Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bản sắc văn hoá dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hoá.

Cùng với sự giao lưu khu vực và quốc tế, hiện nay trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá và kinh tế. Từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, của các mối quan hệ tài chính, thương mại, với những tổ chức mangtính toàn cầu như tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF )..., toàn cầu hoá không chỉ phát huy ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế mà còn tác động mạnh mẽ tới các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, đặt các dân tộc, các quốc gia những những cơ hội và thách thức lớn.

Toàn cầu hoá một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để thúc đẩy kinh tế, mặt khácquá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về văn hoá các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này , nơi khác trên thế giới người ta đã lớn tiếng cảnh báo “ sự xâm lăng về văn hoá là sự xâm lăng cuối cùng và triệt để nhất “. Vì lẽ đó vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá có ý nghĩa sống còn đối với các dân tộc. Đây là nhiệm vụ của mọi người, mọi ngành, trong đó có các phương tiện truyền thông đại chúng.

BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN

1.1 Khái niệm về bản sắc dân tộc

Con người sinh ra ở đời, ai cũng có nhu cầu về ăn, mặc, ở ; nhu cầu giao tiếp với cộng đồng; nhu cầu thể hiện tình cảm, suy nghĩ , hành động của mình ttrước thiên nhiên và xã hội.

Do khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, địa lý, nòi giống … nên nhu cầu của con người ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có sự khác nhau.

Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bản chất, lịch sử dân tộc ta ngay từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để dành và giữ nền độc lập, tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất của bản sắc văn hoá dân tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu nước của văn hoá dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng dũng cảm, đức hy sinh mà còn ở tinh thần đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý.

Bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũ, thu nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ, sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn hoá Việt Nam đã vượt qua thế bị động để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình.

1.2 Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá ttrình dựng nước và giữ nước, văn học Việt Nam là một thực thể , đồng thời cũng hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Nhờ vậy nền văn hoá giàu bản sắc của nước ta đã không bị mai một, đồng hoá.

Hơn 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bản sắc văn hoá Việt Nam thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa. Ngay từ năm 1943 khi chiến tranh thế giơí lần thứ 2 đang diễn ra ác liệt trên khắp thế giới, Đảng ta đã đưa ra đề cương văn hoá với nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc dân tộc được đặt lên hàng đầu. Trong hoàn cảnh thời bấy gìơ , dân tộc hoá là vũ khí mầu nhiệm chống lại văn hoá nô dịch để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc. Lối sống Mỹ, sức mạnh của đồng Đôla đã không thể làm biến dạng tư tưởng, tình cảm của người dân ở các đô thị, nông thôn vùng bị tạm chiếm , bởi “ Danh dự sức mạnh độc lập tự do, sức mạnh văn hoá của một nước không thể đo bằng cây số vuông “.

Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng mặt trận văn hoá mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hoá dân tộc. Hơn 70 năm qua định hướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Nghị quyết 5 của Ban chấp TW khoá VIII đã đánh dấu bước phát triển mới về đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng. Với phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là “ … xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người ”…Có thể nói Nghị quyết 5 là cuốn cảm nâng tinh thần của nhân dân ta bước vào thế kỷ 21 nhằm làm cho văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro