Chương I : Tiểu Ly , Minh Long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Ngày xưa ở ngôi làng Tân Phước có một khu xóm đạo nhỏ.  Có một cô bé nhỏ , ngây thơ , trong sáng  cô tên là  Nguyễn Tiểu Ly . Gia đình cô rất sùng đạo Gia Tô  , từ nhỏ cô đã được dạy hết tất cả mọi thứ  tam tòng tứ đức thể hiện đức hạnh của người phụ nữ . Gia đình cô là một gia đình phú hộ rất giàu có , ông cô giúp đỡ rất nhiều người dân trong vùng vượt qua những nạn đói , ai thiếu tiền nhà cô thì ông cô đều cho họ không đòi bất cứ đồng nào cả , vì vậy gia đình Tiểu Ly rất được lòng người dân trong làng và các tu sĩ rất kính trọng . Khi nhắc đến làng Tân Phước mọi người đều rất nể trọng ông phú hộ họ Nguyễn đó là gia đình của Tiểu Ly .

  Thời gian thấm thoát trôi qua , cô bé Tiểu Ly năm nào còn nhỏ xíu mà bây giờ đã trở thành nàng thiếu nữ tuổi 17, Tiểu Ly ngày càng xinh đẹp . Cô có một làn da trắng mịn như bông xứ , đôi môi đỏ mọng như cánh hoa hồng , nụ cười cô xinh như hoa , nụ cười cô đẹp như ánh nắng ban mai , cô có một đôi mắt biếc rất đẹp mỗi lần ánh mắt ấy nhìn ai thì đối phương liền gục ngã đến đấy  . Vẻ đẹp của cô đã khiến nhiều thanh niên trong làng điêu đứng , khi cô đi đến đâu trai làng đều núp để mà nhìn cô và nhiều gia đình phú hộ giàu có đã  nhiều lần đem của sính lễ qua dạm ngõ ý xin cưới Tiểu Ly . Tuy nhiều người đến dạm ngõ xin cưới như vậy nhưng cô vẫn không chọn bất kỳ ai cả .

   Một hôm nọ trong ngôi làng Tân Châu có một gia đình phú hộ họ Trương . Gia đình này có một người cháu đích tôn , anh chàng đó tên là Trương Minh Long , anh chàng khôi ngô tuấn tú , tài năng , cầm kì thi hoạ  không ai qua được anh ngoài ra anh còn đổ tú tài khiến bao nhiêu cô gái ước mong được anh dòm đến và mình được gả cho anh . Gia đình họ Trương cũng là một gia đình sùng đạo Gia Tô . Hôm Chúa Nhật nào anh cũng đi lễ ngoài ra anh còn phụ các thầy và các cha giúp lễ ở trong xứ . Người dân ở làng Tân Châu rất nể trọng gia đình họ Trương nên việc kiếm dâu hiền cháu thảo cho gia đình không phải chuyện khó nhưng chàng Minh Long  vẫn không chọn được ai cả .

  Do làng Tân Châu và làng Tân Phước kế bên nhau nên các giáo dân ở cả 2 làng đều đi lễ ngày Chúa Nhật và ngày thường đều ở nhà thờ Tân Phước ( ngôi nhà thờ ở giữa 2 làng ) .

   Một hôm Chúa Nhật cuối tháng 11 , nhà thờ Tân Phước mọi người đang tất bật chuẩn bị trang trí cho giáo xứ để chuẩn bị mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh ( lễ Noel ) , Tiểu Ly và  Minh Long vào nhà thờ cùng với bà con trong xóm đạo của 2 làng để trang trí , trong những buổi trang trí đấy mọi người rất vui vẻ với nhau , cho dù ai có bận việc cơm áo gạo tiền cách mấy cũng dành thời gian vào nhà thờ để phụ bà con trang trí để gắn kết tình làng nghĩa xóm ngày càng thêm thân với nhau .  Sau một tuần , nhà thờ đã được trang trí rất đẹp và có không khí Giáng Sinh đã tràn về làng Tân Châu và Tân Phước.
 
  Tiểu Ly từ nhỏ đã có niềm đam mê với nghệ thuật và nhất là âm nhạc nên cô đã tham gia ca đoàn của xứ để hát lễ , phụng vụ Chúa và hiệp thông cùng bà con ở trong xóm đạo dâng lễ một cách tốt đẹp nhất . Gần đến ngày lễ Giáng Sinh nên Tiểu Ly cũng bận hơn , cô ngày ngày đều vào nhà thờ tập hát những bài thánh ca Giáng Sinh cùng với các sơ và các thành viên ở trong ca đoàn mà cô đang tham gia .

Còn Minh Long là một chàng giúp lễ nên ngày nào anh cũng lên nhà thờ sớm hơn giờ lễ trước 30 phút để mà chuẩn bị mọi thứ cho thánh lễ .
 
   Cứ hễ 5 giờ sáng hằng ngày anh chàng đều vào nhà thờ lên tháp chuông và rung một hồi chuông để báo cho bà con của 2 làng thức dậy và bắt đầu 1 ngày mới đầy phước lành mà Chúa đã ban , 17 giờ Minh Long cũng lên tháp chuông và kéo một hồi chuông thông báo cho mọi người một ngày làm việc đã kết thúc , đồng thời tiếng chuông vào lúc 17 giờ ấy còn là một hồi chuông hồi tâm cho mọi người hãy trở về bên Chúa sau một ngày dài đối mặt với đầy cám dỗ ngoài kia .

  Chính tiếng chuông thúc dục lòng người, trở thành lời mời gọi hân hoan, như những khúc ca Lên Đền của dân Do Thái ngày xưa:

“Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi:

  ‘ta cùng trẩy lên Đền Thánh Chúa!’

      Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi,

   cửa nội thành, ta đã dừng chân.”
                         (Tv. 122).

   Tiếng chuông thánh đường đã trở nên gần gũi với người dân Việt, đã đồng hành với nếp sống đơn sơ, đặc biệt nơi các xứ đạo ở miền thôn quê, hệt như tinh thần nhập thể của Ngôi Lời vậy!

 
            ______________________
   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro