Những xu hướng chính của tiểu thuyết Trung Quốc 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


*Lưu ý: Chỉ là ý kiến chủ quan với những tác phẩm mình đã đọc. Mình không đọc các tác phẩm hàn lâm, mà chủ yếu đọc những tác phẩm mang tính thị trường.

1. Xu hướng yêu nước

Tinh thần quốc gia và dân tộc của người Trung Quốc rất cao, coi trọng quốc gia hơn mọi thứ khác. Cái này không cần nói nhiều, vì thực tế hầu như bộ nào cũng thể hiện điều này thông qua các con đường khác nhau: Nhân vật chính vượt trội hơn so với người đến từ quốc gia khác, tư tưởng TQ là số 1, tự hào truyền thống và văn hóa 5000 năm lịch sử, bla bla... Trước lòng yêu nước, mọi thứ khác đều chỉ là muỗi - tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình..... Cô gái đánh cờ vây của Sơn Táp thể hiện khá rõ tư tưởng này thời Dân quốc.

2. Xu hướng bài ngoại và sính ngoại đan xen vào nhau

Do hậu quả từ xu hướng 1, tư tưởng bài ngoại thể hiện trong nhiều tác phẩm khá rõ ràng: sợ, thù và ghét Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, coi thường Việt Nam và những nước Đông Nam Á. Nhưng đồng thời sự sính ngoại cũng không bị bỏ qua: rất coi trọng Hoa kiều với suy nghĩ là Hoa kiều giàu và giỏi, ngưỡng mộ nền giáo dục tiên tiến của Mỹ và châu Âu, người giàu thì rất tin tưởng hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ, thích dùng hàng hiệu để thể hiện đẳng cấp như túi LV, đồng hồ Rolex... Những cư dân của các thành phố như Hồng Công hay Ma Cao cũng khá là coi thường cư dân đại lục. Nhiều tiểu thuyết sử dụng cụm từ M quốc chỉ Mỹ, J quốc chỉ Nhật, tự gọi quốc gia mình là Hoa Hạ, Thiên triều.

3. Xu hướng thù phú và căm ghét chính phủ

Vụ tai nạn Lý Cương cũng như câu slogan Ba tao là Lý Cương năm 2010 có thể coi như một minh chứng rõ ràng nhất cho sự thù phú và căm ghét chính phủ của cư dân mạng và các tiểu thuyết gia. Rất nhiều tiểu thuyết sử dụng câu slogan này cũng như các cụm từ như nhị thế tổ, phú nhị đại, quan nhị đại, quân nhị đại để khắc họa một nhân vật COCC không có tài năng, chỉ biết ăn bám cha mẹ và thường có xung đột với nhân vật chính. Kết cục của nhân vật này thường không được tốt - cha mẹ người thân làm giàu bất chính, bị "song quy", bị bỏ tù.... dẫn đến việc anh ta không thể "lộng hành" như trước. Một điểm khác chính là sự không tin tưởng lắm vào hệ thống pháp luật của họ: Luôn lo sợ rằng pháp luật không trừng trị được kẻ ác nên thường dùng thủ đoạn đặc biệt để hãm hại hoặc vạch trần các nhân vật tai to mặt lớn trên Internet thay vì thu thập chứng cứ và báo cảnh sát.

4. Xu hướng tin tưởng vào tôn giáo, thế lực siêu nhiên và quy luật nhân quả

Dễ thấy là trong hầu hết các tiểu thuyết TQ dù lấy bối cảnh nào thì nhân vật cũng đều khá tin tưởng vào tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật, với những sự kiện như đi chùa cầu may mắn công danh lợi lộc hầu như diễn ra trong suốt cả năm. Sự tôn thờ các thế lực siêu nhiên - cả ở phương Đông và phương Tây được ghi nhận rất rõ trong đời sống hàng ngày - có thờ có thiêng có kiêng có lành, tuy nhiên nhiều trường hợp nhân vật chính phủ nhận sự tồn tại của thần thánh ma quỷ với suy nghĩ "Nhân định thắng thiên" . Yếu tố linh dị thần quái thường được gắn liền với quy luật nhân quả: thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. Người xấu thường sẽ có kết cục không hay, người tốt thì dù có chết oan cũng có thể tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết. Có thể coi đây là chỗ dựa tinh thần cho cả tác giả lẫn người đọc.

5. Mô tả về quan hệ giữa người với người là chính

Xã hội được tạo nên từ mối quan hệ giữa người với người, và các sự vật tự nhiên chỉ để làm nền. Khác với phương Tây, tiểu thuyết TQ thích mô tả một sự vật khách quan và gắn nó với yếu tố linh dị thần quái và yếu tố con người hơn là coi nó như một yếu tố độc lập. Vì thế, mỗi sự việc khách quan, qua con mắt nhân vật, đều sẽ mang tính chủ quan và có xu hướng chịu ảnh hưởng của bản tay con người - các âm mưu được suy luận từ 1 vụ tai nạn giao thông và hậu quả của nó có thể còn nhiều hơn số nạn nhân bị ảnh hưởng.....

6. Xu hướng vừa coi thường, vừa hướng tới thế giới showbiz hoa lệ

Câu nói thường được xuất hiện rất nhiều trong các tiểu thuyết nói về thế giới giải trí là: Giới giải trí là cái chảo nhuộm lớn. Nghĩa là người đã tồn tại được trong cái thế giới ấy, không có ai là sạch sẽ và lương thiện. Nhưng đồng thời nhân vật cũng được mô tả là vô cùng hướng tới cái thế giới ấy với suy nghĩ tự tin rằng sẽ không đánh mất bản thân. Nhân vật sẽ có những mâu thuẫn và sự giằng xé nội tâm trước khi đi đến quyết định cuối cùng và tiểu thuyết gia sẽ tập trung mô tả điều này.

7. Xu hướng cực đoan khi miêu tả về mối quan hệ giữa những người cùng dòng máu

Người thân của nhân vật chính thường được phân ra thành hai thái cực: rất yêu thương nhân vật chính và chỉ biết lợi dụng nhân vật chính. Với những nhân vật phản diện thì cách thể hiện chỉ có một: lợi dụng lòng tốt hoặc sự yếu đuối của nhân vật chính để kiếm lợi, đồng thời thông qua phản ứng của cộng đồng xung quanh và dư luận để chèn ép nhân vật chính. Một vài thành phần sẽ đổ lỗi cho nhân vật chính khi bản thân họ gặp những điều không may trong cuộc sống và từ đó trở mặt. Với những nhân vật đứng bên nhân vật chính: thường được phân làm 2 loại: yêu thương nhân vật chính nhưng lực bất tòng tâm và trở thành gánh nặng của nhân vật chính - ví dụ như trong Xin lỗi, em chỉ là con đĩ của Tào Đình hày Cô nàng xui xẻo của Girlne Ya hoặc/và yêu thương nhân vật chính nhưng thể hiện sai cách dẫn đến hiểu lầm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nhầm