Ngan hang dau tu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tổng Quan Về Ngân Hàng Đầu Tư

Khái niệm

Ngân hàng đầu tư (tiếng Anh: investment bank) là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính để thực hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính như bảo lãnh: làm trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư, tư vấn giúp dàn xếp các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác và môi giới cho khách hàng là các tổ chức (định nghĩa của Investopedia). Cần nhấn mạnh rằng, đối tượng khách hàng chính của ngân hàng đầu tư là các tổ chức, công ty và chính phủ không phải là khách hàng cá nhân.

Phân loại

Ngày nay với sự tự do hóa tài chính tại nhiều quốc gia, mô hình ngân hàng đầu tư đã phát triển phức tạp và đa dạng. Ngân hàng đầu tư có thể tồn tại các dạng mô hình sau:

Ngân hàng đầu tư toàn diện: cung cấp các dịch vụ đa dạng bao gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán, cung cấp các khoản tín dụng, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, môi giới chứng khoán, quản lí đầu tư và nghiên cứu. Các ngân hàng đầu tư lớn nằm trong nhóm "Bulge Bracket" trước cuộc khủng hoảng tín dụng 2007 đều là các ngân hàng đầu tư toàn diện (Goldman Sachs, Merrill Lynch, Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bear Stearns).

Ngân hàng đầu tư chuyên sâu: chỉ cung cấp một số mảng dịch vụ lựa chọn nhất định hoặc tập trung khai thác một mảng thị trường nhất định. Một số ngân hàng chuyên về tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, một số tập trung phục vụ các khách hàng định chế tài chính, một số tập trung vào đầu tư mạo hiểm lĩnh vực công nghệ cao như thung lũng Silicon. Ví dụ về các ngân hàng đầu tư chuyên sâu bao gồm Sandler O'Neil là ngân hàng đầu tư của Mỹ thành lập năm 1988, chuyên phục vụ các khách hàng là các định chế tài chính. Lazard LLC là ngân hàng đầu tư của Mỹ thành lập năm 1848, chuyên về quản lý tài sản và tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Ngân hàng tổng hợp là sự kết hợp của hoạt động ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các công ty bảo hiểm. Các ngân hàng tổng hợp chủ yếu được hình thành từ việc các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực ngân hàng đầu tư nhằm tận dụng tối đa các mối quan hệ khách hàng, nguồn nhân lực dồi dào với kiến thức kỹ năng tài chính chuyên sâu và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có.

Các nghiệp vụ chính của một ngân hàng đầu tư

Về cơ bản, ngân hàng đầu tư thường phân chia hoạt động các mảng nghiệp vụ sau:

1. Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư

Đây là nghiệp vụ lâu đời nhất và là một trong những nghiệp vụ lõi của một ngân hàng đầu tư với vai trò là nghiệp vụ truyền thống (bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng-nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp) đồng thời là cơ sở bàn đạp để ngân hàng đầu tư mở rộng bán chéo các sản phẩm và dịch vụ khác. Mảng dịch vụ này có doanh thu ổn định và không hàm chứa rủi ro đầu tư cũng như chi phí sử dụng vốn như các hoạt động đầu tư. Chính vì thế, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư có vai trò chiến lược tạo nên giá trị thương hiệu của một ngân hàng đầu tư.

Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dần được mở rộng ra, bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghiệp vụ này sử dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và vì thế là nghiệp vụ nối dài của nghiệp vụ phát hành chứng khoán huy động vốn. Dịch vụ tư vấn M&A bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập, thành lập liên doanh, liên minh chiến lược, thoái vốn đầu tư và tư vấn chiến lược chống lại các cuộc thôn tính thù nghịch. Trên thực tế, các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chỉ vì mục đích lợi nhuận, đa dạng hóa hoạt động tài chính và tăng cường hiệu quả đồng vốn của các cổ đông, nên khi thực hiện nghiệp vụ M&A ngân hàng sẽ giữ nguyên trạng thái tổ chức của doanh nghiệp khi đó ngân hàng sẽ cải thiện lại doanh nghiệp và sẽ bán lại doanh nghiệp để thu lợi nhuận, hoặc dựa vào công ty mình đầu tư để đạt được những mục đích cho công ty của mình. Thông thường ngân hàng đầu tư mua lại những doanh nghiệp nhỏ thành công song thiếu vốn để mở rộng sản xuất. Đây là nghiệp vụ gặp nhiều rủi ro song thành công thì thu được lợi nhuận rất nhiều.

Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư thường mang lại các khoản phí tư vấn và bảo lãnh phát hành khổng lồ cho các ngân hàng đầu tư và tạo cơ sở bàn đạp để bán chéo các sản phẩm khác. Các khách hàng của mảng dịch vụ này chủ yếu bao gồm doanh nghiệp , các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức, các chính phủ và chính quyền địa phương.

Đối với các nghiệp vụ huy động vốn, các ngân hàng đầu tư hưởng phí tư vấn và bảo lãnh phát hành ( phí phát hành). Đối với các khoản chứng khoán vốn, phí phát hành thường nằm trong khoảng 3 - 5% tổng số vốn huy động. Với sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng gia tăng trên thị trường, khoản phí phát hành ngày càng bị thu hẹp. Mức phí bình quân trong năm 2008 giảm xuống còn 2,5%. Đối với các chứng khoán nợ, phí phát hành thấp hơn nhiều, thường khoảng 0,3-1%. Mức phí bình quân trong năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,27%.

Đối với các giao dịch tư vấn M&A, khoản phí thường dao động trong khoảng 1-1,5% giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch càng lớn thì tỷ lệ % phí giao dịch càng thấp. Mảng dịch vụ này có mức độ rủi ro thấp và trong mọi trường hợp thành bại của giao dịch thì ngân hàng đầu tư đều mang về một khoản phí nhất định. Vì vậy, mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ là sân chơi của các ngân hàng đầu tư mà còn của là của các công ty tư vấn tài chính lớn trên thế giới như các công ty kiểm toán.

2. Nghiệp vụ đầu tư

Đây là nghiệp vụ chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp, nghiệp vụ này bao gồm môi giới và đầu tư. Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán niêm yết (bao gồm cả các sản phẩm phái sinh niêm yết như hợp đồng tương lai và quyền chọn), trong đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò trung gian nhận lệnh và khớp lệnh cho các khách hàng. Đầu tư bao gồm nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng với chức năng tạo thanh khoản cho thị trường mà ở đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò nhà tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá chứng khoán. Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính rủi ro cao do ngân hàng mang vốn của mình ra kinh doanh.

Nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng (flow trading) áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC, bao gồm các chứng khoán không niêm yết, hợp đồng phái sinh không niêm yết và các sản phẩm cơ cấu. Với chức năng tạo thanh khoản, các giao dịch mua bán được thực hiện với khách hàng một cách thụ động hoặc chủ động với mục tiêu tìm kiếm các khoản chênh lệch giá. Các chứng khoán được trao đổi mua bán trong khoảng thời gian ngắn nhằm tránh sự biến động giá mạnh.

Hoạt động đầu tư tự doanh mang tính rủi ro cao hơn so với hoạt động đầu tư tạo thanh khoản. Nghiệp vụ này áp dụng cho cả chứng khoán niêm yết và không niêm yết. Các nhân viên đầu tư tìm kiếm lợi nhuận biến động giá bằng cách chủ động nắm giữ trạng thái sản phẩm ("trường" hoặc "đoản") và đánh cược với sự biến động của thị trường. Thời hạn nắm giữ sản phẩm có thể ngắn đến dài hạn, tùy thuộc theo từng chiến thuật đầu tư.

Hoạt động đầu tư thường gắn liền với một bộ phận quan trọng đó là bộ phận bán hàng. Các nhân viên bán hàng là những người tiếp thị, duy trì quan hệ với các khách hàng lớn để họ mang tới cho các nhân viên đầu tư. Chính vì thế bộ phận này có tên đầy đủ trong tiếng Anh là "Sales & Trading".

3. Nghiệp vụ nghiên cứu

Nghiệp vụ nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên nghiên cứu nhằm tổng hợp các phân tích, nghiên cứu vĩ mô cũng như vi mô về các đối tượng đa dạng như nền kinh tế, nghành kinh tế, thị trường, doanh nghiệp, chứng khoán, chiến thuật đầu tư giúp cho việc ra quyết định đầu tư của khách hàng. Nghiệp vụ nghiên cứu cũng bao gồm việc xây dựng các công cụ phân tích cơ bản giúp cho khách hàng có thể tự xử lý thông tin theo cách thức của riêng mình.

Bộ phận nghiên cứu trực thuộc ngân hàng đầu tư với mục tiêu phân tích các sản phẩm tài chính mà họ bán giúp khách hàng (bên phát hành chứng khoán). Các nhân viên nghiên cứu còn được gọi là chuyên viên tư vấn đầu tư. Các sản phẩm nghiên cứu tăng cường các công cụ ra quyết định cho các nhà đầu tư, cung cấp định hướng giáo dục thị trường, giúp thị trường phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Các chứng khoán được nghiên cứu thường xuyên và đầy đủ sẽ thu hút sự quan tâm của thị trường, giúp tăng cường tính thanh khoản của chứng khoán

Hoạt động nghiên cứu đối với ngân hàng đầu tư không tạo ra doanh thu trực tiếp song có vai trò bổ trợ quan trọng cho các hoạt động khác của ngân hàng và giúp khách hàng trong việc đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu tiềm ẩn mâu thuẫn lợi ích với hoạt động kinh doanh tạo doanh thu của ngân hàng đầu tư, đặc biệt là khối ngân hàng đầu tư và khối đầu tư. Do đó hoạt động nghiên cứu đòi hỏi tính độc lập và chuyên nghiệp cao. Các ngân hàng đầu tư quốc tế lớn đề cao tầm quan trọng của tính độc lập bằng cách thiết lập các bức tường phân cách mềm giữa khối nghiên cứu và các khối kinh doanh khác thông qua giám sát của phòng tuân thủ. Hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp sẽ đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng, do đó giúp tăng cường tính cạnh tranh, uy tín và thương hiệu cho ngân hàng đầu tư.

• Các sản phẩm nghiên cứu chính bao gồm:

Nghiên cứu kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu dòng sản phẩm có thu nhập cố định

Nghiên cứu dòng sản phẩm chứng khoán vốn

Nghiên cứu chỉ số chứng khoán

Nghiên cứu các công cụ phân tích đầu tư chứng khoán

• Phân phối sản phẩm nghiên cứu

Nguyên tắc phân phối

Việc phát hành các báo cáo được thực hiện độc lập bởi bộ phận nghiên cứu và phát hành đồng thời cho tất cả các khách hàng cũng như các bộ phận kinh doanh của khách hàng. Các bộ phận kinh doanh của ngân hàng không được quyền xem trước nội dung của các báo cáo nghiên cứu và đặc biệt không được thực hiện giao dịch trước khách hàng. Để tránh mâu thuẫn lợi ích, khối ngân hàng đầu tư không được phép chi phối ảnh hưởng tới các ý kiến đánh giá của các nhân viên nghiên cứu.

Cách thức phân phối

Báo cáo in: Ngân hàng sẽ in báo cáo nghiên cứu và gửi cho khách hàng theo đường bưu điện. Ngoài ra có thể đặt tại quầy lễ tân cho khách hàng tự do sử dụng. Tải lên trên trang mạng nghiên cứu: Ngân hàng xây dựng một trang web nghiên cứu và giao dịch riêng độc lập với trang web thông tin của ngân hàng.

Thư điện tử

Webcast: một dạng video clip được tải lên mạng nghiên cứu của ngân hàng. Thường các báo cáo được chuyển tải theo dang Webcast là các báo cáo chiến thuật đầu tư đối với một sản phẩm nào đó hay tổng kết thị trường trong một giai đoạn nào đó.

Đài phát thanh

4. Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn

Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một loại nghiệp vụ đầu tư song có đối tượng chủ yếu là các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế được hiểu là các sản phẩm đầu tư không phải là các sản phẩm truyền thống (cổ phiếu, trái phiếu), bao gồm đầu tư bất động sản, cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính (leveraged finance), các thỏa thuận tín dụng lớn như cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án.

Một mảng quan trọng của ngân hàng bán buôn thuộc dòng sản phẩm chứng khoán vốn là đầu tư vốn tư nhân (private equity). Bản chất của nghiệp vụ này là việc ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng để phát triển làm tăng giá trị thông qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp vốn tư nhân có thể thực hiện từ giai đoạn khởi nghiệp đến các giai đoạn trưởng thành và phát triển của các doanh nghiệp. Hai hình thức thông dụng của nghiệp vụ đầu tư vốn tư nhân là đầu tư mạo hiểm (venture capital) đầu tư mua doanh nghiệp thông qua đòn bẩy tài chính (LBO). Quá trình đầu tư sẽ kết thúc bằng việc thoái vốn thông qua niêm yết doanh nghiệp được đầu tư lên thị trường chứng khoán hoặc bán cho một bên thứ ba. Một cách ít thông dụng hơn, ngân hàng đầu tư vào công ty niêm yết và thoái sàn (de-list) để trở thành doanh nghiệp tư nhân nhằm hạn chế sự quan tâm của công chúng và các cơ quan giám sát của thị trường. Sau quá trình phát triển và tái cơ cấu lại, ngân hàng sẽ thoái vốn đầu tư theo cách thông thường là tái niêm yết lên thị trường chứng khoán. Ngân hàng đầu tư vừa thực hiện hoạt động đầu tư vốn tư nhân cho bản thân ngân hàng và cho khách hàng thông qua nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư vốn tư nhân (private equity fund).

Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một hoạt động tự doanh mang tính rủi ro cao. Với đối tượng đầu tư là các sản phẩm thay thế, thời hạn nắm giữ sản phẩm thường dài hơn so với nghiệp vụ đầu tư các chứng khoán truyền thống

5. Nghiệp vụ quản lí đầu tư

Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng đầu tư nhờ mức độ rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư có thể phân thành nghiệp vụ quản lý tài sản và nghiệp vụ quản lý gia sản.

Quản lý tài sản bao gồm quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cho các khách hàng tổ chức. Ngày nay, quỹ đầu tư đã phát triển đa dạng hình thành các loại quỹ đầu tư khác nhau với mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các loại quỹ đầu tư thông dụng bao gồm quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, quỹ đầu cơ, quỹ đầu tư vốn tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và một số loại quỹ khác.

Quản lý gia sản hay dịch vụ ngân hàng cá nhân (private banking) là một khái niệm mới hình thành trong vài thập kỷ qua với dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản cho các khách hàng là những cá nhân và gia đình giàu có. Sự gia tăng về thu nhập của nhiều tầng lớp dân cư tại nhiều quốc gia nhờ toàn cầu hóa đã hình thành nên tầng lớp người giàu, làm cơ sở phát triển dịch vụ quản lí gia sản.

Để tăng cường tính cạnh tranh với mục tiêu trở thành một đại siêu thị tài chính, cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng, các ngân hàng đầu tư không thể không xây dựng mảng kinh doanh quản lí đầu tư cho riêng mình. Mảng kinh doanh này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các ngân hàng trong mọi điều kiện biến động của thị trường.

6. Nghiệp vụ môi giới chính

Các ngân hàng đầu tư cung cấp các loại dịch vụ đa dạng và toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu theo chu trình phát triển của các quỹ đầu cơ. Các dịch vụ này bao gồm:

a. Dịch vụ tư vấn kinh doanh: Cung cấp những tư vấn cần thiết để thực hiện kinh doanh thành công. Các tư vấn này bao gồm tư vấn về cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hoạt động, kế toán và kêu gọi vốn từ nhà đầu tư cho quỹ đầu cơ.

b. Dịch vụ thu xếp nguồn vốn: Đây là nhóm dịch vụ nhằm cung cấp các nguồn vốn lưu động trong quá trình hoạt động của quỹ đầu cơ.

+ Cho vay chứng khoán: Là hình thức tài trợ vốn bằng cách cung cấp chứng khoán cho khách hàng. Khách hàng có thể dùng chứng khoán vay mượn để thế chấp vay vốn thông qua nghiệp vụ repo hoặc có thể bán khống chứng khoán vay mượn.

+ Repo chứng khoán

+ Tài trợ vốn tổng hợp: Là phương thức tài trợ vốn thông qua các sản phẩm phái sinh cho phép khách hàng sử dụng đòn bẫy tài chính trong đầu tư.

+ Hoán đổi cổ phiếu: Là việc hoán đổi dòng tiền mặt trong tương lai giữa một bên là thu nhập từ sở hữu cổ phiếu và một bên là chi phí sử dụng vốn vay được tính trên cơ sở một tỉ lệ lãi suất tham chiếu. Hoán đổi cổ phiếu cho phép quỹ đầu tư thong cần nắm giữ trực tiếp cổ phiếu mà vẫn được hưởng toàn bộ chênh lệch biến động giá từ cổ phiếu sau chi trừ đi chi phí vốn vay.

+ Hợp đồng thanh toán chênh lệch : Là hợp đồng thực hiện giữa hai bên trong đó bên bán sẽ thanh toán cho bên mua phần chênh lệch dương giữa giá giao ngay và giá gốc. Trong trường hợp giá giao ngay thấp hơn giá gốc thì bên mua sẽ thanh toán cho bên bán . Đồng thời bên mua sẽ thanh toán một khoản chi phí sử dụng vốn cho bên bán theo tỉ lệ lãi suất thỏa thuận

c. Dịch vụ giao dịch điện tử: Với tư cách môi giới chính, ngân hàng đầu tư cung cấp các giải pháp công nghệ đồng bộ đối với khách hàng cho phấp việc thực hiện các giao dịch một cách một cách tự động bằng các hệ thống kết nối trực tiếp với hệ thống môi giới của ngân hàng đầu tư.

d. Dịch vụ hỗ trợ giao dịch: Với dịch vụ này đã cho phép ngân hàng đầu tư tham gia đầy đủ vào quá trình trước, trong và sau giao dịch của quỹ đầu cơ.

Trước giao dịch Giao dịch Sau giao dịch

- Nghiên cứu chiến lược

- Phân tích đầu tư

- Tư vấn cad ý tưởng - Thực hiện giao dịch khớp lệnh. - Thanh toán và lưu ký.

- Thu xếp nguồn vốn.

- Cho vay chứng khoán.

- Quản trị rủi ro.

- Báo cáo danh mục

7. Nghiệp vụ chứng khoán hóa

a) Khái niệm : Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.

b) Lịch sử hình thành:

Từ năm 1977 khi ngân hàng Mỹ (Bank of America) tiến hành giao dịch chứng khoán hóa bằng việc phát hành chứng khoán nợ có mức tín nhiệm AAA đảm bảo bằng các khoản cho vay thế chấp mua nhà. Nhưng giao dịch không thành công do lúc này chỉ có 15 tiểu bang của Mỹ chấp nhận đây là sản phẩm đầu tư hợp pháp.

Năm 1980, khi 2 cơ quan thuộc chính phủ Mỹ (Hiệp hội cho vay thế chấp mua nhà Quốc gia, tập đoàn cho vay thế chấp mua nhà Liên bang) tiến hành chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp mua nhà thành công.

Một vấn đề phát sinh là các chứng khoán nợ với thời hạn 30 năm làm cho tính thanh khoản của loại chứng khoán này thấp. Vì vậy, 2 tổ chức này đã đưa ra mô hình định giá trên cơ sở 12 năm như một thước đo cơ bản của thị trường.

Cũng từ đó chứng khoán hóa phát triển, và ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp. Tài sản dung để chứng khoán hóa là tất cà các tài sản tài chính có rủi ro tín dụng.

Chứng khoán hóa là nghiệp vụ thuộc dòng sản phẩm có thu nhập cố định của ngân hàng đầu tư.

c) Bản chất chứng khoán hóa

Là một quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các chứng khoán nợ. Thay vì doanh nghiệp đem tài sản của mình đi thế chấp ngân hàng để vau tiền thì doanh nghiệp sử dụng nó làm tài sản đảm bảo để phát hành chứng khoán nợ.

Nói cách khác , chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có.

Các khoản cho vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay thương mại, các khoản phải thu thương mại, danh mục các khoản cho vay thẻ tìn dụng,... Trong đó tài sản tài chính lý tưởng để chứng khoán hóa là nhóm tài sản có dòng tiền mặt chia đều ra nhiều kì . Hình thức thong dụng nhất của chứng khoán hóa vẫn là dung các danh mục cho vay thế chấp mua nhà.

d) Quy mô chứng khoán hóa

Nghiệp vụ chứng khoán hóa đã tăng nhanh một cách kỉ lục trong những năm gần đây,chiếm tỉ trọng lớn trong các chứng khoán nợ toàn cầu. Để tăng cung các tài sản dung làm cơ sở chứng khoán hóa ngày càng đa dạng, và để đáp ứng nhu cầu của NĐT chứng khoán nợ đượng đa dạng hóa cách đóng gói thành các gói có mức độ rủi ro,kì hạn khác nhau.

e) Quy trình chứng khoán hóa.

B1: Thành lập công ty có mục đích đặc biệt

Công ty này chỉ mang tính tượng trưng,thường là không có vốn và nhân viên. Mọi hoạt động được thực hiện thong qua thuê ngoài từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

Mục tiêu chính của việc thành lập công ty là để tách bạch rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của chủ thể tạo lập tài sản(originator) với danh mục càn chugn71 khoán hóa.

B2: Bán tài sản tài chính cho công ty có mục đích đặc biệt.

Chủ thể taọ lập tài sản chuyển danh mục tài sản tài chính muốn chừng khoán hóa cho công ty có mục đích đặc biệt thông qua hợp đồng bán tài sản. Và để có tiền trả cho việc mua này công ty có mục đích đặc biệt phải tiến hành phát hành chứng khoán nợ cho các nhà đầu tư.

B3. Thuê công ty quản lý.

Nhiệm vụ là thay mặt điều hành công ty có mục đích đặc biệt.

B4. Định mức tín nhiệm và tăng cường khả năng tín dụng.

B5. Công ty có mục đích đặc biệt phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo.

B6. Quản lý dòng tiền tương lai của công ty có mục đích đặc biệt và thanh toán gốc lãi cho các trái chủ

Các dòng sản phẩm đầu tư

Có nhiều cách phân chia các sản phẩm đầu tư. Sau đây là 3 cách thức phân loại thông dụng trong ngành ngân hàng đầu tư.

1.3.1- Phân theo tính chất thanh toán

Theo tính chất thanh toán, sản phẩm đầu tư cơ bản được phân thành sản phẩm tiền mặt và sản phẩm phái sinh. Ngoài ra còn có sản phẩm vừa mang tính chất tiền mặt vừa mang tính chất phái sinh. Đó là trái phiếu cơ cấu với tính chất "2 trong 1".

Các sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu là những sản phẩm tiền mặt. Sở dĩ được gọi là "tiền mặt" là do việc mua bán các sản phẩm này cần sự thanh toán bằng tiền mặt cho toàn bộ phần gốc của sản phẩm.

Đối với các sản phẩm phái sinh, hầu hết không có việc thanh toán tiền mặt tại thời điểm thực hiện hợp đồng (ngoại trừ các hợp đồng quyền chọn được thanh toán các khoản phí). Có thể hiểu phái sinh là dạng một hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị hoặc mức độ sinh lời của một tài sản khác gọi là tài sản tham chiếu hay gốc phái sinh.

Trái phiếu cơ cấu được hiểu là việc lai tạo, cấy ghép các sản phẩm phái sinh vào trong các sản phẩm đầu tư nhằm tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trái phiếu cơ cấu cho phép nhà đầu tư tiếp cận với nhiều loại rủi ro khác nhau trong cùng một sản phẩm (rủi ro tín dụng, lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, giá hàng hóa). Về bản chất, trái phiếu cơ cấu bao gồm một trái phiếu doanh nghiệp kết hợp với một hay nhiều sản phẩm phái sinh.

1.3.2- Phân theo tính chất biến động giá

Theo tính chất biến động giá, sản phẩm đầu tư được phân chia thành dòng sản phẩm có thu nhập cố định và dòng chứng khoán vốn.

Dòng sản phẩm có thu nhập cố định bao gồm tất cả các sản phẩm không mang tính chất của chứng khoán vốn, tức là giá trị của sản phẩm không phụ thuộc vào sự lên xuống của thị giá cổ phiếu. Ví dụ trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm phái sinh, trái phiếu liên kết rủi ro lãi suất, trái phiếu liên kết rủi ro tỷ giá, v.v...

Dòng sản phẩn chứng khoán vốn bao gồm các sản phẩm mà giá trị của chúng biến động theo thị giá cổ phiếu, các sản phẩm này bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền cổ phiếu, các sản phẩm phái sinh có gốc phái sinh liên quan đến cổ phiếu.

Cũng tương tự như các sản phẩm có thu nhập cố định, các sản phẩm phái sinh chứng khoán vốn có thể được đầu tư riêng rẽ hoặc được cấy ghép, lai tạo ngầm hình thành nên các sản phẩm cơ cấu như trái phiếu liên kết đầu tư cổ phiếu.

Bảng 1.1: Phân loại các dòng sản phẩm đầu tư theo tính chất biến động giá

Tiêu chí phân loại Sản phẩm có thu nhập cố định Sản phẩm chứng khoán vốn

Sản phẩm tiền mặt Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, nợ xấu, tài trợ dự án, cho vay bất động sản, Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi.

Sản phẩm phái sinh Phái sinh có gốc lãi suất, tỷ giá, lạm phát, rủi ro tín dụng và giá hàng hóa cơ bản. Phái sinh có gốc là một cổ phiếu, một nhóm cổ phiếu hoặc một chỉ cổ phiếu.

Sản phẩm cơ cấu Trái phiếu liên kết rủi ro lãi suất, trái phiếu liên kết rủi ro tỷ giá, trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng và trái phiếu liên kết đầu tư hàng hóa cơ bản. Trái phiếu liên kết đấu tư cổ phiếu.

1.3.3- Phân theo lịch sử phát triển

Theo lịch sử phát triển, các sản phẩm đầu tư được phân thành sản phẩm đầu tư truyền thống và sản phẩm đầu tư thay thế.

Các sản phẩm đầu tư truyền thống được hiểu là các sản phẩm được hình thành từ lâu đời như các loại cổ phiếu và trái phiếu cũng như là các sản phẩm phái sinh tài chính gắn với các gốc phái sinh lãi suất, tỷ giá, lạm phát và rủi ro tín dụng.

Các sản phẩm đầu tư thay thế là các sản phẩm ngoài các sản phẩm đầu tư truyền thống, các sản phẩm này bao gồm đầu tư bất động sản, đầu tư vốn tư nhân,cho vay đồng tài trợ, v.v... Những sản phẩm đầu tư thay thế thông thường nằm trong phạm vi của nghiệp vụ ngân hàng bán buôn. Cũng tương tự như các sản phẩm đầu tư truyền thống các sản phẩm đầu tư thay thế cũng được chia thành dòng các sản phẩm có thu nhập cố định và dòng chứng khoán vốn.

Bảng 1.2: Phân loại các dòng sản phẩm đầu tư theo lịch sử phát triển

Tiêu chí phân loại Sản phẩm có thu nhập cố định Sản phẩm chứng khoán hóa

Sản phẩm truyền thống Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, nợ xấu. Các sản phẩm phái sinh liên quan đến tỷ giá, lãi suất, lạm phát, giá hàng hóa cơ bản, rủi ro tín dụng. Cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi. Các sản phẩm phái sinh liên quan đến giá chứng khoán và chỉ số cổ phiếu.

Sản phẩm đầu tư thay thế Đầu tư bất động sản, cho vay đồng tài trợ, tài trợ dự án, tín dụng bắc cầu, tài trợ vốn sử dụng đòn bẩy tài chính, phái sinh hàng hóa. Đầu tư vốn tư nhân.

Tổ chức hoạt động ngân hàng đầu tư

1. Mô hình tổ chức

a. Theo chiều ngang : cũng có 3 bộ phận như các tổ chức tài chính khác.

b. Theo chiều dọc : thường gồm 6 nghiệp vụ chính.

• Khối ngân hàng đầu tư (Investment Banking Division - IBD) (1)

• Khối đầu tư (Sales&Trading) (2)

• Khối nghiên cứu (Research) (3)

• Khối quản đầu tư (Investment Management Division - IMD) (4)

• Khối ngân hàng bán buôn (Merchant Bank) (5)

• Khối nhà môi giới chính (Prime Brokerage) (6)

Xét theo dòng sản phẩm có 2 dòng sản phẩm chính :

• Sản phẩm có thu nhập cố định (Fixed Income - FID)

• Các sản phẩm chứng khoán vốn (Equities - EQ)

2. Cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh.

a. Thị trường sơ cấp :

(1) Ngân hàng đầu tư :

Nghiệp vụ cơ bản nhất và là đầu mối sinh ra các nghiệp vụ khác. Là nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp nhằm tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán của chính phủ và doanh nghiệp ra thị trường.

Ngoài ra còn bao gồm các nghiệp vụ không nhất thiết tạo ra chứng khoán như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, huy động vốn tư nhân và các dịch vụ tư vấn tài chính khác ...

b. Thị trường thứ cấp :

(2)(3) Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán khi đã phát hành ra ngoài thị trường.

(2) Đầu tư

Môi giới : thực hiện thông qua hệ thống nhân lệnh điện tử chuyển trực tiếp lệnh của nhà đầu tư vào sàn giao dịch.

Bán hàng : khách hàng là nhà đầu tư tổ chức và cá nhân giàu có, ít làm việc với cá nhân nhỏ lẻ.

Đầu tư : gồm có 2 hoạt động chính là đầu tư cho khách hàng và tự doanh.

+ Đầu tư cho khách hàng (Flow trader): tiếp cận nhu cầu của khách hàng và đáp ứng tốt nhất có thể, tuy nhiên chỉ thực hiện đối với các chứng khoán không niêm yết và phái sinh.

+ Tự doanh : dùng vốn của ngân hàng áp dụng các chiến lược kinh doanh để sinh lợi cho ngân hàng. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học máy tính nên việc xây dựng các chương trình để thực hiện quản lý đầu tư là hoàn toàn dễ dàng, và các nhân viên chỉ có nhiệm vụ theo dõi.

(3) Nghiên cứu :

Nhiệm vụ của bộ phận này là theo dõi thị trường và giúp khách hàng ra quyết định đầu tư. Ngoài ra còn trợ giúp cho 2 khối ngân hàng đầu tư và khối đầu tư.

Nghiệp vụ này nghiên cứu 2 mảng chính là chứng khoán vốn và sản phẩm thu nhập cố định, ngoài ra còn có thêm kinh tế vĩ mô và nhóm chỉ số.

(4) Quản lý đầu tư :

Quản lý đầu tư ngày càng có vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh của ngân hàng. Với lợi thế của một ngân hàng đầu tư có thể làm tốt vai trò này, đồng thời nó cũng đem lại thu nhập cố định (% tính trên tài sản).

Cũng có đối tượng giống như nghiệp vụ bán hàng bên khối đầu tư. Có 2 loại nghiệp vụ là quản lý tài sản và quản lý gia sản. Quản lý gia sản được cung cấp thông qua các PCS (Private Client Service)

(5) Ngân hàng bán buôn :

Các khoản đầu tư thay thế bao gồm các hoạt động tín dụng như vay đồng tài trợ, tài trợ dự ấn, đầu tư bất động sản, đầu tư vốn tư nhân.

(6) Dịch vụ nhà môi giới chính

Là tổng thể các gói dịch vụ cung cấp cho một quỹ đầu cơ (hedge fund). Nhiệm vụ tập trung hóa và hỗ trợ các quỹ đầu tư.

Quản trị rủi ro

Bản chất của kinh doanh là chấp nhận và quản trị rủi ro. Điều này đặc biệt đúng với hoạt động ngân hàng đầu tư khi các hoạt động đều liên quan đến các loại rủi ro khác nhau. Việc chấp nhận và quản lí các rủi ro một cách hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cũng như sự bền vững trong hoạt động của ngân hàng đầu tư. Chính vì thế, có thể nói quản trị rủi ro là nhiệm vụ căn bản và có vai trò trung tâm trong quản trị ngân hàng đầu tư. Ngoài rủi ro thanh khoản, ngân hàng đầu tư còn phải chịu những rủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động...

Để quản trị được những loại rủi ro này thật tốt cần thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh cho từng bộ phận kinh doanh, nhân viên kinh doanh. Hơn nữa, các danh mục đầu tư cần phải được lượng hóa một cách thường xuyên liên tục và áp dụng các hạn mức rủi ro phù hợp nhằm có các biện pháp xử lí kịp thời. Phân tích tình huống và thử nghiệm căng thẳng giúp các ngân hàng biết được mức độ rủi ro trong các điều kiện bất thường của thị trường.

Chúng ta sẽ đi vào xem xét cách quản trị rủi ro của ngân hàng đối với từng loại rủi ro.

1) Rủi ro thị trường

Đây là loại rủi ro được hiểu là rủi ro tạo ra các khoản lỗ hoặc giảm giá tài sản từ sự biến động không thuận lợi của thị trường như: rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá hàng hóa cơ bản.

Ngân hàng đầu tư quản trị rủi ro thị trường qua các công cụ giảm thiểu rủi ro nhằm đưa các trạng thái rủi ro về trong hạn mức quy định. Các danh mục rủi ro vượt hạn mức cho phép đều được bảo hiểm nhằm chuyển đổi rủi ro sang cho bên thứ 3. Các sản phẩm phái sinh được sử dụng như những công cụ thông dụng trong giảm thiểu rủi ro thị trường. Ngoài ra, ngân hàng đầu tư cũng sử dụng các mô hình toán thống kê nhằm đo lường rủi ro, chỉ số thông dụng là Var (Value at risk). Chỉ số này thể hiện số lỗ tiềm ẩn từ trạng thái đầu tư của một danh mục hoặc của toàn bộ ngân hàng do biến động bất lợi của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 ngày) và với một mức độ tin cậy nhất định (khoảng 95% - 99%).

Tuy nhiên, Var cũng có hạn chế là chỉ dựa vào các điều kiện bình thường của thị trường từ việc phân tích các dữ liệu trong quá khứ, nó không phản ánh số lỗ tối đa có thể mà chỉ phản ánh số lỗ có xác suất cao nhất trong điều kiện bình thường của thị trường. Trong các hoàn cảnh thị trường biến động mạnh, Var sẽ không còn ý nghĩa. Và để khắc phục điều này thì các ngân hàng đầu tư cũng áp dụng các phân tích tình huống và stress test đối với các sự kiện bất thường của thị trường. Ví dụ các sự kiện như là: khả năng vỡ nợ đối với các chứng khoán hạng đầu tư, hay là sự giảm giá mạnh đối với chứng khoán vốn...

2) Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà ngân hàng không có khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn hay các khoản thanh toán phải thu.

Để hạn chế rủi ro này, các ngân hàng đầu tư xây dựng các hạn mức đối với các đối tác khác nhau, và tiến hành kí kết các hoạt động cấn trừ các khoản phải thu, phải trả với cùng một khách hàng. Đối với từng giao dịch cụ thể, ngân hàng đầu tư cũng áp dụng các chính sách về tài sản đảm bảo thanh toán đồng thời đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khách hàng và giao dịch một cách thường xuyên, liên tục. Ngân hàng đầu tư yêu cầu các khách hàng kí cam kết cung cấp tài sản đảm bảo trước cho vay cũng như việc đáp ứng các yêu cầu tang tài sản đảm bảo trong khi cho vay. Ngân hàng đầu tư cũng có thể thực hiện bảo hiểm một phần rủi ro tín dụng, do đó chuyển đổi rủi ro sang cho một bên thứ ba thông qua bảo lãnh hoặc các công cụ phái sinh như hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS).

Các ngân hàng đầu tư cũng thiết kế hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nhằm theo dõi số dư theo từng khách hàng và theo nhóm các khách hàng đối tác có quan hệ tập đoàn với nhau. Hệ thống quản trị cũng theo dõi số dư tín dụng đối với từng sản phẩm, từng ngành kinh tế, từng quốc gia và từng khu vực địa lý.

Ngoài ra, giống như quản trị rủi ro thị trường, ngân hàng cũng áp dụng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như: Var, phân tích tình huống hay stress test...

3) Rủi ro hoạt động và rủi ro uy tín

Rủi ro hoạt động là rủi ro liên quan đến lỗi hệ thống hoặc lỗi con người trong các quy trình hoạt động thông thường của ngân hàng dẫn đến các khoản thua lỗ hoặc thiệt hại uy tín của ngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro uy tín đòi hỏi sự đầu tư thỏa đáng về công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp. Các ngân hàng cũng cần thiết xây dựng hệ thống văn hóa doanh nghiệp đề cao tính chuyên nghiệp và tính chính trực.

Bên cạnh các cách quản trị đối với các loại rủi ro nêu trên, quản lý nguồn vốn an toàn tương ứng với mức độ rủi ro trong hoạt động an toàn của ngân hàng là một trong các biện pháp quan trọng. Khung quy định an toàn vốn tiên tiến nhất được các quốc gia áp dụng là Hiệp định an toàn vốn Basel được phát triển bởi Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS).

Tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế theo hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (từ 1986), nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng, trở thành nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng thứ nhì châu Á.

Đặc biệt, từ năm 2006 tới nay, thị trường chứng khoán có bước phát triển nhảy vọt cả về quy mô và chất lượng hoạt động, thu hút sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Số công ty chứng khoán tăng mạnh từ 8 công ty năm 2005 lên khoảng 70 công ty vào cuối năm 2007 và 102 vào cuối năm 2008. So với các thị trường phát triển trong khu vực cho thấy số lượng các công ty chứng khoán hiện tại của Việt Nam là quá lớn và có thể gây ra sự lãng phí cho tổng thể nền kinh tế cũng như sự hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có 41 công ty quản lý quỹ và hơn 40 tổ chức lưu ký. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tang từ khoảng 10% GDP năm 2005 lên 23% GDP năm 2006 và 45% GDP vào cuối năm 2007 với trên 220 cổ phiếu niêm yết. Tuy nhiên, do xu hướng giá chứng khoán giảm mạnh năm 2008, giá trị vốn hóa giảm xuống còn 19% GDP với tổng 342 doanh nghiệp niêm yết tại thời điểm cuối năm 2008.

Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng như các khó khăn nền kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường vốn Việt Nam vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai nếu Chính phủ tiếp tục có các chính sách kinh tế đúng đắn. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang đi vào giai đoạn chất lượng hơn với các kế hoạch cổ phần hóa các DNNN có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, đặc biệt là các tổng công ty 90-91 và các tập đoàn kinh tế trực thuộc Chính phủ. Quyết định 1729/QĐ-Ttg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê danh sách 71 DNNN có quy mô lớn sẽ được cổ phần hóa giai đoạn 2007-2010.

Giai đoạn 2007 đến nay, Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Công ty Tài chính dầu khí (PVFC), Vietcombank,.... Việt Nam dự kiến cổ phần hóa 1,400 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 104 tổng công ty trong giai đoạn từ 2008-2010.

Thực tế cho thấy quá trình cổ phần hóa đang diễn ra chậm chạp ngay cả khi nền kinh tế ở vào thời điểm thuận lợi do khung pháp lý về cổ phần hóa không phù hợp với thực tiễn và thông lệ thị trường và các mâu thuẫn lợi ích khác. Do đó, kế hoạch này rất khó có thể được thực hiện đúng thời hạn.

Tháng 9/2003, Ủy ban chứng khoán nhà nước ban hành lộ trình phát triển thị trường vốn Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng phát triển thị trường trái phiếu.Dự kiến, Việt Nam có thể đạt mức vốn hóa thị trường trái phiếu tương ứng với 30% GDP năm 2010.

Thị trường vốn Việt Nam có sức hấp dẫn rất lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài vì là thị trường mới nổi. Lượng vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh trong năm 2006-2007.Năm 2008, giá chứng khoán sụt giảm mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như lạm phát ở Việt Nam, dòng hướng ngoại có xu hướng đảo chiều, năm 2008, Việt Nam thu hút được khoảng 4.6 tỷ USD tổng lượng vốn gián tiếp so với mức 10 tỷ USD vào cuối 2007.Khả năng thu hút vốn ngoại của Việt Nam trong những năm tới phụ thuộc vào sự ổn định của chính sách cũng như quá trình cổ phần hóa các DNNN diễn ra thuận lợi và đúng kế hoạch.

Với những thành tựu ban đầu, Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết cùng với quá trình phát triển của thị trường vốn. Việc hoàn thiện các thể chế pháp lý, nâng cao tính minh bạch thị trường, tính chuyên nghiệp hóa, đạo đức nghề nghiệp, áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tiên tiến, chuẩn mực kê toán tại các công ty nhằm tạo long tin của công chúng vào thị trường vốn sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian dài của không chỉ các cơ quan chức năng mà tất cả các chủ thể tham gia thị trường mới có thể giải quyết được.

Quá trình cổ phần hóa các DNNN nói riêng và phát triển thị trường vốn nói chung đang tạo ra các cơ hội cho các ngân hàng đầu tư cung cấp hàng loạt nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành, môi giới chứng khoán cũng như các cơ hội đầu tư chứng khoán. Sự phát triển mạnh của thị trường vốn Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. Theo cam kết gia nhập WTO, từ 2012 Việt Nam sẽ cho phép sẽ cho phép các công ty chứng khoán và quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro