Nghệ thuật quân sự

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta, thì "vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh", giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.
Từ lời thề của Hai Bà Trưng và nghĩa quân : "Một xin rửa sạch nước thù ; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng ; Ba kẻo oan ức lòng chồng ; Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này"((1) Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tập 2, tr. 33.1), đến Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, nghệ thuật "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", nghệ thuật quân sự Việt Nam đã liên tục phát triển dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt đổi yếu thành mạnh, kết hợp lực, thế, thời, mưu, để đạt mục đích là cùng giành lại và giữ vững chủ quyền đất nước với tư tưởng "dập tắt muôn đời chiến tranh", "đem lại thái bình muôn thuở". Nội dung cơ bản của thực hiện toàn dân đánh giặc là : "Mỗi người dân là một người lính, đánh giặc theo cương vị, chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Cả nước là một chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho địch đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, rơi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy". Trong đánh giặc, ông cha ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận làng, nước vững chắc, vận dụng sáng tạo cách đánh của nhiều lực lượng, nhiều thứ quân. Vận dụng rộng rãi, sáng tạo nhiều hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả cao như : phòng ngự sông Cầu, phục kích Chi Lăng, phản công Chương Dương, Hàm Tử, tiến công Ngọc Hồi, Đống Đa...


2+ Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc : Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất nhưng hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, chúng ta mở đầu chiến tranh đều vào những thời điểm đáp ứng mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử, do đó có sức lôi cuốn toàn dân tộc và có sức thuyết phục trên trường quốc tế mạnh mẽ. Trong kháng chiến chống Pháp, mở đầu chiến tranh vào ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đây là thời điểm ta không thể lùi được nữa sau các hành động thiện chí nhằm ngăn ngừa, không để chiến tranh xảy ra...
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ : "... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, giặc Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa... ". Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta đã chọn đúng thời điểm sau năm 1960, chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, cách mạng miền Nam đã có bước trưởng thành, đây là thời điểm sau đồng khởi và không cho Mĩ tạo cớ phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta chọn thời điểm sau khi giành thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong kháng chiến chống Mĩ, ta chọn thời điểm kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tại các thời điểm đó, thế và lực cách mạng đều mạnh, có đủ điều kiện để quyết định kết thúc chiến tranh, tự quyết định vận mệnh của đất nước, mà không phụ thuộc vào những yếu tố tác động khách quan.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro