nghị luận xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:

    "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"

                                                                              ( Trích Nhật ký  Đặng Thuỳ Trâm)

BÀI VIẾT CỦA THẦY PHAN DANH HIẾU. TỔ TRƯỞNG TỔ NGỮ VĂN THPT BÙI THỊ XUÂN. BIÊN HÒA

BÀI LÀM

Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố " (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.

Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến vợi chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh...Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.

Bạn thấy đấy, xung quanh chúng ta, cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. Khi gặp khó khăn trở ngại, bạn hãy tự vươn lên bằng chính niềm tin của mình. Thất bại là mẹ thành công, thất bại là môi trường tôi luyện ý chí của con người như Bác Hồ đã từng nói "Gian nan rèn luyện mới thành công" hoặc "không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên".

Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền.

Cuộc đời vốn nhiều thử thách, chông gai, chúng ta phải luôn tìm cách vượt qua, chứ đừng thấy cái khó khăn trước mắt thì bỏ cuộc. Câu răn đầu tiên của Đức Phật trong 14 điều răn: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, con người có thể làm được tất cả, chỉ cần lòng người có ý chí quyết tâm, có nghị lực kiên cường thì không gì có thể ngăn cản được họ. Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.

Xung quanh ta đã có rất nhiều người vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời tưởng chừng như là không thể vượt qua được như thầy Nguyễn Ngọc Ký, “vẽ cuộc đời từ chính đôi chân”, cho dù đã bị liệt hai tay nhưng thầy đã dùng chân của mình để viết và giờ thầy đã là một người thầy giáo được nhiều người biết đến và khâm phục. Bill Gates từng bỏ dở giấc mơ đại học và thành lập công ty, nhiều lần thất bại nhưng không nản, cuối cùng trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft. Chung Ju Yung, trước khi là chủ tịch tập đoàn Huyn Đai Hàn Quốc từng là một nông dân, rồi công nhân của một kho gạo ở Seoul. Đó chính là những tấm gương vượt khó thành tài đáng khâm phục. Ngược lại, lại có những con người chỉ vì cái nghèo khó mà đã làm những việc trái với pháp luật đạo lý con người, họ đi cướp bóc, trấn lột để kiếm cái ăn cho mình mà không nghĩ gì đến sự mất mát của người khác. Vì vậy, ngay từ trong ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện ý chí bền bỉ, phải noi theo những gương sáng trong cuộc sống, trong học tập, cần học thật tốt để vững vàng cho mình hành trang vào đời thêm vững bước. Trong xã hội, chúng ta nên san sẻ với những người còn khó khăn, thiếu thốn để giúp họ vượt lên chính mình.

Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.

DÀN Ý 1    :1/ Giải thích câu nói:
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?

DÀN Ý 2

1. Cuộc đời phải trải qua giông tố:

. Giông tố- giải nghĩa: giông tố hay là những khó khăn của cuộc đời mang lại (cắt nghia tại sao mỗi cuộc đời đều phải trải qua giông tố), khó khăn rèn giũa nên tính cánh, tạo dựng nhân phẩm để làm nhnên một con người. Học cách vượt qua và giải quyết khó khăn chính là học cách làm người.

2. Không được cúi đầu trước giông tố:

. Từ ý 1>>> Vấp ngã sẽ dân tới thành công. Đường đi lên đến sự hoàn hảo luôn luôn phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Cuộc đời là một bài toán lớn. không bao giờ được phép sống hưởng thụ, sống nhút nhát, sống cầu an. Người thu mình sẽ luôn luôn là những người thất bại.

_ Đi qua giông tố sẽ làm trưởng thành thêm mỗi con người. Cúi đầu trước gian khó là hèn nhát, là đầu hàng số phận. Đứng lên, hay quỵ ngã, chính là hiện thân rõ nhất của ý chí mỗi con người.

3. Biểu hiện:

a. Cuộc đời luôn luôn có những giông tố;

Biểu hiện lớn: Nước việt nam để có những thành quả ngày nay đã phải trải qua nhiều năm tháng hi sinh xương máu (liên hệ với đặng thuỳ trâm), có cả những giờ khắc thất bại, những vẫn đứng lên, vẫn quật cường hướng tới tương lai...v..v (bạn tự tìm kếi )
Biểu hiện hẹp: Người học sinh muốn học giỏi chắc chắn sẽ phải trải qua một quá trình rèn luyện thực thụ, những bài học, những con điểm kém, những giờ phút căng thẳng và chán nản. Những chờp đợi ở cuối luôn luôn alf những vinh quang (đẫn chứng thực tê shơn...bạn tự tìm thêm)

b. Không được cúi đầu:

Giải đáp: Đặng thuỳ trâm đã hi sinh, thế là đã bị giông tố đánh bại chăng. Không, những gì chị để lại, những bài học ý chí và tinh thần, cũng như những anh hùng vô danh khác vẫn sát cành cùng quân dân ta đi tới ngày thắng lợi vẻ vang nhất.

Biểu hiẹn xã hội (bạn tự tìm thêm)

4. Bài học cá nhân:

bạn nhậnt hưc sđược gì. nhận thức đó giúp bạn điều chỉnh lối sống như thế nào.

DÀN BÀI: Tính tự lập

·        Mở bài: Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập

Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập.

·        Thân bài:

+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).

                   Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.

+ Phân tích:

_ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.

_ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.

_ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.

_ Dẫn chứng.

+ Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.

+ Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.

+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.

·        Kết bài:

Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.

ĐỀ RA: Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller: "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày."

BÀI LÀM

   Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.

   Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.

    "Tôi đã khóc vì không có giày để đi" đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có "giày" hay có thể nói là những phụ kiện vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ, được sống hạnh phúc, ấm no... trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người "không có chân để đi giày". Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu may mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ cần thiết cho mỗi con người. Hai vế câu đối lập trong lời tâm sự của nhà văn Mĩ được kết nối với nhau bởi cụm từ "cho đến khi tôi nhìn thấy" giống như một sự nhận thức, một lời thức tỉnh đối với biết bao người. Sống trên đời đâu phải chỉ có riêng mình gặp khó khăn hay thiếu thốn. Hãy tự nhìn bên ngoài kia còn biết bao người kém may mắn hơn, họ không chỉ thiếu thốn vật chất, không chỉ thiếu thốn tình thương mà có người còn không thể tự chăm sóc mình, phải sống nhờ vào người khác hay phải nhận những ánh nhìn tội nghiệp của người xung quanh. Những người như vậy mới thực sự là kém may mắn, đáng để "khóc" hơn chúng ta.

   Đọc lời tâm sự của Hellen, tôi chợt nhớ đến người thầy giáo đáng kính Nguyễn Ngọc Ký - người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết. Đã nhiều lần, những khó khăn, vất vả, những lần bị chuột rút đến quặp cả bàn chân, đau đớn đến vã mồ hôi nhưng sức mạnh của niềm tin, sức mạnh được nhân lên cả với sự mặc cảm đối với cuộc sống đã giúp thầy "đứng vững", dũng cảm bước tiếp và trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay những cậu học sinh bị mất đôi chân, những người mù hoặc không thể nói nhưng bằng trí óc, bằng những gì mà họ còn lại vẫn dũng cảm vượt qua khó khăn để sống tốt đẹp. Tôi tin chắc rằng không ít lần họ rơi nước mắt, không ít lần muốn bỏ cuộc nhưng họ vẫn can đảm, chính những gì họ đang thiếu hay không có đã thúc đẩy họ, đem đến sức mạnh giúp họ thành công. Vậy thì mỗi chúng ta, những người có đầy đủ chân tay, những người có thể lao động để nuôi sống mình tại sao phải buồn khi ta thiếu đi một đôi giày hay chiếc áo, chiếc quần? Hãy nhìn những tấm gương đó, hãy soi mình vào đó để tự hỏi và tự biết chúng ta hơn họ những gì nhưng lại thua họ những thứ căn bản này. Có một triết gia nổi tiếng đã nói rằng: "Tôi hạnh phúc vì có đủ cả tay lẫn chân". Được sinh ra trọn vẹn là một con người, được có thể bằng đôi tay và đôi chân để tự lao động, tự nuôi sống bản thân, kiếm được đồng tiền chính nghĩa đã là một hạnh phúc lớn nhất cả đời người! Đừng vì những thứ nhỏ nhất, những vật phòng thân bên ngoài mà tự cho mình là khổ, mà đánh mất sức mạnh của mình.

   Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát nhưng Hellen Keller đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành một bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào mà là cho tất cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực trong xã hội: Phải biết ơn cuộc sống ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình mong muốn. Đừng bao giờ buông xuôi bởi "không có gì là không thể"! Hãy sống dũng cảm và kiên cường như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã qua đời trong nước mắt thương tiếc của mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh.

   Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ niềm tin, dũng cảm và nghị lực nhất.

   Cuộc sống không lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không phải bao giờ cũng trải đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực để đến "khi chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng ta cười". Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống tốt và quan trọng hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.

BÀI 2:

Trong cuộc sống của chúng ta không phải ai cũng có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, mà đâu đó vẫn có những hình ảnh của những con người bất hạnh. Khi có cảm giác bất hạnh ấy thì ta đừng nên vội khóc hay buồn tủi mà hãy nhìn vào cuộc sống để thấy được những con người khác còn đau khổ hơn mình hơn mình. Từ đó nên ta đừng bao giờ đầu hàng trước cuộc sống của mình và hãy dùng chính nghị lực của bản thân để vượt qua. Hãy đồng cảm, chia sẻ với những mãnh đời ấy để họ có thêm niềm tin, nghị lực sống. Và qua lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” ta đã nhận ra được điều đó.

Tại sao tác giả lại khóc? Vì “không có giày để mang” – đơn giản như vậy thôi sao? Không riêng gì tác giả mà tôi và bạn cũng vậy. “Giày”, một thứ vật chất nhỏ bé giúp ta bước đi trên đường được tiện lợi. Dù cho nắng gắt hay mưa gió thế nào đi chăng nữa thì cái thứ nhỏ bé ấy trở nên to lớn hơn, giúp ta dễ dàng đi lại. Có lẽ ông tự ti trước hoàn cảnh bất hạnh của mình vì không được hiên ngang bước đi một cách dễ dàng như bao con người khác. Và rồi ông khóc cho niềm đau của chính mình.Vậy vì sao tác giả Heden Killer lại không khóc? Trong suy nghĩ của Helen Killer cho rằng hoàn cảnh của ông là cơ cực nhất nhưng sự thật không phải như vậy. Một hoàn cảnh đáng thương hơn, bất hạnh hơn hiện ra trước mắt ông là một con người đau khổ đến cùng cực - một người không còn chân để đi giày. Lúc ấy ông mới chợt nhận ra rằng, không phải mình là người bất hạnhnhất. Mà lúc đó ông mới nhận ra được rằng trên quả đất này vẫn còn nhiều người khổ sở hơn, đau khổ hơn ta rất nhiều.

Trái đất vẫn cứ xoay, dòng đời vẫn cứ đổi thay, số phận con người cũng thay đổi như thế. Có ai ngờ, cuộc đời lại có những con người đáng thương, tội nghiệp như vậy: “Một người không có chân để đi giày”. Helen Killer đã khóc khi không có giày để đi sao? Nếu ta suy nghĩ lại thì điều đó chẳng đáng khóc chút xíu nào. Không có giày thì ta vẫn có thể mua lại được, bởi vì nó là vật chất. Tuy nếu không mua, tác giả vẫn có thể đi lại được bằng chính đôi chân của mình.Đến lúc đó thì việc hiên ngang đi lại như bao người khác vẫn là điều dễ dàng. Mất giày thì có thể mua nhưng nếu như không có chân thì ta biết mua ở đâu? Ta sẽ chẳng tìm được thứ gì để thay thế cho đôi chân cả.Vì “chân” là bộ phận của con người, nó là thứ di chuyển chính và quý giá nhất để ta đi lại. “Chân” mới là chính. Nó giúp ta có thể di chuyển một cách hiên ngang. Còn “giày” thì chỉ là một thứ “phụ liệu” cho đôi bàn chân của ta. Không có giày ta vẫn đi lại dễ dàng được.

Thế mà tác giả lại khóc khi không có giày. Nếu đặt thử vào trường hợp của người không có chân thì có lẽ tác giả đã khóc đến tuyệt vọng. Và trong lúc này tác giả mới ngộ ra rằng: chân quý giá hơn giày. Không có chân là mãi mãi ta chỉ nhìn thấy những đôi giày đẹp, chất lượng cao nhưng sẽ chẳng bao giờ ta chạm được vào đó bằng chính nghị lực, chính đôi chân của mình. Đó có lẽ mới chính là điều đau khổ, điều đáng khóc nhất trên đời khi chẳng thể nào di chuyển như bao người khác. Đáng thương thay cho những số phận oan nghiệt, trớ trêu ấy. Rồi đây, họ sẽ mãi mãi không tìm được thứ vui vẻ hạnh phúc nhất trên đời qua đôi chân.

Mỗi con người chúng ta khi có hoàn cảnh khó khăn thì đừng bao giờ khóc hay tỏ ra buồn tủi, mà hãy chấp nhận điều với thực tại. Chấp nhận để khắc phục nó, để vượt qua nó. Từ đó mà ta cảm nhận được đời sống bằng một cách nhìn khác. Và sự tốt đẹp hơn, sâu lắng hơn sẽ hiện ra dần trong cuộc sống này.

Có một câu danh ngôn đã được viết rằng: “Nhìn xuống thì không ai bằng mình, nhìn lên thì mình không bằng ai”. Khi ta “nhìn xuống thì không ai bằng mình”thì ta sẽ chấp nhận với cuộc sống thực tại và cho mình là số một .Và tất nhiên điều đó sẽ khiến ta trở nên thờ ơ trước những thứ mình chưa bao giờ đạt được. Nhưng nếu “nhìn lên thì mình không bằng ai” thì sao? Ý nghĩa của vế này hoàn toàn trái ngược với vế trước. Giờ đây có lẽ ta sẽ có một thái độ khác so với ban đầu. Những nổ lực, những phấn đấu,…tất cả vẽ nên một tính cách mới, một cài gì đó mới mẻ trong ta. Và từ đó mà ta thêm đồng cảm hơn với câu nói của Helen Killer.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều tấm gương đã biết tự khắc phục khó khăn của bản thân và cố gắng vươn lên. Họ hiểu được giá trị của cuộc sống hay họ có một lối suy nghĩ tích cực. Một cái nhìn thoáng hơn khi họ trông thấy được vẫn còn nhiều người bất hạnh hơn mình nhưng vẫn cố vươn lên chứ không để bị đẩy ra khỏi cuộc sống. Tự hào thay! Đáng quý thay! Khi những người tưởng chừng như đã rơi vào bế tắc của xã hội nay nhờ vào câu nói của Hellen mà vươn dậy, mà thành công với chính bản thân mình.

Và thầy Nguyễn Ngọc Ký là một điển hình của điều này. Tấm gương của thầy Ký đã được bao thế hệ học trò ghi nhớ và noi gương học tập. Bị liệt cả hai tay nhưng với nghị lực của mình, thầy đã vượt lên tất cả. Từ một cậu bé bị liệt, ngồi lặng thinh bên góc nhà với viên phấn con nhỏ xíu để tập viết từng con chữ lên sân nhà mà nay đã trở thành một con người tài năng. Vật vả với từng cơn chuột rút đau điến nhưng người học trò Nguyễn Ngọc Ký vẫn không bỏ cuộc. Để giờ đây thầy đã là một nhà giáo ưu tú, một nhà văn với những tác phẩm cho thiếu nhi đồng xúc cảm. Từ đâu mà thầy Ký có được sự nghiệp thành công như vậy? Câu trả lời chính là nghị lực trong cuộc sống, một nghị lực mạnh mẽ của thầy trước hoàn cảnh của mình giống như câu nói của Helen Killer.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều người vẫn chưa có nhận thức nhiều về cuộc sống. Họ nhìn nhận cuộc đời theo một cách tiêu cực. Họ cứ thấy mình là người bất hạnh, khốn khổ nhất. Và chính vì vậy họ càng ngày càng bị lún sâu vào hố đen thăm thẳm, trong khi những vòng sáng cuộc đời đang dần rời xa họ.

“Đừng đổ thừa hoàn cảnh” – một người đã nói thế. Cho dù hoàn cảnh có cơ cực hay sung túc thế nào đi chăng nữa thì ta phải biết chấp nhận và luôn phải đứng dậy để hướng đến một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Nếu đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn hoàn cảnh bất hạnh vậy thì ta phải góp một phần vào việc giúp đỡ người khác biết chấp nhận để có niềm tin trong cuộc sống.

      Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về mặt ý nghĩa rằng một khi mình trở thành người bất hạnh, thì đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn nhiều người bất hạnh hơn ta, vẫn và đang cố gắng vươn lên, vậy tại sao ta lại không làm như vậy ? Giữa dòng chảy của thời gian, không ai trong đời mà không gặp bất hạnh, rủi ro, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường tích cực để phòng và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.

Có thể khẳng định câu nói của Hellen Killer lấp đầy khoảng trống của tâm hồn. Qua đó, chúng ta thấy rõ câu nói” Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” hiện lên trong cuộc sống của chúng ta thật chân thật.Trong cuộc sống này, không ai dám khẳng định rằng hoàn cảnh của mình đã quá đầy đủ, không cần có nghị lực. Tuy nhiên với những nghị lực sống sẽ giúp ta có một hoàn cảnh sống tốt hơn. Đừng bao giờ mặc cảm với hoàn cảnh của mình như lời tâm sự của Heden Killer.

BÀI 3:

Tôi nhớ Billgates đã từng nói: “Thế giới  vốn không công bằng…”Thật vậy! Cuộc sống của chúng ta có thể xem như một vở kịch được sắp đặt sẵn. Trong vở kịch ấy có nhân vật được hưởng sự ưu ái nhiều nên có cuộc đời may mắn hơn no lại có nhân vật phải chịu số phận bất hanh.Và càng trớ trêu hơn khi thường sự ưu ái chưa bao giờ làm thỏa mãn chính những ai đang có nó. Chẳng thế mà nữ nhà văn Mĩ đã từng tâm sự :

 “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”

Câu nói ấy tuy rất ngắn gọn nhừn ý nghĩa và bài học mà nó mang lại  thì không thể gói hết đựoc trong một dòng.

“Tôi đã khóc vì không có giày để đi” , đó như là một trạng thái tâm lý dễ gặp ở chính bản thân mỗi người.Thường thì khi không có được thứ gì theo mong muốn thì con người ta  nhanh chóng cảm thấy chán nản,thậm chí là tự ti, tự ti rồi muốn “khóc” dù biết rằng đó  đơn giản chỉ là một đôi giày, một chiếc áo mới – những thứ tưởng chúng mag tính chất hình thức.Xin nhắc lại trạng thái cảm xúc ở đây là khóc nhưng là khóc vì bản thân, khóc vì sự ích kỉ cá nhân. Và sự ích kỉ này cần  đựoc cảnh tỉnh : “..cho đến khi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Nếu như vế trước của câu nói có từ “đã” thì về này có cụm từ “cho đến khi” khiến cho câu nói trở thành một lời nhận thức sâu sắc từ nhà văn và là lời cảnh tỉnh tâm hồn tất cả mọi người.

Thật vây! Sự cảnh tỉnh tâm hồn đi từ bài học.

Bài học quan trọng nhất mà tôi và bạn có thể thấy đó là chúng ta nên học cách đương đầu với khó khăn trong cuộc sống.Khó khăn ở đây không chỉ đơn giản là “không có giày “mà đó chính là sự thiếu thốn về mọi mặt cả thể chất lẫn tinh thần.Bởi cuộc sống vốn là thế , luôn tràn đầy những  thách thức.Có những lúc bạn cảm thấy mình mặc cảm, bất hạnh chỉ vì mọi việc không như mong muốn dơn giản chì vì không có quần áo mới hay bị khiếm kuyết một phần trên cơ thể haychỉ vì mình thất bại hay….thì khoan vội buồn, “khóc” để bản thân nản chí. Bởi nếu ai cũng như vậy thì đã không có một thầy giáo ưu tú Nguyện Ngọc Kí (một nguời đa tự viết chữ bằng chính đôi chân của mình khi không thể viết bằng tay ) hay vận động viên Phạm Hoàng Thắng đã dành tới 6 huy chương vàng trong đó có huy chương vàng châu Á và huy chương vàng Đông Nam Á (người đã bị hai chân teo tóp sau khi bị sốt cao lúc một tuổi).Tôi dám cược với bạn rằng chác chắn họ từng cảm thấy mặc cảm vì những sự bất hanh như vậy nhưng bằng nghị lực của mình học đã vươn lên. Tôi nhớ đã đọc ở đâu câu nói:” Lí trí thường bị ngụy trang bởi sự bất hạnh” .Vì vậy những nguời đựọc hưởng nhiều sự may mắn hơn thì hãy sống cho hết mình, thật cam đảm không ngại với những khó khăn trong cuộc sống

Bài học tiếp theochính là học cách yêu thương và cảm thông với nhưng mảnh đời bất hạnh trong xã  hội. Bạn thử nghĩ mà xem khi ta không có giày thì chí ít ta cũng có thể được đi bằng chính đôi chân của mmình trong khi nhữg nguời khuyết tật phải đi bằng xe lăn, với họ đôi chân mãi là ước mơ . Hay khi không có quần áo mới thì ít nhất ta có thể mặc đủ ấm trong mùa đông giá rét trong khi những em nhỏ phải lang thang ngoài đường phố, phải lo cái ăn cái mặc từng ngày! Khi ta bị bố mẹ mắng chỉ vì không nghe lời, ta đã nghĩ ngay là bố mẹ không thương ta.Khi ấy tại sao ta lại không nhớ đến nhữg em nhỏ mồ côi cha mẹ, chúng thèm được trông thấy bố mẹ một lần. Như vậy, khi ta khổ thì hàng trăm nguời khác còn khổ hơn .Khi ta buồn thì hàng nghìn người còn chiu j những nỗi buồn còn lớn hơn. Khi ta khóc thì hàng triệu ngừoi đáng được  khóc hơn. Như vậy ở đâu đó quanh đây vẫn còn những  bất công, ,mất mát mà không thể nào bù đắp. Nó chỉ có thể xoa dịu bằng tình yêu từ trái tim mỗi người.

Một bài học nhỏ nữa mà có thể rút ra từ câu nói đó là bản thân mỗi nguời cần phải biết trân  trọng những gì mình đang có, những thứ mà ngừoi khác không thể có.Sự trân trọng ấy sẽ đem lại sự giàu có và bình an cho tâm hồn.

Quả thực bài học từ một lời tâm sự có lẽ còn nhiều hơn thế! Có những thứ mà ta không thể nói hết thành lời, mà phải nghĩ mới đựoc. Mỗi ngừoi hãy tự lấy lời tâm sự ấy thành một kinh no sống cho mình, lấy nó làm gương để soi vào bản thân xem mình còn gì thiếu xót. Con người không có ai toàn mĩ cả no đại bộ phân  luôn có xu hướng làm mình hoàn thiện hơn. Trong khi có nhiều ngừoi lại đi ngựoc với  xu thế ấy. Thực trạng cho thấy đa số là trong giới trẻ. Có những bạn học sinh sinh ra trong gia đình đầy điều kiện, đựoc đi học tại môi trường tốt mà lại ko lo tu dưỡng đạo đức, học tập mà chỉ lo ăn chơi, thành ra hư hỏng. Vói họ thì bao nhiêu mới là đủ? Thật là đáng buồn khi họ không thể nghĩ rất nhiều em học sinh nhà nghèo ao ước được có điều kiện học tập tốt hơn mà lại không đựoc!

Cuộc sống thật kì lạ! Nó luôn đặt ra những thử thách để cho ta những bài học. Với một nhà văn, một nhà chính trị như Hellen Keller, bà đã học được một bài học quí giá từ một đôi giày. Còn tôi không những học từ lời tâm sự chân thành,từ chính bản thân người có nghị lực phi thường như bà mà có lẽ quan trọng nhất là những giá trị đích thực từ cuộc sông.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro