Phần 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


 APH 22.Hãy kiên nhẫn
Lý do bị loại bỏ: "Nó chẳng có gì quan trọng"
Chúng ta dường như đều muốn nhìn thấy kết quả ngay lập tức. Và khi chúng không xuất hiện,
chúng ta sẽ rất dễ chán nản và từ bỏ. Chúng ta thường lừa dối bản thân và nói rằng mục tiêu đó
chẳng có gì quan trọng, trong khi thực ra, nó hoàn toàn ngược lại.
Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ là những kết quả không xảy ra chỉ trong một đêm. Bạn cần
kiên nhẫn khi bạn làm việc từ từ để hoàn thành dự án hoặc đạt được mục tiêu. Có 3 cách để
làm điều này.
Đầu tiên, hãy hiểu rằng cần phải có thời gian mới đạt được kết quả. Bạn sẽ rất dễ từ bỏ khi
không nhìn thấy sự cải thiện ngay lập tức nào. Song, thông thường, bạn sẽ không thể nhìn thấy
những kết quả tức thì khi bắt đầu một thói quen mới. Thay vào đó, nó là một quá trình tích lũy
dần dần mà ở đó, bạn đang tạo ra từng cải thiện nhỏ theo thời gian.
Tiếp theo, việc ăn mừng những chiến thắng nho nhỏ rất quan trọng. Khi bạn xây dựng được một
kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, bạn sẽ đạt được những đột phá. Hãy đảm bảo bạn sẽ
tưởng thưởng bản thân khi đạt được những thành quả đó (APH 18). Bạn có thể vẫn chưa đạt
được những mục tiêu dài hạn, nhưng hãy dành thời gian để tận hưởng những cột mốc mà bạn
đạt được, bởi chính nó sẽ giúp bạn có động lực và khát khao để tiếp tục tiến lên.
Cuối cùng, hãy chuẩn bị tinh thần là sẽ có những lúc bạn đứng yên. Thành công không phải lúc
nào cũng là một quá trình đi lên. Đôi khi, có những giai đoạn bạn không tiến được bước nào
hết. Trong những lúc như vậy, bạn cần nỗ lực gấp đôi. Hãy xác định các hoạt động 80% trong
cuộc sống hoặc sự nghiệp của bạn. Sau đó, hãy làm chúng nhiều hơn.
Áp dụng thói quen
Có người kiên nhẫn, có người không. Mỗi người có một tính cách khác nhau. Nhưng nếu bạn
muốn áp dụng tất cả những gì học được từ cuốn sách này, bạn sẽ cần phát triển sự kiên nhẫn
của mình như một thói quen tối ưu chống lại sự trì hoãn.
Dưới đây là một cách nhanh chóng để bắt đầu:
1. Phớt lờ bất kỳ ai hứa rằng những kết quả sẽ xuất hiện ngay lập tức.
2. Theo dõi quá trình thực hiện một dự án hoặc thói quen của bạn.
3. Ăn mừng và khen thưởng bản thân khi bạn đạt được một cột mốc đáng nhớ.
4. Tránh nản chí khi gặp giai đoạn đứng yên. Thay vào đó, hãy tìm ra cách tăng gấp đôi những
nỗ lực của bạn và tích lũy dần dựa trên những việc mang lại hiệu quả.
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của sự kiên nhẫn. Rất nhiều người đã từ bỏ ngay trước khi
họ đạt được một đột phá quan trọng. Hãy hiểu rằng những kết quả cần phải có thời gian mới
đạt được. Nếu mỗi ngày, bạn kiên trì tiến từng bước nhỏ, bạn sẽ nhận ra bản thân đang dần dần,
từng chút một, đến được tới mục tiêu quan trọng của mình.
APH 23.Tham gia thử thách 30 ngày
Lý do bị loại bỏ: "Giờ tôi không có thời gian"
Tính đến thời điểm này, chúng ta đã xem xét được 22 thói quen chống trì hoãn. Vậy đâu là
phần khó khăn nhất? Đó chính là bạn không thể thực hiện tất cả chúng cùng một lúc. Nếu bạn
cố gắng thực hiện mọi thứ trong một ngày, bạn sẽ bị quá tải, mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự chán
nản và thất bại.
Phát triển các thói quen hữu ích giống một cuộc chạy việt dã, chứ không phải chạy nước rút.
Những thói quen gây ra sự trì hoãn có thể phải mất nhiều năm mới hình thành, vì vậy, thật nực
cười khi bạn mong muốn giải quyết được chúng chỉ trong một đêm. Người ta thường nói rằng,
để tạo ra được một thói quen mới, bạn phải mất khoảng 21 ngày, nhưng tôi thích việc thực hiện
mỗi thói quen trong vòng một tháng (hay 30 ngày). Thực tế, tôi có một chương trình miễn phí
tên là 30-Day Habit Challenge (tạm dịch: Thử thách Thói quen 30 ngày), trong đó tôi thử
nghiệm một thói quen mới mỗi tháng. Để hành động dựa trên những thông tin trong cuốn sách
này, tôi đề nghị các bạn phát triển mỗi tháng một thói quen.
Áp dụng thói quen
Thử thách 30 ngày hiệu quả nhất khi bạn làm nó đều đặn. Đó là lý do tại sao tôi khuyên bạn
làm theo hướng dẫn sau một tháng một lần:
1. Xác định thói quen chống lại sự trì hoãn có tác động mạnh mẽ nhất đối với bạn.
2. Vạch ra một chiến lược chi tiết từng ngày để xây dựng thói quen này.
3. Lường trước được những thất bại và có kế hoạch để giải quyết chúng.
4. Cuối tháng, hãy phân tích thói quen này: Nó có hiệu quả không? Bạn đã học được những gì?
Bạn có thể cải thiện nó như thế nào? Bạn sẽ tiếp tục làm nó chứ?
5. Bắt đầu một thói quen mới vào tháng tiếp theo, và xây dựng dựa trên những gì mà bạn đã
thực hiện.
6. Hãy tham khảo danh sách 203 good habits (tạm dịch: 203 thói quen tốt) nếu bạn đã cạn ý
tưởng.
Tôi đã sử dụng thử thách thói quen 30 ngày trong gần một năm nay và tôi có thể trung thực nói
rằng nó đã giúp tôi đạt được một số đột phát trong cả đời sống cá nhân lẫn sự nghiệp của mình.
Hãy thử áp dụng nó ngay hôm nay bằng cách chọn một thói quen bạn thấy hứng thú nhất từ cuốn
sách này và bắt đầu ngay bây giờ.
Kết luận
Vào cuối mỗi cuốn sách, tôi luôn thúc giục độc giả của mình hành động. Và lời khuyên này giờ
đây quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn mua cuốn sách này bởi bạn thường phải đương đầu với sự
trì hoãn. Và một câu phản ứng phổ biến của một người hay trì hoãn sau khi đọc một cuốn sách
là: "Thật là những thông tin hữu dụng; tôi chắc chắn sẽ áp dụng vào tuần sau."
Đừng làm thế!
Cũng như bạn, tôi cũng từng đấu tranh với sự trì hoãn. Thứ thúc giục tôi hành động không phải
là đọc một cuốn sách – mà là bước ra ngoài và thực sự áp dụng những gì tôi vừa học được.
Tôi khuyên bạn cũng nên làm điều tương tự.
Bạn đã học được 23 cách để chống lại sự trì hoàn. Hãy tóm tắt lại chúng:
1. Sử dụng quy tắc 80/20 để xác định những nhiệm vụ quan trọng.
2. Liên hệ mọi hành động đến mục tiêu S.M.A.R.T.
3. Nắm bắt ý tưởng mỗi khi chúng xuất hiện.
4. Tạo ra hệ thống 43 thư mục tại nhà bạn để xử lý công việc giấy tờ.
5. Tạo ra danh sách cho mọi dự án cần nhiều bước thực hiện.
6. Tạo ra danh sách những bước cần làm cho những công việc thực hiện hằng ngày.
7. Ghép những nhiệm vụ tương tự vào với nhau.
8. Thực hiện từng quy trình và từng dự án một.
9. Mỗi tuần hãy dành ra vài giờ làm đánh giá.
10. Hãy thực hiện đánh giá tháng để kiểm tra cặn kẽ các hoạt động của bạn.
11. Nói "không" với các hoạt động có mức độ ưu tiên thấp.
12. Theo dõi tiến độ và thành công của bạn.
13. Bắt đầu ngày mới với những công việc quan trọng nhất.
14. Chọn ưu tiên bằng phương pháp ABCDE.
15. Tạo ra một cảm giác về sự cấp thiết bằng kỹ thuật khối thời gian.
16. Chịu trách nhiệm một cách công khai đối với các mục tiêu của bạn.
17. Bắt đầu một thói quen mới từ những việc vô cùng nhỏ.
18. Tưởng thưởng bản thân khi đạt đến một cột mốc nào đó.
19. Phát triển một kỹ năng dùng cho dự án.
20. Tạo động lực phụ bằng cách nghe các chương trình truyền cảm hứng.
21. Thực hiện kỹ thuật tưởng tượng khi bạn cảm thấy chán nản.
22. Hãy kiên nhẫn với quá trình cải thiện cuộc sống của bạn.
23. Tham gia thử thách 30 ngày để thay đổi từng thói quen một.
Lời khuyên của tôi à?
Hãy chọn một điều trong danh sách trên ngay lập tức và bắt tay vào thực hiện nó.
Tôi nói thật đấy.
Bạn không được để sự trì hoãn kiểm soát cuộc đời mình. Việc trở thành con người hiệu quả là
hoàn toàn khả thi. Tất cả những gì bạn phải làm là vượt qua những trở ngại ban đầu thường
xuất hiện khi chúng ta bắt đầu học một điều gì đó mới mẻ.
Thất bại một vài lần là chuyện rất bình thường. Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục. Hãy nhớ
rằng, sự kiên trì là một trong những "bí kíp" thực sự để thành công.
Hãy tập trung tạo ra những cải thiện nho nhỏ mỗi ngày. Ăn mừng mọi chiến thắng. Và tận hưởng
quá trình sống một cuộc sống năng suất và thú vị.
Hãy bước ra ngoài kia và biến mọi thứ thành hiện thực đi nào!
S. J. Scott  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#trìhoãn