ngon tay chi trang 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

.Viết gì cũng không trúng, là trúng

Nói gì cũng không trúng, là trúng

Nghĩ gì cũng không trúng, là trúng

N.H.T.S

NHƯ HUYỄN THIỀN SƯ

NGÓN TAY CHỈ TRĂNG

4

(Thơ)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Liễu Liễu Đường, Đồi Tà Dương, Thôn Lạc Sơn, Xã Phú Sơn Lâm Hà, Lâm Đồng

ĐT: 063.2220809 - 063.3855880

TỰA

NGÓN TAY CHỉ TRĂNG 4, vẫn là ngón tay chỉ trăng, không bao giờ ngón tay là trăng được. Thơ và nội dung các bài "thơ" là đề mục đối tượng THIỀN, nhằm hướng dẫn tu học về THIỀN, nhưng thiền là con người, trong thơ không có thiền, dầu ai đó có cảm tình, có khen tặng với mỹ hiệu Thiền Thơ.

Thiền sư, Thiền giả, Thiền viện chỉ là DANH VĂN CÚ. Người thiện hữu tri thức biết đúng, thiền đúng, hướng dẫn đúng chánh pháp, kết quả AN LẠC, NIẾT BÀN, tự mình cảm nhận mà không cần "tư vấn" với ai khác !

Hướng dẫn sai, không biết đối tượng thiền, tập ngồi, dạy ngồi... ngồi dai, ngồi dài, ngồi dại dột, thì Thiền viện, Tu viện, hóa ra thành một xí nghiệp" dạy ngồi !

Thế cho nên trong các kinh có lúc Phật phải nói :"...Các...ông là những người đáng thương xót" !

Viết tại Liễu Liễu Đường

09/04/2010 (25-02-Canh Dần)

Hòa thượng THÍCH TỪ THÔNG

Pháp hiệu NHƯ HUYỄN THIỀN SƯ

Tham Thiền 1

LỘNG LẪY - HOÀNH TRÁNG

CHOÁNG NGỢP

Sự nghiệp ! Trời ơi !... Pháp lữ... ơi !

Trời ơi ! Sự nghiệp ! Hết hồn ! Tôi !

Cơ đồ trăm tỷ ?... Trăm trăm... tỷ ?

Pháp lữ ! Sao huynh giỏi quá trời...?

Pháp lữ ! Sao huynh giỏi quá trời...?

Pháp gì ? Huynh thuyết ? Đại gia nghe ?

Vàng dâng, bạc hiến... trăm... trăm... tỷ !

Đạo đức huynh cao "vượt" Thích Ca !

Đạo đức huynh cao "vượt" Thích Ca !

Diệu thay, ngạn ngữ : "Con hơn cha"!...

"Gia đình có phước":...À... ra vậy !...

Phật tổ ! Suy ra chẳng khác ai ?

Tà Dương gẫm lại cuộc đời tôi !

Sự gnhiệp công danh chẳng có gì !

Người bảo : Thật thà... vô phước... đức...

Chấp tay cười ! Thốt : CẢM ƠN TRỜI !

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 1

Tiếng "TRỜI ƠI"! ở đây, đóng vai trò "ta thán từ" biểu lộ tâm trạng ngạc nhiên ! Kỳ lạ !... không thể ngờ...!

Nếu khen ngợi nghiêm túc, Thiền sư không dùng ngôn từ "TRỜI ƠI"! Bởi KHẤT SĨ, THIỀN SƯ, ĐẠI LÃO... HÒA THƯỢNG... có một sự nghiệp LỘNG LẪY, HOÀNH TRÁNG, CHOÁNG NGỢP !... Quả là sự kiện phải kêu TRỜI ! Vì... lạ quá !... "Giỏi quá... trời...".

Kinh sách Phật có ghi, ngày xưa Phật tại thế; Vua, quan, trưởng giả, cư sĩ... có kiến tạo Tinh xá dâng hiến cho Tăng đoàn để tạm trú... học, tu... vào những tháng mùa hạ mưa dầm... Tăng sĩ đi khất thực không tiện. Những tháng... ngày... không có mưa dầm, không phải tháng mùa hạ, Phật cũng như tất cả thầy KHẤT SĨ đi KHẤT THỰC và trở về rừng thọ thực dưới bóng cây...

Tuyệt trần vô đối, khoáng hậu vô tiền : Tất cả KHẤT SĨ đệ tử của Như Lai, không được chiếm ngụ mốt bóng cây... một chỗ ở... quá ba ngày. Bởi vì "bản ngã". Chấp ngã là nguyên nhân trực tiếp khởi nghiệp "vô minh". Ngã sở hữu là đối tượng chấp "năng kiến tướng" là "cảnh giới tướng".

Phật và những thánh chúng có Bồ đề Niết bàn, có Cực lạc Tịnh độ là do buông bỏ hết SỰ NGHIỆP !...

"Con hơn cha, nhà có phúc". Ngạn ngữ đó không phải CHÂN

.Tham Thiền 2

Lạ ! ?

Tu hành mắc nợ ! Lạ kỳ chưa ?

Quá thích ! Đam mê : Tượng, tháp, chùa...!

Cực lực tởi quyên mà vẫn thiếu !

Liều thân ! Vay mượn ! "lạ" chi mô ?

15/13/2010 (30-01-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 2

Theo Phật xuất gia tu hành, cần lập chí, phải phát Bồ đề tâm : Hướng đến mục đích GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT.

Trên lộ trình hành đạo tu tập, phải thường tự cảnh tỉnh mình, viễn ly ngũ dục : Tài, sắc, danh, thực, thùy...

Phải thấy, biết rõ cái họa ngục tù TAM GIỚI : Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã...

Đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, tùng tham dục khởi, thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại...

Nếu đừng biện hộ... để che đậy việc làm phi chánh pháp sai trái của mình, ai cũng biết : Phật không cần chùa TO để Ở ! Phật không cần tạo tượng lớn để thờ. Phật không xây tháp... để tôn trí răng, xương... Bởi lẽ Phật dạy "HỮU VI PHÁP" đều không thật.

Thân Phật là PHÁP THÂN. Khắp cùng trong sâm la vạn tượng, vũ trụ vô cực vô cùng...

Mượn nợ cất chùa, xây tháp, tạc tượng... có người chết để nợ... cho đàn hậu sanh gánh chịu... Rõ là "LẠ KỲ" !

Xuất gia mong ra khõi nhà DỤC VỌNG tức "dục giới", ra khỏi nhà VẬT CHẤT tức "sắc giới" và khỏi nhà TƯỞNG TƯỢNG HOANG ĐƯỜNG tức "vô sắc giới".

Một Khất sĩ "Liều thân vay mượn nợ" rõ là một điều LẠ ! Hoàng tử Tất Đạt Đa xưa kia... không can đảm, không dám làm "Phật sự" như đệ tử Phật đời nay...!

.Tham Thiền 3

XÁ LỢI ?

Xá lợi là chi ? Có hiểu chăng ?

Hán văn : Linh cốt (靈骨) mớ tro tàn !

Rình rang... đón rước... vô hay hữu* ?

Trí trá đời chi ! Hởi các huynh ! ?

18/13/2010 (03-02-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham thiền 3

Y cứ giáo nghĩa, lập trường tôn chỉ của đạo Phật : Sự lạy lục, cúng bái, thờ phụng, khấn khứa, cầu xin... nói chung, tất cả những hình thức có tánh cách lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo đều không cần có và không có trong đạo Phật !

Cái cần có lập trường tôn chỉ của đạo Phật là TU và HÀNH cái nguyên nhân TỰ GIÁC, GIÁC THA để thành tựu cái quả TỰ GIÁC, GIÁC THA, GIÁC HẠNH VIÊN MÃN.

XÁ LợI là "linh cốt" chỉ là ngôn từ tỏ vẻ cung kính vậy thôi ! Nói nôm na chỉ là một tí xương tàn. Nếu thật xương tàn mà đã mấy nghìn năm thì lấy gì bảo đảm đó là "xương tàn của Phật"? Dẫu xương tàn của Phật thử hỏi lễ bái cầu khẩn để được gì...? Cả đời Phật, không làm được cái việc "phù hộ" nâng đở cá nhân nào... Học Phật phải tin lời Phật. làm theo "tín ngưỡng"... của đạo khác... Tội nghiệp cho Phật tử lắm ! Tiền mất, tật bệnh chẳng thuyên giảm chút nào...!

.Tham Thiền 4

MỤC KIỀN LIÊN NHỚ MẸ ? ?

Thiết Lễ Vu Lan cứu Mẹ!?

Ngũ uẩn duyên sanh tánh tự không

Mẹ ơi ! Thân mẹ uẩn nào sanh ?

Chiếc thân ngạ quỷ duyên gì hợp ?

Thân kiến, tà, biên... con chửa quên ! !

Đồi Tà Dương, 16/10/2009

Ngày 28 tháng 8 Kỷ Sửu

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham thiền 4

THÂN, nhìn bằng tuệ nhãn, đạo Phật nói chẳng có gì đáng gọi là thân. Mà có thể tạm gọi : SÁC THỦ THÚ. Tứ đại thân, ngũ uẩn thân hay thất đại thân cũng chỉ là ngôn từ tạm dụng, chỉ cái thân duyên sanh giả hợp...

Khi sác thủ thú rã tan, ngũ uẩn ly tán, thất đại "trả về" nguyên xứ, thì "VẠN PHÁP GIAI KHÔNG, DUYÊN SANH NHƯ HUYỄN" cụ thể được chứng minh !...

Mẹ Mục Kiền Liên thành "bà NGẠ QUỶ", đói khổ thê lương với một tấm thân võ vàng... Đó là một thứ tưởng tượng của số người giàu hoang tưởng, tâm hồn trụy lạc gởi gắm cõi SIÊU HÌNH VÔ SẮC GIỚI...! Thử hỏi : Khi Mục Liên chưa "đắc lục thông" chưa đi tìm mẹ, thì "LINH HỒN" mẹ Mục Liên ở xứ nào ? Ở địa ngục, trong lòng đất ư ? Kinh Phật không chấp nhận lý thuyết : Có một LINH HỒN tồn tại "đi thọ vui" hay "đi chịu khổ" như mẹ Mục Kiền Liên !

Giáo lý : THÂN KIẾN, BIÊN KIẾN, TÀ KIẾN, KIẾN THỦ KIẾN... chưa học thuộc mà giảng kinh Phật, viết sách Phật, sai trật lất hết chín mươi chín, phẩy chín phần trăm...!

Văn nhi tư, tư nhi tu. Bởi vì, dù gọi là kinh, nhưng người ta ngụy tạo thì cũng khó mà biết !...

.Tham Thiền 5

VÔ SẮC GIỚI ?

Kính thưa thầy ! Vô sắc giới là chi ?

Hãy nghe kỹ lời Như Lai chỉ rõ :

Chữ VÔ SẮC, tự có nghĩa : Không gì, rỗng suốt

Cõi hư vô: Không ông, không mụ cũng không thằng...

Không vật chất, không sâm la vạn tượng !

Vô sắc giới, chỉ có với thành phần MÊ TÍN !

Cõi do NGHE mà chẳng THẤY BIẾT bao giờ !

Cõi của người nhẹ dạ cả tin !

Họ tưởng tượng : Đấng siêu nhân... đa... thần... đa... quái !...

Đạo Phật dạy : Chớ nên tin huyễn hoặc

Tối linh ư vạn vật bởi CON NGƯỜI

TÂM con người chủ đạo cửu giới đến cả NHƯ LAI !

Tránh hoang tưởng ! Quỵ lụy với những thứ KHÔNG BAO GIỜ THẤY BIẾT !

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham thiền 5

TAM GIỚI : Dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Đó là ba cảnh giới, ba cõi mà bất cứ loại sanh nào ở trong ba cảnh giới đó đều không có phút giây an ổn ! "Tam giới vô an, do như hỏa trạch". Đó là lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa ! Thế cho nên TAM GIỚI cũng còn gọi TA BÀ thế giới ! Một thế giới luôn luôn phải "chịu đựng" !...

VÔ SẮC GIỚI là một cảnh giới trong tam giới, nhưng là cảnh giới "không có gì". Vô sắc : Có nghĩa là không có vật chất. Không có vật chất đồng nghĩa "trống trơn". Do vậy, vô sắc giới chỉ có với người dồi dào tưởng tượng, với người thích mơ tưởng siêu hình... với người thích gởi gắm tâm hồn vào ảo mộng... xa xôi !...

Phật tử tại gia, kể cả xuất gia, không thiền định sâu sắc, không nhận rõ lời Phật ý kinh, tuyệt đại đa số mệnh danh là Phật tử, tự nhận và tưởng rằng mình là đệ tử Phật, nhưng đã lạc vào "tà kiến", đọa rớt trong VÔ SẮC GIỚI sai lầm, thì uổng một kiếp gọi là TU, phí sức một đời vái van cầu khấn mong đợi trông chờ... Rốt cuộc :

TÂN KHỔ ĐÁO ĐẦU HOÀN TÂN KHỔ !

BÔN BA NHẤT KIẾP UỔNG BÔN BA !

Văn nhi tư, tư nhi tu. lời chí tình Phật dạy, Phật tử có trí tuệ và chơn chánh hãy phát huy !...

.Tham Thiền 6

THANH MINH

(Lời của một Đại sư)

Tôi cất chùa cho Phật ở thôi

Miệng đời dị nghị trách chê tôi:

"Chùa to Phật lớn buôn thần thánh"...

Sự thật mười mươi chỗ cúng thờ!

Sự thật mười mươi chỗ cúng thờ!

Tượng trời, tượng Phật, tượng Diêm la...

Xương tàn, ảnh chết thờ la liệt

Sự thật mười mươi! Há "của tôi"?

Sự thật mười mươi! Há "của tôi"?

Thầy trò tôi ở hậu liêu thôi!

Vì người, vì Phật, vì trăm họ

Trọn kiếp hy sinh! Trách nỗi chi...?

Trọn kiếp hy sinh! Trách nỗi chi...?

Trống chiều chuông sớm đúng như ghi

Ê... a... tụng... tán ngày ba cử

Há chẳng "tu hành" gọi cái chi???

Đồi Tà Dương, 15/10/2009

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham thiền 6

THANH MINH ở đây có nghĩa : "Lời biện bạch". Biện bạch, bảo lưu việc làm ý tưởng... của ai đó tự nói ra.

Như Huyễn Thiền Sư phát minh ra ba công thức dựa trên ba nghiệp : Thân, khẩu, ý như sau :

Viết gì cũng không trúng là trúng (thân)

Nói gì cũng không trúng là trúng (khẩu)

Nghĩ gì cũng không trúng là trúng (ý)

Thế cho nên, vấn đề đúng sai cần phải căn cứ vào vai trò, vị trí, hoàn cảnh, môi trường, chủ thể, khách thể, lập trường, tôn chỉ, đối tượng, mục đích... Nếu thả nổi buông lơi những dự kiện kể trên, thì sự DỊ NGHỊ TRÁCH CHÊ... của miệng đời... kém đi phần hiệu quả mà mình muốn xây dựng...

Ngược lại lời THANH MINH của "đại sư" nghe ra vẫn có lý, dù cái lý của kẻ bảo lưu do thất học về Phật pháp. Ngụy biện để bênh vực cho cái hành động gọi là "Phật sự" hạ đẳng trên bước đường tu và phục hưng chánh pháp !... cho "tổ ấn trùng vinh

.Tham Thiền 7

TỨ TẤT ĐÀN

(Bốn cách ứng dụng khi thuyết giáo)

Chuyện vũ trụ thấy sao nói vậy

Ấy gọi là "Thế giới tất đàn" (世界悉檀)

Nói vì ai, nói để dạy ai...?

Cách nói ấy, "Vị nhơn" Phật thuyết (為人悉檀)

Hàng ngoại đạo mỗi người mỗi ý !

Thuyết khác nhau, đã phá theo thời... (對治悉檀)

Lời Phật thuyết tùy duyên giáo hóa :

Liễu nghĩa kinh, bất liễu nghĩa kinh

Học Như Lai học "LIễU NGHĨA KINH" (第一義悉檀)

BẤT LIỄU NGHĨA chỉ là kiến cơ nhi tác !

Đồi Tà Dương

Ngày 13/02/2010 ( 30/12/Kỷ Sửu)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham thiền 7

Một đời giáo hóa độ sanh, đức Phật phổ biến pháp âm, pháp thoại qua bốn cách, nhằm đáp ứng căn cơ, trình độ, chủng tánh của mọi người, gọi là TỨ TẤT ĐÀN !

Do vận dụng phương tiện uyển chuyển, cho nên với căn tánh "phàm phu" Phật thuyết về pháp NHƠN THỪA, dạy cho họ bước đầu : TAM QUY Y, NGŨ GIỚI PHÁP... mọi người ai cũng nghe và hiểu tu được gọi : THẾ GIỚI TẤT ĐÀN.

Tuy hạnh nghiệp cá nhân, Phật có thể dạy : hoặc Sổ tức quán, vô thường quán, bất tịnh quán... với căn cơ thối thượng, Phật dạy : "TRI HUYỄN TỨC LY, LY HUYỄN TỨC GIÁC"... đấy gọi : VỊ NHƠN TẤT ĐÀN.

Với hàng ngoại đạo tà kiến... Phật chỉ chỗ sai lầm... hướng dẫn đi vào đường chánh kiến. "Hiển chánh phá tà" đây gọi là đối ĐỐI TRỊ TẤT ĐÀN.

Nguồn giáo lý Bát Nhã Ba La Mật, SẮC là KHÔNG, KHÔNG là SẮC... ai nhảy ngang qua được thì đến bờ bên kia, ai không nhảy được thì đành ở lại bờ này, đừng cầu nguyện van xin, Phật không thể cảm tình dùng bùa phép hay thần thông... tiếp cứu... Đây gọi ĐỆ NHẤT NGHĨA TÁT

.Tham Thiền 8

CHƠI !

"Pháp lữ hỏi : huynh răng đứng nớ ?

Xin đáp : Đời tôi độc có chơi..."

Chơi sao chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mọi miền đầy hoa

Chơi cho xuân đến đông qua

Cho tâm rỗng lặng cho hòa thái hư

Chơi như thuở bé năm nào

Nhìn trăng trăng sáng nhìn trời trời xanh

Chơi chờ Di Lặc hạ sanh ?

Ô kìa ! Di Lặc giáng sanh đã nhiều !

07 giờ, ngày 14/02/Mậu Tý

(21/03/08)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham thiền 8

Đỉnh cao tột trên đường tu, Phật dạy : Người tu không thấy mình tu, hành không thấy mình hành, nói pháp không thấy có nói, chứng đạo không thấy có chứng, đắc quả không thấy có đắc ... Do đó, tất cả những ý tứ ấy đều không được xem là quan trọng, mà chỉ xem như... CHƠI.

Chơi sao cho thân khang kiện, chơi trong quốc thái dân an, chơi sao cho nhà nhà hạnh phúc, chốn chốn nở hoa, chơi để di dưỡng tâm hồn trong những tháng ngày thanh tịnh tợ thái hư, chơi với một tâm hồn trong sáng như "Anh Nhi Hạnh". Nhìn trời... trăng... mấy... nước..., trước mắt Anh Nhi Hạnh không một mảy may thêm bớt...

CHƠI ! để chờ : " DI LẶC hạ sanh" như tất cả mọi người đang trông chờ, mong đợi ? Với tri thức Phật học của Như Huyễn Thiền Sư thì "DI LẶC PHẬT" đã hạ sanh rồi ! bởi vì, theo lời Phật Thích Ca thọ ký : "TẤT CẢ CHÚNG SANH SẼ THÀNH PHẬT"...

Do vậy, hơn tám tỷ nhân loại đều là Phật đương lai hạ sanh. Tất cả đều là DI LẶC ! đều có một học TỪ

.Tham Thiền 9

TÁM CHỮ CHI

Không nói chi chi đã hiểu rồi!

Đừng ai gạn tớ hiểu chi chi!

Nói chi không trúng mần chi đáp?

Vạn pháp không chi! Phải hỏi chi?

Đồi Tà Dương, 27/8/2009

Mùng 08 tháng 7 Kỷ Sửu

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 9

CHI hay GÌ cùng một nghĩa y nhau. Nhưng tiếng người Nam bộ thường phát ngôn ra GÌ. Khi tỏ lòng tôn kính bề trên thì dụng tiếng CHI. Người Trung bộ : CHI là ngôn từ thông dụng.

Do vậy, ta có thể đổi từ CHI ra từ GÌ ý nghĩa vẫn không thay đổi. Ví dụ :

Không nói gì gì đã hiểu rồi

Đừng ai gạn tớ hiểu gì gì...

Nói gì không trúng mận gì đáp

Vạn pháp không gì phải hỏi gì...?

Các Phật tử cư sĩ tại gia cũng như Tăng Ni trẻ gắng học Phật, gắng tu tập thiền định, các vị sẽ thấy lời lẽ ý tứ bài thơ ấy nói lên một sự thật nhiệm mầu, không cường điệu, không ngoa ngữ. Nhưng học đúng thầy, thiền đúng cách, phải biết mục đích thiền và đối tượng thiền.

Kinh điển ghi : Phật xưa có tha tâm thông, các thánh chúng cũng có tha tâm thông, cho nên vừa nghe đối tượng nói, vừa thấy hạnh nghiệp của đối tượng là đã biết : Với người này ta sẽ nói cho họ giáo lý ở căn cơ nào... và tâm ý người này có "độ" được hay vô phương "cứu

TỰ NHỦ

Dẫu ai thương ghét mặc người ta

Đừng giận không buồn : Tự lánh... ra

Phải quấy hơn thua như bọt nước

Tâm mà trong sáng đẹp dường hoa !

Liễu Liễu Đường, Đồi Tà Dương

17 giờ 25, ngày 13/01/2010

(29-11-Kỷ Sửu)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 10

Bài thơ TỰ NHỦ là một đối tượng thiền SƠ CẤP. Học bài thơ này, dùng làm đối tượng thiền, nó giúp cho Thiền giả hạn chế được nhiều nguyên nhân có thể sanh phiền não... ưu tư... hối tiếc...

Khen, chê, thương, ghét, phải, quấy, hơn, thua, tốt, xấu... là chuyện xãy ra bình thường như cơm bữa đối với người trần thế.

Đệ tử Phật, nhất là một thiền giả phải dự liệu, biết trước, luôn luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó : LÁNH... RA... hoặc tránh... xa...! Đó là cách hóa giải phiền não hữu hiệu. Bởi vì lửa sắp đốt cháy, vứt củi, bổi, rơm rạ xa ra, thì hỏa hoạn tự tiêu tan.

Dầu là phiền não ưu bi sầu nộ, nhưng tất cả đều không tự tánh. Chúng như bóng tối, pha ngọn đèn sáng lên nó tự tan biến hết...

Tâm trong sáng của con người vui đẹp, đó là thời điểm con người đi vào Niết bàn, ở trong Niết bàn hay vãng sanh Cực lạc !

Cực lạc không có ở phía mặt trời lặn, vãng sanh Cực lạc không phải đợi chết mới "vãng sanh" !

Học, học nữa, học kỹ. Thiền, thiền nữa, thiền mãi... sẽ được AN VUI, không sự nghiệp, vật chất nào đổi

.Tham Thiền 11

THẤT NIỆM ?

Nóng nảy hay chi ? bức được gì ?

Dễ buồn, dễ giận, dễ sân si !

Vô minh ngự trị tâm rồi đấy !

Trước vẩn lòng ta, há lợi ai ?

Liễu Liễu Đường, Đồi Tà Dương

12 giờ 00, ngày 174/01/2010

(03-12-Kỷ Sửu)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 11

Bài thơ THẤT NIỆM, lại cũng là một đối tượng thiền SƠ CẤP. Nhưng nếu không có Sơ cấp thì sao có Trung và Cao cho được !

Đối tượng thiền SƠ CẤP, nếu biết cách nhìn, biết tư duy quán chiếu thì chúng hằng hà sa số, lồ lộ, nhan nhãn trước mắt và chung quanh cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào mặt, vào hình dung, vào trạng thái, vào cả tâm tư ý niệm.. Từ đó, ta thấy biết lúc nào ta chánh niệm, lúc nào thất niệm.

Thiền giả, Thiền sư thấy biết những phút giây THẤT NIỆM của mình là người được chư Phật hoan hỷ và khen ngợi.

Nóng nảy, bực bội, buồn giận, sân si là biểu hiện của vô minh. Vô minh hiển thì Phật tánh ẩn, Phật tánh ẩn thì tâm hồn vẩn đục. Tâm vẩn đục biểu lộ qua thân nghiệp, khẩu nghiệp không lành.

Thế là chính mình thiệt thòi trước nhất... đương nhiên là chẳng lợi lạc gì cho

.Tham Thiền 12

MƯỜI NGHI

Ai đúng ? Ai sai ? Hiểu mấy ai ?

Ai hay ? Ai dở ? Biết ai tài ?

Khen ai là đúng ? Chê ai đúng ?

Ai réo ? Kêu ai ? Tự ứng thôi !

Đồi Tà Dương, 22/01/2010

( mùng 8/12/Kỷ Sửu)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 12

Mười vấn đề thử đặt ra, với tư duy nhận thức của Thiền giả, Thiền sư không vấn đề nào có chân lý. Vì không chân lý, cho nên sau đó người ta nó thể đánh một dấu hỏi (?) tỏ sự hoài nghi đối với những ai có tánh cố chấp và bảo thủ.

Bởi vì mười vấn đề tiêu biểu giả đặt nêu ra, vấn đề nào cũng có thể : Đúng ? Sai ? Hiểu ? Không hiểu ? Hay ? Không hay ? Dở ? Không dở ? Tài ? Không tài ? Khen đúng ? Khen không đúng ? Chê đúng ? Chê không đúng ?... và còn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ngàn vấn đề cần có nghi vấn được đặt ra !...

Do vậy N.H.T.S soạn ra một công thức :

Viết gì cũng không trúng, là trúng (thân)

Nói gì cũng không trúng, là trúng (khẩu)

Nghĩ gì cũng không trúng, là trúng (ý)

Vì vậy, các Thiền sư tiền bối có để lại một tiêu chí cho Thiền giả hậu lai : ĐẠI NGHI ĐẠI NGỘ

.Tham Thiền 13

KHÓI LAM CHIỀU

Nhìn khói lam chiều nhơ nhớ ai ?

Nhớ người, nhớ cảnh, nhớ Như Lai !

Xuất ly TAM GIỚI ngay quê mẹ !

Thành đấng... Nhơn Sư... tại cõi này !

Rõ ràng Phật tổ chẳng ai xa !

Phật : người, người : Phật bởi tâm ta !

Chớ cầu, khỏi khấn, đừng xin xỏ...!

GIÁC Phật MÊ phàm ấy vậy thôi !

Thì ra tam giới chẳng đâu xa !

Ngay cõi dương trần, tại xứ ta !

Bị khổ : Ta bà, vui : Tịnh độ !...

Thảo nào, phàm thánh vẫn đồng cư...!

Đồi Tà Dương

18 giờ 00, ngày 07/02/2010

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 13

Đối tượng thiền ở ngọn khói lam chiều là sự thật, đó là chân lý đối với Thiền gia !

"Ly thế mích Bồ đề, kháp như cầu thố giác"...

(Lục tổ Huệ Năng)

Nhìn khói lam chiều mà thấy Phật Thích Ca như trước mắt :

"Xuất ly tam giới ngay quê mẹ

Thành đấng nhân sư tại cõi này..."

Nhìn khói lam chiều mà nhập định rồi xuất định:

"Phật = người ! Người = Phật, bởi tâm ta...

"Giác Phật, mê phàm ấy vậy thôi"...

Rồi : ..."Thì ra tam giới chẳng đâu xa

"Ngay cõi Ta bà... tại xứ ta"...

Nhìn KHÓI LAM CHIỀU mà gột rửa, phủi giũ được bao nhiêu là... huyễn hoặc, hoang đường, mê tín dị đoan ở cái thế giới chỉ có trong tưởng tượng bệnh hoạn, trong đầu óc bệnh hoạn của con người...!

... Khói lam chiều ! Khói lam chiều

.Tham Thiền 14

DU XUÂN

(Kỷ niệm năm vừa đúng 83 tuổi)

Xuân đến Canh Dần một tháng giêng

Tám ba Đông chẳn, sống tùy duyên

Bao thu hành đạo, bao niên học

Hạ điểm từng năm sáu cộng hai !

Lạc Sơn, ngày 14/02/2010

( Mùng 01, tháng giêng, năm Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 14

Đi chơi đầu năm mới vẫn là một đối tượng thiền bên tục đế hữu vi pháp.

Nói đến, nhớ đến : Năm, tháng, ngày, giờ, tuổi tác, cách ăn ở...

Nói đến, nhớ đến thời điểm học đạo, hành đạo, quá trình tu tập... là một chuỗi "pháp trần" hiển hiện trong tâm khảm.

Đứng bên chơn đế tuyệt đãi ly ngôn không cần nhớ đến. Nhưng nghĩ bên tục đế, ta có quyền đọc lại những trang ký ức có thể gọi "vàng son" không có gì hoen ố, thì có sao đâu ?

Tuy nhiên, dù có thật "vàng son" không được tự hào, tự thị, càng không có quyền tự tôn tự đại ! Dù có hoen ố !..."tội tùng tâm khởi tùng tâm diệt"... "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn".

Hồi ức để ưu tư sầu muộn, để tiếc nuối quá khứ, thất chí tương lai... là "pháp trần" cần cắt đức, buông bỏ.

Hồi ức để xác định chân lý vô ngã, vô thường rằng, hơn tám mươi năm ấy "Chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ

.Tham Thiền 15

CHÙA LINH XUẤT HIỆN

Tin đồn Đà Lạt hiện chùa linh

Ngam ngáp vào đây ắt chết liền

Mấy bửa ? Cam đoan ! Chưa dám hứa !

Ma chay cái chắc sẽ dư... tiền...!

15 giờ, ngày 27/03/2010

12-02-Canh Dần

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 15

Người thật học, thật tu không chấp nhận CHÙA LINH. Người loan tin đồn rộng... CHÙA LINH là có ý đồ bất chánh, xảo mị, lừa dối, gạt gẫm những người thật thà, nhẹ dạ, dễ tin. Họ thành công mỹ mãn đối với những ai mê muội, thích hoang đường, ỷ lại thần... thánh... tha nhân... cứu giúp...

CHÙA LINH, miếu linh, đền linh... người đệ tử Phật chơn chánh có trí tuệ nghe là biết ngay bất chánh !

Vào Chùa Linh ở để được "dễ chết", "chết gọn", "chết tốt", chết được "vãng sanh" ! ...Rõ là cái nghề làm ăn không đếm xỉa "nhơn quả báo ứng" vậy mà làm "Trụ trì". Thật đáng sợ...

CHÙA LINH khác thì phao tin đồn rằng : Mẹ Quan Âm "lúc lắc...", Mẹ Quan Âm "khóc ứa lệ"...

Đạo Phật dạy : Phật không ở bất cứ chùa nào, dầu là chùa vàng, chùa ngọc, chùa bạc...

Phật trong TÂM, khi con người tỉnh thức, giác ngộ và chỉ có con người mới có khả năng thành Phật mà thôi. Chỉ có con người "linh". Tất cả "linh" khác, đệ tử Phật đừng tin

.Tham Thiền 16

TẾT ĐOAN NGỌ

Năm Canh Dần - 2010

Đoan ngọ ngày năm vẫn tháng năm !

Ba năm tạm trú đất Lâm Đồng

Trau dồi định tuệ nuôi thi hứng

Chuyển hóa phàm tâm : Pháp nhãn tâm.

Ngày 31/03/2010

( 16-02-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 16

Mồng 5 tháng 5 âm lịch mỗi năm, theo phong tục người Trung quốc là ngày lễ hội cúng giỗ một vị quan thanh liêm ái quốc "cô thần" nước Sở, tên Khuất Nguyên. Khuất Nguyên khinh bỉ gian thần, chán chê tôi nịnh, nên ông nhãy xuống sông Mịch La trầm mình mà chết. Nhân dân thương tiếc ông, nên hằng năm tổ chức lễ hội cúng giỗ, vật phẩm chính là bánh ú nước tro. Do cúng kính kỷ niệm rồi vui chơi, cho nên ngày này gọi là TẾT ĐOAN NGỌ...

Nhớ đến tết Đoan ngọ là nhớ đến những tháng năm tôi tạm trú đất lâm Hà, Lâm Đồng, Đà Lạt.

Điều đáng vui, tự mình rất bằng lòng là từ năm ấy đến nay, tôi có cơ hội làm thơ, chơi thơ cùng pháp lữ, nuôi dưỡng thi hứng đúc kết thành thơ.

Đã có lần, Viên Thức Thiền Sư nhận định : Thơ của Như Huyễn Thiền Sư là THIỀN THƠ, vì mỗi bài thơ là một đối tượng tham thiền, thậm chí nhiều đối tượng thiền được gợi ý hướng dẫn trong một bài thơ.

Chuyển hóa phàm tâm ra "pháp nhãn tâm" bấy giờ nhìn đâu cũng là "đối tượng thiền", nhìn đâu cũng ra thơ. Thơ ra thiền, thiền ra thơ gọi là THIỀN THƠ

.Tham Thiền 17

NGHỀ

Nghề trên thế giới rất nhiều

Tinh chuyên nghề nghiệp là người hiển vinh

Giỏi nghề hạnh phúc gia đình.

Giỏi nghề : Kiến lập hùng cường quốc gia

Nghề hay biểu hiện tài ba...

Nghề hay nghiệp tốt rõ là người khôn

Cũng nghề... người trí không hành !...

Là nghề TÔN GIÁO việc... làm... mị dân !...

Rêu rao trời... thánh... quỉ... thần...

Rặc ri ảo tưởng... hoang đàng mà ra

Bày trò réo quỷ mời... ma...

Cầu lên thượng giới cầu về... Tây phương !...

Mỗi tôn giáo một khoa trương

Gặp nhau chung nhất một phương... siêu hình !

Hoang đường hàng dễ kinh doanh !

Dở ngon ai biết ? Rách lành cứ đâu...?

Làm trai chớ học một nghề :

Cái... nghề : bán thánh... buôn... trời... ấy con !

TRƯC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 17

NGHỀ là nghĩa của chữ NGHỆ (藝).Nghệ có văn nghệ, mỹ nghệ, công nghệ... và nếu ai đó "Thiện nghệ" trong một nghệ là ấm no, gia đình hạnh phúc. Vì vậy, nghề nào cũng đáng quí. Với Phật giáo, nghề hốt phẩn (糞) đem về làm phân cũng được Phật độ và học tốt tu tốt khi giác ngộ, quả giải thoát bình đẳng như tất cả mọi người. Thế cho nên khách quan mà suy gẫm : Không có nghề nào không đáng quí, chỉ có những nghề lẽ ra không nên, không đáng gọi "nghề" mà gọi nghề với ý khinh bỉ mỉa mai như nghề : cướp giật, đĩ điếm, mua gian, bán lận... đương nhiên không ai quí trọng !

TÔN GIÁO đối với đại đa số người trong xã hội đóng một vai trò quan trọng. Giáo chủ, giáo sĩ, tu sĩ, đạo sĩ, tăng sĩ, khất sĩ chơn chánh là những chiến sĩ truyền bá, rao giảng, hoằng dương giáo lý trong sáng cho mọi người... Làm việc đó, là một "NHIỆM VỤ THIÊNG LIÊNG" không được gọi là NGHỀ, vì giá trị nó vượt trội công dụng của tất cả NGHỀ !

NGHỀ TÔN GIÁO là những thành phần "mượn đạo tạo đời", lợi dụng thần thánh rao giảng Trời Trời... Phật Phật... Thánh Thánh... Thần Thần... rặc ri là hoang đường, ảo tưởng... xa rời thực tế ! Vì vậy, thời đại gần đây sáng tác cái từ HÀNH NGHỀ TÔN GIÁO nghe qua có hơi đau, nhưng thiền định sâu, mới thấy : Rõ là... chính xác ! Thật chính xác

.Tham Thiền 18

VỚT VONG

Tổ chức cầu siêu khắp nẽo đường !

Cầu về Cưc lạc cảnh Tây phương

Ai đưa ? Ai rước ? Bao giờ thấy ?

Tà kiến ! Hoang đường ! Thật đáng thương !

04 giờ, ngày 06/04/2010

(22-02-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 18

Đức Phật Thích Ca do tu mà được Giác ngộ, Giải thoát tột đỉnh cao, người đời gọi Ngài là "thành Phật".

Phật được quả Bồ đề, Niết bàn tại cõi mà hơn tám tỷ nhân loại đang sinh sống.

Gởi gắm "hồn" cầu nguyện đưa "hồn" đi cảnh giới mà con người chưa hề thấy biết, người đệ tử có học hiểu kinh điển Phật không chấp nhận.

Cầu nguyện hay chú nguyện để được theo ý muốn... là một biểu lộ tham vọng... ước mơ của con người không thật tế. Đói ăn mới no, khát uống nước mới hết khát, bịnh đau uống thuốc mới lành... điều đó ai cũng biết !...

Đạo Phật dạy : Con người có "tam nghiệp" là THÂN, KHẨU và Ý. Ba nghiệp ấy có thể tạo tội ác vô vàn, mà ba nghiệp ấy cũng tạo phước lành vô lượng. Làm ra khổ như : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh do con người, làm hiền thánh... cho đến địa vị Phật cũng do con người tu sửa, cải tạo thân khẩu ý mà nên.

"VỚT VONG" ? ! Tổ chức "vớt vong" là thành phần TÀ KIẾN không dính dáng với giáo lý đạo Phật. Tuy vậy, hàng giả, hàng nhái, hàng dỏm... ai cũng có thể bán ! Người có mắt "tinh đời" không nên mua, vậy thôi. Chợ đời mà...!

.Tham Thiền

RƯỚC VONG CẦU SIÊU

Thiết lập bàn vong mấy... vệ đường

Thầy cầu thầy gọi thật thê lương !

Hồn đâu ? Không thấy, người chen chút

Bán gánh mua bưng... đáng... cảm thương,

Tổ chức thuyền xông biển vớt... linh !

Tưởng rằng hồn ví nổi linh binh...!

Trời ơi ! Bạc trắng trùng dương sóng...

Hú vía ! Hồn "Sư" sắp "khỏi" mình !

Lạy trời lạy Phật lạy ông bà

Xin hứa từ đây gắng tránh xa :

Nói láo nói lừa cha nói dóc...

Cầu mà như ý ! Tôi... ở... nhà !

Sực tỉnh lòng tôi hối thiết tha !

Biết mình phung phí nửa đời hoa !

Xin nguyền sám hối cùng Tam bảo !

Trở lại đường Chơn bỏ nẻo Tà !

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 19

Thiết lập bàn vong hai bên vệ đường, tập kết linh hồn, đem xe "vớt vong" thỉnh "hồn" về đàn tràng để các kinh sư "cúng thí"... cho ăn, dạy cho sám hối, quy Tam bảo trong một vài ngày !... Đến ngày kết thúc đạo tràng, tất cả oan hồn, uổng tử đồng loạt xuất cảnh... về "Tây phương, Cực lạc"!... Lối tín ngưỡng như vậy, đạo Phật chánh tông không chấp nhận, vì hoàn toàn không thực tế, không có chân lý !

Đệ tử Phật chơn chánh ai cũng biết, Phật trụ thế tám mươi năm, Phật và đệ tử Phật không hề tổ chức "vớt vong" "cầu siêu" "cầu an" "cầu quốc thái dân an" "cầu phong điều võ thuận" "cầu thiên hạ thái bình"...

Bởi vì, Phật dạy : Tất cả ước mơ... mong đợi... trông chờ sự giúp đở phù hộ ở tha nhân, tha lực là người không thực tế. Cầu nguyện, van xin ở "đấng siêu hình" do tưởng tượng... càng đáng thương xót hơn !

Nếu cầu an, cầu siêu, cầu hạnh phúc an cư lạc nghiệp mà cầu được, thì sau khi thành Phật, Phật chỉ cần "soạn thảo" một nghi thức cầu an, một nghi thức cầu siêu hoặc thêm vài... ba... nghi thức gì đó, thế là xong ! Thuyết pháp chi cho nhọc cả năm mươi năm ?

Cầu mà được thì cầu cho mình... dại gì đi cầu cho người khác để rồi phải... đặt giá cả : Một "ngọ"? Hai "ngọ"? Nghe mất cảm tình !

.Tham Thiền 20

UỐNG TRÀ

Tiếng gà gáy sáng ỏ... ò... o...

Được chẳng vui nhiều ! Mất nhẹ lo !

Thế cuộc chuyển xoay như bóng ác

Tập nhìn vạn pháp tợ không hoa.

Đồi Tà Dương, ngày 10/04/2010

(26-02-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 20

Lại uống Trà ! Uống khoảng canh tư gà gáy sáng cũng là một cơ hội tham thiền và tu thiền trong ngày mới !

Phật và các thánh đệ tử Phật thọ dụng Niết bàn tại chỗ, do các ngài thường ở trong tư duy quán chiếu (thiền định). Cư sĩ, tu sĩ, đạo sĩ, khất sĩ nếu không thiền định sẽ không biết an lạc, giải thoát là gì. Thiền định ít, thọ dụng an lạc ít. Thiền định nhiều, an lạc giải thoát nhiều. Luôn an trú trong thiền định thì ta ở đâu Niết bàn ở đó. Kinh điển gọi "Niết bàn bất ly ư đương xứ"!

Khi được : Mừng nhiều, yêu nhiều, thương nhiều, quý nhiều ! Khi mất : Đau khổ tăng lên vạn bội. Trái lại : Mừng ít, yêu ít, thương ít, quý ít... lỡ mà "vô thường" cướp mất khổ sơ.. sơ.. chút ít...! Bởi vì đã chuẩn bị tư thế... đã biết :

"Thế cuộc chuyển xoay như bóng ác...!" Và đã "Tập nhìn : Vạn pháp tợ không hoa"...

Thường nghĩ nhớ chân lý vô thường : Thành trụ hoại không, sanh trụ dị diệt... Người đệ tử Phật sống nhẹ, sống khỏe, sống vui, sống tự tại... Kinh gọi : "Niết bàn bất ly ư đương xứ" là vậy

.Tham Thiền 21

ĐÀI CHUÔNG BỬU SƠN

Đài chuông tận đỉnh cánh đồi đông

Thông thả buông lơi điệu SẮC KHÔNG

Khổ hải vô biên ! Nghe tiếng gọi...

Quày đầu là bến hết long đong !

Đồi Tà Dương 11 giờ 57

Ngày 10/04/2010 ( 26-02-Canh Dần)

TRựC CHỉ Đề CƯƠNG - Tham Thiền 21

Tiếng chuông chùa (đại hồng chung) là một biểu thanh đối tượng của nhĩ căn. Với đạo Phật "nhĩ căn", "thanh âm" là cặp phạm trù đặc biệt, chủ thể và đối tượng có đặc tánh ưu việt mà ở nhãn, tỷ, thiệt, thân, ý năm căn còn lại không có, đó là ba đức : VIÊN, THÔNG, THƯỜNG.

1) Thỉnh một tiếng chuông, mười phương : Đông, tây, nam, bắc, tứ duy, thượng hạ đều nghe (đức VIÊN)

2) Thỉnh một tiếng chuông, cách tường tai vẫn nghe, xa gần đều nghe (đức THÔNG)

3) Có thỉnh chuông, nghe đã đành, không có tiếng chuông, nhĩ căn vẫn cứ nghe (đức THƯỜNG)

Đó là lý do chùa Việt Nam, chùa nào cũng cần có một "đại hồng chung" làm biểu thanh réo gọi thúc giục sự tinh tấn cho Phật tử gần xa của chùa mình. Các tiền bối có đề ra câu đối :

"Triêu cổ mộ chung cảnh tỉnh ái hà danh lợi khách"

"Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng mê nhơn"

Như Huyễn Thiền Sư dịch :

Sớm trống tối chuông nhắc nhở khách trần xa bể ái

Lời kinh ý Phật gợi lòng người tục tỉnh cơn mê

Quán Thế Âm Bồ tát thành công đắc đạo do QUÁN NIỆM nhĩ căn và âm thanh của trần thế !

.Tham Thiền 22

SINH NHẬT ?

Tám ba sinh nhật tám ba năm ?

Gì tháng ? Gì năm ? Bặt dấu tầm !

Hiện dụng : Mắt tai răng... thoái hóa...

Vô thường : Tri kỷ ! Tử : Tri âm !

Đồi Tà dươg 12 giờ 00

Ngày 14/04/2010 ( 01-03-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 22

"Tám mươi ba SINH NHẬT tám mươi ba năm". Nói r ra : Tm mươi ba lần sinh nhật là tám mươi ba năm, tám mươi ba năm tức là tám mươi ba tuổi. Vậy người ta ĂN MỪNG SINH NHẬT là "ăn mừng" cái gì đố ai nói trúng ?

ĂN MỪNG ngày sinh = trật !

ĂN MỪNG tám mươi ba năm = trật luôn !

ĂN MỪNG tám mươi ba tuổi = trật tuốt !

Lần thứ tám mươi ba sinh nhật, sinh nhật không còn hiện hữu nữa ! Tám mươi ba sinh nhật, tám mươi ba năm. Dựa vào đâu ? Dựa trên cái gì để xác định rằng : Năm ? Tháng ? Ngày ? Giờ ?... Tất cả những tên gọi ấy chỉ có "giả thuyết", "khái niệm" và "hồi tưởng" do vọng tâm ức niệm của con người.

Cái cụ thể, sự thật vẫn hiện hữu là : Mắt mờ, tai lảng, tóc bạc, da mồi, răng long, gối lỏng, toàn thân suy thoái vì sự chi phối của chân lý VÔ THƯỜNG. Sự chết mất rã tan kề cận bởi chân lý VÔ NGÃ.

Do vậy, gọi là "mừng sinh nhật" cũng tức là "mừng tử nhật". Đối với người trí SINH NHẬT và TỬ NHẬT không được gọi một mà cũng chẳng được nói là hai

.Tham Thiền 23

NẾU ĐƯỢC ƯỚC

Ra đi * an nhẹ thỏa lòng mơ

Ở lại đừng thương ! Khỏi... cúng... thờ...!

Gieo giống cy ngon thu trái ngọt !

Niết bàn là đấy ? Vãng sanh đây ?...

Đồi Tà Dương 17 giờ 00

Ngày 18/04/2010

( 05-03-Canh Dần)

* Khi chết, trong khi lâm chung...

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 23

NẾU ĐƯỢC ƯỚC một nhan đề của bi thơ mà cũng là một đối tượng thiền chứa đựng thâm ý : Rằng trên đường tu Phật đừng bao giờ khởi tưởng : ƯỚC hay MƠ !

Kẻ ra đi, người ở lại, nói cách khác, vấn đề tử biệt sanh ly. Sanh ly tử biệt ty thuộc nhân duyên, phước bo tự cảm, tự thọ của mỗi con người. "Tùy thuận pháp tánh". Pháp nhĩ như thị : Sanh như thị, trụ như thị, dị như thị, diệt như thị... Bất sanh pháp tướng !

... "Ở lại đừng thương khỏi cng thờ"...

Đó là hành động cương nghị quả cảm, đại hng đại lực, chỉ có người đại trí mới ứng dụng nổi, vì người ấy biết "Ty thuận pháp tánh", "Xứng tánh khởi tu".... Quán triệt được chân lý duyên sanh, thâm nhập chân lý nhân quả mới thành công như vậy được !

Phàm phu tục tử, người ta quí ở sự biểu lộ thương xót. Khóc lóc thảm thê, té lui xỉu tới, vật vã kêu gào... họ cho là... có hiếu !...

Người đệ tử Phật phải thọ dụng NIẾT BÀN trong cuộc sống. Phải an hưởng Cực lạc tại trần gian ! Hy vọng chờ Cực lạc, Niết bàn ở phương khác... hoặc thời gian... sau ! Khơng bao giờ có !

.Tham Thiền 24

MONG MANH

Tợ một cành hoa

Lục căn suy thoái vóc già nua

Thế sự còn chi chuyện thắng thua

Phú quý lợi danh : dòng nước chảy

Cơ đồ sự nghiệp : áng mây trôi

Tử sanh kinh cụ luôn thăm hỏi !...

Thành bại vinh hư chực đón chào !

Mệnh sống chưa về ba tấc đất !

Hay gì tự mãn một cành hoa...?

Đồi Tà Dương 08 giờ 30

Ngày 19/04/2010

( 06-03-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 24

"Lục căn suy thoái vóc già nua" câu thơ ấy chỉ dành nhắc nhở cho những ai đại phước. Thật tế còn những kẻ bất hạnh đâu đợi đến già nua mà đã "khiếm..." đã "khuyết..." rồi !

Cơ đồ sự nghiệp, phú quý công danh đâu phải dễ có. Phải một nắng hai sương, phải mua tảo bán tần, phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, hoặc phải vào sanh ra tử... hoặc phải vào cúi ra lòn, khi thì uốn gối lúc lại khom lưng... mới gầy dựng tạo nên sự nghiệp ấy ! Thế nhưng nó có bền vững gì đâu. "Phú quý hoa gian lộ, công danh thảo thượng sương" ! Đó là câu đúc kết oan nghiệt từ nghìn xưa !

"Tử sanh kinh cụ, thành bại vinh hư" những bóng ma quái ác đó, chúng ám ảnh đeo đuổi làm khổ não suốt một kiếp người. Vua quan sĩ thứ nó chẳng vị tình, không một ai ngoại lệ !

"Vị quy tam xích thổ, nan bảo nhất sanh thân

"Ký quy tam xích thổ, nan bảo bách niên phần"

Hay ho gì mà tự mãn một cành hoa

.Tham thiền 25

Thế cuộc VUI BUỒN ?

Ba thu tạm tránh chốn phồn hoa

Những tưởng trăm năm biệt xứ... nhà !

Ngõ cũ chùa xưa chừ lạ quá !

Láng giềng xa lộ tưởng phương nào...?

Thân tình thuở... ấy đâu còn nữa !

Thành thật giờ đây khó kiếm ra !

Thế sự cuộc cờ... chơi... chọn khách !

Vui ? Buồn ? Mỉm miệng !... rảo chân qua...!

Ngày 27/04/2010

(14-03-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 25

Người đệ tử thông minh của Phật, tìm sự AN LẠC hạnh phúc, tìm ngay ở tâm mình, không hy vọng, không gửi gắm tâm hồn ở nơi ai... khác.

An lạc ngoại cảnh, không có ! Ở tha nhân, không có ! Ở các thánh thần cõi trên, trên mây trên trời, không có ! Van xin Bồ tát... Phật ban cho... lại là thành phần vô minh che lấp dày đặc, không còn là đệ tử Phật nữa rồi !

Kinh điển Phật dạy rõ : "Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh. Dục tịnh Phật độ tiên tịnh kỳ tâm". Tâm ta kiến lập TỊNH ĐỘ cho ta. Tâm ta thiết kế xây dựng Niết bàn cho ta. Cực lạc, Niết bàn không có từ bên ngoài... để rồi... ai đó... ban tặng cho... ai được.

Cái vui ngoại cảnh rất giả tạm mong manh, nó đến đi, sanh diệt như mây khói... như bọt nước, như cánh phù dung...!

Vui thế thái nhơn tình thì y như hạnh phúc an vui của những diễn viên trên sân khấu... "Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm"...!

... "Thế sự cuộc cờ chơi chọn khách"...

Thế cuộc nói vui cũng không trúng, mà trúng ! Nói buồn cũng không trúng, mà trúng ! Tâm là chàng họa sĩ, vẽ hết thảy thế gian...!

.Tham thiền 26

NHÌN QUA TUỆ NHÃN

Thiền định giỏi bùng phát ra trí tuệ.

Giác ngộ rồi ! Căn cảnh : Khói sương mù...

Bảo rằng không mà không được hiểu ngoan không

Rằng là có nhưng đố ai tìm ra bản chất ?

Thấy biết rõ thế gian không thực thể...!

Y tha duyên hiện tượng khởi trùng trùng...

Tựa danh ngôn mà vạn vật có tuổi tên...!

Qua tuệ nhãn : Vạn pháp không hư không thật

Người là chi ? Trời, thần, thánh, Phật... là chi ?

Cùng bản chất của những gì không bản chất !

Hữu vi pháp chỉ là phù vân... ảo... ảnh...

Sống ! Sống chơi !... Rồi chết ! Lại cũng là... chơi !

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 26

Giới định tuệ, tam vô lậu học là động cơ, guồng máy then chốt của đạo Phật. Từ cơ sở đó, phát triển lên tam tuệ học : Văn, tư, tu, một hệ thống giáo lý vô tiền khoáng hậu, vì tánh cách học đạo, hành đạo và chứng đạo của Phật giáo không có lý do hay điều kiện để lỗi thời.

Lục căn, lục cảnh nói có cũng trúng, nói không cũng trúng. Nói không có cũng trúng, nói không không cũng trúng. Nói gì cũng không trúng là trúng !

Không gian, thời gian và hiện tượng vạn hữu được cái "thế gian" ấy đùm bọc, chở che sanh sôi phát triển, có thứ nào có "tự thể" của nó để sanh ra nó ? Tất cả đều có chung một tánh " Y THA DUYÊN NHI SANH KHỞI. Đương nhiên, vạn tượng vốn chẳng... tuổi... tên...

Do vậy, hiện tượng vạn hữu : Không thật, mà cũng không hư...

Từ con người cho đến Phật ứng thân không ngoại lệ "Y THA KHỞI TÁNH".

Với lỗ tai của người đệ tử Phật thiệt, có học Phật thiệt, nghe nói : "PHẬT NGỌC" là tự nó nhợn ra ! Cố kềm chế giữ lại mà không giữ lại được !

.Tham thiền 27

PHẬT GIÁO THẾ KỶ 21 ?

Đời nay có chuyện lạ kỳ

Ngọc mà là Phật ! Còn gì giải phân ?

Kinh doanh bất kể lương tâm

Miễn sao nhiều bạc lắm vàng là ham

Á Âu Úc Mỹ một dường

Thê phong ấm tử là đường... quang vinh

Nghĩ ra diệu kế "... buôn thần"...

Món hàng bán mãi không mòn không hao !

Tên hàng ta mượn "mác" xưa

Thích Ca Phật ấy ! Tên này nổi danh...

Ta mua tảng đá chành hoành

Gọi là ĐÁ NGỌC... tạo hình... lão kia

Mỹ danh PHẬT NGỌC gán cho !

"Thầy tu", "thế giới"... "cò ke"... biết gì !

Truyền rao... cho mướn khắp nơi

Á Âu Úc Mỹ mướn thôi linh đình !

Chim trời cá nước thênh thênh

Cùng săn cùng lưới mỗi chuyên nghề mình

Nhóm đưa phe rước rang rình !

Dầm sương dãi nắng tìm tòi... cúng... xin...

Phật ôi ! Phật đến mà coi !

Như Lai đệ tử dạy hoài tuốt lơ !

Thành phần "bất sĩ" đầu cơ...

Phun vào đạo Phật hỏa mù khói hôi...

Người con Phật tội tình chi ?

Cúng dâng, khấn lạy những gì... không đâu !?

Trời ơi ! Có thấu chăng nào ?...

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 27

Tham gia tổ chức... đón rước "PHẬT NGỌC" là thành phần "xa lạ" với Phật, không phải đệ tử thiệt của Phật.

Tham gia tổ chức đón rước TƯỢNG CỐT PHẬT NGỌC là thành phần đệ tử "hữu danh vô thật" không học, không biết gì về PHẬT...!

"Học giả", "Trí giả", "Diễn giả", "Tác giả", "Ký giả", "Đọc giả", "Khán giả", "Hành giả", "Thiền giả"... Phật là "GIÁC GIẢ". PHẬT là người ! Là một con người ! Phật không bao giờ là "đất" là "gỗ" là "xi măng" là "đồng" là "vàng" là "đá" là "NGỌC"...

Gọi là TƯỢNG thì tượng gì cũng TƯỢNG. Lạy TƯỢNG khấn TƯỢNG, lạy khấn trước tượng gì cũng như nhau. Ngu gì phải mướn, phải đón rước tượng NGỌC để lạy mới được ? PHẬT mà "PHẬT NGỌC" ! Quá VÔ MINH, làm sao cứu họ cho nổi ! Phật ơi !

Lãnh đạo tôn giáo trở thành "HÀNH NGHỀ TÔN GIÁO" là vậy. Kinh doanh trời Phật rõ ràng !

Thôi đi ! Đừng biện minh gì nữa ! "NÓI GÌ CŨNG KHÔNG TRÚNG, LÀ TRÚNG" ! Ấy mà...!

TRÁCH PHẬN SAO NGHÈO ?

Đời tôi tin tưởng khắp cùng nơi...

Miếu hiển chùa linh lạy... khấn... hoài...

Thần... cậu... thánh... cô... dâng đủ lễ...!

Vẫn nghèo ! Thiếu... đói... rớt mồng tơi ???

6 giờ, ngày 10/05/2010

(27-03-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 28

Lòng tin là một đức tánh tốt của con người. Ta phải tôn trọng đức tin !

"Quỷ", "ma", "thần", "thánh", "cô", "cậu", "ông", "bà"... nhiều người tin tưởng... tôn... thờ chúng chỉ có "danh" "từ" mà không có sự thật, và danh từ ấy chỉ do nghe rồi tưởng tượng của số người ưa sống bằng tưởng tượng. Sự thật, nó không có với tất cả mọi người, vì nó phi chân lý.

Quỷ... ma... thần... thánh... siêu hình huyễn hoặc... van xin lạy lục cầu khấn không được gì, vì đó là chân lý.

Người thật, việc thật, ông bà thật, cha mẹ thật, thầy thuốc thật, quan toà thật ở trong xã hội thật, nhưng nếu ta là thằng con ngỗ nghịch, bất lương, bất hiếu, một công dân trời đánh thánh đâm, khi sa cơ vào thọ tù, thọ tử...lạy lục, khấn cầu, van xin... cũng không tác dụng... nữa là...

Phải trồng cây mới có quả hưởng... phải vo gạo nấu mới có cơm ăn... bạn ạ !... !

.Tham thiền 29

ĐÂU NGUỒN CHÂN LÝ ?

Vũ trụ tương quan hợp tác thành !

Sự này hòa hợp vật kia sanh !

Đây đồng, đó dị luôn mâu thuẩn !

Thống nhất ngoài chung, đối lập riêng... !

7 giờ, ngày 11/05/2010

(28-03-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 29

Không gian, thời gian là thứ "nguyên liệu" không "chất", hợp tác tương quan cùng các "chất" "duyên khởi" hình thành hiện tượng vạn hữu nghìn sai muôn khác, gọi đó là "thế gian" !

Thế gian bao hàm, trùm chứa SỰ và VẬT. Sự vật là tác phẩm sản xuất bởi thế gian. Tất cả sanh khởi và hình thành theo quy luật : Đồng dị, thành phá, sanh diệt... đạo Phật gọi đó là "sáu tướng viên dung".

Vạn pháp lúc sanh có diệt, khi diệt có sanh, trong thống nhất có đấu tranh, đấu tranh để thống nhất, chung do nhiều cái riêng, vi trần hợp thành thế giới, một của nhiều, nhiều do một. Vạn vật luôn luôn trong trạng thái mâu thuẩn đối lập, chuyển hóa mà tồn sanh...

Sự vật luôn luôn "vô thường" thay đổi ; hợp để rồi ly, sanh để rồi diệt,... tồn sanh trong mâu thuẩn, phủ định lẫn nhau. Vì không có gì tự nó có để sanh ra nó !

Đức Thế tôn nói " "Tất cả pháp vô ngã" là vậy.

Vô ngã là chân lý, vô thường là chân lý, nhân duyên sanh" là chân lý !... Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là chân lý

.Tham thiền 30

TẬN ĐỈNH ĐỒI CHUÔNG

Cảnh trí nào hơn cảnh trí này !

Niết bàn ! Cực lạc ! Tại nơi đây !

Trăm năm cuộc sống khôn tìm dễ !

Tịnh độ đừng mơ cõi phía tây !

16 giờ, ngày 11/05/2010

(28-03-Canh Dần)

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG - Tham Thiền 30

Đài chuông Bửu Sơn Tự được kiến thiết tột đỉnh đồi cao. Cảnh trí đỉnh đồi cứ như hiện tại có thể nói nơi đây là một trợ duyên rất tốt, phù hợp cho những tâm hồn thích tịch tỉnh, bằng lòng với "HẠNH NGUYỆN KHẤT SĨ", chuyên cần tinh tấn đi sâu vào con đường THIỀN, TỊNH.

Cảnh trí ĐỒI CHUÔNG BỬU SƠN TỰ, người KHẤT SĨ tốt, biết học, ham tu thích sống một mình, có thể tự xây dựng NIẾT BÀN, tự kiến thiết TỊNH ĐỘ tại chỗ ở của mình đang sinh hoạt, giống như đức Phật Thích Ca và các thánh chúng đệ tử Phật ngày xưa...

TỰ TÁNH DI ĐÀ, DUY TÂM TỊNH ĐỘ, chư Tổ tiền bối cũng đã khổ công nhắc nhở dạy bảo quá nhiều ! Vậy mà một số người không nghe, không tỉnh ngộ ; suốt cuộc đời, ôm mộng tưởng điên đảo : Rằng sau khi chết, LINH HỒN TRỰC VÃNG TÂY PHƯƠNG.

Sau khi chết, linh hồn "trực vãng Tây phương" là một ý niệm hoang tưởng, sai lầm không bao giờ có được...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tuechau