ND của nền VH XHCN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KHÁI NIỆM

 Nền VH XHCN là sự pt tự nhiên hợp quy luật khi phương thức SX TBCN đã lỗi thời và phương thức SX mới XHCN đã hình thành

Nền VH XHCN là nền VH đc XD và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân do đảng CS lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu ko ngừng tăng lên về đời sống VH tinh thần của ND đưa ND LĐ thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

 NỘI DUNG

 1) Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới. Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa trên cái nền của văn hoá tư sản, dựa vào vật liệu của chủ nghĩa tư bản đem lại mà yếu tố quan trọng nhất là con người. Chủ nhân của xã hội mới là công nhân và nông dân. Trong các chế độ cũ, họ không được hưởng thụ những giá trị văn hoá, không được chăm lo về giáo dục. Vì vậy, mặc dù họ là những người hăng hái đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, muốn nhanh chóng xây dựng xã hội mới tốt đẹp nhưng họ lại chưa có đủ học thức, không có trình độ văn hoá cần thiết để làm việc đó, V.I.Lênin cho rằng người mù chữ đứng ngoài chính trị. Do đó, nâng cao dân trí là điều kiện không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ xã hôi chủ nghĩa, để quần chúng có nhận thức đúng và tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước.

2) Xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Con người là sản phẩm của lịch sử nhưng đồng thời con người cũng chính là chủ thể quá trình phát triển của lịch sử. Xây dựng con người mới là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. 

Con người mới xã hôị chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện. Những con người ấy thể hiện một mẫu nhân cách sống có lý tưởng, sống có trách nhiệm với công việc, với xã hội, với mọi người và với chính mình. Họ phải là những người có học thức, có niềm tin khoa học, có năng lực hoạt động sáng tạo, làm việc với tính tổ chức, tính kỷ luật cao, đấu tranh cho lẽ phải, chân lý, cho sự công bằng, bình đẳng, dân chủ. Đó là những con người có sự phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, sự phong phú về đời sống tinh thần. 

3) Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa. Lối sống là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng người khác nhau; là tổng thể các hình thái hoạt động của con người, phản ánh điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội của con người; là sản phẩm tất yếu của một hình thái kinh tế-xã hội và có tác động đến hình thái kinh tế-xã hội đó. Lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một đặc trưng có tính nguyên tắc của xã hội xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng lối sống mới tất yếu trở thành một nội dung của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

4) Xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nếu văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình, thì gia đình là một giá trị văn hoá của xã hội. Văn hoá gia đình luôn gắn bó, tương tác với văn hoá cộng đồng, dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kỳ nhất định của một quốc gia dân tộc nhất định. Do đó, có thể quan niệm, gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục giữa các thành viên. 

Gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa được từng bước xây dựng cùng với tiến trình phát triển của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội (gia đình được xem là tế bào của xã hội), có thể nói, thực chất của việc xây dựng gia đình văn hoá là nhằm góp phần xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro