ngân sách nhà nước

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh

(NDHMoney) Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng.

Bức tranh tổng thể về tài khóa cho thấy, Việt Nam đã và đang theo đuổi những chính sách có định hướng thâm hụt nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng.

Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012. Đặc biệt những năm gần đây.  Thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công.  

Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới hơn 57% GDP vào cuối năm 2010, và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011 nhờ lạm phát cao. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.

Tuy nhiên, những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay. Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số thâm hụt ngân sách khác xa với con số báo cáo của Bộ Tài chính.

Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của MoF là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là 6,6% và 9,0% GDP. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 3 lần so với Trung Quốc, và gấp khoảng gần 2 lần so với Thái Lan.

Việt Nam hiện có những cách hạch toán riêng không theo thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giáo dục, thủy lợi, y tế, v.v… được để ngoại bảng và không được tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách và nợ công như thông lệ quốc tế. Ngoài ra, chi cho những công trình lớn kéo dài cũng được phân bổ dần vào quyết toán ngân sách nhiều năm chứ không tính cả vào năm trái phiếu được phát hành để vay nợ. Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn.

Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua các con số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ thực tế hàng năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán NSNN.

Theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011, tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào khoảng 110 ngàn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong Quyết toán NSNN. Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của  nhiều tổ chức quốc tế.

Thu ngân sách nhà nước đang đứng trước vấn đề thâm hụt trầm trọng, nhiều yếu tố giảm thu ngân sách nhà nước đang xuất hiện làm cho khả năng mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước cả năm trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế. 

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2012 ước tính đạt 418.500 tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2012 ước tính đạt 534.000 tỷ đồng, bằng 59,1% dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước tính trong thời gian này khoảng 116.000 tỷ đồng. 

Tại các địa phương tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2012 cũng sẽ hụt thu nhiều so với dự toán. Điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến hụt ngân sách nhà nước so với dự toán khoảng 4.000 tỷ đồng; trong khi nhiều tỉnh ước hụt thu ngân sách nhà nước so với dự toán khoảng từ 1.000 đến 3.000 tỷ đồng. Tính chung cả nước hụt thu ngân sách nhà nước cũng được dự báo khoảng 20.000-25.000 tỷ đồng. 

Những con số trên cho thấy khả năng thu ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2012 còn tiếp tục khó khăn đòi hỏi phải có các giải pháp tài khóa linh hoạt với phương châm thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. 

Lý giải nguyên nhân của tình trạng khó khăn trên, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng chính sách tài khóa của Việt Nam chưa thực sự nuôi dưỡng nguồn thu một cách hợp lý. 

Ông Lý phân tích: "Chúng ta mới xây dựng chính sách thu nhưng làm thế nào để có nguồn thu thì chính sách tài khóa chưa đề cập một cách thỏa đáng nên nguồn thu giảm sút cũng có phần do chính sách tài khóa tạo ra. Trong khi đó, việc thực hiện chính sách tài khóa chưa được nghiêm, đôi lúc, đôi chỗ còn chưa thực hiện tốt các quy định, quy chế tài chính. Việc chậm nộp thuế, thất thu thuế vẫn còn, chi tiêu lãng phí, thực hành tiết kiệm chưa cao… nên dẫn tới việc thu ngân sách nhà nước chưa đạt được như mục tiêu đề ra." 

Một nguyên nhân khác cũng được nhiều chuyên gia kinh tế nêu ra là do cơ chế tài chính còn rườm rà, phức tạp nên giải ngân của các dự án, công trình gặp nhiều khó khăn gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#heroneu