Nghị luận xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường,... sau trở thành ông chủ nhà khó tính

Trong cuộc sống có những phong tục tập quán tốt đẹp tồn tại và đi song song với con người làm cho nó trở nên lành mạnh và trong sạch hơn. Ngoài ra, bên cạnh đó còn có sự tồn tại và phát triển không ngừng những tâp75 quán xấu. Nếu chúng ta không biết tự làm chủ bản thân thì những thói xấu ấy sẽ điều khiển chúng ta một cách dễ dàng. Những tập quán xấu hay thói xấu luôn có sự cuốn hút mãnh liệt, nó bắt đầu đến từ từ và thoáng qua trong tâm trí như một người khách qua đường dễ quên sau đó trở thành ngưởi thân thiết và cuối cùng trở thành người điều khiển chuyên nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến đòi sống và xã hội. Nên có ý kiến cho rằng: "những thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường, sau trỏ nên người bạn thân ở chung nhà kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính"

Thật vậy, cuộc sống con người không thể thiếu những phong tục tập quán hằng ngày, không thể thiếu những ước muốn, nhu cầu giải trí, cơ sở vật chất để phục vụ bản thân và trong một số đó là sự bắt nguồn, là cơ sở ban đầu cho những tập quán xấu xuất hiện và tồn tại sau đó. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu làm cho thói xấu ra đời đó là con người, do sự ham muốn nhất thời, làm thỏa mãn cho bản thân vượt quá giới hạn, con người đã tạo ra hàng loạt những thói xấu như: uống rượu, cớ bạc, hút chích...và nhiều thứ chất kích thích như: ma túy, rượu chè, thuốc lá,...

Tưởng chừng con người tạo ra những thói xấu ấy chỉ với mục đích giải trí, nhưng họ không ngờ đã đem lại nhiều hậu quả nghiêm trong ảnh hưởng đên sức khỏe, đời sống, gia đình, xã hội và có thế cướp đi tính mạng của chính họ.

Những thói xấu ấy lúc đầu gần như chỉ thoáng một cách vô hính, vô tình, chỉ là người khách qua đường bình thường không có uqan hệ thân thiết với nhau, gặp rồi quên ngay nhanh chóng, là người khách gặp gỡ tình cờ. Tuy nhiên, chắc gì nó đã đễ lại một nềm ham muốn trong ta rồi từ lần thứ nhất, thứ hai...lần thứ 100 và có thể nhiều hơn nữa. Nó không đến một lúc mà đến từ từ, tình cờ khiến cho ta không quan tâm, nều không thể kềm chế thì đến khi thói xấu trở thành nhu cầu thường xuyên, cần thiết thì thật khó có thể dứt bỏ vì chính nó đã "trở thành người bạn ở chung nhà". Cho đến khi thân thuộc như người thân trong nhà nó sẽ trở thành "một ông chủ nhà khó tính", một ông chủ với sự diều khiển chuyên nghiệp, sai bảo chúng ta hết sức khắc nghiệt biến mình từ chủ nhà sang nô lệ ngoan ngoãn. Nếu chúng ta làm trái ý thì ông chủ này có thể quyết định sự sống còn của ta trong lúc đó, tập quán xấu đã "trở thành ông chủ" nó chi phối mọi người trong nhà và sẵn sàng trừng phạt nếu không nghe lời.

Ví dụ: từ một học sinh chăm ngoan vì một lí do gì đó bạn không thuộc bài, bài kiểm tra điểm kém và bạn đã nói dối mẹ. Một lần khác, để mẹ được vui bạn đã lỡ trót mở lén vở quay cóp trong giờ kiểm tra và ựt nhủ sẽ không có thêm lần nữa, nhưng vì sự mê muội ham muốn, lười biếng trong bạn ngày càng dâng cao cuối cùng lại tái phạm nhiều lần nữa. Cho đến khi đại học do mât2 căn bản bạn đâm ra chán nản bỏ bê, cúp tiết rồi bị bạn bề rủ rê lôi kéo và sử dụng ma túy một lần, lúc đầu chỉ làm bạn qua đường, thoáng qu, thỉnh thoảng lại xuất hiện như vô tình, cuối cùng bạn không thể dứt bỏ vì nó đã thân thiết đến khi bạn không làm chủ được nữa, phải lệ thuộc vào nó. Để rồi thỏa mãn cơn nghiện bạn đã cắp tiền gia đình, trộm cướp, giành giựt để giữ được ông chủ của mình. Kết quả là bạn trở thành một phần tử của tệ nạn xã hội và ông chủ ngày càng đưa ra điều kiện khắc nghiệt hơn, dày vò cho đến khi bạn chết đi. Ví dụ trên có thể xem là một mắt xích di truyền những thói xấu, từ lúc đầu bạn không ngăn chặn, điều khiển nó để nó loại bỏ ra cơ thể mình thì về sau không còn lối thoát cho bản thân.

Tập quán xấu luôn điều khiển con người. Lúc đầu thôi thúc con người sẽ bất chấp hậu quả, dù phải dùng mọi thủ đoạn xấu xa đê hèn. Không biết khắc phục bạn s4 từ thói xấu này dẫn đến nhiều thói xấu khác, thói xấu nhân lên nhiều thói xấu cuối cùng phải tử mạng vì nó "một ông chủ khó tính". Thông thường thì những tập quán xấu hay những hành động sai trái dễ thực hiện hơn nhiều so với những điều tốt.

Trong xã hội chúng ta không thể thoát khỏi những thói xấu nhưng ta có thể loại bỏ nó ngay từ đầu bằng ý chí bản thân đẩy lùi nó để ta trở thành "ông chủ" điều khiển lại nó, buộc nó phải mất đi.

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. (Theo Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết 1 bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống

- Dẫn dắt, nêu đúng yêu cầu của đề: bàn luận về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

- Trình bày thực trạng thiếu trung thực:

+ Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng phổ biến về đối tượng, tinh vi về hình thức, nghiêm trọng về mức độ.

+ Trong cuộc sống, sự gian dối thiếu trung thực cũng rất phổ biến từ gia đình đến xã hội , với mọi lứa tuổi…

Điều đó làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, phần nào làm đổ vỡ niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước.

- Sự cần thiết của việc giáo dục, rèn luyện đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống:

+ Trung thực là ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi. không gian dối , thể hiện đúng trình độ năng lực của mình….

+ Trung thực đánh giá đúng hiệu qủa giáo dục, giúp cho người học , người day, các cơ quan quản lí nắm đúng thực trang để đề ra các biện pháp phù hợp.

+ Trung thực là một trong những đức tính nền tảng của đạo đức con người, xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện, đáng tin cậy…

- Biện pháp để giáo dục tính trung thực:

+ Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội…

+ Cần xử lí nghiêm với những biểu hiện thiếu trung thực, gian dối

+ Cần biểu dương những tấm gương trung thực, dám đấu tranh với những biểu hiện gian dối.

- Liên hệ rút ra bài học với bản thân.

Ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn

1. Giải thích câu nói:

"Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn".

- Ích kỉ là gì? Là chỉ nghĩ, chỉ biết đến mình, không quan tâm tới lợi ích của người khác.

- Dùng "thuốc độc" - một thứ gây hại nghiêm trọng cho tính mạng con người để định nghĩa, so sánh ngang bằng ("là") với tính ích kỉ => Sự hủy hoại của tính ích kỉ với tình bạn.

- Câu nói vạch ra tác hại ghê gớm và tốc độ phá hoại nhanh chóng của tính ích kỉ đối với một trong những tình cảm cao quí nhất của con người. Muốn tình bạn được "sống", được tồn tại, phát triển thì không thể giữ tính ích kỉ.

2. Bình luận:

- Thế nào là tình bạn (là gì? cơ sở xây dựng? điều kiện duy trì và phát triển?): tình bạn chỉ được xây dựng, duy trì, phát triển dựa trên sự tương tác, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ giữa hai người.

- Bản chất, biểu hiện của tính ích kỉ?

=> Cho thấy: bản chất của tính ích kỉ đi ngược lại, triệt tiêu những đặc điểm, giá trị của tình bạn. Tình bạn và sự ích kỉ không thể dung hòa. Ích kỉ sẽ giết chết tình bạn.

- Đặt ngược lại vấn đề: Sự ích kỉ tiêu diệt tình bạn nhưng một tình bạn đẹp liệu có thể thay đổi được tính ích kỉ?

+ Tốt và xấu luôn tồn tại, đấu tranh trong một con người. Mỗi chúng ta đều có sự ích kỉ dù ít hay nhiều.

+ Một tình bạn trong sáng, chân thành, nồng nhiệt nhiều khi có thể làm thay đổi, cảm hóa phần ích kỉ trong mỗi con người. Cha ông ta từng nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Bởi vậy, hoàn toàn có thể hi vọng: một tình bạn đẹp sẽ đủ kháng chất để "miễn dịch", thậm chí tiêu diệt "virut" ích kỉ trong mỗi cá nhân.

Lưu ý: Lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi ý phân tích.

3. Liên hệ bản thân

Biết chia sẽ giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh

Con người ko cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ thấy đc ánh sáng

I. Mở bài -Giới thiệu câu nói

- Nội dung khái quát:Con người phải tự nhìn ra cái sai của bản thân để khắc phục và hoàn thiện mình

II. Thân bài

1. Giải thích câu nói và khẳng định tính đúng đắn

a.Giả thích

Bóng tối là gì?bóng tối luôn thể hiện cho những điều sai trái trong cuộc sống, Nó là biểu tượng cho sự mắc sai lầm

Ánh sáng là gì?ánh sáng luôn thể hiện cho những điều tốt đẹp, tươi sáng trong cuộc đời

--> ý của câu nói là khuyện chúng ta phải biết nhận ra cái sai để sửa chữa và ko bao giờ mắc phải

b.Khẳng định đính đúng đắn của câu nói

Trong cuộc sống ko ai là hoàn thiện, bản thân ta đã đang và có lẽ sẽ còn mắc phải những sai lầm nhưng điều quan trọng ko phải ta bảo thu ko chịu chấp nhận mình sai mà là ta có nhận ra cái sai và biết cách sửa nó không

Thất bại là mẹ thành công

Nếu ta cứ cho là mình luôn đúng luôn ở ánh sáng thì ta sẽ ko bao giờ có thể sửa chữa sai lầm có thể biết thứ ánh sáng diệu kì của thành công

2.chứng minh trong cuộc sống

-Trong học tập và lao động

-Trong tư duy và lối sống

(Cái này chắc bạn nào cũng có thể lấy ví dụ vì nó rất gần gũi với chúng ta)

3.Rút ra bài học

-Cần biết nhận ra sai lầm và nghe lời khuyện của mọi ng để sửa chữa

-Tích cực hoàn thiện bản thân hơn nữa.

Mục tiêu chính là sự chỉ dẫn cho bạn! Hành động là bí quyết của sự thành công

Mỗi người đều đã từng trải qua những ngày tháng không có mục tiêu rõ ràng. Hãy thử nghĩ xem nếu trong những ngày tháng đã qua, bạn có một mục tiêu rõ ràng và có thể tiến tới mục tiêu đó. Vậy bạn sẽ giảm đi được bao nhiêu đường vòng và những thành tích ngày hôm nay sẽ có gì khác? 

Mục tiêu chính là sự chỉ dẫn cho bạn!

Mục tiêu là những thành tựu mà chúng ta muốn đạt được trong tương lai. Chúng ta sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu nếu chúng ta lập kế hoạch trước. Mục tiêu có thể gồm:

Mục tiêu về tinh thần 

Những mục tiêu và tinh thần sẽ đem lại cho bạn một cơ hội để bạn có một cái nhìn toàn diện hơn. Mối quan hệ với Chúa của bạn là gì? Bạn có trách nhiệm gì với môi trường và thế hệ hậu duệ cuả bạn? Bạn định để lại tài sản thừa kế của bạn như thế nào? Cuộc đời bạn đã có những đóng góp gì đối với nhân loại? 

Mục tiêu về gia đình 

Những mục tiêu này cho phép bạn chia sẻ và hưởng thụ cuộc sống với một người bạn đời thân thiết của mình và để bạn truyền lại những phẩm chất tốt nhất của bạn cho thế hệ sau của mình. Làm thế nào để bạn có thể trở thành một người chồng, người vợ, người cha hay người mẹ, một người chú hay một người dì tốt hơn? Bạn có thể viết một mẩu tin hay một bức thư điện tử, gọi điện hay đến thăm một thành viên sống cô đơn trong gia đình họ hàng của bạn không? 

Mục tiêu về sức khỏe 

Những mục tiêu về sức khỏe sẽ thử thách bạn để bạn càng khỏe mạnh càng tốt. Bạn không thể thay đổi được gen di truyền của mình hay bạn cũng không thể tránh được tất cả những tai nạn có thể xảy ra trong cuộc đời mình, nhưng bạn cũng không phải sống cả đời một cách ì ạch mệt mỏi. Bạn có hay tập thể dục, kiểm tra cân nặng và ăn ngủ đều đặn không? Bạn có thường ngồi thiền hay sử dụng thời gian yên tĩnh để giảm bớt căng thẳng và chỉnh đốn lại những ưu tiên trong cuộc sống của bạn không? Bạn đã lựa chọn một cuộc sống gắn liền với thể dục thể thao chứ? 

Mục tiêu về công danh sự nghiệp 

Những mục tiêu về công danh sự nghiệp sẽ hướng bạn vào nhiệm vụ kiếm tiền để bạn có được tất cả những của cải vật chất và thời gian mà bạn muốn cho bản thân và gia đình của bạn. Khi ấy bạn sẽ làm hai công việc cùng một lúc hay chấp nhận làm việc quá giờ? Bạn có đi học trở lại để nâng cao các kĩ năng làm việc của mình không? Bạn sẽ là một nhân viên có giá mà công ty bạn chỉ lo sợ mất đi bạn chứ? Bạn có tự khởi nghiệp công việc kinh doanh của bạn không? 

Mục tiêu về văn hóa 

Những mục tiêu về văn hóa chính là cơ hội để bạn làm cho cuộc sống của mình thêm tươi đẹp. Bạn có ý định đi tới nhà hát hay các buổi triển lãm không? Bạn có hay thưởng thức hương vị của những món ăn, những loại rượu ngon không? Bạn có hay đọc những tác phẩm sách báo, có nghe những kiệt tác âm nhạc không? Ai hay cái gì khiến cho bạn không thể sống một cách vui vẻ? 

Mục tiêu cộng đồng 

Những mục tiêu về phục vụ cộng đồng là cơ hội cho bạn đóng góp với xã hội. Bạn có tự nguyện làm việc vì lí do chính đáng ở địa phương mình không? Bạn có thể ủng hộ hay uyên góp tiền bạc không? Bạn sẽ tham gia vào một cuộc chạy để uyên góp tiền cho những người gặp khó khăn chứ? Hay bạn sẽ chạy đua cho một vị trí trong chính trường? Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã nói rằng: “Chúng ta sống bằng những gì chúng ta kiếm được và chúng ta kiếm sống bằng những gì mà chúng ta đã bỏ công sức ra”. 

Mục tiêu về xã hội 

Mục tiêu về xã hội như người ta nói là một con đường hai chiều. Bạn có đánh giá cao tình bằng hữu không? Bạn có những hoạt động giải trí nào? Bạn có đưa ra những lời khuyên hay an ủi cho người khác không? Bạn có làm cho người khác có cảm giác luôn được chào đón? Bạn có luôn ăn mặc gọn gàng, xử sự đúng mực và lịch sự không? 

Mục tiêu học vấn 

Những mục tiêu này sẽ khuyến khích bạn luôn muốn tìm hiểu và học hỏi mọi điều trong cuộc sống. Sách vở, báo chí, những buổi nói chuyện thuyết trình, các cuộc hội thảo, các khóa học và thế giới Internet chính là những nguồn tri thức vô hạn cho bạn. Kỉ nguyên mới này đem lại những cơ hội cho những tiến bộ chưa từng có của khoa học. Vậy bạn sẽ làm gì? Quan điểm của bạn về con người, gia đình, các mối quan hệ và quan điểm về những xã hội tốt đẹp hơn là gì? Bạn sẽ nói như thế nào về thế giới hôm nay? 

Mục tiêu đầu tư 

Những mục tiêu về đầu tư đòi hỏi bạn bạn phải hi sinh ngày hôm nay cho ngày mai. Bạn đã chuẩn bị cho việc nghỉ hưu lâu dài của mình chưa? Bạn có dành thời gian để suy nghĩ về lợi ích của những khoản tiền trợ cấp hưu trí của mình hay về kế hoạch nghỉ hưu không? Trong lĩnh vực nào thì bạn có những kiến thức chuyên môn mà giúp bạn có thể đầu tư thu lợi nhuận? Bạn có biết những nhà đầu tư thành đạt trên thương trường nào mà bạn có thể học tập theo những lời khuyên hay những chiến lược của họ? Bạn sẽ đầu tư vào thị trường bất động sản cho thuê nhà đất chứ? Bạn có cần bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm lúc ốm đau không? 

Mục tiêu cá nhân 

Đối với mục tiêu cá nhân bạn hãy suy nghĩ rộng ra một chút. Bạn hãy cứ mơ ước mà đừng lo lắng gì về năng lực, kinh nghiệm hay tài sản cá nhân của mình. Khi ấy bạn có thể làm được những gì? Bạn sẽ có bao nhiêu tiền? Bạn sẽ gây dựng nên được cái gì? Bạn sẽ sống ở đâu? Nhà của bạn sẽ thuộc loại nào? Đó là một biệt thự hay một căn nhà ở một vùng nông thôn? Bạn muốn đi du lịch ở những đâu? Bạn thích có một chuyến du lịch vòng quanh châu Âu, đến thăm Nhật Bản hay tới công viên Disneyland? Nếu bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn thích thì bạn thích làm gì nhất? Bạn sẽ có một con vật nuôi yêu quí hay có một chiếc xe hơi sang trọng? Bạn sẽ làm gì cho gia đình và bạn bè mình? Hãy thoải mái nghĩ tiếp về những điều này. 

Hãy để cho những mục tiêu của bạn phản ánh những gì mà bạn mong muốn. Vậy thì kết quả của những mục tiêu bạn đề ra là gì? Bạn cần phải chắc chắn rằng một khi bạn đã đề ra mục tiêu của mình thì bạn phải đạt được chính xác những gì mà bạn mong đợi. Để cho sau khi tiêu một năm tiền lương mua xe và bảy năm tiền lương mua nhà hay bốn năm để kiếm được bằng đại học thì bạn sẽ không phải cảm thấy thất vọng. 

Hành động là bí quyết của sự thành công!

Bằng việc trở thành một con người ưa hành động thì ngay bây giờ bạn đã có thể thay đổi được cuộc sống của mình. Khi ấy bạn có đủ sức mạnh để có thể thay đổi. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Bởi đây chính là cuộc sống của bạn. Hãy đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn cho mình. 

Giám mục Fulton J. Sheen đã nói rằng: “ Tính cách của một con người cũng giống như việc tạc nên một bức tượng. Con người ta cần phải đánh bại cái khối ích kỉ to đùng trong họ, mà việc này thì đòi hỏi họ phải vô cùng nghiêm khắc với bản thân. Chỉ khi nào làm được việc này thì tính cách của một con người mới bắt đầu thể hiện rõ.” 

William James - một nhà triết học Mĩ sống ở thế kỉ 19 cũng đã nhấn mạnh một sự thật mà cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên tính đúng đắn của nó: “Nếu so sánh với những gì mà chúng ta nên làm thì chúng ta chỉ nhận thức được một nửa điều đó. Chúng ta mới chỉ tận dụng được một phần rất nhỏ trong năng lực trí óc và thể xác của mình. Nói mọi việc một cách đại khái thì người ta chỉ có thể sống giới hạn trong năng lực của bản thân mà thôi. Một người có thể có rất nhiều sức mạnh khác nhau nhưng rốt cuộc anh ta vẫn không thể phát huy được chúng như thường”.

Hãy cẩn thận với những người luôn trả lời: “ Không”.

Nếu bạn là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, một linh mục, một nhà thiết kế đồ họa, một chủ nhà hàng hay một nhân viên xã hội thì bạn nên đừng nên hỏi ý kiến lầm người. Bởi họ có thể trả lời Không với bạn. Họ có thể đưa ra mọi lí do biện minh giống như trong sách vở. Họ cũng có thể tìm ra mọi lí do dẫn đến thất bại. Hay họ có thể sẽ hào hứng kể ra những mặt trái của mỗi quyết định mà bạn định đưa ra. Khi đó bạn sẽ có những lời giải thích một cách dễ dàng hay bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn với những câu trả lời của họ. Có thể là họ chưa từng thành công trong công việc ấy, vậy thì chẳng có lí do nào mà bạn cũng phải như họ?

Cách đây một trăm năm nhà văn Mark Twain đã chứng kiến điều này và ông đã từng nói: “Hãy tránh xa những người luôn cố hạ thấp những tham vọng của bạn. Những kẻ tiểu nhân luôn làm như vậy, chỉ có những người thật sự vĩ đại mới khiến cho bạn cũng có cảm giác mình lớn lao và cũng có thể trở thành những con người vĩ đại”.

Quan điểm này cũng được một nhà hoạt động xã hội vì trẻ em ở Mĩ - Marian Wright Edelman chia sẻ, bà nói: “Không ai có quyền chỉ trích những ước mơ của bạn”. 

Còn như David Brinkley - một người nói chuyện nổi tiếng trên đài phát thanh Mĩ cũng nhấn mạnh là: “Một người thành đạt là một người có thể xây lên một cái móng vững chắc chỉ với những viên gạch mà người khác ném vào anh ta”. 

Hay như nhà văn, nhà thơ và cũng là một nhà diễn thuyết Ralph Waldo Emerson đã nói: “Dù cho bạn có đưa ra quyết định dựa trên những qui tắc nào đi chăng nữa thì luôn có người nói với bạn rằng bạn đã phạm sai lầm.” 

Cẩn thận với những người như vậy không bao gồm những người thân của bạn như cha mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em, hàng xóm láng giềng, bạn bè hay bất cứ một ai khác. Lời khuyên đầy ý nghĩa của người khác chỉ có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để giúp bạn đưa ra những quyết định của mình. Những lời khuyên ấy có thể cho bạn biết bạn muốn gì và bạn đã chuẩn bị gì để sẵn sàng đạt được những mong ước đó. Giáo sư người Mĩ Leo Buscaglia đã phát biểu rằng: “Việc dễ làm nhất trên đời này là hãy là chính mình. Ngược lại cái khó làm nhất lại là biến mình trở thành người như những người khác mong muốn. Đừng để người khác đặt bạn vào tình huống ấy”.

Bạn đã có được điều lẽ ra bạn phải có không? Khi công việc của bạn có gặp chút khó khăn, bạn sẽ kiên trì tiếp tục thực hiện nó chứ? Bạn có hay than vãn, rên rỉ, phàn nàn hay cảm thấy nuối tiếc cho mình mỗi khi bạn gặp một vài trở ngại trong cuộc sống không? Bạn sẽ từ bỏ hay mặc kệ nó dù cho bạn chưa gắng hết sức mình? Đừng nên lo lắng, có thể bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được quá nhiều điều so với mong ước của mình bởi năng lực bạn thì chỉ có hạn. Tổng thống cộng hòa Séc Vaclav Havel đã nói: “Chúng ta không phải ngại ngùng khi mơ ước đến những điều tưởng chừng như không thể nếu như chúng ta muốn những điều dường như không thể ấy trở thành hiện thực”. 

Bạn đừng nên hi vọng là thành công sẽ đến với bạn một cách dễ dàng. Sẽ chẳng hề dễ dàng gì khi bạn theo đuổi một điều gì đó. Đơn giản bạn chỉ muốn có một cơ hội để chứng tỏ tất cả những gì bạn có thể làm. Hãy làm những gì cần thiết để biến những khả năng trở thành hiện thực. Khi ấy bạn sẽ cảm thấy rất hứng khởi và đầy quyết tâm. Và đó cũng chính là lúc cuộc sống của bạn cũng trở nên có mục đích. Cách đây hai trăm năm nhà tiểu thuyết người Mĩ Irving đã viết: “Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu của mình còn những kẻ khác thì chỉ có mong ước mà thôi”.

Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tràn ngập niềm vui như bạn là một nhà truyền giáo mang năng lực tiềm tàng mà Chúa ban tặng. Bạn đừng nằm mơ mộng viển vông giữa ban ngày như vậy. Đừng trông chờ rằng mọi sự sẽ dễ dàng. Và bạn cũng đừng viện ra mọi lí do biện minh cho mình. Benjamin Franklin - một chính khách Mĩ đã từng nói rằng: “Người nào luôn giỏi viện ra những lời biện minh thì hiếm khi có thể làm tốt những việc khác”.

Bạn không nên so sánh mình với những người kém tham vọng hơn bạn. Đừng có hỏi liệu mình có thể làm được việc nào đó không mà hãy bắt tay vào làm ngay lập tức. Hãy luôn sống với một tinh thần: “Mình có thể làm được mọi việc”. Vì khi đó bạn có thể trở thành chủ nhân của một công ty du lịch tốt nhất trong vùng, một luật sư nổi tiếng, hay một nhà thơ. Hay bạn có thể tham dự một cuộc thi chạy marathon. Bạn cũng có thể đạt được một bằng tốt nghiệp đại học xuất sắc. Hoặc bạn có thể được lên võ đai đen. Hãy đọc nhiều sách báo, tham gia vào các hoạt động, tạo nên một mạng lưới các mối quan hệ, tình nguyện và tập làm mọi việc. Khi ấy sẽ chẳng còn việc gì bạn muốn làm mà bạn lại chưa từng làm thử. Hãy nghiên cứu công việc một cách kĩ càng. Tìm xem liệu có ai cũng đã và đang làm việc mà bạn muốn làm không. Bạn hãy nói chuyện với họ và học tập theo những gì họ đã làm. Bây giờ chính là lúc bạn nên bắt đầu làm ngay những việc này. 

Bạn quan sát học hỏi một việc gì đó. Bạn thử sức mình với nó. Và bạn mắc lỗi. Mary Pickford - một ngôi sao điện ảnh người Mĩ trong thể loại phim câm đã từng nói là: “Nếu bạn có mắc lỗi kể cả những sai lầm rất nghiêm trọng thì luôn có một cơ hội khác dành cho bạn. Cái mà chúng ta gọi là thất bại không phải là sự tụt lùi mà chỉ là tạm dừng chân”. 

Bạn quan sát, học hỏi và hãy thử làm lại một lần nữa. Đừng bao giờ từ bỏ việc hoàn thiện mình. Hãy hành động. Bởi đó mới chính là con người bạn. Bạn hãy quan sát cái mà những người khác đã làm và đang làm. Đâu là cái mà bạn muốn làm? Nếu bạn biết là mình có thể làm được việc đó thì bạn nên bắt tay vào làm ngay. 

Trên đời này trong mọi công việc đều có cả những tay lão luyện lẫn những kẻ chập chững vào nghề. Vì thế mà luôn xuất hiện những tác giả mới, những diễn viên mới, những nhà triệu phú mới nổi, những doanh nghiệp trẻ, những chính khách mới hay cả những vị thánh mới. Ai là người đang hát những bài hát mới hiện nay? Chủ sở hữu những tòa nhà lớn là ai? Người nào đang làm chủ Quốc hội hay Nghị viện ở nước bạn? Ai là chủ tịch của công ty? Ai là tổng giám đốc? Hay ai là một tấm gương đạo đức để người khác noi theo? Mọi việc đều đang thay đổi. Vì thế bạn hãy là một phần trong những thay đổi đó. 

Trong cuộc sống bạn muốn những gì? Bạn định nghĩa như thế nào về thành công cá nhân? Hãy viết ra những mục tiêu cũng như các kế hoạch của bạn. Bạn hãy tạo cho mình những nguyên tắc hành động. Tương tự như thế bạn cũng nên xem xét những đặc trưng của những người thành đạt được liệt kê dưới đây. Họ có thể đến từ Mĩ, Đức, Moroco hay Nhật Bản. Họ đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Những con người ấy luôn tồn tại. Nếu thấy cần thiết bạn có thể thay đổi chúng chút ít để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bạn. Bạn hãy phóng tầm quan sát của mình ra những người thành đạt xung quanh bạn và hãy làm như họ đang làm. Nếu chỉ có đọc những dòng sau một cách đơn thuần thì sẽ không có lợi ích mấy cho bạn. Còn hơn thế bạn phải làm theo những gì mà bạn đã đọc. Danh họa Vincent Van Gogh đã rất tin tưởng vào hành động, ông nói: “Nếu như bạn nghe thấy một tiếng nói vang lên trong bạn rằng Bạn không phải là một họa sĩ mà bạn cứ tiếp tục vẽ thì tất nhiên là tiếng nói ấy sẽ tự mất đi”. 

Thất bại chính là một cơ hội để ta bắt đầu làm lại một việc gì đó một cách khôn ngoan hơn!

Soichiro Honda - người thành lập ra công ty môtô Honda nói: “Trong thành công có tới 99% là thất bại”.

Bạn có thể nghĩ đến một vài năm sắp tới nhưng bạn cũng hoàn toàn được phép nghĩ xa hơn thế. Bạn sẽ ở đâu sau 20 năm nữa? Hãy nghĩ xa hơn một chút, hãy nghĩ về bạn lúc tuổi già. Bạn sẽ hài lòng với những nỗ lực mà bạn đã cố gắng hết sức mình. Bạn muốn những năm tháng vàng son của mình sẽ tràn ngập những kỉ niệm đẹp đẽ mà không có một chút ân hận nào. Hãy lên kế hoạch cho những điều này. 

Đừng để những tính toán này làm bạn thất vọng mà hãy biến chúng trở nên có ích đối với bạn. Hãy nói là bạn muốn khởi đầu công việc kinh doanh của mình nhưng bạn lại nghe nói nhiều về sự thất bại của những doanh nghiệp nhỏ. Đây là một sự thật. Nhưng điều mà bạn thường không nghe thấy lại là hầu hết những sự thất bại đó đều là những lần thử sức đầu tiên của họ. Henry Ford – nhà tư bản công nghiệp Mĩ, người đã sáng lập ra hãng xe ôtô Ford thường nói với các nhân viên của mình rằng: “Thất bại chính là một cơ hội để ta bắt đầu làm lại một việc gì đó một cách khôn ngoan hơn”. 

Những cố gắng tiếp theo trong công việc thường đem lại kết quả cao hơn. Lần thử sức đầu tiên, bạn còn là một lính mới. Lần thứ hai bạn đã có thêm kinh nghiệm mà như người ta vẫn thường nói là chiến trận sẽ tôi luyện người chiến sĩ. Nếu bạn không ngừng cố gắng và học hỏi, bạn sẽ có thể biến những gì khó khăn trở thành lợi thế của mình. Nhà phát minh người Mĩ Thomas Edison đã từng nói rằng: “Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình.” 

Hầu hết mọi người đều không thấy dễ dàng khi phải vượt qua những thất bại dù lớn hay nhỏ trong cuộc sống. Họ gặp một chút thất bại và họ vội vàng lao vào dốc bầu tâm sự với những “khán giả” đầy sự cảm thông của họ. Đương nhiên là những “khán giả” này sẽ tỏ ra rất thông cảm và tìm mọi lí do biện minh cho quyết định từ bỏ công việc của bạn. Khi ấy bất cứ lí do nào cũng được nêu lên ngoại trừ trách nhiệm cá nhân của bạn. Đó chính là cách mà vô số người đã làm khi mà cuộc sống của họ không như những gì họ mong muốn. Do đó bạn không nên phản ứng với những thất bại của mình theo cách này. Bạn hãy tin tưởng vào bản thân mình. Và luôn cứng rắn trong mọi việc. 

Bạn hãy lưu ý tới câu nói của Francois de la Rochefoucauld - một nhà đạo đức học người Pháp sống vào thế kỉ 17: “Chẳng có gì là không thể, mọi việc luôn luôn có cách giải quyết của nó và nếu như chúng ta có đủ ý chí và nghị lực thì chúng ta luôn tìm ra được cách để giải quyết công việc. Nhưng nếu chúng ta nói rằng mọi việc là không thể thực hiện được thì đó chỉ là một lời biện minh thường thấy mà thôi”. 

Trong thể thao người ta thường được dạy về một bài học như sau. Bạn là thành viên của một đội và đội của bạn đã bị thua trong một trận đấu. Có thể bạn sẽ cảm thấy thật tồi tệ, nhưng bạn không thể chìm mãi trong nỗi buồn đó bởi trước mặt bạn còn có rất nhiều trận thi đấu khác nữa. Bạn phải cho quá khứ trôi đi và sẵn sàng để thi đấu hết sức mình trong các trận thi đấu sắp tới. Đội vô địch nào cũng đã thi đấu với tinh thần này. 

Hay như nhà tiểu thuyết người Mĩ ở thế kỉ 19 Herman Melville đã nói là: “Cái gì tôi dám làm tôi sẽ quyết tâm làm còn cái gì tôi đã quyết tâm làm thì tôi sẽ làm cho bằng được” .

Trên đường đời của mình, khi đối mặt với hiểm nguy và thử thách, bạn có thể mắc sai lầm, thậm chí bạn có thể thất bại một, hai lần gì đó. Nhưng bạn không nên đắm chìm trong nỗi luyến tiếc. Bạn cũng đừng tìm ai để gục đầu lên vai họ mà khóc. Mà ngược lại bạn phải chấp nhận sự thất vọng đó. Hãy xét xem đã có những gì xảy ra. Hay bạn có thể làm được gì khác trong lần tới? Hãy thử làm lại một lần nữa. Bạn chỉ thực sự thất bại khi bạn tự nói rằng Tôi đã thất bại. Nó chỉ qua đi khi bạn từ bỏ nó. 

Một nhà viết kịch bản phim đã từng nói rằng tại bất cứ thời điểm nào cũng luôn có hàng nghìn kịch bản phim chưa được bán ở Hollywood. Vì thế tỉ lệ thành công cho việc kịch bản của bạn được chấp nhận là không được cao. Tuy nhiên tỉ lệ thành công ấy sẽ tăng vọt lên nếu như đó là kịch bản thứ hai do bạn viết. 

Và lí do của việc này là sẽ rất khó khăn để có thể bán được một kịch bản phim nếu như bạn không có một công ty đại diện và các công ty không muốn đại diện cho bạn khi bạn còn khiến cho người ta thắc mắc. Song nếu như bạn đã tham gia vào hai, ba hay bốn kịch bản phim và đó đều là những kịch bản hay thì bạn sẽ có một cơ hội tốt để gây chú ý với một công ty nào đó và khiến cho họ phải đọc kịch bản của bạn và cuối cùng là mua chúng. 

Điều mà cả hai ví dụ trên muốn chỉ ra là có những gì mà bạn vẫn hay nghe về việc bắt tay vào kinh doanh hay việc bán một kịch bản phim hoặc mọi việc khác nữa đều chỉ là một bức tranh đã bị bóp méo. Và cái bức tranh ấy bị bóp méo đều là bởi hầu hết mọi người đều không đủ sức kiên trì để thực hiện công việc của họ. Họ thử bắt tay vào công việc kinh doanh và khi mà nó không thành công ngay tức thì họ chẳng bao giờ cho mình cơ hội để làm lại một lần nữa. Hay họ mới chỉ viết ra một kịch bản và sau đó khi họ không thể kí kết bán nó cho một công ty nào đó thì họ liền từ bỏ việc sáng tác của mình. 

Rất nhiều người đã từ bỏ giấc mơ của họ từ khi còn quá sớm. Nhưng đó sẽ không phải là con người của bạn. Bạn sẽ luôn kiên trì. Tổng thống Mĩ Calvin Coolidge đã vô cùng tin tưởng vào đức tính kiên trì, ông nói: “Không có gì trên đời này có thể thay thế được đức tính kiên trì. Tài năng không thể thay thế được bởi chẳng có gì thường gặp hơn là một con người tài năng mà lại không thành đạt. Thiên tài cũng không phải bởi một thiên tài mà không được trao thưởng gì thì hầu như là một điều mà ai cũng biết. Giáo dục cũng không phải bởi thế giới này đã quá đông những con người học hành tử tế mà lại không được thừa nhận. Sự kiên trì và quyết tâm đều có ý nghĩa rất lớn. Và khẩu hiệu “tiếp tục kiên trì” đã giải quyết được vấn đề này và sẽ luôn giải quyết được mọi vấn đề của con người”.

Phải biết kiên trì!

Hai nghìn năm trăm năm trước đây, Khổng Tử đã dạy rằng: “Dù bạn có tiến chậm như thế nào đi nữa cũng chẳng có vấn đề gì, miễn là bạn không dừng lại”. Sự kiên trì sẽ đem lại cho bạn nhiều người bạn tốt. Hay như Tổng thống Mĩ Abe Lincoln, trước khi trở thành Tổng thống, ông này đã gặp thất bại trong hai công việc kinh doanh và trong sáu cuộc bầu cử. 

Walt Disney cũng đã từng bị 1000 ngân hàng từ chối cho vay tiền khi ông cố gắng hết sức để đầu tư xây dựng công viên Disneyland. Mary Kay Ash - một phụ nữ tỉ phú cũng đã chỉ bán được số mĩ phẩm với giá trị chưa tới 2 đôla tại buổi trình diễn đầu tiên của bà. Còn Bill McGowan đã chống lại sự độc quyền của hãng AT&T trong suốt mười năm trước khi ông gây dựng nên thành công của nhãn hiệu MCI. Diễn viên người Mĩ Sylvester Stallone đã từng bị người ta từ chối rất nhiều lần khi ông đang gắng sức để giới thiệu bộ phim kinh điển Rocky của mình. 

Bạn hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, hãy sống một cách tích cực - một cuộc sống mà bạn làm chủ. Ngay khi bạn đã đặt ra mục tiêu cho mình và bắt đầu thực hiện chúng cũng có nghĩa là bạn đã bước chân vào con đường mà bạn lựa chọn và cuộc hành trình mới chỉ bắt đầu. Thành công hay không cũng ở cuộc hành trình này. Người ta vẫn thường nói rằng thay đổi bản thân mình vừa là điều dễ nhất vừa là điều khó nhất trên đời này. Chỉ có bạn mới có thể thay đổi mình và bạn chỉ có thể thay đổi được bản thân mình mà thôi. Bạn phải có lòng dũng cảm để có thể trung thực với bản thân. Điều gì sẽ khiến cho bạn trở nên tốt nhất? 

Francis De Sales - một vị thánh của người Pháp đã dạy con người ta rằng: “Đừng nên ao ước trở thành bất cứ ai khác ngoài con người thật của bạn và hãy luôn cố gắng là con người ấy một cách thật hoàn hảo” .

Trên đời này sẽ chẳng có hai người nào mà mục tiêu và những kế hoạch trong cuộc sống của họ lại hoàn toàn giống nhau. Một người có thể rất khỏe mạnh nhưng trong lao động thì lại lười biếng. Một người nào đó lại có thể là một người giỏi kiếm tiền nhưng lại là một nhà đầu tư kém cỏi. Cũng có người là một người tuyệt vời nhất trong con mắt của mọi người xung quanh nhưng trong gia đình anh ta thì lại không phải như vậy. Bạn hãy nhìn vào những phân loại dưới đây và xác định xem những mục tiêu và kế hoạch nào phù hợp với bạn và hướng đi của cuộc hành trình cuộc đời mà bạn đã lựa chọn. 

Nhà văn, nhà tâm lí học người Mĩ Mihaly Csikszenthihalyi đã khuyên chúng ta về tầm quan trọng của việc viết ra những mục tiêu và tạo nên một niềm tin riêng cho mình: “Những người có một cuộc sống thật mãn nguyện, những người mà cả cuộc sống quá khứ lẫn tương lai của họ đều tốt đẹp cả, nói tóm lại là những người mà chúng ta gọi là hạnh phúc thì nhìn chung đều là những người luôn sống tuân thủ những qui tắc do chính họ đề ra”! 

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này

UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự

khẳng định mình ".

Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích

rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận

dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của

mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã

dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp

nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc

học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã

hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập

cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học

lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là

thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết

nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm

tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường

lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm

trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là

những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.

Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên

nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa

kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành

được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ

hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết

gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều

giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá

trình. Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để

chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập

giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt

hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước

những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức

tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc

sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh

viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập

như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô.

Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi

lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ

dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản

thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan

trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng

học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô

tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp

con người!

"Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian" - C.Mac

Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.

Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.

Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.

Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.

Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì.

Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.

Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski). Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.

“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.

Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.

Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.

Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.

Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường

·Giải thích các khái niệm: ý chí, con đường

+ Ý chí: là cái hình thành từ trong ý thức mà ra. Ý chí chính là nghị lực, là lòng quyết tâm của chúng ta để thực hiện thành công một việc gì đó.Ý chí được thể hiện bằng các hành động và suy nghĩ có định hướng của con người. Vì thế người có ý chí là người theo đuổi để đạt được mục đích đã định trước và cố găng vượt qua các trở ngại trên đường đến đích đó.

+ Con đường: con đường ở đây được hiểu theo nghĩa chuyển: đó là thành công, là hạnh phúc, là tương lai tươi sáng.

·Ý nghĩa của câu nói:

+ Ý chí giúp chúng ta có sức mạnh vượt qua trở ngại, khó khăn, thử thách, vượt qua nghịch cảnh, vượt qua những điều tưởng chừng không thể, biến điều “không thể” trở thành “có thể”.

Dù có điều gì xảy ra thì kiên trì và ý chí sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả (P.Vietghilơ).

+ Ý chí giúp ta có niềm tin để nhìn thấy hướng đi, nhìn thấy tương lai, tìm ra con đường phía trước, tiến lên phía trước. Khi tin rằng mình có thể làm được điều gì, thì chắc chắn ta sẽ đạt được điều ấy. +Ý chí giúp ta có được sự thành công, thành đạt trong sự nghiệp, trong cuộc sống, tạo ra số phận. Ý chí đã tạo nên đường đời, số phận của con người

·Chứng minh qua thức tế cuộc sống:

+ Tấm gương nhà văn Nguyễn Đình Chiểu: Bất hạnh chồng chất: mẹ mất, lỡ đường công danh, mù mắt, người yêu bội ước… nhưng ông đã vượt qua tất cả để trở thành thầy thuốc tài giỏi, thầy giáo mẫu mực, nhà thơ nhà văn lớn ở thế kỷ XIX.

+ Tấm gương của Bác Hồ: vượt qua tất cả khó khăn trở ngại, chịu bao gian khó, làm đủ mọi nghề…cuối cùng Bác đã tìm ra con đường cứu nước.

+ Tấm gường nhà văn M. Gorơki: mồ côi, bị ném vào đời kiếm sống từ nhỏ, gian khó vô cùng, có lúc mất niềm tin vào cuộc sống nhưngđã trở thành nhà văn kiệt xuất của nước Nga

+ Tấm gương Bác sĩ Glenn Cunningham, người chạy nhanh nhất thế giới trong cự ly một dặm vốn là một cậu bé bị bỏng nặng bị tổn hại đến mức lẽ ra chết thì hay hơn bởi vì cậu sẽ là kẻ vô dụng sống một cuộc đời tàn phế. Cậu bé dũng cảm quyết định mình không là người tàn phế. Nhờ bàn tay của mẹ, nhờ ý trí sắt đá, cậu đã tự đứng dậy, bước đi và …chạy. Cậu bắt đầu đi bộ đến trường, rồi bắt đầu chạy tới trường, rồi chạy để tận hưởng niềm vui sướng được chạy. Sau này cậu chạy với tư cách là vận động viên chuyên nghiệp được mệnh danh là “cánh én”, “con ngựa sắt”, “con tàu tốc hành”…

+ Tấm gương Beethoven – nhạc sĩ tài ba của thế giới – chơi rất dở đàn violin, và thay vì phải tập luyện liên tục, ông đã chơi những bản nhạc tự mình sáng tác. Thầy giáo của ông nói rằng, ông không có cơ hội để trở thành nhà soạn nhạc. Vậy mà người đã vượt qua tất cả trở ngại, truyền đi niềm đam mê bất diệt với âm nhạc để tạo nên những kiệt tác. 

+ Đó là anh em nhà Wright: Wilbur và Orvilee - những con người đánh cược cả cuộc sống của mình, đã cống hiến trọn vẹn sức lực, trí tuệ cho ước mơ bay lên của nhân loại từ 100 năm năm trước. Điều đó còn có ý nghĩa nâng nhân loại lên tầm cao mới để bay đến những chân trời mới. 

+ Helen Keller - cô gái người Mỹ đã vượt qua những cú sốc tinh thần để trở thành người vừa mù vừa điếc đầu tiên ở Mỹ lấy bằng tốt nghiệp đại học. Cô còn trở thành một diễn giả được yêu thích, thậm chí, cô còn viết và xuất bản sách. 

Tất cả nhờ vào ý chí. Họ hoàn toàn không là siêu nhân hay thần thánh gì cả. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ cũng từng nếm trải những đau buồn và thất vọng đời thường. Nhưng ngay chính trong những khoảnh khắc ấy, họ bộc lộ những phẩm chất khác biệt, những phẩm chất đã giúp họ luôn tiến về phía trước trong khi những người khác chấp nhận đầu hàng, bỏ cuộc.

·Bài học rút ra:

+ Hãy xác định được mục đích sống, nhìn nhận bằng cái nhìn lạc quan.

+ Hãy nỗ lực hết sức, quyết tâm cao độ, tận dụng mọi lợi thế của bản thân để hoàn thành công việc

+ Không được bỏ cuộc dù gặp phải bất kỳ khó khăn nào.

+ Luôn ước mơ và khát vọng 

Tất cả khó khăn chỉ là thử thách và cuộc sống còn rất nhiều thử thách để vượt qua. Và ngay cả khi ta không vượt qua được thì ta vẫn tin rằng đó chỉ là một cơ hội giúp ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Muốn đi đến đến thành công ta cần có niềm tin, chí tiến thủ và sự nổ lực hết mình.

Ý chí là chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra mọi cánh cửa cuộc sống …

“Ở đâu có ý chí ở đó có con đường”

.

Phân tích tác hại của thiếu trung thực trong thi cử

mình là thành viên mới mà ko có đóng góp jì thấy hơi xấu hỗ, nên hôm nay mình mạng phép post bài này nha:70:

Đây là dàn mình làm cho bài này đó. Xin xhỉ giáo thêm nha:18:

1. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)

2. Thân bài

(Theo mình thì đề bài này yêu cầu phân tích tác hại, nên cần đi sâu vào luận điểm đó, xong nếu chỉ có tác hại mà bỏ qua biểu hiện, nguyên nhân thì không thể được, mà nếu có tác hại rồi lại không nêu ra hướng giải quyết thì bài văn sẽ đi bài hướng bế tắc đó....)

LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

- Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

-Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

-Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài

- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

- Không có kiến thức khi bước vào đời

-Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

-Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

LĐ5: Biện pháp khắc phục

- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thàn tích giả.

- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất

- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài:

Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục

Mình nghĩ chỉ vậy thôi, đóng góp thêm nha!!!!!!! Chú ý tìm kiếm số liệu, lời lẽ phải thuyết phục xong dừng lại đúng mực, không chỉ trích mà cần có thái độ xây dựng nhìu hơn cho nước nhà....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro