Điều làm tôi hoàn toàn thất vọng về giáo dục Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Việc học tập trong môi trường giáo dục Việt Nam quả là một sự sợ hãi. Bởi vì các em luôn bị nhồi nhét kiến thức một cách quá tải, áp lực
thi cử rồi còn bị các thầy cô giáo, cha mẹ đặt quá nhiều kì vọng và bắt ép học quá nhiều. Thời gian của các em chỉ toàn là học: học ở trên trường, học thêm, học phụ đạo, rồi về nhà lại phải làm nhiều bài tập giáo viên giao. Hầu như là các em rất ít có thời gian cho hoạt động thể chất, nghệ thuật văn hoá, những sở thích và đam mê cá nhân. Thời gian biểu của các em kín mít học và học, sáng rồi chiều rồi tối thậm chí là cả đêm khuya vẫn học. Nhiều học sinh bị thiếu ngủ do phải thức khuya, dậy sớm để đi học. Một điều cũng đáng muốn nói hơn là một số học sinh do ban ngày phải đi học quá nhiều nên nghĩ rằng không có thời gian giải trí, vậy nên các em lại dùng thời gian vào ban đêm để giải trí như xem phim, lướt mạng, nhắn tin,... Điều đó là hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ, việc thiếu ngủ thường xuyên sẽ làm cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và yếu ớt dần. Chưa kể những lần kiểm tra, thi cử các em còn phải học nhiều hơn, căng thẳng lại dồn đến gấp bội. Đặc biệt là các kì thi chuyển cấp vào 10, kì thi thpt quốc gia thì như kiểu đi đánh trận, các em bị áp lực nặng nề do phải luyện thi quá nhiều, còn bị nhà trường và cha mẹ áp đặt, kì vọng cao. Người ta nói học để biết, học để làm, học để chung sống nhưng mà học cái kiểu thế này là chỉ để thành tích, điểm số, nó chẳng có chút ý nghĩa nào cả. Việc học quá nhiều kiến thức rồi chỉ để thi cử thì còn đâu là giáo dục thực sự. Mà các em sau những lần thi ấy lại quên đi hết kiến thức, là phải mà bởi vì chúng quá nặng nề, nhàm chán mà áp dụng thì không có.
Ở giáo dục Việt Nam, một điều người ta không thể phủ nhận rằng việc học chỉ toàn những lý thuyết trên sách vở, rồi học thuộc , hoàn toàn việc thực hành thì rất ít thậm chí là không có. Việc học ngoại khoá và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống cũng như vậy, hầu như là bị phớt lờ hết. Có phải người ta nghĩ học sinh còn nhỏ nên chưa phải biết những kĩ năng ấy chăng. Không, một học sinh trung học đã có đủ nhận thức để tiếp thu mọi kĩ năng cơ bản mà một con người cần phải có. Nhưng học sinh Việt Nam lại yếu kĩ năng quá, kể cả những em học giỏi. Ví dụ như khi các em gặp một tình huống nào đó nhưng mà lại không biết cách xử trí ra sao. Không chỉ những kĩ năng, các em cũng không được hướng dẫn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy những cái mạnh, khắc phục những mặt hạn chế. Và cả những sở thích, đam mê của học sinh cũng bị vùi lấp, không đáng chú trọng: họ nghĩ rằng điều quan trọng nhất đối với học sinh là đi học ở trường được kết quả cao, thành tích tốt. Nhưng mà sự thật thì những thứ mà người ta gọi là đam mê như nghệ thuật, thể thao cũng quan trọng lắm chứ vì chúng làm ta hoàn thiện bản thân.
Nói chung, nhiều học sinh Việt Nam học hành vất vả lắm mà cũng chẳng có được lợi ích gì. Ởbậc tiểu học các em đã bị bắt phải học nhiều rồi, lên các cấp trung học thì còn phải gấp bội. Chẳng hạn ở cấp trung học thì đã có tận 13, 14 môn học bắt buộc (số lượng hơn nhiều so với nhiều nước tiên tiến trên thế giới) cộng với sự bắt ép của nhà trường và phụ huynh khiến các em phải học giỏi đều tất cả các môn học. Chính vì thế mà các em không biết mình thích học môn gì, khả năng với môn học nào là tốt nhất rồi cũng không biết cách định hướng tương lai ra sao. Mỗi môn học có những sự cần thiết khác nhau buộc chúng ta phải biết nhưng mà nếu biết quá nhiều, nhồi nhét quá nhiều lại phản tác dụng một cách nặng nề. Chưa kể học chỉ toàn những kiến thức lí thuyết khô khan, cộng với những cách diễn giải bài tập theo một khuôn mẫu nhất định làm cho các học sinh bị đánh chết sự sáng tạo vốn có, niềm hứng thú và đam mê với việc học tập. Trong khi nền giáo dục Việt Nam này còn chạy theo bệnh thành tích, nhà trường và phụ huynh luôn bắt học sinh phải điểm cao, thành tích tốt. Tất cả những điều trên đều khiến cho học sinh bị áp lực lớn, tuổi thơ thì bị trống rỗng do suốt ngày chỉ có học. Chính vì học quá tải, lượng kiến thức quá khó quá nhiều nên học sinh ra trường toàn quên hết, quên những thứ gọi là cơ bản nhất rồi để làm gì đâu. Quả thật là điều tệ hại cho một nền giáo dục!
Một điều cũng làm tôi thất vọng hơn cả là chuyện học thêm học nếm ở rất nhiều trường học Việt Nam hiện nay. Học sinh đã học ở trường nhiều rồi không đủ, giờ còn phải tham gia nhiều lớp học thêm, học phụ đạo do trường lớp đề ra, và cả học thêm ở ngoài nữa. Điều đó mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Nhưng mà nếu không học thêm thì các em không vượt qua nổi những bài kiểm tra, đề thi dài, oái oăm và đánh đố. Do chương trình học nặng nên ở trên lớp học chính khoá chưa bao giờ là đủ cả. Thật sự việc học và dạy thêm quả là lãng phí nhiều thứ. Tại sao không dùng thời gian đó để hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm, học những kĩ năng sống, phát triển năng khiếu, hoạt động thể chất, học về ý thức và đạo đức,...? Tại sao chương trình kiến thức lí thuyết quá nhiều, phức tạp, đánh đố mà lại không mấy thực tiễn khiến cho việc học thêm ngày càng nhiều? Tại sao giáo dục này lại bị bệnh thành tích quá nặng, lúc nào học sinh cũng phải học thêm mới đạt được kết quả như ý không thì bị tụt lùi và theo đuổi được chương trình học ? Thôi không nói nhiều nữa, tóm lại nền giáo dục Việt Nam này ngày càng đi xuống, tụt hậu.
(Vẫn còn nhiều vấn đề nữa ở các phần tiếp theo❤️)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro