nghị luận xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

B/NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhận thấy. Những gì không hiện ra bên ngoài, những gì không có hình dạng hay trạng thái, con người không cảm nhận, quan sát được đều có thể coi là hiện tượng. Đây là chỗ phân biệt hiện tượng (bên ngoài) với bản chất (bên trong) và với vấn đề (không hình trạng), dẫu cho chúng ta vẫn thường xuyên bình luận cả hiện tượng lẫn vấn đề.

Khi nói hiện tượng đời sống thì hai chữ đời sống ở đây được dùng trong sự phân biệt với văn học, khoa học, với sách vở nói chung. Vì vậy, nói đến hiện tượng đời sống là nói đến những cái xảy ra ở cuộc sống bên ngoài, con người bình thường có thể quan sát thấy, chứ không phải trong sách vở, văn chương.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của HS như tai nạn giao thong, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,…

2. Cách làm bài

a) Cách viết mở bài

Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài.

Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe).

b) Cách viết thân bài

Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận.

Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe). Chẳng hạn:

- Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người nghe).

Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khién người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, không vô tư.

Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong lúc trình bày để bài văn của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động và do đó, thêm sức thuyết phục người đọc (người nghe).

- Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị luận, nếu cảm thấy ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người nghị luận với những ý kiến đã được nêu ra trước đó. Do vậy, người làm văn nên làm công việc điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống được đưa ra bình luận, trước khi đưa ra quan điểm của bản thân mình.

Việc điểm lại và nhận xét các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống nêu ở đề bài rõ ràng cũng cần phải đạt được các yêu cầu khách quan, trung thực, như vừa nêu ở điểm trên. Vì có thế thì người nghị luận mới mong đạt được mục đích của mình.

- Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm tin như thế.

- Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận.

c) Cách viết kết bài

Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.

Ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.

3. Tổng kết

Khi có đề văn yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống thì trước hết phải tìm hiểu hiện tượng đời sống được nêu trong đề, phân tích các biểu hiện của nó, lí giải các nguyên nhân và hậu quả.

Tiếp đến nêu ý kiến nhận xét, đánh giá hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế nào. Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ đó mà lập dàn ý để cho bài viết mạch lạc, vận dụng kết hợp hợp lí các thao tác nghị luận.

4. Ví dụ

Lập dàn ý cho đề bài sau (đề 1 SGK Ngữ văn Nâng cao, tập 1, trang 202):

Báo Tuổi trẻ ngày 12/07/2004 đưa tin:

Theo Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu, phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày”.

Hãy bình luận về thực trạng đó.

a) Mở bài

Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.

b) Thân bài

- Phân tích hiện tượng:

+ Hiện tượng thí sinh vi phạm quy chế thi, bị xử lí kỉ luật lên đến hai, ba nghìn người là hiệnt tượng chứng tỏ một bộ phận thí sinh thiếu tự do chưa có kiến thức vững vàng, động cơ, thái độ học tập, thi cử không đúng đắn.

+ Hiện tượng sử dụng nhiều hình thức mang tài liệu tinh vi chứng tỏ nhiều thí sinh đã có ý thức vi phạm quy chế từ ở nhà, có chủ ý không tuân thủ quy chế thi, rõ ràng là phạm pháp có ý thức.

+ Việc xử lí của các Hội đồng thi chứng tỏ việc thi cử được tổ chức nghiêm túc, các giám thị đã có thái độ nghiêm khắc cần thiết.

- Bình luận hiện tượng:

Hàng năm, cả nước ta có khoảng tám, chín trăm nghìn cho đến một triệu thí sinh thi đại học. Con số hai, ba nghìn nói trên là rất ít so với tổng số.

Đa số thí sinh Việt Nam có thái độ thi cử nghiêm túc, đúng đắn, tôn trọng quy chế thi. Không nên vì một số ít có thái độ sai phạm mà vơ đũa cả nắm, đánh giá sai toàn bộ thí sinh.

- Phê phán những mặt sai:

+ Thái độ, động cơ học tập.

+ Thái độ gian lận, cố tình vi phạm.

- Khẳng định đa số học sinh có thái độ đúng đắn , giám thị hoàn thành tốt nhiệm vụ coi thi.

c) Kết bài

- Kêu gọi các thi sinh có thái độ đứng đắn trong thi cử, đảm bảo chất lượng các kì thi tuyển sinh.

- Bài tỏ thái độ của người viết trước hiện trạng đó.

iúp em lập dàn ý bài này cái:

đọc truyện Tấm Cám bạn nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,giũa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

nếu có thể đc các anh(chị) có thể ghi chi tiết cụ thể giúp em nhá ^^!

em cần gấp lắm các anh chị ơi

Vấn đề này mang tính cảm nghĩ cá nhân: Một cách hỏi về sự thẩm thấu văn học đối với học sinh.

Anh nghĩ thế này:

1. Em cần định nghĩa cái thiện và cái ác là gì? Thiện đại diện cho những lớp người nào, ác đại diện cho kiẻu người nào.

2. Khẳng định là trong mọi thời đại thì luôn luôn có sự đấu tranh giữa thiện và ác.

3. Sự đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa? (Liên hệ với cốt truyện: Nhân vật Tấm và nhân vật Cám)

4. Sự đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội ngày nay? (Liên hệ với bản thân, thông tin trên báo, đài...)

quinhmei

ây là một dàn ý mình trích dẫn, không phải của mình. Dựa vào các ý chính, bạn tự triẻn khai thành bài văn nhé!

Đấu tranh giữa thiện và ác là đề tài muôn thuở trong văn hoá xã hội loài người. Trong truyện Tấm Cám:

- Tấm hiện lên là 1 cô gái khổ cực nhưng đức hạnh, vị tha, tấm lòng trong trắng tượng trưng cho cái thiện, người lương thiện

- Mẹ con Cám là kẻ hung bạo, xấu xa, tham lam ích kỉ, tượng trưng cho cái ác, người xấu.

Cuộc đấu tranh giữa 2 thế lực biểu hiện trong những lần ông Bụt hiện ra giúp đỡ Tấm ( tự kể vd) --> người tốt thì sẽ gặp được việc lành

Nhưng sự mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi mẹ con Cám giết chết Tấm: hành động tàn ác nhất cướp đi sinh mạng, hạnh phúc con người. Từ chỗ Tấm còn nhân nhượng, giờ đây nàng đã chuyển sang thể hóa thân: các lần hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, mắt cửi....Cám càng hại Tấm thì Tấm càng quyết liệt hơn để giành lại tình yêu hạnh phúc của mình.

Từ đỉnh điểm chuyển sang thắt nút: Tấm tìm được hạnh phúc, mẹ con Cám bị trừng phạt.

--> Rút ra:

1.cái thiện luôn chiến thắng cái ác

2. chừng nào cái ác còn tồn tại, lương tâm đen tối con người còn tồn tại thì vẫn còn cuộc xung đột giữa thiện và ác, vẫn còn có những người bị chìm trong khổ đau

-> con người cần phải cố gắng hoàn thiện mình để đến 1 ngày nào đó cái ác sẽ chỉ là trong truyện cổ tích mà thôi.

Ngày mai lớp em cũng viết bài này 0y. Em mới tìm được mấy bài, post lên cho mọi người cùng tham khảo ha!

BÀI 1

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???

Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

BÀI 2

Cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác xưa và nay vẫn đều diễn ra như một phần của cuộc sống.

Và dẫu là thời đại nào thì số đông vẫn đứng về cái thiện nhiều hơn do vậy cái ác cũng ngày càng "nham hiểm hơn".

Tấm và Cám là 2 chị em cùng cha khác mẹ.Dẫu mang cùng một nửa dòng máu nhưng họ lại thuộc 2 phe đối nghịch nhau:Chị tốt nết ,còn em thì xấu tính.

Xưa và nay vẫn vậy :Thiện -ác cùng chung sống.Cái ác bao giờ cũng ganh tị với cái thiện .

Cám và mẹ tìm cách hãm hại Tấm năm lần bảy lượt nhưng không thành .-->Cuộc chiến giữa thiện và ác lúc nào cũng cam go,khốc liệt.

Kết cục cuối cùng ,Tấm trở nên xinh đẹp và cưới vua .Còn Cám bị giội nước sôi nên chết nhăn răng.

Kết cục của câu chuyện là 1 kết cục mà những người yêu THIỆN ghét ÁC mong muốn.

Người tốt kẻ xấu xưa rất dễ phân biệt và phân loại.CÒn ngày nay khi xã hội ngày càng "cơ cấu" ,đôi khi người tốt xấu ,thiện ác lẫn lộn .Cũng có khi là người tốt trong lốt kẻ ác và ngược lại.

Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên tạo ra nhiều loại,nhiều dạng người .Và có 1 điều không bao giờ thay đổi là:THIỆN -ÁC" không đội trời chung".

BÀI 3

Chỉ ra các ý cơ bản sau:

* Giải thích:

- Thiện

- Ác

- người tốt

- kẻ xấu

- xã hội xưa

- xã hội nay

* Phân tích truyện Tấm Cám để làm rõ cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, người tốt và kẻ xấu trong xã hội x¬ưa

* Liên hệ tới xã hội nay

* Chỉ ra điểm giống & khác nhau

▬Tấm Cám là câu chuyện không xa lạ gì với chúng ta.

Cách nào đó, theo câu hỏi của bạn.. thì cách giải quyết mâu thuẫn giữa "thiện, ác" xưa và nay khác nhiều lắm..

Xưa, sự hồi sinh của Tấm là một kết thúc có hậu theo mong mỏi "chính thắng tà".. nhưng cách thức giải quyết vấn đề lại được thực hiện bởi một điều ác (Cách Tấm chỉ cho Cám làm trắng da bằng cách "tắm bằng nước sôi" và khi mặc nhiên để mẹ Cám ăn gần hểt hủ mắm, mới bảo "ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.." - Quyền hành xử của con người luôn được đề cao và mang cảm tính (thay trời hành đạo)... Như vây, con người tự do bày tỏ thái độ và hành vi ứng xử của mình!

Nay, trong cuộc sống nhan nhản chuyện vi phạm chế độ một vợ một chồng (giống như Cám cướp tranh chồng chị vậy), thì luật pháp cũng xử lý một cách khắt khe với hành vi xâm phạm thân thể và nhân phẩm người khác (nếu như bà lớn đánh ghen bà nhỏ và ngược lại).. chuyện bị cướp chồng (hoặc vợ) cũng phải được xử lý theo luật chứ không cho phép bộc phát theo cảm tính - Như vậy, con người vẫn có quyền hành xử, nhưng phải hành xử theo luật chứ không theo cảm tính... Và, con người không phải lúc nào cũng có quyền tự do bày tỏ thái độ hay hành vi ứng xử của mình một cách tự do!

B. Lập dàn ý:

1. Mở Bài:

- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, ( tham khảo ở đây ) từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

2. Thân bài

- Vì đây là bài phát biểu suy nghĩ nên ko có luận điểm nào thống nhất. Có thể khai triển theo các ý như sau:

+) Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện TC cũng ko ngoại lệ, T là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng....Bạn nên dẫn ra những câu nói lên sự bất công mà cuộc đời đã giành cho T (như làm lụng vất vả...). Chú ý khi xen dẫn chứng nên chú ý những chi tiết có sự xuất hiện của Bụt => chỉ có những người có tấm lòng trong sạch mới có thể lam cảm động những thế lực siêu nhiên (như ông Bụt, bà Tiên ..v..v). Nên chú ý nói đến 4 giai đoạn trong cuộc đời T.

+)Trong xã hội nay: Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công. Nên vận dụng những kiến thức thực tế trong cuộc sống để làm sáng tỏ ý này.

===> Dù là XH xưa và nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

- Quy luật:" Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"

+)Rút ra bài học cho bản thân

3. Kết luận

- Chốt lại vấn đề.

* Bài viết tham khảo:

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam . Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???

Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

m Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày dì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi?

Từ những điều trên cho thấy cái ác luôn hiển thị trong mỗi con người nhưng chưa bộc lộ, còn cái thiện chỉ chiếm một phần nhỏ nếu không có tính chính nghĩa và tấm lòng lương thiện thì cái thiện sẽ dần mất đi và các ác chiếm lĩnh họ. Cuộc chiến giữa cái thiện và các ác luôn điễm ra hằng ngày hết sức khóc liệt và cũng hết sức âm thầm.

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

Học đi đôi với hành

“Trăm hay không bằng tay quen” người xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

 Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.

 Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ttrong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó “hành“ mà không “học”.

Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học - học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

 Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình, em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.

rước tiên ta cần hiểu rõ thế nào là "học đi đôi với hành" ? "Học" ở đây là học lý thuyết - những kiến thức ta tiếp thu từ thầy cô mỗi ngày. "Hành" là thực hành, ứng dụng ~ lý thuyết trên vào cuộc sống hằng ngày. Ta dễ dàng nhận ra mối wan hệ mật thiết jữa "học" & "hành" : "học" mà ko "hành" thì lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết - ~ lý thuyết suông ko hữu dụng. Ngược lại, "hành" mà ko "học" thì sẽ chẳng mấy khi đem lại hiệu wả - ko khéo còn trở thành ~ kẻ fá họai ngu dốt. Giữa "học" & "hành" là mũi tên 2 chiều mà khi mất đi 1 chiều, cuộc sống, công việc của ta sẽ trở nên khó khăn, fức tạp hơn rất nhiều.

Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói wen học vẹt, wa loa như "cưỡi ngựa xem hoa", học chỉ để có = cấp về khoe xóm làng. Học fải đúng cách thì mới có thể kết hợp với "hành" để đạt hiệu wả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là fương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ ko fải là thước đo chỉ số IQ, wuyết định sự thông minh của mỗi người. "Thành công là nhờ 9 fần chăm chỉ, 1 fần thông minh" 1 người dù thông minh cách mấy mà ko chịu trau dồi kiến thức thì cũng như ~ kẻ vô học ko có ích. Ko có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết fải hỏi, muốn giỏi fải học". Thật nực cười cho ~ kẻ giấu dốt, ôm cái ngu về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, ko fân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào : học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức fổ thông...Xấu hổ thay cho ~ kẻ "thùng rỗng kêu to", vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ !

Giỏi lý thuyết ko vẫn chưa đủ. Nếu ko ứng dụng ~ gì đã học vào cuộc sống thì chẳng fải ta đã học 1 cách vô ích ? Ko fải tự nhiên mà 1 chiếc máy bay có thể bay dc. Đó là kết wả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ ko nhục chí, "thất bại là mẹ thành công". Sau khi thất bại, ko nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi "tại sao mình thất bại ?" để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười ! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả 1 đọan đường dài, ko fải cứ giỏi lý thuyết là làm dc tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi dc trên đó, ta fải trả = máu. Đôi khi wa thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với HS chúng ta, bài tập về nhà là 1 cách kiểm tra lại kiến thức đã học trên lớp. Vì thế, hãy vui vẻ hòan tất bài tập. Đó là cơ sở để xây dựng 1 tương lai tươi sáng cho riêng mình .

“Trăm hay không bằng tay quen” người xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.

Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó “hành“ mà không “học”.

Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học - học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình, em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.

Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với hành”.

Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu.

Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, Kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và khinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.

Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.

(Sưu tầm)

MỞ BÀI:

Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.

THÂN BÀI:

Ý 1. THỰC TRẠNG VỀ CĂN BÊNH NGHIỆN INTERNET TRONG GIỚI TRẺ

Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh” này.

Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.

Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói.

Ý 2: HẬU QUÁ CỦA NGHIỆN INTERNET

Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.

Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện Tao Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.

Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.

Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.

3. GIẢI PHÁP

Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" - mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.

"Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).

"Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số khoá điều trị.

Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Vn, theo bạn?

KẾT BÀI:

Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn - công dân của thời đại @.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thơ-ca