ơn tỉnh táo lại đi. Trong mắt đám người Hỏa khi đó thì dân mình đều là nô lệ hết, chúng nó chia nước mình thành các đẳng cấp từ nhất tới bét chẳng qua là để dân ta tự nô dịch lẫn nhau, tự chia rẽ để chúng nó dễ bề cai trị mà thôi. Chính Mizukage đệ nhất đã nói rồi. Thủy quốc chúng là một đất nước thống nhất, người Thủy bất kể là sắc tộc gì, màu da nào, tiếng nói ra sao thì đều là anh chị em một nhà, không phân biệt gì cả. Mọi sự phân biệt kỳ thị đối xử giữa người một nước với nhau đều được xem là đại tội, cổ đại thì phạt cao nhất là chém đầu, hiện đại thì cũng phạt tù tới mấy năm. Tổ tiên hy sinh xương máu để con cháu có được tự do độc lập, con cháu bị tư tưởng của kẻ thù mụ mị rồi nhiễm bệnh thượng đẳng tự cho mình là cao quý với người nhà, ngu muội cỡ nào thì cũng một vừa hai phải thôi.

Ngoài anh hàng xóm Hỏa quốc, Thủy quốc chúng ta còn ở cạnh hai anh hàng xóm khác có cái nết cũng chẳng hiền lành gì, so với Hỏa quốc thì là một mười một tám rưỡi, chính là Phong quốc và Lôi quốc.

*** Phần 2: Chiến tranh Phong quốc ***

Hỏa quốc xấu tính với chúng ta như thế hóa ra cũng có bạn thân, người đó không ai khác chính là Phong quốc. Phong quốc, hay còn gọi là xứ Gió, là vùng địa lý đối lập với nước ta một trăm tám mươi độ. Không giống như Thủy quốc nhiệt độ mát mẻ và có những đảo siêu lạnh quanh năm toàn băng với tuyết, Phong quốc là một quốc gia chỉ toàn sa mạc với hoang mạc, ban ngày nóng tới bao nhiêu thì ban đêm lạnh đến bấy nhiêu. Địa hình gập ghềnh, khí hậu không mấy dễ chịu, nắng nhiều hơn mưa cùng với việc khan hiếm đất trồng trọt dẫn đến những vấn nạn như thiếu nước, thiếu lương thực, tất cả đã làm cho Phong quốc trong những năm tháng sơ khai là một quốc gia bất ổn đói nghèo.

Người Phong quốc rất kiên cường và tài giỏi. Địa thế khắc nghiệt đã sản sinh ra những con người bất khuất không bao giờ lùi bước trước khó khăn. Trong suốt ba thế kỷ, nhờ vào việc khai hoang những ốc đảo có thể sinh sống được, phát minh ra những công cụ hỗ trợ trồng trọt nơi đất cháy, thuần hóa được những sinh vật hung dữ độc hiểm "hiếm có khó tìm" trên sa mạc làm thú nuôi và trên hết là hiện thực hóa được những hệ thống tích nước, trữ nước, vận chuyển được nước từ những nơi xa xôi về vùng dân cư và xây dựng được những hệ thống lọc nước sạch, Phong quốc dần dần đã chuyển mình thành một cường quốc với người đứng đầu đủ sức xưng đế với các chư hầu tề tựu xung quanh chỉ trừ Thủy quốc nhà ta ra. Và cho tới khi xứ Phong lần đầu tiên phát hiện ra dầu mỏ vào cuối thể kỷ 18, thì nơi đây lại một lần nữa chuyển hình, ghi tên mình vào danh sách những quốc gia giàu có nhất thế giới.

Thế nhưng, trước khi trở thành cường quốc vào thế kỷ 10, thì người Phong quốc đã làm gì để tồn tại trong sự thiếu thốn đói nghèo tới tột cùng ? Câu trả lời chỉ có một. Đó là bán sức chiến đấu. Đúng vậy. Như đã nói ở phía trên, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã khiến cho Phong quốc sản sinh ra những giống người cực kỳ mạnh mẽ và thiện chiến. Những chiến binh Phong quốc đã tập hợp lại thành các nhóm, chiến đấu cho các quốc gia lân bang, đem lại rất nhiều tiền tài và của cải cho đất nước mình. Lịch sử gọi lính đánh thuê Phong quốc với cái tên là "Gió đen" hay "Hắc Phong". Kỹ năng chiến đấu của Hắc Phong đáng sợ vô cùng, cộng với thể chất vượt trội bẩm sinh lẫn tinh thần "tử vì đạo" không sợ cái chết của Hồi Giáo và Xích Giáo – hai tôn giáo chính của người Phong quốc, tất cả đã đem tới nỗi khiếp sợ trên toàn Đông lục địa thậm chí vang danh tới cả Âu châu. Một trong những vũ khí được lính đánh thuê Phong quốc sử dụng chính là quạt chiến. Những chiếc quạt có kích thước to bằng một phần ba người trưởng thành, trên nan gắn vô số lưỡi kiếm sắc nhọn, có thể quay tròn và đủ lực bay xa tới tận ba chục mét, đã góp phần tước đi mạng sống của hàng triệu người không may mắn phải đối đầu trực diện với những ngọn gió đen tới từ Phong quốc. Không chỉ dùng sức người, người Phong còn phát minh ra những con rối chiến đấu – những công cụ được xem như là robot thời cổ đại với đầy đủ các chi như con người bình thường, nhưng thay vào đó là tốc độ vượt trội cùng với khả năng đâm chém cực kỳ kinh hãi.

Khi Hỏa quốc lần thứ 3 xâm lược Thủy quốc vào thế kỷ thứ 9, do mối quan hệ hòa hợp giữa đất Phong và đất Hỏa, không ít những chiến binh Phong quốc đã tham gia cùng chiến đấu với người Hỏa. Sức mạnh kinh khủng của những đội lính đánh thuê Phong quốc đã khiến cho Thủy quốc thất thủ nhanh chóng và mất thủ đô (lúc đấy là đảo Kikakura) vào tay người Hỏa. Sự tàn sát của người Phong dành cho xứ Thủy lúc ấy cực kỳ man rợ, so với những cuộc thánh chiến Hồi giáo cực đoan thời hiện đại chỉ hơn chứ không kém. Lại nói về đảo Kikakura. Mọi người có lẽ đều biết, rằng hòn đảo này có phong tục sử dụng xương của kẻ thù làm mũ đội đầu. Nguyên nhân của phong tục này, chính là bắt nguồn trận chiến giữa Hỏa quốc và Thủy quốc với sự giúp đỡ của Phong quốc dành cho Hỏa quốc lúc đó. Kikakura khi ấy đã bị người Phong tàn phá với sức hủy hoại tương đương với một cuộc diệt chủng. Những người dân Kikakura may mắn sống sót khi ấy đã lập lời thề là phải giết hết những kẻ xâm lược tới từ sa mạc, nợ máu phải trả bằng máu, không chỉ lột da, mà còn phải róc xương kẻ thù. Cuộc báo thù của người Kikakura đã diễn ra, tuy nhiên không ở trên đất liền, mà là ở trên biển. Trận thủy chiến đã lấy đi mạng của ba phần tư lực lượng Hắc Phong có mặt trên đất Thủy, chỉ có một phần tư được tha mạng do chính sách trao đổi tù binh giữa Hỏa quốc và Thủy quốc. Những chiếc mũ đội đầu đầu tiên của người Kikakura, tất cả đều là xương của lính đánh thuê Phong quốc.

Người Thủy và người Phong đã chiến đấu với nhau vô số lần, từ thế kỷ thứ 9 tới thế kỷ thứ 14, thế nhưng, tất cả đều khởi nguồn từ những cuộc xâm lược của Hỏa quốc đối với Thủy quốc mà ở đó, người Phong là đồng minh của người Hỏa. Lần đầu tiên Phong quốc xuất quân với tư cách là người khai mào cuộc chiến là vào thế kỷ thứ 15. Thủy quốc đã chống trả và cuộc giằng co đã diễn ra trong 127 ngày. Chiến thắng thuộc về người Phong. Chúng ta lần lượt bị mất đi chủ quyền các đảo, trước hết là Kaimana, Wakumi, Miharu, sau đó là Noa, Yua, Shia,... rồi tới cả thủ đô Himena. Đó là một cuộc xâm lược tàn khốc chưa từng có. Thủy quốc đã gần như nằm trong sự kiểm soát của Phong quốc, chỉ trừ những hòn đảo nằm ở địa thế quá xa xôi và lạnh lẽo như Koriyuku hay Kurayami.

Đây không phải là lần đầu tiên Thủy quốc đối diện trước nạn ngoại xâm. Người Phong lúc ấy đã không còn là người Phong của thế kỷ trước mà đã trở nên hùng mạnh, tàn bạo và ác liệt hơn rất nhiều. Chính sách đầu tiên bọn chúng thực hiện để cai trị dân ta, chính là "Ngu dân đồng hóa", thông qua việc bắt chúng ta phải quên đi ngôn ngữ của dân tộc mình mà nói tiếng Phong quốc, ép chúng ta đốt sách vở, cải đảo theo Hồi Giáo và Xích Giáo, khiến chúng ta phải phá đi những công trình kiến trúc có từ bao đời mà trong đó có không ít công trình là các đền thờ, nhà thờ của các tôn giáo Đa Thần của tổ tiên người Thủy. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn. Những kẻ xâm lược tới từ sa mạc ép chúng ta phải xóa bỏ văn hóa của chính dân tộc mình, đó là một hành động vô nhân đạo trước nay chưa từng có.

Chỉ là, người Phong đã lầm. Một kẻ 49 mà cứ nghĩ mình là 50 và không biết là mình đã đụng nhầm vào 55 rồi. Thủy quốc chúng ta là ai ? Một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, bình thường có thể tranh chấp bất đồng, nhưng khi giặc tới nhà rồi thì tinh thần đoàn kết sẽ cao hơn cả cơn đại hồng thủy trong truyền thuyết. Hỏa quốc tốn hàng thế kỷ còn không thiêu đốt được tinh thần người Thủy, thì Phong quốc tuổi gì mà nghĩ có thể thổi bay được ý chí chiến đấu của chúng ta ? Con cháu xứ Thủy, miệng nói tiếng Phong, sáng cầu nguyện hô Thánh Allah vĩ đại, đêm khi đi ngủ vẫn có thể nhớ được tiếng mẹ đẻ, lòng vẫn hướng về Đức Mẹ Thủy Thần. Sách vở bị đốt bao nhiêu, chúng ta chép lại bấy nhiêu. Công trình kiến trúc bị phá hủy thì bản thiết kế nguyên vẹn vẫn được bí mật lưu lại bằng nhiều cách khác nhau. Thậm chí có những công trình dù có làm cách nào cũng không thể hủy đi được, bởi vì các vị thần của người Thủy luôn ở đây và bảo hộ cho con cháu mình.

So với người Hỏa, thời gian Phong quốc chiếm được Thủy quốc nhanh hơn, và thời gian người Phong rút khỏi đất Thủy cũng nhanh hơn anh bạn thân của mình rất nhiều. Sự khác biệt quá mức về điều kiện khí hậu và địa lý khiến cho những kẻ xâm lược tới từ sa mạc gặp phải những vấn đề nan giải "xưa nay chưa từng thấy". Người Thủy nhận ra thời cơ đã thấy rồi. Một loạt các trận thủy chiến diễn ra ở các vùng biển Băng Nhật và Băng Nguyệt, hàng loạt các trận đánh du kích ở vùng núi tuyết Sương Bích và Sương Lam, rồi các trận tập kích liên tiếp ở các vùng đảo tưởng như đã nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của đế chế Phong quốc. Tất cả đã khiến cho người Phong phải trở về đúng nơi chúng bắt đầu.

Khi lãnh thổ hoàn toàn không còn bóng dáng của người Phong quốc, chúng ta một lần nữa đã xây dựng lại tất cả. Mọi thứ còn đẹp đẽ hơn lúc ban đầu. Sự xâm chiếm của người Phong đã mang tới cho chúng ta một số thay đổi mới mẻ. Những bí quyết điều chế gia vị mang tới những món ăn ấm nóng cay nồng giữa những đêm sa mạc khô lạnh được một số hòn đảo của chúng ta học tập, cải tiến và đưa vào nấu trong những món ăn hằng ngày. Những nhà thờ Hồi Giáo cùng đền thờ Xích Giáo được xây dựng của người Phong cũng không bị người Thủy phá đi như cách bọn họ đã làm với chính mình. Chúng ta vẫn giữ lại nguyên vẹn những công trình ấy mặc dù không tế lễ thờ phụng, như một cách để nhắc nhở chính bản thân và con cháu mai sau rằng, đây chính là dấu tích của một trong những thế lực thù địch tàn bạo và đáng sợ nhất. Chúng ta đã đánh đuổi chúng, nhưng một ngày nào đó bọn chúng có thể sẽ quay lại, dặn dò con cháu luôn phải đề cao cảnh giác và nâng cao sức mạnh, không được phép để dân tộc mình lâm vào cảnh lầm than một lần nữa.

*** Phần 3: Chiến tranh Lôi quốc ***

Xa hơn so với Hỏa quốc và gần hơn so với Phong quốc, chính là anh hàng xóm thứ 3 Lôi quốc. Nếu như Hỏa quốc là anh hàng xóm xấu tính nhưng cứ thích diễn vai soái ca điên tình, Phong quốc là gã hàng xóm bạo lực ngứa mắt là đánh không cần lý do, thì Lôi quốc có thể xem như là tên hàng xóm thân thiện hơn một chút so với hai kẻ khó ưa vừa được kể. Thế nhưng thân thiện hơn không có nghĩa là xem như bằng hữu giao hảo. Từ thời cổ đại, trung đại, cận đại và cho tới cả hiện đại, giữa chúng ta và Lôi quốc đã diễn ra vô số các cuộc chiến lớn nhỏ, lúc thì bảo vệ bờ cõi, lúc là mở rộng lãnh thổ, lúc vì tranh đoạt tài nguyên, tuy nhiên, người Lôi chưa bao giờ đô hộ được chúng ta như hai gã hàng xóm trước đó.

Mâu thuẫn giữa chúng ta và xứ Lôi tưởng như đã kết thúc vào đầu thế kỷ 19. Sang tới giữa thế kỷ 20, việc không giao tranh và sống khá hòa hảo với nhà hàng xóm, đã khiến cho chúng ta gần như quên mất sự xấu tính của hắn khi xưa. Từ năm 192x tới năm 196x, Lôi quốc nội chiến khiến cho toàn lục địa Đông chao đảo. Thủy quốc khi đó với tư cách là quốc gia láng giếng, đã tiếp nhận hơn một triệu người Lôi tị nạn, con số đã lên tới hơn một triệu rưỡi vào năm 195x, đồng thời là quốc gia trung chuyển hỗ trợ những người tị nạn Lôi quốc di chuyển tới quốc gia thứ ba với con số lên tới hơn bảy trăm ngàn người vào cuối những năm 195y. Và những rắc rối đã bắt đầu từ đây.

Việc phải gồng gánh hơn một triệu rưỡi người tị nạn (được thống kê chính thức), chưa kể các khoản viện trợ khác đã khiến cho Thủy quốc (lúc này chỉ vừa mới vực dậy được sau cuộc chiến với Hỏa quốc) lâm vào cảnh nợ công chưa từng có trong lịch sử, ngân sách nhà nước thu vào không thể bù hoàn cho những chi phí phải bỏ ra. Thân mình và người nhà mình lo chưa xong nay lại còn phải lo thêm cho con em nhà hàng xóm, mặc dù nhà người ta cũng tội nhưng bản thân mình thì không khổ hay sao ? Chỉ là từ hiệp ước, luật ngoại giao và cho tới cả dư luận quốc tế, tất cả đều không cho phép chúng ta khước từ gánh nặng từ nước bạn. Những người tị nạn Lôi quốc tới Thủy quốc, mang theo cả những thói quen sinh hoạt và phong tục tập quán của nước họ, mà không ít trong số đó không hề phù hợp, thậm chí là ngược lại hoàn toàn so với nếp sống từ xa xưa của người Thủy. Những mâu thuẫn về kinh tế - chính trị- tôn giáo vì vậy đã nổ ra. Bạn là người Lôi thì sẽ thấy người Thủy sai, nhưng tôi là người Thủy, và tôi chỉ thấy nhà mình đang yên đang lành, vừa mới thoát nghèo xong thì lại phải nuôi thêm những con người xa lạ. Bạn bảo tôi ích kỷ, tôi bảo bạn bị thần kinh, thân phận là đi ở nhờ mà lại còn trèo lên đầu gia chủ.

Cuộc nội chiến của Lôi quốc đã kết thúc vào cuối những năm 196x. Niềm hạnh phúc lớn lao của nước bạn nhưng xem chừng Thủy quốc chúng ta là người vui nhất. Chính phủ Lôi quốc kêu gọi những công dân đang lánh nạn ở nước ngoài trở về xây dựng đất nước, và Thủy quốc lại một lần nữa hỗ trợ để những người Lôi xa xứ có thể hồi hương. Song song với làn sóng trở về quê hương sôi nổi của những đứa con của thần Sấm là một bộ phận không nhỏ người Lôi kiên quyết bám trụ với mảnh đất xứ người. Thời gian nội chiến kéo dài với tình thế buộc phải di dân đã khiến cho rất nhiều công dân Lôi quốc có cho mình một quê hương thứ hai. Theo ước tính, từ năm 193x tới đầu những năm 196x, đã có hơn 2 triệu trẻ em Lôi quốc sinh ra ở nước ngoài, trong đó ở Thủy quốc con số này đã chiếm tới hơn hai trăm ngàn, chưa tính tới những trẻ em là con lai giữa người Lôi và người Thủy. Theo luật Thủy quốc thì bất cứ trẻ em nào khi sinh ra trên đất Thủy mà có một trong bố hoặc mẹ là người Thủy thì đều có quyền mang quốc tịch Thủy quốc, và số lượng người Thủy kết hôn với người Lôi trong giai đoạn từ những năm 193x tới 196x là khá nhiều.

Để quốc gia vượt qua khỏi cảnh "ốc không mang nổi mình ốc lại còn mang cọc cho rêu", chính phủ Thủy quốc đã bổ sung thêm một số điều luật vào trong bộ luật cư trú dành cho người nước ngoài tại đất Thủy. Bộ luật đã mang tới nhiều ý kiến trái chiều và nhận được không ít sự phản đối dữ dội từ dư luận quốc tế. Một trong những điểm nổi bật của bộ luật, đó chính là chỉ chấp nhận cho người Lôi quốc trong thời điểm đó ở lại Thủy quốc trong các trường hợp: Thứ nhất, đó là phải nhập tịch trở thành công dân Thủy quốc. Thứ hai, đó là có bố hoặc mẹ là công dân Thủy quốc và được xác nhận là con lai. Thứ ba, đó là đã kết hôn (có con hoặc chưa có con) hoặc chuẩn bị kết hôn với công dân Thủy quốc. Đồng thời, để ngăn chặn hoàn toàn việc kết hôn giả hoặc trục lợi từ kết hôn giả, luật hôn nhân và gia đình của Thủy quốc, với điều luật khi công dân Thủy quốc kết hôn với người nước ngoài cũng được siết chặt với những điều kiện rất ngặt nghèo.

Thời gian sinh sống lâu dài ở Thủy quốc đã khiến cho một bộ phận người Lôi quốc tại đây đã xây dựng và tích lũy cho mình một số tài sản không nhỏ bao gồm tiền bạc, tư trang, đất đai, nhà cửa. Để hỗ trợ cho nhóm người này trở về cố hương, chính phủ Thủy quốc cho phép họ được mang theo tiền bạc tư trang, tuy nhiên, đất đai nhà cửa thì phải bán lại cho nhà nước xứ Thủy. Rất nhiều người Lôi quốc đã trở về quê hương với đầy đủ tài sản, tiền mặt cùng lượng vàng tương ứng với bất động sản mình sở hữu ở Thủy quốc, thậm chí có những người còn nâng tổng số tài sản mình sở hữu cao gấp nhiều lần so với mệnh giá gốc. Thế nhưng cũng có rất nhiều người Lôi không hài lòng với chính sách đãi ngộ của chính phủ Thủy quốc nên đã thưa kiện lên tòa án quốc tế với lý do mình bị cưỡng chế rời khỏi nơi cư trú và cưỡng đoạt tài sản. Những vụ kiện đã gây ra sự lùm xùm trong và kéo dài cho tới thập niên 2000.

Cùng nhau đi qua giông bão nhưng chẳng thể ở cạnh nhau trong những ngày mưa tan, mối quan hệ giữa Thủy quốc – Lôi quốc tưởng chừng như đã chuyển sang một giai đoạn mới thân thiết và gắn bó hơn, nhưng không. Chính phủ mới của Lôi quốc, mang trong mình đường lối cách mạng và chính trị ngược lại hoàn toàn với Thủy quốc mà cụ thể ở đây là muốn xây dựng một nhà nước "thân Hỏa quốc", cộng với những mâu thuẫn từ trước đó trong các chính sách của Thủy quốc dành cho người tị nạn tới từ Lôi quốc và với sự kiện chính phủ Thủy quốc yêu cầu toàn bộ công dân Lôi quốc rời khỏi lãnh thổ là giọt nước tràn ly. Tất cả đã dẫn tới cuộc chiến tranh giữa Thủy quốc – Lôi quốc vào năm 197x.

Cuộc chiến giữa Thủy quốc – Lôi quốc được xem là bước đầu của chiến tranh hiện đại đối với vùng Đông lục địa. Rất nhiều vũ khí công nghệ cao đã được đưa vào sử dụng. Rất nhiều lính Lôi quốc tham chiến là sĩ quan được đào tạo từ các học viện quân sự của Thủy quốc trong thời gian tị nạn tại nơi này. Rất nhiều binh sĩ là con lai giữa hai dân tộc. Lịch sử Thủy quốc gọi đây là một nỗi uất hận đau không tả được, một nỗi nhục nhã không thể nuốt nổi, và đám Lôi quốc chính là một lũ ăn cháo đá bát trước nay chưa từng có.

Đối với sự tranh chấp bằng vũ lực của hai nước hàng xóm, ba quốc gia Hỏa – Phong – Thổ tuyên bố trung lập. Tuy nhiên, một số lượng không nhỏ lính tình nguyện từ hai quốc gia Hỏa và Phong đã chiến đấu trên chiến trường Lôi – Thủy với mục đích trợ giúp người Lôi. Chỉ vừa mới gần 50 năm trôi qua sau cuộc chiến tranh với người Hỏa, giờ đây người Thủy một lần nữa lại phải đối mặt với người Lôi – quốc gia đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất sau cuộc nội chiến đồng thời sở hữu đội quân tinh nhuệ đang có sức chiến đấu và kinh nghiệm nhất Đông lục địa, thêm cả sự trợ giúp từ người Hỏa và người Phong vốn có thù hận lâu đời với xứ Thủy. Một tờ báo nổi tiếng phương Tây đã viết rằng, Lôi quốc lúc này như hổ thêm cánh thậm chí còn có thể lặn bơi dưới nước, con cá voi xám Thủy quốc to lớn nhưng già cỗi sẽ làm thế nào đây ?

Còn làm thế nào được nữa, giặc đã đến nhà, người già cũng đánh. Thủy quốc giờ đây đã không còn là Thủy quốc chỉ biết đánh thủy chiến của ngày hôm qua. Hải quân xứ Thủy từ trước tới nay vẫn là một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, có thể ngang hàng với các quốc gia Tây phương. Lục quân sau nửa thế kỷ đã thay đổi hoàn toàn diện mạo, đủ sức xưng hùng xưng bá trong khu vực. Không quân dù là đơn vị chiến đấu được hình thành muộn nhất nhưng cũng kịp sở hữu cho mình một dàn máy bay chiến cực khủng và đội ngũ phi công cực xịn.

Thủy quốc không yếu, chỉ là kẻ địch cũng chẳng dễ xơi. So với người Thủy da trắng nổi bật dáng người phần lớn là thon gọn thanh mảnh, thì người Lôi da sẫm màu cùng thân hình lớn khỏe to cao nhìn từ góc độ nào cũng chiếm ưu thế khi chiến đấu hơn. Hai bên giằng co nhau dữ dội, bất phân thắng bại. Đỉnh điểm của cuộc chiến là khi người Lôi tiến hành một cuộc tập kích bằng không quân lớn nhất từ trước đến nay vào ba hòn đảo lớn nhất Thủy quốc và trong đó có đảo thủ đô Kiri khiến cho người Thủy gần như thất thủ. Cuộc tập kích kéo dài trong gần một tháng, mức độ thiệt hại khiến cho chúng ta phải hơn một năm trời vẫn chưa hồi phục nổi.

Người Lôi cứ nghĩ rằng chúng ta sẽ lùi bước và phải chịu mất ba đảo lớn nhất, rằng họ sẽ làm được điều mà người Hỏa và người Phong trong lịch sử không thể làm được, chính là sát nhập được đảo của chúng ta vào lãnh hải của mình. Kết quả thực tế đã chứng minh, bọn họ đã lầm. Những cơn bão biển là nỗi khiếp sợ trên toàn Đông lục địa, chính là điều mà chúng ta phải đối mặt hằng ngày và dần dần đã tận dụng nó thành nguồn sức mạnh thiên nhiên để chống trả lại kẻ thù. Không ai hiểu rõ sức mạnh của biển cả Thủy quốc hơn chính người được nó sinh ra. Người Thủy đã tiến hành tập kích vào ngày xx/yy/197z, với lực lượng binh chủng Không quân Hải quân tinh nhuệ nhất của mình, đã chiếm lại được thủ đô và hai hòn đảo trọng điểm. Chiến thắng đã làm thay đổi toàn bộ cục diện của cuộc chiến Thủy – Lôi. Và rồi, trước sự ra đời của vũ khí sinh – hóa mà cụ thể ở đây là các loại chất độc Navana, Liquarus, Hyvia, Oceris, vân vân, người Lôi đã phải đưa ra thỏa thuận đình chiến rồi dần dần tiến tới kết thúc cuộc chiến vào giữa năm 198x.

*** Phần 4: Giai đoạn cấm vận hậu cuộc chiến ***

Chúng ta đã thành công bảo vệ lãnh thổ trọn vẹn. Việc Thủy quốc đưa chất độc hóa học – sinh học vào cuộc chiến đã khiến cho dư luận thế giới phẫn nộ, đồng thời đã làm cho chúng ta phải chịu cấm vận và đóng cửa biên giới trong suốt hơn một phần tư thế kỷ. Việc bị cô lập trong gần 30 năm đã khiến cho Thủy quốc gặp khó khăn về nhiều mặt. Chúng ta bị ngắt kết nối với các ngân hàng quốc tế, bị cấm thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại bằng đồng tiền chung Ryo của Đông lục địa và USD của các nước phương Tây, bị từ chối nhập cảnh vào cảng biển và sân bay quốc tế, kèm theo với đó là những cơ hội tiếp cận về khoa học công nghệ, về các nguồn đầu tư cũng như lao động nước ngoài, vân vân và mây mây.

Khó khăn nối tiếp khó khăn không khiến cho người Thủy nản chí. Chúng ta đã có nền tảng về khoa học công nghệ từ trước đó. Các cảng biển vẫn đem lại nguồn thủy hải sản dồi dào và việc công nghệ hóa nông nghiệp đã giúp cho chúng ta có thừa lượng nông sản, cung cấp đủ lương thực cho tất cả người dân xứ Thủy. Không bị ảnh hưởng hay tác động của những trào lưu hay văn hóa ngoại quốc, chúng ta tập trung phát triển, bảo tồn văn hóa của đất nước mình. Không cần phải dựa vào công nghệ của các cường quốc lân bang, người Thủy vẫn tự làm được cho mình những thiết bị công nghệ cao dùng được tới cả khi hết cấm vận đập mãi mà không hỏng. Tất cả chỉ chờ cho đến tời điểm lệnh cấm vận được kết thúc vào năm 201x, cả thế giới đã phải ngỡ ngàng trước một Thủy quốc phát triển hiện đại nhưng mang đậm bản sắc truyền thống.

Không chạy theo các trào lưu phương Tây, người Thủy quốc vẫn diện những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, và người trẻ thì mặc những bộ đồ cách tân mang đậm bản sắc nhưng vẫn thuận tiện và cực kỳ bắt mắt. Không sử dụng các mạng xã hội quốc tế, dân Thủy vẫn có cho mình những mạng xã hội riêng chẳng hề đụng hàng. Những công trình kiến trúc có thể xuyên biển, vượt biển, đi sâu vào lòng đại dương, những vũ khí quân sự hiện đại không ngán bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và nhất là siêu tàu ngầm dài nhất Đông lục địa, tất cả là một cú tát thẳng vào mặt những kẻ từng ngồi đó cười hả hê cho rằng, không có bọn chúng thì Thủy quốc sẽ trở thành một quốc gia lạc hậu, nguyên thủy và rừng rú. Các loại hình nghệ thuật – giải trí của các dân tộc ở xứ Thủy đã phát triển tới một mức cực cao, đến mức khi làng giải trí – nghệ thuật xứ Thủy chính thức mở cửa và quảng bá tới bạn bè quốc tế, đã hình thành nên một làn sóng hâm mộ lan rộng cuồng nhiệt trên khắp thế giới.

*** Phần 5: Thời điểm hiện tại và hướng tới tương lai ***

Thủy quốc ở thời điểm hiện tại, trong xu thế toàn cầu hóa, Thủy quốc đã tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển đa lĩnh vực từ kinh tế, công nghiệp cho tới cả văn hóa, xã hội với các quốc gia không chỉ trong khu vực Đông lục địa mà còn trên toàn thế giới. Chiến tranh đã qua đi, bi thương đau đớn đã để lại phía sau để tiến tới một nền hòa bình tươi đẹp, một cuộc sống tốt lành và phát triển hơn. Chúng ta hợp tác, hòa hảo với rất nhiều quốc gia và trong đó không ít quốc gia trước đây đã từng là kẻ thù của ta. Chúng ta tha thứ, nhưng không bao giờ được phép quên những hy sinh, cống hiến mà thế hệ cha ông đi trước đã để lại. Sự kiện Băng Hỏa – Băng Hạ vừa rồi là một minh chứng rõ ràng cho thấy, rằng các thế lực thù địch lân bang vẫn luôn âm mưu xâm chiếm đất nước ta. Mưu đồ bá chủ Đông lục địa vẫn luôn là một giấc mộng đẹp nhưng không hề hão huyền, anh tài nào cũng muốn trở thành đế vương chiếm lĩnh toàn phương chứ nào có an phận làm bá vương chiếm cứ một phương chứ...

Bình luận 1: Thủy quốc một tấc đất không thể thiếu, một lãnh hải chẳng thể nhường.

Bình luận 2: Những nghệ sĩ cho tới thời điểm hiện tại chưa thể hiện rõ ràng lập trường chính trị, không hướng về phía tổ quốc thì phải cấm sóng !

Bình luận 3: Vừa mới vượt tường lửa sang bên Hỏa quốc, thấy chúng nó bắt đầu đi bài bôi bẩn nghệ sĩ nước ta. Bài đính chính đã được các nhà chuẩn bị và chuẩn bị đăng lên, mong các anh chị em chia sẻ gần xa để fan quốc tế thấy rõ được bộ mặt thật của đám giang cư mận Hỏa quốc.

Bình luận 4: Ba thằng Hỏa – Phong – Lôi thằng nào cũng ác. Thằng Hỏa thì đô hộ nước mình vài trăm năm, chia dân mình thành các cấp để trị, để lại hậu quả phân biệt sắc tộc, vùng miền với nước mình cho tới tận bây giờ. Thằng Phong thì đốt sách, bắt cải đạo, đập phá công trình kiến trúc mang tính biểu tượng. Thằng Lôi thì ăn cháo đá bát rồi phá nát cả mâm. Và cả ba thằng này khi sang xâm lược nước mình thì đều thực hiện chính sách đồng hóa, bắt dân mình "hòa hợp dân tộc" với dân nó bằng cách cưỡng ép kết hôn, sinh con đẻ cái với dân nó nhằm mục đích "tẩy trắng màu da". Cứ bảo chúng ta "da trắng thượng đẳng" nhưng chính chúng nó cũng mê da trắng bỏ mợ ra.

Bình luận 5: Lầu trên nói còn nhẹ đấy. Bọn này đâu chỉ ép kết hôn. Trong các cuộc xâm lược của ba thằng Hỏa – Phong – Lôi, số lượng phụ nữ nước mình bị xem là nô lệ tình dục, công cụ duy trì nòi giống cho đám ngoại bang là một con số cao tới khủng khiếp. Hội Lửa – Gió – Sấm chửi dân Nước cho lắm vào về nhà thử mở gia phả ra, biết đâu bà cố của các bạn lại là người Thủy quốc không chừng.

Bình luận 6: Cái thông tin "Phụ nữ Thủy quốc có xu hướng lấy chồng Hỏa quốc để đổi đời" là từ mồm mấy anh đàn ông đất Hỏa ra chứ đâu. Nước mình dù kinh tế giữa các đảo có chênh lệch nhưng không có đảo nào dân sống như thời tiền sử hết, phổ cấp giáo dục cũng được thực hiện đầy đủ trên tất cả 55 đảo. Con gái nước mình phần lớn được ăn học đàng hoàng, gia đình kinh tế đủ ăn đủ mặc, méo hiểu sao phải chui sang lấy chồng ở cái đất nước chỉ được cái to nhưng văn hóa nghèo nàn nên cái gì cũng vơ vội như xứ Hỏa cơ.

Bình luận 7: Hai thằng Hỏa – Phong không nói chứ tôi căm thằng Lôi vcl các bạn ạ. Cái loại ăn cháo đá bát thời nào cũng không thể chấp nhận được. Bọn này hồi vào tị nạn nước mình đem theo đủ loại tệ nạn. Dân mình thì hầu hết đều là tín đồ không tôn giáo nọ thì tôn giáo kia nên nhìn chung là lành. Hồi đấy chế độ dinh dưỡng chưa được như bây giờ nên dân mình tạng người nhìn sơ là thấp nhỏ hơn các nước trong khu vực. Bọn Lôi thì cao to lại thêm cái tính hung hăng, chúng nó vào nước mình lánh nạn mà cứ như là đi ban phát ân huệ, đụng vào chúng nó nếu không nhường thì lại lôi luật quốc tế ra đến nản. Dân mình hồi ấy phải nuôi không cái đám tị nạn xấu tính xong lại phải nhún nhường bảo sao mà không ức.

Bình luận 8: Ông nội tôi còn kể là bên mình có một số đạo là ăn chay, nhưng do lúc ấy vừa mới trải qua cuộc chiến với Hỏa quốc đất nước còn nghèo, kiếm được cái gì là phải ăn cái đó không thì đói, cho nên một số đạo đã cải luật cho phép tín đồ ăn thịt, nhưng mà khi giết thịt con vật cũng phải làm đủ các nghi thức nhân đạo để con vật ra đi không đau đớn. Dân Lôi quốc vào nước mình thì bạ đâu ăn đấy, giết mổ động vật không theo quy tắc đề ra thì dân mình chẳng căm à.

Bình luận 9: Mà như thế đã là gì. Lúc Lôi quốc hòa bình lập lại, nhiều dân Lôi còn ở lỳ bên nước mình không chịu đi. Dân mình gánh không nổi nữa nên chính phủ đã phải lịch sự mời đi nhưng chúng nó không đi còn bày ra 7749 yêu sách mà trong đó là phải bồi thường giá trị tài sản, bất động sản gấp nhiều lần thì chúng nó mới đi. Hồi ấy ngân hàng nhà nước không đủ chi cho nên dân Thủy mới phải người có tiền thì nộp tiền, người có vàng thì góp vàng, tất cả gom góp đủ để "mời" ông bạn hàng xóm về nhà hộ. Mà hận nhất là đám Lôi chúng nó ăn ở trên đất nước mình mà đằng sau lại đi "tàu ngầm" với hai đám Phong Hỏa, âm mưu chống phá nước mình cơ.

Bình luận 10: Các anh chị em lại không biết cái thời nước mình bị cấm vận, truyền thông quốc tế mà rất nhiều đơn vị là anh Hỏa quốc cầm đầu xuyên tạc tình hình nội bộ nước ta như thế nào rồi. Các anh Hỏa là tổ hợp combo giàu nhưng hãm. Anh thì đưa tin nước mình nghèo tới mức một số hòn đảo phải ăn sống uống tanh thậm chí ăn thịt người. Anh thì đưa tin nước mình xây cái tòa nhà cao tầng cao chót vót nhưng mà dân không được vào ở mà chỉ được đứng ngoài chụp ảnh làm màu do chỉ dựng được cái khung như kiến trúc nội thất bên trong không có. Anh thì truyền tin phụ nữ nước mình không được đi học mà bị ép phải ở nhà rồi tới 15, 16 tuổi là phải lấy chồng, 18 tuổi không sinh được con là bị bỏ tù... Mấy năm gần đây các anh rêu rao là gái xứ ta muốn sang lấy trai nước anh để đổi đời, chắc tưởng đàn ông xứ Hỏa có giá lắm. Gia trưởng mà cứ thích lắm mồm.

Bình luận 11: Anh Phong thì công khai gọi nước ta là "ổ tà giáo" nhưng không biết mấy cái tôn giáo của nước anh cũng nhiều thành phần cực đoan vcl, ít ra bên mình chưa có mấy phần tử đòi "đánh bom liều chết". Mà thôi cũng thông cảm cho anh, cái đất nước thiếu nước thì muôn đời ghen ăn tức ở với cái đất nước xung quanh bao la biển nước là chúng tôi.

Bình luận 12: Hiện tại là hội nhập quốc tế nên dân mình kết hôn với người nước ngoài cũng kha khá. Tôi thì OK thôi nhưng mà tôi là méo thích dân Phong với dân Lôi. Dân Phong thì da rám nắng, dân Lôi thì rất nhiều bộ phận da rất đen. Dân mình lấy dân họ thì tông da trung bình sẽ bị giảm trắng mất đẹp, cái đó khiến tôi khó chịu cực.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro