ng lai do song da

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

       Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân có lời đề từ:

"Chúng thuỷ giai đông tẩu

Đà giang độc bắc lưu"

( Mọi dòng sông đều chảy về Đông

Chỉ có sông Đà ngược Bắc)

                     (Nguyễn Quang Bích)

      Lời đề từ có ý nghĩa riêng, dòngĐà giang độc đáo ở chỗ: "ngược Bắc"

Phải chăng dòng sông văn chươngcủa Nguyễn Tuân cũng có những nét riêng, độc đáo như sông Đà kia?  Quảthật, dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân thể hiện rất rõ trong hình tượngsông Đà. Phong cách nghệ thuật của nhà văn là diện mạo sáng tác riêngcủa người nghệ sĩ. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa khả năng chiếm lĩnhhiện thực độc đáo và hệ thống phương tiện biểu hiện riêng của ngườinghệ sĩ.Bởi vậy con song Đà hiện lên trong Người lái đò song Đà những nét thơ mộng nhưng nổi bật nhất là nét hung vĩ khắc nghiệt của thiên nhiên vungf tây bắc của tổ quốc,mang lại chon ngđọc những trải nghiệm mới lạ thú vị về bức tranhquê hương đất nước.

      Sông đà-con sống bắt nguồn từ Trung Quốc,dài gần 900cây số “lượng rồng răns” qua một vùng núi rừng bao la có độ dốc rất lớn.Bởi vậy lưu tốc của dòng song lớn hơn rất nhiều so với các dòng song khác trên đất nuớc ta.TÍnh chất hung bạo,vẻ đẹp hung vĩ của dòng song nổi tiếng này đã được Nguyễn Tuân lột tả bằng những khảo cứu công phu ,cụ thể phong phú nhưng không kém phần sinh động hấp dẫn.Sông Đà dược nhà văn xây dựng thành một nhân vật có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tuỳ bút,Sông Đà không còn là một dòng song vô tri vô thức như trăm ngàn con song ta đã từng nhìn thấy ,mà là một nhân vật có cá tính tâm trạng,hoạt động thật phong phú và phức tạp.Lúc trở mặt hung bạo, sông Đà là kẻthù số một của con người.Sông Đà hung bạo cũng phù hợpvới phong cách của Nguyễn Tuân ở chỗ, nhà văn say mê miêu tả những cảm giác mạnh.

       Cái đáng sợ của sông Đà đầu tiên là ở những con thác.Một loạt những con thác được nhà văn liệt kê,từ đất Vạn Yên trở về THác Bờ thuộc Hoà Bình.Đáng sợ hơn,con song Đà còn mang vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí của dòng song chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc.

Tính chất hung bạo của sông Đà đượcthể hiện ở chỗ vách thành dựng đứng. Chỗ ấy lòng sông hẹp như một cáiyết hầu. Chỗ ấy hẹp, nguy hiểm, chỉ thấy mặt giời lúc đúng ngọ. Sông Đàhẹp đến nỗi : "con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia".Nguyễn Tuân cảm nhậnsông Đà đoạn này không chỉ bằng thị giác mà còn bằng xúc giác, ngồitrong khoang đò qua quãng ấy, giữa mùa hè không chỉ lạnh mà còn thấytối. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác,mà ông còn kết hợp sử dụng các giác quan khác,với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Ấn tượng về sự cao và thẳng của vách đá bờ song và ấn tượng về dòng chảy nhỏ hẹp in đậm trong tâm trí người đọc.

        Sông Đà hung bạo còn được thể hiệnở mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số : "nước xô đá, đá xô sóng, sóngxô gió, cuồn cuộn, gùn ghè suốt năm...". Câu văn như bị chặt ra thành nhiều khúc ngắn,gọn,nhịp điệu khẩn trương,dần dập gấp gáp giống như sự chuỷên vận của gió to và song lớn.Những từ lặp lại : "nước -đá-sóng-gió" như gối lên nhau hồi hoàncủa mặt ghềnh nguy hiểm. Nhờ vậy, câu văn tạo nên một cảm giác mạnh củamặt ghềnh ào ạt. Nếu không phải là một cây bút tài hoa thì không thể tổchức được những câu văn giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh như Nguyễn Tuân.

      Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp trên song. Nguyễn Tuân miêu tả những cáihút nước ấy bằng cách so sánh rất tài tình. Khi thì nhà văn so sánh cáihút nước ấy như cái giếng bê tông. Lúc thì Ng Tuân ví : "Nước ở đây thởvà kêu như cửa cống cái bị sặc". Có khi Ng Tuân so sánh như những cáigiếng sâu, nước ặc ặc vừa rót dầu sôi vào. Nhờ so sánh, Nguyễn Tuân đãtruyền được cảm giác mạnh cho người đọc về sự nguy hiểm của hút nướcsông Đà. Nhà văn còn sử dụng con mắt của nhà điện ảnh để tưởng tượng,một anh quay phim táo tợn nào đấy, ngồi vào cái thuyền thúng, cho nóhút vào cái đáy của hút nước khủng khiếp kia tạo cho người xem cảm giáchãi hùng. Sức tưởng tượng của Nguyễn Tuân thật là kì diệu trước tạo hoá.

       Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà thực sự trởthành một loài thuỷ quái khổng lồ. Tiếng gầm gào của nó qua những thácdữ, tiếng nước réo gần, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oántrách, như là van xin, như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Khiđến gần, nó bỗng rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang "lồnglộn giữa rừng tre nứa nổ lửa". Khủng khiếp thay là thác nước sông Đà!

      Sông Đà hung bạo còn được thểhiện ở đám đá tảng đá hòn bày thạch trận. Mỗi một hòn đá được nhà văn khắc hoạ như một quái vật từ ngàn xưa vẫn kiên trì “mai phục” ở nơi dây để bàiy “thạch trận”.Nguyễn Tuân đã dựng dậy và  thổi hồn người vào hòn đá vô tri vô giác.Nguyễn Tuân nhìn vào đâu là những tảng đá sống động,trở nên táo tợn và hung bạo như một lũ giặc điên cuồng đến đấy. Đá ở đấymai phục ngàn năm, mỗi hòn có nhiệm vụ riêng, bộ mặt độc đáo, hình dángkhông giống nhau. “Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, hòn thì nhăn nhúm méo mó hơn cả mặt nước ở chỗ này.[…] Một hòn ấy trông nghiêng y như là hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”. Khi thất trận, hòn đá tướng tiu ngỉu cái mặt xanh lè thất vọng.Phép nhân hoá được sử dụng mạnh tay  đã khắc hoạ toàn bộ “vẻ đẹp man dại,sức mạnh huyền bí” của song Đà.Cái đôi đũa thần ngôn từ của Nguyễn Tuân chạm vào đến đâu thì nổi hìnhnổi dáng, phảng phất linh hồn của sự vật tới ấy. Đó phải chăng là phongcách uyên bác, tài hoa, độc đáo của cụ Nguyễn vậy sao?

       Quả thật,ở ngoài đời Sông Đà vốn “hung bạo”,nhưng sự hung bạo này đã được nhân lên gấp bội bởi tài nghệ sử dụng TIếng Việt điêu luyện, công phu của Nguyễn Tuân.Miêu tả sự hung bạo của dòng song,thực ra là nhà văn muốn khắc hoạ “sức mạnh kì diệu,và vẻ đẹp hoang sơ” của Sông Đà, cũng chính là vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc,mảnh đất mà ông yêu mến thiết tha.Từ đây tâ thấy được một tấm long yêu thiên nhiên,yêu đất nước nồng nàn,một tâm hồn say mê đi tìm cái đẹp hoà với một ngòi bút trác tuyệt độc đáo làm nên một Nguyễn Tuân-một nhà tuỳ bút,nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam

Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân,với nhiều nghệ thuật độc đáo và vốn từ ngữ phong phú sinh động, đã cung cấp  những tư liệu xác thực về dòng song Đà,đồng thời mở ra những lien tưởng độc đáo,bất ngờ trong tâm trí nguời đọc.Qua đó ta thấy đuợc tài miêu tả uyên thâm,phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.Đồng thời truyền cho người đọc cảm hứng ngợi ca,tự hào về chất vàng thiên nhiên,vè giang sơn gấm vóc Tổ Quốc Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dddddd