ND baodam vtu sx & tthusp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Những nội dung cơ bản của quá trình bảo đảm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở DN

* ND quá trình bảo đảm vật tư cho sx

1. Xác định nhu cầu : nhu cầu vật tư cho sx sphẩm ở DN đc xđịnh theo 4pp sau

- pp trực tiếp : dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩm sx trong kỳ. gồm các cách tính theo : mức sản phẩm ; mức chi tiết sphẩm ; mức sản phẩm tương tự ; mức sphẩm đại diện.

- pp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sản phẩm : thực hiện 3bước : xác định ncầu vtư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ; xác định ncầu vật tư cần thiết cho sx sphẩm có tính đến tổn thất trong qtrình sdụng ; xác định ncầu về từng loại vật tư hàng hóa.

- pp tính dựa trên cơ sở thời hạn sdụng

- pp tính theo hệ số biến động : dựa vào thực tế sx và sdụng vtư trong năm báo cáo, phương án sx kỳ kế hoạch, phân tích các ytố tiết kiệm vật tư...có thể tính theo : mức chênh lệch sphẩm dở dang ckỳ và đkỳ ; tính theo chu kỳ sx, theo giá trị hay theo hệ số biến động...

2. Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở DN: là 1bộ phận quan trọng trong kế hoạch sx - kỹ thuật - tài chính của DN và có quan hệ mật thiết với kế hoạch khác như kế hoạch tiêu thụ, sx, tài chính...

- Đặc điểm của kế hoạch mua sắm :

+ là các bản tính toán nhu cầu và nguồn hàng rất phức tạp với nhiều loại vật tư với quy cách, khối lượng và thời gian mua sắm khác nhau...

+ có tính cụ thể và nghiệp vụ cao : kế hoạch cần chi tiết cụ thể, phải đặt mua đc những vật tư tốt nhất phục vụ cho sx vơi số lượng mua sắm đc phân chia cho từng phân xưởng, từng giai đoạn khác nhau.

- Nội dung của kế hoạch mua sắm vật tư :

+ phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư của DN trong kỳ kế hoạch như nhu cầu vật tư cho sx, cho xdựng cơ bản, cho sửa chữa, dự trữ...

+ phản ánh nguồn vật tư để thỏa mãn các nhu cầu trên gồm nguồn tồn kho đầu kỳ, nguồn tự chế tạo và nguồn mua trên thị trường.

- Trình tự lập kế hoạch

+ giai đoạn chuẩn bị : là giai đoạn quan trọng qđịnh đến chất lượng và nội dung của kế hoạch vật tư. Các công việc cần thực hiện : nghiên cứu thu thập thông tin về thị trường các yếu tố sx ; chuẩn bị tài liệu về phương án sx kdoanh ; xây dựng hệ thống mức tiêu dùng vật tư, tính toán lượng vật tư tồn kho ở phân xưởng...

+ giai đoạn xác định số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ kế hoạch và lượng vật tư tiềm lực nội bộ DN. Đc xác định bằng pp ước tính và định mức :

Ođk = Ott + Nh - X

Trong đó : Ođk : tồn kho ước tính đầu kỳ kế hoạch

Ott : tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch

Nh lượng vật tư ước nhập tđiểm lập k/hoạch đến đầu năm k/hoạch.

X lượng vật tư ước xuất ra...

+ giai đoạn tính toán các loại nhu cầu vật tư của DN : là cơ sở xđịnh lượng vật tư cần mua về cho DN

+ giai đoạn kết thúc của việc lập kế hoạch mua sắm vật tư và xđịnh số lượng vật tư hàng hóa cần phải mua về cho DN

Tổng N ij = Tổng P ij

Tổng Nij là tổng ncầu về loại vật tư i nhằm thỏa mãn mục đích j của DN

Tổng Pij là tổng các nguồn về loại vtư i được đáp ứng bằng nguồn j

3. Công tác kế hoạch nghiệp vụ về hậu cần vật tư cho sản xuất ở DN.

- Đặc điểm :

+ xây dựng trong thời gian ngắn

+ việc xác định nhu cầu trong kế hoạch bao giờ cũng dựa vào số lượng cụ thể đã có của DN

+ kế hoạch tác nghiệp là cụ thể hóa kế hoạch hàng năm về hậu cần vtư của D

- Vai trò:

+ bảo đảm cho sx diễn ra bình thường, liên tục không bị gián đoạn

+ góp phần sdụng hợp lý, tiết kiệm vật tư trong tiêu dùng

+ giảm thiểu chi phí sx, hạ giá thánh sản phẩm

+ hoàn thiện công tác hạch toán vtư trong nội bộ DN và công tác qlý kho hàng.

- Nội dung:

+ lập kế hoạch hàng quý hàng tháng, lập đơn hàng cho DN

+ tổ chức chuyển giao hàng hóa về DN và tiếp nhận hàng hóa về số lượng và chất lượng

+ tìm kiếm biện pháp giải quyết hiện tượng thừa thiếu hàng hóa trong sx

+ ktra giám sát quy trình thực hiện ở các đầu mối giao nhận, quy trình vận chuyển hàng hóa và tiếp nhận hàng hóa về DN.

* Nội dung của tiêu thụ sản phẩm ở DNSX

1. Nghiên cứu thị trường:

- Là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi DN trong hoạt động sx kinh doanh, nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi: sx những sản phẩm gì? Sx như thế nào? Sản phẩm bán cho ai?

Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu của thị trường DN tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định kết quả của hoạt động tiêu thụ.

2. Lập kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm:

- Là cơ sở quan trọng đảm bảo quá trình sx kinh doanh của DN tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định và nó là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sx, kỹ thuật, tài chính của DN...

3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán:

- Là hoạt động tiếp tục quá trình sx kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các DN chú trọng đến nghiệp vụ sx ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa,bảo quản...và phải tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho( từ phân xưởng, tổ đội sx của DN) theo đứng quy cách, chủng loại hàng hóa.

4.Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm:

- Lựa chọn hợp lý các kênh tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sphẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng...và căn cứ vào mối quan hệ giữa DN với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sphẩm để thực hiện qua kênh trực tiếp hay kênh gián tiếp.

5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ công tác bán hàng.

- Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing về DN, sản phẩm, phương thức phục, lợi ích mà khách hàng có được khi mua sản phẩm tới khách hàng tiềm năng của DN cũng như tìm kiếm thông tin cần thiết từ phía khách hàng để từ đó DN tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.

- Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở DN.

6. Tổ chức hoạt động bán hàng:

- Bán hàng là 1 trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt được mục tiêu bán hàng.

7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

- Sau mỗi ký kdoanh DN cần phân tích, đánh giá hđộng tiêu thụ sphẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sx kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro