nganh chan khop va giap xac

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt văn bản tại đây...Title: 1

Author: TA

CreationDate: Sun Nov 01 00:03:00 ICT 2009

ModificationDate: Wed Mar 04 19:00:00 ICT 1970

Genre:

Description:

1. Đặc điểm chung của ngành chân khớp:

* Hiện tượng phân đốt và đầu hóa: Khác nhau ở các loài khác nhau

- Cơ thể chia 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đối xứng 2 bên. Phân đốt dị hình

- Phần đầu: 2 phần- đầu nguyên thủy - đầu bổ sung( đốt thân trước kết hợp).

- Mỗi đốt tối đa có 1 đôi phần phụ( râu, chân, cánh), biến đổi theo chức phận.

* Hình thành bộ xương ngoài: Vỏ cứng bên ngoài cơ thể

- Vỏ= Cuticun(sản phẩm tiết biểu bì). Mỗi đốt có 4 tấm( lưng, bụng và 2 bên). Thành phần vỏ 2 tầng- tầng mặt( mỏng, lipoprotein)( ngăn cản trao đổi nước. tầng dưới (dày, kitin và protein)( vỏ cứng. Một số còn thêm Ca, P.

- Vai trò: bảo vệ cơ thể, chống mất nước, nơi bám của cơ(thích nghi Đ/K cạn.

* Hiện tượng lột xác để tăng trưởng: bỏ lớp vỏ cũ, thay bằng lớp mới.

- Tế bào biểu bì tiết dịch lột xác chứa enzime hoà tan tầng cuticun của vỏ cũ. Đồng thời tiết ra lớp vỏ mới thay thế. Số lần lột xác thay đổi tùy loài.

- Cơ chế lột xác: t/k và thể dịch( hocmon- ecdyson)( nồng độ thấp gây tiết enzime phân giải tầng cuticun, nồng độ cao kích thích biểu bì tiết vỏ mới.

* Hệ thần kinh và giác quan: dạng hạch phân đốt, biến đổi nhiều.

- Não :gồm 3 phần não: não trước( hạch trung tâm, cầu não trước, thể nấm-trung khu điều khiển hoạt động bản năng, dây liên hệ trung khu thị giác(điều khiển mắt)- Não giữa(hạch râu(râu 1, 2 đôi dây t/k chạy dọc( chuỗi t/k bụng)- Não sau( 2 hạch não nối vòng t/k hầu( râu 2 và đôi kìm, hạch t/k giao cảm).

- Giác quan: mắt kép( nhiều ô mắt), cảm giác hóa học, thính giác- khứu giác

- Các tuyến nội tiết : các HM lột xác(tấm ngực), HM ức chế snh trưởng( mắt)

* Hệ cơ và cơ quan vận chuyển: biến đổi nhiều, thích nghi vận động cạn

- Cơ vân, phân hóa cao. Bao cơ biến đổi bó cơ độc lập( liên kết nơron, nhiều loại sợi cơ chức năng và hoạt động sinh lý khác nhau)( phản xạ nhanh.

- Chi bên phân đốt / khớp động. Dạng 2 nhánh / 1 nhánh.

* Hệ tiêu hóa: phân hóa cao trong mỗi phần

- Miệng( phần phụ miệng đặc trưng( thức ăn), các phần ruột, các tuyến tiêu hóa ( tuyến nước bọt, tuyến gan tụy, tuyến ruột..)

* Hệ tuần hoàn:

- Tim chưa chuyên hóa sâu(dạng ống, các túi tim, các đôi lỗ tim, xoang bao tim). Máu chứa huyết sắc tố (màu vàng, xanh & đỏ).

- Động mạch không phát triển. Mao quản bị phá vỡ( hệ tuần hoàn hở.

* Hình thành thể xoang hỗn hợp: chỉ còn lại xoang sinh dục, xoang thận. Phần còn lại biến đổi thành mô liên kết ( liên quan đến hệ tuần hoàn.

*Hệ hô hấp: đa dạng- mang( nhánh gốc phần phụ), mang sách(gồm các tấm xếp chồng)( ở nước. Phổi sách( phần lõm vào của thành cơ thể, trong tấm vỏ chồng lên nhau) và ống khí (hệ ống có khung cuticun, lỗ thở)( ở cạn.

* Hệ bài tiết: tuyến râu, tuyến hàm( giáp xác); tuyến háng( hình nhện). Ống malpighi đa số côn trùng( thông giữa ruột trước và ruột sau, mở thể xoang).

* Tuyến sinh dục: phần thu hẹp của thể xoang. Sản phẩm sinh dục đổ vào ống dẫn. Lỗ sinh dục không cố định. Phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Phân loại: ngành chân khớp chia thành 4 phân ngành chính

- Phân ngành Trùng ba thùy (trilobitomorpha) có 1 lớp

- Phân ngành Có kìm ( Chelicerata) có 4 lớp

- Phân ngành Có mang( Branchiata) có 1 lớp

- Phân ngành Có ống khí ( Tracheata) có 2 lớp

* Trùng ba thùy

( Trilobitomorpha)

- Chân khớp cổ, sống ở biển. Phát triển mạnh ở Cambri (500 triệu năm trước)

- Phân đốt đồng hình. Cơ thể phân 3 phần:

+ Đầu( có 1đôi mắt kép, nhiều mắt đơn. Mặt bụng có 1đôi ăngten+4 đôi chân đầu quanh miệng)-

+ Thân( nhiều đốt, 44 đốt, khớp động, cuộn tròn).

+ Chân: Mỗi đốt có 1 đôi chân, 2 nhánh, có lông bơi, lá mang gốc chân(hô hấp, vận chuyển , nghiền mồi.

- Đã biết khoảng 4.000 loài hóa thạch-hiện tuyệt chủng. Nhóm chỉ thị địa tầng.

* Phân ngành có kìm

( Chelicerata)

- Đặc điểm cơ bản.

+ Sống ở cạn nhưng chưa thích ứng hoàn toàn. Gần gũi với Trùng ba thùy.

+ Sơ đồ cấu tạo:

+ Phần đầu ngực 7 đốt (6 đôi phần phụ: Kìm, Chân xúc giác, 4 chân bò)

+ Phần bụng 12 đốt : Bụng trước( 6 đốt+ 6 đôi phần phụ biến đổi). Bụng sau(6 đốt không phần phụ) + đốt cuối đuôi.

- Số đốt và mức độ biến đổi tùy loài.

- Phân loại: 2 lớp: Giáp cổ (Palacostrata) & Hình nhện (Arachnida

Lớp Hình nhện (Arachnida)

* Đặc điểm phân đôt và cấu tạo phần phụ:

- Cơ thể 2 phần: Đầu ngực và bụng nối nhau bằng eo nhỏ. Xu hướng giảm số đốt- tập trung các đốt giữa, rút ngắn cơ thể.

- Phần phụ: Đầu ngực ( 6 đôi:1 đôi kìm, 1 đôi xúc giác, 4 đôi chân bò). Bụng (có 1-2 đôi lỗ thở gần eo, nhiều đôi nhú tơ gần cuối) .

- Vỏ cơ thể có tầng Cuticun mỏng.

- Tuyến da: Tuyến độc (gốc kìm, đốt cuối), tuyến tơ (cuối thân), tuyến mùi( chân dài), tuyến trán, tuyến hậu môn..

* Hệ tiêu hóa:

- Đa số ăn thịt: tiết men tiêu hóa(thức ăn( dịch (hút vào cơ thể .

- Dạ dày hút: cơ khỏe, 5 đôi ruột tịt phát triển.

- Tuyến nước bọt, tuyến gan.

*Hệ hô hấp.

- Hô hấp bằng phổi sách( bò cạp 4 đôi, nhện 2 đôi)

Hô hấp bằng ống khí: Nhóm nhện lông, chân dài, vebet + Một số có cả phổi và ống khí. + Túi phổi: Lỗ thông đốt bụng 3,4 (Nhện); 3-6 (Bọ cạp). + Ống khí phân nhánh hoặc không, lỗ mở ở đốt bụng 1-2.* Hệ tuần hoàn - Tim hình ống, số đôi lỗ tim giảm dần : Bọ cạp 7-8; Nhện 3-4; Ve bét 1-2 - Máu: Tim-ĐM chủ trước, sau+ĐM bên-khe hổng-xoang bao tim-lỗ tim-Tim

* Hệ thần kinh

- Mức độ tập trung chuỗi hạch bụng phụ thuộc mức độ tập trung đốt cơ thể.

- Giác quan khá phát triển:

+ Cơ quan cảm giác ánh sáng: kém phát triển, 1-5 đôi mắt đơn, 1 đôi mắt kép( trên giáp đầu ngực) (phân biệt được vật đứng yên hay chuyển động.

+ Cơ quan cảm giác cơ học: lông xúc giác, lông rung cảm giác trên chân xúc giác, chân bò hoặc trên thân.

+ Cơ quan cảm giác vị giác và khứu giác : nằm chân và thành hầu. Có cơ quan khứu giác hình đàn nằm ở chân và thân.

* Bài tiết : mang đặc điểm trung gian của nhóm vừa chuyển từ nước lên cạn.

- Có tuyến háng; ống Malpighi.

* Hệ sinh dục :

- Đơn tính, đực và cái phân biệt hình dạng và kích thước

- Thụ tinh nhờ bao tinh (Bọ cạp giả, ve bét),

bầu tinh cuối chân xúc giác (nhện) , thụ tinh trong (chân dài)

- Con cái có thêm túi nhận tinh. Đẻ trứng, phát triển trực tiếp. Riêng ở Ve bét có biến thái.

7. Phân loại. Một số bộ chính: Bọ cạp, Nhện, Ve bét.

Bộ Bọ cạp (Scropionida)

Nhóm cổ; sống trong rừng ẩm; hoạt động đêm; ăn thịt

Chân xúc giác dạng kìm, bụng dài nhiều đốt, tuyến độc ở cuối bụng

Hô hấp bằng 4 đôi túi phổi.

Đẻ con, con non sau lần lột xác 1 mới rời mẹ.

Việt Nam gặp ở rừng và hải đảo: Palamnaeus silenus (12cm), Archisometrus mucronatus (5-6 cm)

Bộ Nhện (Araneida)

Cơ thể gồm 2 khối có eo nối

Kìm dạng móc và có tuyến độc; chân bò 7 đốt có vuốt và đệm; Chân xúc giác có tấm nghiền ở gốc, con đực có thêm bầu tinh.

Phần bụng có lỗ sinh dục, lỗ thở & nhú tơ. Hô hấp phổi, ống khí

Ăn thịt-diệt sâu bọ; một số có nọc độc mạnh-giết trâu bò

Nhện rừng Lycora, nhện gai Gasteracantha arcuata

Nhện nhà Heteropoda pressula, Menemerus bivittatus

Bộ Ve bét (Acarina)

Tập trung thành một khối. Chuyên hóa cao-kí sinh hút máu

Phần đầu ngực phân biệt bằng 6 đôi phần phụ đặc trưng . Kìm và chân xúc giác biến đổi 2 kiểu: nghiền hút( thức ăn cứng, kìm 2 gọng); kiểu đốt hút( kìm kéo dài châm nhọn, có móc).

Ruột giữa phân nhánh, chất chống đông máu

Phân tính, đẻ trứng, phát triển qua biến thái

Thường gặp: Nhậy bột (Tyroglyphus farinae), cái ghẻ (Acarus siro), mò (Trombicula deliensis), ve bò (Booophilus microplus), ve trâu (Amblyomma tesstudinarium), ve chó (Rhipicephalus sanguineus)...

Phân ngành có mang (Branchiata)

* Đặc điểm cơ bản

- Sống ở nước (Biển & ngọt).

- Cơ quan hô hấp: Mang

- Hai đôi râu, có hàm, mắt kép.

* Phân loại

- Có 1 lớp: Giáp xác

Lớp Giáp xác (Crustacea)

* Hình thái, cấu tạo:

- Phân đốt dị hình, tùy nhóm. Cơ thể 3 phần : đầu, ngực và bụng.

+ Đầu và ngực thường ghép (giáp đầu ngực: Đầu 5 đốt mang hệ phụ miệng( 2 đôi râu, 1 đôi hàm trên, 2 đôi hàm dưới), đôi mắt, miệng( sau 2 đôi râu); ngực 8 đốt( 3 đôi chân hàm, 5 đôi chân bò).

+ Bụng 7 đốt(phần phụ(chi bơi, ôm trứng, hô hấp. Đốt cuối+ telson( bánh lái).

- Vỏ : hàm lượng chất kitin và protein không hòa tan cao, không thấm sáp(lipoprotein) ( thấm nước dễ dàng. Có thể thấm thêm Ca, P, (độ cứng cao. Có nhiều lông gai bên ngoài(tăng diện tích tiếp xúc, nhiều mấu lồi bên trong( bộ xương trong chỗ bám cơ.

- Kitin có thể màu- zooethrin (đỏ), cyanocristalin (xanh), màu phối hợp.

* Hệ tiêu hóa: phát triển và phân hóa nhiều

- Miệng lui phía sau râu 1 và 2. Hậu môn mặt bụng đốt cuối

- Cuticun lát ruột trước có gờ = Cối xay vị Dạ dày cơ, dạ dày tuyến

- Ruột giữa có Tuyến Gan tụy

* Hệ hô hấp : Tấm mang ở gốc chân ngực, bụng dạng tấm hoặc sợi. Bề mặt

* Hệ tuần hoàn:

- Ống tim lưng có khả năng co bóp. Tim có lỗ tim và xoang bao tim.

- Máu có màu xanh( Cu), đỏ( Hb); không màu

- Máu tim-xoang hở-khe hở - qua mang - về xoang bao tim- lỗ tim - tim

* Thần kinh-Giác quan:

- Chuỗi hạch kép ở bụng. Mức độ tập trung khác nhau( tập trung cao ở cua).

- Não: Não trước( điều khiển mắt, tấm t/k nối 2 phần) Não giữa( đ/kh râu trong). Não sau (đ/kh râu ngoài).

- Trung khu điều khiển phối hợp: thể cuống, thể trung tâm, cầu não trước.. Các TB thần kinh tiêt(điều hoà h/đ lột xác, sinh tinh.

- Giác quan phát triển : Mắt đơn và kép có cấu tạo khá phức tạp. Bình nang. Lông xúc giác trên râu và các phần phụ khác.

- Tuyến nội tiết: Lột xác( tuyến Y(đ/kh lột xác, tái sinh , sinh trưởng ; Tuyến X ở xoang cuống mắt( kìm hãm sinh trưởng, sinh trứng..); sinh sản, thay đổi màu sắc & phân hoá giới tính.

* Hệ bài tiết :

- Dạng biến đổi của hậu đơn thận. Tuyến hàm & tuyến râu đổ ra lỗ bài tiết tại gốc râu hoặc gốc hàm.

* Hệ sinh dục:

- Hầu hết phân tính. Một số có túi chứa tinh( thụ tinh trong. Một số khác có bao tinh, con đực dùng chân treo bao tinh cạnh lỗ sinh dục con cái.

- Sinh sản hữu tính thấp, có khả năng xử nữ sinh và có hiện tượng xen kẽ thế hệ theo mùa. Sau giai đoạn phôi giáp xác biến thái phức tạp .

- Ấu trùng cơ sở: Nauplius

* Phân loại : 6 phân lớp :

Chân chèo (Remipedia), Giáp đầu (Cephalocarida), Chân mang, Chân hàm , Có vỏ (Giáp trai) & Giáp xác lớn

Phân lớp Chân mang (Branchiopoda)

- Nguyên thủy: Nhiều đốt, chân hình lá, ống tim dài, T.K bậc thang

- Gồm 4 bộ:

Chân mang (Anostraca): Các đốt hàm tự do, thân nhiều đốt đồng hình. Sống chủ yếu nước ngọt. Đại diện: Branchiopus; Artemia

Có mai (Notostraca): Mai phủ kín đầu ngực, nhiều đốt ngực, sống nước ngọt. Đại diện: Triops cancriformis

Vỏ giáp (Conchostraca): Vỏ giáp 2 mảnh bao kín cơ thể; trứng chịu được khô hạn. Gặp nhiều ở ruộng cấy lúa. Đại diện: Cyclestheria, Eulimnadia

Râu ngành (Cladocera): Nước ngọt & mặn. Vỏ giáp 2 mảnh, phần đầu phân hóa=mỏ.Không phần phụ bụng, v/đ=râu (chẻ 2 nhánh). Trứng nghỉ. Đại diện: Moina; Diaphanosoma; Daphnia; Bosmina

Phân lớp Chân hàm (Maxillopoda)

- Không có vỏ giáp, fần phụ miệng lọc t.ă., fần fụ ngực di chuyển; không fần fụ bụng. Sống tự do, kí sinh.

- Phân loại: 5 bộ. Các bộ quan trọng

Chân kiếm=Chân chèo (Copepoda): Bụng không có phần phụ. Đôi râu 1 dài hơn đôi 2. Cuối bụng có chạc đuôi. Là thành phần t.ă. của cá, vật chủ trung gian của giun sán kí sinh. Đại diện: Mesocyclops, Mongolodiaptomus, Allodiaptomus (nước ngọt); Sinocalanus, Schmackeria (nước lợ); Cyclops (vật chủ trung gian)

Mang đuôi (Branchiura): Cỡ nhỏ, kí sinh trên da cá. Dẹp lưng-bụng. Số đốt cơ thể ít, ổn định(Đầu:5, ngực:8, bụng:6), bụng dạng 2 thùy-không phần phụ. Râu kém phát triển, hàm dưới 1 ( kim nhon, 2 ( giác bám. 1 đôi chân hàm, 4 đôi chân ngực dạng 2 nhánh. Đại diện: Argulus foliaceus (Rận cá)

Phân lớp Giáp xác lớn (Malacostrata)

- Cỡ tương đối lớn, số đốt ít & ổn định (Đầu:5, Ngực: 8, Bụng: 6). Có fần fụ bụng. Đầu-Ngực phân hóa cao, kết hợp nhau, có giáp chung.

- Phân loại: Nhiều bộ. Một số bộ quan trọng:

Chân đều (Isopoda): Sống tự do, kí sinh. Cơ thể dẹp hướng lưng-bụng. Các đôi chân ngực 1 nhánh, giống nhau. Đại diện: Cyathuna (nước lợ), Porcellio (mọt ẩm)

Bơi nghiêng=Chân khác (Amphipoda): Cơ thể dẹp bên, không có giáp đầu-ngực. Phân tính, khoang trứng dưới ngực-trứng phát triển trong đó. Là nguồn thức ăn của cá. Đại diện: Kamaca, Ampelisca...

Mười chân (Decapoda): Cỡ lớn; đầu nguyên thủy có mắt với cuống, 2 đôi râu; các đốt hàm gắn liền với các đốt ngực có vỏ giáp bọc ngoài; 3 đôi chân hàm, 5 đôi chân bò; bụng biến đổi. Đại diện: Panaeus (tôm he), Metapenaeus (tôm rảo), Macrobranchium (tôm càng), Caridina (tôm riu), Scylla, Carcinus (cua biển), Varuna (rạm), Uca (cáy), Somanniathelphusa (cua đồng) [tôm hùm Palinurus, cua núi Potamon]

* Phân ngành có ống khí (Tracheata)

- Đặc điểm cơ bản: thích nghi môi trường cạn. Phần phụ 1 nhánh, hô hấp ống khí đặc trưng. Đầu 4 đôi phần phụ gồm: râu(c/qu xúc giác, khứu giác), hàm trên, hàm dưới 1 và 2( c/qu bắt và nghiền thức ăn). Ngực( 3 đôi chân) và bụng, giới hạn chưa rõ giữa các phần.

- 2 lớp chính:

+ Lớp nhiều chân ( Myriopoda):

- Cơ thể nhiều đốt. Đầu có râu chẻ, chân kép. Các đốt thân mang đôi chân.

- Vỏ cơ thể: dầy, cứng, có thêm canxi, da có tuyến độc

- Hệ tiêu hóa có tuyến nước bọt. Hệ tuần hoàn có hệ mạch phát triển .

- Hệ hô hấp là hệ khí quản phân nhánh, lỗ thở ở gốc chân

+ Lớp côn trùng( insecta):

- Lớp lớn nhất trong giới động vật .

- Nhiều đặc điểm đặc trưng cho sự thích nghi ( ( Đặc điểm phân đốt và phần phụ; Vỏ cơ thể; cấu tạo nội quan; Sinh sản và phát triển)

Lớp côn trùng ( insecta)

* Đặc điểm phân đốt và các phần phụ: 3 phần: đầu, ngực và bụng

- Đầu: hình khối, nhiều tấm kitin ghép->bảo vệ não,bám cơ đầu

+ Bề mặt nhiều rãnh, ngấn tạo thành các vùng(trán, đỉnh,má, gáy, chẩm..). Đặc biệt rãnh chữ Y tại vùng đỉnh( rãnh lột xác

+ Phần phụ: râu(1 đôi vai trò khứu giác, xúc giác, vị giác). Phụ miệng 3 đôi dưới đầu, bao quanh miệng( kiểu nghiền, nghiền liếm, đốt hút, hút, liếm).

- Phần ngực và phần phụ ngực: 3 đốt: ngực trước, giữa và sau(có 1 đôi cánh). + Mỗi đốt có 1 đôi chân và 4 tấm kitin bao ngoài( lưng, bụng, 2 tấm bên).

+ Chân: 1 nhánh( đốt háng-chuyển-đùi-ống-bàn) tận cùng có vuốt. Biến đổi.

+ Cánh: từ nếp da phần ngực trước. Tấm dẹt, cuticun mặt, gân cánh ở giữa

- Phần bụng và phụ bụng: số đốt thay đổi ( 5-6-12 đốt), tiêu giảm tùy nhóm. Tấm kitin bên biến thành màng mỏng(hô hấp, khả năng co giãn khá lớn.

* Vỏ cơ thể :

- Cấu tạo: 2 lớp

+ Tầng cuticun: Tầng cuticun=kitin=polysaccarit có N(không tan trong nước, rượu,kiềm,axit ..) Không có cấu tạo tế bào. Chức năng chính bảo vệ.

+ Lớp biểu bì: nội bì. Có cấu tạo tế bào.

- Phần phụ vỏ:bề mặt có lông(c/gi, tự vệ), gai. Tuyến đơn bào, đa bào(tuyến hôi ở ngực bọ xit, tuyến lột xác). Màu sắc 3 loại(vật lý, hóa học và hỗn hợp)

* Cấu tạo nội quan:

- Hệ cơ: phức tạp, khoảng 1500-2000 bó cơ. Chủ yếu cơ vân phát triển chuyên hóa cao( hiệu quả co cơ lớn. Cơ bám vào mặt trong của vỏ

- Thể xoang: hỗn hợp. Khoảng trống trong cơ thể, 2 vách mỏng(màng ngăn)( tạo 3 phần xoang nhỏ(Xoang máu lưng, xoang ruột giữa, xoang máu bụng).

- Hệ tiêu hóa: biến đổi phù hợp với lối dinh dưỡng. Xoang miệng có tuyến nước bọt và men tiêu hóa. Phần đầu ruột giữa có manh tràng( tăng diện tích tiếp xúc. Ruột sau là nơi hấp thụ lại nước, khoáng. Thức ăn đa dạng, dự trữ năng lượng bằng thể mỡ( nhịn đói được lâu ( rệp nhịn đói tới 6 tháng) .

- Hệ bài tiết: hệ ống Malpighi nằm ranh giới ruột giữa và ruột sau, màu vàng, tự vận động nhẹ. Số lượng ống tùy loài. Chủ yếu bài tiết axit hữu cơ, ax.uric, một số chất độc không tan trong dịch thể xoang. Một số hệ bài tiết có khả năng phát sáng( đom đóm).

- Hệ hô hấp: hệ ống khí phát triển, phân nhánh đến nội quan, mô, tế bào . Mức độ phát triển khác nhau chia 3 phần chính: lỗ thở, ống khí, vi khí quản.

- Hệ tuần hoàn: phát triển yếu, một phần do hệ hô hấp đảm nhận. Tim có nhiều buồng, mỗi buồng có đôi lỗ tim ( hoạt động do cơ duỗi của lưng - bụng. Máu buồng tim( ống tim co)-> đẩy lên đ/m đầu+nội quan(vào các khe xoang hổng bụng-> lưng(lỗ tim->buồng tim. Máu có màu hoặc không (vàng, xanh)huyết tương, huyết thể. Không có sắc tố hoạt tải oxy hay CO2

- Hệ thần kinh: gồm TKTƯ tập trung cao, t/k giao cảm phát triển.

+ Hệ t/k trung ương: Não(não trước đ/kh mắt, não giữa đ/kh râu, não sau đ/kh các đốt trung gian). Thể nấm của não giữa các h/đ xã hội, bản năng. Hạch t/k dưới hầu( 3 đôi hạch- dây t/k miệng, dây lớn ra sau). Chuỗi t/k bụng(3 đôi hạch ngực(chân, cánh. 6-11 đôi hạch bụng(bụng, phụ bụng)

+ Hệ t/k giao cảm: Hạch trán nối não sau. Hạch chạy dọc chuỗi t/k bụng

- Các giác quan: tinh tế, nhạy bén và rất đa dạng( thị giác, thính giác,xúc...)

+ Cơ quan thị giác: mắt đơn( mắt lưng và bên) mắt kép(1 đôi, nhiều ô mắt)

+ Cơ quan thụ cảm: nhạy bén. Thể thụ cảm=sensil( da phía trên, dưới là tế bào cảm giác). Thụ cảm cơ học lông cảm giác nối với sensil-> c/g xúc giác

+ Thính giác: sensil nằm giữa 2 đoạn cuticun, trong có tb t/k c/g.

+ Cơ quan thụ cảm âm thanh nằm nhiều vùng( bụng, râu, chân trước ).

+Thụ cảm thủy, nhiệt:điều hòa và cân bằng độ ẩm, độ nhiệt (râu, hàm,chân

+ Thụ cảm hóa học: c/g mùi, vị=các sensil nổi( ngọt, chua, đắng, mặn).

+ Khứu giác: thụ cảm mùi thường là sensil phân bố ở râu.

- Tuyến nội tiết: tuyến hàm(tuyến giáp) -HM sinh trưởng. Tuyến tim( tuyến lưng)- điều hòa h/đ tuyến não. Tuyến ngực trước -k/t lột xác sâu non. T/b t/k tiết của não-điều hòa h/đ tuyến ngực trước, k/t sự phát triển của cơ thể.

- Hệ sinh dục : đa số phân tính. Phân hóa rõ đực- cái qua hình dạng và kích thước . Tuyến sinh dục đầy đủ. Ngoài ra còn có tuyến phụ sinh dục cái( tuyến hình thành vỏ trứng, chất dính trứng, chất làm nổi trứng..Tinh trùng sống trong túi chứa tinh cái thời gian dài(5 năm-ong). Thụ tinh phức tạp .

Nguồn gốc tiến hóa của chân khớp:

- Xuất phát từ giun nhiều tơ( giun đốt) tiến hóa

+ Phân đốt đồng hình( dị hình. Phức tạp hóa cấu trúc vỏ( biểu bì, bao biểu mô cơ thành bó cơ).

+ Xoang cơ thể hỗn hợp, chi bên thành phần phụ phân đốt. Tim từ mạch máu lưng, đầu hóa, mắt kép, hệ ống khí, hệ ống Malpighi...

- Phát triển theo 3 hướng:

+ Nhánh 1: trùng ba thùy . Thấp nhất, sớm nhất. Không có đôi râu ngoài, Phụ đầu không phân biệt phụ ngực. Là nhóm trung gian biến đổi từ giun nhiều tơ( có kìm

+ Nhánh 2: động vật có mang. 4 đốt thân trước( đầu hóa( 4 đôi phần phụ ( đôi râu ngoài, 3 đôi hàm ) . Hiện tượng đầu hóa thấp.

+ Nhánh 3: động vật có khí quản. Chuyển lên cạn(phần phụ 1 nhánh, mất mang, ống dẫn thể xoang được thay thế bằng ống malpighi, 4 đốt đầu tập trung thành một khối, phần phụ 3 đốt đầu sau( phần phụ miệng).

<PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>15 </PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lebalam87