ngày giờ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày tốt xấu theo “Việt Nam Phong Tục” Phan Kế Bính

Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai 

trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc tế tự, việc thương biểu, việc nhập 

học, việc xuất quân, việc an táng... việc gì thường cũng bắt đầu làm việc gì, hoặc động 

thổ hoặc xuất hành, hoặc khai bút, khai ấn... lại cần xem ngày lắm. Đến những việc vụn 

vặt như cạo đầu xỏ tai cho trẻ thơ, việc tắm gội, may áo... cũng có người cẩn thận quá 

trong kén ngày.

Kén thì phải xem đến lịch. Sách lịch do toà khâm thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày 

mồng một tháng chạp, Hoàng Đế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến 

Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi...

... Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng 

đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.

Đại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... 

hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những 

sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.

Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là 

ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất 

là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ 

nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.

Những ngày ấy là:

Ngày 13 tháng giêng Ngày 11 tháng hai

Ngày 9 tháng ba Ngày 7 tháng tư

Ngày 5 tháng năm Ngày 3 tháng 6

Ngày 8, 29 tháng bảy Ngày 27 tháng tám

Ngày 25 tháng chín Ngày 23 tháng mười

Ngày 21 tháng một Ngày 19 tháng chạp

Hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hư hỏng không thành.

Phàm việc lại cần kén ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.Ngoại giả lại còn những ngày thập linh, ngày đức hợp là tốt, ngày thập ác đại bại, ngày tứ 

lỵ, ngày tứ tuyệt là xấu

Nói qua mâý việc dân gian cần dùng nên kén nên kỵ.

Cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên 

tìm ngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hoả, địa hoả và ngày kim lâu. Xuất hành nên 

tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, 

thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù...

Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi 

cưới, lúc mới dựng nhà, lúc hạ huyệt... Thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ 

hoàng đạo phải nhớ bốn câu thơ:

Dần, thân gia tý; mão dậu dần

Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân;

Tị, hợi thiên cương tầm ngọ vị

Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân

Lại cần phải nhớ hai câu:

Đạo viễn kỷ thời thông đạt

Lộ dao hà nhật hoàn trình.

Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì, rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm theo giờ ở 

bốn câu thơ trên. Hễ bấm mà gặp cung nào có chữ "đạo, viễn, thông, đạt, dao hoàn" thì 

giờ ấy là giờ hoàng đạo...

... Xét phép chọn ngày, từ đời Đường, Ngu, Tam đại đã có. Song khi bấy giờ thì chỉ tuỳ 

việc mà chọn ngày: Nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương. Nội sự là việc trong như việc 

tế tự cưới xin... thì dùng những ngày âm can là các ngày: ất, đinh, kỷ, tân, quý. Ngoại sự 

là việc ngoài như đánh dẹp, giao thiệp... thì dùng ngày dương can là các ngày: Giáp, bính, 

mậu, canh, nhâm. Dùng như thế chỉ có ý làm các việc êm ái, hoà nhã thì theo về ngày âm, 

việc cứng cáp mạnh mẽ thì theo về ngày dương, nghĩa kén lấy ngày có chút ý nghĩa hợp 

với nhau mà thôi.Đến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày tốt, ngày sao 

xấu, ngày này nên là việc nọ, ngày kia nên làm việc kia. Hết ngày rồi lại có giờ sinh, giờ 

hợp, giờ xung, giờ khắc, động làm việc gì cũng phải xem ngày, kén giờ, thực là một việc 

phiền toái quá. Đã đành làm việc gì cũng nên cẩn thận, mà chọn từng ngày, kén từng giờ 

mà phí câu nệ khó chịu. Mà xét cho kỹ thì có ích gì đâu, chẳng qua việc thành hay bại cốt 

do ở người chớ có quan hệ gì ngày tốt hay ngày xấu. Nếu cứ chọn ngày giờ mà nên việc 

thì không cần gì phải dùng đến sức người nữa hay sao ?

“Theo Việt Nam Phong Tục” Phan Kế Bính

Đọc bài xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính, bạn đọc trẻ tuổi thời nay sẽ có một số thắc 

mắc:

Phan Kế Bính là một nhà trí thức tiến bộ (1875-1921) học vấn uyên thâm, đỗ cử nhân 

Hán học (1906). Lại am tường văn minh Đông Tây, đã có nhiều cống hiến trong công 

cuộc khảo cứu văn học và lịch sử. Ông khuyên ta không nên mê tín quá vào việc xem 

ngày kén giờ, nhưng tại sao không bài bác thẳng thừng mà còn hướng dẫn người đọc: 

cưới xin, làm nhà, khai trương, xuất hành, an táng nên tìm ngày gì, kị ngày gì và bày cách 

chọn giờ hoàng đạo.

Trong bài có nói đến nhiều cát tinh (sao tốt), hung tinh (sao xấu), các ngày trực tốt trực 

xấu. Vậy sao không hướng dẫn cụ thể nên những người đọc muốn kén ngày, giờ vẫn phải 

đi tìm thầy, nhiều khi vừa tốn kém lại vừa bị lừa bị bịp.

Theo thiển ý chúng tôi: Ông không đi sâu giải thích từng cát tinh hung tinh vì trong thời 

kỳ đầu thế kỷ đã có bản niên giám ban hành nhiều năm và nhiều người biết tiếng Hán 

xenm được.

Nhằm giải đáp những thắc mắc trên và giúp bạn trẻ thời nay hiểu thêm về một số vấn đề 

mà học giả Phan Kế Bính đã đề cập tới, trong phần chú giải dưới đây, chúng tôi dựa theo 

những tư liệu bằng tiếng Hán đã được lưu truyền như "Vạn niên lịch", "Ngọc hạp kỷ 

yếu", "Chư gia tuyển trạch nhật", "Đổng công trạch nhật","Vạn bảo toàn thư" đối chiếu 

với lịch thế kỷ XX của nha khí tượng và một số bài viết của các nhà khoa học để làm 

nhiệm vụ biên khảo, dẫn giải tiếp bài viết của Phan Kế Bính.

Thực ra muốn trả lời cho thật đầy đủ và cụ thể phải đi sâu vào chiêm tinh học cổ đại mà 

cuốn sách này chưa thể đáp ứng.

Có những cách tính ngày tốt xấu cơ bản như sau:Tính theo tháng âm lịch và ngày can chi:

- Các sao tốt: Thiên đức, nguyệt đức (lục hợp), thiên giải, thiên hỷ, thiên quý (yếu 

yên),tam hợp (ngũ phú). Theo quan niệm xưa, những ngày có các sao này chiếu thì làm 

việc gì cũng tốt.

Ngoài ra còn có các sao: Sinh khí (thuận việc làm nhà, sửa nhà, động thổ), thiên thành 

(cưới gả giao dịch tốt), thiên quan (xuất hành giao dịch tốt), lộc mã (xuất hành di chuyển 

tốt), phúc sinh (được phúc tốt), giải thần (giải trừ các sao xấu), thiên ân (được hưởng 

phúc ân, làm nhà, khai trương)...

Theo thứ tự lần lượt từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười 

một, chạp thì các sao tốt sẽ chiếu vào các ngày như sau:

1. Thiên đức: Tị, mùi, dậu, hợi, sửu, mão, tị, mùi, dậu, hợi, sửu, mão. (1)

2. Nguyệt đức: Hợi, tuất, dậu, thân, mùi, ngọ, tị, thìn, mão, dần, sửu, tý.

3. Thiên giải: Ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn.

4. Thiên hỷ: Tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu.

5. Thiên quí: Dần, thân, mão, dậu, thìn, tuất, tị, hợi, ngọ, tý, mùi, sửu.

6. Tam hợp: Ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị.

7. Sinh khí: Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

8. Thiên thành: Mùi, dậu, hợi, sửu, mão, tị, mùi, dậu, mùi, sửu, mão, tị.

9. Thiên quan: Tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân.

10.Lộc mã: Ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, tý, dần, thìn.

11. Phúc sinh: Dậu, mão, tuất, thìn, hợi, tị, tý, ngọ, sửu, nùi, dần, thân.

12.Giải thần: Thân, thân, tuất, tuất, tý, tý, dần, dần, thìn, thìn, ngọ, ngọ.

13.Thiên ân: Tuất, sửu, dần, tị, dậu, mão, tý, ngọ, thân, thìn, thân, mùi.

--------------------------------------------

Có nghĩa là: Sao thiên đức chiếu vào những ngày tị của tháng giêng, ngày mùi của tháng 

hai, ngày dậu của tháng ba... Các sao khác cũng xem như vậy.

Các sao xấu: (mỗi tháng tính theo ngày âm có ba ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 và 6 

ngày tam nương là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27).

Các sao xấu khác tính theo tháng âm lịch và ngày can chi như: Thiên cương, thụ tử, đại 

hao, tử khí, quan phù (xấu trong mọi việc lớn), tiểu hao (kỵ xuất nhập, tiền tài), sát chủ, 

thiên hoạ, địa hoả, hoả tai, nguyệt phá (kiêng làm nhà), băng tiêu ngoạ giải (kiêng làm 

nhà và mọi việc lớn), thổ cấm (kiêng động thổ), vãng vong (kiêng xuất hành giá thú), cô 

thần, quả tú (kiêng giá thú), trùng tang trùng phục (kỵ hôn nhân, mai táng, cải táng).Theo thứ tự từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, một, chạp thì các 

sao xấu chiếu như sau:

1. Thiên cương: Tị, tý, mùi, dần, dậu, thìn, hợi, ngọ, sửu, thân, mão, tuất.

2. Thụ tử: Tuất, thìn, hợi, tị, tý, ngọ, sửu, mùi, dần, thân, mão, dậu.

3. Đại hao, tử khí, quan phù: Ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị.

4. Tiểu hao: Tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn.

5. Sát chủ: Tý, tị, mùi, mão,thân, tuất, sửu, hợi, ngọ, dậu, dần, thìn.

6. Thiên hoả: Tý, mão, ngọ, dậu, tý, mão, ngọ, dậu, tý, mão, ngọ, dậu.

7. Địa hoả: Tuất, dậu, thân, mùi, ngọ, tỵ, thìn, mão, dần, sửu, tý, hợi.

8. Hoả tai: Sửu, mùi, dần, thân, mão, dậu, thìn, tuất, tị, hợi, tý, ngọ.

9. Nguyệt phá: Thân, tuất, tuất, hợi, sửu, sửu, dần, thìn, thìn, tị, mùi, mùi.

10.Băng tiêu ngoạ giải: Tị, tý, sửu, thân, mão, tuất, hợi, ngọ, mùi, dần, dậu, thìn.

11.Thổ cấm: Hợi, hợi, hợi, dần, dần, dần, tị, tị, tị, thân, thân, thân.

12.Thổ kỵ, vãng vong: Dần, tị, thân, hợi, mão, ngọ, dậu, tý, thìn, mùi, tuất, sửu.

13.Cô thần: Tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu.

14.Quả tú: Thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, tý, sửu, dần, mão.

15.Trùng tang: Giáp, ất, mậu, bính, đinh, kỷ, canh, tân, kỷ, nhân, quý, mậu.

16.Trùng phục: Canh, tân, kỷ, nhâm, quí, mậu, giáp, ất, kỷ, bính, đinh, mậu.

Mỗi năm có 13 ngày dương công (xấu).

Tính theo ngày tiết: 4 ngày ly và 4 ngày tuyệt (xấu)

Mỗi năm có 4 ngày tứ ly (trước tiết xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí một ngày), 4 

ngày tứ tuyệt (trước tiết lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông một ngày).

Tính theo ngày trực:

- Trong 12 ngày trực có 6 ngày tốt (trực kiến (1), trực mãn (3), trực bình (4), trực định 

(5), trực thành (9), trực khai (11), 3 ngày thường (trực chấp (6), trực trừ (2), trực thu (10), 

3 ngày xấu (trực phá (7), trực nguy (8), trực bế (12).

Tính theo nhị thập bát tú:- Trong 28 ngày có 14 ngày tốt, 14 ngày xấu nhưng nhị thập bát tú tương ứng với ngày 

tuần lễ. Nói chung ngày thứ tư, thứ năm hàng tuần thường là ngày tốt.

Khi xem ngày, có những ngày cần tránh. Nguyên tắc tại sao thì tôi cũng không rõ, chỉ sưu 

tầm về để mọi người cùng xem.

*Tránh Tam tai (kỵ) - riêng coi cưới xin chỉ tránh năm tam tai cho nam giới

1. Thân – tý – thìn tam tai năm Dần – Mẹo – Thìn

2. Dần – Ngọ - Tuất tam tai Thân – Dậu – Tuất

3. Tỵ - Dậu – Sửu tam tai Hợi – Tý – Sửu

4. Hợi – Mẹo – Mùi tam tai Tỵ - Ngọ - Mùi

*Tháng ngày và giờ Sát chủ (kỵ)

1. Tháng giêng------Sát chủ ngày Tý

2. Tháng 2,3,7,9------Sát chủ ngày Sửu

3. Tháng 4------Sát chủ ở ngày Tuất

4. Tháng 11------Sát chủ ở ngày Mùi

5. Tháng 5,6,8,10,12------Sát chủ ở ngày Thìn

*Chủ chầu Diêm Vương

Ngày sát chủ (kỵ)

1. Tháng 1 ------sát chủ ở ngày Tỵ

2. Thàng 2 ------sát chủ ở ngày Tý

3. Thàng 3 ------sát chủ ở ngày Mùi

4. Thàng 4 ------sát chủ ở ngày Mẹo

5. Thàng 5 ------sát chủ ở ngày Thân

6. Thàng 6 ------sát chủ ở ngày Tuất

7. Thàng 7 ------sát chủ ở ngày Hợi

8. Thàng 8 ------sát chủ ở ngày Sửu

9. Thàng 9 ------sát chủ ở ngày Ngọ

10.Thàng 10 ------sát chủ ở ngày Dậu

11.Thàng 11 ------sát chủ ở ngày Dần

12.Thàng 12 ------sát chủ ở ngày Thìn

* Bốn mùa đều có ngày sát chủ

1. Mùa Xuân------sát chủ ở ngày------Ngọ

2. Mùa Hạ------sát chủ ở ngày------Tý

3. Mùa Thu------sát chủ ở ngày------Dậu

4. Mùa Đông------sát chủ ở ngày------Mẹo*Một tháng lại án 1 ngày sát chủ

1. Tháng 1,5,9------sát chủ ở các ngày Tý

2. Tháng 2,8,10------ sát chủ ở các ngày Mẹo

3. Tháng 3,7,11------sát chủ ở các ngày Ngọ

4. Tháng 4,6,12------sát chủ ở các ngày Dậu

*Giờ Sát chủ

1. Tháng 1,7 ------ Sát chủ ở các giờ Dần

2. Tháng 2,8 ------ Sát chủ ở các giờ Tỵ

3. Tháng 3,9 ------ Sát chủ ở các giờ Thân

4. Tháng 4,10 ------ Sát chủ ở các giờ Thìn

5. Tháng 5,11 ------ Sát chủ ở các giờ Dậu

6. Tháng 6,12 ------ Sát chủ ở các giờ Mẹo

*Ngày thọ tử (kỵ)

1. Tháng 1------thọ tử ở các ngày ------Bính Tý

2. Tháng 2------thọ tử ở các ngày ------Nhâm Thìn

3. Tháng 3------thọ tử ở các ngày ------Tân Hợi

4. Tháng 4------thọ tử ở các ngày ------Đinh Tỵ

5. Tháng 5------thọ tử ở các ngày ------Mậu Tỵ

6. Tháng 6------thọ tử ở các ngày ------Bính Ngọ

7. Tháng 7------thọ tử ở các ngày ------Ất Sửu

8. Tháng 8------thọ tử ở các ngày ------Quý Mùi

9. Tháng 9------thọ tử ở các ngày ------Giáp Dần

10.Tháng 10------thọ tử ở các ngày ------Mậu Thân

11.Tháng 11------thọ tử ở các ngày ------Tân Hợi

12.Tháng 12------thọ tử ở các ngày ------Tân Dậu

*Giờ thọ tử (kỵ)

1. Ngày Tý-------thọ tử ở tại giờ sửu

2. Ngày Sửu-------thọ tử ở tại giờ Ngọ

3. Ngày Dần-------thọ tử ở tại giờ Ngọ

4. Ngày Thân-------thọ tử ở tại giờ Mẹo

5. Ngày Mẹo-------thọ tử ở tại giờ Tỵ

6. Ngày Dậu-------thọ tử ở tại giờ Tỵ

7. Ngày Thìn-------thọ tử ở tại giờ Tỵ

8. Ngày Tuất-------thọ tử ở tại giờ Mùi

9. Ngày Ngọ-------thọ tử ở tại giờ Mùi

10.Ngày Mùi-------thọ tử ở tại giờ Ngọ11.Ngày Tỵ-------thọ tử ở tại giờ Ngọ

12.Ngày Hợi-------thọ tử ở tại giờ Ngọ

*Ngày vãng vong (kỵ)

1. Tháng 1 ------ vãng vong tại các ngày----Dần

2. Tháng 2 ------ vãng vong tại các ngày----Tỵ

3. Tháng 3 ------ vãng vong tại các ngày----Thân

4. Tháng 4 ------ vãng vong tại các ngày----Hợi

5. Tháng 5 ------ vãng vong tại các ngày----Mẹo

6. Tháng 6 ------ vãng vong tại các ngày----Ngọ

7. Tháng 7 ------ vãng vong tại các ngày----Dậu

8. Tháng 8 ------ vãng vong tại các ngày----Tý

9. Tháng 9 ------ vãng vong tại các ngày----Thìn

10.Tháng 10 ------ vãng vong tại các ngày----Mùi

11.Tháng 11 ------ vãng vong tại các ngày----Tuất

12.Tháng 12 ------ vãng vong tại các ngày----Sửu

* Ngày Nguyệt kỵ (kỵ)

Mùng 5,14,23

*Ngày Tam Nương (kỵ)

Mùng 3, 7, 13, 18, 22 và 27

*Tháng đại bại

1. Năm Giáp – Kỷ -----tháng 3 ----- đại bại ở ngày Mậu Tuất

2. Năm Giáp – Kỷ -----tháng 7 ----- đại bại ở ngày Quý Hợi

3. Năm Giáp – Kỷ -----tháng 10 ----- đại bại ở ngày Bính Thân

4. Năm Ất – Canh -----tháng 4 ----- đại bại ở ngày Nham Thìn

5. Năm Ất – Canh -----tháng 9 ----- đại bại ở ngày Ất Tỵ

6. Năm Bính – Tân -----tháng 3 ----- đại bại ở ngày Tân Tỵ

7. Năm Bính – Tân -----tháng 9 ----- đại bại ở ngày Canh Thìn

8. Năm Mậu – Quý -----tháng 6 ----- đại bại ở ngày Kỷ Sửu

9. Đinh và Nhâm không có.

* Ngày Thiên Tai – Địa họa

1. Tháng Giêng 5,9 ----- ngày Tý

2. Tháng 2,6,10----- ngày Mẹo

3. Tháng 3,7,11 ----- ngày Ngọ

4. Tháng 4,8,12 ----- ngày Dậu* Ngày bất tương (tốt)

1. Tháng giêng: Bính Dần – Đinh Mẹo – Bính Tý – Kỷ Mẹo – Mậu Tý – Canh Dần –

Tân Mẹo

2. Tháng Hai: Ất Sửu – Bính Dần – Đinh Sửu – Bính Tuất – Mậu Dần – Kỷ Sửu –

Mậu Tý – Canh Tuất

3. Tháng ba: Ất sửu – Đinh Sửu – Kỷ Tỵ - Đinh Dậu

4. Tháng tư: Giáp Tý – Giáp Tuất – Bính Tý – Mậu Tý - Ất Dậu – Bính Thân – Mậu 

Tuất – Đinh Dậu

5. Tháng năm: Kỷ Mùi – Mậu Thân – Bính Thân – Đnh Tuất - Ất Mùi – Quý Dậu –

Giáp Tuất – Giáp Thân - Ất Dậu

6. Tháng sáu: Giáp Ngọ - Ất Mùi - Ất Dậu – Nhâm Tuất – Giáp Thân – Nhâm Ngọ -

Quý Mùi – Quý Dậu – Nhâm Thân – Giáp Tuất.

7. Tháng bảy: Giáp Thân – Quý Mùi – Nhâm Thân – Quý Dậu - Ất Dậu - Ất Mùi –

Kỷ Mùi – Quý Tỵ - Ất Tỵ - Giáp Tuất

8. Tháng Tám: Nhâm Ngọ - Quý Mùi – Mậu Ngọ - Tân Tỵ - Giáp Ngọ - Giáp Thìn –

Nhâm Thìn – Quý Tỵ - Mậu Mùi – Giáp Thân

9. Tháng chín: Mậu Ngọ - Kỷ Mùi – Quý Mẹo – Quý Tỵ - Quý Mùi – Tân tỵ - Nhâm 

Ngọ - Kỷ Tỵ - Canh Ngọ - Tân Mùi - Ất Mẹo.

10.Tháng mười: Nhâm Dần – Quý Mẹo – Mậu ngọ - Nhâm thìn – Canh Ngọ - Canh 

Thìn – Mậu Thìn – Nhâm Ngọ - Canh Dậu – Tân Mẹo.

11.Tháng mười một: Canh thìn – Tân Tỵ - Nhâm Thìn – Tân Sửu – Đinh Tỵ - Đinh 

Mẹo – Mậu Thìn – Kỷ Tỵ - Đinh Sửu – Kỷ Mẹo.

12.Tháng mười hai: Canh Dần – Tân Mẹo – Tân Sửu – Bính Thìn – Mậu Dần – Kỷ 

Mẹo - Ất Sửu – Canh Thìn – Bính Dần – Đnh Mẹo – Mậu Thìn – Đinh Sửu.

13.Cách tính ngày tiết: Một năm có 24 khí tiết. Khí tiết phù hợp theo dương lịch. Đối 

chiếu khi tiết với ngày dương lịch hàng năm chỉ chênh lệch lên xuống một ngày, 

bởi dương lịch 4 năm nhuận một ngàu 29/2 mà ngày tiết không tính nhuận (Xem 

bảng đối chiếu ngày dương lịch với 24 khí tiết).

Cách tính ngày trực: Có 12 trực theo trình tự từ trực kiến đến trực bế, mỗi ngày 

một trực: 1. Kiến (tốt), 2. trừ (thường), 3. mãn (tốt), 4. bình (tốt), 5. định (tốt), 6. 

chấp (thường), 7. phá (xấu), 8. nguy (xấu), 9. thành (tốt), 10. thu (thường), 11. 

khai (tốt), 12. bế (xấu).

Ví dụ: Tháng giêng âm lịch tức tháng hai dương lịch trực kiến tạo ngày dần kể từ 

tiết lập xuân trở đi. Tiếp sau ngày đó mão trực trừ, ngày thìn trực mãn, ngaỳ tị trực 

bình... ngày sửu trực bế.

Sau lập xuân Trực kiến tại dần

Sau kinh trập Trực kiến tại mãoSau thanh minh Trực kiến tại thìn

Sau lập hạ Trực kiến tại tị

Sau mang chủng Trực kiến tại ngọ

Sau tiểu thử Trực kiến tại mùi

Sau lập thu Trực kiến tại thân

Sau bạch lộ Trực kiến tại dậu

Sau lập đông Trực kiến tại tuất

Sau đại tuyết Trực kiến tại tý

Sau tiểu hàn Trực kiến tại sửu

14.Bảng kê ngày tiết theo dương lịch và ngày khởi đầu trực kiến theo ngày tiết

15.

Tên ngày tiết khí Ngày dương lịch Ngày khởi đầu trực 

kiến

Lập xuân

vũ thuỷ

kinh trập

Xuân phân

Thanh minh

Cốc vũ

Lập Hạ

Tiểu mãn

Mang chủng

Hạ chí

Tiểu thử

Đại thử

Lập thu

Xử thử

Bạch lộ

Thu phân

Hàn lộ

Sương giáng

Lập đông

Tiểu tuyết

Đại tuyết

Đông chí

Tiểu hàn

4 hoặc 5 tháng 2

19_20 tháng 2

6_7 tháng 3

21_22 tháng 3

5_6 tháng 4

20_21 tháng 4

6_7 tháng 5

21_22 tháng 5

6_7 tháng 6

21_22 tháng 6

7_8 tháng 7

23_24 tháng 7

8_9 tháng 8

23_24 tháng 8

8_9 tháng 9

23_24 tháng 9

8_9 tháng 10

23_24 tháng 10

8_9 tháng 11

22_23 tháng 11

7_8 tháng 12

22_23 tháng 12

6_7 tháng 1

dần

_

mão

_

thìn

_

tị

_

ngọ

_

Mùi

_

thân

_

dậu

_

tuất

_

hợi

_

_

sửuĐại hàn 20_21 tháng 1 _

16.

17.Bảng đối chiếu Nhị thập bát tú với tuần lễ

18.

1

2

3

4

5

6

7

Giác (Mộc)

Cáng (Kim)

Đê (Thổ)

Phòng (nhật)

Tàm (nguyệt)

Vĩ (Hoả)

Cơ (thuỷ)

thứ 5

thứ 6

thứ 7

chủ nhật

thứ 2

thứ 3

thứ 4

tốt

xấu

xấu

tốt

xấu

tốt

tốt

Nhưng kỵ an táng và sửa mộ

8

9

10

11

12

13

14

Đẩu (mộc)

Ngưu (kim)

Nữ (thổ)

Hư (nhật)

Nguy (nguyệt)

Thất (hoả)

Bích (thuỷ)

thứ 5

thứ 6

thứ 7

chủ nhật

thứ 2

thứ 3

thứ 4

tốt

Xấu

xấu

xấu

xấu

tốt

tốt

15

16

17

18

19

20

21

Khuê (mộc)

Lâu (kim)

Vị (Thổ)

Mão (Nhật)

Tất (nguyệt)

Chuỷ (hoả)

Sâm (thuỷ)

thứ 5

thứ 6

thứ 7

chủ nhật

thứ 2

thứ 3

thứ 4

vừa

tốt

xấu

tốtốt

tốt

xấu

tốt

Các việc xấu, riêng làm nhà, 

học thi tốt

Riêng tạo tác được

Riêng hôn nhân an táng xấu

22

23

24

25

26

27

28

Tỉnh (mộc)

Quỷ (kim)

Liễu (thổ)

Tinh (nhật)

Trương 

(nguyệt)

Dự (hoả)

thứ 5

thứ 6

thứ 7

chủ nhật

thứ 2

thứ 3

thứ 4

tốt

xấu

xấu

xấu

tốt

xấu

tốt

Riêng an táng tốt

Riêng làm nhà đượcChẩn (thuỷ)

Ngày can chi :

Ngày can chi theo chu kỳ 60 , độc lập không lệ thuộc vào năm tháng âm lịch hay năm 

tháng can chi- (Kể cả tháng nhuận). Tính ngày can chi chuyển đổi sang âm lịch rất phức 

tạp vì tháng âm lịch thiếu đủ từng năm khác nhau, ngược lại tính ngày can chi theo dương 

lịch đơn giản hơn.

Cách tính ngày dương lịch ra ngày can chi:

Mỗi năm dương lịch có 365 ngày, nghĩa là 6 chu kỳ Lục thập hoa giáp cộng thêm 5 ngày 

lẻ. Năm nhuận có thêm 1 ngày 29-2 tức 366 ngày, thì công thêmn 6 ngày lẻ. Nếu lấy 

ngày 1-3 là ngày khởi đầu thì các ngày sau đây trong mọi năm cùng can chi giống 1-3 : 

1/3, 30/4, 39/6, 28/8, 27/10, 26/12, 24/2 năm sau đó. Nếu biết ngày 1/3 (hay một trong 

bảy ngày nói trên) là ngày gì, ta dễ dàng tính nhẩm những ngày bất kỳ trong năm (gần 

với một trong bảy ngày nói trên).

Nếu muốn tính những ngày 1/3 năm sau hay năm sau nữa chỉ cần cộng thêm số dư là 5 

đối với năm thường (tức là từ 24-28/2) hoặc là 6 đối với năm nhuận (có thêm ngày 29/2).

Thí dụ ngày 1/3 năm 1995 là ngày Tân Mão , từ đó tính nhẩm 25/2/1996 cũng là ngày 

Quí Tị, 27/2/1996 là ngày giáp Ngọ. (1996 có hàng chục đơn vị chia hết cho 4 tức là năm 

nhuận có ngày 29/2).

Ta biết 1/3/1996 là ngày Đinh Dậu vậy 24/21997 cũng là Đinh Dậu. Chỉ cần cộng thêm 5 

ngày. Ta dễ dàng tính ra 1/3/1997 là ngày Nhâm Dần, theo tính nhẩm = Đinh đến Nham 

hay Dậu đến Dần = 5 ngày.(Xem bài so sánh âm dương lịch ở phần Phụ lục sẽ trình bày 

năm nào nhuận dương lịch và nhuận âm lịch).

Thí dụ: Theo cách tính trên ngày 1/3/1997 là ngày Nhâm Dần, ngày 26/12/1997 cũng là 

ngày Nhâm Dần, vậy ngày1/1/1998 sẽ là ngày Mậu Thân (sau đó 6 ngày)...

Giờ hoàng đạo là gì? Cách tính ngày hoàng đạo?Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn 

phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón 

dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ hoàng đạo. Trừ trường hợp 

đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có 

giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều 

khi lại hỏng việc.

Để chọn ngày hoàng đạo, có thể xem phần "Chọn ngày kén giờ" Phan Kế Bính. Chúng 

tôi cũng giới thiệu một phương pháp đơn giản giúp bạn không biết chữ Hán cũng có thể 

tự xem được giờ hoàng đạo.

- Trước hết xem lịch để biết ngày hàng chi là ngày nào (từ tý đến hợi).

Một ngày đêm âm lịch là 12 giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ), bắt đầu là giờ tý (chính là 

12 giờ đêm) theo thứ tự : Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chhứ 3 chỉ giờ tý, chữ thứ 4 

chỉ giờ sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ tý, sửu, dần, 

mão...xem trong bảng, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ "Đ" thì đó là giờ hoàng đạo. 

Phân tích tỷ mỉ hơn thì đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, kim đường, thiên lương, 

ngọc đường, hoàng đạo

Bảng tính giờ hoàng đạo

Ví dụ: Xem bảng trên biết được : ngày dần hoặc ngày thân thì giờ hoàng đạo đóng ở các 

giờ: Tý, sửu, thìn, tỵ, mùi, tuất.

Đổi năm dương lịch ra âm lịch

Năm Âm lịch được cấu tạo theo 10 Can và 12 Chỉ:

Thứ tự ................. 10 Can1 ............................ Giáp

2 ............................ Ất

3 ............................ Bính

4 ............................ Đinh

5 ............................ Mậu

6 ............................ Kỷ

7 ............................ Canh

8 ............................ Tân

9 ............................ Nhâm

10 .......................... Quý

Thứ tự ................. 12 Chi (con vật)

1 ........................... Tý - Chuột

2 ........................... Sửu - Trâu

3 ........................... Dần - Hổ, Cọp

4 ........................... Mẹo - Mèo

5 ........................... Thìn - Rồng

6 ........................... Tỵ - Rắn

7 ........................... Ngọ - Ngựa

8 ........................... Mùi - Dê

9 ........................... Thân - Khỉ

10 ......................... Dậu - Gà

11 ......................... Tuất - Chó

12 ......................... Hợi - Lợn, Heo

Muốn biết năm Âm lịch tương ứng với năm Dương lịch, các bạn lấy năm

Dương lịch trừ (-) cho số 3. Hiệu số đem chia cho 10 (Can). Trị số sẽ

cho biết thứ tự của Can. Nếu dư bằng không (0) là chỉ Can cuối cùng

(là 10).

Cũng lấy hiệu số chia cho 12 (Chi). Trị số sẽ cho biết thứ tự của Chi.

Nếu trị số bằng không (0) là chỉ Chi cuối cùng (là 12).

Thí dụ 1: Tìm năm Âm lịch của năm 1993

Thực hiện từng bước sau:

- Năm 1993 - 3 = 1990

- Tìm Can, 1990 chia 10 (Can) = là 199, còn dư: không (0) tức là Quý- Tìm Chi, 1990 chia 12 (Chi) = là 165, còn dư: 10 tức là Dậu - Gà

Như vậy, năm 1993 là năm Quý Dậu (hay năm con Gà).

Thí dụ 2: Tìm năm Âm lịch của năm 2004

- Năm 2004 - 3 = 2001

- Tìm Can, 2001 chia 10 (Can) = là 200, còn dư: 1 tức là Giáp

- Tìm Chi, 2001 chia 12 (Chi) = là 166, còn dư: 9 tức là Thân - Khỉ

Như vậy, năm 2004 là năm Giáp Thân (hay năm con Khỉ).

Các năm khác cũng tính như vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro