NẾP NGHĨ VÀ LỐI SỐNG CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN HAI MIỀN NAM - BẮC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Châu thổ sông Hồng và đồng bằng Nam Bộ là hai vùng văn hóa tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.

- Châu thổ sông Hồng là đồng bằng lớn nhất, nơi tập trung dân cư mà chủ yếu là người Việt, trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao so với các vùng khác của Việt Nam. Nơi đây được coi là đất gốc, quê hương của dân tộc Việt, văn hóa Việt.

- Đồng bằng Nam Bộ được coi là đất mới, nơi vươn xa của cộng đồng người Việt trong quá trình phát triển.

Nhiều nhân tố để tác động và tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của các vùng văn hóa ở Việt Nam.

1. Về môi trường tự nhiên:

- Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Châu thổ đã được khai thác từ lâu đời, mật độ dân cư cao, vừa "xa rừng" vừa "nhạt biển".

- Nam Bộ là đồng bằng "trẻ", mới được khai thác, khí hậu nhiệt đới với hai mùa: Mưa và nắng nóng, mật độ dân cư thấp, chịu nhiều ảnh hưởng của biển và thuỷ triều.

2. Về yếu tố lịch sử:

- Bắc Bộ là đất gốc, có lịch sử lâu đời gắn với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt, của nhà nước Việt Nam, ý thức lịch sử của cư dân rất sâu đậm.

- Nam Bộ là vùng đất mới khai thác của người Việt (từ thế kỉ XVI) trong quá trình "Nam tiến".

3. Về cư dân:

- Châu thổ Bắc Bộ là vùng đất sinh tụ chủ yếu của người Việt, chỉ nơi trung du hay bán sơn địa mới pha tạp một phần nhỏ cư dân dân tộc Mường, do vậy yếu tố tộc người khá thuần nhất. Là nơi có mật độ cư dân cao nhất của Việt Nam.

- Nam Bộ là nơi chung sống giữa người Việt (là chủ yếu) với người Hoa, Khơ me và Chăm. Do vậy, quá trình giao lưu, hòa hợp về nhân chủng và văn hóa diễn ra phức tạp hơn. Mật độ cư dân nhiều nơi ở Nam Bộ còn thấp, đất rộng, trù phú.

4. Về giao lưu với bên ngoài:

- Châu thổ Bắc Bộ là nơi sớm có giao lưu đặc biệt sâu đậm với Đông Á, mà tiêu biểu là Trung Quốc. Sau này là Pháp, Nga là rất đáng kể.

- Nam Bộ là ngã ba của các luồng giao lưu với các nền văn hóa cổ ở vùng hải đảo Đông Nam Á. Ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ, các giao lưu với Căm Pu Chia, Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia.

Đồng thời ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ.

Những sắc thái thích ứng với môi trường của cư dân hai miền:

=> Cư dân hai miền về cơ bản là cư dân canh tác nông nghiệp, trồng lúa, hoa màu, nhưng:

- Cư dân châu thổ Bắc Bộ canh tác lâu đời trên mảnh đất cổ, do sức ép dân số, thiếu lương thực, nên họ sớm đi vào thâm canh, đắp đê ngăn lũ, lấn biển và Nam tiến để mở rộng diện tích.

Sau lưng họ là "rừng thiêng nước độc", phía trước mặt là "biển cả bao la", dù họ là cư dân miền núi tiến xuống, nhưng chất "thuần nông", "xa rừng, nhạt biển" được biểu hiện rõ nét.

- Cư dân Nam Bộ sống trong điều kiện đất rộng người thưa, tài nguyên phong phú, quảng canh là chính, nên họ làm ruộng theo kiểu "cầu may", bởi họ còn nhiều nguồn lợi khác về tôm, cá, chim chóc, thú rừng... nên có câu "làm chơi ăn thật".

Sông nước là môi trường chung cho cả hai miền, nhưng sông nước, kênh rạch Nam Bộ điển hình hơn. Do ảnh hưởng của mùa nước, nên quy định luôn nhịp điệu làm ăn của cư dân Nam Bộ cùng với phương tiện đi lại bằng thuyền, ghe. Rừng tràm, rừng ngập mặn, đầm lầy có mặt hầu hết mọi nơi, nên chất rừng, chất biển của cư dân Nam Bộ là điển hình.

=> Tâm lý sản xuất của cư dân Bắc Bộ có xu hướng "hướng nội" nhiều hơn:

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn

-----> Đa số là tự cung, tự cấp. Lúa mùa này giữ lại đến mùa sau, thừa mới đem bán để chi tiêu.

=> Trái lại, cư dân Nam Bộ có xu hướng "hướng ngoại", họ không "co cụm" trong cái vỏ làng xã, gia đình như Bắc Bộ. Họ chỉ giữ lại thóc gạo đủ ăn, còn đem bán kiếm lãi, nếu thiếu gạo thì mua, theo kiểu "gạo chợ nước sông".

-----> Họ năng động, cởi mở, nhạy bén với thị trường, có thể thay đổi hướng, đối tượng kinh doanh, miễn sao đáp ứng nhu cầu thị trường và có thu lợi.

(còn tiếp...)

http://smileys.smileycentral.com/cat/11/11_12_11.gif

_________凯元_________

Ta nguyện làm đôi cánh chim câu

Nâng tình yêu dâng cho đời tất cả!

Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này

14-10-2006 07:55 AM #2

Khải Nguyên

Xem Hồ Sơ

View Forum Posts

Thành viên

Gia nhậpSep 2006Bài gởi1,708

Trả lời: Nếp nghĩ và lối sống cổ truyền của người hai miền: Nam - Bắc

Quan hệ xã hội:

Người dân Việt Nam đều có chung cơ cấu Gia đình - Làng - Nước. Tuy nhiên, ở Bắc Bộ, yếu tố này sâu đậm hơn, nhất là dấu ấn quê hương, đất đai, mồ mả tổ tiên, đình làng, cây đa, bến nước nơi con người gắn bó với cộng đồng nơi cư trú. Nên, cố kết cộng đồng cao, chi phối cách tổ chức làng xã theo kiểu mặt tập: Các gia đình ở sát cạnh nhau, làng có hàng tre bao bọc, có cổng làng, có lễ hội, có nơi vui chơi cộng đồng... vừa "một giọt máu đào hơn ao nước lã" vừa "bán anh em xa mua láng giềng gần" khiến con người gắn bó chặt chẽ với nhau, khó lòng dứt bỏ ra đi.

Cư dân Nam Bộ chủ yếu là những người dân ly tán, xuất phát điểm là những người rời bỏ quê hương từ miền Bắc, từ miền Trung vào Nam để sinh cơ lập nghiệp. Nên họ là những "con người tứ xứ". Vào đến nơi, họ khai phá theo kiểu "tiền viên hậu điền" (trước có nhà, sau có ruộng), miễn sao có đất canh tác, chứ không cư trú mặt tập như ngoài Bắc.

Làng ấp Nam Bộ không có ruộng công mà chỉ có ruộng tư, đình là nơi thờ Thành Hoàng, nhưng lễ nghi không chặt chẽ, làng không có rào tre, không có cổng làng ngăn cách... quan hệ bạn bè, bạn hữu dựa trên sự tương hợp về thân phận, tính cách, sở thịch rất bền chặt và điển hình.

Ăn, mặc, ở, đi lại:

Hai miền cùng mặc kiểu gần giống nhau: Áo cánh (miền Bắc), áo bà ba (miền Nam). Tuy nhiên, ngoài Bắc chọn màu nâu, Nam Bộ chọn màu đen. Phụ nữ Bắc Bộ vấn khăn, trùm khăn mỏ quạ, phụ nữ Nam Bộ thì chải tóc, búi tóc sau gáy và quấn khăn rằn (tiếp thu từ người Khơ Me).

Nhà cửa của người Việt ở Nam Bộ và Bắc Bộ đều nhà trệt. Nhưng, nhà Nam Bộ có cấu trúc "hai gian ba chái", đa số xây cất sơ xài, tạm bợ, bằng tre, nứa, phên vách, lợp lá dừa và họ ít chú ý đến xây dựng, mua sắm, mặc... mà chủ yếu dồn vào việc chi tiêu ăn uống.

Nhà cửa của người Việt ở Bắc Bộ thường kiên cố, quy củ theo khuôn viên, thường "5 gian", 2 gian đầu hồi là buồng ngủ của vợ chồng và để đồ, còn 3 gian giữa là nơi thờ cúng, sinh hoạt chung. Tâm lý của họ là lo củng cố nhà cửa "thứ nhất làm nhà..." và "an cư mới lập nghiệp".

Các món ăn khác nhau rõ rệt: Ở Bắc Bộ từ lâu, việc ăn đã thành nghi thức: Ăn cưới, ăn khao, tiếp khách, ăn cỗ... tính chất giao tiếp thể hiện rõ trong ăn uống (ăn trông nồi, ngồi trông hướng, lời chào cao hơn mâm cỗ, sống về mồ mả chứ không vì cả bát cơm, miếng ăn là miếng nhục...).

Nam Bộ thì không cầu kì, tỉ mỉ, không đi vào thưởng thức tinh tế của lối sống, cách ăn theo kiểu người Huế hay người Bắc Bộ. Họ thiên về dư dật, phong phú, ít chú ý đến cách nấu, cách bày, tới mĩ cảm trong ăn uống. Người Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái. Trong khi ăn, họ quan tâm đến quan hệ con người với con người, chứ ít chú ý đến thiên nhiên, cảnh đẹp... nơi ăn, uống như Huế...

Người Nam Bộ ưa ăn hàng quán, người Huế và người Bắc Bộ ưa ăn cùng gia đình, trong khung cảnh gia đình, do kinh tế phát triển và nhân tố đó góp phần tạo nên sắc thái riêng trong giao tiếp ăn uống của người Việt ở Nam BỘ



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro