ngon tay dui trong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NGÓN TAY DÙI TRỐNG

Ngón tay dùi trống (clubbing finger) hay còn gọi là ngón tay Hippocrates (do ông miêu tả đầu tiên).

1. Tiêu chun ngón tay dùi trng:

- Góc Lovibond >= 180o

- Hay AB = CD.

- Gần đây nhất là thước đo độ cong của móng của Goyal và cộng sự thường được sử dụng để xác định chẩn đoán bằng những biện pháp thăm khám lâm sàng đơn giản và có thể dùng để xác định ngón tay dùi trống và theo dõi diễn tiến của nó một cách khách quan.

2. Nhng thương tn thường có ngón tay dùi trng:

Mặc dù xuất hiện trong nhiều trường hợp nhưng cơ chế gây ra vẫn chưa được sáng tỏ. Những trường hợp di truyền không liên quan đến những rối loạn cơ thể khác. Những trường hợp bệnh lý có xuất hiện ngón tay dùi trống gồm :

2.1 Bnh phi (75-80%)

- Carcinom phế quản

- Nhiễm trùng mạn : lao, áp xe phổi, dãn phế quản, viêm màng phổi mủ.

- Khí phế thủng và bệnh tim phổi, COPD

- Tổn thương trung thất

- Xơ hoá mô kẽ.

2.2 Bnh tim (10-15%)

- Bệnh tim có tím bẩm sinh

- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

- Rò động tĩnh mạch phổi, u nhầy nhĩ

2.3 Xơ gan

2.4 Bnh d dày rut:

- Viêm loét kết tràng, bệnh Crohn.

- Granulomatous colitis (viêm đại tràng u hạt ??)

- Viêm ruột khu trú

- Ung thư

- Tiêu phân sống (không rõ nguyên nhân)

2.5 Cường giáp

2.6 Bnh Hb

2.7 Ngón tay dùi trng mt bên thường do bất thường cung động mạch chủ, phình động mạch, tăng áp động mạch phổi trong còn ống động mạch.

3. Chn đoán phân bit :

- Móng cong quá mức (thường gặp ở người Mỹ gốc Phi)

- Nốt Heberden

- Nang xương ở đầu chi

- Nhiễm trùng đầu chi.

4. Tiếp cn chn đoán :

4.1 Bnh s :

Tiền căn gia đình có người có ngón tay dùi trống, xuất hiện đã lâu và không có những dấu hiệu bệnh lý khác gợi ý thể di truyền. Những triệu chứng ho, khó thở, tiền căn hút thuốc lá ,... gợi ý bệnh phổi trong khi tím tái, sốt, ... lại gợi ý đến những rối loạn tim mạch. Cũng như vậy khi gặp vàng da, thói quen nghiện rượu, tiêu chảy, run,lại gợi ý những thươg tổn cho gan, dạ dày ruột hay cường giáp.

4.2 Khám thc th :

Có thể tìm thấy các triệu chứng :khò khè, ran, hạch dưới đòn, tiếng thổi, vàng da, tuần hoàn bàng hệ (vascular spiders), tuyến giáp to, lồi nhãn cầu (trong cường giáp) (thyroid eye sign).

Ngón tay dùi trống không phải là triệu chứng quan trọng trong chẩn đóan xác định, nó chỉ gợi ý đến đến những bệnh có thể xuất hiện ngón tay dùi trống. Vì vậy phải chủ định tìm những dấu hiệu gợi ý khác góp phần chẩn đoán cũng như thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác nhằm tìm ra bệnh nền thực sự.

5. Cn lâm sàng :

- Công thức máu

- Phân tích nước tiểu

- X-quang ngực thẳng

- ECG

- Chức năng gan

- T3, T4.

- Khí máu động mạch

- Tìm máu ẩn trong phân

- Nội soi đại tràng, chụp cản quangbarium, nội soi dạ dày ruột non nếu nghi ngờ bệnh lý dạ dày ruột hay tìm thấy máu ẩn trong phân.

P/s :

Mặc dù dấu hiệu ngón tay dùi trống rất thường hay gặp trong các diễn tiễn bệnh khác nhau nhưng điều đáng ngạc nhiên là cơ chế của nó vẫn chưa rõ ràng. Những diễn tiến bệnh khác nhau có thể đi theo những hướng khác nhau dẫn đến một kết quả chung. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng dòng máu đến phần ngón tay dùi trống. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng đây là kết quả của sự giãn nở các mạch máu ở đầu xa của ngón, nhưng nguyên nhân của nó thì vẫn chưa được biết đến. Người ta cũng không biết cơ chế chính xác tại sao khi gia tăng lượng màu đến lại dẫn đến sự thay đổi mô liên kết mạch máu ở dưới giường móng. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng yếu tố chung của hầu hết các type ngón tay dùi trống là sự giãn nở mạch máu ở đầu xa của ngón dẫn đến tăng lượng máu đến khu vực đó. Những giả thuyết về các tác nhân gây giãn mạch từ hệ tuần hoàn hoặc khu trú, do cơ chế thần kinh, đáp ứng với tình trạng thiếu oxy máu, bẩm sinh, hoặc kết hợp của các nguyên nhân trên hoặc từ những nguyên nhân khác vẫn chưa được chấp nhận ở thời điểm hiện tại. Bằng chứng của giả thuyết về những tác nhân gây giãn nở mạch máu được đặt ra do người ta tìm thấy mối liên hệ giữa ngón tay dùi trống với bệnh xanh tím bẩm sinh do tim. Những tác nhân gây dãn nở mạch máu, thường bị bất hoạt khi máu đi qua phổi, và quá trình này sẽ không xảy ra nếu như bệnh nhân có shunt phải-trái. Những bệnh nhân bị tứ chứng Fallot nặng có tỷ lệ bị ngón tay dùi trống cao. Sau phẫu thuật làm giảm bớt shunt thì ngón tay dùi trống cũng được cải thiện. Những quan sát trước đây cũng phát hiện ra ngón chân dùi trống xuất hiện ở những bệnh nhân còn ống động mạch được điều trị muộn, ở những bệnh nhân này, máu trong động mạch phổi đi thẳng vào động mạch chủ xuống mà không qua phổi. Khi không có sự hiện diện của shunt, các tác nhân gây giãn mạch có thể được sản xuất bởi mô phổi, hoặc có thể là nó đi qua hệ tuần hoàn phổi mà không bị bất hoạt. Những tác nhân đó có thể là ferritin, prostaglandin, bradykinin, adenine nucleotide, và 5-hydroxytryptamine. (lấy từ diên đàn y khoa đó).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoc