nghien cuu khoa hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.          Sự kiện khoa học

         a. Sự kiện thường

         b. Sự kiện khoa học

2.          Vấn đề khoa học

3.                Giả thuyết khoa học

4.                Luận điểm khoa học

5.                Luận cứ khoa học

1.          Tri thức

_ Tri thức là quan trọng nhưng phương pháp còn quan trọng hơn bởi tri thức thì luôn thay đổi nhưng phương pháp thì không thay đổi. Phương pháp dẫn đến tri thức.

     Ví dụ: Đường đi ở miệng

Ỏ ví dụ này ta có đường đi là tri thức, miệng là phương pháp. Mà đường đi thì có rất nhiều nên ta cần phải có phương pháp ở đây là “ miệng”.

2.    Khái niệm khoa học

_Khoa học là một hoạt động nhận thức của con người nhằm hệ thống hóa các tri thức và phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực tự nhiên xã hội

3.    Khái niệm nghiên cứu khoa học.

_Nghiên cứu khoa học là quá trình hệ thống hóa tri thức va fquas trình phat hiện các quy luật.

4.    Khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học

_ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là nghiên cứu các phương thức để tiến hành nghiên cứu khoa học.

_ Có những  công việc khoa học không dùng phương pháp thì không thể thực hiện được

II.    Khái quát về phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

1.    Sự kiện khoa học

_Tất cả các đề tài khoa học đều bắt đầu từ sự kiện khoa học.

a.    Sự kiện thường

_Sự kiện thường là những sự kiện diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta.

b.    Sự kiện khoa học.

_Sự kiện khoa học là một sự kiện thường có vấn đề khoa học.

_ Từ một sự kiện thường diễn ra hàng ngày rồi con người phát hiện ra vấn đề khoa học dẫn tới sự kiện khoa học.

_Các tố chất của nhà khoa học :  Đam mê khoa học, hoài nghi khoa học

  Ví dụ:             Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

                         Nền cũ lâu đài bóng tịch dương     ( bà Huyện Thanh Quan)

Trong ví dụ này “lối xưa” ở đây nơi đã từng có xe ngựa đi qua, thì nay chỉ còn hương hồn cây cỏ mùa thu mà thôi. Trên cái nền cũ, nơi này đã từng có lâu đài mọc lên, thì nay chỉ còn bóng trời sắp tắt mà thôi.

2.    Vấn đề khoa học.

_Vấn đề khoa học là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển của tri thức đó ở trình độ cao hơn. Hay vấn đề khoa học là khoảng cách giưã tri thức hiện có và tri thức cần có.

_ Vấn đề khoa học là sự chuyển biến từ sự kiện thường tới sự kiện khoa học và tiếp đến là vấn đề khoa học. Sự chuyển biến từ vấn đề đời thường sang vấn đề khoa học là một quá trình chuyển từ hiện tượng cụ thể sang trừu tượng . Và để thực hiện được quá trình đó cần có tố chất trừu tượng hóa.

     Vi dụ 1: Trong câu:

                  Khi Đức Phật chỉ tay lên cao ta biết đó là trời

                  Khi Đức Phật nói ra thành lời ta biết đó là đạo

                  Nhưng ngón tay không phải là trời,lời nói không phải là đạo

Ở ví dụ này, sự kiện chỉ tay lên cao là sự kiện thường , trời là thuần túy khoa học. Cũng như sự kiện nói ra thành lời là sự kiện thường , đạo là thuần túy khoa học. Nhựng khi nghiên cứu trời đạo người ta không nghiên cứu hiện tượng ngón tay hay lời nói mà nghiên cứu cái cốt lõi của nó.

     Ví dụ 2 : Trong câu thơ

                     Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng

                     Nở hoa vàng dọc suối để ong bay

                                                                    (Phạm Tiến Duật)

Trong ví dụ này thể hiện khí thế của dân tộc biết kìm nén mọi đắng cay gian khổ để vươn lên giành chiến thắng. Từ đó ta có thể rút ra được vấn đề khoa học ở đây là những loài hoa trong thơ.

3.    Giả thuyết khoa học

_Giả thuyết khoa học là một nhận định sơ bộ, một kế luận giả định về bản chất  sự vật, do người nghiên cứu đưa ra đẻ chứng minh hoặc bác bỏ.

_Giả thuyết khác giả thiết. Giả thuyết là những vấn đề lớn, giả thiết là những dẫn chứng chư có cơ sở, là điều kiện giả định của nghiên cứu.

      Ví dụ: trong câu thơ

                   Nhà này chắc đến trăm người chết

                   Cụ trước, ông sau, bố đến con

Ở câu thơ này ta có thể tìm được hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất đây là một ngôi nhà chắc chắn bền vững  trăm đời vẫn chưa hỏng, và là một ngôi nhà hạnh phúc nhất mọi người trong gia đình đều chết theo một trình tự nhất định. Ý nghĩa thứ 2, đây là câu thơ viết vao ngày vui nhưng lại dùng tơi tù kiêng kỵ “chết” có thể thấy được sự trào phúng mỉa mai trong đây.

_Một giả thuyết khoa học nếu  đúng sẽ trở thành luận điểm khoa học, nếu sai sẽ trở thành bài học. Giả thuyết khoa học dù đúng hay sai thì cũng là vinh quang

*. Các thao tác đua ra giả thuyết khoa học

    +Thao tác diễn dịch: đi từ cái chung đến cái riêng hay từ lý thuyết đến thực tiễn

    +Thao tác quy nạp: đi từ cái riêng đến cái chung , từ thực tiến đến cụ thể

  Ví dụ:

             Thì như lá cũng kêu khi gió về sa mac

             Tảng đá đầu non cũng nhăn mặt nỗi niềm

             Đến trời cao cũng rưng rưng nước mắt

             Huống hỏn sỏi bên đường chót đã yêu em

Từ những câu thơ trên ta thấy được rằng từ những vật vô tri vô giác như cát, da, sỏi, trời cũng trở nên có tâm hồn có cảm xúc từ đó ta rút ra được vạn vật trên thế giới này đều có tâm hồn.

    +Thao tác loại suy: đi từ cái riêng đến cái riêng. Là hình thức suy luận phổ biến được sử dụng  trong các ngành khoa học ký thuật, khoa học nông nghiệp, y học.

4.    Luận điểm khoa học

_Luận điểm là một phán đoán cần được chứng minh, là một giả thuyết khoa học có tính khả thi.

   Ví dụ: Trong khẩu hiệu “ chiếm lại phố wall” ta thấy được luận điểm là vì con người trước vì xã hội sau

5.    Luận cứ

_Luận cứ là bằng chứng chứng minh cho luận điểm. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “ chứng minh bằng cái gì?”

_ Có 2 loại luận cứ, luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn. Luận cứ lý thuyết là những luận điểm khoa học đã được chứng minh, các tiên đề ,định lý,  các quy luật đã được chứng minh là đúng. Luận cứ thực tiễn là  được thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro