ngay 20 thang 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của Cộng sản. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

cách đây 3 tuần

(Các) nguồn

Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11--------------------------------------------------------------------------------

Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:

Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của

địa phương.

Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi./.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng ...!

Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.

Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống Tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên... Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn.

Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo cũ của mình ? Có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích ?

Ngày 20 - 11 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người. NIE Network mở 1 chuyên mục đặc biệt để chúng ta cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này !

Hôm nay là ngày 20 tháng 11, ngày lễ nhà giáo Việt Nam . Cũng ngày này của mười mấy năm về trước, tôi cùng lớp trưởng và đám bạn trong lớp thập thò trước cửa nhà thầy cô với những món quà trên tay . Năm nào cũng vậy cứ đến ngày 20 tháng 11, trong lớp tôi lại gom góp tiền mua quà tặng thầy cô . Ngày đó cả lớp cử tôi và lớp trưởng trao qùa cho thầy cô, nhưng khi đến nhà các thầy cô, tôi lại không thốt được lời nào, nên đùn cho anh chàng lớp trưởng. Không biết vì lời cảm ơn qúa chân thành của anh chàng lớp trưởng, hay vì tôi thấy thầy cô ai cũng có vẻ cảm động, mà trong tôi cũng dạt dào xúc cảm...

Thầy cô như cha mẹ thứ hai của mỗi đứa học trò chúng tôi . Những lúc chúng tôi học hành siêng năng, ngoan ngoãn, làm bài kiểm tra được điểm tốt là những lúc chúng tôi có thể nhận thấy được niềm hân hoan vui sướng hiện rõ trên khuôn mặt của thầy cộ Chúng tôi cũng nhận ra được nét u buồn, thất vọng, chán nản của thầy cô, khi chúng tôi xao lãng việc học, kỷ luật bê bối, điểm kiểm tra thấp kém ...Với trái tim nhân từ, với lòng tận tụy yêu nghề tha thiết, thầy cô yêu thương đám học trò chúng tôi như cha mẹ yêu thương con. Lời nói của thầy cô, dáng của thầy cô đứng trên bục giảng với viên phấn trên tay, với bụi phấn bay bay ...đã ghi sâu vào tâm khảm của tôi ...Tôi lại nhớ đến bài hát của ngày xưa mà chúng tôi thường hát ..."Khi thầy viết ba?ng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào bay trong mắt thầy, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy ..." . Lâu qúa không biết tôi còn nhớ đúng bài hát không (?), nhưng hình dáng của thầy cô với viên phấn trên tay, với tiếng húng hắng ho vì bụi phấn thì tôi vẫn còn nhớ như in . Tôi còn nhớ thầy N phát bài kiểm tra ra , thầy nói: "Thầy thức suốt một đêm để chấm bài cho các em, thầy rất vui khi thấy các em chịu khó học hành, thầy biết các em chắc cũng nôn nao muốn coi kết qủa của mình, nên thầy phải ráng chấm cho xong để trả lại các em." Chao ôi ! Lúc đó mấy chục đứa chúng tôi làm gì hiểu nổi tình cảm của thầy, nỗi lòng của thầy trong lời nói đó, bằng chứng là mặt đứa nào đứa nấy chẳng lộ một cảm xúc nào, mấy chục đôi mắt chỉ hau háu nôn nóng nhìn xấp bài trên tay thầỵ Tuổi thơ lúc nào cũng vô tư, hời hợt, nông nổi, và chính sự vô tư, hời hợt, nông nổi đó đã làm cho cha mẹ, thầy cô khổ sở biết bao . Đến khi trưởng thành, chấm dứt tuổi học trò, tự mình tiếp xúc với cuộc đời bên ngoài, mình mới hiểu được, thông cảm được nỗi lòng của thầy cô ...nhưng thời gian đâu trở lại ...thời học trò đã đi qua ...Tôi lại nhớ đến bài thơ "Biết Có Bao Gìơ" của Như Nhã:

"Dòng sông lớn dần theo năm tháng

Người lái đò tuổi bạc thời gian

Đưa người khách sang sông

Đưa khát vọng vào bờ

Nhưng biết bao gìơ,

Người khách

Quay đầu ngó lại ?!"

...

Ở nơi xa xôi này, tôi chẳng có gì để kính dâng thầy cô, chỉ có vài dòng cảm xúc và lòng biết ơn chân thành nhất của đứa học trò cũ, xin kính gửi đến thầy cô nhân ngày 20 tháng 11 ...

Nhân ngày 20 tháng 11 heo con sẽ viết bài về ngày nhà giáo Việt Nam để nhớ ơn thầy cô giáo đã dạy heo con những năm trước và kể cả năm nay nữa. Nào mời các bạn

WELCOME

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, vai trò thầy giáo luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, tiên tiến được toàn thể xã hội công nhận. Nghề giáo được coi là nghề cao quí nhất trong mọi nghề cao quí.

Một mùa thu như bao mùa thu trước

Nắng hồng lên trong mắt biếc học trò

Phấn trắng, bảng đen, nét mực thầy vẫn đỏ

Sao con tìm mà chẳng thấy ngày xưa...

Thời gian qua, mùa thu nay có khác

Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sâu

Nghĩa thầy cô một đời không trả hết

Dẫu đời con qua biết mấy nhịp cầu.

Trang giáo án bao năm thầy vẫn mở

Mà tập bài thầy chấm đã khác xưa

Chúng con đi, biết khi nào về lại

Có bao giờ tìm được thuở ngây thơ...

Mùa qua mùa, bụi thời gian rơi rắc

Nên tóc thầy một sáng bỗng bạc thêm

Trời xanh vẫn bình yên ngoài cửa lớp

Chữ nghĩa tình muôn thuở chẳng nguôi quên

Lịch sử ngày Hiến chương nhà giáo

Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:

Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của

địa phương.

Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#biography