Câu 8+9: Khái niệm + Phân loại cụm từ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Khái niệm cụm từ

-Cụm từ còn gọi là một nhóm từ, đoản ngữ hay tập hợp tổ từ

-Cụm từ là một đơn vị do sự kết hợp của các tứ tạo thành

-Là đơn vị dùng làm chất liệu cơ sở để tạo ra câu

-Là những tổ hợp từ gồm 2 từ trở lên, trong đó có ít nhất là 1 thực từ. Tất cả các quan hệ ngữ pháp đều có thể tạo ra cụm từ(Quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị...)

Câu 9: Phân loại các cụm từ tiếng Việt

Cụm chủ vị là cụm từ có 2 thành tố chủ và vị

-Cụm chủ vị đóng vai trò là một câu độc lập, ngữ điệu độc lập, diễn đạt nội dung riêng

-Cụm chủ vị đóng vai trò làm thành phần câu

-Trong các nghiên cứu ngữ pháp, người ta phân biệt 3 loại cụm từ: cụm liên hợp, cụm chính phụ, cụm chủ vị

-Cụm chủ vị có thể làm bổ ngữ cho các động từ(Nó nói rằng ngày mai nó sẽ đến...)

Cấu tạo:

-Thành tố chính thường là 1 từ thuộc các từ loại: danh từ, động từ, tính từ...

-Thành tố phụ thường là 1 hay 1 cụm từ thuộc các loại từ khác nhau

Cấu tạo cụm từ chính phụ:

-Các thành tố đi trước thường là các hư từ(Đại từ, thán từ, quan hệ từ, phụ từ...) để bổ sung các ý nghĩa ngữ pháp

-Các thành tố phụ đi sau thường là các thực từ (Danh từ, động từ) để miêu tả hoặc bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính

-Cụm chính phụ bao gồm 3 bộ phận là bộ phận trung tâm đứng giữa, bộ phận thành tố phụ đứng trước và sau.

Mô hình: Thành tố phụ trước-thành tố trung tâm-thành tố phụ sau

Cụm danh từ là một cụm từ chính phụ, có danh từ làm thành tố chính. Cụm danh từ gồm 3 phần, được kết hợp ổn định với nhau theo tứ tự: phần phụ trước+danh từ trung tâm+phần phụ sau

Cụm động từ là cụm từ chính phụ có động từ làm thành tố chính.

Cụm tính từ là cụm từ có tính từ làm thành tố chính.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro