Nêu và phân tích các nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Nêu và phân tích các nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM.

 Các nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM:

- Giá trị truyền thống của dân tộc VN.

- Tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Những nhân tố chủ quan thuộc về fẩm chất của HCM.

 Phân tích các nguồn gốc:

a) Giá trị truyền thống của dân tộc VN.

Dân tộc VN trải qua nhiều nghìn năm dựng nước và giữ nước đã để lại rất nhiều truyền thống tốt đẹp được HCM kế thừa và fát triển. Đó là:

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất để dựng nước và giữ nước của dân tộc VN: đây là 1 bản sắc văn hóa và là thước đo fẩm giá của con ng VN, và đây chính là động lực chính của dân tộc và là hành trang tư tưởng để HCM ra đi tìm đường cứu nước.

- Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng dân tộc VN: truyền thống nay đã được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, và nó là nguyên nhân làm nên thắng lợi của dân tộc VN.

- Truyền thống lạc quan yêu đời và niềm tin tất thắng vào sự chiến thắng của chính nghĩa, và HCM là hiện thân của lạc quan đó.

- Tinh thần cần cù chịu khó, ý chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

Trên đây là các giá trị truyền thống của DT được HCM kế thừa và tiếp thu. Trong các giá trị truyền thống đó, CN yêu nước là yếu tố cốt lõi, là dòng chảy chính, và chính nhờ CN yêu nước HCM đã tìm được con đường giải fóng cho dân tộc VN. Bác Hồ nói: "Chính CN yêu nước đã dẫn tôi tới Lênin và quốc tế III"

b) Tinh hoa văn hóa nhân loại.

 Tinh hoa văn hóa fương Đông:

- Đối với Nho giáo: HCM tiếp thu nhiều yếu tố tích cực của Nho giáo: đề cao vai trò của văn hóa tri thức, lễ giáo... Bên cạnh đó Bác cũng fê fán những tiêu cực của Nho giáo: fân chia đẳng cấp, bảo vệ chế độ PK, coi thường fụ nữ, coi khinh LĐ chân tay.

- Đối với Phật giáo: vào VN từ rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc đối với XHVN. Gạt bỏ những tiêu cực của Phật giáo, HCM tiếp thu những giáo lý của đạo Phật, có những điểm tích cực để lại trong tư duy và cách ứng xử của ng dân VN: lối sống giản dị, tương thân tương ái, gần gũi với TN.

Ngoài 2 luồng tư tưởng trên, HCM còn tiếp thu những yếu tố tích cực của Lão Tử, Khổng Tử và sau này khi trở thành 1 chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, Ng còn tiếp thu học thuyết "Tam dân" của Tôn Trung Sơn: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh fúc". HCM tiếp thu những tư tưởng đó vì có những điểm fù hợp với thực tiễn VN.

 Tinh hoa văn hóa fương Tây:

Là ng nhiều năm sống và làm việc ở fương Tây, HCM sớm hấp thụ nền văn hóa chế độ dân chủ tư sản và tư tưởng của các cuộc CM fương Tây. Cụ thể:

- Tư tưởng của CM Pháp: với các lý tưởng về quyền bình đẳng, tự do, bác ái...và tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp: Voltaire, Rousso, Montesquieu...

- Tư tưởng của CM Mỹ: tư tưởng về quyền sống, quyền sung sướng, quyền mưu cầu hạnh fúc, quyền của ND trong việc kiểm soát chính fủ...

- Tư tưởng tiến bộ của Thiên chúa giáo: đức hy sinh, long nhân ái...

c) Chủ nghĩa Mác - Lênin:

- Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng của tư tưởng HCM. Đồng thời, chính tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đối với một nước thuộc địa như Việt nam.

- Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện trong tư tưởng HCM ở những nội dung sau: Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng HCM là phương pháp tư duy biện chứng trên quan điểm duy vật. Đồng thời, quyết định phương pháp hành động biện chứng của HCM.

- Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở HCM nổi lên một số điểm đáng chú ý:

+ Thông qua thực tiễn cách mạng, HCM đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên "tất yếu khách quan và hợp với quy luật". Chủ nghĩa Mác-Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất

+ HCM đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là xuất phát từ nhu cầu tất yếu của cách mạng Việt Nam là tìm con đường giải phóng cho dân tộc, tự do cho đồng bào. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cách mạng của dân tộc, vạch ra con đường cứu nước đúng đắn - giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

- HCM vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin bằng tinh thần triết học phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt nam.

d) Những nhân tố chủ quan thuộc về fẩm chất của HCM.

- Tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới.

- Tinh thần cần cù sáng tạo và ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, nghị lực fi thường.

- Tâm hồn của 1 nhà yêu nước vĩ đại, 1 chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, có tinh thần yêu nước thương dân sâu sắc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro