"ngon ngu co the"doan dai toai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cuốn sách hoàn hỏa về

NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Allan& Barbara Pease

Bản dịch tiếng Việt: Lê Huy Lâm

Tóm tắt: Trần Khắc Hùng

Lời Mở đầu

Từ móng tay, tay áo, đôi ủng, đầu gối quần đến những vết chai ở ngón trở và ngón cái hay nét mặt, cổ tay áo, tác phong của một người đều nói lên nghề nghiệp của họ, Sự thật là tất cả những yếu tố này phối hợp lại có thể giúp điều tra viên tài giỏi làm sáng tỏ mọi vụ án

SHERLOCK HOLMES, 1892

Khi còn nhỏ, tôi luôn cảm nhận rằng không phải lúc nào người ta cũng diến đạt đúng những điều họ muốn nói hoặc đang cảm nhận và tối  biết, tôi có thể bắt người khác làm điều mình muốn nếu đọc được cảm xúc thật và đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Tôi bắt đầu công việc bán hàng từ năm lên 11 tuổi. Để kiếm tiền, sau giờ học, tôi thường đến từng nhà bán miếng mút và nhanh chóng nhận ra ngay liệu chủ nhà có muốn mua hàng hay không. Khi tôi gõ cửa nhà nào đó, nếu chủ nhà đuổi tôi đi nhưng đôi bàn tay họ mở rộng để lộ lòng bàn tay thì tôi biết chắc chắn là mình có thể kiên trì mời chào, vì tuy họ ra vẻ xua đuổi nhưng giọng không hằn học. Ngược lại, nếu chủ nhà đuổi tôi bằng một giọng nhẹ nhàng nhưng lại chỉ bằng ngón trỏ hoặc bàn tay nắm chặt thì tôi biết mình hết hy vọng! Tôi rất thính bán hàng và bán rất giỏi. Thời niên thiếu, tôi đã bán nồi niêu xoong chảo vào buổi tối. Chính khả năng đọc được ý nghĩ của người khác đã giúp tôi kiếm đủ tiền mua được món tài sản đầu tiên. Bán hàng đãcho tôi cơ hội tiếp xúc với nhiều người, gần gũi tìm hiểu và thăm dò xem họ có muốn mua hàng hay không chỉ đơn giảm bằng việc quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Kỹ năng này cũng là một lợi thế khi tôi gặp gỡ mấy cô nàng ở sàn nhảy. Hầu như tôi luôn đoán được cô nào sẽ đồng ý nhảy với tôi và ai sẽ từ chối.

Năng 20 tuổi, tôi làm việc cho một công ty bảo hiểm nhân thọ. Trong năm đầu tiên, tôi liên tục phá nhiều kỷ lục bán bảo hiểm cho công ty và trở thành nhân viên trẻ nhất bán được trên 1 triệu đô la. Thành tích này giúp tôi đủ tiêu chuẩn tham dự Hội nghị bàn tròn dành cho những nguwoif đạt doanh số 1 triệu đô la đầy uy thế ở Mỹ. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng tôi may mắn học được những thủ thuật đọc ngôn ngữ cơ thể khi bán hàng lúc nhỏ. Và khả năng này đã giúp tôi thành công trong lĩnh vực mới cũng như trong bất kỳ công việc kinh doanh nào cần khả năng giao tiếp

•    Bạn biết lòng bàn tay của mình đến mức nào?

Hầu hết đàn ông và gần phân nửa số phụ nữ không biết hình dạng của mình từ phần cổ trở xuống

•    Cách thức chúng tôi viết cuốn sách này

Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn thấu hiểu những ám hiệu không lời của bản thân, cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả cũng như thế nhận được những tác dụng như ý trong hoạt động giao tiếp

•    Chương I Hiểu nhưng điều cơ bản

•    Lúc đầu...

Lời nói (chỉ xét riêng từ ngữ) chiếm khoảng 7%, thanh âm (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm 38%, còn ngôn ngữ không lời chiếm đến 55%

Dáng vẻ khi bạn nói quan trọng hơn điều bạn nói

Trong một cuộc trò chuyện trực diện thì yếu tố lời nói chiếm chưa đến 35%, còn trên 65% là giao tiếp không lời. Qua phân tích băng ghi âm từ hàng ngàn thập niên 70 và 80 của thế kỷ 20, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ cơ thể chiếm khoảng 60 đến 80% trong việc tạo ra ảnh hưởng bên đàm phán. Có khoảng 60 đến 80% nhận định ban đầu về một người mới gặp được hình thành chỉ trong vòng chưa đến 4 phút

•    Tại sao điều bạn nói lại không quan trọng?

Khi gặp ai đó lần đầu, chúng ta thường nhanh chóng xét đoán về sự thân thiện, sự nổi bật, và khả năng người đó thành bạn tình – tuy khi ấy, đôi mắt của họ lại không phải là điểm nhìn đầu tiên của chúng ta.

Bất kể trong nền văn hóa nào thì lời nói cũng gắn bó chặt chẽ với động tác của người phát ngôn.

Con người chúng ta thuộc loài linh trưởng, một loài vượn không có lông, đi trên hai chi và có bộ óc cấp cao. Nhưng giống như các loài khác, chúng ta vẫn bị các quy luật sinh học chi phối hành động, phản ứng, ngôn ngữ cơ thể và điệu bộ của bản thân. Điều thú vị là loài người hầu như không ý thức rằng dáng đi, động thái và điệu bộ của họ có thể biểu lộ một thông điệp hoàn toàn khác vowid những gì mà họ đang diễn đạt bằng lời.

•    Ngôn ngữ cơ thể tiết lộ cảm xúc và ý nghĩ như thế nào?

Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của một người ra bên ngoài. Mỗi điệu bộ hoặc động thái đều có thể cho thấy cảm xúc của một người vào thời điểm đó.

VD: Một phụ nữ biết mình bị tích mỡ ở đùi có thể thường xuyên vuốt áo đầm xuống. Người đang sợ hãi có thể khoang tay hay bắt chéo chân hoặc làm cả hai điệu bộ này.

Để đọc được ngôn ngữ cơ thể của một người thì phải hiểu được trạng thái cảm xúc của người đó trong khi lắng nghe cũng như để ý đến hoàn cảnh phát ngôn.

•    Tại sao phụ nữ mẫn cảm hơn?

Khi nói ai đó “mẫn cảm” hoặc “có trực giác”, vô hình chúng ta đang ám chỉ đến khả năng đọc được ngôn ngữ cở thể của họ và so sánh những dấu hiệu này với lời nói. Khi chúng ta nói chúng ta “linh cảm” một người nào đó nói dối, nghĩa là chúng ta có ý nói ngôn ngữ cở thể và lời nói của họ không ăn khớp với nhau. Đây cũng chính là điều mà các diễn giả gọi là “ sự nhận biết thái độ khán giả”, hoặc “sự quan hệ với một tập thê”.

VD: Nếu toàn bộ khán giả ngồi ngả lưng vào ghế, cằm cúi xuống và khoang tay trước ngực thì một diễn giả “mẫn cảm” sẽ linh cảm rằng bài phát biểu của mình không được hoan nghênh cũng như nhận thấy mình cần áp dụng một phương pháp khác để lôi kéo sự chú ý của mọi người.

Nhìn chung, phụ nữ mẫn cảm hơn đàn ông rất nhiều. Điều này thường được gọi là “trực giác của phụ nữ”. Phụ nữ bẩm sinh đoán biết được các dấu hiệu không lời, cũng như có cặp mắt định vị chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Đây là lý do tại sao gần như không có ông chồng nào nói dối được vợ và thoát tội, trong khi đó, hầu hết phụ nữ đểu có thể qua mắt được chồng mà không bị phát hiện. Trực giác của phụ nữ đặc biệt thể hiện rõ ở những người đã từng nuôi con. Trong vài năm đầu, người mẹ gần như chỉ dựa vào kênh giao tiếp không lời để trò chuyện với trẻ, do đó, phụ nữ thường là người đàm phán mẫn cảm hơn nam giới bởi vì họ tập đọc các dấu hiệu không lời từ sớm. Phụ nữ hiểu được tình huống chính xác đến 87% trong khi đàn ông chỉ đúng được 42%. Những người đàn ông là nghệ sĩ, diễn viên, y tá và những đồng tính nam cũng hiểu tốt các tình huống đó như phụ nữ.

•    Nội sao cắt lớp não cho thấy gì?

Tổ chức não bộ của đa số phụ nữ cho phép họ có khả năng giao tiếp vượt trội hơn bất kỳ người đàn ông nào trên hành tinh này. Não người phụ nữ có từ 14 đến 16 tiểu khu dùng để đánh giá hành vi của người khác trong khi đàn ông chỉ có từ 4 đến 6 tiểu khu. Điều này giải thích tại sao một người phụ nữ có thể nhanh chóng biết được mối quan hệ của các cặp vợ chồng khác trong một buổi tiệc – ai đã cãi nhau, ai thích ai... Đó cũng là lý do mà theo quan điểm của phụ nữ thì đàn ông dường như quá kiệm lời, còn theo nam giới thì phụ nữ dường như không bao giờ im miệng.

Người phụ nữ bình thường cùng một lúc có thể xoay sở thực hiện từ hai đến bốn vẫn đề không liên quan gì với nhau. Họ có thể xem tivi khi đang nói chuyện điện thoại, đồng thời lắng nghe cuộc trò chuyện đằng sau lưng trong lúc nhâm nhi một tách cà phê. Phụ nữ có thể nói về nhiều chủ đề khác nhau trong một cuộc trò chuyện và có khả năng sử dụng 5 thanh âm để thay đổi để tài hoặc ra ý nhấn mạnh. Tiếc thay, hầu hết đàn ông chỉ có thể nhận ra được 3 trong số 5 thanh âm này. Kết quả là đàn ông thường lạc mất mạch chuyện khi phụ nữ đang cố giao tiếp với họ.

Nếu phụ nữ đã nhận ra điều này một cách vô thức thì bất kỳ ai cũng có thể tự học cách có ý thức để hiểu được các dấu hiệu.

•    Làm thế nào thầy bói biết nhiều như thế?

Vui mừng chào đón cô đến nơi này. Ta có thể thấy cô đang gặp rắc rối bởi vì ta nhận được những tín hiệu rất mạnh từ cô. Ta cảm thấy những điều cô thật sự mong muốn trong đời đôi khi không thực tế và cô thường tự hỏi, liệu mình có thể đạt được chúng hay không. Ta cũng cảm thấy đôi khi cô thân thiện, hòa đồng và cởi mở với mọi người, nhưng cũng có lúc cô lãnh đạm, khép kín và thận trọng. Cô tự hào là một người suy nghĩ độc lập nhưng cũng không chấp nhận những gì được nhìn thấy và nghe thấy và nghe thấy từ người khác nếu không có chứng cứ. Cô thích sự thay đổi muôn màu, nhưng lại bồn chồn vì bị những hạn chế và lề thói rằng buộc. Cô muốn chia sẻ những cảm xúc thấm kín với người thân thiết nhất nhưng e ngại rằng quá cởi mở và lộ liễu là điều không lấy gì làm khôn ngoan. Hiện giờ, một người đàn ông có tên bắt đầu bằng mẫu tự “S” đang gây ảnh hưởng mạnh đến cô. Một phụ nữ sinh vào tháng mười một sẽ liên lác với cô trong tháng tời một lời đề nghị hấp dẫn. Mặc dù bề ngoài cô trông có vẻ đầy nghi lực nhưng trong lòng lại luôn hoang mang. Đôi lúc cô phân vân không biết mình lựa chọn và quyết định đúng đắn hay không.

•    Bẩn sinh, di chuyền hay được tiếp thu?

Cứ 10 người thì có tời 7 người đặt cánh tay trái lên cách tay phải khi khoang tay trước ngực

Mỗi lãnh vực bẩm sinh, học hỏi, di truyền... đều có vai trò nhất định trong việc tạo nên ngôn ngữ cơ thể.

Văn hóa thì rất khác nhau nhưng những dấu hiệu của ngôn ngữ cơ thể cơ bản ở mọi nơi đều giống nhau.

VD: phần lớn đàn ông xỏ áo bên cánh tay phải trước, còn đa số phụ nữ lại xỏ áo bên cánh tay trái trước. Điều này chứng tỏ đàn ông sử dụng bán cầu não trái để thực hiện động tác này trong khi phụ nữ sử dụng bán cầu não phải. Khi đi ngang qua một phụ nữ trên đường phố đông đúc, đàn ông thường xoay người về phía người phụ nữ đó. Theo bản năng, người phụ nữ xoay người né người đàn ông để bảo vệ bộ ngực của mình. Đây là phản ứng bẩm sinh của phụ nữ hay đó chỉ là hành động vô thức mà họ học được khi quan sát những người phụ nữ khác?

•    Một số nguồn gốc cơ bản

Điệu bộ lắc đầu truyền đạt ý “không” và có nguồn gốc từ việc bú vú mẹ. Khi đứa trẻ no sữa, nó xoay đầu từ bên này sang bên kia để từ chối vú mẹ, còn khi ăn no, nó lắc đầu từ bên này sang bên kia để ngăn người lớn cố bón thức ăn vào miệng mình. Qua việc thực hiện này, trẻ nhanh chóng học được cách biểu lộ sự không đồng ý hoặc thái độ tiêu cực.

•    Những điệu bộ phổ biến

Nhún vai là điệu bộ phổ biến được dùng để biểu thị ý “không biết” hoặc không hiểu bạn đang nói gì. Đây là cụm cử chỉ có sự kết hợp của 3 điệu bộ chính: lòng bàn tay để lộ ra cho thấy không có gì giấu giếm trong bàn tay, vai nhô lên để bảo vệ cổ họng, chân mày nhướn lên biểu thì sự phục tùng.

•    Ba quy tắc để đọc chính xác ngôn ngữ cơ thể

•    Quy tắc 1: Hiểu các điệu bộ theo cụm

Một trong những lỗi nghiêm trọng nhất mà một người mới học cách đọc ngôn ngữ cơ thể thường phạm phải, đó là họ hiểu một điệu bộ đơn lẻ và tách biệt với các điệu bộ hay tình huống khác.

Một từ phải nằm trong câu cùng với những từ khác thì mới có thể có đầy đủ nghĩa. Các điệu bộ nằm trong “các câu” được gọi là cụm. Chúng góp phần bộc tình cảm hoặc thái độ thật của một người nào đó. Giống như câu, một cụm ngôn ngữ cở thể cũng cần có ít nhất ba “từ” mới đủ để bạn định nghĩa chính xác từng “từ”. Người “mẫn cảm” là người có thể hiểu được “câu” của ngôn ngữ cơ thể và kết hợp chúng khớp với lời của người nói.

Gãi đầu có thể có nghĩa là không chắc chắn nhưng

cũng có thể là dấu hiệu của gàu.

VD: Dấu hiệu chính dùng để đánh giá Hoài nghi là điệu bộ kết hợp giữa tay và mặt, với ngón trỏ chĩa hướng lên má trong khi một ngón tay khác che miệng, còn ngón cái chống cằm. Bằng chứng bổ sung cho thấy người này đang có những suy nghĩ mang tính phê phán đối với những gì được nghe là chân bắt chéo thật sát và cánh tay ôm ngang cơ thể (tự vệ), trong khi đầu và cằm chúi xuống (không đồng ý/ chống đối). “Câu” ngôn ngữ cơ thể này có ý đại loại như: “Tôi không thích điều anh đang nói”, “Tôi không đồng ý”, hoặc “Tôi đang kìm nén những cảm xúc tiêu cực”.

•    Quy tắc 2: Tìm kiếm sự phù hợp

Nghiên cứu cho thấy các dấu hiệu không lời có tác động gấp 5 lần lời nói. Khi hai yếu tố này không khớp với nhau thì mọi người sẽ dựa vào thông điệp không lời và không quan tâm đến nội dung của lời nói.

Khi lời nói và ngôn ngữ cơ thể của một người mâu thuẫn với nhau thì phụ nữ sẽ không tin vào nội dung lời nói.

Việc theo dõi cụm điệu bộ, sự hòa hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và lời nói là yếu tố then chốt để giải nghĩa chính xác thái độ của một người thông qua ngôn ngữ này.

•    Quy tắc 3: Hiểu  điệu bộ trong ngữ cảnh

Tất cả các điệu bộ nên được xem xét trong ngữ cảnh xuất hiện điệu bộ đó.

VD: Nếu một người ngồi đợi xe buýt ở trạm cuối, tay chân khoanh lại thật chặt, cằm cúi xuống trong một ngày mùa đông lạnh giá thì rất có thể người đó thấy lạnh, chứ không phải muốn tự vệ. Thế nhưng, nếu ai đó ngồi đối diện với bạn và sử dụng những điệu bộ tương tự trong lúc bạn đang cố gắng chào bán một ý tưởng, sản phẩm hay dịch vụ với anh ta thì chích xác là anh ta không chấp nhận hoặc đang từ chối lời đề nghị của bạn.

•    Tại sao điệu bộ có thể dễ bị hiểu nhần?

Một người bắt tay yếu ớt thì có thể người đó có bàn tay bị viêm khớp. Các họa sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ phẫu thật và những người có nghề nghiệp đòi hỏi một bàn tay khéo léo trong công việc thường không thích bắt tay. Nếu buộc phải bắt tay, có thể họ sử dụng cái bắt tay “chiếu lệ” bảo vệ bàn tay của mình. Những người mặc quần áo không phù hợp hoặc bó sát cũng không thể thực hiện một số điệu bộ. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể của họ.

VD: những người béo phì không thể bắt chéo chân, Phụ nữ mặc vày ngắn sẽ ngồi bắt chéo chân thật sát để tự bảo vệ, nhưng điều này khiến họ trông có vẻ không cởi mở cho lắm và giảm đi cơ hội được mời khiêu vũ tại các hộp đêm.

•    Tại sao dễ diểu tre em hơn?

Người lớn khó hiểu hơn trẻ em bởi vì sắc thái trên cơ mặt họ ít được thể hiện hơn. Tốc độ thực hiện và khả năng che giấu một số điệu bộ có liên quan đến tuổi tác của mỗi người.

VD: Nếu một đứa trẻ năm tuổi nói dối, rất có thể nó sẽ dùng một tay hoặc cả hai tay bụm miệng lại ngay tức thì. Ở người trưởng thành, điệu bộ che miệng thuở bé còn được thực hiện nhanh hơn nữa. Khi người trưởng thành nói dối, dường như đầu óc dẫn dắt bàn tay họ che miệng nhằm ngăn cản những lời dối trá hệt như đứa trẻ 5 tuổi và thiếu niên. Nhưng vào phút cuối, bàn tay được thu lại thành điệu bộ bộ sờ mũi.

Càng lớn tuổi thì những điệu bộ càng trở nên tinh vi và khó nhận biết hơn.

•    Bạn có thể bịa ra điệu bộ không? Trả lời: Không. Bởi vì luông xảy ra sự thiếu hòa hợp giữa những điệu bộ cơ bản và những dấu hiệu rất nhỏ của cơ thể và lời nói.

Điều mấu chốt ở đay là khả năng tách biệt những điệu bộ chân thật ra khỏi những điệu bộ giả tạo để phân biệt một người chân thành với kẻ nói dối hay mạo danh. Các dấu hiệu như đồng tử dãn ra, đổ mồ hôi và đỏ mặt thì không thể cố ý giả tạo được nhưng cách pho bày lòng bàn tay để cố ra vẻ chân thật thì rất dễ học.

Những kẻ dối trá chỉ có thể giả vờ trong một thời gian ngắn.

Thật khó để giả tạo ngôn ngữ cơ thể trong một thời gian dài. Nhưng, như chúng tôi sẽ bàn sau này, việc học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực để giao tiếp với người khác và loại bỏ ngôn ngữ cơ thể tiêu cực có thể dẫn đến thông tin sai lầm là rất quan trọng. Điều này có thể làm cho việc giao tiếp của bạn thoải mái hơn và giúp bạn dễ chiếm được cảm tình với người khác hơn. Đó là một trong những mục tiều của cuốn sách này.

•    Làm thế nào để trở thành một người đọc ngôn ngữ cơ thể thật giỏi?

Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể của người khác cũng như nhận biết một cách có ý thức về điệu bộ của chính bạn. Cơ hội lý tưởng đẻ đọc ngôn ngữ cơ thể là bất kỳ nơi nào diễn ra hoạt động giao tiếp. Sân bay là một nơi đặt biệt tốt để quan sát toàn bộ hành vi, điệu bộ của con người vì ở đây, người ta bộc lộ mọi hỉ nộ ái ố và nhiều cung bậc cảm xúc khác thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Con người hiện đại không giỏi đọc các dấu hiệu cơ thể bằng

tổ tiên của họ vì ngày nay chúng ta bị chi phối bởi lời nói.

Tivi cũng là nơi học hỏi rất tuyệt. Hãy giảm âm lượng và cố hiểu chuyện gì đang xảy ra bằng cách xem hình ảnh trước. Sau đó, cứ cách vài phút lại điều chỉnh âm thanh lơn lên, bạn có thể kiểm tra việc đọc ngôn ngữ cơ thể của mình đúng đến mức nào.

Quyền lực nằm trong tay bạn

Những con chó phô bày cổ họng của chúng để biểu thị sự phục tùng,

còn con  người để lộ long bàn tay của mình

•    Làm thế nào để phát hiện sự chân thật?

Có thể thấy hành vi nói dối của người đàn ông

qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Trong khi đó,

phụ nữ chọn cách giả vờ bận rộn khi họ nói dối.

Các nhân viên bán hàng được huấn luyện cách quan sát lòng bàn tay để lộ cảu khác hàng khi họ từ chối mua một sản phẩm nào đó. Khi khác hàng đưa ra những lý do chính đáng, họ thường để lộ lòng bàn tay. Trong khi đó, người nói dối cũng biện minh tương tự nhưng lại che giấu bàn tay của mình.

•    Cố ý sử dụng lòng bàn tay để đánh lừa

Nếu bạn nói dối thẳng thưng với lòng bàn tay đẻ lộ ra, người nghe sẽ thấy bạn không có vẻ gì là thành thật mà chỉ thấy những điệu bộ được sử dụng khi nói dối, không phù hợp với lòng bàn tay xòe ra. Những người khéo lừa bịp hay nói dối chuyên nghiệp là những người phát triển kỹ thuật tạo ra các dấu hiệu cơ thể đặc biệt, hỗ trợ cho những lời nói dối của họ. Họ càng mang vẻ thật thà khi nói dối thì câu chuyện của họ càng tăng sức thuyết phục.

•    Quy luật nhân quả

Tuy nhiên, khi giao tiếp với người khác, việc tập điệu bộ để lộ lòng bàn tay sẽ tạo ra vẻ cởi mở và đáng tin cậy hơn. Điều đáng chú ý là khi điệu bộ mở lòng bàn tay trở thành thói quen thì khuynh hướng nói dối sẽ giảm bớt và ngược lại. Ngoài ra, việc bạn nói chuyện với lòng bàn tay để lộ cũng tạo áp lực để người nói chuyện cùng bạn phải tỏ ra thành thật.

•    Sức mạnh của lòng bàn tay

Dấu hiệu của lòng bàn tay ít được chú ý nhất nhưng lại có tác động mạnh nhất, đó là điệu bộ trỏ tay chỉ đường hoặc ra lệnh cho ai đó và điệu bộ bắt tay. Khi lòng bàn tay được sử dụng theo một cách nào đó, sức mạnh của lòng bàn tay sẽ cho người sử dụng nó một thứ quyền lực ngầm.

Có ba điệu bộ chính khi dùng lòng bàn tay: lòng bàn tay ngửa lên, lòng bàn tay úp xuống và lòng bàn tay khép lại trong lúc ngón trỏ chĩa ra. Sự khác biệt giữa ba điệu bộ này được thể hiện trong tình huống sau: Bạn yêu cầu ai đó nhặt cái gì lên và mang nó đến một vị trí khác. Giả định rằng bạn sử dụng cùng một giọng điệu, lời nói và nét mặt nhưng thay đổi tư thế của lòng bàn tay trong từng ví dụ.

Lòng bàn tay ngửa lên được sử dụng như một điệu bộ phục tùng, không có tính áp đặt. Nó gợi lên điệu bộ cầu xin như người ăn mày. Và xét theo quan điểm tiến hóa thì nó được hiểu là người này không mang vũ khí. Lòng bàn tay ngửa lên như điệu bộ “bàn giao” để cho họ biết rằng bạn mong muốn được nói chuyện và sẵn sàng lắng nghe.

Lòng bàn tay úp xuống có tác dụng thể hiện quyền lực trực tiếp.

VD: Nếu người bị ra lệnh có địa vị ngang bằng với bạn thì có thể họ sẽ kháng cự lại lời yêu cẩu với lòng bàn tay úp xuống ấy. Nhưng nếu bạn ngửa bàn tay lên thì khả năng họ thực hiện lời yêu cầu của bạn cao hơn. Chỉ khi nào họ là cấp dưới của bạn thì điệu bộ lòng bàn tay úp xuống mới có thể chấp nhận được bởi vì bạn có quyền sử dụng điệu bộ đó.

Khi một cặp vợ chồng nắm tay dạo bước thì người có gen trội, thường là đàn ông đi trước một chút, bàn tay đặt bên trên, lòng bàn tay hướng ra phía sau, trong khi lòng bàn tay của người phụ nữ hướng về phía trước. Tư thế nhỏ nhặt này lập tức tiết lộ cho người quan sát biết, ai là tay hòm chìa khóa trong gia đình.

Điệu bộ lòng bàn tay nắm chặt và một ngón tay chỉ ra là một nắm đấm với ngón trở được dùng giống như hình tượng chiếc dùi cui mà người nói dùng nó để ép người nghe phải quy phục. Trong tiềm thức, điệu bộ này gây ra những phản ứng tiêu cực đối với người nghe, bởi vì nó giống như hành động chuẩn bị một cú đấm vung tay. Đây là động tác cơ bản mà đa số các động vật linh trưởng sử dụng khi tấn công.

•    Cuộc thử nghiệm của chúng tôi với khán giả

Ghi nhận thái đọ của các thính giả đối với từng diễn giả, chúng tôi phát hiện khi các diễn giả phần lớn sử dụng điệu bộ lòng bàn tay ngửa lên, họ nhận được 84% cảm tình của người tham dự. Tỷ lệ này giảm xuống còn 52% khi họ phát biểu cùng một nội dung với nhóm khán giả khác nhưng sử dụng chủ yếu điệu bộ lòng bàn tay úp xuống. Điệu bộ chỉ ngón tay được ghi nhận chỉ đạt 28% phản ứng tích cực, thậm chí, một số người nghe đã bước ra ngoài trong buổi thuyết trình.

Nếu chụm các đầu ngón tay vào ngón cái để làm điệu bộ “OK” khi nói chuyện, bạn sẽ tạo được ấn tượng là người quyết đoán nhưng không hung hăng.

Chương II Quyền lực nằm trong tay bạn

Những con chó phô bày cổ họng của chúng để biểu thị sự phục tùng,

còn con  người để lộ long bàn tay của mình

•    Làm thế nào để phát hiện sự chân thật?

Có thể thấy hành vi nói dối của người đàn ông

qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Trong khi đó,

phụ nữ chọn cách giả vờ bận rộn khi họ nói dối.

Các nhân viên bán hàng được huấn luyện cách quan sát lòng bàn tay để lộ cảu khác hàng khi họ từ chối mua một sản phẩm nào đó. Khi khác hàng đưa ra những lý do chính đáng, họ thường để lộ lòng bàn tay. Trong khi đó, người nói dối cũng biện minh tương tự nhưng lại che giấu bàn tay của mình.

•    Cố ý sử dụng lòng bàn tay để đánh lừa

Nếu bạn nói dối thẳng thưng với lòng bàn tay đẻ lộ ra, người nghe sẽ thấy bạn không có vẻ gì là thành thật mà chỉ thấy những điệu bộ được sử dụng khi nói dối, không phù hợp với lòng bàn tay xòe ra. Những người khéo lừa bịp hay nói dối chuyên nghiệp là những người phát triển kỹ thuật tạo ra các dấu hiệu cơ thể đặc biệt, hỗ trợ cho những lời nói dối của họ. Họ càng mang vẻ thật thà khi nói dối thì câu chuyện của họ càng tăng sức thuyết phục.

•    Quy luật nhân quả

Tuy nhiên, khi giao tiếp với người khác, việc tập điệu bộ để lộ lòng bàn tay sẽ tạo ra vẻ cởi mở và đáng tin cậy hơn. Điều đáng chú ý là khi điệu bộ mở lòng bàn tay trở thành thói quen thì khuynh hướng nói dối sẽ giảm bớt và ngược lại. Ngoài ra, việc bạn nói chuyện với lòng bàn tay để lộ cũng tạo áp lực để người nói chuyện cùng bạn phải tỏ ra thành thật.

•    Sức mạnh của lòng bàn tay

Dấu hiệu của lòng bàn tay ít được chú ý nhất nhưng lại có tác động mạnh nhất, đó là điệu bộ trỏ tay chỉ đường hoặc ra lệnh cho ai đó và điệu bộ bắt tay. Khi lòng bàn tay được sử dụng theo một cách nào đó, sức mạnh của lòng bàn tay sẽ cho người sử dụng nó một thứ quyền lực ngầm.

Có ba điệu bộ chính khi dùng lòng bàn tay: lòng bàn tay ngửa lên, lòng bàn tay úp xuống và lòng bàn tay khép lại trong lúc ngón trỏ chĩa ra. Sự khác biệt giữa ba điệu bộ này được thể hiện trong tình huống sau: Bạn yêu cầu ai đó nhặt cái gì lên và mang nó đến một vị trí khác. Giả định rằng bạn sử dụng cùng một giọng điệu, lời nói và nét mặt nhưng thay đổi tư thế của lòng bàn tay trong từng ví dụ.

Lòng bàn tay ngửa lên được sử dụng như một điệu bộ phục tùng, không có tính áp đặt. Nó gợi lên điệu bộ cầu xin như người ăn mày. Và xét theo quan điểm tiến hóa thì nó được hiểu là người này không mang vũ khí. Lòng bàn tay ngửa lên như điệu bộ “bàn giao” để cho họ biết rằng bạn mong muốn được nói chuyện và sẵn sàng lắng nghe.

Lòng bàn tay úp xuống có tác dụng thể hiện quyền lực trực tiếp.

VD: Nếu người bị ra lệnh có địa vị ngang bằng với bạn thì có thể họ sẽ kháng cự lại lời yêu cẩu với lòng bàn tay úp xuống ấy. Nhưng nếu bạn ngửa bàn tay lên thì khả năng họ thực hiện lời yêu cầu của bạn cao hơn. Chỉ khi nào họ là cấp dưới của bạn thì điệu bộ lòng bàn tay úp xuống mới có thể chấp nhận được bởi vì bạn có quyền sử dụng điệu bộ đó.

Khi một cặp vợ chồng nắm tay dạo bước thì người có gen trội, thường là đàn ông đi trước một chút, bàn tay đặt bên trên, lòng bàn tay hướng ra phía sau, trong khi lòng bàn tay của người phụ nữ hướng về phía trước. Tư thế nhỏ nhặt này lập tức tiết lộ cho người quan sát biết, ai là tay hòm chìa khóa trong gia đình.

Điệu bộ lòng bàn tay nắm chặt và một ngón tay chỉ ra là một nắm đấm với ngón trở được dùng giống như hình tượng chiếc dùi cui mà người nói dùng nó để ép người nghe phải quy phục. Trong tiềm thức, điệu bộ này gây ra những phản ứng tiêu cực đối với người nghe, bởi vì nó giống như hành động chuẩn bị một cú đấm vung tay. Đây là động tác cơ bản mà đa số các động vật linh trưởng sử dụng khi tấn công.

•    Cuộc thử nghiệm của chúng tôi với khán giả

Ghi nhận thái đọ của các thính giả đối với từng diễn giả, chúng tôi phát hiện khi các diễn giả phần lớn sử dụng điệu bộ lòng bàn tay ngửa lên, họ nhận được 84% cảm tình của người tham dự. Tỷ lệ này giảm xuống còn 52% khi họ phát biểu cùng một nội dung với nhóm khán giả khác nhưng sử dụng chủ yếu điệu bộ lòng bàn tay úp xuống. Điệu bộ chỉ ngón tay được ghi nhận chỉ đạt 28% phản ứng tích cực, thậm chí, một số người nghe đã bước ra ngoài trong buổi thuyết trình.

Nếu chụm các đầu ngón tay vào ngón cái để làm điệu bộ “OK” khi nói chuyện, bạn sẽ tạo được ấn tượng là người quyết đoán nhưng không hung hăng.

•    Phân tính các kiểu bắt tay

CÁI BẮT TAY HIỆN ĐẠI ĐƯỢC XEM LÀ CÁCH ĐỂ CỦNG CỐ MỘT CUỘC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI

•    Ai nên chủ động bắt tay trước?

Bạn cần hỏi một số câu hỏi trước khi bắt tay: Mình có được hoan nghênh không? Người này có vui khi gặp mình hay mình đang ép buộc họ? Các nhân viên bán hàng được hướng dẫn là nếu họ chủ động bắt tay với khách hàng một cách bất ngời thì điều đó có thể dẫn đến việc người mua không muốn tiếp đón họ và cảm thấy bị ép buộc bị bắt tay. Các nhân viên bán hàng được khuyên là tốt hơn nên đợi khách hàng chủ động trước và nếu họ chưa sẵn sàng, hãy gật đầu nhẹ để chào họ.

Hiện nay người ta nhận thấy những người phụ nữ chủ động bắt tay nhiệt tình ở hầu hết các nước đều được đánh giá là cởi mở hơn và tạo được ấn tượng ban đầu tốt.

•    Sự thống trị và quyền kiểm soát có liên quan như thế nào?

Giả sử bạn vừa gặp ai đó lần đầu tiên và bắt tay chào hỏi thì một trong ba thài độ cơ bản sau đây sẽ được truyền đạt theo tiềm thức:

1.    Sự thống trị: “Anh ta đang cố thống trị tôi. Tôi nên thận trọng thì hơn”

2.    Sự phục tùng: “Tôi có thể thống trị người này. Anh ta sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn.”

3.    Sự bình đẳng: “Tôi cảm thấy thoải mái với anh ta.”

Cách xoay bàn tay (tay áo có sọc) để lòng bàn tay hướng xuống khi bắt tay (xem hình bên trên) thể hiện sự thống trị. Lòng bàn tay của bạn không nhất thiết phải hướng thẳng xuống, nhưng bàn tay phải phía trên cho biết bạn muốn kiểm soát cuộc gặp mặt.

Những phụ nữ thể hiện nhiều dấu hiệu nữ tính trong cuộc họp kinh doanh nghiêm túc sẽ đánh mất vị thế của mình.

Những người phụ nữ bắt tay thật mạnh thường sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng mới, còn những người đàn ông dù sẵn sàng hay không sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng mới đều bắt tay mạnh như nhau. Bởi vậy, vì lý do công việc phụ nữ nên tập bắt tay manh hơn, đặc biệt là khi bắt tay với đàn ông.

•    Bắt tay kiểu phục tùng

Trái ngược với cái bắt tay thống trị, bắt tay kiểu phục tùng đưa tay vào tư thế (tay áo có sọc) lòng bàn tay hướng lên (như hình bên trên) tượng trưng việc nhường thế thượng phong cho đối phương, giống như cách con chó phô bày cổ họng ra phía con mạnh hơn.

•    Làm thế nào để tạo sự bình đẳng?

Khi hai thủ lĩnh bắt tay nhu thì một cuộc tranh giành quyền lực sẽ xảy ta vì ai cũng cố xoay lòng bàn tay của người kia vào tư thế phục tùng. Kết quả là cả hai lòng bàn tay giữa ở tư thế thẳng đứng tạo thành cái bắt tay gọng kìm. Điều này tạo cảm giác bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau bởi vì không ai nhượng bộ ai.

•    Làm thế nào để tạo mối quan hệ tốt?

Thứ nhất, hãy để lòng bàn tay của bạn và lòng bàn tay đối phương ở tư thế thẳng để không ai thống trị hay phục tùng ai.

Thứ hai, bắt tay với lực bằng lực bạn nhận được.

Khi gặp một nhóm 10 người, bạn cần điều chỉnh một số góc độ và cường độ của cái bắt tay để tạo thiện cảm với tất cả mọi người và duy trì mối quan hệ bình đẳng với mỗi người. Ngoài ra, bàn tay của người đàn ông cỡ trung bình có thể có sức mạnh gấp 2 lần bàn tay của người phụ nữ cỡ trung bình, vì vậy cần phải chú ý điều chỉnh sức mạnh khi nắm tay.

Hãy nhớ rằng cái bắt tay là cử chỉ chào hỏi/ tạm biệt hay đánh dấu một sự thỏa thuận, vì vậy luôn cần phải bắt tay nhiệt tình, hữu nghị và đáng tin cậy.

•    Làm thế nào để vô hiệu hóa cái bắt tay thể hiện quyền lực?

Bàn tay đặt ngang, lòng bàn tay úp xuống là kiểu bắt tay hung hăng nhất bởi vì nó tước đi cơ hội thiết lập mối quan hệ bình đẳng vói người nhận. Đó cũng là kiểu chào tiêu biểu cho típ người khác độc đoán, thống trị, luôn luôn chủ động bắt tay người khác với cánh tay cứng đờ cùng lòng bàn tay úp xuống để đẩy họ vào tư thế phục tùng.

1.    Thuật bước qua bên phải

Nếu bạn nhận được cái bắt tay  thể hiện sự thống trị, đặc biệt là từ phía người đàn ông thì rõ ràng là khó có thể xoay lòng bàn tay ngửa lên ở tư thế bình đẳng.

Thuật bắt tay đối phó tày bắt đầu bằng việc bước bàn chân trái lên phía trước khi bạn tiến lên bắt tay. Cần tập luyện động tác này vì 90% người bắt tay phải thường bước lên bằng chân phải.

Kế tiếp, di chuyển chân phải qua trước mặt người đó và đứng vào không gian riêng của họ. Sau cùng, xoay ngang chân trai song song vời chân phải để hoàn tất động tác, rồi bắt tay người đó. Chiến thuật này cho phép bạn xoay ngang cái bắt tay kia hoặc thậm chí đảo nó thành cái bắt tay ở tư thế phục tùng. Điều này tương tự như việc bạn bước ngang qua chỗ họ đứng hoặc thắng họ trong một ván vật tay vậy. Hơn nữa, nó cũng cho phép bạn nắm quyền kiểm soát bằng cách xâm chiếm không gian riêng của họ.

Hãy phân tích cách bắt tay của chính bạn và để ý xem mình bước chân trái chân phải lên phía trước khi bắt tay. Đa số mọi người đều thuận chân phải, vì vậy khi nhận cái bắt tay thống trị họ sẽ rơi vào thế bất lợi bởi vì họ gần như không thể thay đổi tư thế và điều đó cho phép đối phương khống chế họ. Hãy tập bước chân trái tới trước để bắt tay và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi đối phó với những người đang cố kiểm soát bạn.

2.    Thuật bàn tay đặt trên cùng

Khi một người đưa tay về phía bạn với lòng bàn tay úp xuống để thể hiện quyền lực, bạn hãy đáp lại bằng cách ngửa lòng bàn tay phải nắm lấy tay họ, sau đó đặt bàn tay trái lên bàn tay phải của họ để bắt tay bằng hai bàn tay và chỉnh cái bắt tay thẳng lại.

Kiểu bắt tay này chuyển quyền lực từ người đối diện sang bạn. Đây là cách xử lý tình huống khá đơn giản, phù hợp với nữ giới. Nếu bạn cảm thấy đối phương chủ đích hăm dọa bạn và thường xuyên lặp lại hành động đó thì bạn hãy nắm lấy cổ tay của họ trước, sau đó mới bắt tay. Phương pháp này có thể gây sốc cho người đối diện, vì thế bạn nên lưu ý khi thực hiện và chỉ nên xem nó là biện pháp sau cùng.

•    Cái bắt tay lạnh, ẩm ướt

Không ai thích nhận một cái bắt tay mà cảm thấy như bị cho bốn cây xúc xích lạnh ngắt trong bữa điểm tâm. Nếu chúng ta cảm thấy căng thẳng khi gặp người lạ thì máu của chúng ta sẽ chuyển hướng và chày ra khỏi những tế bào ở bên dưới lớp biểu bì trên bàn tay. Sau đó, nó chảy đến các cơ tay và bắp chân để chuẩn bị “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Kết quả là bàn tay của chúng ta bị mất nhiệt và bắt đầu đổ mồ hôi, khiến cho nó trở nên lạnh, ẩm ướt, và các ngón tay cứ như là khúc dồi tươi vậy. Hãy cất một chiếc khăn tay trong túi áo/ quần hay túi xách để lau khô lòng bàn tay trước khi gặp ai đó, chủ yếu để tránh tạo cho họ ấn tượng ban đầu không tốt. Hoặc trước khi gặp gỡ một người chưa tưng quen biết, hãy hình dung bạn đang hơ lòng bàn tay trên lửa. Mẹo tưởng tượng này đã được chứng mình là làm tăng nhiệt độ lòng bàn tay của một người trung bình lên khoảng 3-4 độ.

•    Giành lợi thế phía bên trái

Khi các nhà lãnh đạo đứng cạch nhau để báo giới chụp ảnh thì cả hai luôn cố tỏ vẻ ngang bằng về dáng dấp và trang phục. Tuy nhiên, người xem thường nhận thấy người đứng bên trái bức ảnh dường như nổi bật hơn người kia. Đó là vì khi bắt tay, người này dễ dàng đặt bàn tay ở trên, khiến cho họ trông có vẻ là người nằm quyền kiểm soát.

•    Khi đàn ông và phụ nữ bắt tay

Khi một người đàn ông tiến điến bắt tay trước thì phụ nữ lại không nhận thấy. Ban đầu, phụ nữ thường hay nhìn vào mặt của đàn ông. Người đàn ông sẽ cảm thấy ngượng vì bàn tay mình đang đưa ra giữa không trung nên rút tay lại với hy vọng người phụ nứ không để ý thấy. Thế nhưng ngay khi anh ta làm như thế người phụ nữ lại đưa tay ra và bị “hố” tương tự. Lúc này, người đàn ông lại giơ tay ra nắm lấy tay người phụ nữ và kết quả là những ngón tay của họ đan xen hỗn độn như thể hai con mự đang quấn lấy nhau vậy.

Thuật bắt tay kém cỏi có thể làm cho cuộc gặp mặt lần đầu giữa đàn ông và phụ nữ thất bại.

Nếu bạn có lúc rơi vào tình huống này, hãy chủ động giơ tay trái nắm lấy bàn tay phải của người đối diện rồi đặt nó trong lòng bàn tay phải của bạn và mỉm cười nói: “Chúng ta hãy thử lại lần nữa nhé!”. Hành động này có thể cải thiện đáng kể niềm tin của họ nên đối với bạn. Nó cho thấy bạn quan tâm đến việc gặp mặt họ nên mới bắt tay đúng cách. Nếu bạn là một nữ doanh nhân, chiến thuật khôn ngoan là giơ tay ra càng sớm càng tốt để báo cho người kia biết ý định bắt tay của bạn. Điều này sẽ tránh được tình trạng lúng túng cho cả hai.

•    Bắt tay bằng hai tay

Đây là kiểu bắt tay được giới nhân viên văn phòng ưa thích. Nó được thực hiện cùng với việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện, kèm thwo một nụ cười thân thiện rạng rỡ làm người nhận cái bắt tay phấn khởi, và tự tin lặp lại thật to tên của họ. Thông thường đi kèm sau đó là lời thăm hỏi chân thành về tình trạng sức khở hiện tại của người nhận.

Cái bắt tay này giúp người chủ động bắt tay tiếp xúc nhiều hơn với người kia và nắm quyền kiểm soát bằng cách kìm giữ bàn tay phải của họ nên đôi khi, nó được gọi là “cái bắt tay của chính trị gia”. Khi thực hiện điệu bộ này, người chủ động bắt tay cố tạo ấn tượng rằng anh ta đáng tin và thành thật, nhưng nếu anh ta dụng nó với người vừa mới gặp, động tác này có thể phản tác dụng. Vì nó sẽ để lại trong lòng người nhận cảm giác hồ nghi về chủ đích của anh ta. Kiểu bắt tay bằng hai tay giống như động tác ôm ghì được thu nhỏ lại nên nó chỉ có thể được chấp nhận trong những trường hợp mà khi đó, người ta cũng chấp nhận kiểu chào ôm chầm lấy nhau. Kiểu bắt tay bằn hai tay hạn chế khả năng tự vệ đó là lý do tại sao nó không bào giờ được sử dụng trong những cuộc gặp gỡ giữa hai người không thân thiết.

•    Cái bắt tay kiểm soát

Mục đích của mọi cái bắt tay bằng cả hai tay là để cốn chứng tở sự nhiệt thành, niềm tin tưởng hoặc tình cảm sâu đậm cảu người chủ động bắt tay đối với người nhận. Có hai yếu tố quan trọng cần chú ý. Thứ nhất, mối thân tình mà người chủ đông bắt tay muốn chuyển tải có liên quan đến khoảng cách từ bàn tay trái của họ đến cánh tay phải của người kia. Vì động tác này thể hiện ý định muốn ôn lấy người đó nên vị trí động tác này thể hiện ý định muốn ôm lấy người đó nên vị trí của bàn tay trái được xem như thước đo độ thân mật. Bàn tay trái của người chủ động bắt tay đặt lên cách tay của người nhận càng cao thì mức độ thân mật mà họ đang cố chứng tỏ càng nhiều. Họ muốn thể hiện mối quan hệ gần gũi với người nhận đồng thời ra sức kiểm soát cử động của người này.

Trừ phi bạn và người kia có mối quan hệ cá nhân tình cảm, nếu không thì chỉ nên bắt tay bằng một tay.

•    Giải pháp

Nếu bạn vô tình đứng ở phía bên phải bức ảnh, hãy nhanh chonhs đưa cánh tay ra ngay khi bạn từ xa tiến đến, buộc người kia phải quay mặt đối diện với bạn khi bắt tay. Điều này cho phép bạn luôn bắt tay ở thế bình đẳng. Khi chụp ảnh hoặc

quay video, bạn cũng nên giành lấy vị trí phía bên trái khuôn hình. Trong trường hợp xấu nhất, hãy dùng kiểu bắt tay bằng hai tay để giữ thế bình đẳng.

•    Tám kiểu bắt tay tệ hại nhất thế giới

1.    Kiểu cá tươi (bàn tay lạnh ngắt): 1/10

Cách không ngoan là mang theo khăn giấy hoặc khăn tay để lau khô tay trước mỗi lần bắt tay.

Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người dùng kiểu bắt tay cá tười này lại không ý thúc hành động của mình, cho nên tốt nhất bạn hãy nhời bạn bè nhận xét về kiểu bắt tay của bạn trước khi quyết định dùng kiểu nào trong các cuộc gặp gỡ về sau

2.    Kiểu gọng kìm:4/10

Thể hiện mong muốn thống trị, sớm giành quyền kiểm soát mối quan hệ hoặc đặt người khác vào thế của họ. Lòng bàn tay hướng xuống, lắc tay thật mạnh một nhịp rồi sau đó lại lắc đi lắc lại hai hay ba nhịp nữa. Kiểu gọng kím giữa chặt tay đến nỗi có thể làm máu ngừng chảy đến bàn tay. Đôi khi, một người cảm thấy yếu thế và lo sợ bị người khác thống trị cũng sử dụng nó.

3.    Kiểu bóp vụn xương: 0/10

“Người em họ” của kiểu bắt tay gọng kìm là kiểu bóp vụn xương. Đây là kiểu đáng sợ nhất trong tất cả các kiểu bắt tay. Nó không những gây ấn tượng xấu trong tâm trí người nhận mà còn để lại dấu vết trên những ngón tay của họ. Kiểu bắt tay nay chẳng qua là cách tạo ấn tượng của chủ nhân nó, đặc trưng cho tính cách hung hăng quá độ. Những người bắt tay kiểu này giành lợi thế mà không hề báo trước và cố gắng trấn áp tinh thần đối phương bằng cách bóp chặt các khớp đốt ngón tay của họ như thể đang nhào bột. Nếu bạn là phụ nữ, hãy tránh đeo nhẫn ở bàn tay phải trong các cuộc gặp mặt bàn chuyện làm ăn, vì kiểu bắt tay bóp vụn xương có thể rút hết máu và khiến bạn bắt đầu cuộc giao dịch trong trạng thái đau ê ẩm.

Đáng tiếc là không có biện pháp hữu hiệu nào để đối phó với kiểu bắt tay vừa nêu. Nếu nghĩ ai đó cố ý bắt tay như thế, bạn có thể làm mọi người chú ý bằng cách thốt lên : “Ối! Nó thật sự làm đau tay tôi. Anh bắt tay mạnh qua!” Điều này sẽ khiến người nào ủng hộ kiểu bắt tay bóp vụn xương thận trọng hơn để không lặp lại các cư xử đó.

4.    Kiểu nắm đầu ngòn tay

Độ tin cậy: 2/10

Đây là kiểu bắt tay thường xảy ra trong lúc chào hỏi giữa nam và nữ. Đây là động tác bắt tay sai vị trí. Thay vì nắm lòng bàn tay, người sử dụng nó nắm nhầm các ngón tay của người kia. Cho dù người chủ động bắt tay có vẻ nhiệt tình đối với người nhận nhưng thực tế là anh ta thiếu tự tin. Trong trường hợp đó, mục đích chủ yếu của kiểu bắt tay này là để giữa khoảng cách vừa phải đối với người kia. Kiểu bắt tay này có thể xuất hiện trong trường hợp có sự khác biệt về không gian riêng của một người là 60cm còn của người kia là 90cm, do vậy, người kia sẽ đứng lùi ra xa hơn trong lúc chào hỏi, dẫn đến việc hai bàn tay không nắm lấy nhau đúng cách.

Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy dùng bàn tay trái nắm lấy bàn tay phải của người kia, đặt nó vào đúng bàn tay phải của bạn và mỉm cười nói: “Chúng ta làm lại nhé!” rồi bắt tay nhau bình đẳng. Hành động vừa rồi sẽ làm cho bạn được tín nhiệm vì nó ngụ ý rằng bạn nghĩ họ quan trọng nên mới phải bắt tay đúng cách.

5.    Kiểu chìa cách tay cứng đờ

Độ tin cậy: 3/10

Giống như kiểu giơ tay với lòng bàn tay úp xuống, kiểu chìa cách tay cứn đờ thường được típ người hung hăng sử dụng, mục đích chủ yếu là để giữa khoảng cách với bạn cũng như ngăn cản bạn xâm phạm không gian riêng của họ. Kiểu bắt tay này cũng được những người có gốc gác ở thôn quê sử dụng, vì họ cần không gian riêng rộng hơn và luôn muốn bảo vệ lãnh thổ của mình

Nhiều người thậm chí sẽ nghiêm mình về phía trước hoặc đứng thăng bằng trên một chân để giữa khoảng cách khi bắt tay kiểu này.

6.    Kiểu bắt tay xoay cổ tay

Độ tin cậy: 3/10

Những người muốn chứng tỏ quyền lực rất thích chọn kiểu bắt tay và nó thường gây đau đến chảy nước mắt. Nghiêm trọng hơn, nó có thể làm rách dây chằng. Đây là “cha đẻ” của kiểu bắt tay bẻ cong cách tay và kéo tay về phía mình. Kiểu bắt tay xoay cổ tay bắt đầu bằng việc giữa thật chặt lòng bàn tay đang đưa ra của người nhận, đồng thời lắc ngược nó thật mạnh rồi cố gắng kéo họ về phía lãnh thổ của người chủ động bắt tay. Điều này dẫn đến việc người nhận mất thăng bằng và mối quan hệ ban đầu giữa hai bên sẽ xấu đi.

Việc kéo người nhận vào trong lãnh thổ của người chủ động bắt tay có thể xuất phát từ một trong ba lý do sau: thứ nhất, người chủ động bắt tay thuộc típ người chủ cảm thấy an toàn trong không gian riêng của mình; thứ hai, họ thuộc về một nền văn hóa có nhu cầu về không gian riêng nhỏ hơn; hoặc thứ ba, họ muốn kiểm soát bạn bằng cách làm cho bạn mất thăng bằng. Dù theo nghĩa nào đi nữa thì họ cũng muốn cuộc gặp mặt giữa bạn và họ diễn ra theo những điều kiện mà họ đặt ra.

7.    Kiểu bắt tay lắc lên lắc xuống

Độ tin cây: 4/10

Với kiểu bắt tay mang đậm dấu ấn thôn dã này, người chủ động bắt tay nắm lấy bàn tay của người nhận và bắt đầu lắc một loạt những nhát nhanh, thẳng đứng, rất mạnh và có nhịp điệu

Dẫu rằng người ta có thể chịu đựng đến 7 nhịp lắc trong một cái bắt tay, nhưng có một số người bắt tay kiểu này tiếp tục lắc lên lắc xuống một cách không kiểm soát như thể họ đang cố vắt nước của người kia ra vậy.

Thông thường, người chủ động bắt tay sẽ ngừng lắc nhưng vẫn tiếp tục cầm tay người nhận để ngăn họ trốn thoát. Điều thú vị là rất ít người cố gắng rút tay mình ra khỏi tay họ. Động tác tiếp xúc thân thể này dường như làm suy yếu “ý chí” của chúng ta.

8.    Kiểu Hà Lan

Độ tin cậy: 2/10

Phần nào có liên quan đến rau quả, kiểu bắt tay này có nguồn gốc ở Hà Lan, nơi người ta có thể bị chê là “Bắt tay giống như một bó cà rốt”. Kiểu bắt tay này có họ hàng xa với kiểu cá tươi nhưng có vẻ cứng cáp và khô ráo hơn

Kiểu bắt tay Hà Lan đã được giới trẻ thay thế bằng kiểu khăn rửa bát ướt át. Kiểu này có lẽ không cần phải giải thích thêm!

Tóm tắt

Rất ít người hình dung họ sẽ gặp người khác trong cuộc hẹn đầu hiên như thế nào, mặt dù sự thật là đa số chúng ta đều hiểu rằng vài phút đầu của cuộc gặp mặt có thể thiết lập hoặc phá vỡ mối quan hệ. Hãy dành thời gian luyện tập các kiểu bắt tay cùng với bạn bè và đồng nghiệp, bạn sẽ có thể nhanh chóng học cách đưa ra cái bắt tay tích cực vào mọi lúc. Việc giữa lòng bàn tay thẳng đứng và cân xứng với cái nắm tay của đối phương thường được công nhận là cái bắt tay đạt độ tin cậy 10/10.

Chương III Điều kỳ diệu của nụ cười và tiếng cười

Bà tôi thường bảo, khi gặp người mới quen các cháu hãy “vui vẻ”, “nở nụ cười thật tươi”. Và “để lộ hàm răng trắng như ngọc trai” vì theo trực giác, bà biết nụ cười sẽ gây được thiện cảm với người khác.

Guillaume đac phân tích đầu của những người bị hành hình khác bằng máy chém để ghiên cứu cơ chế hoạt động của các cơ mặt. Sau khi kéo các cơ mặt theo nhiều góc cạnh khác nhau nhằm ghi nhận những cơ nào tạo ra kiểu cười nào, ông phát hiện ra hai bộ cơ sau đây điều khiển nụ cười: cơ lớn ở xương gò má chạy hai bên mặt được nối với các khóe miệng và cơ mắt. Các cơ lớn ở xương gò má kéo miệng ra sau để lộ răng và làm má nở rộng, trong khi các cơ mắt kéo mắt ra sau, làm cho mắt híp lại và hằn lên “vết chân chim”. Việc tìm hiểu những cơ này rất quan trọng bởi vì các cơ lớn ở xương gò má được điều khiển một cách có ý thức. Nói cách khác, chúng được dùng để tạo ra những nụ cười giả tạo khi con người giả vờ vui thích, cố ra vẻ thân thiện hoặc nhượng bộ. Riêng cơ mắt hoạt động lập với ý thức và bộc lộ những cảm xúc thật. Vì thế, nơi đầu tiên để kiểm tra sự chân thật của nụ cười là tìm những nếp nhăn ở khóe mắt.

Nụ cười tự nhiên tạo ta những nếp nhăn đặc trưng quanh mắt – những người không chân thật chỉ cười bằng miệng. Ở nụ cười vui thích, không những khóe môi bị kéo lên mà cả các cơ quanh mắt cũng thu lại, trong khi ở nụ cười giả tạo thì chỉ có môi mỉm cười.

Các nhà nhiếp ảnh yêu cầu bạn nói “Cheese” bở việc phát âm từ này giúp kéo các cơ lớn ở xương gò má ra sau. Nhưng nên nhớ rằng điều này tạo ra nụ cười giả tạo và làm cho bức ảnh trông không thật.

•    Mỉn cười là dấu hiệu phục tùng

Mỉm cười và cười thành tiếng thường được xem là dấu hiệu cho biết người nào đó đang vui. Khi chào đời chúng ta khóc, rồi bắt đầu mỉm cười lúc 5 tuần tuổi và biết thành tiếng vào giữa tháng thứ 4 và thứ 5.

Để tỏ thái độ hung hăng, tinh tinh nhe răng nanh hàm dưới, cảnh báo rằng chúng có thể cắn. Ngay cả con người cũng thực hiện điệu bộ đó khi họ trở nên hung hăng bằng cách hạ thấp hoặc đưa môi dưới ra phía trước, bởi vì chức năng chủ yếu của môi dưới là làm vở bọc giấu hàm răng dưới.

Nụ cười của con người cũng có cùng mục đích như các loài động vật linh trưởng. Nụ cười báo hiệu cho người khác biết rằng bạn không đáng sợ và yêu cầu họ chấp nhận bạn ở bình diện cá nhân. Việc thiếu vắng nụ cười giải thích tại sao nhiều nhân vật có tính cách thống trị như Putin, Cagney, Charles Bronson dường như đang cáu bẳn hoặc hung hăng – đơn giản là vì họ trông không muốn trông có vẻ mềm yếu.

•    Tại sao nụ cười dễ lan truyền?

Điều đáng chú ý về nụ cười là khi bạn mỉm cười với ai đó thì nụ cười ấy sẽ khiến họ mỉm cười đáp lại bạn, thậm chí khi cả hai người đều cười giả tạo.

Giáo sư Ruth Campbell thuộc trường Umiversity College London rin rằng có một “nơ-ron phản chiếu” trong bộ não kích hoạt bộ phận nhận biết các gương mặt, biểu hiện hay nét mặt, đồng thời tạo ra hiệu ứng phản chiếu tức thì. Nói cách khác, cho dù có nhận ra hay không thì chúng ta cũng tự động sao chép những biểu hiện trên gương mặt mà chúng ta nhìn thấy.

Đây chính là lý do tại sao mỉm cười thường xuyên là yếu tố quan trọng cần có trong kho ngôn ngữ cơ thể của bạn, ngay cả khi bạn không muốn. Việc bạn mỉm cười ảnh hưởng trược tiếp đến thái độ của người khác và cách họ đáp lại.

Khoa học đã chứng minh rằng bạn cười càng nhiều thì những người khác càng có phản ứng tích cực hơn đối với bạn.

Trong hơn 30 năm nghiên cứu quy trình mua bán và thương lượng, chúng tôi đac phát hiện ra rằng mỉm cười vào thời điểm thích hợp, chẳng hạn như trong giai đoạn thăm dò ban đầu của cuộc thương lượng sẽ tạo ra phản ứng tích cực từ cả hai phía. Điểu đó sẽ đem lại những kết quả mỹ mãn và giúp đạt được doanh số bán hàng cao hơn.

•    Nụ cười đánh lừa bộ não như thế nào?

Khả năng giải mã nụ cười có vẻ như đã được “cài đặt” sẵn bên trong bộ nào và trở thàh một công cụ hỗ trợ có tính sống còn của con người. Bởi vì cơ bản, mỉm cười là một dấu hiệu phục tùng, nó giúp người ta nhận ra người lạ đang tiếp cận có thái độ thân thiện hay hung hăng. Vào thời xa xưa, những người không  được trang bị khả năng nhận biết này đều bị tiêu diệt.

•    Tập cười giả tạo

Như chúng tôi đã nói, đa số mọi người không thể phân biệt một cách có ý thức nụ cười giả tạo với nụ cười chân thật. Hầu hết chúng ta đều hài lòng nếu ai đó mỉm cười với chúng ta – bất kể là chân thật hay giả tạo. Vì nụ cười làm tiểu tan hết ngờ vực nên nhiều người quan niệm một cách sai lầm rằng đó là điệu bộ ưa thích của những người nói dối. Cuộc nghiên cứu của Paul Ekman cho thấy khi người ta cố ý nói dối thì hầu hết mọi người, đặc biệt là đàn ông, sẽ mỉm cười ít hơn mọi khi, do họ nhận thấy việc mỉm cười thường được gán với lời nói dối. Nụ cười của người nói dối. Nụ cười của người nói dối xuất hiện nhanh hơn nụ cười chân thật và giữ được lâu hơn, như thể họ đang đeo mặt nạ.

Ở nụ cười giả tạo, một bên ma gương mặt dương như cử động mạnh hơn bên kia, vì cả hai bên não đều cố làm cho nụ cười có vẻ chân thật. Nửa vỏ não phải gửi các tín hiệu đến nửa trái cơ thể. Kết quả, những cảm xúc giả tạo trên gương mặt được thể hiện ở phía bên trái nhiều hơn bên phải. Trong nụ cười chân thật, do cả hai bán cầu não điều khiển hai bên gương mặt nên chúng hoạt động đồng bộ.

Sau khi phân tích một bộ phim về những người được yêu cầu nói dối, chúng tôi thấy điều ngược lại. Khi người ta nói dối, họ mỉm cười ít hơn hoặn gần như không mỉm cười, bất kể họ thuộc nền văn hóa nào. Ngược lại, những người vô tội và nói thật tăng tần số mỉm cười khi họ thành thực. Vì mỉm cười có nguồn gốc từ sự phục tùng nên những người vô tôi cố gắng xoa dịu những người buộc tội họ, trong khi những ngươi nói dối chuyên nghiệp ít cười và ít bộc lộ các dấu hiệu cơ thể khác.

•    Năm kiểu cười phổ biến

1.    Nụ cười mím chặt môi

Đây là điệu bộ hai môi khép chặt kéo dài ra hai bên gương mặt theo một đường thẳng và không để lộ răng. Kiểu cười này chuyển tải thông điệp rằng người cười đang có một bí mật hoặc đang giữ kín một ý kiến, thái độ và họ sẽ không chia sẻ với bạn. Đây cũng là điệu cười ưa thích của những phụ nữ không muốn để lộ rằng họ không thích ai đó. Rõ ràng các phụ nữ khác đều hiểu đó là dấu hiệu từ chối nhưng đa số đàn ông lại không hiểu điều này.

Nụ cười mím chặt môi cũng thường xuất hiện trên những tờ tạp chí đăng hình các doanh nhân thành công với thông điệp là: “Tôi có những bí quyết thành công và các bạn phải cố đoán xem đó là những bí quyết gì.” Trong nhiều cuộc phỏng vấn, đàn ông có khuynh hướng đề cập về những nguyên tắc để thành công nhưng hiếm khi tiết lộ chi tiết chính xác rằng họ đã thành công như thế nào.

2.    Nụ cười méo xệch

Dấu ấn riêng biệt của văn hóa phương tây và đó là nụ cười cố ý. Thôn điệp duy nhất mà nó chuyển tải chính là sự mỉa mai.

3.    Nụ cười trễ hàm xuống

Đây là nụ cười được tập luyện. Khi cười, hàm dưới được hạ xuống tạo cảm giác như đang cười hoặc bông đùa. Đây là nụ cười ưa thích của nhân vật Joker trong phim Batman. Họ dùng kiểu cười này để tạo những phản ứng vui vẻ nơi khán giả hoặc để giành được nhiều phiếu bầu hơn

4.    Nụ cười nhìn nghiêng và mắt hướng lên

Đầu hướng xuống và nhìn nghiêng trong khi mắt hướng lên với nụ cười mím chặt môi, người mỉm cười mang dáng vẻ trẻ con, tinh nghịch và kín đáo. Nụ cười có vẻ e lệ này khiến đàn ông ở khắp nơi ngơ ngẩn, bởi nó đánh thức bản năng thích che chở của người đàn ông và khiến họ muốn vảo vệ, chăm sóc người phụ nữ. Đây là một trong những kiểu cười mà Công nương Diana đã sử dụng

để mê hoặc trái tim của mọi người.

Nụ cười này làm cho nam giới muốn bảo vệ bà, còn phụ nữ thì muốn giống như bà. Không có gì đáng ngạc nhiên khi đây là nụ cười quen thuộc trong kho vũ khí tán tỉnh, hấp dẫn đàn ông của giới nữ vì dưới mắt họ, nụ cười nhìn nghiêng mắt hướng lên rất quyến rũ và ẩn chứa tín hiệu “gọi mời” mạnh mẽ.

•    Tại sao tiếng cười là liều thốc bổ?

Tương tự nụ cười, khi tiếng cười được tạo thành như một phần bản chất cố hữu trong cong người bạn, nó sẽ lôi cuốn bạn bè, cải thiện sức khỏe và kéo dài cuộc sống. Khi chúng ta cười thành tiếng, mọi cơ quan trong cơ thể đều nhận được ảnh hưởng tích cực. Chúng ta thở nhanh hơn, cơ hoành, cổ, dạ dày, mặt, vai được vận động. Không chỉ thế, tiếng cười còn làm tăng lượng ooxxy trong máu, giúp phục hồi, cải thiện sự tuần hoàn máu và làm giảm các mạch máu trên bề mặt da. Đó chính là lý do tại dao người ta đỏ mặt khi cười thành tiếng. Ngoài ra, tiếng cười cũng có thể làm giảm nhịp tim, nở động mạch, kích thích sự ngon miệng và đốt cháy calori.

Càng lớn tuổi, chúng ta càng nghiêm nghị hơn với cuộc sống. Người lớn cười trung bình 15 lần một ngày; còn những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học cười trung bình 400 lần một ngày.

•    Tại sao bạn nên coi trọng tiếng cười?

Nghiên cứu cho thấy cười thành tiếng hay mỉm cười ngay cả khi tâm trạng không được vui đều làm tăng các xung điện ở “vùng vui vẻ” thuộc bán cầu não trái. Trong một cuộc nghiên cứu về tiếng cười, giáo sư tâm lý và tâm thần học Richard Davidson đã chứng minh được rằng việc cố ý tạo ra nụ cười và tiếng cười làm cho hoạt động não tiến đến trạng thái vui vẻ tự nhiên

•    Tại sao chúng ta vừa cười vừa nói, nhưng con tinh tinh thì không?

Tinh linh cười như đang thở hổn hển với chỉ một âm thanh được phát ra mỗi khi thở ra hay hít vào. Tỷ lệ 1-1 giữa chu kỳ hít thở và phát âm khiến đa số các động vật này không thể nói được. Khi con người bắt đầu đi thẳng lưng, phần thân trên thoát khỏi việc gánh chịu sức nặng của cơ thể, điều này cho phép con người diều chỉnh hơi thở tốt hơn. Kết qur là chúng ta không những ngăng được việc thở ra như tinh tinh mà cong điều chỉnh hơi thởi để phát ra tiếng nói và tiếng cười. Tinh tinh cũng có thể có khái niệm vể ngôn ngữ nhưng chúng không thể phát ra từ ngữ. Có thể nói, nhờ đi thẳng lưng nên con người dễ dàng hơn trong việc tạo ra âm thanh, bao gồm cả lời nói lẫn tiếng cười.

•    Liệu pháp tiếng cười

Tiếng cười kích thích “chất giảm đau tự nhiên” và “chất làm tăng hưng phấn”, được gọi là endorphin, giúp giải tỏa căng thẳng, phụ hồi cơ thể. Những người vui vẻ hiếm khi bị bệnh và đau khổ, còn những người hay than thở thì dường như lúc nào cũng có bệnh.

•    Hãy cười cho đến lúc không còn cười được nữa

Theo quan điểm tâm lý học và sinh lý học, tiếng cười và tiếng khóc có quan hệ mật thiết với nhau. Hãy nghĩ đến lần gần đay nhất, khi ai đó kể cho bạn nghe một câu chuyện hài làm bạn cười đau ruột và gần như không kiểm soát được bản thân. Bạn cảm thấy như thế nào sau đó? Bạn có cảm giác tê rần toàn thân phải không? Não của bạn đã tiết ra chất endorphin đưa vào cơ thể khiến bạn có cảm giác “ngây ngất”, đây chính là cái cảm giác mà người nghiện trải qua khi dùng ma túy. Những người không may gặp phải điều bất hạnh trong cuộc sống thường tìm đến ma túy và rườu bia để có được khoái cảm này. Rượu bia đè nén ức chế khiến người ta cười nhiều hơn, và điều này làm cho chất endorphin được tiết ra. Đây là lỹ do tại sao đa số những người dễ thích nghi cười nhiều hơn khi họ uống rượu.

Paul Ekman đã phát hiện ra một trong những lý do khiến chúng ta chú ý vào những người đang mỉm cười hoặc cười thành tiếng vì nụ cười và tiếng cười thật sự tác động đến hệ thần kinh độc lập của chúng ta. Chúng ta mỉm cười khi thấy gương mặt mỉm cười và điều này làm cơ thể tiết ra chất endorphin. Ngược lại, nếu xung quanh chúng ta toàn là những bộ amwtj đau khổ, ủ rũ thì có thể, chúng ta cũng sẽ phản ánh y hệt những biểu hiện trên gương mặt họ và trở nên buồn rầu, chán nản.

Làm việc trong môi trường không vui sẽ có hại cho sức khỏe của bạn.

•    Kết cấu của chuyện cười

Điểm quan trong của những câu chuyện cười là tại điểm nút của câu chuyện xảy ra điều gì đó thật thảm hại hoặc đau đớn. Trên thực tế, kết thúc bất ngờ của câu chuyện làm đầu óc chúng ta “sợ hãi’, và lúc đó chúng ra cười hệt như âm thanh của một con tinh tinh đang cảnh báo với những con khác về mối nguy hiểm sắp đến. Cho dù biết rõ truyện cười thường hư cấu nhưng tiến cười của chúng ta vẫn làm sinh ra chất endorphin để làm giảm căng thẳng như thể chuyện đó có thật, có thể chúng ta sẽ bật khóc, lcus này cơ thể chúng ta cũng tiết ra chất endorphin. Tiếng khóc thường là bước nới tiếp sau một trận cười. Điều này lý giải tại sao khi gặp một chấn động lớn về tâm lý, như khi nghe tin về cái chết, người không thể chịu đựng nổi thường bắt đầu cười. Và khi đối diện với sự thật thì tiếng cười trở thành tiếng khóc.

Cười nhiều giúp sống lâu

•    Mỉm cười và cười thành tiếng là một cách giao tiếp

Chỉ có 15% tiếng cười của chúng ta liên quan đến những lời nói đùa. Tiếng cười có liên quan nhiều hơn tới hoạt động giao tiếp.

Ông nhận thấy chỉ có 15% tiếng cười là xuất phát từ những lời nói đùa, phần còn lại liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ. Trong cuộc nghiên cứu của Provine, lúc cô đơn, những người tham gia thường độc thoại hơn là cười.

Giao tiếp càng nhiều thì người ta sẽ càng cười thường xuyên hơn và mỗi lần cười sẽ kéo dài hơn.

•    Sự hài hước làm tăng doanh số

Nếu thêm một chút hài hước vào mẩu quảng cáo thì doanh số bán hàng sẽ tăng lên. Sự hài hước làm gia tăng khả năng tin tưởng của khách hàng vào lời quảng cáo và người chào hàng. Chính vì thế mà mẩu quảng cáo hài hước cùng với một người nổi tiếng thường dễ được đón nhận hơn.

•    Miệng luôn trễ xuống

Trái với động tác kéo các khóe miệng lên để biểu lộ niềm vui sướng là việc hạ cả hai khóe miệng xuống tạo ra hình ảnh miệng trễ xuống. Biểu hiện này được bộc lộ ở những người đang cảm thấy không vui, buồn rầu, chán nản, tức giận hay căng thẳng. Không may là nếu ai đó giữ những cảm xúc tiêu cực này lâu dài thì các khóe miệng sẽ bị trễ xuống mãi mãi.

Thường xuyên trễ miệng xuống có thể làm cho người thực hiện có vẻ ngoài giống một con chó bun. Các cuộc ngiên cứu cho thấy người ta thường lánh xa, ít tiếp xúc bằng mắt và tránh né những người có biểu hiện này mỗi khi họ đi về phía chúng ta. Nếu bạn phát hiện điệu bộ trễ miệng xuống đã và đang len lỏi trong kho tàng nét mặt của bạn thì hãy tập mỉm cười thường xuyên. Điều đó không những giúp bạn tránh

Khỏi bộ dạng trông giống như một con chó giận dữ mà còn khiến bạn cảm thấy lạc quan hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, cách này cũng sẽ giúp bạn tránh làm cho trẻ con sợ hãi hay bị người chung quanh đánh giá là một gã khọm già quạu quọ.

•    Phụ nữ nên mỉm cười

Nhân viên cấp dưới mỉm cười nhiều hơn kho có mặt cấp trên hoặc những người quan trọng tróng các tình huống thân mật hoặc xã giao, trong khi những người cấp trên thường chỉ mỉm cười với nhân viên cấp dưới trong tình huống thân mật mà thôi.

Cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy phụ nữ mỉm cười nhiều hơn nam giới trong những tình huống kinh doanh và giao tiếp. Điều này khiến phụ nữ trong có vẻ lệ thuộc hoặc yếu đuối khi chạm trán với những người đàn ông không cười. Một số người khẳng định rằng phụ nữ mỉm cười nhiều hơn là do yếu tố lịch sử khi họ bị nam giới đặt vào vị trí phụ thuộc. Nhưng các cuộc nghiên cứu khác đã phát hiện rằng vào đọ 8 tuần tuổi, các bé gái mỉm cười nhiều hơn bé trai. Vì thiế, mỉm cười có thể là điệu bộ bẩm sinh chứ không phải được tiếp thu về mặt xã hội. Lời giải thích khả dĩ chấp nhận được là điệu bộ mỉm cười xuất phát từ yêu cầu cho con bú và nuôi dạy con của người phụ nữ. Điều này khống có nghĩa là phục nữ không thể có quyền hành như đàn ông, nhưng vieevj mỉm cười quá nhiều khiến phụ nữ trông có vẻ “kém oai” hơn.

Việc phụ nữ mỉm cười quá nhiều có lẽ là một điệu bộ thuộc về bản năng

Nghiên cứu cho thấy trong những tình huống giao tiếp, thời gian phụ nữ mỉm cười chiếm 87% trong khi đàn ông chỉ có 67%, và khả năng họ cười đáp trả nụ cười của người khách phải cao hơn đến 26%.

Bài học cho phụ nữ ở đây là trong lĩnh vực kinh doanh, nên it mỉm cười khi giao thiệp với những người đàn ông thống trị hoặc chỉ cười khi giao thiệp với những người đàn ông thống trị hoặc chỉ cười đáp lại tùy theo số lần mỉm cười của họ. Ngược lại, nếu đàn ông muốn gây ảnh hưởng hơn đối với phụ nữ, họ cần mỉm cười nhiều hơn trong mọi ngữ cảnh.

•    Tiếng cười trong tình yêu

Robert Provine phát hiện rằng trong thời gian tỉm hiểu, phụ nữ cũng là người cười nhiều nhất, chứ không phải đàn ông. Tiếng cười trong những ngữ cảnh này được sử dụng nhưn một dấu hiệu thể hiện mức độ gắn bó của cặp nam nữ trong mối quan hệ đó. Nói đơn giản, người đàn ông làm cho phụ nữ cười càng nhiều thì cô ấy càng thấy anh ta quyến rũ. Chính khả năng chọc cười người khác được xem là biều hiện nam tính và phãi nữ thường thích phải nam có cá tính mạnh mẽ, trong khi nam giới lại thích những phụ nữ nhu mì. Ngoài ra, Provine cũng phát hiện cấp dưới cười để xoa dịu cấp trên và cấp trên chọc cười cấp dưới – nhưng không tụ chọc mình cười – là một cách để họ duy trì quyền hành của mình

Các cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ cười với những người đàn ông mà họ cảm thấy lôi cuốn, còn đàn ông bị quyến rũ bởi những phũ nhữ cười với họ.

Điều này giải thích tại sao phẩm chất có óc hài hước gần như đứng đầu danh sách những tiêu chuẩn được phụ nữ mong đợi ở người đàn ông. Khi một người phụ nữ nói: “ Anh ấy thật vui tính – chúng tôi đã cười với nhau cả đêm” thì điều đó có nghĩa là cô ta đã dành cả đêm để cười và anh ta đã dành cả đêm để chọc cười cô ta !

Khi người đàn ông khen người phụ nữ có óc hài hước thì ý anh ta không phải là cô ta biết nói đùa mà là biết cười vì những câu nói đùa của anh ta

Ở mức độ sâu sắc hơn, dường như đàn ông hiểu được giá trị của óc hài hước nên họ dành khá nhiều thời gian bông đùa với những người đang ông khác nhằm nần cao địa vị bản hân.

Nhiều đàn ông cũng trở nêm bực bội nếu bị một người đàn ông khác chiếm diến đàn và nói đùa huyên thuyên, đặc biệt là khi có mặt phụ nữ mà nhất là họ cũng đang cười. Có khả năng cánh đàn ông sẽ nghĩ “kẻ phá bĩnh” không những là một kẻ ngốc mà còn là người chẳng có gì thú vị - bất kể sự thật là anh này đã làm cho tất cả những phụ nữ có mặt ở đó cười phá lên. Nam giới cần hiểu đối với đa số phụ nữ, những người đàn ông hài hước trông có vẻ hấp dẫn hơn. Rất may là bạn có thể học cách trở nên hài hước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ngon#ngũ