nghiên cứu khoa học

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 1: KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Định nghĩa khoa học? Nghiên cứu khoa học? Vì sao nói Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc biệt?

Khoa học  là một hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, cũng như quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã  hội, tư duy.

Thông qua quá trình khám phá những tri thức mới do những đòi hỏi của thực tiễn xã hội, khoa học trở thành con đường sản sinh ra tri thức.

Phân loại khoa học theo:

+ Hệ thống lĩnh vực: khoa học được chia thành nhiều lĩnh vực, ngành, chuyên ngành

Vd theo lĩnh vực: khoa học tư nhiên, xã hội, triết học-chính trị; công nghệ;vũ trụ, hàng không, thiên văn học..

+Theo thời đại: cận đại, hiện đại, cổ điển..

Nghiên cứu khoa học

 Là sự tìm kiếm những điều chưa biết:

            + Phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức của con người về thế giới

            + Sáng tạo phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.

 Là cách thức con người tìm hiểu sự việc một cách có hệ thống.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc biệt : Tìm kiếm những điều chưa biết Người nghiên cứu không biết trước được kết quả ( khác với những hoạt động khác: ví dụ: người kiến trúc sư khi chuẩn bị xây dựng một ngôi nhà đã tính toán trước được vật liệu, độ bền, quang cảnh, hình dạng, kết cấu của ngôi nhà..=> biết trước được kết quả sau khi xây xong ngôi nhà như thế nào khi tiến hành xây dựng theo kế hoạch trong một điều kiện bình thường. Còn nghiên cứu khoa học thì không

2. Phân loại NCKH theo chức năng nghiên cứu? Cho ví dụ.

2.1 Phân loại theo chức năng nghiên cứu (4 loại):
a. Nghiên cứu mô tả.
Là những n/c đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng một sự vật, đánh giá một sự vật, phân biệt sự  khác nhau về bản chất của sự vật này với sự vật khác.
vd: Nghiên cứu mô tả về sinh viên trường Đại học Yersin: Sỷ số; Tỷ lệ nam./nữ; kết quả học tập;chiều cao/cân nặng; tôn giáo…
b.Nghiên cứu giải thích
N/c làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sư vật, nhằm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc;tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.(cấu trúc, nguồn gốc, tương tác)

VD: Giải thích nguyên nhân của hiện tượng học  tủ của học sinh, sinh viên hiện nay

c. Nghiên cứu giải pháp:
N/c nhằm sáng tạo ra giải pháp (có thể là giải pháp công nghệ, giải pháp tổ chức và quản lý), tìm ra một sự vật chưa từng tồn tại(Phương pháp, phương tiện)

Vd: + Giải pháp để hạn chế việc học tủ của học sinh, sinh viên.

+ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cùa các doanh nghiệp nhà nước          
d. Nghiên cứu dự báo:
n/c nhằm nhận dạng trạng thái sự vật trong tương lai.

 Vd:     +Dự báo xu hướng phát triển của các loại hình du lịch trong năm 2015 của Đà Lạt.

3. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là gì? Phân loại 3 sản phẩm đặc biệt của NCKH?

3.1 Sản phẩm của NCKH là thông tin. Thông tin được truyền tải qua phương tiện trung gian, gọi là vật mang thông tin.

Vật mang thông tin bao gồm:

+  Vật mang vật lý:  sách báo, tivi… nghe, xem, đọc..

+ Vật mang công nghệ:  dt, laptop, camera..

+ Vật mang xã hội: người hay nhóm người cùng chia sẽ thông tin với nhau..

3.2  Phân biệt Ba sản phẩm đặc biệt của NCKH

Phát minh:

+bản chất: là sự khám phá ra những tính chất, hiện tượng, quy luật  tự nhiên của thế giới vật chất tồn tại khách quan mà trước đó chưa ai biết, làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người

+khả năng áp dụng để giải thich thế giới: có

+khả năng áp dụng vào sản xuất và đời sống: không trực tiếp mà phải qua sáng chế

+ giá trị thương mại: không

+bâo hộ pháp lý: bảo hộ tác phẩm viết về các phát hiện và phát minh theo các đạo luật  về quyền tác giả chứ không bảo hộ bản thân các phát hiện và phát minh

+ tồn tại cùng lịch sử: có

+ ví dụ: định luật Archimede. sức nâng của nước. định luật newton. vạn vật hấp dẫn

 Phát hiện

bản chất:Là sự khám phá ra những vật thể, quy luật xã hội tồn tại khách quanmà trước đó chưa ai biết, làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người

+khả năng áp dụng để giả thích thế giới: có

+ khả năng áp dụng vào sản xuất và đời sống: Không trực tiếp mà phải qua các giải pháp ứng dụng

+giá trị thương mại: Không

+bảo hộ pháp lý: Bảo hộ tác phẩm viết về các phát hiện và phát minh theo các đạo luật về quyền tác giả chứ không bảo hộ bản thân các phát hiện và phát minh

+tồn tại cùng lịch sử: có

+ví dụ: Marx và phát hiện giá trị thặng dư

- Colomb phát hiện Châu Mỹ

- Kock phát hiện vi trùng lao.

Sáng chế:

+ bản chất: Là giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật và áp dụng được, vốn chứ từng tồn tại trước đó. Là thành tựu NCKH trong công nghệ, không có trong kh xã hội và nhân văn.

+Khả năng áp dụng để giải thích thế giới: Có

+ Khả năng áp dụng vào sản xuất và đời sống: Có thể áp dụng trực tiếp hoặc qua thử nghiệm

+ Giá trị thương mại:  Có

+Bảo hộ pháp lý: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

+ Tồn tại cùng lịch sử: Tiêu vong theo sự tiến bộ công nghệ

+ Ví dụ: - Thomas Edison – bóng đèn điện - Nobel – công thức thuốc nổ TNT

 4. Quy trình thực hiện Nghiên cứu khoa học?

1. Lựa chọn đề tài nghiên cứu

2. Hình thành cơ sớ lý thuyết/ Mô hình nghiên cứu

3.  Thiết kế nghiên cứu

4. Thu thập dữ liệu

5. Phân tích và diễn dịch kết quả

6. Báo cáo kết quả

5. Một số khái niệm thống kê trong NCKH?

  a. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể

- Tổng thể chung (tổng thể, đám đông – population) là tổng hợp tất cả các đối tượng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu cần thu thấp thông tin từ những đối tượng này…

- Tổng thể mẫu (mẫu-sample)là tập hợp tất cả đối tượng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về họ.

- Đơn vị tổng thể (phần tử -element) là đối tượng cần thu thập dữ  liệu hoặc đối tượng nghiên cứu.

Vd:Đơn vị tổng thể gồm: điểm trung bình (biến), độ tuổi, giới tính,tôn giáo,dân tộc….

 b.Biến ( Variable) là khái niệm dùng để chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Bao gồm:

-  Biến định tính

- Biến định lượng

c.Dữ liệu (data) là kết quả quan sát của các  biến. Nó chính là các sự kiện, các biểu hiện, các con số được thu thập từ các biến.

d.Tập dữ liệu (data set) là tất cả các dữ liệu được thu nhập cho mộtt nghiên cứu cụ thể.

e. Quan sát : Một quan sát là một tập hợp các dữ liệu thu thập từ một phần tử riêng biệt.

f.Thang đo: Xác định lượng thông tin có trong dữ liệu và chỉ ra sự tổng kết dữ liệu và phân tích thống kê nào là thích hợp nhất. bao gồm: thang đo định danh, thứ bậc, khoảng, tỉ lệ.

g. Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng:

+ Dữ liệu định tính: phản ánh tính chất, sự hơn kém, không tính được trị trung bình. Sử dụng thang đo định danh, thứ bậc, đo bằng số hoặc không bằng số. => Được thu thập từ các biến định tính.

+  Dữ liệu định lượng: phản ánh mức độ, mức độ hơn kém, tính được trị trung bình. Sử dụng thang đo khoảng, tỷ lệ;  luôn đo bằng số. => Được thu thập từ các biến định lượng.

+  Nguyên tắc mã hóa và nhập liệu: chỉ mã hóa dữ liệu định tính. Mổi quan sát tương ứng 1 dòng, dữ liệu của mỗi phần tử được nhập vào 1 dòng của cửa sổ dữ liệu. mỗi loại dữ liệu thu thập dc sắp xếp tương ứng 1 cột. nhập từ trái qua phải, từ trên xuống.

+  Sự khác nhau:

Dữ liệu định tính

Dựa trên ý nghĩa được diễn đạt bằng từ ngữ. Việc thu thập đem lại những dữ liệu phi tiêu chuẩn hóa, đòi hỏi phải phân thành các loại. Việc phân tích được thực hiện thông qua các biểu đồ và các thống kê

Dữ liệu định lượng: Dựa trên những ý nghĩa bắt nguồn từ những con số. Việc thu thập đem lại những dữ liệu bằng số và tiêu chuẩn hóa. Việc phân tích được thực hiện thông qua  sử dụng việc niệm hóa.

6. Phân biệt 4 cấp độ thang đo cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu. Cho ví dụ.

a. Thang đo định danh ( nominal scale)

- Sử dụng cho các biến định tính

- Không có ý nghĩa về lượng

- Phân loại và đặt tên cho các biểu hiện của biến định tính, bằng số hoặc không bằng số.

Ví dụ:  

1. Bạn thường dùng mì theo kiểu đóng gói nào?

o Mì gói                     o Mì Ly                      o Mì hộp                                o Mì tô

                  2. Giá một gói mì mà bạn đồng ý mua là bao nhiêu?

o Từ 2.000 VNĐ – 3.500 VNĐ

o Từ 4.000 VNĐ – 6.000VNĐ                    

o Trên 10.000VNĐ

b. Thang đo thứ bậc (ordinal scale)

Thường sử dụng cho biến định tính (có thể dùng cho biến định lượng), không có ý nghĩa về lượng.

Thang đó thứ bậc có đặc tính của thang đo định danh và dùng để xếp hạng hoặc thứ tự dữ liệu, nhưng ta không biết được khoảng cách giữa chúng => bằng số hoặc không bằng số.

Vd

:   1.Anh/ Chị xếp hạng về chất lượng các thương hiệu sau như thế nào ( đánh số thứ tự từ 1-6. Ví dụ đứng thứ nhất là 1, nhì là 2,....)

o Hảo Hảo                 ......    o Vifon                        ......      o Miliket                    ......

o Tabiket                    ......    o Ramen Rater .....       o Mama                      ......

    c. Thang đo khoảng ( Interval Scale)

- Sử dụng cho các biến định lượng, có ý nghĩa về lượng. Là 1 dạng đặc biệt của thang đó thứ bậc vì nó cho biết khoảng cách giữa các thứ bậc => luôn luôn bằng số.

Ví dụ:  Anh/Chị có thường xuyên  mua nhiều gói dự trữ ăn dần không?( đánh dấu vào mức độ bạn chọn)

Không bao giờ                                    Thỉnh thoảng                           Thường xuyên             Luôn luôn như vậy     

Thang Likert: là loại thang đo trong đó có một chuỗi các phát biểu liên quan đến bthái độ  trong câu hỏi dc đưa ra và người trả lời sẽ chọn 1.

Về  lý thuyết, Likert là thang đo thứ bậc và đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu từ 05 điểm trở lên thì kết quả của Likert giống khoảng

Ví dụ:  Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn trong phát biểu: “Bạn  rất thích ăn mì ăn liền?”

1 Hoàn toàn phản đối

2 Phản đối

3 Trung lập

4 Đồng ý

5 Hoàn toàn đồng ý

Thang đo đối nghĩa: là loại thang đo tương tự như Likert, nhưng trong thang đo đối nghĩa chỉ sử dụng 2 nhóm từ có nghĩa trái ngược nhau ờ 2 cực.

d. thang đo tỷ lệ: sử dụng các biến định lượng, có ý nghĩa về lượng, có tất cả các đặc tính khoảng cách và tỷ lệ của hai giá trị là cso ý nghĩa ( luôn bằng số)

 CHƯƠNG2: LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI

 Câu hỏi: Hình thành 1 đề tài nghiên cứu theo 7 bước về 1 lĩnh vực tự chọn. Đặt tên đề tài

Bước 1: Xác định lĩnh vực mở  rộng.

Bước 2: Phân chia lĩnh vực rộng thành những lĩnh vực nhỏ hơn

Bước 3: Chọn ra một hoặc một vài lĩnh vực nhõ muốn tiến hành nghiên cứu

Bước 4: Đưa ra các câu hỏi nghiên cứu.

Bước 5: Xác định mục tiêu chính-phụ.

Bước 6: Đánh giá các mục tiêu.

Bước 7: Kiểm nghiệm lần nữa.

Đề tài : Nhu Cầu Sử Dụng Mì Ăn Liền Của Sinh Viên Trường Đại Học Yersin Đà Lạt.

Bước 1

Xác định nội dung : Mì ăn liền

 Bước 2

Chia nhỏ nội dung

o Nhu cầu sử dụng mì ăn liền của sinh viên trường đại học Yersin.

 2. Ảnh hưởng của mì ăn liền đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

 3. Thái độ của người tiêu dùng đối với mì ăn liền.

4. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất mì ăn liền của các hãng.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua mì ăn liền.

6. Các thương hiệu mì ăn liền được ưa chuộng nhất hiện nay.

Bước 3 Lựa chọn nội dung

Nhu cầu sử dụng mì ăn liền của sinh viên trường đại học Yersin

 Bước 4

Câu hỏi được đặt ra

 1. Nguyên nhân nào khiến sinh viên sử dụng mì ăn liền?

2. Ảnh hưởng của mì ăn liền đối với sinh viên như thế nào?

3. Mức độ tiêu thụ mì ăn liền trong sinh viên như thế nào?

Bước 5: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính: Tìm ra nhu cầu sử dụng mì ăn liền của sinh viên trường đại học Yersin.

Mục tiêu phụ:

1. Tìm ra những nguyên nhân nào dẫn đến hành vi sử dụng mì ăn liền của sinh viên trường đại học Yersin Đà Lạt.

2. Tìm ra những ảnh hưởng của mì ăn liền đối với sinh viên.

 3. Xác định mức độ tiêu dùng  mì ăn liền trong sinh viên.

Bước 6: Xác định khả năng thực hiện

Xác định các mục tiêu này trong :

1. Công việc liên quan.

2. Thời gian thích hợp.

3. Nguồn tài chính cho phép.

4. Kỹ thuật chuyên môn của nhóm và Cô hướng dẫn trong phạm vi nghiên cứu.

Bước 7

Kiểm tra lại

1. Nhóm rất quan tâm đến vấn đề này.

2. Nhóm đồng ý với những mục tiêu đã đề ra.

3. Nhóm có nguồn lực hợp lý.

4. Nhóm có đủ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện đề tài.

CHƯƠNG 3: TRỌN MẪU TRONG  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Khái niệm lấy mẫu: Lấy mẫu là một quá trình trọn lựa một ( hoặc một vài) mẫu từ 1 tập hợp lớn hơn để tạo ra những phán đoán hay dự báo về một sự thật, tình trạng hay kết quả của tập hợp lớn hơn.

VD: lấy mẫu 100 sinh viên trong tổng số sinh viên của trường đại học yersin để khảo sat về nhu cầu sử dụng mì trong sinh viên

2.Bốn lý do mà nhà nghiên cứu không tiến hành thu thập dữ liệu của toàn bộ tổng thể :

v  Chọn mẫu giúp tiết kiệm chi phí: khi lựa chọn mẫu để tiến hành nghiên cứu sẽ giảm được đáng kể chi phí trong quá trình nghiên cứu như chi phí đi lại, chi phí khảo sát cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình nghiên cứu so với việc nghiên cứu tổng thể.

v  Chọn mẫu giúp tiết kiệm thời gian: so với việc thu thập dữ liệu từ tổng thể thì việc thu thập dữ liệu và sử lý dữ liệu từ mẫu không chỉ giúp tiết kiệm chi phí còn giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhà nghiên cứu rất nhiều.

v  Chọn mẫu có thể cho kết quả chính xác hơn: khi chọn mẫu trong quá  trình thu thập dữ liệu cũng ít sai sót hơn . quá trình sử lý dữ liệu cũng có  thể dễ dàng sảy ra sai sót.

v  Trong trường hợp mẫu là sữa, đồ hộp, các loại  thực phẩm đóng hộp khác thì không thể kiểm tra tổng thể.

3. làm rõ một số thuật ngữ:

Tổng thể: là các đối tượng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu cần thu thập dữ liệu về nó

 Mẫu: Là một phần tử trong tổng thể mà nhà nghiên cứu thực sự đi nghiên cứu

Phần tử: Đối tượng cần thu thập dữ liệu ( đối tượng nghiên cứu, đơn vị tổng thể) có thể là người hoặc vật

Đơn vị: để thuận tiện cho việc lấy mẫu người ta thường chia nhỏ mẫu để tiện nghiên cứu và thu thập thông tin

Khung mẫu ( khung chọn mẫu) :  Là danh sách để liệt kê tất cả các dữ liệu liên quan tới đươn vị, phần tử cần thiết để chọn mẫu

4. Nêu và phân tích 3 nguyên tắc lấy mẫu

Nguyên tắc1:  trong phần lớn các trường hợp khi ta thực hiện việc lấy mẫu thì có sự khác biệt giữa trung bình mẫu và trung bình tổng thể.  Sự khác biệt này là do sự lựa chọn các đươn vị trong mẫu thử.

Nguyên tắc 2: mẫu càng lớn thì sự sai biệt càng nhỏ ( kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác cho dự đoán của trung bình tổng thể càng cao)

Nguyên tắc 3: sự sai biệttrong một biến số được nghiên cứu trong tổng thể càng lớn thì sự khác biệt trung bình mẫu và tổng thể càng lớn.

5. Trình bày các phương pháp chọn mẫu:

 kỹ thuật trọn mẫu:

- xác suất (ngẫu nhiên): ngẫu nhiên đơn giản, hệ thống, phân tầng, theo nhóm

- phi xác suất( không ngẫu nhiên): thuận tiện, phán đoán, phát triển mầm, định mức

so sánh giữa chọn mẫu xác suất và phi xác suất

Chọn mẫu xác suất

+ ưu điểm" tính đại diện cao, tổng quát hóa cho tổng thể chungb

+ nhược điểm: tốn kém thời gian và chi phí

Chọn mẫu phi xác suất

+Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và chi phí

+Nhược điểm: Tính đại diện thấp. Không tổng quát hoá cho tổng thể chung

 CHƯƠNG4: THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Phân biệt dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp:

+ khái niệm:Là dữ liệu không có sẵn mà chúng ta phải thu thập cho đề tài nghiên cứu của mình

+ưu điểm: Có tính cập nhật, độ tin cậy cao( phụ thuộc vào khả năng của nhà nghiên cứu)

+ nhược điểm: Tốn kém thời gian và chi phí

+ phù hợp với nghiên cứu mục tiêu: cao

+ độ tin cậy: cao

+ tính cập nhật: cao

+ tốc độ thu thập : chậm

+ tính kinh tế: thấp

Dữ liệu thứ cấp

+ Khái niệm: Là dữ liệu có sẵn đã được sử lý thông tin để dùng cho một mục đích nào đó

+ Ưu điểmÍt tốn kém, có sẵn, ít tốn thời gian

+ Nhược điểm: Khó kiểm soát tính cập nhật thấp, không phải dữ liệu thứ cấp nào cũng có sẵn

+ Phù hợp với nghiên cứu mục tiêu: Thấp

+ Độ tin cậy: Thấp

+ Tính cập nhật: Thấp

+ Tốc độ thu thập: Nhanh

+ Tính kinh tế: Cao

 Các phương pháp thu thập dữ liệu:

 - các nguồn sơ cấp:

+ quan sát: những người tham gia, những người không tham gia

+ phỏng vấn: có cấu trúc, phi cấu trúc

+ bảng câu hỏi: bảng câu hỏi gửi thư, bnagr câu hỏi thu thập

- các nguồn thứ cấp:

+ các văn bản: các thông cáo chính phủ, các nghiên cứu trước đó, các điều tra dân số, các hồ sơ cá nhân

2.      Cho biết sự khác nhau giữa câu hỏi đóng và mở:

Câu hỏi đóng: Nhà nghiên cứu cho trước đáp án.Dễ dàng cho người trả lời vì có sẵn đáp án. Mã hóa dễ dàng

Câu hỏi mở: Nhà nghiên cứu không đưa sẵn đáp án.Người trả lời phải nghĩ câu trả lời trước khi trả lời. Mã hóa đôi khi gặp khó khăn vì câu trả lời là định tính

 3.      Ưu nhược điểm của các kiểu thu thập dữ liệu:

Hình thức điều tra:

Trực diện:

+ Ưu điểm: nhanh có thể kích thích được sự trả lời của đối tường nghiên cứu. người nghiên cứu có khả năng trả lời vấn đề mà đối tượng nghiên cứu chưa hiểu hoặc hiểu sai

+ nhược điểm: tốn thời gian chi phí. có thể sai lệch thông tin trong quá trình trả lời của vấn đề nghiên cứu ( đặc biệt là trong vấn đề nhạy cảm). phỏng vấnm viên có thể tự trả lời câu hỏi

Điện thoại

+ ưu điểm: Ít tốn thời gian và chi phí  hơn so với phỏng vấn trực diện. Kích thích sự trả lời của đối tượng nghiên cứu. Giải thích các vấn đề mà đối tượng nghiên cứu chưa hiểu hoặc hiểu sai

+ nhược điểm: Dễ bị từ chối. Thái độ của người được phỏng vấn có thể không tốt. Không có số điện thoại của người được phỏng vấn. Các phỏng vấn viên có thể tự điền vào phiếu khảo sát

Thư

+ưu điểm: Tiết kiệm thời gian chi phí hơn so với phỏng vấn qua điện thoạiTránh trường hợp phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi

+ nhược điểm: Tỷ lệ hồi đáp thấp hơn so với phỏng vấn qua điện thoại. Thời gian thu thập dài ( quá trình gửi thư đi và thời gian chờ hồi đáp lâu)

Email

+ ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với phỏng vấn qua thư

+ nhược điểm: Không kiểm soát được đối tượng nghiên cứu

 CHƯƠNG 5: XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Khai báo biến:

B1: Khởi động SPSS => xuất hiện cửa sổ Data view

B2: Khai báo biến  nhấp chuột vào Variable view để chuyển sang màn hình khai báo biến ( mỗi biến khai báo tren một dòng

Name: (Tên biến) không quá 8 ký tự ( với SPSS 16.0 có thể gõ 16 ký tự). Tên biến viết liền không dấu (tránh trường khi đua bài sang máy  khác không tìm được ( fon chữ thích hợp), không được sử dụng số là ký tự đầu tiên. Không sử dụng các ký tự đặc biệt.

Type: (kiểu biến) mặc định chương trình sẽ chọn kiểu định lượng ( Numeric). Đa số các câu hỏi sử dụng kiểu biến này một số câu hỏi sử dụng kiểu biến khác như string, date...

Width: Độ rộng của biến là số ký tự tối đa có thể nhập. Máy thường mặc định là 8. Với trường hợp là biến định tính ( string) số ký tự cso thể nhiều hơn)

Decimals: Số lẻ sau dấu phẩy. Thường máy mặc định là 2. Chuyển về 0

Lable: Đặt nhãn cho biến

Values: giá trị của biến

Vd : giới tính của anh chị nam    nữ

Nhập dữ liệu

Values:1 =>Lable:nam

Values: 2 =>Lables:nữ

Nhấn OK

Trong trường hợp muốn sửa nhấn vào change

Missing:  khai báo các giá trị khuyết

Columns:  Khai báo độ rộng của cột biến thường chọn là 8

Align: Vị trí dữ liệu được nhập trong cột thường chọn là Right

Measure: Chọn thang đo để thể hiện dữ liệu

Chiết xuất dữ liệu:

Chiết xuất dữ liệ ở dạng bảng đơn: Anlyze => Descriptive Staics => 123 Frequencies ấn giữ Shift + click vào câu muốn suất => mũi tến => Ok => kết quả xuất ra bảng output

Chiết xuất dữ liệu ở dạng bảng kép: Tables => ở khung variables chọn biến muốn suất kết quả nhấn chuột trái kéo sang cột Columns hoặc Rows thả chuột. Khung Define: chọn summary Statistics nếu muốn suất % . Chọn Categories anhd Totals nếu muốn suất tổng => ok kết quả chiết suất ra bảng output.

Các đại lượng thống kê mô tả:

 Mean: Trung bình cộng

Sum: Tổng cộng

Std. Deviation: Độ lệch chuẩn

Minimum: Giá trị nhỏ nhất

Maximum: Giá trị lớn nhất

SE mean : Sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình

Chương 6. Trình bày kết quả nghiên cứu

 +)  Bố cục tổng quát: phần khai tập, phần nội dung chính,phần phụ đính.

+)  Bố cục: bìa chính, bìa phụ,lời cảm ơn, tóm tắt, mục lục tổng quát,mục lục chi tiết,danh mục biểu bảng,danh mục hình/hộp,danh mục các từ viết tắt, các chú thích kỹ thuật(nếu có), nội dung đề tài(lời mở đầu,chương, kết luận); danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

+)  Khổ giấy: A4, in một mặt. Lề tar1i: 3,5cm. Lề phải, trên, dưới: 2cm

+)  Chữ: font :Times New Roman, mã Unicode, cỡ 12, 13

+)  Khoảng cách dòng: 1,5. Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng. Không để mục cuối trang. Trước và sau mội bảng phải cách 1 dòng.

+)  Tên đề tài: ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ. Không viết tắt, dùng kí hiệu, IN HOA ĐẬM, cỡ chữ từ 20-24, thông thường 22.

+)  Chương:  bắt đầu ở một trang mới, đặt tiêu đề dưới chữ CHƯƠNG, cỡ 14, số chương là số Ảrập (1,2..). Tất cả phải canh giữa

+)  Mục: STT mục câp1 đánh theo chương, canh sát lề trái, IN HOA ĐẬM. Mục cấp2 đánh theo mục câp1, cách lề trái 0,5 cm, chữ thường in đậm. Mục cấp3 đánh theo mục cấp2 chữ thường.

+)  Đoạn: dấu -, *, số, mẫu tự thường , cách lề 1cm, chữ  thường

+)  Đánh số trang in: 2 hệ thống đánh số trang in: Phần klhai tập và phần nội dung chính

+)  Hình: vẽ, chụp, đồ thị..đặt theo ngay phần dc đề cập bằng chữ arập., đánh số theo thứ tự. số đầu tiên là số chươg,số thư2 là thứ tự của hình, nếu có nhìu phần nhỏ thì đánh a,b,..in đậm stt,tiêu đề  và đặt dưới hình.

+)  Bảng: đặt theo ngay phần dc đề cập bằng chữ arập. tương tự hình. Đơn vị tính dùng cho toàn bộ số liệu ghi góc trên, bên phải,dưới tiêu đề. Đvt theo từng chỉ tiêu thì đặt dưới tiêu mục cột hoặc hàng. Phần ghi chú cuối bảng: canh giữa,thường.

+)  Công thức: đánh theo STT, đầu tiên là số chương, tiếp theo là thứ tự cthức đó.

+)  Viết tắt: hạn chế, không được viết đầu câu. Nếu cụm từ quá dài và lặp lại nhiều lần thì được phép viết tắt. viết nguyên văn lần đầu tiên và có chữ viết tắt trong(..)

+)  Trích dẫn, trích nguồn: khi trính dẫn thì phải trích nguồn + liệt kê tên nguồn trong Dmục Tliệu tham khảo.

o   Trích nguyên văn “ …”(tên tgiả, tổ chức ấn hành, năm ấn hành tài liệu trang trích dẫn)

o   Diễn đạt ý tưởng của ng khác: ……. (tác giả, năm.)

+) Danh mục TLTK: xếp riêng theo từng ngôn ngữ, Tiếng Việt trước. Tài liệu nc ngoài phải để nguyên văn. Theo thứ tự ABC họ tên tác giả hoặc cơ quan ấn hành..

o   Đối với sách, giáo trình: tên tác giả(năm xuất bản), tên sách, tên NXB, nơi XB, tái bản lần..(nếu có)

o   Đối với báo: tên tgiả, “Tên bài báo”, tên tạp chí,ngày,số trang.

o   Internet: tên tgiả,”tên bài viết”, website: http.., ngày tháng năm truy cập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro