CÕI MƠ - Tác giả: Phạm Việt Long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hoà tới chiến trường vào cuối mùa khô năm 1968. Đã bắt đầu có những cơn mưa rào xối xả, nhưng không kéo dài. Khi Hoà cùng năm anh em khác vượt khỏi cánh rừng loòng boong, xuống hết một con dốc ngắn thì thấy một con sông trong xanh, lấp loáng dưới ánh nắng xế gay gắt. Mọi người đều ồ lên sung sướng. Sau những ngày đi xuyên những cánh rừng bịt bùng, mắt bị bưng bít bởi màu xanh bạt ngàn của lá, của cây, nay đứng trước con sông rộng với bờ cát trắng lấp lánh và bầu trời trong xanh vời vợi, ai cũng thấy tâm hồn như được chắp cánh bay lên. Chỉ riêng Hoà vẫn lầm lì, cắm cúi bước. Mãi đến khi đôi chân anh chạm phải dòng nước mát lạnh, anh mới bừng tỉnh. Vết thương ở mu bàn chân nhói buốt. Cách đây hơn một tuần, khi luồn vào rừng kiếm nấm, anh chẳng may đá phải mũi chông ba lá của đồng bào Kadong. Thật tệ hại, chưa đến chiến trường, chưa tham gia chiến đấu mà đã bị thương! Nhưng điều làm Hoà day dứt hơn là anh không được điều về đơn vị chiến đấu. Trạm đón tiếp Quân khu phát hiện anh là sinh viên trường Đại học Giao thông nên điều anh sang Trung đoàn 230 thuộc Cục Hậu cần, chuyên trách công tác giao thông...

- Chào hết mấy anh nghen!

Hoà giật mình ngước nhìn lên. Hoá ra lội qua sông, bước lên bờ từ hồi nào rồi. Bây giờ, nghe tiếng chào lạ tai, Hoà mới để ý thấy một cô gái mặc áo đen đứng bên một gốc cây sấu to tướng đang chào hỏi. "Giọng nói gì nghe chát như ổi xanh vậy!" - Hoà thầm nghĩ, nhưng vẫn làu bàu đáp lại:

- Không dám, chào cô!

Khi mọi người đã quây quần bên gốc sấu, người giao liên nói với cô gái:

- Cô Nghị nè, tui giao cho cô đủ năm lính mới toanh đó nghe. Giấy tờ đây. Nhận được chớ?

- Chớ sao! - Cô gái đáp gọn lỏn.

"Chà, sao mà ăn nói cộc cằn", Hoà xét nét nhìn Nghị. Dọc đường hành quân, trong những đêm dừng chân ở bãi khách, Hoà hay la cà vào nhà khách của trạm giao liên thăm dò tình hình "vùng đất mới". Trong những câu truyện vui bên bếp lửa rực hồng, Hoà thường được nghe mấy anh lính cũ đùa đùa thật thật.

- Cậu hỏi khu Năm à? Hay đấy. Nhưng phải cái giọng nói con gái khu Năm chát lắm. Mà mấy cô lại hay hút thuốc rê nữa. Chính vì vậy mới có câu: "Tiếng đồn con gái Quảng Đà, mất mùa thuốc lá chết ba ngàn người".

Còn chính Hoà, mới tuần trước thôi, cũng đã gặp một cô hút thuốc như vậy. Hôm ấy, Hoà đang ngồi nghỉ thì một cô gái xăm xăm bước tới:

- Cho tui mượn con dao!

Hoà chưa hiểu cô cần dao làm gì, nhưng vẫn rút con dao găm buộc cạnh túi cóc ba lô cho cô gái mượn. Cầm con dao, cô gái lẳng lặng tới khúc cây đổ bên đường. Cô rút trong túi ra một xấp lá thuốc, xếp chồng lên nhau, cuộn chặt thành một thỏi to bằng cán dao. Xong, một chân đạp lên thân cây, một tay cầm thỏi thuốc tì lên thân cây, tay kia cầm dao, cô gái ra sức thái. Hồi lâu sau, thỏi thuốc đã biến thành những sợi thuốc quăn queo, đen sẫm. Cô đưa trả Hoà con dao, rồi lại xin một mảnh giấy, cuốn một điếu thuốc to bằng ngón tay cái, hút ngon lành.

Những câu chuyện và hình ảnh ấy đem lại cho Hoà ấn tượng không đẹp về con gái khu Năm. Lại thêm nỗi bực bội về chuyện công tác, Hoà thấy hết sức khó chịu với cô gái có cái tên Nghị - tên con trai này.

Cái chân đau đã làm khổ Hoà. Miệng vết thương đã kín lại, nhưng bên trong lại làm mủ, nhức nhối. Cả bàn chân trái tấy đỏ, nóng như gạch nung. Vào đến đơn vị, chỉ kịp chào hỏi mọi người một lượt, Hoà đã bị cơn sốt quật ngã. Anh mắc võng, phủ bọc, nằm li bì. Chiều hôm ấy, đang mê man trên võng, Hoà nghe tiếng gọi: "Nè anh! Nè anh!" và thấy cái võng mình bị giật giật. Mở bọc võng, Hoà bắt gặp ngay khuôn mặt nghiêm nghị của cô gái dẫn đường hồi chiều hôm qua. Anh bực bội định phủ bọc võng lại, thì cô gái đã giữ lấy:

- Dậy anh, em coi vết đau chút.

Cô gái cầm hộp dụng cụ y tế. Thì ra cô là y tá.

Hoà ngồi dậy, đầu nặng như chì. Cô gái ngồi xổm dưới đất, lấy tay nắn nắn chỗ sưng ở bàn chân Hoà.

- Trời, làm gì mà mạnh tay vậy?

- Vậy mà mạnh à? Ngồi im em rửa nghe!

Nghị lấy panh cặp bông, nhúng nước nóng, chà đi chà lại trên miệng vết thương. Hoà sởn gai ốc. Nghị giữ chặt chân Hoà, dùng panh khơi miệng vết thương cho bật mủ ra. Hoà thấy buốt đến tuỷ sống, song cố cắn răng im lặng. Nhưng nào đã xong. Nghị lại lấy panh cặp bông, thọc vào miệng vết thương, thọc theo vết chông, như thông nòng súng. Hoà thấy như bị bào từng thớ thịt ra. Anh hất tung chân.

- Trời! - Hoà kêu lên, nhưng không phải vì đau, mà vì vừa làm một việc tai hại: cái hất chân của anh làm đổ cả hộp dụng cụ y tế, văng cả máu mủ vào người Nghị. Anh đợi một tiếng gắt. Nhưng không, cô gái chỉ khẽ lắc đầu, nhặt nhạnh những lọ thuốc nằm lăn lóc trên nền nhà rồi lại cắm cúi xức thuốc, băng cho Hoà.

Nằm kín trong tấm dù rồi, Hoà thầm nghĩ: "Nói năng khô khan, nhưng lại không bẳn gắt, cũng lạ".

Mất gần một tuần, vết thương mới sạch mủ, Hoà chưa đi làm đường được. Anh được phân công ở nhà giúp chị nuôi. Buổi sáng, Nghị đưa anh cái gùi đan bằng mây, bảo: "Anh đi kiếm môn thục nghe!"

- Hoá ra Nghị cũng là chị nuôi? - Hoà thầm hỏi rồi lẳng lặng xách giỏ đi. Công việc làm Hoà say mê. Những cây môn thục có cọng dài, lá to láng bóng mọc thành từng cụm rải rác khắp rừng. Dọc đường hành quân, Hoà chưa ăn môn thục, nhưng đã nghe anh em kháo nhau: "Môn thục là vị thuốc bắc, bổ lắm!". Hoà suy luận: "Là cây thuốc, chắc bổ ở củ. Vậy lấy củ thôi, chứ lấy lá làm gì cho nặng?". Thế là Hoà vặt sạch cọng, lá, chỉ để củ lại. Anh mải mê lần theo các bụi môn thục, hì hục nhổ nhổ, vặt vặt. Mãi đến gần trưa anh mới hăm hở bước về, như vừa lập được chiến công. Đặt cái gùi xuống cái giàn cây ngoài sân, Hoà gọi:

- Cô Nghị ơi, lấy môn mà nấu này!

- ủa, anh làm chi mà kỳ vậy? Môn thục chỉ ăn được cọng thôi, anh bỏ cọng ở đâu, để em đi lượm về.

- Trên kia kìa! - Hoà làu bàu trả lời và chỉ tay về phía cánh rừng non trên dốc.

Bước qua suối rồi, Nghị quay lại dặn:

- Em đang nấu mắm trên bếp. Anh coi nó sôi thì lấy dá hớt bọt nghe!

- Được rồi! - Hoà trả lời cụt lủn rồi vào bếp.

Nồi mắm kho bắt đầu sôi, đùn bọt lên. Hoà ngó quanh bếp: chẳng có cái rá nào hết. "Quái, tại sao lại lấy rá hớt? hay là cô ta bảo mình lọc mắm bằng rá?". Bếp lửa cháy phừng phừng. Nồi mắm sôi bùng lên, ngầu bọt. Hoà chưa kịp nghĩ phải làm gì thì nó đã trào ra, dội xuống bếp xèo xèo. Tro bụi bốc mù lên. Hoà vội bắc nồi mắm xuống. Chợt nhớ có cậu Vinh bị sốt nằm trên nhà, Hoà chạy vội lên.

- Này, lấy rá hớt mắm là sao hả cậu? Cô Nghị bảo mình lấy rá hớt nồi mắm sôi, mà mình tìm mãi không có rá cậu ạ!

Chợt hiểu, đang sốt đùng đùng, Vinh cũng cười sặc sụa:

- Trời ơi, cô ấy bảo lấy cái vá, tức là cái muôi, để vớt bọt ấy mà. Tiếng trong này thường lẫn V với D, ông tướng ạ!

Chạy trở vào bếp, Hoà càu nhàu: "Thật ăn không nên đọi, nói không nên lời, rõ ngán!".

Chẳng bao lâu, Hoà đã làm quen được với cuộc sống mới. Đơn vị của Hoà là trung đội Sơn Hải có nhiệm vụ làm và sửa đường, bắc cầu cho xe đạp thồ đi. Đơn vị đóng quân ở đoạn cuối của đường thồ. Hướng Bắc, nó vươn mãi tới con đường ô tô đỏ lói chạy ngoằn ngoèo bên các sườn núi. Hướng Nam, nó bị dòng sông Thanh chặn đứng lại. Từ đây, người ta không dùng xe đạp thồ nữa, mà dùng thuyền vận chuyển hàng hoá, vũ khí cho các đơn vị chiến đấu. Hoà đã nhiều lần xem xét, nghĩ cách bắc cầu qua con sông này để nối đường thồ dài mãi ra, nhưng chưa được. Sông quá rộng, một bên là bãi cát, một bên là vách đá dựng đứng, không có thế để bắc cầu. Giữa những ngày ấy thì Hoà bị gục: cơn sốt rét đầu tiên đã tấn công anh. Nghị đưa thuốc ký ninh cho Hoà uống. Mới chưa hết một liều, Hoà đã thấy tai bùng lên, bùng lên lục bục như nồi bắp hầm. Nhìn vào đâu, Hoà cũng thấy như bị chói nắng. Miệng đắng như ngậm mật gấu, Hoà không ăn uống gì cả. Nghị ép Hoà ăn cháo, nhưng Hoà nuốt không nổi. Cổ họng luôn luôn ghê lợm, bắt Hoà nôn mửa suốt. Đêm, mắt chong chong, không ngủ được, đầu buốt thon thót. Mãi, cơn sốt không lui. "Chết chăng?" - Hoà lẩm nhẩm. Nhớ tới chục ống ký ninh mà mẹ đã cẩn thận đựng trong một ống tre nhỏ dắt vào thành ba lô lúc Hoà ra đi, Hoà bảo Nghị:

- Tôi có thuốc, cô tiêm hộ nhé!

Nghị nói:

- Không được đâu, mới sốt phải ráng uống thuốc, chớ có tiêm.

Hoà rên rỉ:

- Trời ơi, ác độc vậy, không tiêm giúp, để tôi chết à?

Nghị cười ngặt nghẽo:

- Chết dễ vậy sao anh ơi! Thôi đưa thuốc, em cất dùm, khi nào sốt ác tính hãy tiêm!

Quả thật, cơn sốt phải lui. Nhưng người Hoà mềm oặt. Hoà nằm bẹp trên võng, tưởng không thể cất nổi cái đầu nặng trịch lên. Nghị luôn luôn đến giật võng Hoà:

- Đừng nằm nhiều, bết người đi. Dậy cho thanh thản chút coi!

Hoà lại phải ngồi lên. Đầu váng. Mắt hoa. Hoà cau có nhìn Nghị, nghĩ thầm: "Làm gì mà ám dữ vậy?". Không để ý đến thái độ khó chịu của Hoà, Nghị lại giục:

- Anh xuống võng, đi lại cho nó quen chút nào!

Cứ thế, dường như ngày nào Hoà cũng không được nằm yên vì Nghị "ám". Nhưng cũng lạ, anh thấy sức khoẻ hồi phục khá nhanh...

Một hôm, Hoà được phân công ở nhà giúp chị nuôi. Nghị rủ: "Sáng nay, anh và em đi cải thiện cho anh em nghen!". Hoà tán thành, nhưng chưa biết "cải thiện" bằng cách nào! Sau khi dọn dẹp bếp núc, Nghị bảo Hoà cầm rựa, mang gùi cùng mình ra khu rừng đót. Rừng khu Năm có những cây đót thật kỳ diệu. Thân, lá trông giống hệt cây dừa, nhưng lại không có quả như dừa. Quả của nó mọc thành buồng, giống như buồng cau, mỗi quả chỉ bé bằng đốt ngón tay. Thử ăn vào quả đót mà xem - ngứa móc họng ra. Vậy mà đồng bào dân tộc lại biết cách trích cuống buồng để lấy ra thứ nước tự lên men, biến thành rượu ngon tuyệt: thơm, ngọt, nồng nàn vị rượu nếp. Nghị nói rằng ở giữa ngọn nó có một cái lõi mềm, ăn ngon như củ sắn (tức củ đậu ở ngoài Bắc), gọi là hũ đót. Để lấy được hũ đót, phải vạc vỏ dần dần từ ngoài vào.

Hai anh em lên tới rừng đót lúc mặt trời đã vượt khỏi ngọn cây cao nhất rừng. ánh nắng cố len lỏi qua những tán lá dày của rừng, toả hơi ấm xuống, nhưng vẫn không xua nổi cái ẩm lạnh muôn thủa của rừng già. Những cây đót mọc rải rác đó đây, chịu lép dưới những bóng cây cổ thụ ngút ngàn. Nghị bảo Hoà chọn một cây mọc nghiêng bên sườn núi, dễ chặt, còn mình chọn một cây nằm lưng chừng dốc. Hoà hăm hở chặt. Rựa thật sắc, nhưng gặp thứ gỗ dai, xốp, nên không ăn ngọt xớt được. Hơn nữa, cái mũi khoằm của rựa luôn luôn làm vướng víu, nhiều khi khiến con rựa bật ngược trở lại. Thỉnh thoảng dừng tay, Hoà vẫn nghe tiếng rựa của Nghị phồm phộp bập vào thân đót, nghe không dồn dập, nhưng cần mẫn, đều đặn. Hoà càng chặt mạnh hơn. Mồ hôi túa ra ướt sũng lưng áo. Hoà quyết lấy được hũ đót trước Nghị. Chẳng bao lâu, Hoà đã chặt đứt phăng ngọn đót, làm nó rơi đánh rầm xuống, lăn hai ba vòng rồi mắc kẹt ở gốc một cây trường. Hoà reo to:

- Xong một cây rồi, cô Nghị ơi! - rồi hăm hở chạy đến chỗ ngọn đót.

Nhưng Nghị lại cau mày:

- Trời ơi, ai lại chặt lìa nó ra, làm sao vạc được vỏ?

Hoà bối rối:

- Vậy phải bỏ à?

Nghị bảo:

- Thôi, ráng vạc dần vỏ mà lấy hũ, đừng bỏ phí mà phải tội với rừng.

Hai người hì hục lôi khúc ngọn cây đót lên chỗ bằng. Nghị lấy rựa róc lớp vỏ ngoài - tay này róc, tay kia kéo. Những lớp xơ lằng nhằng níu kéo lớp vỏ như muốn đánh vật với con người. Nhưng dần dần, hết lớp này đến lớp khác bị lột, để hiện ra cãi lõi trắng phau. Nghị khéo léo vạc nốt những đoạn xơ ở đầu, lấy được một hũ đót to bằng cái bi đông. Cô lấy rựa, xắt một miếng nhỏ, đưa cho Hoà: "Anh ăn thử coi!". Hoà bỏ ngay miếng đót vào miệng, nhai rau ráu: ngọt và mát lịm.

Mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, nhưng không đủ sức xuyên thủng lớp mây mù dày đặc của bầu trời tháng mười. Rừng đã thoáng đãng ra, nhưng vẫn ẩm ướt, bốc lên mùi lá cây mục ngầy ngậy, nồng nồng. Không khí lành lạnh. Nhưng Nghị và Hoà vẫn thấy nóng ran. Họ vừa hạ xong cây đót thứ tám. Những hũ đót nằm lăn lóc trong gùi; những chỗ bị bầm vập đã ngả màu cánh gián. Nghị bảo: "Ta nghỉ trưa, rồi xuống suối bắt ốc, về nấu cơm chiều là vừa". Cô xăng xái đeo gùi, rảo bước theo triền dốc về phía suối. Hoà ngoan ngoãn bước theo. Bây giờ anh mới để ý thấy Nghị có dáng người săn chắc, với những bước đi thoăn thoát mà vững vàng. Cô rảo bước trên con đường trơn nhẫy mà không hề trượt ngã. Đến bờ suối, Nghị đặt gùi lên một tảng đá. Dòng suối, mặc dù phải luồn lỏi giữa khu rừng, vẫn đón được những tia nắng hiếm hoi của bầu trời đầu mùa mưa, hắt sáng lên gương mặt Nghị, làm ngời lên đôi mắt to, lấp lánh của cô. Nghị bảo Hoà lượm củi, nấu cơm, còn mình thì lội xuống suối kiếm ốc, cá. Hoà lại ngoan ngoãn làm theo. Tìm kiếm mãi, Hoà mới lượm được một nhúm củi khô. Nhưng không sao. Chỉ cần chừng ấy làm mồi là đủ. Hoà đã học được ở Nghị cách đun bằng củi trường tươi. Cây trường có vỏ đỏ, bị chặt thì ứa ra thứ nhựa đỏ như máu. Gỗ của nó thẳng thớ, dễ chẻ, có thể tước mỏng như đóm tre. Thứ đóm ấy mau khô, chỉ cần dựng cạnh bếp lửa một lúc là đốt đã cháy đùng đùng. Bây giờ, bên bếp củi, Hoà đã có một lô đóm củi trường. Đốt xen lẫn với những cành tre khô, củi trường nổ tí tách, bắn ra những hoa lửa trông đến là vui mắt. Vừa nấu cơm, Hoà vừa chăm chú nhìn Nghị đang lom khom dưới suối. Đã nhiều lần Hoà tự hỏi: vì sao Nghị có thể sống một cách vô tư như thế giữa một cuộc sống gian nan là vậy? Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình Nghị, Hoà giải đáp được một phần.

Nghị sinh ra trong một gia đình ngư dân ở vùng biển Sơn Tịnh, sâu trong vùng kiểm soát của nguỵ quyền Sài Gòn. Những năm tuổi thơ của Nghị gắn liền với những nỗi nhọc nhằn khi biển động, lúc trời nắng lửa, với những trận gió cát mịt mù. Nhưng cái dữ dằn của thiên nhiên lại không dày vò Nghị bằng cái dữ dằn của con người. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nghị phải đi ở cho một người bà con xa. Tiếng là người nhà, nhưng bị bóc lột chẳng kém người dưng nước lã. Mới hơn chục tuổi đầu, Nghị phải làm đủ việc, từ vá lưới, làm mắm, phơi cá tới nấu cơm. Một tiếng nói yêu thương, Nghị không hề được nghe. Suốt ngày chỉ cắm cúi làm lụng, để rồi thỉnh thoảng giật thót mình khi nghe tiếng quát của bà thím và lâu lâu lăn lộn một lần trong trận đòn oan của ông dượng. Rồi quê Nghị được giải phóng. Một không khí khác lạ đã tràn đến vùng biển này. Cũng là cuộc sống lao động, nhưng Nghị thấy mọi người cư xử với nhau thân ái hơn, hay quan tâm đến nhau hơn. Nghị được sinh hoạt thiếu nhi, được học hát, thật vui. Khi quân Giải phóng rút về căn cứ, Nghị trốn gia đình theo một đơn vị hậu cần. Từ đấy, Nghị phải nếm trải những gian lao mới, nhưng cũng được biết thế nào là bình đẳng và thương yêu. Dạo ấy, cuộc sống ở vùng căn cứ thiếu thốn lắm. Đơn vị hầu hết là những người lính trẻ quê ở miền Bắc, làm nhiệm vụ vận chuyển hàng từ miền Bắc vào. Cõng trên lưng súng đạn, lương thực, thực phẩm, quân nhu để tiếp tế cho các đơn vị chiến đấu phía trước, nhưng họ chỉ sống bằng những thứ tự túc được. Bữa ăn chủ yếu là sắn, rau rừng với mắm cái và thường thì không đủ no. Nghị thường được các anh dành riêng cho xuất cơm không độn sắn, với vài con cá nhỏ xíu bắt được ở suối, "để có sức mà lớn" - như các anh thường nói. Anh trung đội trưởng còn cho Nghị cả cái võng dù, ấm mà nhẹ, anh được cấp khi rời hậu phương, thay cho tấm võng nilông mỏng, lạnh lẽo. Tối tối, các anh lại mở đài cho Nghị nghe - các anh bảo rằng đó là tiếng nói thân thương được truyền đi từ miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Rồi các anh dạy Nghị học. Khi thì học vào lớp buổi tối, bên ngọn đèn dầu leo lét. Lúc lại học truyền miệng ngay trên rẫy, khi đang làm cỏ cho ngô. Sống giữa núi rừng thâm u nhưng trong tình thương yêu của đồng đội, Nghị vẫn lớn lên, khoẻ mạnh cả về thân thể và tinh thần. Bởi thế, nhiều khi Nghị nói rất chân thành: "Đi làm cách mạng sướng hơn ở nhà nhiều". Cũng bởi thế, cô vượt qua sự vất vả, đói cơm, lạt muối mới nhẹ nhàng làm sao. Đồng thời, cuộc sống khắc nghiệt đã luyện cho Nghị thói quen sống nghiêm khắc - nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Mải suy nghĩ, Hoà không biết Nghị đã đến bên bếp từ lúc nào. Cô bày lên tấm lá chuối bốn con cá nhỏ đã làm sạch, một nắp cặp lồng ốc đã chặt trôn và một cái bắp chuối. Cô hồ hởi:

- Em chiêu đãi anh Hoà một bữa cơm Xã hội chủ nghĩa nghen!

Hoà giật mình bứt khỏi dòng suy nghĩ:

- Chà, Nghị giỏi quá, làm sao lại bắt được cả cá thế này.

- Giỏi chi đâu anh, liệng đá rầm rầm xuống suối, cá sợ rúc vô hang, lùa tay bắt đại được mấy con cá mù thôi mà.

Hai anh em vừa ăn cơm bên con suối róc rách tiếng nước chảy vừa thủ thỉ tâm sự. Đến bây giờ Hoà mới thấy rằng Nghị thật giàu tình cảm. Hình như hằng ngày, do công việc dồn dập, do những căng thẳng của cuộc sống mà tình cảm ấy không có dịp được bộc lộ ra. Còn bây giờ, trong cái tịch mịch của rừng già, bên tiếng suối róc rách, hình như dòng tình cảm vốn tràn đầy của cô gái mới lớn ấy mới có dịp được khơi nguồn, tuôn chảy dào dạt. Nghị kể về cuộc sống cơ cực của mình ở quê, những trận sốt rét kinh khủng khi mới lên chiến khu, bước đường trưởng thành khi được sống giữa một đơn vị quân đội. Tại đó, cô đã được anh em dạy cho từ mù chữ lên lớp bốn, rồi lại được đi học lớp y tá ngắn ngày. Tại đó, cô bắt đầu làm quen với những cuốn sách văn học có giá trị như Ruồi trâu, Thép đã tôi thế đấy, Những người khốn khổ, Đội cận vệ thanh niên... Cô ngừng kể và hỏi:

- Ngoài đó, Xã hội chủ nghĩa sướng lắm hả anh?

Hoà chưa kịp nói gì thì Nghị đã tự trả lời:

- Sướng thiệt đó chớ. Nội chuyện được đi học, được hiểu biết, đã sướng hết chỗ nói rồi. Mà nghe nói anh học cao lắm hả?

- Cũng đang dở dang đại học, cao gì đâu.

- Em thì mới đang bì bạch lớp tư. Em chỉ mong ngày mai thắng lợi rồi, sẽ được học lên đại học thôi...

Cứ thế, Nghị vừa hỏi lại vừa tự trả lời và say sưa nói tới "ngày mai chiến thắng". Cái ngày mai ấy như một con chim dẫn đường luôn luôn bay ở phía trước, cất tiếng hót lảnh lót chào đón Nghị.

Cơm nước xong, hai anh em cùng đi bắt ốc. Vào những ngày này, rừng đã bắt đầu bị những cơn mưa xối xả đầu mùa tấn công. Những dòng suối đang trong vắt bỗng đục ngầu, nước dâng cao, trôi ào ạt. Nước chảy băng băng, cuốn theo đủ thứ nằm trong lòng nó: từ rác rưởi đến sỏi cát và cả những con cá, con ốc nhó bé. Để khỏi bị nước cuốn đập vào đá vỡ tan tành, bầy ốc khôn ngoan men vào bờ, chui tụt vào trong các hốc đá. Khi nước rút, chúng vẫn cố thủ ở đó để đề phòng những trận mưa khác. Bây giờ, hai anh em chỉ cần đi dọc mé nước, luồn tay vào các hốc đá là có thể vốc ra từng vốc ốc. Thứ ốc đá này chỉ to bằng đầu ngón tay cái, nhưng nấu canh ngọt phải biết. Mà cách ăn mới lạ chứ: chặt trôn, bỏ vào nồi nấu lẫn với rau, khi ăn thì bốc từng con mà hút lấy thịt từ trong vỏ ra.

Mùa mưa đã thực sự đến rồi. Bầu trời xám ngắt, lúc nào cũng mọng nước. Mưa tầm tã, cơn này chưa kịp dứt, cơn khác đã sầm sập đuổi tới. Con suối nhỏ hiền lành phía dưới nhà bếp bỗng rộng ra dữ tợn. Đêm, nằm nghe tiếng mưa xối trên lá cây mà buồn nẫu cả ruột. Xen vào tiếng rì rầm của mưa là tiếng nước suối cuốn ào ào, sùng sục, lại có cả tiếng những hòn đá ông sư lăn theo nước cùng cục, cùng cục nữa. Mùa mưa kéo theo bao nhiêu khó khăn cho cuộc sống ở chiến khu: giao thông tắc nghẽn, lương thực thiếu hụt, bệnh tật bùng ra.

Đơn vị đã cạn gạo rồi. Những bao sắn khô được chuyển từ nơi sản xuất về cũng nhanh chóng rỗng đi. Đường xuống đồng bằng bị kẹt do nước sông Thanh dữ quá. Phải đi ngược ra phía Bắc, lĩnh gạo ở trạm "Xã hội chủ nghĩa". Khu Năm có hai loại trạm giao liên: trạm "Giải phóng", bắt đầu từ đoạn đường cắt ngang Khâm Đức trở vào, do lực lượng của Mặt trận Dân tộc giải phóng phụ trách. Còn từ đó trở ra do đoàn 559 Quân đội nhân dân Việt Nam phụ trách, mà không biết ai đã đặt cho cái tên thật đáng yêu: Trạm "Xã hội chủ nghĩa".

Nghe nói sắp được ra trạm "Xã hội chủ nghĩa" nhận gạo, Nghị nằng nặc đòi đi. Nhưng Nghị đang sốt. Nghị nài nỉ trung đội trưởng: "Anh Tuyên, em sốt nghĩa vụ đó mà, bớt liền thôi. Cho em đi với. Em đi ra cho biết trạm "Xã hội chủ nghĩa" là thế nào". Với Nghị, những chữ "Xã hội chủ nghĩa" sao hấp dẫn và thiêng liêng nhường vậy. Chưa một ngày ở miền Bắc, Nghị chưa hiểu Xã hội chủ nghĩa cụ thể ra sao. Nhưng cứ thấy miền Bắc cử con em mình - những chàng trai mạnh khoẻ, thông minh, có học thức - vào cùng đồng bào quê hương chiến đấu, cứ thấy miền Bắc luôn luôn chi viện cho chiến trường từ vũ khí đến lương thực, thực phẩm, Nghị cũng mường tượng được ở đó con người sống tốt đẹp thế nào. Đó là ngọn lửa trong đêm, là tiếng hú gọi của đồng đội giữa rừng hướng Nghị đi tới. Đó là niềm tin, là hy vọng, tạo thành sức mạnh giúp Nghị vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống chiến khu.

Nhưng, đúng ngày lên đường cõng gạo thì Nghị bị quỵ hẳn. Lần này, cơn sốt đến dữ dội quá, khiến Nghị không gượng dậy được. Trước lúc lên đường, nắm bàn tay giá lạnh của Nghị, Hoà động viên: "Cố uống thuốc cho khoẻ, về anh sẽ có quà Xã hội chủ nghĩa cho em!".

Đến ngày thứ chín, Hoà và anh em mới cõng gạo về. Cách nhà nửa ngày đường, gặp cậu Vinh đi lên Tiểu đoàn bộ, Hoà hỏi thăm mới biết rằng Nghị đang sốt bê bết, có chiều nguy kịch, đã uống thuốc liều cao lắm rồi mà không bớt. Giàu nghị lực như Nghị mà bây giờ cũng phải nằm bết trên võng. Không thể đưa Nghị đến bệnh xá Trung đoàn được, vì phải băng qua sông Nước Mỹ, nước lớn quá. Mà thuốc tiêm thì cả đơn vị không còn một ống nào... Nghe nói đến đó, Hoà giật tay Vinh:

- Sao, cậu bảo phải có thuốc tiêm à? Trời ơi, chính Nghị giữ hơn chục ống thuốc của mình chứ đâu. Sao không lấy mà tiêm cho Nghị?

- Có ai biết là Nghị giữ thuốc tiêm trong mình đâu...

Hoà xốc gùi gạo, bươn bả đi. Những ý nghĩ u ám cứ bao phủ đầu óc anh. Có kịp không hả em? Anh về lấy thuốc tiêm cho em có kịp không đây. Trời ơi, nếu em có làm sao thì anh ân hận biết chừng nào! Anh có quà Xã hội chủ nghĩa cho em đây - một đôi dép nhựa Hải Phòng có quai hậu, hai chiếc cặp ba lá. Đứa bạn đồng hương của anh tặng anh để anh tặng em đây... Nghị ơi, cố chờ anh nhé!

Tới nhà, quăng vội gùi gạo lên giàn, Hoà chạy xồng xộc lên lưng dốc, nơi Nghị ở. Cái giá lạnh của rừng mưa tràn ngập căn nhà. Một chiếc võng treo ở góc nhà, phủ bọc kín mít. Im lặng và lạnh lẽo đến rợn mình. Chỉ có tiếng mưa rả rích một điệp khúc buồn tẻ. Không kịp lau khô tay, Hoà đến bên võng, mở tung bọc ra. Hoà muốn trào nước mắt: Nghị nằm co quắp trong tấm dù hoa, trán lạnh ngắt. Hoà lay lay:

- Nghị! Nghị! Tỉnh lại em! Anh về đây!

Nghị từ từ mở mắt - đôi mắt to, đen, vốn luôn luôn sáng lấp láy, nay dại hẳn đi. Nghị chỉ mấp máy môi: "Anh Hoà!", rồi lại thiếp đi. Hoà cuống quýt lay Nghị:

- Nghị, Nghị ! Thuốc đâu, sao không tiêm?

Nghị lại hé mắt, nói đứt quãng:

- Trong ống tre... ba lô, dành cho anh...

- Trời ơi! - Hoà kêu lên mà nghe tim mình nhói buốt. Thương quá! Sao lại nghiêm khắc tới cứng nhắc như vậy hả em?

Phủ bọc võng lại cho Nghị, Hoà lại góc nhà tìm hộp kim tiêm đem luộc và chuẩn bị thuốc. Chuyến đi vừa qua, anh được anh bạn đồng hương tặng cho một hộp thuốc B12. Nhờ chịu khó học tập khi tập trung huấn luyện để đi B, Hoà tiêm khá thành thạo.

Thuốc tiêm đã làm lui cơn sốt, nhưng Nghị vẫn đuối sức lắm. Mưa thì tầm tã không dứt. Làm sao đưa Nghị đi bệnh xá được. Có lẽ hồng cầu của Nghị chỉ còn vài triệu. Hoà nhìn Nghị nằm mê man mà tâm trí rối bời, ruột gan quặn thắt. Rồi anh quyết định: phải băng qua sông Nước Mỹ, mời bác sĩ về.

Trong chiến trường, có những việc được giải quyết ngoài sức tưởng tượng của con người. Trường hợp Nghị là một. Cả một tốp bác sĩ, xét nghiệm viên đã cùng Hoà vượt qua được sông Nước Mỹ hung dữ chỉ bằng sợi dây mây căng ngang sông. Anh em đã xét nghiệm và lấy máu của ba người, trong đó có Hoà, truyền cho Nghị. Thế mà Nghị dậy được. Chẳng bao lâu sau, Nghị lại khoẻ mạnh, lại xốc vác mọi công việc của đơn vị. Nghị thường đùa: "Em được tiếp máu Xã hội chủ nghĩa nên mạnh hơn trước nhiều!".

Hôm ấy, vào buổi chiều tà, Nghị đi lấy măng về. Chưa kịp ăn cơm, cô đã chạy đi tìm Hoà, hồ hởi khoe:

- Anh Hoà, em tìm ra chỗ bắc cầu rồi!

- Sao, chỗ bắc cầu nào?

- Bắc cầu qua sông Thanh ấy. Mải đi kiếm măng, em đã vượt qua khu rừng nứa, sang tuốt ngọn núi bên kia. Ai dè, ở đó hai bờ sông gần nhau quá, lại có những tảng đá chạy ngang sông.

Nơi Nghị tìm ra quả là tuyệt vời: hai bờ sông có độ cao tương ứng, giữa sông lại có những tảng đá lớn nối đuôi nhau, làm trụ cầu thật phù hợp. Qua bên kia sông, vượt khỏi mỏm dốc là đến con đường 14, xưa kia địch làm, nay vẫn bỏ không.

Phương án làm cầu của Hoà được đơn vị thực hiện thật chóng vánh. Anh em hạ những cây gỗ lớn hai bên bờ bắc lên những tảng đá, rồi ghép gỗ nhỏ và phên nứa thành chiếc cầu khá vững chãi. Con đường thồ được nối dài, vượt sông Thanh, vươn sang tận đường 14, kéo xuống tận Tý, Xé. Chiếc cầu ấy mặc nhiên được anh em gọi là cầu Cô Nghị. Cũng từ đó, đơn vị kiếm thêm được một khoảnh đất mầu mỡ bên kia sông làm nơi trồng rau, khoai. Thỉnh thoảng Nghị ra đó kiếm rau tươi về cho đơn vị.

Dạo này, chuẩn bị sang giai đoạn Việt Nam hoá chiến tranh, bị tấn công liên tục ở đồng bằng, bọn địch điên cuồng đánh phá lên căn cứ của ta. Lũ máy bay B57 bay lẻ, thỉnh thoảng quăng xuống núi rừng những trái bom nổ chát chúa. Đã có những trận B52 rải thảm đó đây. Tuy không chà đi xát lại tạo thành thảm bom dày như trước, nhưng mỗi loạt bom thả từ ba chiếc bay song song cũng đủ tạo ra một thảm chết dài cả cây số. Dọc đường thồ, đã có vài đoạn bị tấm thảm đó phủ lên: cây cối đổ nhào, đất đá bị cày xới đỏ quạch, tạo thành những hố sâu hoắm. Đơn vị của Hoà bận túi bụi với việc sửa đường, bắc cầu. Nghị quay tròn với công việc phục vụ: chăm sóc người ốm, kiếm thức ăn và nấu cơm. Đôi ba ngày, Nghị lại đi qua bãi rau bên kia cầu Cô Nghị một lần để lấy rau lang về. Thường thì phải sau bữa cơm chiều, khi chim rừng đã xào xạc về tổ, Nghị mới cõng gùi rau nặng trịch về nhà. Những hôm như thế, Hoà ra tận gốc sấu bên bờ sông Thanh đón Nghị. Gốc sấu già sần sùi đã trở thành nơi in dấu những kỷ niệm dịu êm của hai người ."Chừng nào em mới được ra miền Bắc, anh Hoà?" Nghị đã hỏi Hoà câu hỏi ấy không biết bao nhiêu lần. "Chừng nào, chừng nào"... Hoà day dứt, khổ sở. Bởi anh không sao trả lời được câu hỏi ấy.

Hôm nay, Nghị lại ra bãi sông hái rau lang. Chim muông xao xác về tổ. ánh nắng quái chiều đang dần dần nhạt đi. Chỉ bãi sông và chiếc cầu là còn nhận được những tia nắng cuối ngày, nổi bật lên giữa mầu xám của núi rừng. Nhìn chiếc cầu mang tên mình, Nghị lại thấy lòng tràn ngập một tình cảm đằm thắm. Các anh trong trung đội đã bỏ bao công sức làm nên chiếc cầu, Nghị làm được gì mà được gắn tên mình cho chiếc cầu? Thật là những gì tốt đẹp nhất, các anh ấy đều dành cho mình. Nghị bỗng thấy chiếc cầu đẹp lạ lùng. Dường như nó đã bứt khỏi mặt đất, lửng lơ giữa bầu trời, khoe những đường nét gãy gọn, khoẻ khoắn, còn phía dưới nó, bụi nước đang ánh lên muôn hồng ngàn tía như ở cõi mơ nào đó. Bỗng có tiếng gầm gào quái dị của bầy B52. Đúng lúc Nghị đi đến giữa cầu thì đất trời rung chuyển. Một quầng lửa bùng lên, bốc lên cao, cuốn theo cả những mảnh vụn của chiếc cầu, thả rơi lả tả xuống lòng sông. Nghị cũng đã tan biến vào cõi mịt mù đó.

Chỉ mấy phút sau, cả Trung đội Sơn Hải đã tập trung bên mố cầu, lặng đi trong nỗi đau vô hạn. Hoà đăm đăm nhìn vào cái nơi mà anh đã quá gắn bó - cầu Cô Nghị - bây giờ chỉ còn là một khoảng không lạnh ngắt.

Dòng sông Thanh đục ngầu như giận dữ, vật vã băng mình qua hẻm núi, cuồn cuộn cuốn về xuôi...

Cứ xuôi mãi con sông này, sẽ tới một dòng sông lớn hơn, chảy êm ả giữa một đồng bằng phì nhiêu. Đó là quê Nghị. Dòng sông có đưa Nghị về quê không? Và em có biết rằng cứ ngược mãi theo con sông này, sẽ gặp con đường đất đỏ vượt Trường Sơn ra miền Bắc. Ngọn lửa dẫn đường của Nghị ở phía đó, Nghị có vượt được thác ghềnh mà tới đó không?...

DREAMLAND

Hoa arrived at the battlefield at the end of the dry season of 1968. There had been torrential downpours, but not for long. When Hoa and five other brothers crossed the forest floor, down a short slope, they saw a clear blue river, glistening in the harsh late afternoon sunlight. Everyone shouted with joy. After days of walking through covered forests, eyes covered by the immense green of leaves and trees, now standing in front of a wide river with sparkling white sand and clear blue sky, everyone can see their hearts. The soul seems to have wings to fly. Only Hoa remained taciturn and bowed. It was not until his feet touched the cool water that he woke up. Pain in the instep of the foot stinging. More than a week ago, when he went into the forest to find mushrooms, he accidentally kicked the three-leaf spear of the Kadong people. It's too bad, haven't been to the battlefield, haven't participated in the battle yet, but have been injured! But what bothered Hoa more was that he was not assigned to the combat unit. The reception station of the Military Zone discovered that he was a student at the University of Transport, so he sent him to Regiment 230 of the Logistics Department, specializing in traffic...

- Hello everyone!

Hoa looked up startled. It turned out that he waded across the river and stepped on the shore since when. Now, hearing the strange greeting, Hoa noticed a girl wearing a black shirt standing next to a big crocodile tree saying hello. "What kind of voice sounds like a green guava!" - Hoa thought to himself, but still grumbled in reply:

- Don't dare, hello!

When everyone had gathered around the tree, the messenger said to the girl:

- Miss Nghi, I give you all five brand new soldiers. Papers here. Do you get it?

- Never mind! - The girl replied curtly.

"Wow, why are you so rude?" Hoa looked at Nghi. Along the way, during the nights when he stopped at the beach, Hoa used to hang out at the guest house of the intercom station to explore the situation of the "new land". In the funny stories by the burning fire, Hoa often heard the old soldiers joking.

- Did you ask the Fifth? That's good. But it must be the voice of a girl in the Fifth area very bitter. And the girls used to smoke again. That's why there is a saying: "Rumor of the daughter of Quang Da, three thousand people died when the tobacco crop failed".

As for Hoa herself, just last week, she also met a smoker like that. That day, Hoa was resting when a tattooed girl walked over:

- Lend me the knife!

Hoa didn't understand why she needed a knife, but still pulled out a dagger tied next to her backpack and lent it to the girl. Holding a knife, the girl quietly went to the fallen tree by the side of the road. She pulled from her pocket a stack of tobacco leaves, stacked on top of each other, tightly rolled into a stick the size of a knife handle. Done, one foot stepped on the tree trunk, one hand held the pill stick on the tree trunk, the other hand held the knife, the girl tried to cut. After a long time, the pill had turned into dark, curly strands. She handed Hoa the knife back, then asked for a piece of paper, rolled a cigarette the size of a thumb, and smoked it deliciously.

These stories and images give Hoa a bad impression of the girl in the Five Zone. More frustrated about work, Hoa felt very uncomfortable with the girl named Nghi - this boy's name.

The pain in her leg made Hoa miserable. The mouth of the wound was closed, but inside it made pus and hurt. The whole left foot is red and hot like a baked brick. Entering the unit, just had time to greet everyone once, Hoa was knocked down by the fever. He was in a hammock, covered, and lying limp. That afternoon, while in a coma in the hammock, Hoa heard a call: "Hey brother! Hey man!" and found my hammock jerked. Opening the hammock, Hoa immediately caught sight of the serious face of the girl leading the way yesterday afternoon. He angrily tried to cover the hammock, but the girl took it:

- Wake up, I look at the pain a little.

Girl holding a medical tool box. Turns out she was a nurse.

Hoa sat up, head heavy as lead. The girl squatted on the ground, pinching the swelling in Hoa's feet with her hand.

- God, why are you so strong?

- So strong? Sit still, I wash and listen!

Nghi took a cotton ball, dipped it in hot water, rubbed it over and over on the wound. Complete goosebumps. Nghi held Hoa's leg tightly, using a pin to open the wound to get the pus out. Hoa felt a chill to the spine, but tried to keep quiet. But it's done. Nghi again took a cotton ball and poked it into the wound, following the wound, like a gun barrel. Hoa felt like it was shaved off every fiber. He threw his leg.

- God! - Hoa cried, but not because of pain, but because he had just done a terrible thing: his leg knocked over the medical tool box, splashing blood and blood on Nghi's body. He waited a harsh voice. But no, the girl just shook her head slightly, picked up the medicine bottles lying on the floor, and then anointed and bandaged Hoa again.

Lying in an umbrella, Hoa secretly thought: "Speaking dryly, but not being harsh, is also strange".

It took nearly a week for the wound to clear of pus. Hoa could not go to work. He was assigned to stay at home to help take care of his sister. In the morning, Nghi gave him a woven basket made of rattan, saying: "I'm going to go look for the subject!"

- It turns out that Nghi is also an adopted sister? - Hoa asked quietly and quietly took the basket away. The job makes Hoa passionate. Monarch trees have long stalks and large shiny leaves grows in clusters scattered throughout the forest. Along the way, Hoa hasn't eaten the subject, but has heard the brothers say: "Mon thu is a traditional medicine, very nutritious!". Hoa deduced: "As a medicinal plant, it must be tonic in the tubers. So just take the tubers, but take the leaves to make it heavy?". So Hoa cut off the stems and leaves, leaving only the tubers. He was engrossed in following the bushes, spitting, and errands. It was not until noon that he eagerly returned, as if he had just won a victory. Putting the basket on the tree in the yard, Hoa called:

- Miss Nghi, cook this subject!

- Well, why are you so weird? Mon Thuc can only eat the stalks, where do you put the stalks, let me go and collect them.

- Up there! - Hoa grumbled in reply and pointed to the young forest on the slope.

After crossing the stream, Nghi turned back and said:

- I'm cooking fish sauce on the stove. You consider it boiling, then skim the foam!

- Alright! - Hoa answered curtly and went to the kitchen.

The pot of braised fish sauce begins to boil, extruding foam. Hoa looked around the kitchen: there was no rack. "Fuck, why scrape it off? Or did she tell me to filter the fish sauce with a sieve?". The stove burns brightly. The pot of fish sauce boils, cool foam. Before Hoa had time to think about what to do, it spilled out, sizzling into the kitchen. The ashes rose up. Hoa quickly put the pot of fish sauce down. Suddenly remember that Vinh had a fever lying on the floor, Hoa rushed up.

- Hey, what's wrong with taking fish sauce? Ms. Nghi told me to skim the pot of boiling fish sauce with a sieve, but I couldn't find any!

Suddenly understanding, being extremely feverish, Vinh also laughed loudly:

- Oh my god, she said to take the patch, which is the ladle, to catch the foam. The voice in this is often mixed with V and D, general!

Running back to the kitchen, Hoa grumbled: "Really can't eat, can't speak, clearly bored!".

It didn't take long for Hoa to get used to her new life. Hoa's unit is Son Hai platoon, which is responsible for making and repairing roads, and bridging bicycles. The unit was stationed at the end of the road. Towards the north, it reaches as far as the red car road that zigzags on the side of the mountain. Towards the south, it is stopped by the Thanh River. From here, people do not use bicycles anymore, but use boats to transport goods and weapons for combat units. Hoa has repeatedly considered and thought of a way to bridge this river to connect the long road, but has not been able to. The river is too wide, one side is a sandy beach, one side is a steep cliff, there is no way to bridge it. Between those days Hoa collapsed: the first fever hit him. Nghi gave the medicine to Hoa to drink. Less than a dose, Hoa saw her ears flare up, bursting out like a pot of stewed corn. Wherever she looked, Hoa felt like she was blinded by the sun. Bitter mouth like bear bile, Hoa did not eat or drink anything. Nghi forced Hoa to eat porridge, but Hoa could not swallow. Her throat is always horrible, making Hoa vomit all the time. At night, my eyes are dizzy, I can't sleep, my head is cold and thin. Until, the fever did not go away. "Dead?" - Hoa mumbled. Remembering the ten tubes of kyring that her mother carefully put in a small bamboo tube when Hoa left, Hoa Bao Nghi:

- I have medicine, can you inject it for me!

Nghi says:

- It can't be, when you have a fever, you have to take medicine, don't give it an injection.

Hoa groaned:

- God, so cruel, don't give me an injection, let me die?

Nghi laughed bitterly:

- Is it so easy to die? Stop giving the medicine, I will save it for you, when the fever is malignant, give it a shot!

Indeed, the fever must go away. But the Hoa people are soft. Hoa lay flat on the hammock, thinking that he could not lift his heavy head. Nghi always comes to grab Hoa's hammock:

- Don't lie down too much, get stuck. Wake up and relax a little!

Hoa had to sit up again. Headache. Flower eyes. Hoa scowled at Nghi, thinking: "Why is it so dark?". Not paying attention to Hoa's unpleasant attitude, Nghi urged again:

- You go to the hammock, walk around to let it get used to it!

Just like that, it seems that every day Hoa cannot lie still because Nghi is "haunted". But strangely enough, he found that his health recovered quite quickly...

One day, Hoa was assigned to stay at home to help her sister. Nghi invited: "This morning, you and I go to improve for you!". Hoa agrees, but doesn't know how to "improve" it! After cleaning the kitchen, Nghi Bao Hoa took the machete and carried the basket with him to the forest. The forest in Zone Five has amazing stalagmites. The stem and leaves look like a coconut tree, but there are no fruits like a coconut. Its fruit grows in chambers, like areca chambers, each as small as a knuckle. Try eating the fruit and see - itchy throat. However, the ethnic minorities know how to extract the stem of the chamber to take out the self-fermented water, turning it into a delicious wine: fragrant, sweet, with a strong taste of sticky wine. Nghi said that in the middle of the top it has a soft core, delicious like a cassava tuber (ie tuber in the North), called a pot of dot. In order to get the jar, the cauldron must be gradually removed from the outside.

The two brothers reached the forest when the sun had passed the top of the tallest tree in the forest. The sun tried to creep through the thick foliage of the forest, radiating warmth, but still could not dispel the eternal cold humidity of the old forest. The bamboo shoots are scattered here and there, under the shadow of immense old trees. Nghi Bao Hoa chose a tree that grew on the side of the mountain, easy to cut, and I chose a tree lying halfway down the slope. Hoa eagerly. The machete is very sharp, but the wood is tough and spongy, so it can't be eaten sweetly. Furthermore, the m The machete's hook is always entangled, sometimes causing the machete to bounce back. From time to time, Hoa still heard the sound of Nghi Phom's machete pounding on the body, not rushing, but diligently and steadily. The stronger the tie. Sweat trickled down the back of his shirt. Hoa decided to get the jar before Nghi. Before long, Hoa had cut off the pole, made it fall, rolled two or three times and got stuck at the base of a long tree. Hoa shouted loudly:

- Finished one tree, Ms. Nghi! - then ran eagerly to the top of the tree.

But Nghi frowned.

- God, who cut it off, how can the cauldron be made?

Hoa Confused:

- So you have to quit?

Nghi said:

- Well, try to gradually drain the shell to get the jar, don't waste it but blame the forest.

The two men frantically dragged the top of the tree to the level. Nghi used a machete to crack the outer shell - with one hand, the other pulled. The layers of fibers cling to the shell as if trying to wrestle with humans. But gradually, layer after layer was stripped away, revealing a white core. Nghi skillfully finished the fibrous segments at the top, getting a jar as big as a big ball. She took a machete, cut a small piece, and gave it to Hoa: "You should try it!". Hoa immediately put the piece of fruit in his mouth, chewed vegetables: sweet and cool.

The sun was already high in the sky, but not strong enough to pierce the thick clouds of the October sky. The forest has opened up, but it is still wet, giving off a strong, greasy smell of rotting leaves. Cool air. But Nghi and Hoa still feel hot. They had just cut down the eighth dandelion. The pots are lying in the baskets; bruised places have turned the color of cockroach wings. Nghi said: "We take a break for lunch, then go down to the stream to catch snails, then come back to cook dinner." She was wearing a bag, walking along the slope towards the stream. Hoa obediently followed. It was only now that he noticed that Nghi had a toned body, with quick but steady steps. She walked on the slippery road without slipping. At the stream bank, Nghi put the basket on a rock. The stream, even though it has to weave through the forest, still catches the rare rays of the sky at the beginning of the rainy season, shining on Nghi's face, brightening her big, sparkling eyes. Nghi told Hoa to collect firewood and cook rice, while I waded into the stream to find snails and fish. Hoa obediently followed. Searching forever, Hoa found a handful of dry firewood. But okay. Just that much as bait is enough. Hoa learned in Nghi how to cook with fresh firewood. The long tree has a red bark, when cut, it exudes blood-red sap. Its wood is straight-grained, easy to split, and can be stripped as thin as bamboo shoots. That thing quickly dried, just put it next to the fire for a while and it burned. Now, by the wood stove, Hoa has a lot of firewood. Burning interspersed with dry bamboo branches, the firewood explodes, shooting out fire flowers that look fun to the eyes. While cooking, Hoa looked intently at Nghi crouching in the stream. Many times Hoa wondered: how can Nghi live so carefree in the midst of such a difficult life? Understanding Nghi's family situation, Hoa partially answered.

Nghi was born into a family of fishermen in the waters of Son Tinh, deep in the control of the Saigon puppet government. Nghi's childhood years were associated with hardships when the sea was rough, when it was hot and sunny, with the wind and sand. But the ferocity of nature did not torment Nghi as much as the ferocity of man. Orphaned by both parents, Nghi had to live with a distant relative. They are known as family members, but they are exploited as much as foreigners. At just over ten years old, Nghi had to do all sorts of things, from mending nets, making fish sauce, drying fish to cooking rice. A voice of love, Nghi was never heard. All day, I just work hard, then sometimes I startle when I hear my aunt's screams and sometimes roll around once in my uncle's unjust beating. Then Nghi's hometown was liberated. A strange atmosphere has swept over this sea. It's also a working life, but Nghi finds that people are more friendly with each other, or more concerned about each other. Nghi was able to do children's activities, learn to sing, and was very happy. When the Liberation Army withdrew to the base, Nghi escaped from his family with a logistics unit. Since then, Nghi has had to experience new hardships, but also know what equality and love are. At that time, life in the base area was very poor. Most of the units are young soldiers from the North, on the task of transporting goods from the North. Carrying on their backs guns, food, food, and supplies to supply the front fighting units, but they only lived on what they could afford. Meals are mainly cassava, wild vegetables with female fish sauce and usually not enough. Nghi is often reserved by the brothers to produce rice without filling with cassava, with a few tiny fish caught in the stream, "for strength to grow" - as the brothers often say. The platoon leader also gave Nghi an umbrella hammock, warm but light, which he was given when he left the rear, instead of a cold, thin nylon hammock. In the evening, the brothers turned on the radio to Nghi again - they said that it was a dear voice transmitted from the Socialist North. Then he taught Nghi study. When I study in the evening class, by the flickering oil lamp. Back to school right on the field, while weeding for corn. Living in the midst of the dark mountains, but in the love of his teammates, Nghi still grew up, healthy both physically and mentally. Therefore, many times Nghi said very sincerely: "Going to work for the revolution is much happier than staying at home". Because of that, she overcomes hardships, hunger, and salt. At the same time, the harsh life has trained Nghi in the habit of being strict - being strict with yourself.

Lost in thought, Hoa did not know when Nghi had come to the kitchen. She laid out on a banana leaf plate four small cleaned fish, a pair of chopped snail cage lids and a banana cob. She excitedly:

- I treat Mr. Hoa to a socialist meal!

Hoa snapped out of her train of thought.

- Well, Nghi is so good, how can he catch fish like this?

- It's not good, brother, throwing rocks into the stream, the fish are afraid to burrow into the cave, grabbing a few blind fish by hand.

The two brothers ate rice by the gurgling stream while whispering to each other. Only now did Hoa realize that Nghi was very emotional. It seems that every day, due to the hectic work, due to the stress of life, that emotion does not have the opportunity to express. And now, in the solitude of the old forest, beside the murmuring stream, it seems that the overflowing love of that young girl has had the opportunity to start and flow. Nghi told about his miserable life in the countryside, the terrible malaria when he first entered the war zone, the way to adulthood when living in the middle of a military unit. There, she was taught from illiteracy to fourth grade by her brothers, and then went to a short nursing class. There, she began to familiarize herself with valuable literary books such as Buffalo Flies, Hardened Steel, Misers, Youth Guard... She stopped talking and asked:

- Out there, are you happy with Socialism?

Before Hoa could say anything, Nghi replied:

- It's really nice, isn't it? The story of being able to go to school, being understood, is already happy enough to say. But did you hear that he studied very well?

- Still unfinished university, nothing high.

- I'm just in fourth grade. I just hope to win tomorrow and go to university...

Like that, Nghi both asked and answered himself and talked passionately about "tomorrow victory". That tomorrow is like a guide bird that always flies in front, singing to welcome Nghi.

After the meal was over, the two brothers went to catch snails. On these days, the forest has already begun to be hit by the torrential rains of the beginning of the season. The streams that are clear are suddenly turbid, the water is high and rushing. The water melted ice, carrying everything in its lap: from garbage to gravel and even small fish and snails. In order not to be swept away by the water and smashed into pieces, the wise snails came to the shore and crept into the rock holes. When the water recedes, they are still entrenched there in case of other rains. Now, the two brothers just need to walk along the water's edge, put their hands in the rock holes to scoop out a handful of snails. This stone snail is only the size of a thumb, but cooking sweet soup must be known. It's a new way of eating: chop it, put it in a pot to cook with vegetables, when eating, pick up each one and suck the meat out of the shell.

The rainy season has really arrived. The sky is gray, always succulent. Heavy rain, this storm has not stopped, another storm has come crashing down. The gentle stream below the kitchen suddenly widened fiercely. At night, listening to the sound of the rain falling on the leaves of the trees, my stomach was sad. Interspersed with the murmur of the rain is the sound of rushing water from the spring, and the sound of the monk's stones rolling along with the water in the same lump, the same lump. The rainy season brings with it many difficulties for life in the war zone: traffic congestion, food shortages, disease outbreaks.

The unit has run out of rice. The bags of dried cassava shipped from the production site also quickly emptied. The road to the delta was stuck because the water of the Thanh River was too fierce. Have to go back to the North, get rice at the "Socialist" station. Zone Five has two types of interchange stations: "Liberation" station, starting from the section crossing Kham Duc and back, by forces of the National Liberation Front. Since then, it has been in charge of the 559th delegation of the Vietnam People's Army, but I don't know who gave it a lovely name: "Socialist" station.

Hearing that he was about to go to the "Socialist" station to receive rice, Nghi insisted on going. But Nghi is feverish. Nghi pleaded with the platoon leader: "Brother Tuyen, I have a fever in my duty. Me go with. I went out and told what the "Socialist" station was. For Nghi, the words "Socialism" are so attractive and sacred. Not even a day in the North, Nghi did not understand the specifics of socialism. But seeing that the North sent its children - strong, intelligent, educated boys - to fight with his native people, the North always provided reinforcements for the battlefield from weapons to food, food, Nghi also imagines how well people live there. It was the fire in the night, the howling of his teammates in the middle of the forest towards Nghi. It is the belief, the hope, forming the strength to help Nghi overcome all challenges the rigors of war zone life.

But, on the right day of carrying rice, Nghi collapsed completely. This time, the fever was so intense that Nghi could not get up. Before leaving, holding Nghi's cold hand, Hoa encouraged: "Try to take medicine to be healthy, I will have a Socialist gift for you when I return!".

On the ninth day, Hoa and his brothers carried rice back. Half a day away from home, when he met Uncle Vinh going up to the Battalion, Hoa inquired and learned that Nghi was running a fever, had a critical afternoon, and had already taken a very high dose of medicine but didn't get any relief. Energetic like Nghi, now he has to lie on the hammock. Nghi could not be taken to the Regiment infirmary because he had to cross the Nuoc My River, the water was too big. But for the injection, the whole unit didn't have a single tube... Hearing that, Hoa grabbed Vinh's hand:

- What, you said there must be injections? Oh my god, it was Nghi who kept more than a dozen tubes of his medicine. Why not take it and inject it for Nghi?

- Does anyone know that Nghi keeps the injection in her...

Hoa scooped up the rice and pushed it away. Dark thoughts flooded his mind. Can I have time? Can you come and get me injections in time? God, if I did, how sorry I would be! I have a Socialist gift for you - a pair of Hai Phong plastic sandals with straps, two pairs of three-leaf briefs. My compatriot friend gave it to me so I can give it to you... Nghi, wait for me!

Arriving at the house, throwing the rice basket on the rig, Hoa rushed up the slope, where Nghi lived. The cold of the rain forest filled the house. A hammock hangs in the corner of the house, covered tightly. Silent and chillingly cold. Only the sound of the rain, a dull chorus. Without time to dry her hands, Hoa went to the hammock and opened the bag. Hoa wanted to shed tears: Nghi was curled up in an umbrella with flowers, her forehead cold. Peace of mind:

- Nghi! Nghi! Wake me up! You come here!

Nghi slowly opened her eyes - her big, black eyes, which had always been sparkling, were now completely wild. Nghi only moved his lips: "Brother Hoa!", then fell asleep again. Hoa hurriedly lays Nghi:

- Nghi, Nghi! Where is the medicine, why not inject?

Nghi opened her eyes again and said intermittently:

- In a bamboo tube... backpack, for you...

- Oh my God! - Hoa cried and heard her heart ache. Injured too! Why are you so strict and rigid?

Covering the hammock for Nghi, Hoa returned to the corner of the house to find a box of needles to boil and prepare medicine. On the last trip, he was given a box of B12 by his compatriot. Thanks to studying hard when focusing on training to go to B, Hoa is quite proficient.

The injection had brought down the fever, but Nghi was still very weak. The rain is relentless. How can I take Nghi to the infirmary? Perhaps Nghi's red blood cells are only a few million. Hoa looked at Nghi lying in a coma, but his mind was confused, his intestines and liver were twisted. Then he decided: to cross the American River, bring the doctor back.

In the battlefield, there are things that are solved beyond human imagination. Where Nghi is one. A group of doctors and testers and Hoa crossed the fierce Nuoc My River with only a rattan rope stretched across the river. The brothers tested and took the blood of three people, including Hoa, to give it to Nghi. So Nghi woke up. Before long, Nghi was healthy again, taking on all the work of the unit. Nghi often joked: "I received socialist blood, so I am much stronger than before!".

That day, in the late afternoon, Nghi went to collect bamboo shoots. Before she had time to eat, she ran to find Hoa, excitedly boasting:

- Mr. Hoa, I found the bridge!

- Why, where's the bridge?

- Bridge over the Thanh River. Busy looking for bamboo shoots, I crossed the bamboo forest and reached the other side of the mountain. Who knows, there the two banks of the river are too close together, and there are rocks running across the river.

The place where Nghi found it is amazing: the two banks of the river have the same height, in the middle of the river there are large rocks that follow each other, making the pier very suitable. Crossing the other side of the river, going over the slope is the road 14, which was done by the enemy in the past, but still remains empty.

Hoa's plan to build a bridge was quickly implemented by the unit. The brothers lowered the big trees on both sides of the north bank onto the rocks, then grafted small wood and bamboo into a fairly sturdy bridge. The road was extended, crossing the Thanh River, reaching as far as 14th Street, down to Ty and Xe. That bridge is automatically called Co Nghi bridge. Since then, the unit has earned a fertile land across the river as a place to grow vegetables and potatoes. Sometimes Nghi goes out there to get fresh vegetables for the unit.

These days, preparing to enter the stage of Vietnamization of the war, under constant attack in the plains, the enemy frantically bombarded our base. The B57s flew alone, occasionally throwing explosive bombs into the mountains. There have been carpeted B52 matches here and there. Although not rubbing back and forth to form a thick carpet of bombs as before, but each series of bombs dropped from three parallel planes was enough to create a death carpet a kilometer long. Along the way, there were several sections covered by that carpet: trees toppled over, soil and rock plowed red, forming deep pits. Hoa's unit is busy with road repair and bridging. Nghi revolves around serving jobs: taking care of the sick, getting food and cooking rice. After a couple of days, Nghi went through the vegetable field on the other side of the Co Nghi bridge Once to get the sweet potato back. Usually, it is not after dinner, when wild birds have rustled back to the nest, that Nghi carries a heavy load of vegetables home. On such days, Hoa went to the root of the crocodile on the bank of the Thanh River to welcome Nghi. The old, rough crocodile has become the place where the two people's sweet memories are imprinted. "When will I be able to go to the North, Mr. Hoa?" Nghi asked Hoa that question countless times. "As long as, how long"... Hoa agonized, miserable. Because he couldn't answer that question.

Today, Nghi went to the riverbank to pick vegetables. Birds return to the nest. The late afternoon sun is slowly fading away. Only the river bank and the bridge still receive the last rays of the day, standing out among the gray of the mountains and forests. Looking at the bridge named after her, Nghi felt her heart filled with a loving affection. The brothers in the platoon put in a lot of effort to make the bridge, what did Nghi do to get his name attached to the bridge? It's the best, they're all for me. Nghi suddenly saw a strangely beautiful bridge. It seems to have broken off from the ground, suspended in the sky, showing off its strong and broken lines, and below it, the dust is shining like a dream. Suddenly there was a strange roar of the B52s. Right when Nghi went to the middle of the bridge, the earth shook. A halo of fire flared up, rising high, taking with it the debris of the bridge, and dropping it into the riverbed. Nghi has also disappeared into that obscurity.

Just a few minutes later, the whole Son Hai Platoon gathered at the bridge abutment, silent in infinite pain. Hoa stared at the place where he was so attached - Co Nghi Bridge - now only a cold space.

The Thanh River is turbid like anger, struggling to cross the canyon, rolling back and forth...

Keep going down this river,you will come to a larger river, flowing smoothly in the middle of a fertileplain. That is Nghi's hometown. Did the river bring Nghi back to his hometown?And did you know that if you follow this river forever, you will meet the reddirt road that crosses Truong Son to the North. Nghi's guiding fire is on thatside, can Nghi overcome the rapids and get there?...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro