Ngay Xua Con Be

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bảo Ngọc vẫn chưa về. Nàng đi được một tuần rồị Nhờ sự trông ngóng hộp thư "Thi ca học sinh" của báo Giang Sơn mà tôi bớt nhớ nàng. Nghệ thuật quan hệ tình yêu, "giáo sư" Thịnh đã nói: "Nghệ thuật thiếu chất mái thì khó thành nghệ thuật." Tôi tin ngaỵ Chất mái trong nghệ thuật của tôi là nàng Bảo Ngọc. Nhớ em anh làm thơ đấy, em ạ! Không có anh em đã tự giam mình vào bốn bức tường của "ngục tù" học đường. Có em anh trốn học để yêu em, nhớ em và làm thơ gởi đăng ở mục "Thi ca học sinh."

Bốn hôm, sau khi thằng bé bán kem bỏ thư của tôi vào thùng thư của tòa soạn nhật báo Giang Sơn, tôi đau khổ nhận được tin trả lời của phụ trách mục "Thi ca học sinh" như vầy:

"Ngọc Long - Anh đã nhận được thư và bài của em. Em khen anh nhiều quá. Cám ơn em nhé! Bài "Tình em, Duyên anh" của em không thể đăng được. Em bị "ảnh hưởng" Xuân Diệu, Huy Cận và Hồ Dzếnh nặng nề quá. Dường như em chép thơ của các thi sĩ này và sửa đổi vài chữ. Cố gắng đừng "thuổng" thơ của người khác, em nhé! Mà sao lại làm thơ ái tình? Em nên tả cảnh, tả vật đị Anh sẽ nâng đỡ em. Thư luôn cho anh nhé, mầm non văn nghệ của anh."

Ðọc xong mẩu "nhắn tin," mắt tôi hoa lên. Trái bóng xà phòng nghệ thuật của tôi đã vỡ. Tôi thề sẽ không làm mầm non văn nghệ. Không thèm làm văn nghệ. Hú vía, "nó" không lôi tên cúng cơm Vũ Văn Long của mình ra "nhắn tin." Chưa ai biết tôi làm văn nghệ cả.

Mấy hôm liền, tôi buồn bã vì nàng thơ không đãi ngộ tôị Tôi đã chửi thầm "cái thằng" phụ trách mục "Thi ca học sinh" của nhật báo Giang Sơn thậm tệ. Và, mặc dù, truyện dài lịch sử tranh đấu "Ðợi ngày về chiến thắng" của Anh Hợp đang tới hồi hấp dẫn tôi vẫn bỏ Giang Sơn, mua Tia Sáng đọc. Ðó là cách trả thù, tôi nghĩ thế. "Giáo sư" Thịnh vẫn tưởng tôi ốm tương tư. Nó giục tôi làm thơ, làm nhanh lên kẻo hết cơ hội làm thơ. Tôi đã làm thơ. Và Thịnh đâu biết "cái thằng" khốn kiếp "ấy" nó đem tác phẩm đầu tay của tôi làm công việc ...vệ sinh trên mục nó phụ trách.

Giữa những ngày bị người yêu bỏ đi xa, bị nàng thơ hắt hủi, danh ca Quách Ðàm lại hát bài thứ hai của Nguyễn Thịnh. Ðó là nhạc phẩm "Ươm mơ." Xuất xứ của nguồn cảm hứng "Ươm mơ" rất ly kỳ. Công tư Phát Diệm Trần Văn Thông tức Lý Thông có người bà còn ở phố Huyền Trân Công Chúa, gần gánh phở đầu đường nổi tiếng Hà Nội; phở gà Huyền Trân Công Chúa (Tiệm phở đường này đã theo tùy bút "Phở" của Nguyễn Tuân đi vào văn học sử.) Nhà người bà con của Thông có một nàng đẹp lắm. Thịnh nghe Thông khoe, hết chế giễu Thông, thân thiết với Thông như chưa bao giờ thân thiết ngần đó. Thịnh gạ Thông dẫn Thịnh lại nhà nàng. Thông nhận lời ngaỵ Mỗi tối, khi đèn phố Hà Nội vừa bật. Thông chở Thịnh tới nhà nàng để Thịnh đứng chờ ngoài cổng và một mình Thông vàọ

Nhà nàng là cái vi la nhỏ có cây cỏ, chim muông. Thịnh đứng ngoài nhìn rõ Thông nói chuyện với nàng. Nó tin Thông, chiều chuộng Thông kỹ lưỡng hơn. Thịnh chỉ loáng thoáng thấy khuôn mặt nghiêng của nàng. Và suối tóc. Chỉ cần suối tóc, con nhà Thịnh đã "ươm mơ" được rồị Thông nói rằng tên nàng là Bích, nàng mê âm nhạc và chết lịm nghe chim họa mi Quách Ðàm hót bản "Duyên Anh." Nàng biết Thông quen nhạc sĩ Nguyễn Thịnh, cứ đòi làm quen. Thịnh sướng rên. Nó hí hoáy sáng tác bản nhạc "Ươm mơ" em Bích.

Thịnh học một khóa "nhạc điệu" với cụ Duyệt nên lý thuyết âm nhạc của nó tàm tạm đủ dùng. Thịnh đặt lời bản "Ươm mơ." Nó chép nhạc tuyệt đẹp. Nhờ Thông đem tặng em Bích. Thông đem đi liền. Một mặt nó nhờ vả Quách Ðàm trình bàỵ Cái buổi tối Quách Ðàm hát "Ươm mơ," Thịnh nhờ Thông báo cho Bích biết để nàng đắm chìm linh hồn vào tiếng nhạc "Ươm mơ." Thông ngoan ngoãn "tuân lệnh." Nó rời nhà trọ và biến mất cả đêm. "Giáo sư" Thịnh xách xe đạp léng phéng trước cửa nhà Bích. Cái xe của nó hôm ấy, dở chứng, tuột xích hoàị "Giáo sư" Thịnh phải lắp xích, tay đen như đít chảọ Lau rách cả cái mùi xoa mà vẫn không sạch. Nó đứng ngoài nhìn vào nhà Bích, nhờ nàng nghe "Ươm mơ." Bản nhạc vừa khởi xướng, Thịnh mở cửa tim. Nó ngỡ Bích đang xao xuyến. Bất chợt, tới câu "Khi trở về anh ươm mơ ...", cổng nhà nàng tung rạ Bà mẹ ơi ới giọng Phát Diệm giục con cái nhanh lên kẻo muộn. Một cô gái lớn phóng từ nhà tới cổng. Bà mẹ mắng yêu: "Cái Bích hậu đà hậu đậụ" Giáo sư Thịnh ngắm nàng. Ðiện đường, lúc đó, sao mà tỏ thế. Nó thấy đủ một nắm nốt rỗ trên khuôn mặt của nàng. Em Bích rỗ huê. Trăm hoa đua nở ở mặt em. "Kim Chung tối nay hay lắm." Ôi, nàng mê cải lương như công tử Phát Diệm! Người đẹp mê vọng cổ thì vẻ đẹp giảm đi chín mươi bảy phần trăm.

Thịnh ảo não trở về. Tối đó, nó cũng bó việc ở dancing. Con nhà Thông đã chơi khăm nó cú nàỵ Thịnh "ươm mơ" trên đất ...rỗ huê. Nó mở tung va li của Thông rạ Bản nhạc nó chép tặng nàng Bích trăm hoa đua nở, "min tờ ru ba xu một lỗ" nằm dưới đáy va li của Thông. Thịnh xé nát. Sáng sau, chờ Thông về, nó "lạy van" Thông đừng kể cho đứa nào nghẹ Con nhà Thông "cay" Thịnh xỏ nó nhiều lần, đem đạo của nó ra hài hước nữa nên nó kể hết. Chìa khóa mở kho cười vô tận thứ tư là Nguyễn Thịnh, lý thuyết gia ái tình, kẻ tự phụ tán gái đẹp ngon như ăn phở. Chúng tôi cười nghiêng ngửạ Nhờ đó, tôi đỡ "đau khổ" những lời xỏ xiên mà con nhà phụ trách mục "Thi ca học sinh" đã "ghen tài" thơ của tôi, "dìm" tôị

Nhưng Thịnh láu cá lắm. Ăn nước máy Hà Nội mấy năm nay, tất nhiên nó phải mòn dần sự chất phác, thành thật của dân đồng chua nước mặn. Nó bảo nó biết thừa chuyện Thông lừa nó, nó "tương kế tựu kế" xỏ Thông. Công Phát Diệm cãi bằng chết: "Mày xỏ ông thế nào nhỉ, kể xem?" Thịnh cười nhạt, thông vén màn bí mật bằng cách khoái chí kể rằng nó nấp ở một chỗ, nhìn nhạc sĩ Thịnh lắp xích. Nó còn thêm chi tiết: Chính nó đã vặn chùng xích xe của Thịnh. "Giáo sư" của tôi lắc đầu tỏ vẻ khinh bỉ đứa dựng chuyện. Thịnh kéo tôi đi ăn phở Hàm Long. Nó phân trần:

- Mày có thể tưởng tượng tao là dân "cả quỷnh" không?

- Mày "ăn chơi" ra gì?

- Với tài sáng tác nhạc và đánh đàn như tao, thiếu gì gái đẹp lăn sả tới đòi yêu tao mà tao phải thèm "lơn" con mặt rỗ như tổ ong bầu đó.

- Tao cũng nghĩ vậỵ

- Cho mày rõ các em "ca ve" mê tao, ghen loạn xà ngầụ Tao "đá" các em sõng soài trên "pít" và "tăng gô."

Tôi nhận tôi thua kém Thịnh nhiều, thật nhiềụ Riêng cái vụ nó đã trở thành nhạc sĩ, mà tôi chưa thành thi sĩ đã là điều khiến tôi đau khổ, ray rứt. Thịnh "hoa lá cành" về cuộc đời nghệ sĩ. Tôi thèm nhỏ rãị Tôi tưởng tượng các ông Tam Lang, Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng phải có những cuộc sống phi thường mà những người khác không có. Lòng tôi nao nao chuyện ..."trở thành nghệ sĩ."

- Long ạ, mày đã làm thơ chưả

Tôi chối biến:

- Chưạ

"Giáo sư" Thịnh khẩy mẩu thịt bò giắt răng bằng cái đầu tăm cho mẩu thịt bò nhỏ xíu bắn đi xạ

- Thất tình suông vẫn chưa thể làm thơ hay được.

Tôi hỏi nó, lòng rạo rực vô kể:

- Muốn làm thơ hay cần những cái gì?

Thịnh chậm rãi:

- Mày biết tại sao nhạc của tao Quách Ðàm "phải" hát không?

- Tại saỏ

- Vì trước khi sáng tạc nhạc, tao bỏ lối sống thông thường của mọi ngườị Nghệ sĩ là những kẻ sống riêng thế giới của họ. Vũ Hoàng Chương hút thuốc phiện bằng dọc tẩu ngà voi bọc vàng và nạm kim cương. Người ta bảo ông ấy không viết thơ bằng bút. Mà dùng kim tiêm, chấm vào thuốc phiện nguyên chất rồi viết trên giấy lụa tẩm nước hoạ Nên thơ ông ấy hay tuyệt cú mèọ

Thịnh gật gù:

- Ðặng Thế Phong sáng tác bản "Giọt mưa thu" bất hủ trên giường bệnh nhà thương bố thí. Người ta bảo Ðặng Thế Phong ho ra máu, bèn lấy bút chấm vào máu từ tim anh phọt ra, viết bản "Giọt mưa thụ"

Chẳng biết Thịnh nghe được đâu những "giai thoại"hi hữu về các nghệ sĩ. Tôi say sưa ...học thuộc lòng. Ðể lỡ mai mốt có trở thành nghệ sĩ, tôi còn trộ được những thằng muốn trở thành nghệ sĩ chứ.

- Dạo này tao sống khác xưa, mày nhận thấy không?

Tôi nhận thấỵ Tóc nhạc sĩ Thịnh để dài không thèm húị Luyến đã mỉa mai Thịnh: "Thợ húi tóc sẽ đưa thằng Thịnh ra tòạ Vì nó đưa ngành húi tóc đến chỗ thất nghiệp." Thịnh lại không thèm gội đầụ Và "triết lý" lau cổ, rửa hai cánh tay đã bị "triết lý" xuân thu nhị kỳ tắm rửa thay thế. Nhìn Thịnh ngồi trên giường gãi đầu, mái tóc nhẫy "bờ ri ăng tin" dựng đứng cả lên, tôi chả thấy nghệ sĩ ở cái "khổ" nàọ Nhưng Thịnh lại bảo đó là lối sống phi thường của nghệ sĩ. Thịnh không thay bí tất. Nó mang bí tất tối ngày ròng rã. Ðêm không thèm rửa chân và khi mục nó thay bí tất khác. Ðó là lối sống phi thường của nghệ sĩ. Nó xuống nhà múc một thau nước đem lên gác. Lấy cái cốc múc đầy nước để riêng. Thịnh rửa mặt, rửa tay chân chán chê rồi mới đánh răng, nhổ nước vào thaụ Nếu quên chưa vuốt tí nước lên mái tóc "đít vịt," nó thản nhiên vốc nước bẩn vuốt tóc. Và nói: "Nước còn sạch hơn cả mặt mình." Ðó là lối sống phi thường của nghệ sĩ. Lối sống phi thường vượt bực là ăn chịu, ăn quỵt quà bánh. Thịnh la cà những quán phở, quán cà phê ăn uống rồi làm quen ghi sổ. Sổ ghi chừng ngàn bạc, nó quỵt luôn, tìm sổ mới ở quán mới ghị "Nghệ sĩ nghèo nàn, đói khổ, cần ăn quỵt. Kẻ giàu sang không thuộc nòi nghệ sĩ, không có quyền ăn quỵt, ăn chịụ"

Nghe "giáo sư" Thịnh "luận" về nếp sống riêng tư của nghệ sĩ, tôi lấy làm thích thú lắm. Nguyễn Tuân không hút thuốc phiện thì làm sao có "Tàn đêm dầu lạc?" Nguyễn Tuân là gã lãng tử khinh bạc nhất thiên hạ, khinh bạc hơn cả Cao Bá Quát. Ông ta nằm hàng tháng ở nhà cô đầu, đàn phách biên bông và sau mỗi ly rượu, ông ta đều ném vỡ ly tan tành, dù ông ta nghèo kiết xác. Tam Lang không chơi bời trác táng ở Huế thì làm sao có ký sự đĩ điếm "Ðêm Sông Hương?" "Giáo sư" Thịnh còn nói đến Rimbaud, Verlaine, Beaudelaire ... Tôi chỉ thích làm thơ hay thôị Và làm thơ tức là ...nghệ sĩ. Mà nghệ sĩ phải có đời sống phi thường. Theo "giáo sư" Thịnh, đời sống phi thường đó là ăn bẩn, ở dơ, ăn chịu, ăn quỵt và tập coi đời như củ khoai lang.

Trước hết, tôi tập lười biếng. Tôi không năng tắm gội, giặt giũ nữạ Mỗi buổi sáng Thịnh bưng thau nước lên, tôi múc riêng một cốc nước. Và hai đứa rửa mặt "tập thể" rồi đánh răng nhổ vào thau nước. Luyến không chửi Thịnh mà xỉ vả tôi hết lờị Mặc kệ nó, người nghệ sĩ phải biết ngồi xổm trên dư luận và coi đời như củ khoai lang. Ðêm khuya, mót tiểu tiện, tôi ngại xuống nhà. Bèn lôi chai nước lục, đổ qua cửa sổ rồi mở "rô bi nê" cho nó chảy vào chaị Một sáng sớm, "đổng lý" Nguyễn Ðệ khát nước khô cổ, mắt nhắm mắt mở, vớ chai nước tu ừng ực. Tu đã đời rồi nó mới thấy mùi khaị Nó nôn ói mà không thể ói được. Nó kêu ầm lên: "Ðứa nào đái vào chai nước?" Tôi tỉnh bơ, Thịnh cười khoái trá. "Ðổng lý" Nguyễn Ðệ nghi Thịnh xỏ mình, vội vàng thu xếp hành lý, kiếm nhà trọ khác. Căn gác chỉ còn Luyến, Thông, Khải, Thịnh và tôị Nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn, thỉnh thoảng tới chơi, giảng giải vài câu "Luân lý giáo khoa thư" hay biên vài dòng dọa nạt: "Long, mày trác táng vừa vừa chứ, mày không ghi tên học hành tử tế, tao sẽ mách bố mẹ mày đó."

Nhà văn nghệ coi ...bố mẹ như củ khoai lang luôn. Mày cứ mách đị Côn ạ! Ông sẽ nổi tiếng, sẽ đi vào văn học sử. Ông sẽ tặng văn học sử một giai thoại "đái vào chai nước lọc" như Nguyễn Tuân uống rượu đập tan ly, như Vũ Hoàng Chương viết thơ bằng thuốc phiện, như Ðặng Thế Phong ghi nhạc bằng máu trào tự tim phổi mình rạ Tôi đinh ninh sẽ trở thành một thi sĩ trứ danh nên lười biếng hơn. Thay quần áo, vất vào một xó, rồi lại lượm những bộ sách ít cáu bẩn mặc diện, rồi lại thay, rồi lại mặc. Tôi cần phá kỷ lục ăn bẩn, ở dơ của "giáo sư" Thịnh. Tôi tiến bộ không ngờ.

Ðầu rậm bù, cằm mép râu ria mọc chông tua tủạ Người yêu đi xa mất tích. Nàng bảo nửa tháng về mà chả thấy nàng về. Tôi buồn hơn, càng muốn trả thù "nàng" bằng cách sống thật phi thường như những nghệ sĩ tài ba trên trái đất. Cái thằng phụ trách mục "Thi ca học sinh" ở nhật báo Giang Sơn nó dìm tôị Nó sợ đăng thơ của tôi, tên tuổi nó không còn. Tôi sẽ tiêu diệt nó. Nó phải về vườn quét rác hay đi bán lạc rang nên nó không dám đăng thơ tôị Ngày xưa Hàn Mặc Tử đã bị đã kích nặng nề. Thế mà Hàn Mặc Tử vẫn trở thành bất diệt. Tôi thù những thằng "khốn nạn" phụ trách các mục văn thơ trên khắp các báọ Chính vì chúng mà bao nhiên văn tài, thi tài mãi mãi vô danh. Cuối cùng, đi làm các nghề bần tiện như thu thuế chợ, soát vé xe điện, làm "ét" xe hàng và bán thuốc ở các chợ ngoại ô ...

Tôi "nghiên cứu" tiểu sử các thi sĩ mến yêu của tôi trong cuốn "Thi Nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân. Thấy nữ thi sĩ Anh Thơ chỉ học tới lớp ba ở Thái Bình và chữ Tây "đói kém" lắm. Hoài Thanh tiết lộ rằng Anh Thơ đã viết ngoài phong bì bức thư gởi cho ông "A monsiear l'institution Hoài Thanh" thế mà nữ sĩ làm thơ hay, được xếp thơ chung tuổi với Xuân Diệu, Huy Cận. Còn "thần tượng" Nguyễn Bính của tôi không hề học ở trường nàọ Nguyễn Bính học ở nhà với chú. Tôi nghĩ, muốn đi vào văn học sử phải vất vả lắm, phải chiến đấu với bọn "khốn nạn", bọn "ngự sử", bọn "đao phủ thủ" nằm giữ các mục "văn nghệ bạn trẻ" và "thi ca học sinh." Ôi cái thằng phụ trách mục "Thi ca học sinh" ở nhật báo Giang Sơn, cái thằng ghen tài bần tiện đã toan giết một hồn thơ rực rỡ. Nó sợ bị thất nghiệp nên mới dìm bài thơ của tôi, trả lời ba que xỏ lá và lên mặt dạy dỗ tôi làm thơ. Ðúng rồi, nó dìm bài thơ của tôị Nó không xé đi đâụ Nó để dành, vài năm sau, nó sẽ đăng báo ký tên nó. Và bài thơ của tôi sẽ đưa nó vào văn học sử.

Nghĩ vậy, tôi hết buồn. Tôi sẽ không bao giờ làm mầm non văn nghệ. Chế Lan Viên xuất bản tập thơ "Ðiêu Tàn" năm mười sáu tuổị Thi sĩ ghét mùa xuân của tôi đã tỉ tê khóc với cha, xin tiền cha đi in thơ. Cha của Chế Lan Viên nhạo "chàng." ấ y thế mà tập "Ðiêu Tàn" vẫn được xuất bản khổ nhỏ và được ví như những cơn gió hạ thổi từ vương quốc Chiêm Thành đến làng thơ Việt Nam. Chế Lan Viên đã giấu kỹ tiểu sử "chàng," không cho Hoài Thanh in ảnh vào "Thi Nhân Việt Nam." Người thi sĩ xót thương nỗi điêu tàn của Chiêm Thành xa xưa hay Việt Nam hôm nay đã là tấm ván trôi giữa dòng sông văn nghệ. Mà tôi là kẻ vừa tập bơi đã bị thằng "khốn nạn" quăng xuống nước. Tôi vớ tấm ván Chế Lan Viên, bơi vào bờ hy vọng. Tôi sẽ làm thật nhiều thơ, "phiệu" đủ thứ bệnh, học đủ thứ đàn để nã tiền cha mẹ tôi, các cô bác tôi để xuất bản thơ. Nhất định tôi sẽ xuất bản thơ. Và nhất định tôi sẽ nổi tiếng bằng Nguyễn Bính vì tôi học đến lớp ...đệ tam, hơn nữ sinh Anh Thơ những tám lớp. Vừa sống phi thường vừa sáng tác thơ. Kết quả nửa tháng "đầu bù tóc rối, mặt mũi nhem nhuốc, chân tay dơ bẩn," lông mũi mọc dài ra giao duyên với râu lún phún, cặp mắt lúc nào cũng có dỉ, ba ngón tay cái, trỏ và giữa vàng khè chất "nê cô tin" của thuốc Catab, người tóp đi vì "tương thư thảo" miền Virginia và cà phê Martin, cà phê Giảng, cà phê Tùng, cà phê đá Mụ Béo, tôi đã sáng tác được bài thơ như vầy:

Từ dạo em lên Hà Nội học

Trọ trên căn gác số mười ba

Con đường tên gọi Ngô Thời Nhiệm

Hàng xóm nhà em lắm bước hoa

Một nàng con gái đã yêu em

Tình ái làm em nhức buốt tim

Nàng giặt giùm em quần áo bẩn

Bằng đôi tay đẹp rất thon mềm

Mỗi sáng em thòng dây xuống ngõ

Nàng cho quà bánh với thư xanh

Em quên trường học em quên hết

Chỉ nhớ ngàn năm chuyện ái tình

Và em bỏ lớp làm thi sĩ

Ðầu tóc rối bù thuốc lá say

Gác trọ đêm đêm em sáng tác

Ðèn khuya thay ánh sáng ban ngày

Khói thuốc vàng tay đời võ vàng

Ðông tàn và sắp sửa xuân sang

Tết này em sẽ không về Thái

Kể chị yêu nghe chuyện của nàng

Xa cách nhớ nhiều thương lắm lắm

Ðời em kể đã trót lang thang

Mẹ già em dại thôi từ biệt

Thi sĩ phiêu du mọi nẻo đàng

Mai mốt em vào văn học sử

Vinh quang phủ kín cả đời em

Chị ơi em chị là thi sĩ

Khối kẻ nhìn em sẽ phát thèm.

Tôi đã thưởng thức bài thơ của tôi một cách say sưạ Lần này thơ tôi không "ảnh hưởng nặng nề" Huy Cận, Xuân Diệu và Hồ Dzếnh nữạ Tôi trịnh trọng đưa bài "Ðời thi sĩ" cho "giáo sư" Thịnh coị Khi nó thầm thì đọc, tâm trạng tôi giống hệt tâm trạng nhà văn Lê Văn Tầm trong truyện ngắn "Nguội Ðiện" của Nguyễn Công Hoan. Tôi chỉ sợ "giáo sư" Thịnh sẽ bắt chước phê bình gia Việt Sĩ, xé bài thơ của tôi như xé tiểu thuyết "Tù mù" của Lê Văn Tầm trước mặt Lê Văn Tầm và nổi giận: "Xin lỗi các bạn, truyện của Lê Văn Tầm đọc làm quái gì cho bẩn mắt. Ðể tiền cho ăn mày còn ích lợi hơn bỏ ra mua sách của thứ Lê Văn Tầm." Tôi sợ Thịnh sẽ tàn nhẫn với thi tài của tôị Chả là, Nguyễn Công Hoan mỉa mai một số những anh văn thi sĩ cỏ, thấy người ta viết tiểu thuyết cũng đòi viết tiểu thuyết. Lại còn làm xôm trò nữa chứ. Như anh chàng Lê Văn Tầm, trước ngày bỏ tiền túi xuất bản cuốn tiểu thuyết "Tù mù" mỏng teo thì đã viết hai, ba truyện ngắn ẩm ương đăng trên báo và ký bằng bút hiệu do anh ta chế rạ Ðợi viết nổi cuốn "Tù mù," anh ta mới lôi tên cúng cơm Lê Văn Tầm in trên bìa sách và tổ chức một bữa cơm thịnh soạn mời Nguyễn Công Hoan và nhờ Nguyễn Công Hoan kéo thêm phê bình gia Việt Sĩ tới ăn uống để Lê Văn Tầm tặng bản quý "Tù mù," nhân thể, nhờ Việt Sĩ khen giùm một bài, hy vọng sẽ nổi tiếng. Bữa cơm thật ngon miệng. Việt Sĩ bảo đã đọc "bút hiệu" của Lê Văn Tầm và khen lấy khen để.

Mãi mãi, Lê Văn Tầm mới dám đưa "Tù mù" cho Việt Sĩ và chưa kịp mở miệng nói mình là tác giả "Tù mù," thì Việt Sĩ đã giáng một búa như đã viết ở đoạn trên, dù Nguyễn Công Hoan hích chân Việt Sĩ ra hiệu, Việt Sĩ vẫn tỉnh bơ, phê bình Lê Văn Tầm bằng mồm. Lê Văn Tầm tái mét mặt, miệng méo xệch. Nguyễn Công Hoan ví khuôn mặt và tâm trạng Lê Văn Tầm lúc ấy giống một sự "Nguội điện." Tôi đang chờ đợi một sự nguội điện, chờ đợi Việt Sĩ Nguyễn Thịnh chửi bới Lê Văn Tầm Vũ Văn Long. "Ðồ khốn nạn, nó viết văn làm thơ thế này à? Hạng Lê Văn Tầm không thiếu gì trong xã hội An Nam tạ Thật đáng để cẩm phạt vì nó vừa bẩn lại vừa bẩn!"

Nhưng "giáo sư" Thịnh gật gù:

- Khá lắm, khá lắm!

Tôi bèn "run như thần tử thấy long nhan:"

- Khá saỏ

- Thơ mày có hồn, mày sẽ làm thơ hay không thua gì Nguyễn Bính.

- Thật hả?

- Thật chứ đùa à? Ðã thi sĩ nào làm bài thơ đầu tay chứa chan tình cảm như mày đâụ Cái lối viết thư gởi chị là lối của Nguyễn Bính. Họ Nguyễn có bà chị thân yêu là "chị Trúc." Còn mày có chị quái đâu mà cũng chị chị, em em rối tinh thế?

- Tao có bà chị họ.

- Ðẹp không?

- Ðẹp lắm.

- Sao tao không biết?

- Bà ấy ở Hải Phòng cơ.

- Giới thiệu tao nhé, nhớ đấy nhé! Thơ mày hay lắm. Mày sẽ làm lu mờ những thằng thi sĩ bé con đang đăng thơ trên báo chí Hà Nộị Bài này dài quá không phổ nhạc được. Mày sáng tác một bài lục bát đi, tao sẽ phổ nhạc và nhờ Quách Ðàm hát.

Tôi sướng rên, sướng rên mé đìu hiụ Ðời tôi lên hương rồị Một nhà nghệ sĩ lỗi lạc có nhạc hát ở đài phát thanh Hà Nội đã công nhân tôi là thi sĩ. Tôi tình nguyện sống chết cho nàng thơ, cho nghệ thuật.

Tôi sẽ đi lang bạt kỳ hồ, sẽ bắt chước Hàn Mặc Tử, đêm ba mươi tháng chạp đáp chuyến xe vét về nhà ăn tết với bộ quần áo rạch bạc màu sương gió và hôi hám. Và mẹ tôi sẽ hỏi tôi như mẹ Hàn Mặc Tử hỏi Hàn: "Va ly của con đâủ" Tôi sẽ đáp "Con cầm cố lấy tiền trả tiền cơm hết cả rồị" Mẹ tôi lắc đầu thương xót. Ôi, đời thi sĩ nghèo khổ quá. Nghèo khổ và khốn nạn. Cổ kim Ðông Tây không có thi sĩ nào sung sướng? Càng những thi sĩ lừng danh càng khổ sở. Những anh nhà giàu, chức tước cao sang, thấy người ta làm thơ cũng làm thơ đâu phải là thi sĩ. Và thơ của những anh này, Cao Bá Quát liệt vào dòng thơ Thi Xã lênh đênh trên con thuyền Nghệ An. Các thi hào, thi bá trong trời đất mênh mang đều nghiện rượu và hút thuốc phiện. Lý Bạch chết vì rượụ Không, chàng chết vì tương tư Dương Quý Phị Thi sĩ đã hạ đo ván ông vua Ðường Minh Hoàng mê Dương Quý Phi nhưng nàng lại "yêu trộm" Lý Bạch. Trái tim nàng chỉ rung động khi nhìn chàng viết thơ, đặt bài ca cho nàng múa hát. Rimbaud, Verlaine, say be bét. Rồi kẻ đi buôn bán nô lệ kiếm tiền uống rượu, kẻ chết dưới gầm cầu còn "quỵt" tiền chủ "bạ" Tản Ðà chếnh choáng tối ngàỵ Cao Bá Quát "tiêu khiển một vài chung láo lếu" trong suốt đời thi sĩ của chàng. Trần Tế Xương kết cú nhất "cao lâu thường ăn quỵt, thổ đĩ lại chơi lường" song lúc nào cũng phong lưu tài tử. Cái nghèo của thi sĩ kể ra không hết. Vừa nghèo vừa bị ái tình hành hạ, thi sĩ béo tốt, sạch sẽ, bảo bao sao nổị Anh nào có tí tiền thì bị người yêu cho rơi để đi lấy chồng bác sĩ, thương giạ Nhà thi sĩ vội vàng bất cần đời tung tiền vào những trò chơi trác táng, ăn bẩn ở dơ, rồi hóa thành chúa chổm. Kết luận thi sĩ là bọn đói rách, tang thương. Anh nào no lành, không bị ái tình đầy đọa, không bị đói meo, thơ anh ấy hạng bét.

Cứ như tôi ấỵ Chưa ăn bẩn, ở dơ, thơ tôi tầm thường quá. Giá cái thằng phụ trách mục "Thi ca học sinh" nó không ghen tài tôi, nó trịnh trọng đăng bài thơ của tôi thì tôi cũng đành phủ nhận thi phẩm đầu tay của mình, đào cái huyệt chôn bút hiệu kỷ niệm Ngọc Long của tôi dưới ba thước đất. Tôi không hài lòng cho bài "Tình em, Duyên anh" của tôi vào văn học sử! Bài "Ðời thi sĩ" mới xứng đáng. Ôi, mai này tôi không về Thái Bình, không nhận tiền của bố mẹ, tôi sống với ngòi bút của tôi, tôi hút thuốc phiện dài cổ cò hay nghiện rượu cháy phổi, chắc chắn, thơ tôi sẽ còn rực rỡ, truyền cảm và thiết tha gấp ngàn lần Vũ Hoàng Chương. Nghĩ vậy, bèn nổi hứng làm bài thơ như vầy:

GIANG HỒ

(Tặng Nguyễn Thịnh, người đã khuyến khích thi tài của tôị)

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Nguyễn Du, ôi, tuyệt cú mèo

Mơ làm Từ Hải ta theo chân người

Mẹ già như chiếc lá rơi

Em thơ thôi nhé, không lời chia ly

Cha nghiêm ví thể hòn bi

Tang bồng hồ hải biết gì nữa đâu

Ngàn xưa cho tới ngàn sau

Bước chân lãng tử "vó câu gập ghềnh"

Ta là kiếp én lênh đênh

Trên truyền nghệ sĩ bồng bềnh nổi trôi

Uống say, uống để quên đời

Hút thêm, hút nữa thế thời phù du

Rượu nồng, thuốc phiện, gái tơ

Nằm trong cái túi giang hồ bạn ơi

Làm quan thì cũng thế thôi

Cũng ăn, cũng ngủ có lời thêm chi

Giang hồ lê bước chân đu

Yên đương là lãi, tinh si là lời

Nghĩ xem, chí lớn trên đời

Mấy ai đã lấp đầy đôi mắt huyền

Uống say và hãy hút thêm

Bạn, ta thoát tục ngả nghiêng trận cườị

Vũ Văn Long

(Gác trọ cuối mùa đông. Làm sau khi uống cạn hồ rượu đầy cùng tri kỷ.)

Tôi lại đưa Thịnh coị Và vẫn hồi hộp như lần đưa bài "Ðời thi sĩ." Thịnh đọc xong, mặt nó nặng chình chịch. Và giọng nó thiểu não:

- Thơ mày buồn quá!

- Thơ tao buồn?

- Ừ, đời mày sẽ khổ sở, vì bài thơ này vận vào đời màỵ

-Thơ tao buồn?

- Ừ, sao mày hỏi đi hỏi lại thế?

- Tao tưởng thơ tao buồn như ...bánh đa ỉu!

- Bánh đa ỉu sao được? Thơ mày cảm xúc tràn đầỵ Ðọc lên chỉ muốn khóc. Nhưng bài này già nua quá.

- Già nua à?

- Già nua quá. Nếu không biết mày, đọc bài "Giang hồ" người ta sẽ tưởng mày là ông già khụ khị.

Thịnh cất giọng ngâm sang sảng:

- Người đẹp vẫn thường hay chết yểu, Thi nhân đầu bạc sớm hơn aị

Nó gật gù:

- Nghệ sĩ giống người đẹp, giống tướng tàị Càng đẹp, càng tài hoa, càng dễ chết non.

Thịnh lim dim đôi mắt:

- Mỹ nhân tư cổ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầụ

Và lê thê nỗi sầu của nó:

- Thi sĩ như mày, nhạc sĩ như tao rồi cũng sẽ chết non, Long ạ! Những kẻ tài hoa trên trời đất đều chết non hết. Ðể người đời chiêm ngưỡng và tiếc thương. Thơ mày già tức là tại mày đaụ Tư tưởng mày yếm thế tựa Cao Bá Quát. Tao khuyên mày nên làm thơ ca ngợi tình yêu tươi trẻ như Xuân Diệụ

Tôi sẽ chết non, tôi sắp chết non. Nhưng tôi là kẻ tài hoạ Tôi chả cần sống lâụ Tôi sung sướng. Tôi tập nghề rượu chè bằng khởi sự uống bia ...hơị "Giáo sư" Thịnh đưa tôi đi quá xa niềm ước mơ của tôị Nó đòi hỏi tôi phải làm thơ bồng bế, tươi mát như Xuân Diệụ Bổn phận của tôi là phải nghe lời nó răm rắp. Không nghe lời nó, nó tức giận, nó chê thơ tôi dở thì tương lai nghệ sĩ của tôi như rách mướp.

Một hôm, đọc ở tuần báo nọ mẩu chuyện khôi hàị Chuyện kể rằng có một nhà phê bình văn nghệ hễ thấy tác phẩm nào ngoài những tên Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng là ông ta chê hạng bét hết. Có anh văn sĩ sáng tác một truyện ngắn ký tên Khái Hưng viết trước ngày bị Việt Minh thủ tiêụ Nhà phê bình khó tính đọc từng dòng, khen từ cái dấu phẩy đến cái chấm. Ðể ông ta khen chán chê, khen hết ngôn ngữ, anh văn sĩ mới thú thật truyện ngắn mà nhà phê bình tưởng của Khái Hưng là do anh ta sáng tác. Nhà phê bình bèn "chửi" từ cái chấm đến cái dấu phẩy!

Công tử Phát Diệm, mông xừ La Bơ của chúng tôi, chắc chắn, ghen tài Nguyễn Thịnh. Nên, mỗi lần nói tới nhạc Nguyễn Thịnh, hai đứa đều bĩu môi, bỉ thử. Tôi thì hãnh diện có thằng bạn như Nguyễn Thịnh. Ðược đi chơi với nhà nhạc sĩ, đâu phải dễ dàng. Tôi sợ Thông, Khải nhổ nước miếng vào thơ, nên tôi láu cá, ký mập mờ hai chữ X.D. dưới mỗi bài thơ đã chép cẩn trọng trong cuốn vở bìa cứng. Công tử Phát Diệm đọc những bài thơ yêu đương của X.D. và hỏi tôi:

- X.D. có phải là Xuân Diệu không màỷ

- Còn ai nữạ

- Thơ Xuân Diệu làm trong kháng chiến hả?

- Ừ.

- Hay quá, ông chép hết mới được.

Và công tử Phát Diệm chép hết thơ tôi, thuộc lòng nhiều bài rồi đứng ở cửa sổ, nhìn sang "nhà bên kia" ngâm rống. Nhưng hai nàng chưa về. Công tử Phát Diệm gởi thơ tôi cho mây ngàn baỵ "Giáo sư" Thịnh thấy Thông ngâm thơ dữ dội quá, cũng ngứa miệng:

- Thơ ai mà tuyệt vậỷ

- Xuân Diệu đó.

- Hèn chị

- Xuân Diệu yêu thì nhất thiên hạ rồị

- Mày chép ở đâủ

- Thầy Nguyễn Uyển Diễm đọc riêng cho tao chép.

Thông "phiệu" chuyện trước mặt tôị Tôi mỉm cười khi Thông nháy mắt. Vì nó "phiệu" mà "giáo sư" Thịnh, nhà tâm lý ái tình, tay nghệ sĩ cự phách có nhạc hát ở đài Hà Nội đã ngồi cả buổi, chép thơ tôi qua bản chép của công tư Phát Diệm. Tôi không dám tiết lộ sự thật, lặng yêu cho "người đời" chiêm ngưỡng mình. Nước máy Hà Nội, thật sự đã làm chú học trò tỉnh đồng chua nước mặn láu cá hơi nhiềụ Tôi được hưởng vinh quang âm thầm mà chưa nghệ sĩ lớn nào được hưởng. Kẻ sống chung nhà, ngồi chung bàn ăn, ngủ chung giường chiếu với tôi, ca ngợi tôi, ao ước được như tôi mà không biết tôi là gã thi sĩ khốn nạn đã có bận muốn tự tử vì cái thằng phụ trách mục "Thi ca học sinh" của nhật báo Giang Sơn ghen tài, sợ bị thất nghiệp nên âm mưu giết một thiên tài bằng cách trả lời tôi phũ phàng, tàn nhẫn. Nhưng dù sao, tôi cũng không gởi thơ đăng báọ Tôi nhất định bắt chước Chế Lan Viên, góp đủ năm mươi bài thơ để in tập thơ đầu tay của tôị Giữa lúc vinh quang hứa hẹn đó thì Bảo Ngọc "về nhà." Tôi ao ước được ở Hải Phòng, ngồi nhìn mặt trời lặn xuống biển Ðồ Sơn để ngâm thơ Huy Cận:

Khi bóng hoàng hồn phủ núi xa

Khi nguồn tâm tưởng vướng chân. Và

Khi không cầm được anh ngồi khóc

Ấy lúc em tôi đã tới nhà.

Tôi sẽ khóc ra nước mắt. Nước mắt không ra, tôi đem dầu Nhị Thiên Ðường của mẹ tôi, bôi đầy mắt là sự nhớ thương người yêu bắt buộc sẽ lâm lỵ Bảo Ngọc về! Ðó là tin trấn động đối với gác trọ của chúng tôi, tin này quan trọng hơn tin quốc trưởng Bảo Ðại "quang lâm" Hà Nội, Luyến xỏ Thịnh:

- Người yêu của "bạn" Thịnh vừa về. Yêu cầu "bạn" Thịnh "kều" quà bánh cho anh em ăn đị

"Giáo sư" Thịnh bèn ôm đàn, đứng ở cửa sổ, "tay đàn miệng hát" bản "Nghệ sĩ với cây đàn" của Nguyễn Văn Khánh.

- Nối dây tơ đồng, em ơi hãy giúp cho ta đường đời, cho ta lên tiếng yêu đương vài lờị Ðời mà thiếu em ta kém vui ...

"Giáo sư" Thịnh của tôi ca vừa dứt, mông xừ La Bơ "tái bản" liền "Nghệ sĩ với cây đàn" ngay tại cửa sổ:

- Ðói ba hôm ròng, em ơi hãy giúp cho anh vài đồng, cho anh ăn cháo không anh hết hơị Ðời mà thiếu em anh chết toi ...

Công tử Phát Diệm cười hể hả. Dĩ nhiên là một cuộc đấu khẩu xảy ra giữa tài năng Nguyễn Thịnh và "vi ô lô nít" Ðồng Văn Khải với bản "Chiều ơi" bất hủ. Luyến và tôi làm khán giả. Tôi muốn chúng nó cút hết đị Ðể căn gác còn mình tôi, còn mình tôi thôi, tôi sẽ tỏ tình cùng Bảo Ngọc sau mấy mươi ngày xa vắng. Nhưng bọn khốn kiếp đang cãi nhau cù nhầỵ Công tử Phát Diêm làm đòn xóc, thọc mông xừ La Bơ một cú, đâm "giáo sư" ái tình Thịnh một cú.

Luyến lại xỏ Thịnh:

- Mày bảo em yêu mày, còn chờ gì chưa "kều" quà cho tụi tao ăn, Thịnh?

"Giáo sư" Thịnh lúng túng:

- Toàn cô hồn chờ cháo lú, bố em cũng không dám cho quà.

Luyến nháy tôị Tôi không thích trêu chọc ai sốt cả. Tôi đang nhìn vào khoảng trống để hình dung ra Bảo Ngọc, người yêu của tôi, để hít hà bánh đậu xanh Hải Dương. Một thi sĩ, tác giả những bài thơ ký X.D. mà "đời" cứ tưởng của Xuân Diệu như tôi, ngồi "trầm tư mặc tưởng" thì nó phải vĩ đại và thiêng liêng lắm. Trong những phút giây tôi sống cho riêng tôi, bỗng chúng nó ơi ới:

- Mới về hả em?

- Nhớ em quá!

- Ði đâu thế?

- Quà của anh đâủ

- Em đẹp và duyên dáng ra đấy nhé!

Nàng xuất hiện ở cửa saụ Mông xừ La Bơ và công tử Phát Diệm "lơn" hung hăng phát khiếp. Giáo sư Thịnh lắc đầụ Tôi bịt tai, nhắm mắt. Rồi ngơ ngác khi Luyến gọi:

- Long, Long!

- Gì?

- Em hỏi màỵ

Tôi nhảy bổ ra cửa sổ. Nhìn xuống. Tim rung động hết cỡ. Nàng cười, Thịnh gạt phăng tôi, tranh chỗ đứng:

- Con nhà Luyến xỏ mày đấỵ

Thịnh thả lời:

- Mới về hả, nàng tiên của tôỉ

Thông tiếp:

- Nàng tiên ...nâu!

Luyến bắt đầu ra hiệu cho tôi hạ "tình địch" ngay tại chỗ đị Tôi đang phân vân, thì Khải nói:

- "Nó" hỏi thằng Long chứ có hỏi chúng mày đâụ

Luyến to tiếng:

- Ðúng vậỵ Thằng Long "kều" quà cho chúng tao ăn vớị

Nó kéo tôi tới cửa sổ. Nàng lại cườị Tôi ấp úng:

- Ngọc mạnh giỏỉ

Nàng gật đầụ Luyến thúc khuỷu tay vào mạng mỡ tôị Tôi trở nên bạo dạn:

- Hải Phòng vui không?

- Vuị

- Bánh đậu xanh đâủ

- Thòng dây xuống đị

Nàng chạy tọt vào nhà. Luyến giúp tôi sửa soạn "cần câu quà gái" thật nhanh. Khi Luyến thòng cái hộp bích quy xuống, nàng đã khệ nệ bưng ra vô số quà bánh. "Giáo sư" Thịnh, mông xừ La Bơ và Công tử Phát Diệm tròn xoe mắt "chiêm ngưỡng" tôị Luyến kéo cái hộp bích quy ba lần. Nàng nhìn tôi đắm đuối:

- Mai nhé!

Rồi khuất bóng. Khải nắm chặt cánh tay tôi:

- Tao đi học đàn để "lơn" gái, kéo bài "Chiều ơi" cụ Duyệt khen ầm mà vẫn chưa "lơn" được em nàọ Mày dạy tao "lơn" gái nhé, Long nhé!

Thông nuốt nước bọt ừng ực:

- Con nhà Long "tâm ngẩm đá ngầm chết voị" Yêu nhau tự thuở nào đó, hả màỷ Bố khỉ, tử vi nó có cung ...đào hoa chắc.

Luyến chìa tay, dùng ngón trỏ khẽ ngoắc:

- Yêu cầu bạn Thịnh "thanh toán" tiền thua cuộc.

Nó vuốt râu tưởng tượng, đắc chí:

- Ðã nói, "mèo mù vớ cá rán" là triết lý của muôn đời mà. Thánh nhân phải đãi kẻ khù khờ chứ.

Mông xừ La Bơ cảm khái:

- Ông muốn làm mèo mù đấỵ

Công tử Phát Diệm cười lớn:

- Còn ông, ông sẽ là kẻ khù khờ.

Riêng "giáo sư" tâm lý và ái tình Nguyễn Thịnh buồn thiụ Mãi nó mới vớt vát:

- Thằng Long một em, tao một em, còn cá rán đâu cho chúng màỵ

Công tử Diệm nhún vai:

- Có cá rán của mày ở Huyền Trân Công Chúa rồi, em Bích rỗ huê ấy, để cá rán ở đây cho taọ

"Giáo sư" Thịnh cay cú lắm nhưng giả vờ im lặng để diễn tả sự khinh bỉ công tử Phát Diệm của mình. Thịnh bị "kê" nặng nề quá khiến Luyến tỏ ý xót thương. Và nó át giọng cả bọn:

- Ồn ào quá!

Công tử Phát Diệm "dọa" bâng quơ:

- Còn con cá rán thứ hai của tao đấy nhé!

Mông xừ La Bơ nheo mắt:

- Cho ông ăn "ké" vớị

Nó xỏ Thịnh:

- Nghệ sĩ gặm tí xương chăng?

Thịnh buồn rầu bước xuống nhà. Tôi đi theo nó vì tôi sợ nó mang tâm sự anh chàng Lang trong cái tích "Trầu cau" hát bài "Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu" thì bi đát quá. Hai chúng tôi ra bờ hồ Hoàn Gươm, ngồi trên ghế xi măng nhìn mặt nước hồ cau mày giận dữ mỗi lần có chiếc lá khô rơi xuống.

Trời lạnh nhưng Thịnh ăn kem. Nó đau đớn hỏi tôi:

- Từ nọ tới nay, may "mờm" tao hả?

Tôi ngạc nhiên:

- "Mờm" cái gì?

- Mày "đóng kịch" cả với taọ Mày là ...là thằng đểu, thằng xỏ lá, lừa dối bạn bè.

- Sao mày nói thế?

- Mày là thằng khốn nạn, mày đưa ông vào "xiếc" làm trò cười cho màỵ

- Ơ hay ...

- Mày đừng giả vờ. Tao đối với mày tận tình mà mày nỡ xỏ taọ

Tôi chẳng hiểu gì cả, vội vàng thề sống thề chết:

- Ðứa nào lừa dối mày, xỏ mày, cả nhà nó ngộ nạn.

Thịnh cười mỉa mai:

- Ðứa nào chứ đâu phải màỵ

Tôi đoán chừng "giáo sư" của tôi ghen. Bèn hỏi:

- Mày "cay" tao "lơn" mất em của mày hả?

Thịnh nổi điên:

- Em nào của taỏ Ông thù mày vì mày "lơn" gái có "mả," mày cứ giả vờ học ông.

- Tao mà có "mả" tán gái, tao sẽ bị xe điện cán chết vỡ sọ.

Thịnh nguôi nguôi giận:

- Thế mày "lơn" em cách nàỏ

Tôi đáp:

- Tao không "lơn." Cho đến nay, tao vẫn chưa biết cách "lơn" gáị Mèo mù vớ cá rán đấỵ

Thịnh ngó thẳng vào đôi mắt tôi:

- Mày nói thật à?

- Thật.

- Sao em biết tên màỷ

- Tao viết thư cho em.

- Mày ... uống thuốc liều à?

- Không, em viết thư cho tao trước. Em tên là Bảo Ngọc.

- Mày làm cách nào mà em viết thư cho màỷ

- Em đi Hải Phòng, em viết thư chia taỵ

- Tại sao em viết thư cho màỷ

- Em yêu tao!

- Tại sao em yêu màỷ

- Vì tao là mèo mù, tao khù khờ. "Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá."

Thịnh vỗ vai tôi, thân mật:

- Mày hết khù khờ rồi, Long ạ. Mày "kền" lắm. Trai Thái Lọ không thèm "lơn" mà gái Hà Nội cứ nhảy tới đòi yêu là mày đã nêu cao tên tuổi Thái Lọ.

Nó nói khẽ:

- Mày dạy tao cách ...mèo mù của mày đi!

Tôi chả biết cách ...mèo mù ra sao mà dạy Thịnh. "Giáo sư" của tôi đã từ chức và bằng lòng xuống làm hạng học trò, tôn tôi lên ngôi sư phụ ái tình.

Tôi kể chuyện nhờ Bảo Ngọc giặt quần áo, nhận quà của nàng, nhận thư của nàng và viết thư cho nàng. Thịnh nhất định không tin. Nó cứ van nài tôi chỉ dẫn cho nó phương pháp tán gáị Cuối cùng, nó nhờ vả tôi "lơn" giùm nó em thứ haị Buồn cười quá. Một tay triết lý ái tình, dạy thiên hạ yêu nhau mà rốt cuộc lại phải nhờ tôi "lơn" gái hộ. Tôi hãnh diện nhận lờị Thịnh càng tin tôi "giấu nghề." Nhưng bây giờ, nó khắng khít với tôi hơn cả Luyến. Tôi rút ra một nhận xét: Con gái yêu mình không cần mình biết đánh đàn, ngâm thơ hay là nghệ sĩ. Tại sao Bảo Ngọc yêu tôỉ Tôi chưa hiểu nguyên dọ Ðể tôi sẽ hỏi nàng, sẽ nắm tay nàng, sẽ hôm trên tóc công chúa Jean Simmons và hỏi: "Tại sao em yêu anh, em yêu dấủ" Và nàng sẽ chỉ cườị Ðể tôi cảm thơ Xuân Diệu:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

"Long ơi,

Chiều mai Ngọc mời long đi xi nê Ðại Nam, Long phải đi đấy nhé! Nếu Long không đi, Ngọc giận không giặt quần áo giùm Long nữa đâụ Chờ Ngọc ở cửa rạp đấy nhé! Nhớ đấy, đúng bốn giờ.

Yêu Long

Ngọc."

Cả gác trọ biết tin người yêu của tôi mời tôi đi xi nê. Chúng nó bàn tán kinh khủng. "Giáo sư" Thịnh buồn hiụ Luyến đã trở thành cụ Khổng Tử với triết lý "mèo mù vớ cá rán" của nó.

Bây giờ, đến lượt công tử Phát Diệm "giáo dục" tôi cách chiều chuộng người yêụ Về khoản này, Thông "cừ" hơn Thịnh. Vì nó đã có đào, đã quất ngựa truy phong để nàng Kiều rỗ huê của nó tháng đợi năm chờ mòn mỏị

Thông hỏi tôi:

- Mày biết mày sẽ phải làm gì khi ngồi bên em trong rạp xi nê chưả

Mông xừ La Bơ "kê" luôn một viên gạch Bát Tràng vào miệng Công tử Phát Diệm:

- Con nhà Thông có đi xi nên đâu mà đòi dạy nó. Mày chỉ biết "làm gì" khi ngồi bên con sen trong rạp cải lương.

Lý Thông gân cổ:

- Ðã có thời ông đưa em vào xi nê.

Khải cười xỏ:

- Ðưa nàng tiên rỗ huê của mày hả?

Công tử Phát Diệm gật gù, thách thức:

- Mày muốn không?

Mông Xừ La Bơ nhún vai:

- Muốn gì?

- Muốn tao tố cáo chuyện mày "đào mỏ" con sen của bà chủ trọ!

"Giáo sư" Thịnh vốn cay cú cái nghệ thuật kéo vi-ô-lông bản "Chiều ơi ..." của mông xừ La Bơ, đang buồn hiu bỗng tươi tỉnh:

- Sao, đứa nào "đào mỏ" con sen nhà bà chủ trọ?

Công tử Phát Diệm đáp cộc lốc:

- Thằng Khải!

Khải tức Mông xừ La Bơ bĩu môi khinh bỉ:

- Tao đâu có nghề "đào mỏ". Nghề ấy của thằng Thông, tao không có tiền lẻ, đưa giấy trăm cho con Lời, nó trả lại taọ Nghề vay tiền đi coi cải lương vẫn là nghề của thằng Thông. Ðứa nào không tin cứ gọi con Lời lên mà hỏị

Lập tức con sen nhà bà chủ trọ được "giáo sư" Thịnh gọi lên. Nó khai rằng "đổng lý" Nguyễn Ðệ vay nó hai chục hứa trả thành bốn chục nhưng đã quỵt luôn. "Ðổng lý" rời nhà trọ không thèm trả nợ con sen. Công tử Phát Diệm hai lần vay nó, trả vốn lãi đàng hoàng. Mông xừ La Bơ vênh vang hỏi con sen:

- Còn tao, tao cho mày tiền mấy lần?

- Cậu cho cháu mỗi lần, cậu lại bắt cháu giặt một lô quần áo!

"Giáo sư" Thịnh ôm bụng cườị Nó đắc chí:

- Người nghệ sĩ luôn hào hoạ

Nó đuổi con sen xuống nhà. Ðó, cái xã hội học trò đi trọ học nhỏ nhoi của chúng tôi đó. Có xã hội nào dễ thương hơn không? Công tử Phát Diệm bị một vố nặng nề, mông xừ La Bơ cũng không kém bi đát. Riêng Thịnh hãnh diện nhất vì hiên ngang rút cái giấy hai mươi đồng bà đầm xòe trả nợ cho "đổng lý" Nguyễn Ðệ. Tôi bảo Thịnh:

- Thằng "đổng lý" có tâm hồn nghệ sĩ.

Chỉ Thịnh và tôi hiểu ý nghĩa bốn tiếng "tâm hồn nghệ sĩ". Không khí ...bới móc nhau trôi đi rất nhanh. Cái xã hội học trò đi trọ học lại gần gũi nhaụ

Công tử Phát Diệm trở về vấn đề "làm gì khi ngồi bên em trong rạp xi nê." Tôi nóng lòng muốn biết vấn đề nàỵ Bèn nói:

- Chúng mày đừng "kê" nhau nữạ

Và nhớ lời khen của Thịnh, tôi say diễn tả:

- Tao "lơn" được gái Hà Nội là niềm hãnh diện chung cho gác trọ nàỵ Vậy chúng mày hãy giúp tao ý kiến.

Thông giơ tay trước:

- Tao có ý kiến.

Khải quay mặt đi:

- Nhớ đừng xui con nhà Long "vay" tiền em đấy nhé!

Thông cười xòa:

- Yên chí. Này nhé, mày cần mua kẹo chewing-gum. Mày bóc kẹo, đưa lên miệng nàng. Kẹo Chewing-gum là miếng trầu của câu chuyện tình ái trong rạp xi nê.

Tôi hỏi:

- Rồi sau đó?

Thông làm điệu bộ:

- Mày giả vờ đặt tay lên vai em thế này này ... (Nó đặt tay lên vai tôi). Em không hất ra thì mày trườn tay dài ra, ôm cả hai bờ vai em (nó ôm tôi). Ðấy là tay phảị Còn tay trái mày thò sang nắm bàn tay em.

Trong chúng tôi, dễ chừng, chưa có đứa nào "ngồi bên em" cả. Luyến đã có vợ. Mà vợ thì không phải là người yêụ Nó có yêu vợ nó trước khi lấy đâụ Ông cụ nó cưới vợ cho nó đấy chứ. Nên tất cả đã lắng tai nghe công tử Phát Diệm "luận đề về ..." ngồi bên em trong rạp xi nê.

- Rồi sao nữả

- Uống hương tình trên môi em.

Ðến đây, Thịnh xua tay:

- Không nên đi xa hơn, cầm tay em là đủ đẹp rồị

Công tử Phát Diệm lắc đầu:

- Mày lầm, Thịnh ạ! Nguyễn Bính bảo "Một trăm con gái thời nay ấy, Ðừng nói ân tình với thủy chung." Em nào yêu mình, cần phải đưa em đi thật xạ

Tôi hỏi:

- Ðến đâủ

Thông thản nhiên đáp:

- Khách sạn Ha-Le!

Khải bỗng nổi hứng, đồng ý kiến với Thông. Ít khi Mông xừ La Bơ "chịu" Công tử Phát Diệm, dù hai đứa cùng là chìa khóa mở kho cười vô tận. Nó khuỳnh tay, ôm một người tưởng tượng:

- Ðúng, đưa em đến đó tiện nhất, gần Âm Nhạc Học Xá của taọ

Thịnh chêm vào một câu tàn nhẫn:

- Ðể nghe mày cò cử bài "Chiều ơi ..." hả?

Khải "chơi" lại liền:

- Không, tao sẽ hát cho em nghe bài "Ươm mơ" theo điệu sầm sà sầm sịt!

Cuộc "kê" nhau, "móc" nhau lại tái diễn. Và không đứa nào nghĩ tới chuyện giúp ý kiến tôị Công tử Phát Diệm bị dồn vào chỗ bí, cuối cùng, đành thú nhận chưa hề đi coi xi nê, chưa hề ngồi bên một em nào đẹp đẽ, thơm tho trừ nàng tiên rỗ huê của nó. Tuy nhiên, Công tử Phát Diệm ngỏ ý thèm được đi với Bảo Ngọc. Nghĩa là, những anh học trò tỉnh nhỏ lên Hà Nội trọ học đều mang cái "mặc cảm nhà quê". Mỗi anh tự tạo ra một câu chuyện "phi thường" để nói phét, để "trộ", để chứng tỏ nước máy Hà Nội đã làm các anh hết chất nhà quê. Biết đâu, chuyện quất ngựa truy phong của Công tử Phát Diệm chả là chuyện phịạ Nếu là chuyện phịa, Công tử Phát Diệm hơi ngụ Tại sao nó không phịa thêm nàng tiên của nó đẹp lẫy lừng? Không, nàng tiên của nó phải rỗ huê anh em mới tin, chứ đẹp, anh em bỏ ngaỵ Nó sành tâm lý. Ở đời mình với tay không tới mà người khác với tay tới, mình bắt buộc phải ghen. Tôi đâm ra thương Công tử Phát Diệm, nhủ thầm sẽ gắp cho nó con "cá rán". Vì nó cũng là mèo mù, cũng khù khờ, cần được thánh nhân đãi ngộ.

Ðấu khẩu một lúc mỏi mồm, Luyến đi viết thư gởi cho vợ, Mông xừ La Bơ tới Âm Nhạc Học Xá. Công tử Phát Diệm phóng vê lô xô lếch lên cầu Gỗ uống cà phê. Thịnh rủ tôi đến phố Duy Tân ăn kem Cẩm Bình. "Trời càng lạnh, ăn kem càng ngon." Nó bảo thế. Nhưng tôi muốn ngâm nga tách cà phê phin, phì phà mấy điếu Cotab cho nó có vẻ ...nghệ sĩ. Thịnh chiều tôị Bây giờ, nó bám sát tôi vì nó hy vọng "em thứ hai" sẽ về tay nó. Thịnh gạ tôi:

- Hay chiều mai mày "cho" tao đi xi nên với em nhé?

- Lỡ em giận thì saỏ

- Em đâu biết. Tụi mình tình cờ gặp nhau trong rạp.

- Ngồi gần nhau à?

- Ừ.

- Em mời tao, chắc em sẽ mua vé.

Thịnh móc túi, cử chỉ rất mã thượng:

- Ðừng để em mua vé. Tao mua sẵn ba cáị Mày giữ haị Khi em đến mày đưa em vàọ Tao chờ hết phim thời sự tao mới vàọ

- Trong rạp tối, làm sao mà giới thiệu mày với người yêu của taỏ

- Tao giả vờ mượn mày cái "pô gam".

- Lỡ em thấy có mày, em giận tao, em bỏ về thì saỏ

- Em không giận mày đâụ Tao biết em yêu mày lắm mà.

Thịnh nói câu này bằng giọng hết sức đau khổ. Tôi đành chiều nó mà nhận lời đề nghị của nó. Thịnh dặn tôi:

- Ðừng vui miệng kể chuyện ở gác trọ nghẹ

"Giáo sư" ái tình, nhà nghệ sĩ tài ba của tôi sợ trở thành chìa khóa cười thừ tư. Chiều hôm sau, Thịnh và tôi tới rạp hát Ðại Nam sớm nhất. Nó anh dũng mua ba cái vé hạng nhất. Tôi nhớ, bữa ấy, rạp Ðại Nam chiếu phim "Les aveniures de Tom Sawyer". Chúng tôi đi uống cà phê, mắt dán vào đồng hồ đeo taỵ Thời gian như bị què chân. Nó bước châm đến sốt ruột. Ngồi mỏi đít, tê chân, hút gần hết bao Cotab, tâm hồn lử đử mà mới quá ba giờ rưỡi một chút.

Hai nhà nghệ sĩ lang thang bên đây hè phố Duy Tân, lòng hướng về bên kia trông chờ một màu áọ "Trông chờ một màu áo về đây ấp ủ trái tim côi giữa mùa đời lạnh lẽọ" Ái chà, tôi có triển vọng viết văn chương mõ nữạ

- Liệu em có đến không hả, Thịnh?

- Không ai dại dột đùa với ái tình đâụ

- Có gì, tụi mình cứ vào coi phim nghe chưả Rồi về, tụi mình "trộ" chúng nó. Nói thật là em chơi xỏ, tụi nó cười chết.

Thịnh triết lý còm:

- Rốt cuộc ở đời, thằng nào cũng có một lần làm chìa khóa mở kho cười vô tận.

Nó đoan chắc:

- Yên chí, tao sẽ kín miệng.

Tôi ngó đồng hồ. Còn thiếu năm phút mới đầy bốn giờ. Tại sao Bảo Ngọc tới muộn vậỷ Tôi nhìn bên kia rạp Ðại Nam. Ngẩn ngơ. Nàng đến tự bao giờ, đang ngó trước nhìn sau kiếm tôị Nàng đi với em nàng.

Chắc thế. Con cá rán mà Công tử Phát Diệm nhận phần đấỵ Người con gái mà "giáo sư" Thịnh đang nhờ vả tôi làm quen giùm đấỵ Tôi vỗ vai Thịnh:

- Em đã tớị

Thịnh vui niềm vui của tôi:

- Ðâủ

- Kia kìa, em đi với em của nàng.

Thịnh biến sắc mặt:

- Hỏng rồi!

Tôi hỏi:

- Sao, hỏng cái gì?

"Giáo sư" Thịnh, nhà tâm lý ái tình, gã thanh niên tự hào ăn nước máy Hà Nội hai năm, có bằng tú tài phần thứ nhất, đàn nhạc giỏi, "ca ve" mê như điếu đổ, gạt đi không hết gái đẹp, cũng có phút ngơ ngác như một dân "cả quỷnh" chính hiệụ Sấm sét ái tình mạnh thật. Nó làm Thịnh quên cả sự nói phét và hiện nguyên hình là một cậu học trò tỉnh nhỏ lên Hà Nội trọ học.

- Tao quên đề phòng.

- Ðề phòng aỉ

- Ðề phòng em của taọ Có ba vé, giờ tính saọ Số vé mình mua chắc nó bán xa rồị Tao hết hy vọng ngồi cạnh em.

Nó nuốt nước bọt ực một cái tiếc rẻ:

- "Ngàn năm một thuở", mày là mèo mù luôn luôn vớ cá rán. Ông đang muốn làm mèo mù giống mày đâỵ

Thịnh móc túi, cử chỉ rất mã thượng:

- Thôi, mày đi coi với các em đị Nhớ lựa lời giùm tao nhé! Hỏi tên em của tao là gì rồi về cho riêng tao biết.

Tôi cầm ba vé hạng nhất, ngần ngại chưa dám băng sang đường. Thịnh khuyến khích tôị Tôi thu hết can đảm, chạy nhanh, suýt bị xe đạp cán. Nàng đã thấy tôi, mỉm cười chào đón.

Nụ cười của Bảo Ngọc không làm cho tôi sung sướng như tôi đã tưởng. Mà chỉ làm tôi ngượng ngập, run sợ. Giá có Thịnh bên cạnh tôỉ Nàng trách nhẹ:

- Long đến muộn quá!

Tôi thộn mặt ngó nàng rồi ngó xuống đôi giàỵ Và, chả hiểu phải làm gì, tôi cúi xuống thắt dây giàỵ "Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá" mà. Tôi không biết chào hỏi em nàng. Em nàng, đúng rồị Vì nàng này bé nhỏ hơn nàng của tôị

- Ăn kẹo đi!

Bảo Ngọc đưa cho tôi thanh kẹo Chewing-gum. Tôi quên cả lời dạy dỗ của công tử Phát Diệm. Ðáng lẽ tôi phải mua Chewing-gum mời nàng. Thì tôi lại chìa tay nhận kẹo của nàng. Tôi trở thành kẻ thụ động, một thứ mèo mù chính hiệu thuốc ho bà lang Trọc. Tôi trông thấy rõ ràng em gái Bảo Ngọc tới "ghi sê" mua vé. Mà tay tôi cứ thọc vào túi quần mân mê ba cái vé hạng nhất của "giáo sư" Thịnh. Thế rồi, Ngọc ngoắc taỵ Tôi ngoan ngoãn theo sau nàng như một cậu em họ ở nhà quê mới lên Hà Nội, được bà chị dắt đi xi nê.

Trong bóng tối và "ngồi bên em", tôi không biết làm gì. Nhớ mang máng lời công tử Phát Diệm. Nhưng tôi sợ. Tôi sợ thật. Ðành thủ hai tay kín trong túi quần và đôi mắt nhìn thẳng lên màn ảnh. Bảo Ngọc hỏi câu nào tôi trả lời câu ấỵ Nàng cứ hay nhỏ to chuyện trò với em nàng khiến tôi ngỡ nàng đang "chê" tôi "cả quỷnh". Thỉnh thoảng, Bảo Ngọc vỗ nhẹ vai tôị Tôi nhát quá, thành thử, không cảm được cái mê man của sự vuốt ve của người yêụ Tôi biết tên em gái nàng là Thu rồị Ngọc nhắc "Thu" luôn miệng, Tom Sawyer "lơn" gái còn giỏi hơn tôi, nó biết trổ tài mọn đi trên hàng rào y hệt người làm xiếc cho nàng của nó phục tàị Còn tôi, tôi ngồi câm nín. Và ngu ơi, ngốc ơi, mèo mù ơi, tôi say mê theo dõi những hành động của thằng Tom Sawyer hơn là chú ý đến Bảo Ngọc.

- Long buồn gì, hả?

- Không.

- Tại sao không nóỉ

- Nói gì?

- Nói chuyện với Ngọc.

Nàng khích tôị Khốn nỗi, tôi quên hết cả những vần thơ tán gái, những vần thơ bồng bế của Xuân Diệu, Nguyễn Bính rồị Nàng bóc kẹo, đưa tận miệng tôị Thú thật, tôi xấu hổ hơn là cảm động, rung động. Tai tôi nóng bừng. Trống ngực đánh thình thịch:

- Long học trường nào nhỉ?

- Minh Tân.

- Lớp mấỷ

- Ðệ tam.

- Quê Long ở đâủ

- Thái Bình?

Thái Bình! Nhiều thằng bạn Hà Nội của tôi nghe tôi bảo ở Thái Bình, chúng nó đã tròn mắt bỉ thử. Tôi khai quê hương mình với Bảo Ngọc, đâm ra lọ Ngại nàng chê dân Thái Lọ "con tâu tắng buộc bờ te tụi", nàng bỏ rơi tôi thì đời sẽ ê chê, cay đắng. Nhưng nàng lại đặt bàn tay (chắc thon mềm) lên vai tôi:

- Tại sao Long không chịu cúp tóc?

Tôi xuất thần nói một câu nặng tính chất lãng tử tài hoa:

- Vì Long là nghệ sĩ!

Nàng hơi to tiếng (bởi ngạc nhiên):

- Nghệ sĩ!

- Vâng.

- Ðừng vâng nữa, Long ạ! Long đánh đàn à?

- Không, Long làm thơ. Thơ Long hay như thơ Xuân Diệụ

- Tuyệt quá, tưởng Long chơi violon.

Thu góp lời:

- Gác "nhà" Long có ông nào kéo bài "Chiều ơi ..." cứ như sẩm ở bến xẹ

Tôi buột miệng:

- Mông xừ La Bơ đó.

Ngọc hỏi:

- Tây lai à?

Tôi giải thích cái "điển cố" La Bơ. Hai nàng châu đầu vào đầu tôi nghẹ Chuyện gác trọ được kể thầm trong bóng tốị Bây giờ, tôi mới biết tôi ngồi giữa hai nàng tiên, hai nàng tiên không rỗ huê.

Tôi không nhìn rõ được sự cảm phục trên khuôn mặt hai người con gái Hà Nội, vì ... tôi không dám nhìn hai nàng, khi bỗng dưng, cao hứng khoe mình làm thơ hay như Xuân Diệu, Nguyễn Bính. "Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá." Làm thơ là được rồi, cần gì phải làm thơ hay như Xuân Diệu, Nguyễn Bính. Bảo Ngọc vẫn đặt bàn tay mềm mại (tôi biết mềm mại rồi, bởi tay nàng không làm đau vai tôi) lên vai tôị Qua chiếc pullover dầy, chiếc sơ mi, hơi ấm tự bàn tay nàng lan tỏa "bờ vai" của tôị Lửa tình đó. Nàng nhỏ nhẹ:

- Làm thơ có khó không hả Long?

- Dễ mà.

Thu chộp lấy cánh tay tôi:

- Long dạy Thu làm thơ nhé?

Tôi hãnh diện đáp:

- Long sẽ đưa Thu vào ... văn học sử!

Con mèo mù đã quên nỗi nhút nhát, quên nỗi xấu hổ. Nó không còn biết chung quanh nó có những cái gì. Nó khởi sự rung động như dẫy núi xa "khởi sự nhạt sương mờ" khi mùa thu tớị

Một em truyền lửa tình từ vai, một em truyền lửa tình từ taỵ Tôi thấy tôi giống ông Táo ghê. Trời ơi, em Thu chắc cũng "mê" tôi rồị Kẻ hát bài "ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu" sẽ là "giáo sư" Thịnh. Thu kéo cánh tay tôi xích lại gần nàng.

Cứ y hệt thơ Xuân Diệu ấy, "có nhiều bận em ngồi xa anh quá, Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn".

- Làm thơ có cần chi không?

- Cần sống phi thường.

- Sống phi thường là sống thế nàỏ

- Là ...

Tôi "phanh" dòng tư tưởng ...nghệ sĩ rất vội vàng. Chao ôi, nói thật cho Thu biết cuộc sống phi thường, có lẽ, nàng bóp nát tay tôị Cuộc sống phi thường của một nghệ sĩ gồm các mục ở dơ, ăn bẩn, đầu bù tóc rối, mặt mũi nhem nhuốc và chuyên môn ăn quỵt, uống rượu, hút thuốc phiện, chỉ nên thảo luận với "giáo sư" Thịnh bên tách cà phê đen vào gói thuốc Cotab.

- Là gì?

- Là ... là ... mơ mộng ngày đêm. Riêng con trai muốn làm thơ hay, phải để tóc vài tháng không cúp. Những anh tóc ngắn, làm thơ cả đời, may ra mới được một bài đăng vào mục "Thi ca học sinh." Còn rặt thơ con cóc.

- Long đã đăng thơ ở báo nàỏ

- Thơ hay không thể đăng trên các nhật báọ Long sẽ xuất bản một tập thơ "giấy phép kiểm duyệt số ... do Nhà Thông Tin Bắc Việt cấp ngày ... tháng ... năm ... in tại nhà in .... Ngoài những bản thường còn in riêng thêm trăm bản trên giấy quý để riêng tặng các thân hữụ"

Thu ngẩn ngơ chẳng biết tôi nói gì. Nàng bèn phục tôi quá. Ðến lượt Bảo Ngọc bắt tôi dạy làm thơ. Anh sẽ dạy cả hai em làm thơ. Anh sẽ thưởng thức luôn hai khúc cá rán. Vì anh được là mèo mù. Ðến đây, không em nào "gãi" đúng cái "chỗ ngứa" nghệ sĩ của tôi nữạ Tôi đành ngồi thộn ra, đành ngó lên màn ảnh coi thằng Tom Sawyer nghịch ngợm với thằng Huckleberry Finn. Tôi đã trở thành kẻ nô lệ của ánh tình. Em xích ...vai, em xích taỵ Nhưng tôi thì câm nín, thì cứ làm tượng gỗ, làm phỗng đá, chẳng biết "làm ăn" gì hơn.

- Long họ gì nhỉ?

- Vũ.

- Vũ Văn Long, Ồ, tên hay ghê đi ấỵ

- Còn Ngọc?

- Vương Bảo Ngọc.

- Thế Vương gì ... Thủ

- Vương Phượng Thụ

- Tên hay quá!

Bảo Ngọc nhấc bàn tay lên, vỗ mạnh vai tôi:

- Thế tên Ngọc có hay không?

Tôi gật đầu:

- Hay chứ.

Như vậy, những mẩu chuyện tầm phì, không ăn nhằm gì với nhau đã thầm thì trong bóng tối, cho đến lúc bóng tối biến đị Chúng tôi ra về. Hai nàng hẹn tôi dịp khác.

Tôi chia tay nàng ở cửa rạp Ðại Nam, chia tay ở giữa đám đông khán giả. Rồi tôi vù nhanh sang bên kia đường, đứng ngó hai nàng. Tôi mua một gói kẹọ Tôi biết tối nay tôi sẽ có vô số chuyện kể cho Thịnh nghẹ Và chuyện hay nhất sẽ là chuyện Phượng Thu

Chúng nó xúm lại hỏi thăm tôị Mỗi đứa một câu cứ loạn cả lên. Thịnh im lặng. Nó trông đợi câu trả lời riêng cho nó ở một quán cà phê. Công tử Phát Diệm luôn luôn tỏ mình là đứa đĩ đàng tuy bản tính nó thật tốt, thật lương thiện. Nó hỏi tôi:

- Mày "gỡ gạc" được tí gì không?

Câu hỏi thật "tàn bạo". Chẳng thơ một chút nàọ Ái tình đâu phải chuyện "gỡ gạc". Mà "gỡ gạc" là gì? Tôi hất đầu ngó Thông:

- "Gỡ gạc" chỉ

Thông nham nhở:

- Cầm tay, sờ đùi nàng!

Luyến kê Thông liền:

- Thằng Long nó đâu "mất dạy" như màỵ Nó khù khờ. Các đấng thánh nhân đều khù khờ hết. Vì tính nó khù khờ, thánh nhân mới đãi ngộ nó. Những thằng vừa "lơn" được gái đã tính chuyện "gỡ gạc", suốt đời chỉ ...vay tiền con sen.

Mông xừ La Bỡ bĩu môi:

- Vớ miếng cá rán không xực ngấu nghiến để nó thiu à ...

Tôi không muốn những đứa khốn nạn bôi bẩn mối tình đầu của tôị Vội vàng rủ Thịnh đị Thịnh mừng quá. Hai chúng tôi đi uống cà phê vỉa hè. Trời lạn. Buổi tối càng lạnh. Kéo cổ áo lên che gáy, hai chúng tôi ngồi trên ghế thấp, thưởng thức cà phê phin và thuốc lá ba số chín. Thuốc lá ba con chín thơm không chịu nỗị Cà phê cũng thơm. Trong những mùi thơm kỳ diệu đó, tôi nói:

- Tên em là Phượng Thụ

- Phượng Thu!

- Ừ, Vương Phượng Thụ

- Một bản nhạc diễn tả cánh phượng cuối cùng rụng xuống để mùa thu sung.

- Em thích cuộc đời nghệ sĩ.

- Phượng Thu của tao khoái âm nhạc không?

- Khoái vô cùng.

Tôi đáp bừa chứ Phượng Thu chỉ khoái làm thơ. Mà làm thơ không phải nghề của Thịnh.

- Mày có giới thiệu tao không?

- Có.

- Em đẹp không?

- Ðẹp hơn Bảo Ngọc.

Thịnh ngây mặt. Sự từng trải biến đi mất. Hai năm uống nước máy Hà Nội của nó kể như vất bỏ. Nó mất chức "giáo sư" rồị

- Em nói gì?

- Em bảo mỗi buổi chiều nghe thằng Khải kéo bài "Chiều ơi ..." em muốn khóc.

Thịnh trố mắt:

- Sao lại khóc?

Tôi mỉm cười:

- Em nhớ người sẩm kéo nhị và ca cải cách bài "Con đò đưa xác" ở bến xe!

Thịnh phá ra cườị Nó mím môi:

- Sẽ cấm chỉ con nhà La Ba mó vào đàn của taọ Mà, này Long ...

- Hả?

- Em biết tên tao chưả

- Rồi, tao giới thiệu tên mày còn hay hơn đài phát thanh giới thiệu nhạc của màỵ

- Em nói gì?

- Em bảo tên mày có vẻ phát tài thịnh vượng.

Thịnh gật gù, sung sướng. Nó lại "ươm mơ". Lần này nó ươm mơ một nàng tiên không rỗ huê. Nhưng khổ cho nó, nàng lại thích làm thơ, nàng nhờ tôi đưa nàng vào văn học sử. Nàng đã cầm tay tôi, chụm đầu vào đầu tôị Thịnh cao hứng, mua cả hộp thuốc ba con chín tặng tôị

Ðêm về, nó thức sáng tác nhạc. Còn tôi, tôi làm thơ diễn tả buổi chiều vàng đầu tiên của đời tôị Buổi chiều vàng ấy, thi sĩ Xuân Tâm cũng đã có một lần. Người muốn có thêm buổi chiều vàng thứ haị Và dám "Tôi đổi hơi mai lấy buổi chiều, Ðể tìm trong đó ít lời yêụ Ban ngày sáng quá, ban đêm tối, Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều ..." Nhưng, đêm Thịnh hì hục búng đàn, tôi hì hục tìm hình ảnh, vẫn chẳng đứa nào sáng tác nổi một đoạn thơ, đoạn nhạc, dù hai đứa hút hết hộp thuốc lá ba con chín. Thằng nọ nhìn thằng kiạ Hốc hác. Mệt phờ râu ông cụ. Chúng tôi ngủ li bì. Ðến chiều, Thịnh vùng dậy, can đảm làm một cuộc cách mạng ...tắm gội toàn diện! Nó ôm đàn, đứng bên cửa sổ hát "Thu cô liêu" của Văn Cao:

- "Thu cô liêu, tịch liêu cô thôn chiềụ Ta yêu thu, yêu thu, yêu thu ..."

Nó hát vỏn vẹn một câu đầu và ngừng ở đó, không chịu hát nốt cả câụ Mông xừ La Bơ hối lộ tôi một chầu xi nê để hỏi tôi tên Phượng Thụ Tôi cho nó biết luôn, dặn nó đừng có tiết lộ với Thịnh. Mông xừ La Bơ gật đầụ Nó "cay" Phượng Thụ Công tử Phát Diệm thì quá "cay". Chỉ một mình Luyến là hững hờ. Nó thương vợ con nó. Không hiểu nghĩ sao, Luyến có ý định bỏ học để về Thái làm giáo viên. Nó vừa tới tuổi động viên. Ði trình diện bị đuổi vì không đủ kí lô, con ông cụ thối chí, tính chuyện hưởng nhàn bằng nghề gõ đầu trẻ ở tỉnh lỵ. Gác trọ sắp xẩy thêm một chuyện chia lỵ Luyến chờ gần tết về với chúng tôi một thể.

Và ăn tết xong, nó không lên Hà Nội nữạ Nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn nhất định đóng đô trên căn gác Hàng Bông Thợ Nhuộm, noi gương đốc-tờ của gã em con chú là Ðặng Kim Châụ Nó đã vào Chu Văn An, ly khai hẳn gác trọ số 13 đường Ngô Thời Nhiệm, ly khai hẳn đời sống đàng điếm, nghệ sĩ của chúng tôị Nhưng rồi, sống chung với đám trưởng giả, Ðặng Xuân Côn khó thở. Ít lâu sau, cu câu lại mò mẫm tìm tôi, rủ tôi thuê căn gác khác, hai thằng sống với nhau lo học hành. Nó "xây dựng" tôi giữa lúc đang "say thuốc lào" ái tình. Tôi phớt tỉnh.

Nó gây sự đấm tôi một trái vào mắt rồi giã từ Hàng Bông Thợ Nhuộm, đến sống chung với thằng Quế Bồ Xuyên làm công an và thằng Từ Cầu Bo đóng trung sĩ ẩm ương ở đệ tam quân khụ Hai thằng này cũng dân Thái Bình. Chúng nó đã trở thành cáo già. Quế Bồ Xuyên sống với triết lý "núi củi, rừng tôn" tức là "lơn" em nào, em ấy phải

nhiều tiền dâng nó. Nó "lơn" cả em "tê liệt" cổ ở Thái Bình, em mà chúng tôi gọi là "điện kề không quay" và, mỗi lần ngoái cổ, em phải xoay cả ngườị Quế Bồ Xuyên có bộ bài tây, khi nào hết tiền, nó bầy bài bói toán. Hễ nó hí hửng khoe "vài hôm nữa có tiền" là y như rằng "một người con gái da ngăm ngăm đen" mang tiền biếu nó. Hễ nó buồn thiu, lắc đầu "sắp ốm" là nó ốm thật. Còn Từ Cầu Bo "lơn" em hàng sách bên cạnh bằng cách không đeo lon trung sĩ. Nó đấm mõm chú lính tài xế lái "dzip" bòn bạc. Mỗi sáng chú lính ép xe bên lề, bóp còi và kêu ầm ĩ "Thưa trung úy, mời trung úy đi làm."

Từ Cầu Bo ngó sang nhà bên cạnh, lớn tiếng: "Quế ơi, mày nhớ bảo thằng Bảng đem trả cho tao cái violon nhé! Mượn lâu quá rồị Ðem về để tao chơi chứ. Lên đài phát thanh chơi cái violon cũ quá, mất hết nghệ thuật." Ðại khái sáng thì Từ Cầu Bo giụp Quế Bồ Xuyên ghé qua Minh Ðỗ hẹn giùm nó là tối nó sẽ đón ... Vậy mà nó đã "cuỗm" được em hàng sách.

Ðặng Xuân Côn ở với hai thằng hủi chừng nửa tháng. Con ông cụ lại khăn gói ra đi, gởi ở căn gác ô uế phố Duy Tân một kỷ niệm chua xót. Là mất cái xe đạp vừa mua tại hãng Vĩnh Lợị Nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn tránh vỏ dưa để gặp vỏ dừạ Cuối cùng, nó đành thuê căn gác, sống một mình. Tôi chả thèm biết tới nó. Căn gác của chúng tôi rộn rịp hơn. Bây giờ, đến lượt Mông xừ La Bơ ôm lục huyền cầm, đứng bên cửa sổ nghêu ngao hát. Chúng nó đã "nhận diện" Phượng Thu và Bảo Ngọc.

- Thu cô liêu tịch liêu, cô thôn chiềụ Ta yêu thu, yêu thu, yêu mùa thu ...

Lời ca của Văn Cao được chế biến rất ...tàn nhẫn. Khi gặp Phượng Thu nhìn lên kiếm tôi (chứ kiếm ai nữa), Mông xừ La Bơ vớ cây đàn, tỏ tình:

- Thu ơi, Thu đẹp ghê, anh yêu nhiều, anh yêu Thu, yêu mắt Thu, yêu môi Thu, yêu tóc Thu, yêu tay Thu ..."

Phượng Thu thường nhăn mặt. Và Thịnh bắt buộc phải giật đàn khỏi tay Khảị Nó trịnh trọng ngó xuống:

- Xin giới thiệu đây là nhạc sĩ kéo nhị bản "Chiều ơi ..."!

Mông xừ La Bơ cười rất tươi, cúi thấp:

- Chính anh kéo bản "Chiều ơi ..." đó, em gáị

Nó không biết Phượng Thu đã ví nó như anh sẩm bến xẹ Khải "phửng phừng phưng" đàn miệng, hát tiếp:

- Thu ơi Thu, đẹp ghê, yêu Thu rồị Anh yêu Thu, yêu Thu ...

Phượng Thu bĩu môi nhìn Khải rồi chìa khuỷu taỵ Mông xừ La Bơ ai oán:

- "Ta yêu thu, yêu thu, yêu ...mùa thu". Ðừng tưởng bở, người ta yêu mùa thu chứ ai thèm yêu mình mà vênh váọ Chung Vô Diệm mà ngỡ là Tây Thị

Thịnh đau lòng lắm. Nhưng Khải sẽ quyết liệt nếu Thịnh mở miệng. Nó dọa:

- Trừ thằng mèo mù Long, còn không được ăn cá rán, ông sẽ phá hết mọi đứạ

Công tử Phát Diệm chê:

- Bần tiện quá.

Khải nhún vai:

- Ừ, bần tiện.

Luyến đề nghị:

- Tao biết ba chúng mày mê em Thụ Vậy oản tù tì đị

Công tử Phát Diệm bằng lòng ngaỵ Thịnh lắc đầu:

- Ái tình không phải là chuyện oản tù tì. Chúng ta cùng "lơn", thằng nào hay, thằng ấy thắng cuộc. Xin bạn Khải đừng dùng ngôn ngữ phu xẹ

Thịnh vững bụng thắng cuộc vì nó tin có tôị Công tử Phát Diệm cũng ngỏ ý nhờ vả tôị Một khúc quanh trong đời nó. Thông thề ly khai cải lương. Nó rủ tôi đi xi nê hoàị Luyến và tôi "khai thác" Thông, Thịnh, Khải tơi bờị Khải bỏ cuộc trước. Nó bỏ luôn cả chúng tôị Rất đột ngột. Khải tình nguyện vào trường sĩ quan Thủ Ðức. Nó cho Luyến và tôi đồ đạc, sách vở của nó. Từ đó, gác trọ chỉ còn bốn đứạ

Tình tôi yêu Bảo Ngọc không có gì thay đổị Vẫn một tuần hai lần thòng quần áo bẩn xuống cho người yêu giặt giùm. Nàng rủ tôi đi chơị Những lần đi chơi với Ngọc, không bao giờ tôi dám đứng bên nàng. Khi nàng đi trước, tôi đi sau, cách nhau hằng chục thước. Cứ như đôi người xa lạ. Ðôi khi, mỗi đứa đi một bên hè phố. Ðã có bận ngồi cạnh Ngọc, tôi chợt thấy nàng già hơn tôị Nàng bạo dạn cầm tay tôi rồi ôm tôị Tôi đâm ra sờ sợ.

Tự nhiên, tôi không muốn yêu đương nữạ Tôi muốn về ở với nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn.

Một hôm, Thông hỏi tôi:

- Em Ngọc của mày giận mày, hả?

Tôi đáp:

- Em không giận tao đâụ

- Sao mày buồn?

- Vì tao chán. Bảo Ngọc không phải là nàng thơ. Em cầm tay tao giữa chỗ đông người, tao xấu hổ lắm.

- Xấu hổ chó gì?

- Tao không quen.

Công tử Phát Diệm lắc đầu chán ngán:

- Em bạo dạn thì mày càng dễ "gỡ gạc" chứ saọ Mày không "gỡ gạc", mày nhường cho tao đi, kẻo phí của trờị

Tôi vươn vai thoải mái:

- Ừ, tao nhường cho màỵ

Thông nịnh tôi:

- Mày lý tưởng quá, mày tại "non giơ", gặp con Ngọc nó "già giơ", át giọng màỵ Ðể tạo "trị" nó.

- Gỡ gạc à?

- Nhất định.

- Nhưng làm cách nào em đi chơi với màỵ

- Mày rủ em đi cùng với taọ Tao sẽ dạy mày cách "gỡ gạc". Ngồi gần em tao sẽ "cuỗm" Bảo Ngọc của mày ngon ơ.

Tuổi học trò là tuổi dễ ham mê và chóng chán nản. Suốt nửa niên học, tôi dại dột nghe Thịnh, bỏ sách đèn để ...đi vào văn học sử và yêu đương! Ái tình và nghệ thuật. Ôi, những danh từ thơm tho ấy đã làm khối cậu học trò bỏ học bỏ trường mà đị Tôi đã đau khổ khi thi tài chưa đạt, khi người yêu chưa đáp lời yêụ Rồi, thi tài "lừng lẫy" qua sự cắm cúi chép của công tử Phát Diệm, "giáo sư" Thịnh (vì chúng tưởng X.D. là Xuân Diệu), tình yêu "rực rỡ" qua sự nhận quà, nhờ em giặt quần áo bẩn, đi xi nê, đi chơi với em.

Tôi lấy thế làm mãn nguyện lắm rồị Nên bắt chước Hồ Dzếnh là vừạ "Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở." Tôi đã sống phi thường hơi lâụ Tóc dài mọc cả vào trong lỗ tai rồị Và lông mũi "giao duyên" với mấy sợi ria vô tô chức. Tôi chìa tay bắt tay công tử Phát Diệm:

- Tao "nhường" cho màỵ

Và liền đó, công tử Phát Diệm bỏ ra hai chục đồng thuê con sen nấu cho tôi nồi nước. Tôi đi cúp tóc, rồi tắm gội một trận hả hê. Người tôi bỗng nhẹ đi, sụt ký lô vì tóc và ghét chia ly thân thể. Mặt bộ quần áo mới, tôi thấy tôi sảng khoái lạ thường.

Cao hứng, ngay bữa cơm hôm ấy, tôi tiết lộ những bài thơ ký X.D. là của tôị Công tử Phát Diệm thộn mặt giây lát, rồi cười khẩy:

- Ông biết "tỏng" từ lâu, ông giả vờ để mày sung sướng đấy, Long ạ!

Thịnh hạ Thông:

- Nó biết "tỏng" nhưng nó vẫn cho tụi đệ nhất chép lia lịạ

Thông trả đũa:

- Cả mày nữạ

Thịnh nịnh tôi:

- Ừ, thơ hay là tao chép. Thơ của thằng Long thua gì thơ Xuân Diệụ

Máu nghệ sĩ trong tôi lại nổi dậy ầm ầm. Tôi móc hai chục ném vào mặt Công tử Phát Diệm:

- Mày chê thơ ông à?

Thông dịu giọng:

- Chê đâụ

- Mày bảo biết "tỏng" là thơ ông. Cho mày rõ, đừng dở trò xỏ thằng Thịnh áp dụng vào trường hợp ông.

Công tử Phát Diệm đặt bát cơm xuống mâm:

- Ðừng vênh vang, thơ mày thối như phân ấỵ

Luyến hềnh hệch cười:

- Sao lại có hai chục bạc?

Tôi tiết lộ bí mật:

- Nó thuê con sen nấu nước cho tao tắm để xui tao "nhường" em Bảo Ngọc cho nó "gở gạc."

Thịnh lắc đầu:

- Nham nhở! Ðây không phải là Khâm Thiên, nghe chưạ

Luyến hỏi tôi:

- Mày bằng lòng à?

Tôi đáp:

- Ðời nàọ

Công tử Phát Diệm ức xùi bọp mép:

- Nó đi chơi với gái, gái nắm tay nó, nó run như cầy sấỵ Nó sợ em bám nó kỹ hơn đỉa đói nên nhờ tao rứt ra hộ.

Luyến há hốc miệng:

- Cái mã ...Phát Diệm nhà mày đòi "gỡ rối tơ lòng" ư? Tao đây này, tao "mả" không kém lão Thánh sống ở báo Liên Hiệp.

Nó nhìn tôi:

- Ðể tao gỡ ...em ra giùm màỵ

"Giáo sư" Thịnh triết lý vụn:

- Tình yêu không phải là vật mua bán, trao đổị

Nó rời khỏi mâm cơm. Và tay cầm chiếc tăm, Thịnh đứng bên cửa sổ nhìn sang nhà bên kiạ Tôi ngó Thịnh, cảm giác như mình sắp đánh mất một cái gì.

Một khúc cá rán. Không, tôi sẽ không bỏ Bảo Ngọc, không nhường Bảo Ngọc cho đứa nào cả. Tôi sẽ bảo em:

- Cứ yêu anh đi nhưng đừng ôm anh, đừng hôn anh, anh có tính hay xấu hổ, em yêu dấu của anh

Luyến không chịu chờ đến tết. Nó về Thái một mình. Căn gác chỉ còn bốn đứa lêu lổng. Chưa bao giờ đìu hiu thế! Luyến về Thái được một tuần, tôi nhận thư nó. Con ông cụ báo tin đã dạy ở trường tiểu học, tạm ăn lương mỗi ngày năm chục bạc. Nghĩ mà thương Luyến. Nó lớn hơn tôi bốn tuổị Rất thông minh. Luyến học bài như nó chơi bóng chuyền, không vất vả gì. Tháng nào nó cũng đứng hạng nhất và thi trung học phổ thông nó đậu bình. Luyến bỏ tôi, học nhẩỵ Nó dư sức đuổi kịp bạn cùng lớp. Luyến định hai năm đỗ tú tài rồi có bỏ ngang mới bỏ.

Nhưng cậu học trò tỉnh lỵ có vợ con. Và nhớ vớ, nhớ con quá, nó cam đành trở về quê hương đồng chua nước mặt làm anh giáo quèn. Nó không dám nói nhớ vợ con, lấy nê rằng mình yếu đuối, Thủ Ðức chê, đành bỏ học. Tôi hình dung ra ông giáo Luyến mỗi sáng cắp một chồng vở của học trò đến trường và mỗi trưa lủi thủi về nhà, đằng sau nó có hai chú nhãi, khệ nệ bưng giúp thầy chồng vở luận mà đâm buồn nản. Chắc nó hết ngang bướng rồị Nó sẽ tỏ vẻ sợ sệt khi ông thanh tra khám lớp nó. Ðiều khổ sở nhất đối với nó, có lẽ, là nó hết dám cười cợt giữa đường phố. Nó sẽ nghiêm trang, khẽ gật đầu mỗi bận học trò bô bô chào nó giữa phố.

Luyến đã chọn nơi "yên nghỉ". Biết đâu nó chả đang tập uống trà, hút thuốc lào, đọc "Ðông Chu Liệt Quốc" để bàn chuyện với đồng nghiệp già của nó. Còn tôi, tôi vẫn cứ đeo đẳng mấy bài thơ và một mối tình toan nhường bước cho Thông lại ức mà níu giữ. Một hôm, muốn chứng minh sự nhận xét về thơ tôi của Thịnh, tôi chép mấy bài gởi cho tuần báo nọ. Tôi nóng ruột chờ họ trả lời như đã từng nóng ruột chờ "thằng khốn nạn" phụ trách mục "Thi ca học sinh" ở nhật báo Giang Sơn. Tôi chờ cả tuần không thấy họ trả lờị Trong thời gian chờ đợi, sự nghiệp ... nghệ thuật, ái tình mời mọc khiếp quá.

Tôi đi chơi với Bảo Ngọc và Phượng Thu luôn luôn. Ðến nỗi, Thịnh và Thông phải ghen. Thú thật, tôi đã "cò mồi" nhiều phen. Tôi nói hay cho Thịnh, nói Thịnh đậu tú tài một, đàn giỏi, hát hay lại có nhạc do Quách Ðàm trình bày ở Ðài phát thanh Hà Nội và Trần Văn Trạch trình bày ở Ðài Sài Gòn, đài Pháp Á. Nhưng Phượng Thu nghe rất lơ là. Nàng cứ bắt tôi dạy làm thơ.

Tôi khổ sở vô cùng. Vì Thịnh trách móc tôi đã không chịu "giới thiệu" nó với Phượng Thụ Nó nặng lời:

- Tao biết Phượng Thu đẹp hơn Bảo Ngọc nên mày muốn nhường Bảo Ngọc cho thằng Thông.

Tôi phải hứa lần chót:

- Tao sẽ đưa mày đi chơi với hai em. Ông chán rồi, chán rồi, mày hại ông, mày làm ông mất bố nó nửa niên học.

Thịnh cười trừ:

- Năm đệ tam là năm dưỡng sức, toàn học ôn chương trình đệ ngũ. Vạn vật lại nham thạch với phún xuất thạch. Việt văn thì Trịnh Thử, Lục Văn Tiên ... Học khỉ mốc gì!

Tôi hết ân hận ngay, và đã rủ bằng được Thịnh đi chơi với Bảo Ngọc, Phượng Thu và tôị Tưởng "giáo sư" ái tình và tâm lý Thịnh "hiển hách" thế nào, ai ngờ nó còn "cả quỷnh" hơn tôị Nghĩa là, lần đầu tiên con ông cụ đi chơi với gáị Trước đây, nó nói phét. Tất cả những gì nó "kinh nghiệm" về gái đều là những sự nói phét hết. "Giáo sư" Thịnh bẽn lẽn, ít nóị Nói thì lí nha lí nhí. Tôi mới hùng hồn. Tự nhiên, hôm ấy, tôi thao thao bất tuyệt. Tôi cầm tay Bảo Ngọc, vỗ vai Phượng Thu một cách anh dũng khiến Thịnh phục sát đất. Khổ nỗi, khi tôi ba hoa tài âm nhạc của Thịnh, Phượng Thu lại chỉ hỏi thi ca, hỏi Thịnh có biết làm thơ không. Tôi bảo Thịnh làm thơ hay như tôị Nó ngớ ngẩn thế nào mà chối bai bải mình không biết làm thơ. Rồi hứa sẽ tặng Phượng Thu bản nhạc do nó sáng tác.

Về gác trọ, tôi xỉ vả Thịnh tơi bờị Nó thôn mặt ra nghẹ Cuối cùng, con ông cụ thú thật từ trước đến nay đều "phiệu" chuyện để "trộ" tôị Nó khai luôn cả chuyện nó tâm sự chơi guitare espagnole ở nhà nhảy đầm Régina chưa có lương gì. Và cũ nữ coi nó như "chú nhỏ". Tôi hỏi Thịnh:

- Bao giờ có lương?

Nó trịnh trọng đáp:

- Tuần tớị

Và năn nỉ:

- Tao "khờ khạo" quá, trăm sự nhờ màỵ

Ðến lượt "giáo sư" Thịnh nhận mình "khờ khạo". Ôi những kẻ đi chơi với người yêu không biết "gỡ gạc", những kẻ đi "lơn" gái không biết tỏ tình đều là những kẻ "khờ khạo, ngu ngơ" hết. Và Xuân Diệu đúng là thi sĩ của tình yêụ "Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá, Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì."

- Mày giả vờ chứ "khờ khạo" gì, mày "khờ khạo" ăn người thì có.

- Tao "khờ khạo" thật mà.

Thịnh méo xệch miệng trông nó rất thiểu nãọ Giá còn Luyến ở đây, Thịnh sẽ bị phang thêm vài câu nói móc. Chắc Thịnh sẽ khóc mất.

Công tử Phát Diệm chưa chi đã thú nhận "tao cũng nhát gái lắm". Nó chấm dứt sự tán tỉnh Phượng Thụ Và đe dọa "ông đã nộp đơn tình nguyện vào Ðà Lạt". Lại sắp có thêm một kẻ "xếp bút nghiên theo việc đao cung." Từ bữa đó, Thông chỉ nói chuyện Ðà Lạt, chuyên đeo lon quân một và các em sẽ sáng mắt khi nhìn nó đội mũ sĩ quan.

Con mèo mù, chú học trò tỉnh lỵ, cảm thấy mình hãnh diện vô cùng. Hễ tuần nào báo văn nghệ nọ mà đăng thơ của ông, khen thơ ông xuấg sắc, chúng mày sẽ biết tay ông nhiều hơn. Tôi trở thành kẻ kiêu ngạo, phách lốị Chất đồng chua nước mặn được nước máy Hà Nội và tình yêu biến hóạ

Tôi cần chiến thắng luôn cả công tử Phát Diệm Trần Văn Thông. Và tôi đã giấu Thịnh, dẫn công tử Phát Diệm đi chơi với Phượng Thu và Bảo Ngọc. Và than ôi, công tử Phát Diệm còn đần độn gấp mười lần "giáo sư" Thịnh. Tôi ví tôi như anh chốt trong thế giới của những thằng mù. Chúng nó nói phét hết. Càng những thằng muốn tỏ cho đời biết mình là kẻ hào hoa, là "tay chơi" càng là những thằng "khờ khạo, ngu ngơ" nhất trên đường tình áị

Vào một ngày náo nức nhất của tôi, tức là ngày tôi chờ tuần báo văn nghệ mà tôi gởi thơ phát hành thì Phượng Thu rủ tôi đi chơị Ði chơi với một mình nàng. Dĩ nhiên, không có Bảo Ngọc. Tôi đã tự hỏi tại sao lại không có Bảo Ngọc khi Phượng Thu mời tôị Tôi lại còn tự hỏi tại sao, tới lúc này, tôi vẫn chưa dám nói "anh yêu em" dù tôi đã hạ những "tay chơi" công tử Phát Diệm, "giáo sư" Thịnh. Nhưng yêu nhau cần gì nói bằng lờị Chỉ cần nhìn nhau và nghĩ đến nhaụ

Buổi chiều, tôi và Phượng Thu đạp xe song song trên đường phố Hà Nộị Tự nhiên, trời cuối đông thê lương bừng lên một trận nắng. Nắng vàng rực rỡ. Nắng nhuộc thành phố và nạm vàng kỷ niệm học trò của tôị Hai đứa đạp xe lên Bách Thảọ Rồi theo đường xe điện, chúng tôi đạp xe mãị Và lạ lùng thay, chẳng đứa nào chịu nói với đứa nàọ Tôi nhìn Phượng Thụ Nàng đẹp quá, đẹp hơn Bảo Ngọc. Ðôi má nàng ửng đỏ. Ðôi môi nàng mọng chín như môi Jane Powell, người yêu lý tưởng, trong những phim ca nhạc chuyên đóng vai con gái lớn của một gia đình mà hai vợ chồng ly dị nhau, thời học trò của tôị

Ðạp xe mãi, hai đứa tới một giáo đường. Ðường cao, giáo đường thấp ở phía tay trái tôị Phượng Thu bảo tôi đợi nàng để một mình nàng rẽ xuống nhà thờ. Tôi đứng chờ. Giữa lúc đó, hai người thanh niên đạp xe ngược chiều, ngắm nghía Phượng Thu và trầm trồ khen ngợị Khi thấy tôi, một người nói:

- Em đi với thằng này mày ạ!

Tôi sợ quá, cuống quít chối:

- Không, tôi đi chơi một mình.

Hai người thanh niên ngó tôi, họ cười hô hố. Rồi đạp xde đị Tôi nhìn theo bắt gặp họ quay lạị Tôi xấu hổ quá. Trời ơi, tôi "khờ khạo, ngu ngơ" hết chỗ. Việc quái gì tôi phải chối "tôi đi chơi một mình". Tôi trách móc tôị Tôi nguyền rủa tôị Ôi, ngày xa xưa ấy, ngày cậu học trò đi chơi với gái sợ cả những người xa lạ, không biết có còn ở hôm nay, trong tâm hồn những cậu bằng tuổi tôi thuở ngồi ở lớp đệ tam? Tôi thơ thẩn suy nghĩ mãi, quên cả Phượng Thụ Nàng trở ra lúc nào, tôi không nhìn rõ. Nghe tiếng nàng gọi:

- Long ơi!

Tôi mới giật mình, biết nàng đã ở gần tôị Chúng tôi đưa hai chiếc xe đứng sát nhaụ Rồi ngồi trên lớp cỏ khô bên vệ đường. Phượng Thu cầm tay tôị Nắng đổi mầu, nhuộm kín mái nhà thờ rêu xanh trước mặt chúng tôị Phượng Thu buồn buồn nói:

- Thu sắp sang Pháp.

- Thế à?

- Thu đi, Long có buồn không?

- Sang Pháp học thích lắm. Long vui chứ sao lại buồn.

Phượng Thu buông tay tôi ra:

- Long nói thế à?

Tôi hỏi nàng:

- Thu muốn Long nói thế nàỏ

Nàng chớp mắt:

- Long phải nói gì đi chứ ...

Tôi nhìn nằng chiều đọng trên tóc Phượng Thu, tôi muốn hôn tóc nàng, muốn hương tóc nàng phả vào tâm hồn tôị Nhưng tôi không dám. Tôi nghe được tiếng nàng thở dàị Và nàng đứng lên.

- Chán quá.

- Ðừng chán, đi Pháp học sướng hơn ở Hà Nộị

- Thu chả thích đi Pháp.

Tôi không biết nói gì hơn nữạ Lại thộn mặt. Rồi hai đứa đạp xe về nhà. Thông, Thịnh, chứng kiến cảnh âu yếu của hai đứa chúng tôi lúc chia taỵ Chúng nó thèm lắm, bắt tôi tả lại buổi chiều thứ hai của đời tôị Tôi im lặng. Im lặng và ủ rủ. Ðêm đó, tôi thao thức trong niềm hối hận. Tuần báo văn nghệ nó đã phê bình tôi như vầy: "Còn non

nớt, cần cố gắng thêm."

Sáng hôm sau, tôi trả tiền chủ trọ, sách va ly đến ở với Ðặng Xuân Côn, buông xuôi cả ái tình lẫn sự nghiệp văn chương. Chẳng đứa nào biết, vì sao, tôi đột ngột rời gác trọ ...

Lời tác giả

Ngày Xưa Còn Bé chấm dứt ở đâỵ Bạn đọc hãy coi như không có đoạn kết. Hãy coi đoạn kết ở chỗ gã mèo mù Vũ Văn Long vỡ mộng đi vào văn học sử, đã rời gác trọ số 13 đường Ngô Thời Nhiệm, khăn gói quả mướp đến căn gác của nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn để "làm lại cuộc đờị"

Tôi có thể kéo dài cái "Ngày Xưa Còn Bé" thêm nữạ Nhưng về sau, Khải vào Thủ Ðức, Thông vào Ðà Lạt. Thịnh thực sự chơi đàn kiếm tiền và ức không "lơn" được Phượng Thu, nó đã gá nghĩa cùng một em gái nhẩy, rồi không còn học trò nữạ Thì chẳng có chi đáng viết tiếp.

Hai em Bảo Ngọc và Phượng Thu cơ hồ cơn mưa bóng mây trong quãng đời niên thiếu của họ. Mãi ngày dám ôm người yêu hôn say sưa, mèo mù Văn Long mới biết chuyện đi Pháp của Phượng Thu là chuyến "đi Tây" của tình nàng yêu nó. Con gái Hà Nội khôn ngoan, tỏ tình kín đáo mà học trò tỉnh lỵ lại ngu đần. Giá mèo mù Văn Long buồn não ruột khi Phượng Thu bảo sang Pháp, chắc chắn, nàng sẽ hết muốn sang Pháp học và cương quyết ở Hà Nội yêu nó. Tôi nghĩ bởi ngu đần nên bọn học trò mới nhiều kỷ niệm đẹp về tình yêụ

Bạn bè viết lách của tôi đọc xong bản thảo truyện này, đã mỗi đứa làm giùm tôi một đoạn kết. Dương Hùng Cương đề nghị cho con mèo mù đớp cá rán. Nghĩa là nó bắt thằng học trò tỉnh lỵ "yêu nhau" với em Bảo Ngọc. "Yêu nhau" xong, nó sẽ hết khờ khạo, nó trở thành một tay chơi, nó hết bé bỏng, hết ... học trò. Tôi thấy đoạn kết của Dương Hùng Cường tàn nhẫn quá tuy nó rất cuộc đời, rất tác phẩm. Hoàng Anh Tuấn đề nghị cho Phượng Thu "chửi" Thịnh, "chửi" những thằng tưởng mình là nghệ sĩ là các em lăn sả tới yêụ Nó muốn hai em Phượng Thu, Bảo Ngọc "ghen", đánh nhau rồi tuyệt tình chị em vì mèo mù Văn Long. Mèo mù đau khổ, ca bài "Chiều nay biết về nơi đâu, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầụ" Hoàng Hải Thủy phản đối đoạn kết của Hoàng Anh Tuấn. Nó khuyên tôi đừng viết đoạn kết. Tôi nghe Hoàng Hải Thủỵ

Như thế, những ngày tháng học trò của bọn học trò sẽ thắm màu phượng vĩ muôn thuở. Tôi nghĩ, chỉ khi nào hoa phượng vĩ thôi nở, ve sầu thôi rên rỉ, kỷ niệm học trò mới không có. Nên "Ngày Xưa Còn Bé" của bọn học trò tỉnh lỵ, của chúng ta, bắt buộc phải giống những tiểu thuyết đăng nhật báọ Nghĩa là "còn tiếp, còn nữạ"

Vâng, còn nữa, còn nhiều lắm ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ryrlkil