Chap 14: Anh là nhất.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chap 14: Anh là nhất.

Sau hai tiết trên lớp nó uể oải nằm xuống bàn, bên cạnh thì Thanh Tuấn đang cầm điện thoại chơi Games.

— Tối nay đi phố cổ quẩy đi.

— Ừ, hôm nay là Tết Trung Thu ở dưới đó chắc đẹp lắm.

— Rủ thêm nhiều đứa nữa cho vui.

— Okê.

Nó nghe hai cô bạn học trên nhắc về Tết Trung Thu. Hình như là hôm nay, lúc trước đến ngày này là Nam Thiên cho nó có cả núi bánh kẹo toàn loại nó thích thôi, rồi hắn cũng có dẫn nó đi quanh xóm coi múa lân nữa.

— Phố cổ ở đâu thế? Có gần đây không? -Nó lay lay Thanh Tuấn.

— Cậu không biết? -Thanh Tuấn vẫn chăm chú chơi Games.

— Tớ không biết. -Vì lúc nhỏ giờ nó chưa đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở nhà. Nó coi TV cũng nghe Phố Cổ thấy đèn lồng đủ màu sắc trông rất đẹp mà chẳng biết chỗ đó là ở đâu nữa.

Thanh Tuấn lúc này mới bỏ điện thoại xuống, nhìn chăm nó.

— Thật không biết? -Cậu hỏi khẳng định lại lần nữa.

Nó thành thật gật gật đầu lia lịa.

— Phố cổ Hội An, rất gần đây, đi xe khoảng mấy chục phút là đến. Đêm nay là rằm tháng 8 nữa, mọi người đi xuống đó chơi nhiều lắm. Cậu chưa đi lần nào?

— Chưa. Anh Thiên chưa bao giờ chở tớ đi.

— Ừ. Vậy tối nói ảnh hay anh Tú Long trở đi cho biết. Hay tớ đưa cậu đi cũng được.

— Để tớ nói anh Thiên thử.

— Tùy cậu thôi. -Cậu lại cầm điện thoại lên, nhưng lại có tiếng trống báo hiệu vào tiết nên đành cất đi.

Về đến nhà, chạy lên phòng thay đồng phục bằng một chiếc váy ngủ nhỏ xinh. Thấy hắn chưa kịp thay đồng phục, mang tạp dề đang chiên trứng.

Nhanh chóng chạy vào phòng bếp. Tay ôm cánh tay Nam Thiên.

— Có chuyện gì vậy bé con?

— Anh Thiên, tối nay là Trung Thu.

— Ừ. Anh biết. Anh có mua kẹo và bánh cho bé rồi.

— Không... không phải ý đó... mà là... là. -Nó cà lăm, sợ nói ra hắn sẽ từ chối.

— Như thế nào? Bé nói đi.

— Anh đưa em đi phố cổ Hội An chơi nhé? Đi anh Thiên. Em rất muốn đến đó.

— Ừ, ăn cơm xong lên thay đồ rồi anh dẫn đi. -Hắn cũng nên đưa nó đi chơi cho biết đây đó.

— Anh là nhất. -Nó nhảy cẩng lên ôm chầm cổ anh, rồi hôn vào má, miệng cười toe toét.

Đến phố cổ, anh gởi chiếc xe Môtô của mình rồi bảo nó cầm tay hắn thật chặc vào, sợ nó bị lạc. Đêm rằm tháng 8 ở dưới này người đi dạo phố đông như chợ.

Ánh sáng của những chiếc đèn giấy đủ màu sắc, nhìn dưới dòng sông Hoài là vô số hoa đăng được tháp sáng bằng nếm đang trôi nổi trên sông, tạo ra một không gian lung linh huyền ảo.

Nó nắm tay anh bằng cả hai tay của mình, đi qua một chiếc cầu nhỏ bắc qua bên kia của phố.

Dưới này nó gặp rất nhiều người Tây, trông ai cũng cao to, lực lưỡng. Lại nhìn đến mình bằng một góc của họ.

Nam Thiên dừng lại, dựa vào lang can cầu. Nó nhìn xuống dòng sông nơi có ánh đèn của hoa đăng, có ánh trăng rằm rọi xuống. Cơn gió thổi qua, đứng ở đó thật là mát.

— Anh Thiên, nhìn kìa đẹp quá. -Nó chỉ dưới dòng sông Hoài.

— Ừ. -Hắn khẽ gật đầu.

Đứng chừng một lúc, Nam Thiên dẫn nó qua bên kia phố cổ. Đi dọc bờ sông, bắt gặp những cậu nhóc nhỏ loi choi mặc áo bà ba, nói tiếng anh mời khách lên thuyền thả hoa đăng.

Hắn lại đưa nó đi lên một ngôi nhà giống như là chùa, rồi dừng lại lên tiếng.

— Đây là Chùa Cầu, do người Nhật lúc trước xây dựng. Rất nổi tiếng ở đây.

* Chùa Cầu (Hội An): Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt - Trung. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.

Theo truyền thuyết, cả cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó.

Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa.

Với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử, Chùa Cầu là một điểm du lịch hút khách ở phố cổ Hội An.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Vãn Kiều.

Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thân hầu), một đầu là tượng khỉ (thiên cẩu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.

Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng được lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến hoạ phúc của mọi người nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái.

Trước đây, Nhật Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè… hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, Thần Khỉ và Thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu.

Ở hai bên tường của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro