Nghiên Cứu kiến thức - Thái độ - Hành vi về việc hút thuốc lá

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đại học y dược Huế

Khoa Y tế công cộng

Bộ môn Dịch tễ học

Nghiên Cứu kiến thức - Thái độ - Hành vi về việc hút thuốc lá ở nam thanh niên từ 15-30 tuổi, tại phường Lương Quán, Thành phố Huế năm 2012

Huế 2012

 

Lời cảm ơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bộ môn Dịch tễ - Khoa Y tế Công cộng trường ĐH Y – Dược Huế đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua.

Đồng thời chúng em xin cảm ơn chính quyền địa phương, tạm Y tế phường Thủy Biều, cùng các anh chị cộng tác viên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình điều tra tại địa phương

 


 

Tên thành viên trong nhóm:

Lê Đức Minh Trí

Diệp Thế Hoàng Trâm

Trần Thị Trang(1992)

Hoàng Minh Tài

Dương Quốc Thảo

Phan Đăng Triều

Trần Công Tâm

Trương Hoàng Tấn Thọ


Mục lục

Đặt vấn đề

Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu:

Kết luận:

Bàn luận

Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 


 

 

Đặt vấn đề :

 Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải biết được tác hại của chúng, biết để không hút và giúp người thân  từ bỏ thuốc lá.

Chúng ta có thể viết ra được không biết bao nhiêu là trang giấy để nói về tác hại thuốc lá. Mỗi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển. Thuốc lá được tạo nên từ những gì mà lại gây hại đến vậy?

Trong khói thuốc lá có hơn 4000 hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện , các chất gây độc và 43 chất được biết là nguyên nhân gây ung thư. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.….

Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ, dẫn đến nhiều bệnh ung thư khác như ung tư miệng, đại tràng, vòm họng, thực quản, gan, thận…Các nhà khoa học đã khảo sát và tìm ra đc rằng tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm, tức là khi hút 1 điếu thuốc tự ta đã làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Thế thì có phải chỉ có người hút mới chịu những tác hại xấu do thuốc lá ? 

Ngoài con đường hút thuốc trực tiếp, thuốc lá còn có thể gây hại qua việc ta hít phải khói thuốc của người khác. Trẻ em và người lớn, những người không hút thuốc nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chụi rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có mang mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong

Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. 

Theo kết quả điều tra vào năm 2010, ở Việt Nam có khoảng 60% số người hút thuốc lá ở người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên), tập trung trong độ tuổi từ 25-64 tuổi.tại Hội thảo góp ý báo cáo nghiên cứu “Đánh giá năng lực về phòng chống tác hại của thuốc lá của Việt Nam,” do Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam vừa tổ chức, 62% ca tử vong tại Việt Nam liên quan đến hút thuốc lá.Theo ước tính của Bộ Y tế, ở Việt Nam hàng năm có khoảng 40.000 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ.

Tuy nhiên ko phải ai cũng nhận thức được hết tác hại của thuốc lá. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Tìm hiểu kiến thức-thái độ-thực hành về hút thuốc lá của nam thanh niên từ 15-30 tuổi ở thôn Lương Quán, phường Thuỷ Biều, Tp Huế "với những mục tiêu sau:

-         Xác định được kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng nam thanh niên từ 15-30 tuổi tại phường Lương Quán, Thành phố Huế.

-         Xác định và đối chiếu tỷ lệ giữa người có kiến thức, nhận thức đúng về việc hút thuốc lá, từ đó đưa ra được giải pháp giúp người dân thay đổi nhận thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu:

1.     Đối tượng nghiên cứu:

Là nam thanh niên, có độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi tại phường Lương Quán, Thành phố Huê năm 2012.

2.     Phương pháp nghiên cứu:

-         Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát kiểu mô tả loại cắt ngang.

-         Cở mẫu: n=200.

-         Phương pháp chọn mẫu: Mẫu chùm.

-         Thời gian nghiên cứu: - 4 tuần trong tháng 11/2012:

                                        - 2 tuần đầu thu thập số liệu.

                                        - 2 tuần tiếp theo xử lý số liệu.

      -    Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp.

      -    Các biến số nghiên cứu:

·        Lần đầu tiên hút thuốc năm bao nhiêu tuổi.

·        30 ngày qua hút bao nhiêu điếu 1 ngày đêm.

·        Loại thuốc thường sử dụng nhất trong 30 ngày qua.

·        Số tiền phải bỏ ra để mua thuốc trong 30 ngày qua.

·        Lý do chính hút thuốc lá.

·        Nơi thường hay hút thuốc lá nhất.

·        Ai là người than thường xuyên khuyên bạn bỏ thuốc.

·        Đã bao giờ thử bỏ thuốc chưa.

·        Hiện tại có muốn bỏ thuốc không.

·        Lý do chính để bỏ thuốc.

·        Lý do chính không bỏ được thuốc.

·        Theo bạn hút thuốc có hại cho sức khỏe không.

·        Theo bạn hít phải khói thuốc lá có ảnh hưởng sức khỏe ko.

·        Bạn biết về tác hại thuốc lá thông qua đâu.

·        Thái độ của bạn về việc mời thuốc lá.

·        Nếu có người hút thuốc lá gần bạn, bạn cảm thấy thế nào.

 

Kết quả nghiên cứu:

1.     Tỷ lệ hút thuốc lá với độ tuổi lần đầu tiên hút thuốc:

 Bảng 1:

Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

<15

6

31.58

15-22

12

63.16

>22

2

10.53

Không nhớ

3

15.79

Tổng

19

100.00

 

Biểu đồ: Tỷ lệ hút thuốc lá với độ tuổi lần đầu tiên hút thuốc

vKết luận:

-     Độ tuổi sử dụng thuốc lá nhiều nhất là ở độ tuổi 15-22 với tỷ lệ 63,16% đây là độ tuổi mà người ta vừa bắt đầu cuộc sống tự lập, nên dể bị tác động bởi yếu tố môi trương như đùa đòi học theo bạn bè, người thân.

    

 

 

2. Tương quan giữa hút thuốc lá và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 2: Tương quan giữa hút thuốc lá và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu:

Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

Công nhân viên chức

3

15.79

Học sinh – sinh viên

2

10.53

Nghề tự do

6

31.58

Làm nông

4

21.05

Khác

4

21.05

Tổng:

19

100.00

 

vKết luận:

-         Trong tương quan giữa nghề và tỷ lệ hút thuốc thì tỷ lệ hút thuốc lá của nghề tự do là cao nhất  31,58%, tỷ lệ hút thuốc ở các ngành nghề không chênh lệch nhau mấy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.     Lý do hút thuốc:

Bảng 3:

Lý do hút thuốc

Số lượng

Tỷ lệ %

Thiết lập mối quan hệ

1

5.26

Tò mò, bắt chước bạn bè, người khác

4

21.05

Tạo cảm giác dể chịu

10

52.63

Không rõ

4

21.05

Tổng:

19

100.00

 

vKết luân:

-         Tỷ lệ hút thuốc nhiều nhất thuộc về lý do tạo cảm giác dể chịu 43,48% . Do độ tuổi bắt đầu hút thuốc là độ tuổi 15-22 là nhiều nhất mà ở độ tuổi này khi mới bước đầu tự lập sẽ chịu nhiều áp lực của học tập công việc nên muốn tìm kiếm cảm giác thoải mái và ở trong thuốc lá có Nicotin có khả năng kích thích thần kinh tạo cảm giác thoải mái.

4.     Số lượng tiền bỏ ra để hút thuốc trong 30 ngày trở lại đây :

Bảng 4:

Số tiền

Nhiều nhất

900000

Ít nhất

60000

Trung bình

271333.33

 

vKết luận:

-         các đội tượng được nghiên cứu phải bỏ ra một số tiền lớn để mua thuốc  trong 30 ngày trở lại đây số tiến lớn nhất 900000 VNĐ , ít nhất cũng 60000 VNĐ số tiền này là rất lớn đối với các đối tượng nghiên cứu khi các đối tượng nằm trong độ tuổi mới bước đầu tự lập.

 

 

5.     kiến thức của những người có sử dụng thuốc lá về thuốc lá:

Bảng 5:

Hút thuốc có hại hay không

Hít khói thuốc có hại hay không

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

19

100.00

18

94.74

Không

0

0

1

5.26

Tổng

19

0

19

100.00

vKết luân:

-         Tỷ lệ có kiến thức của người dân về tác hại của thuốc lá rất cao. Hầu hết mọi đối tượng điều tra điều biết được tác hại của thuốc lá.

6.     Đối tượng có nhu cầu bỏ thuốc lá:

Bảng 6:

Nhu cầu bỏ thuốc lá

Số lượng

Tỷ lệ %

4

21.05

Không

11

57.89

Không biết

4

21.05

Tổng

19

100.00

 

 

    Biểu đồ nhu cầu bỏ thuốc lá

 

vKết luận:

-         Tỷ lệ đối tượng muốn bỏ thuốc lá chưa đến một nữa so với đối tượng không muốn bỏ thuốc lá đây là một tỉ lệ rất thâp.

7.     Địa điểm Hút thuốc lá:

 Bảng 7:

Nơi hút

Số lượng

Tỷ lệ

Ở nhà

9

47.37

Nơi công cộng

3

15.79

Khác

7

36.84

Tổng:

19

100.00

 

    Biểu đồ thể hiện Địa điểm Hút thuốc lá

vKết luân:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

-         Độ tuổi bắt đầu hút thuốc lá trong các đối tượng được điều tra là rất thấp chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15-22 chiếm 63,18%.

-         Đối tượng nghiên cứu hầu hết biết rỏ về tác hại của thuốc lá cũng như khói thuốc lá.

-         Trong các đối tượng được nghiên cứu thì tỷ lệ các đối tượng có khuyênh hướng muốn bỏ thuốc cũng không được cao chỉ chiếm khoảng  21,05%.

-         Sô tiền mà một đối tượng bỏ ra để hút thuốc là rất lớn vượt ngoài khả năng chi trả của đối tượng, rất lảng phí số tiến nhiều nhất là 900000VNĐ và ít nhất cũng lên đến 60000VNĐ trong 30 ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bàn luận:

 Tỷ lệ hút thuốc lạ hiện nay đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Theo bảng 1 ta có thể nhận thấy tỷ lệ hút thuốc lá lần đầu tiên nằm trong khoảng từ 15-22 chiếm 63,28% đây là một tỷ lệ rất cao nhưng đáng buồn hơn cả không phải là tỷ lệ hút thuốc cao mà nhân thức của người dân rất kém theo thống kê  ở bảng 5 có thể cho ta thấy tỷ lệ hiểu biết về tác hại của thuốc lá là rất cao hầu như mọi người điều biết nhưng không phải vị thế mà giảm được tỷ lệ hút thuốc lá cũng như không làm trẻ hóa độ tuổi hút thuốc. Vậy vấn đề chúng ta cần bàn luận ở đây chính là đưa ra những giải pháp giúp khắc phục được tỷ lệ hút thuốc lá và giảm tỷ lệ trẻ hóa trong người dân hiện nay, mặc dù người ta đã biết rất rỏ về tác hại của thuốc lá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                    Kiến nghị

-         Tăng cường Truyền thông giáo dục trong giới trẻ để làm giảm tỷ lệ hút thuốc lá.

-         Tổ chức phòng tư vấn cai thuốc lá tại địa phương, tạo điều kiện ưu tiên cho các thanh niên còn đang hút thuốc lá đi cai thuốc lá.

-         Phạt nặng với các trường hợp vi phạm hút thuốc lá ở nới công cộng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo.

          1. Bác sĩ Lê Khắc Bảo, “Hiệu quả tư vấn cai thuốc lá tại bệnh viện tại bệnh viện Y Dược TP. Hồ Chí Minh”, vietnamnet, 20/05/2006 trang 7.

2. Nguyễn Đức Minh, “ Chương trình phòng tác hại chống thuốc lá”, báo Thanh niên, số 156, 13/05/2008 trang 8.

3. Bộ Y tế Việt Nam. Survey assessment ò Vietnamese Youth( SAVY)

4. Tổ chức Y tế thế giới( 2003) “ Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về hút thuốc lá”

5. Smoking data from the Second Vietnam Living Standard Survey 1997-1998 Southeast Asia Tobacco Control Alliance ASH Thailand, Tobacco Country Profile: Vietnam at the web http://www.globalink.org/tccp/Viet-Nam.pdf.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro