Nêu các loại hình giao tiếp cơ bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3: Nêu các loại hình giao tiếp cơ bản?

1.      Phân loại theo tính chất của tiếp xúc, giao tiếp được phân ra thành 2 loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.

- Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trong các chủ đề trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhau:

+ Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, ăn mặc, trang điểm…

+ Có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại.

+ Có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời để đạt được mục đích.

- Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp trực tiếp bị hạn chế về mặt không gian, hơn nữa khi tiếp xúc trực tiếp chúng ta dễ bị chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh.

2. Phân loại giao tiếp theo quy cách của giao tiếp.

- Giao tiếp chính thức: là giao tiếp mang tính chất công cụ, theo chức trách, quy định, thể chế như hội họp, mít tinh, đàm phán… các vấn đề trong giao tiếp thường được xác định trước, thông tin cũng được các chủ thể cân nhắc trước, vì vậy thông tin có độ chính xác cao.

- Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất cá nhân, không câu nệ hình thức, chủ yếu dựa trên hiểu biết về nhau. Ví dụ như bạn bè gặp nhau, trò chuyện, người lãnh đạo trò chuyện riêng tư với nhân viên. Hình thức này có ưu điểm là không khí cởi mở, thân tình, hiểu biết lẫn nhau

3. Phân loại giao tiếp theo vị thế.

Vị thế biểu hiện mối tương quan giữa những người trong giao tiếp với nhau, nó nói ai nhanh hơn ai, ai cần phụ thuộc ai trong giao tiếp.

Theo vị thế giao tiếp, giao tiếp được chia ra thành: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế cân bằng, giao tiếp ở thế yếu…

Vị thế của một người so với người khác chi phối hành động, ứng xử của họ trong giao tiếp. Chẳng hạn như trước mặt bạn bè, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, tư thế của chúng ta khác so với khi trước mặt là cấp trên của chúng ta.

            4. Phân loại theo số lượng người tham gia giao tiếp và tính chất mối quan hệ giữa họ.

            - Giao tiếp giữa 2 cá nhân, ví dụ như 2 người bạn giao tiếp với nhau.

            - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm ví dụ như thầy giáo giảng bài trên lớp, giám đốc tại hội nghị khách hàng.

            - Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm, ví dụ như sinh viên thảo luận nhóm…

            - Giao tiếp giữa các nhóm với nhau, ví dụ như cuộc đàm phán giữa 2 hay nhiều phái đoàn, đàm phán song phương, đa phương.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tung