HCM tư tưởng quan điểm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Tìm hiểu về hệ thống những quan điểm, tư tưởng của NAQ về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở thuộc địa cuối thế ky XIX - đầu thế kỷ XX. Liên hệ với nhận thức bản thân về đổi mới đất nước hiện nay?

  Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao hàm nhiều lĩnh vực và rất phong phú, trong đó có nội dung quan trọng là về hệ thống những quan điểm, tư tưởng của NAQ về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở thuộc địa cuối thế ky XIX - đầu thế kỷ XX.

Việt Nam là một quốc gia hình thành sớm, có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống chống ngoại xâm. Vào giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta, biến nước ta, từ một nước phong kiến độc lập, thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta cho đến đầu thế kỷ XX đi vào con đường bế tắc, ở trong "tình hình đen tối như không có đường ra". Giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản của xã hội Việt Nam, Bối cảnh đó thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Trước lúc ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu sâu sắc truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, đất nước, am hiểu vốn văn hóa phương Đông, một phần văn hóa phương Tây. Đó là vốn quý, là cơ sở quan trọng để tiếp thu chân lý cách mạng, là nhân tố đầu tiên của quá trình hình thành nhận thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.

Trải qua 1 cuộc hành trình đầy gian khổ, qua nhiều đại dương và lục địa, cuộc khảo sát vô cùng phong phú đã đem lại cho NAQ 1 tình cảm c/m sâu sắc, 1 vốn tri thức phong phú, làm cơ sở cho Ngừoi đi đến 1 sự lựa chọn đúng đắn con đường cứu nước, con đường c/m cuả Lênin. Từ đây NAQ đã dứt khoát đi theo con đường đó.

Những quan điểm cơ bản của Ngừoi:

cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản. 

Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.  

cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. 

NAQ đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "đảng có vững cách mệnh mới thành công" "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" đó là chủ nghĩa Lênin.  

cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông.  

cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc. 

Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của HCM. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào CM vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của CM VN chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.  

CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân. Ngay từ những năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Nguyễn Ái Quốc đã nói đến khả năng khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Theo Người, "Để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương... phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng...".

Đến tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương 8 do Người chủ trì đã đưa ra nhận định: "Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết thúc bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang". 

Người đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa.

Ngừoi hướng c/m thuộc địa đi theo con đường của c/m vô sản.

Người khẳng định c/m là sự nghiệp chung của cả dân chúng, chứ ko phải của 1, 2ngừoi.

Ngừoi khẳng định c/m giải phóng dân tộc là 1 bộ phận của c/m vô sản. Đây chính là nền tảng của đường lối chiến lược tiến hành giải phóng dân tộc theo phương hướng tiến lên CNXH của HCM và của ĐCSVN.

Người phân tích mối quan hệ giữa c/m VN và c/m thế giới. C/m giải phóng dân tộc ở VN là 1 bộ phận của cm/m thế giới, cần đc sự giúp đỡ của quốc tế. C/m giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và c/m vô sản ở các nước chính quốc có quan hệ khăng khít với nhau và ảnh hưởng thúc đẩy nhau trong quan hệ bình đẳng.

Ngừơi nhấn mạnh vai trò của Đảng c/m. C/m muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng cách mệnh. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nền tảng, phải có đội ngũ cán bộ mạnh, đảng viên có lý tưởng c/m, có lập trường đúng đắn. Chủ nghĩa chân chính nhất là chủ nghĩa Lênin.

Tóm lại:

 HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Hệ thống quan điểm lý luận của NAQ về con đường c/m là tư tưởng c/m giai cấp- dân tộc theo chủ nghĩa Mac-lênin, tư tưởng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng c/m vô sản.

Song, bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được sau gần 20 năm đổi mới, vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm làm gay gắt những mâu thuẫn của quá trình phát triển.

Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Khó khăn này sẽ tăng lên rất lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, khi AFTA có hiệu lực đầy đủ đối với nước ta và nước ta chính thức gia nhập WTO. Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước để phát triển kinh tế chưa được huy động và sử dụng tốt. Thất thoát, lãng phí trong quản lý kinh tế, đặc biệt trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp Nhà nước còn rất nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính trong hệ thống chính quyền chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, việc thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm hoặc chưa giải quyết tốt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro