nganhang_TTHCM_2011

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử ra đời Tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Tư tưởng Hồ Chí Minh

a) Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Pháp xâm lược Việt Nam, áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm xã hội Việt Nam phân hóa hình thành nhiều giai cấp mới.

- Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn lớn: Dân tộc Việt Nam và thức dân Pháp; giai cấp Nông dân Việt Nam với Địa chủ, Phong kiến.

- Các phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ trong nhân dân (Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế, Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Bái…) nhưng đều thất bại.

- Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện sự bế tắc về đường lối đấu tranh, đòi hỏi phải tìm ra một con đường mới.

b) Hoàn cảnh gia đình, quê hương

c) Tình hình quốc tế giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền.

- CNTB đẩy mạnh chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và tranh giành thuộc địa lẫn nhau từ đó gây ra các cuộc chiến tranh thế giới.

- CNTB trở thành kẻ thù chung của nhân dân thế giới.

- Xuất hiện chủ nghĩa Mác, tạo ngọn cờ lý luận cho phong trào công nhân thế giới.

- Cách mạng tháng 10 Nga (1917) thắng lợi.

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản.

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới như thế nào?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Hoàn cảnh lịch sử trong nước

- Pháp xâm lược Việt Nam, áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm xã hội Việt Nam phân hóa hình thành nhiều giai cấp mới.

- Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn lớn: Dân tộc Việt Nam và thức dân Pháp; giai cấp Nông dân Việt Nam với Địa chủ, Phong kiến.

- Các phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ trong nhân dân (Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế, Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Bái…) nhưng đều thất bại.

- Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện sự bế tắc về đường lối đấu tranh, đòi hỏi phải tìm ra một con đường mới.

3. Tình hình thế giới

- CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền.

- CNTB đẩy mạnh chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và tranh giành thuộc địa lẫn nhau từ đó gây ra các cuộc chiến tranh thế giới.

- CNTB trở thành kẻ thù chung của nhân dân thế giới.

- Xuất hiện chủ nghĩa Mác, tạo ngọn cờ lý luận cho phong trào công nhân thế giới.

- Cách mạng tháng 10 Nga (1917) thắng lợi.

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản.

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Bối cảnh lịch sử trong nước

- Pháp xâm lược Việt Nam, áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm xã hội Việt Nam phân hóa, hình thành nhiều giai cấp mới.

- Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn lớn: Dân tộc Việt Nam và thức dân Pháp; giai cấp Nông dân Việt Nam với Địa chủ, Phong kiến.

- Các phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ trong nhân dân (Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế, Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Bái…) nhưng đều thất bại.

- Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện sự bế tắc về đường lối đấu tranh, đòi hỏi phải tìm ra một con đường mới.

2. Bối cảnh lịch sử quốc tế

- CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền, bước vào thời kỳ “thối nát”, “hấp hối” và “giãy chết”.

- CNTB đẩy mạnh chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và tranh giành thuộc địa lẫn nhau từ đó gây ra các cuộc chiến tranh thế giới.

- CNTB trở thành kẻ thù chung của nhân dân thế giới.

- Xuất hiện chủ nghĩa Mác, tạo ngọn cờ lý luận cho phong trào công nhân thế giới.

- Cách mạng tháng 10 Nga (1917) thắng lợi, mở ra một thời kỳ mới và xu hướng đấu tranh mới.

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản đã trở thành tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân thế giới và liên kết giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc.

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Chứng minh rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Những giá trị truyền thống văn hoá dân tộc được Hồ Chí Minh kế thừa

- Truyền thống yêu nước (chủ nghĩa yêu nước)

- Những giá trị truyền thống khác: Đoàn kết, lòng nhân nghĩa, yêu thương con người, tinh thần hiếu học, thông minh sáng tạo, chăm chỉ cần cù…

3. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại

- Những giá trị văn hóa phương Đông

- Những giá trị văn hóa phương Tây

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày những tiền đề tư tưởng – lý luận cho sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Những tiền đề tư tưởng – lý luận cho sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Những giá trị  truyền thống dân tộc

+ Chủ nghĩa yêu nước (truyền thống yêu nước)

+ Các giá trị truyền thống khác: tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; cần cù, chăm chỉ; lòng nhân nghĩa; thông minh, sáng tạo, ham học hỏi…

- Tinh hoa văn hoá nhân loại

+ Tinh hoa văn hóa phương Đông

+ Tinh hoa văn hóa phương Tây

- Chủ nghĩa Mác – Lênin

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Hãy trình bày khái lược những cơ sở cho sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Những cơ sở cho sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Cơ sở khách quan

+ Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Những tiền đề tư tưởng – lý luận

- Nhân tố chủ quan

 + Khả năm tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

+ Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Chứng minh rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan

- Điều kiện khách quan

+ Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Những tiền đề tư tưởng – lý luận

- Nhân tố chủ quan

+ Khả năm tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

+ Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Những cơ sở khách quan có tác động như thế nào tới việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Những cơ sở khách quan

- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Pháp xâm lược Việt Nam, áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm xã hội Việt Nam phân hóa, hình thành nhiều giai cấp mới.

+ Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn lớn: Dân tộc Việt Nam và thức dân Pháp; giai cấp Nông dân Việt Nam với Địa chủ, Phong kiến.

+ Các phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ trong nhân dân (Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế, Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Bái…) nhưng đều thất bại.

+ Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện sự bế tắc về đường lối đấu tranh, đòi hỏi phải tìm ra một con đường mới.

- Bối cảnh lịch sử quốc tế

+ CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền, bước vào thời kỳ “thối nát”, “hấp hối” và “giãy chết”.

+ CNTB đẩy mạnh chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và tranh giành thuộc địa lẫn nhau từ đó gây ra các cuộc chiến tranh thế giới.

+ CNTB trở thành kẻ thù chung của nhân dân thế giới.

+ Xuất hiện chủ nghĩa Mác, tạo ngọn cờ lý luận cho phong trào công nhân thế giới.

+ Cách mạng tháng 10 Nga (1917) thắng lợi, mở ra một thời kỳ mới và xu hướng đấu tranh mới.

+ Sự ra đời của Quốc tế cộng sản đã trở thành tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân thế giới và liên kết giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc.

- Những tiền đề tư tưởng – lý luận

+ Giá trị truyền thống dân tộc

+ Tinh hoa văn hóa nhân loại

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày những nhân tố khách quan và chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Điều kiện khách quan

- Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Những tiền đề tư tưởng, lý luận

3. Nhân tố chủ quan

- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Người.

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Hãy phân tích những tiền đề tư tưởng – lý luận có tác động tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Những tiền đề tư tưởng – lý luận cho sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Những giá trị truyền thống dân tộc

+ Chủ nghĩa yêu nước (truyền thống yêu nước)

+ Những giá trị truyền thống khác: đoàn kết, nhân nghĩa, yêu thương con người, cần cù, thông minh, sáng tạo…

- Tinh hoa văn hoá nhân loại

+ Phương Đông

+ Phương Tây

- Chủ nghĩa Mác – Lênin

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào? Trong đó, nguồn gốc nào là quan trọng nhất đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Truyền thống lịch sử - văn hoá của dân tộc Việt Nam

- Tinh hoa văn hoá nhân loại

- Chủ nghĩa Mác – Lênin: Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh

- Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

3. Phân tích nguồn gốc nào quan trọng nhất (do Sinh viên đưa ra và bảo vệ)

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Hãy trình bày bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin khẳng định Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân đấu tranh cho quyền lợi của vô sản toàn thế giới.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin

3. Mục đích của Đảng là giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp xây dựng chủ nghĩa xã hội

4. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động, của toàn dân tộc

/$ phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Vì sao Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân?

/#Nội dung đáp án:

1. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin khẳng định Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân đấu tranh cho quyền lợi của vô sản toàn thế giới.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin

3. Mục đích của Đảng là giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp xây dựng chủ nghĩa xã hội

4. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động, của toàn dân tộc

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Phân tích nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận theo quan điểm của Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Vai trò của tư tưởng, lý luận

- Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Chỉ Đảng nào có được một hệ lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò của người chiến sỹ tiên phong.

- Lý luận tiền phong chính là chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Lý luận như cái kim chỉ nam. Nó chỉ cho chúng ta phương hướng trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lung túng như gà mắc tóc, dễ mắc sai lầm, chủ quan, duy ý chí và dễ sa vào “kinh nghiệm chủ nghĩa”.

- Lý luận như ngọn đuốc soi đường. Không có lý luận thì cũng giống như người đi trong đêm tối mò mẫm, không thấy lối đi.

2. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

- Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì mỗi cán bộ đảng viên phải được trang bị bởi một hệ lý luận tiền phong (chủ nghĩa Mác – Lênin)

- “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy”.

- Cán bộ đảng viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện và trau dồi lý luận để tránh mắc phải những bệnh chủ quan, giáo điều trong công tác thực tiễn.

- Trong quá trình học tập, tuyên truyền và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng cần tuân thủ một số nguyên tắc:

+ Phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh.

+ Phải luôn phù hợp với từng đối tượng.

+ Phải tích cực học hỏi kinh nghiệm của Đảng bạn và tự rút kinh nghiệm trong hoạt động của mình.

+ Phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

/$Phần 1$/ Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy giải thích vì sao phải chú trọng công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận?

/#Nội dung đáp án:

Xây dựng Đảng là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, thường xuyên và lâu dài. Sở dĩ phải chú trọng công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận vì:

- Tư tưởng, lý luận có vai trò quan trọng đối với tổ chức và mọi hành động của Đảng:

 + Tư tưởng, lý luận giúp cho Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng đúng đắn.

+ Tư tưởng, lý luận là ngọn đuốc soi đường, “là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”. + Nếu không có lý luận, Đảng dễ mắc sai lầm, chủ quan, sa vào “kinh nghiệm chủ nghĩa”.

+ Nếu không có lý luận soi đường, làm gì cũng lúng túng như “gà mắc tóc”, bị động trước mọi diễn biến phức tạp của thực tế.

- Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì mỗi cán bộ đảng viên phải được trang bị bởi một hệ lý luận tiền phong.

- “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy”.

- Cán bộ đảng viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện và trau dồi lý luận để tránh mắc phải những bệnh chủ quan, giáo điều trong công tác thực tiễn.

- Trong quá trình học tập, tuyên truyền và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng cần tuân thủ một số nguyên tắc: Phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh; Phải luôn phù hợp với từng đối tượng; Phải tích cực học hỏi kinh nghiệm của Đảng bạn và tự rút kinh nghiệm trong hoạt động của mình; Phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Phân tích nội dung xây dựng Đảng về chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh?

/# Nội dung đáp án:

- Xây dựng Đảng về chính trị bao gồm: Xây dựng đường lối chính trị; bảo vệ chính trị; xây dựng và thực hiện nghị quyết; xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị; củng cố lập trường chính trị; nâng cao bản lĩnh chính trị…

- Trong đó, xây dựng đường lối chính trị là quan trọng nhất, là vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.

- Đảng lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội cũng như sách lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Xây dựng đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tế Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Đường lối chính trị phải đảm bảo tính đúng đắn, khoa học.

- Phải tuyên truyền đường lối chính trị cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi người nắm được và làm theo, hiện thực hóa những đường lối chính sách, sách lược đó vào cuộc sống xã hội.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy giải thích vì sao phải chú trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị?

/#Nội dung đáp án:

Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài. Một trong những quan trọng là phải chú trọng đến công tác xây dựng Đảng về chính trị.

- Xây dựng Đảng về chính trị bao gồm nhiều nội dung như: xây dựng đường lối chính trị; bảo vệ chính trị; xây dựng và thực hiện nghị quyết; xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị; củng cố lập trường chính trị; nâng cao bản lĩnh chính trị…

- Trong các nội dung trên, xây dựng đường lối chính trị là quan trọng nhất, là vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.

- Đảng lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội cũng như sách lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Xây dựng đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tế Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Đường lối chính trị phải đảm bảo tính đúng đắn, khoa học.

- Phải tuyên truyền đường lối chính trị cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi người nắm được và làm theo, hiện thực hóa những đường lối chính sách, sách lược đó vào cuộc sống xã hội.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày những nội dung xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ theo quan điểm của Hồ Chí Minh?

/#Những nội dung chính:

- Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải thống nhất chặt chẽ và có tính kỷ luật cao. Mỗi cấp độ tổ chức có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

- Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Chi bộ là tổ chức hạt nhân quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng và quần chúng nhân dân.

- Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng

+ Tập trung dân chủ

+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

+ Tự phê bình và phê bình

+ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

+ Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng

+ Cán bộ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân.

+ Người cán bộ quyết định đến thành bại của cách mạng, vì thế người cán bộ phải có đủ đức và tài, đủ năng lực và phẩm chất.

+ Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Công tác cán bộ là một quá trình bao gồm các khâu, các mắt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ công tác tuyển chọn cán bộ, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ, thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Phân tích các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng theo quan điểm của Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

- Tập trung dân chủ

+ Tập trung là quyền quyết định thuộc về cấp trên, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng.

+ Dân chủ là mọi người có quyền tự do phát biểu ý kiến, đề xuất ý kiến, tranh luận, thảo luận một cách bình đẳng để tìm ra chân lý của vấn đề.

+ Tập trung và dân chủ có mối quan hệ khăng khít với nhau, là hai vế của một nguyên tắc, tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung.

- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

+ Tập thể lãnh đạo: Mọi người cùng tham gia suy nghĩ, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm đề giải quyết vấn đề và đề ra kế hoạch thực hiện.

+ Cá nhân phụ trách: Giao cho một người hay một nhóm ít người phụ trách và thực hiện kế hoạch đã được tập thể bàn bạc, đưa ra.

+ Thực hiện “cá nhân phụ trách” sẽ tránh được thói dựa dẫm tập thể. Còn thực hiện “tập thể lãnh đạo” sẽ tránh được tệ độc đoán, chuyên quyền.

- Tự phê bình và phê bình

+ Tự phê bình: tự đánh giá mình cả về ưu điểm, khuyết điểm, tự nhận lỗi, nhận sai để có hướng khắc phục, hoàn thiện bản thân.

+ Phê bình: giúp mọi người (chỉ cho mọi người) thấy cái ưu điểm và khuyết điểm của họ, giúp họ nhận thấy cái sai, cái yếu kém để họ tránh và khắc phục. Phê bình khác với nói xấu, bôi nhọ, chỉ trích lẫn nhau.

+ Mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp mình và giúp người “tránh cái ác hướng tới cái thiện”, “bỏ cái xấu xây dựng cái tốt”, mọi người cùng nhau hướng tới cái chân, thiện, mỹ.

- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

+ Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi mọi đảng viên phải bình đẳng trước điều lệ Đảng, trước pháp luật của Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng.

+ Tính nghiêm minh, tự giác đòi hỏi mỗi đảng viên phải gương mẫu trong cả cuộc sống và trong công tác.

- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu, phải giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng như “giữ gìn con ngươi trong chính mắt mình”.

+ Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng phửi dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, cương lĩnh, điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyết của các tổ chức Đảng các cấp…

+ Muốn đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức cách mạng…

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, công tác tổ chức sinh hoạt Đảng phải tuân theo những nguyên tắc nào? Trình bày nội dung cơ bản của các nguyên tắc đó?

/#Nội dung đáp án:

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, công tác tổ chức sinh hoạt Đảng phải tuân theo những nguyên tắc như: Tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Phân tích:

- Tập trung dân chủ: Tập trung là quyền quyết định thuộc về cấp trên, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Dân chủ là mọi người có quyền tự do phát biểu ý kiến, đề xuất ý kiến, tranh luận, thảo luận một cách bình đẳng để tìm ra chân lý của vấn đề. Tập trung và dân chủ có mối quan hệ khăng khít với nhau, là hai vế của một nguyên tắc, tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung.

- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Tập thể lãnh đạo là mọi người cùng tham gia suy nghĩ, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm đề giải quyết vấn đề và đề ra kế hoạch thực hiện. Cá nhân phụ trách là giao cho một người hay một nhóm ít người phụ trách và thực hiện kế hoạch. Thực hiện “cá nhân phụ trách” sẽ tránh được thói dựa dẫm tập thể. Còn thực hiện “tập thể lãnh đạo” sẽ tránh được tệ độc đoán, chuyên quyền, chủ quan của một hay một số ít người.

- Tự phê bình và phê bình: Tự phê bình là tự đánh giá mình cả về ưu điểm, khuyết điểm, tự nhận lỗi, nhận sai để có hướng khắc phục, hoàn thiện bản thân. Phê bình là giúp mọi người (chỉ cho mọi người) thấy cái ưu điểm và khuyết điểm của họ, giúp họ nhận thấy cái sai, cái yếu kém để họ tránh và khắc phục. Mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp mình và giúp người “tránh cái ác hướng tới cái thiện”, “bỏ cái xấu xây dựng cái tốt”, mọi người cùng nhau hướng tới cái chân, thiện, mỹ.

- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi mọi đảng viên phải bình đẳng trước điều lệ Đảng, trước pháp luật cảu Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng, tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu, phải giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng như “giữ gìn con ngươi trong chính mắt mình”.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam?

/#Nội dung đáp án:

- Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán và lâu dài trong suốt quá trình tiến hành cách mạng ở Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn trong việc tập hợp lực lượng cho cách mạng.

- Sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân, do đó phải luôn chú trọng đại đoàn kết toàn dân để phát huy sức mạnh đó.

- Muốn đại đoàn kết toàn dân thì đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp và tầng lớp.

- Đại đoàn kết toàn dân là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và của dân tộc.

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, muốn cách mạng thắng lợi thì Đảng phải đoàn kết nhân dân thành một khối thống nhất.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, Đại đoàn kết dân tộc có vai trò quan trọng như thế nào trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam?

/#Nội dung đáp án:

- Đoàn kết dân tộc tạo sức mạnh tổng hợp giúp dân tộc ta đánh thắng mọi loại kẻ thù.

- Lịch sử dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước thể hiện vai trò và tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết.

- Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán và lâu dài trong suốt quá trình tiến hành cách mạng ở Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng XHCN.

- Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn trong việc tập hợp lực lượng cho cách mạng. Lực lượng cách mạng theo Hồ Chí Minh là toàn thể dân tộc, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, giới tính,…

- Sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân, do nhân dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, muốn cách mạng thắng lợi thì Đảng phải đoàn kết nhân dân thành một khối thống nhất, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, anh chị hãy giải thích vì sao đại đoàn kết dân tộc lại là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng?

/#Nội dung đáp án:

- Theo Hồ Chí Minh, để đánh bại được các thế lực đế quốc, thực dân trong thời đại mới nếu chỉ có lòng yêu nước thôi thì chưa đủ mà còn cần phải tập hợp được toàn thể nhân dân thành một lực lượng thống nhất tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

- Đoàn kết để tập hợp, quy tụ lực lượng cho cách mạng.

- “Đoàn kết làm ra sức mạnh, là then chốt của thành công”: “Đoàn kết – đoàn kết – đại đoàn kết. Thành công – thành công – đại thành công”

- “Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”, “đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta”.

- Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy: bằng tinh thần đoàn kết toàn dân, nhân dân ta đã làm nên thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945 lập nên VN DCCH, đánh thắng giặc Pháp và Mỹ thống nhất nước nhà, đoàn kết giúp nhân dân ta giành được thắng lợi trong khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội và xây dựng xã hội XHCN.

- Chính vì vậy, đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán, lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Đoàn kết quyết định đến thành công của cách mạng.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Anh (chị) hãy giải thích luận điểm sau theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng?

/#Nội dung đáp án:

- Đoàn kết để tập hợp, quy tụ lực lượng cho cách mạng. Lực lượng cảu cách mạng là toàn thể nhân dân, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giai cấp, tầng lớp, giới tính, đẳng cấp…

- “Đoàn kết làm ra sức mạnh, là then chốt của thành công”.

“Đoàn kết – đoàn kết – đại đoàn kết

Thành công – thành công – đại thành công”

- “Đoàn kết là điểm mẹ” – “điểm này thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”, “đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta”.

- Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy: bằng tinh thần đoàn kết toàn dân, nhân dân ta đã làm nên thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945 lập nên VN DCCH, đánh thắng giặc Pháp và Mỹ thống nhất nước nhà, đoàn kết giúp nhân dân ta giành được thắng lợi trong khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội và xây dựng xã hội XHCN.

- Chính vì vậy, đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán, lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Đoàn kết quyết định đến thành công của cách mạng.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân?

/#Nội dung đáp án:

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước mới ở Việt Nam là một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Quan điểm về Nhà nước thể hiện quyền làm chủ  của nhân dân được hiểu một cách tổng quát nhất là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Nhà nước của dân:

+ Mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.

+ Nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước: nhân dân có quyền bầu ra và bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của dân.

+ Dân là chủ và dân làm chủ. Điều này vừa thể hiện vị trí đồng thời thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng.

- Nhà nước do dân:

+ Nhà nước do nhân dân lập nên, nhân dân ủng hộ và nhân dân làm chủ.

+ Nhà nước do nhân dân tạo ra và nhân dân có quyền tham gia quản lý: toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội thay nhân dân bầu ra Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Mọi công việc của bộ máy Nhà nước  trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của nhân dân.

- Nhà nước vì dân:

+ Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác.

+ Nhà nước vì dân là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào.

Mọi đường lối chính sách đều chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho dân.

+ Mọi cán bộ của nhà nước, từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều là “công bộc” và “đầy tớ” của nhân dân.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân?

/#Nội dung đáp án:

*) Nhà nước của dân

- Mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.

- Nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước.

- Dân là chủ và dân làm chủ.

*) Nhà nước do dân

- Nhà nước do nhân dân lập nên, nhân dân ủng hộ và nhân dân làm chủ.

- Nhà nước do nhân dân tạo ra và nhân dân có quyền tham gia quản lý:

+ Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội thay nhân dân bầu ra Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

+ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.

+ Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của nhân dân.

*) Nhà nước vì dân

- Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác.

- Mọi đường lối chính sách đều chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho dân.

- Mọi cán bộ của nhà nước, từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều là “công bộc” và “đầy tớ” của nhân dân chứ không phải là “quan cách mạng” “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”.

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm)  Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục?

/#Nội dung đáp án:

Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến và nền giáo dục thực dân

Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập với những luận điểm sau:

- Mục tiêu của văn hóa giáo dục: thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục. Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng , làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

-  Nội dung giáo dục toàn diện: bao gồm xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện, cách học phải sáng tạo

- Phương châm, phương pháp giáo dục

+ Phương châm: học đi đôi với hành; phối hợp nhà trường-gia đình-xã hội; học mọi lúc, mọi nơi, học với nhiều hình thức

+ Phương pháp: phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục; quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội?

/# Nội dung đáp án:

 -Văn hóa là đời sống tinh thần thuộc kiến trúc thượng tầng

Ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, HCM đã đưa ra quan điểm này. Ở đây HCM đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết

Trong quan hệ với chính trị và xã hội: HCM cho rằng, chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển

Trong quan hệ với kinh tế: HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa

- Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị

Đứng trên lập trương của chủ nghĩa Mác- Lênin, HCM không nhấn mạnh một chiều về sự phụ thuộc thụ động của văn hóa vào kinh tế, chờ cho kinh tế phát triển  xong rồi mới phát triển văn hóa. Người cho rằng văn hóa có tính tích cực chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chính trị

 Văn hóa phải đứng trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế

/$Phần 1$/Nội dung câu hỏi: (4 điểm) Trình bày những quan niểm Hồ Chí Minh về con người ?

/# Nội dung đáp án:

- Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

- Hồ Chí Minh thường nói tới con người cụ thể, lịch sử

- Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người mang tính xã hội

 + Để sinh tồn con người phải lao động sản xuất, trong quá trình lao động sản xuất các mối quan hệ được xác lập.

+ Con người là sản phẩm của xã hội. Con người là tổng hợp các mối quan hệ từ hẹp đến rộng.

/$Phần 1$//Nội dung câu hỏi: (4 điểm)Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng ? Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào

/#Nội dung đáp án:

 - Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

+ HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Người cách mạng phải so đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng.

+ HCM coi đạo đức là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người người cách mạng

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

+ Sức hấp dẫn của CNXH là ở những giá trị đạo đức cao đẹp  nhân văn

+ Cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Hãy trình bày tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Tính chất, nhiệm vụ: Tính chất, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa là đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc.

2. Mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc:

- Đối với các nước thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp mà là quyền lợi chung của mỗi dân tộc.

- Mục tiêu là đấu tranh dân tộc phù hợp với xu thế của thời đại, cách mạng chống đế quốc giải phóng dân tộc đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân.

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Hãy phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản?

/#Nội dung đáp án:

1. Con đường cứu nước của phong kiến và nông dân cuối thế kỷ 19 đã thất bại

2. Cách mạng tư sản không triệt để không thể giải phóng được dân tộc và giai cấp

3. Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản là lựa chọn đúng đắn.

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Hãy phân tích nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo?

/#Nội dung đáp án:

1. Cách mạng muốn triệt để phải có Đảng lãnh đạo.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy giải thích vì sao trong cách mạng giải phóng dân tộc lực lượng cách mạng phải bao gồm toàn dân tộc?

/#Nội dung đáp án:

1. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân

2. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20

3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề xác định lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc?

/#Nội dung đáp án:

1. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân

2. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20

3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy giải thích vì sao cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc?

/#Nội dung đáp án:

1. Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động sáng tạo.

2. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản chính quốc.

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy giải thích vì sao cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực?

/#Nội dung đáp án:

1. Tính tất yếu của bạo lực cách mạng

2. Tư tưởng bạo lực gắn bó hữu cơ với tư tưởng hoà bình

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Hãy trình bày đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

/#Nội dung đáp án:

1. Hồ Chí Minh thống nhất với các nhà kinh điển vê CNXH

2. Những đặc trưng của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- có lực lượng sản xuất phát triển cao

- Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất

- Chế độ dân chủ

- Hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng

- Là chế độ của dân, do dân, vì dân

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày những quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng những tư tưởng này vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

1. Động lực bao gồm vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh

2. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý là yếu tố đưa chủ nghĩa xã hội dẫn đến thành công

3. Động lực văn hoá, khoa học, giáo duc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày những quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ý nghĩa của vấn đề đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

1. Quá độ ở Việt Nam là quá độ gián tiếp

2. Hồ Chí Minh nêu lên đặc điểm quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày tư tường Hồ Chí Minh về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng những tư tưởng này vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

1. Xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá tư tưởng

2. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Ý nghĩa của vấn đề đối với công cuộc xây dựng đất nước tiến lên CNXH trong giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

1. Trong lĩnh vực chính trị

2. Trong lĩnh vực kinh tế

3. Trong lĩnh vực văn hoá xã hội

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Hồ Chí Minh đã có những quan điểm như thế nào về phương châm, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Ý nghĩa của vấn đề đối với nước ta giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

1. Phương châm

2. Biện pháp

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Hãy chỉ ra nét độc đáo trong quan điểm của Hồ Chí Minh về nguồn gốc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

/# Nội dung đáp án:

Hồ Chí Minh đã xây dựng được một công thức cho sự ra đời của Đảng trên nền tảng vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin:

- Ngồn gốc ra đời của Đảng cộng sản theo lý luận Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác + Phong trào công nhân = Đảng cộng sản

- Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác-Lênin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước = Đảng cộng sản VN.

Phân tích:

1. Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

2. Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì 2 phong trào đó đều có mục tiêu chung.

3. Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân

4. Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng

=> Việc đưa phong trào yêu nước vào công thức thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là một yếu tố sáng tạo của Hồ Chí Minh, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đây là sự bổ sung lý luận của Người vào kho tàng lý luận Mác – Lênin.

/$ phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Hãy trình bày vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của vấn đề đối với việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện tình hình mới hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối định hướng cho đúng

2. Đảng tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân mạnh để đánh đổ kẻ địch giành lấy chính quyền

/$Phần 2$/ Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Phân tích những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với công tác xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

/# Nội dung đáp án:

- Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nó được coi như một quy luật tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của Đảng.

- Mục đích của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng là làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất, bản lĩnh và trí tuệ, danh dự và lương tâm, xứng đáng là đội quân tiên phong lãnh đạo toàn dân tộc.

- Đảng không phải từ trên trời sa xuống mà từ trong nhân dân, trong xã hội mà ra. Vì thế, khi mới ra đời Đảng không phải là một tổ chức hoàn hảo mà Đảng phải luôn tự xây dựng, tự chỉnh đốn và tự đổi mới mình cho phù hợp với nhiệm vụ của cách mạng qua từng thời kỳ.

- Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là để xây dựng, rèn luyện và chỉnh đốn cho mỗi cán bộ đảng viên, giúp họ tẩy trừ những thói hư tật xấu, xóa bỏ những tiêu cực lạc hậu và tiếp thu những cái tích cực, tiến bộ.

- Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là để giúp cho Đảng có thể sử dụng quyền lực hợp lý, đúng đắn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tẩy trừ đi mọi tệ nạn do thoái hóa biến chất gây ra.

- Ý nghĩa của vấn đề trong giai đoạn hiện nay: tích cực phát huy và thực hiện công tác xây dựng Đảng để Đảng ta trở thành một Đảng thực sự trong sạch vững mạnh. Xây dựng Đảng mặt khác cũng nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, để Đảng có đủ tầm lãnh đạo toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ trong điều kiện mới, tình hình mới, diễn biến mới của thời đại.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy giải thích vì sao xây dựng Đảng lại là quy luật cho sự tồn tại và phát triển của Đảng. Ý nghĩa vấn đề này đối với công tác xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nó được coi như một quy luật tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của Đảng.

- Mục đích của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng là làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất, bản lĩnh và trí tuệ, danh dự và lương tâm, xứng đáng là đội quân tiên phong lãnh đạo toàn dân tộc.

- Đảng không phải từ trên trời sa xuống mà từ trong nhân dân, trong xã hội mà ra. Vì thế, khi mới ra đời Đảng không phải là một tổ chức hoàn hảo mà Đảng phải luôn tự xây dựng, tự chỉnh đốn và tự đổi mới mình cho phù hợp với nhiệm vụ của cách mạng qua từng thời kỳ.

- Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là để xây dựng, rèn luyện và chỉnh đốn cho mỗi cán bộ đảng viên, giúp họ tẩy trừ những thói hư tật xấu, xóa bỏ những tiêu cực lạc hậu và tiếp thu những cái tích cực, tiến bộ.

- Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là để giúp cho Đảng có thể sử dụng quyền lực hợp lý, đúng đắn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tẩy trừ đi mọi tệ nạn do thoái hóa biến chất gây ra.

-Ý nghĩa: Phải chú trọng công tác xây dựng Đảng để Đảng ta thực sự trở thành một tổ chức vững mạnh, trong sạch, đảng của lương tâm và trí tuệ, Đảng của dân tộc.

Xây dựng Đảng phải dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm từ các Đảng an hem và dựa vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Chú trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, công tác cán bộ…

Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày những nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Ý nghĩa chiến lược của vấn đề này đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

*) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

- Chữ “Dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm có nội hàm rộng, nó vừa được hiểu là toàn thể quần chúng nhân dân lại vừa được hiểu là cá nhân mỗi con người Việt Nam.

- Muốn đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải đoàn kết tất cả nhữn con người ấy thành một khối thống nhất, không phân biệt: giai cấp – tầng lớp, dân tộc – tôn giáo, già – trẻ, gái – trai, giàu – nghèo, quý – tiện…

- Tuy nhiên, chữ “Dân” trong “Dân tộc” và “Nhân dân” là chỉ một cộng đồng người Việt Nam mấy chục triệu người. Vì thế, muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thì phải xác định nền tảng của khối đại đoàn kết. Đó chính là nền tảng của liên minh giai cấp: công nhân – nông dân – lao động trí óc.

- Đại đoàn kết toàn dân không thể chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng và ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, phải biến thành sức mạnh vật chất và lực lượng vật chất.

*) Đại đoàn kết toàn dân phải được thực hiện trên cơ sử kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung độ lượng với con người, phải có niềm tin vào nhân dân, tin vào con người, xóa bỏ mọi thành kiến, thật thà, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

*) Ý nghĩa chiến lược của vấn đề: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, thực hiện những mục tiêu lớn của đất nước, chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động bạo lực, chống phá chính quyền của kẻ thù. Đặc biệt, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thắt chặt tình hữu ái của con người Việt – không kể tôn giáo, dân tộc, giàu nghèo, hay việt kiều… Toàn dân đoàn kết một lòng, tin theo Đảng, tin theo chế độ.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải xây dựng đoàn kết quốc tế. Ý nghĩa chiến lược của vấn đề này trong giai đoạn tòa cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay?

/# Nội dung đáp án:

- Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

+ Sức mạnh dân tộc: là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực tự cường dân tộc, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng…

+ Sức mạnh thời đại: là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới và các đảng tiên phong của nó; là lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, là cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới – đấu tranh cho tự do và tiến bộ; là sức mạnh của cách mạng khoa học công nghệ và trí tuệ thời đại…

+ Nội dung kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh to lớn, sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. Nó được thể hiện bằng sự đoàn kết giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam và các dân tộc có cùng cảnh ngộ trên thế giới; đoàn kết với các phong trào công nhân quốc tế; đoàn kết với các quốc gia láng giềng, các quốc gia XHCN và các quốc gia yêu chuộm hòa bình trên thế giới.

+ Xây dựng đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

- Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế gới thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng.

*) Ý nghĩa của vấn đề trong giai đoạn Toàn cầu hóa và Hội nhập quốc tế:

- Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế và sự tác động tới Việt Nam

- Xây dựng đoàn kết quốc tế nhằm mở rộng hợp tác, giao lưu mọi mặt với các quốc gia trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm, học hỏi khoa học và kỹ nghệ, hợp tác phát triển toàn diện.

- “Tăng bạn, giảm thù” – hòa bình, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

- Phát huy lợi thế so sánh, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ về mặt lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Theo quan niệm của Hồ chí Minh, anh (chị) hãy giải thích vì sao phải xây dựng đoàn kết quốc tế. Nó có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam giai đoạn hiện nay?

/# Nội dung đáp án:

 Xây dựng đoàn kết quốc tế là một yêu cầu thiết yếu và là một chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

- Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.

+ Sức mạnh dân tộc: là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực tự cường dân tộc, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng…

+ Sức mạnh thời đại: là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới và các đảng tiên phong của nó; là lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, là cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới – đấu tranh cho tự do và tiến bộ; là sức mạnh của cách mạng khoa học công nghệ và trí tuệ thời đại…

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo sức mạnh to lớn, sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. Nó được thể hiện bằng sự đoàn kết giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam và các dân tộc có cùng cảnh ngộ trên thế giới; đoàn kết với các phong trào công nhân quốc tế; đoàn kết với các quốc gia láng giềng, các quốc gia XHCN và các quốc gia yêu chuộm hòa bình trên thế giới.

+ Xây dựng đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

- Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế gới thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng, không phải chỉ có độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tự do độc lập của các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới, vì nền hòa bình chung của thế giới.

*) Ý nghĩa:

- Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế trước những vấn đề lớn của dân tộc.

- Phản đối các chính sách bành chướng, tham vọng bá chủ và sự áp đặt gây tổn hại đến lợi ích dân tộc của các quốc gia nhỏ.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để phát triển kinh tế, khoa học, giáo dục. Mở rộng giao lưu học hỏi giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.

- Xây dựng và ổn định nền hòa bình chung trong khu vực và trên thế giới.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Trình bày những nguyên tắc đoàn kết quốc tế theo quan niệm của Hồ Chí Minh. Vận dụng vấn đề này trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngoại giao và bảo vệ chủ quyền quốc gia giai đoạn hiện nay?

/# Nội dung đáp án:

*) Những nguyên tắc chung

- Đoàn kết quốc tế phải dựa trên cơ sở thống nhất giữa mục tiêu và lợi ích: muốn thực hiện đoàn kết quốc tế phải tìm ra được các điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Đây là vấn đề cốt tử, có tính nguyên tắc trong công tác tập hợp lực lượng.

- Đoàn kết quốc tế phải dựa trên cơ sở có lý có tình:

+ Có lý: tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước; phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới.

+ Có tình: cảm thông, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người có chung lý tưởng, cùng mục tiêu đấu tranh; không sử dụng uy thế của “nước lớn”, “đảng lớn” mà “áp đặt”, “ức chế”, gây sức ép nên các nước nhỏ; đoàn kết giúp đỡ nhau trên cơ sở tôn trọng nhau, không làm phương hại đến nhau.

*) Những nguyên tắc cụ thể

- Xây dựng đoàn kết quốc tế phải tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

- Đoàn kết quốc tế phải dựa trên lập trường của giai cấp công nhân.

- Đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.

*) Vận dụng

- Xây dựng chiến lược ngoại giao đa phương, toàn diện với mục tiêu và lợi ích chung giữa tất cả các quốc gia, dân tộc là: hòa bình - ổn định – hợp tác – giúp đỡ nhau cùng phát triển.

- Xây dựng đoàn kết quốc tế trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, luật, văn kiện, công ước của Liên hợp Quốc và các khu vực…

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, để thực hiện đoàn kết quốc tế phải dựa trên những nguyên tắc nào. Vận dụng vào chiến lược xây dựng đoàn kết quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, để thực hiện đoàn kết quốc tế phải dựa trên những nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc chung

- Đoàn kết quốc tế phải dựa trên cơ sở thống nhất giữa mục tiêu và lợi ích: muốn thực hiện đoàn kết quốc tế phải tìm ra được các điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Đây là vấn đề cốt tử, có tính nguyên tắc trong công tác tập hợp lực lượng.

- Đoàn kết quốc tế phải dựa trên cơ sở có lý có tình:

+ Có lý: tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước; phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới.

+ Có tình: cảm thông, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người có chung lý tưởng, cùng mục tiêu đấu tranh; không sử dụng uy thế của “nước lớn”, “đảng lớn” mà “áp đặt”, “ức chế”, gây sức ép nên các nước nhỏ; đoàn kết giúp đỡ nhau trên cơ sở tôn trọng nhau, không làm phương hại đến nhau.

b) Nguyên tắc cụ thể

- Xây dựng đoàn kết quốc tế phải tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

- Đoàn kết quốc tế phải dựa trên lập trường của giai cấp công nhân.

- Đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm như thế nào để xây dựng một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiểu quả. Ý nghĩa của vấn đề này trong giai đoạn hiện nay?

/# Nội dung đáp án:

*) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.

Hồ Chí Minh chỉ ra những tiêu cực như:

- Đặc quyền, đặc lợi

- Tham ô, lãng phí và quan lieu

- Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo

=> Muốn xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả thì phải tẩy trừ cho sạch những bệnh này.

*) Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng

- Kết hợp giữa quản lý Nhà nước bằng pháp luật và giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy truyền thống dân tộc.

- Thống nhất giữa lý trí và tình cảm, nghiêm khắc mà bao dung độ lượng.

- Không thiên tư thiên vị, mọi người đều bình đảng như nhau trước pháp luật

- Chú trọng giáo dục, cảm hóa người phạm pháp, lầm lỗi, dung tha đối với những người biết ăn lăn, hối cải.

*) Ý nghĩa vấn đề: Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, chống tham ô, tham nhũng và những tệ quan lieu, nhũng nhiễu.

Xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước là công bộc của dân, là đầy tớ của nhân dân.

Thực hiện quyền giám sát nhà nước của nhân dân.

Đổi mới cơ chế hoạt động hiệu quả, thông thoáng và khoa học, cắt bỏ những thủ tục hành chính dườm già, manh mún, kém hiệu quả.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Trình bày những quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Ý nghĩa của vấn đề này trong giai đoạn hiện nay?

/# Nội dung đáp án:

*) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.

Hồ Chí Minh chỉ ra những tiêu cực như:

- Đặc quyền, đặc lợi

- Tham ô, lãng phí và quan lieu

- Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo

=> Muốn xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả thì phải tẩy trừ cho sạch những bệnh này.

*) Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng

- Kết hợp giữa quản lý Nhà nước bằng pháp luật và giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy truyền thống dân tộc.

- Thống nhất giữa lý trí và tình cảm, nghiêm khắc mà bao dung độ lượng.

- Không thiên tư thiên vị, mọi người đều bình đảng như nhau trước pháp luật

- Chú trọng giáo dục, cảm hóa người phạm pháp, lầm lỗi, dung tha đối với những người biết ăn lăn, hối cải.

*) Ý nghĩa vấn đề: Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, chống tham ô, tham nhũng và những tệ quan lieu, nhũng nhiễu.

Xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước là công bộc của dân, là đầy tớ của nhân dân.

Thực hiện quyền giám sát nhà nước của nhân dân.

Đổi mới cơ chế hoạt động hiệu quả, thông thoáng và khoa học, cắt bỏ những thủ tục hành chính dườm già, manh mún, kém hiệu quả.

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Phân tích những quan niệm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”. Ý nghĩa của vấn đề này đối với sự nghiệp giáo dục, xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

*Con người là vốn quý nhất

Nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân 

- Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng

+ con người là mục tiêu của cách mạng

+ Con người là động lực của cách mạng

* Sự nghiệp trồng người là chiến lược hàng đầu của cách mạng.

- Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo rèn luyện con người  vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người

- Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

- Theo HCM phải xây dựng con người một cách toàn diện : đức- trí- thể- mĩ

+ Xây dựng mục đích lối sống cao đẹp cho con người

+ Bồi dưỡng về đạo đức cách mạng

+ Bồi dưỡng về trí tuệ, trình độ văn hóa, ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật

+ Nâng cao sức khoẻ

 /$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Hãy trình bày những chuẩn mực đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh ?

/#Nội dung đáp án:

- Trung với nước :

+ Đặt lợi ích của đảng, của tổ quốc, của cách mạng lên trên hết

+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng

+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Hiếu với dân :

+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng Nhà nước

+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

- Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao ; lao động với tinh thần tự lực cách sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

      Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước của bản thân mình

       Liêm là phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng, không tâng bốc mình

       Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc

       Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ tới mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng

- Yêu thương con người

       + Tình yêu rộng lớn giành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột

       + Nghiêm khắc với mình độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhậ rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người

        +  Tình thương yêu con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo

- Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hòa bình, đọc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Phân tích quan điểm của Hồ chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng ?

/#Nội dung đáp án:

- Trung với nước :

+ Đặt lợi ích của đảng, của tổ quốc, của cách mạng lên trên hết

+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng

+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Hiếu với dân :

+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

+ Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng Nhà nước

+ Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

- Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao ; lao động với tinh thần tự lực cách sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

      Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước của bản thân mình

       Liêm là phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng, không tâng bốc mình

       Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc

       Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ tới mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng

- Yêu thương con người

       + Tình yêu rộng lớn giành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột

       + Nghiêm khắc với mình độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhậ rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người

        +  Tình thương yêu con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo

- Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hòa bình, đọc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm)Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?

/#Nội dung đáp án:

* Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

- Đây là một trong những nét đẹp của truyền thống văn hóa phương đông “ một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Bản thân Hồ Chí Minh cũng là tấm gương đạo đức mẫu mực nhất

- Đối với mỗi người lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới mang lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác.

- Nói đi đôi với làm còn nhằm chống lại thói đạo đức giả

* Xây đi đôi với chống

- Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây

- Xây dựng những phẩm chất mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới tư trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội.

- Chống là chống những thói hư, tật xấu, những trở lực kìm hãm sự phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Để xây và chống có hiệu quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

* Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

- Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông

- “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống”. Nó do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

- Việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn

- Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn.

- Tu dưỡng đạo đức phải dựa vào tính tự giác của cá nhân, cũng như dựa vào dư luận của quần chúng

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng của nền văn hóa mới. Vận dụng vấn đề này trong việc xây dựng nền văn hóa XHCN giai đoạn hiện nay?

/#Nội dung đáp án:

* Quan điểm về tính chất của nền văn hóa

+ Tính dân tộc : khẳng định và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

+ Tính khoa học : tiến kịp xu thế phát triển của nhân loại

+ Tính đại chúng : văn hóa phải thiết thực phục vụ cho nhân dân

*  Quan điểm về chức năng của văn hóa

- Khẳng định nêu cao lý tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp

+ Văn hóa có chức năng phải bồi dường tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm, thấp hèn có thẻ có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người

+ Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do, có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng

+ Văn hóa góp phần xây đắp niềm tin cho con người

- Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

+ Nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân của mỗi công dân

+ Chức năng nâng cao dân trí của văn hóa hiện nay nhằm mục tiêu  « dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh »

- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách tốt đẹp, lành mạnh

+ Muốn tham gia vào việc tạo ra các giá trị văn hóa, đồng thời biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hóa của xã hội, mỗi người cần có phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh trong cuộc sống

+ Văn hóa giúp con người phân biệt được cái tốt đẹp lành mạnh với cái xấu xa hư hỏng, cái tiến bộ và lạc hậu, để từ đó con người phấn đấu làm cho cái tôt đẹp lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ ngày càng nhiều

/$Phần 2$/Nội dung câu hỏi: (6 điểm) Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ ? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ?

/#Nội dung đáp án:

1. Quan niệm của HCM về dân chủ:

- Dân là chủ : nói nên vị thế của dân.

- Dân làm chủ : nói lên năng lực, vai trò, quyền lực và trách nhiệm của dân.

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ :

- Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế đảm bảo dân chủ

- Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội vững mạnh bảo đảm dân chủ trong xã hội.

3. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro