Viết nhât kí hàng hải ra sao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Viết nhât kí hàng hải ra sao

Mỗi lần kiểm tra tàu, Chính quyền Cảng lại yêu cầu xuất trình “Nhật kí hàng hải-Deck Logbook”. Mỗi lần giải quyết tranh chấp về các tai nạn hay rủi ro liên quan đến tàu, người ta lại yêu cầu xuất trình “Nhật kí hàng hải”.

Vậy Chính quyền cảng hay các Tổ chức quản lí định tìm những gì trong “Nhật kí Hàng hải?

Họ muốn biết Thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu có “thật sự mẫn cán” trong quản lí an toàn hoạt động tàu và ngăn ngừa ô nhiễm hay không.

Họ còn muốn biết rằng, những tai nạn hay sự cố tổn thất vừa xảy ra, có thật là những rủi ro “vượt ngoài năng lực quản lí” của Thuyền trưởng và thuyền viên hay không.

Họ còn muốn biết rằng, những ứng phó của Thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu về tai nạn, rủi ro, có phải là những ứng phó theo “bản năng của người hàng hải” hay không.

Quan trọng là vậy, nhưng không ít Thuyền trưởng hay Sĩ quan Boong cọi nhẹ việc viết nhật kí hàng hải. Họ đã từ bỏ quyền tự bảo vệ mình khi cần thiết. Mỗi khi cần lược trích nội dung nhật kí hàng hải, họ lại cảm thấy bị hẫng hụt vì nội dung họ đã viết, chưa toát lên được yêu cầu quản lí an toàn hoạt động tàu.

Vậy Nội dung nhật kí hàng hải bao gồm những gì?

1) là những liệt kê sự việc liên quan đến hoạt động tàu

Nhật kí hàng hải phải thể hiện mọi hoạt động chính trên tàu. Chỉ rõ tàu đang ở đâu. Lúc nào. Và đang có những hoạt động chính gì.

2) là sự diễn tả về việc bảo đảm an toàn hoạt động tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bao gồm:

- Các hoạt động liên quan đến kiểm tra, thử hoạt động, bảo quản trang thiết bị thông tin, liên lạc, cứu sinh, cứu hoả, ngăn ngừa ô nhiễm…

- Các hoạt động liên quan đến việc thực tập, diễn tập, huấn luyện an toàn về cứu sinh, cứu hoả, ngăn ngừa ô nhiễm…

- Các hoạt động về việc chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố như tăng cường cảnh giới, bật thêm ra-đa, thông báo thuyền trưởng, báo buồng máy sẵn sàng điều động, bật còi sương mù…

- Các hoạt động kiểm tra an toàn khi làm việc dưới hầm sâu, hàn cắt phát nhiệt, nhận và chuyền dầu, kiểm tra an toàn trước khi tàu rời cảng và đến cảng, kiểm tra an toàn hàng ngày khi tàu trên biển…

- Sự đe doạ an toàn hoạt động tàu và hàng hoá như tình trạng thời tiết, tầm nhìn xa, dòng chảy, mật độ tàu trên biển…

3) Nội dung cuốn nhật kí hàng hải phải thể hiện “thói quen quản lí an toàn”

Một khi xem xét nhật kí của bạn, người ta không chỉ dựa vào nội dung bạn diễn tả khi tai nạn xảy ra. Người ta còn xem nội dung cuốn nhật kí có toát ra “thói quen ứng xử của người hàng hải” về bảo đảm an toàn và phòng ngừa tai nạn hay không. Hay nói cách khác, “hành động ứng xử an toàn” của bạn, có thể hiện ở mọi ca kíp, trong suốt mọi hành trình hay không.

Người ta không đặt nhiều niềm tin vào những gì bạn đang báo cáo; người ta cũng không hoàn toàn tin vào những ngôn từ mà bạn đang “chau chuốt”. Cái người ta cần tìm là: “thói quen quản lí an toàn hoạt động tàu”.

Xem qua nội dung cuốn nhật kí hàng hải, người ta có thể đánh giá năng lực của Thuyền trưởng và Sĩ quan Boong về ý thức quản lí an toàn hoạt động tàu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro