Bàn chuyện tập làm văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kiến thức bao la, không bao giờ nắm hết. Từ cái thời còn là sinh viên cách đây 6 tháng, tôi cứ mặc định cho rằng không được đạo văn dù là một câu. Thế mà mấy tháng nay tôi thấy "tam quan" gần như sụp đỗ.
Ra trường, tôi thật "hên" khi làm đúng chuyên ngành, được làm cô giáo "gõ đầu trẻ". Mà có được gõ cái nào đâu, học sinh còn đè đầu cưỡi cổ cô thì có. Làm được vài tháng cảm thấy mình mãnh mẽ hơn hẳn, biết cách giả vờ hơn: vô lớp mặt ngầu học sinh mới sợ, học sinh rất hay năn nỉ này nọ lọ chai, quên học bài soạn bài là thường xuyên không ngày nào là không có.
Mới ra làm cảm thấy "Ôi! Các trò thật dễ thương" nhưng một tuần sau liền thấy cảnh "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò".
Việc đó ai cũng gặp. Chẳng cần bàn tới nhiều. Nhưng quan niệm làm tập làm văn của học sinh làm tôi lo ngại quá. Cô bảo trò:
- Làm văn là phải viết theo cách của em không được sao chép trên mạng.
Trò đáp:
- Cô ơi! Cô em nói được lấy ý mà.
Cô trả lời:
- Thì cô cũng có cấm các em lấy ý đâu. Ý nào hay thì học hỏi và viết theo cách của mình. Cô không chấp nhận việc các em sao chép, học thuộc văn mẫu xong ghi lại y nguyên không khác một chữ.
Hôm sau chấm bài học trò làm tập làm văn. Bài văn y xì trên mạng, khác chăng là tên nhân vật và thay một số từ cho thành từ ngữ miền nam.
Bản thân đọc bài học trò làm mà buồn kinh khủng. Sao cứ phải chép y chang trên mạng? Sao cứ dành thời gian học thuộc văn mẫu? Nếu em dành thời gian suy nghĩ lên ý tưởng không phải sẽ tốt cho trí não hơn sao? Thật không hiểu nỗi học sinh thời nay. Lệch nhau không nhiều mà sao tư tưởng khác nhau đến vậy? Hay là do tôi quá lỗ thời và lạc hậu chăng?
Một chị đồng nghiệp đã là thạc sĩ nói như thế này: "Học sinh về nhà nó học, lên lớp làm bài nó nhớ, ghi ra là của nó rồi. Đâu phải nó nhìn trên mạng chép xuống đâu. Nên nó ghi được thì chấm điểm thôi!"
Chắc tôi không kịp cập nhật xu thế chấm bài hiện tại rồi. Cũng muốn chấm học sinh thuộc bài chép vô cao điểm lắm. Nhưng quan niệm trước giờ không bỏ được nên phải làm sao đây.
Nên thôi đành  khuyến khích học sinh sáng tạo, động não viết theo ý của bản thân các trò. Thật sự không chấp nhận nỗ việc sao chép như thế này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro