SANG THU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hữu Thỉnh là một nhà thơ viết rất hay về mùa thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ "Sang thu" sáng tác năm 1977 trong thời kì đất nước hoà bình.  Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. 

* Luận điểm 1 (khổ 1): Mở đầu bài thơ là những tín hiệu đầu tiên báo thu sang:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Đối với Hữu Thỉnh mùa thu không phải là sắc vàng tươi của hoa cúc, không phải mùi vị thơm ngon của cốm làng vòng cũng không phải hương nồng nàn của hoa sữa mà là bắt đầu từ "hương ổi" - một mùi hương quen thuộc chốn làng quê. Có lẽ đây là lần đầu tiên "hương ổi" được đưa vào trong thơ ca ngọt ngào và tự nhiên đến thế. Với động từ "phả" vừa gợi sự lan toả, trộn lẫn lại vừa gợi sự vận động nhẹ nhàng của làn gió heo may. Hương ổi như sánh lại, nồng nàn hơn, ngọt ngào hơn. Cả không gian làng quê ngõ xóm như ngập trong hương sắc mùa thu. Nhà thơ đã đón nhận tất cả những tín hiệu ấy bằng một cảm xúc ngạc nhiên đến bất ngờ: "bỗng nhận ra". Mùa thu nay đã về trong hương sắc của đồng quê, trong cái se se lạnh của gió heo may, mùa thu còn được cảm nhận qua hình ảnh:
"Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
"Chùng chình" là một từ láy như gợi sự cố ý chậm lại của làn sương như một người thiếu nữ yểu điệu, duyên dáng đang lưu luyến mùa hạ và ngập ngừng trước ngưỡng cửa mùa thu. Dường như tác giả đã mở căng tất cả các giác quan để cảm nhận tận cùng hương sắc của mùa thu. Mùa thu đã về trên đồng quê ấy vậy mà thi nhân vẫn còn hoài nghi như tự nhủ "Hình như thu đã về". "Hình như" là một sự nghi ngờ, băn khoăn, bối rối. Thu đến tự bao giờ? Từ "hương ổi","gió se" hay từ "sương? Mùa thu về trên quê hương-đó là khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu mà chỉ có những tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước mới có những cảm nhận tinh tế đến thế!..
*Luận điểm 2 (khổ 2): Tiếp theo trong khổ thơ thứ 2 là cảnh đất trời sang thu:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã"
Mở ra một không gian rộng mở hơn với nhiều tầng bậc và cảnh vật ngày một rõ nét hơn. Dòng sông đầy ắp nước nay không cuồn cuộn chảy như những ngày mùa hạ. Từ láy "dềnh dàng" đã gợi tả dòng sông thật êm đềm, hiền hoà. Đối lập với sự "dềnh dàng" của dòng sông là sự "vội vã" của những cánh chim trời bay về phương nam tránh rét. Hai câu thơ với nghệ thuật đối lập tương phản kết hợp với phép nhân hoá đã tạo ra sự thống nhất trong khung cảnh mở rộng, thể hiện sự hài hoà, cân đối. Phải là một tâm hồn có những cảm nhận tinh tế về sự đổi thay của cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa ngắn ngủi mới có thể thấy được cái "được lúc" và cái "bắt đầu" của dòng dông, cánh chim. Mùa thu đã về trên đồng quê, trên những dòng sông và trên những cánh chim trời nhưng độc đáo nhất có lẽ là hình ảnh:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Hữu Thỉnh không tả đám mây xanh ngắt như trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông mang vào bức tranh mùa thu một chút đám mây mùa hạ còn vương vấn lại. Với động từ "vắt" rất gợi hình tạo dáng, gợi tả sự mềm mại, duyên dáng của đám mây. Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật nhân hoá gợi liên tưởng đám mây như một dải lụa mềm vắt ngang trên nền trời xanh. Ở đây tác giả đã vẽ không gian để tả thời gian. Có lẽ đám mây mang trên mình cả hai mùa, một nửa mang sắc nắng vàng của mùa hạ nửa còn lại thuộc về sắc xanh thẳm của mùa thu. Chỉ với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế mới có thể vẽ ra được một bức tranh mùa thu thơ mộng, êm đẹp mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sang#thu