GIẢI MÃ CÁCH HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



I) 6 sai lầm thường gặp khi học ngữ pháp tiếng anh:

   1) Không có định hướng mục tiêu cụ thể:

- Nhiều bạn học tiếng Anh không xác định được cụ thể bạn muốn học để làm gì? Học để giao tiếp cơ bản, phục vụ công việc theo chuyên ngành hay để thi lấy chứng chỉ,... Mỗi mục tiêu dẫn đến phương pháp học ngữ pháp khác nhau và đem lại hiệu quả riêng.

- Nếu bạn học tiếng Anh với mục đích giao tiếp được với người bản ngữ, vậy bạn không cần phải quá chú trọng đến cấu trúc ngữ pháp nâng cao. Bạn chỉ cần học những điểm ngữ pháp tiếng Anh căn bản và trọng tâm, bạn đã có thể giao tiếp được tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng nếu bạn muốn học ngữ pháp tiếng Anh để thi lấy các chứng chỉ TOELF, TOEIC, IELTS,... vậy bạn cần phải học kiến thức ngữ pháp tiếng Anh chuyên sâu.

- Do đó, xác dịnh mục tiêu cuối cùng sẽ giúp bạn định hướng sắp tới mình cần làm những gì. Nội dung cần học được là gì để lên kế hoạch, chọn tài liệu phù hợp nhất. Không có đích đến cụ thể sẽ khiến bạn mất phương hướng từ đó việc học tiếng Anh nói chung và ngữ pháp nói riêng đều không đem lại kết quả tốt nhất.

   2) Không xây dựng lộ trình học:

- Sau khi xác định mục tiêu, việc xây dựng lộ trình chuẩn là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong việc học ngoại ngữ. Hầu như rất nhiều bạn cứ học, học và không hề xây dựng lộ trình học cụ thể cho bản thân. Đây cũng là bước dễ sai lầm nhất với các bạn học tiếng Anh. Bạn chưa xác định được kế hoạch học tập phù hợp nhất với khả năng của bản thân.

   3) Thiếu tập trung cao độ:

- Thiếu tập trung, thiếu quyết tâm chính là sai lầm học tiếng Anh điển hình nhiều bạn gặp phải. Học tùy hứng, lúc nào thích thì học. Chúng ta có vô vàn những yếu tố bên ngoài dẫn đến mất tập trung, hứng thú với tiếng Anh bị giảm sút. Vậy, làm cách nào để tăng cường đam mê với tiếng Anh.

- Bạn nên tự tạo cảm hứng với tiếng Anh. Luôn tự động viên mình rằng tương lai nếu có tiếng Anh sẽ thành công ra sao. Cho dù không thành công, bạn học được một ngôn ngữ mới. Xem phim hoặc đọc truyện không cần bản dịch sẽ tự hào như thế nào.

   4) Không thường xuyên luyện tập:

- Nếu bạn chỉ học kiến thức mới nhưng không ôn lại thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng quên tất cả những gì đã nạp vào đầu. Dù vậy, nhiều bạn học ngữ pháp tiếng Anh lại không nhớ điều đó. Bạn chỉ học các cấu trúc câu đúng một lần duy nhất. Không ôn tập, không lặp lại, không sử dụng, làm sao bạn có thể thành công với cách học này?

- Muốn học tốt, bạn cần kết hợp học và luyện tập đều đặn thường xuyên. Để não bộ ghi nhớ thông tin tốt nhất, bạn có thể luyện tập theo tần suất sau:

  + Sau 1 ngày, bạn ôn lại điểm ngữ pháp một lần.

  + Sau 7 ngày, bạn ôn lại thêm một lần nữa.

  + Sau 30 ngày, ôn lại lần cuối cho cấu trúc ngữ pháp đã học.

- Với cách ôn này, bạn sẽ nắm được cách kết hợp, sử dụng câu từ chuẩn xác nhất. Việc áp dụng trở nên trơn tru và dễ dàng hơn rất nhiều. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh dù đa dạng nhưng vẫn có giới hạn và bạn có thể luyện tập để sử dụng một cách tốt nhất. Do vậy, đừng lười biếng, hãy để bản thân có thêm nhiều sự lựa chọn trong tương lai bạn nhé.

   5) Không áp dụng vào thực tế:

- Nhiều bạn học ngữ pháp tiếng Anh và chỉ luyện tập bằng cách giải bài tập theo đề thi, đề kiểm tra. Điều này khiến việc sử dụng tiếng Anh trong thực tế của bạn gặp khó khăn. Bạn cần ứng dụng những gì mình đã học vào giao tiếp để ngôn ngữ mình học không là ngôn ngữ chết. Cách dễ nhất để áp dụng ngữ pháp vào thực tế là bạn phải sử dụng chúng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày.

- Bạn có thể tự đặt câu với những điểm ngữ pháp đã học. Đọc các câu này lên thành tiếng và điều chỉnh ngữ điệu phù hợp, bạn đã kết hợp luyện nói. Viết các câu thành một câu chuyện hoặc theo một đề tài nào đó, bạn xây dựng được kĩ năng viết. Như vậy, với các học ngữ pháp tiếng Anh có sự ứng dụng, bạn kết hợp được nhiều kĩ năng khác đi kèm. Đừng để kiến thức mình tiếp thu chỉ là lí thuyết suông, không có giá trị. Hãy sử dụng thường xuyên, đều đặn, đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình học tiếng Anh của mình.

   6) Quá sợ hãi:

- Đối với một số bạn, học tiếng Anh là sự ám ảnh kinh hoàng. Bạn nghĩ rằng mình không có năng khiếu học. Nghe qua chúng ta sẽ cảm nhận được sự buông xuôi không muốn cố gắng của những người như vậy phải không? Đừng quá tạo áp lực cho chính mình. Có thể trong thời gian qua bạn chưa tìm được phương pháp hợp lí nên thành công chưa đến, không có nghĩa điều ấy sẽ có dài mãi mãi.

- Tự tin lên, làm lại tất cả từ đầu, tin rằng bạn sẽ trở nên thuần thục với ngoại ngữ này.

- Đừng để sợ hãi ngăn chặn con đường đến với thành công của bạn. Những sai lầm trong quá trình học ngữ pháp tiếng Anh kể trên thường thấy ở các bạn theo đuổi ngôn ngữ này một thời gian dài. Nếu đã nhận ra vấn đề của bản thân, hãy cố gắng khắc phục để thành công trong thời gian sớm nhất nhé.


II) 8 bước học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả:


   1) Học có mục đích rõ ràng:

- Cho dù bạn làm bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn thì bạn cần phải có mục đích rõ ràng. Với kiến thức ngữ pháp cũng vậy, kể cả những người thông minh, có trí nhớ tốt đến mấy cũng khó lòng mà nhồi nhét hết cả khối kiến thức khổng lồ. Do đó để thành công, bạn cần chọn lọc ra đâu là mục tiêu mà mình hướng đến và lựa chọn kiến thức sao cho phù hợp. Học có mục đích rõ ràng là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.

- Bản thân bạn hãy viết ra bản mục tiêu hành động rõ ràng bằng cách tự mình trả lời những câu hỏi sau:

- Bạn hãy trả lời các câu hỏi trên càng chi tiết càng tốt. Hãy làm một bản mục tiêu và dán lên góc học tập của mình để tạo động lực mỗi khi gặp khó khăn hay muốn bỏ cuộc.

   2) Chia nhỏ mục tiêu:

- Thêm vào đó bạn cần chia nhỏ mục tiêu học tập thành từng phần riêng biệt. Bởi vì mục tiêu thì thường lớn là điều đương nhiên. Nhưng để thực hiện thành công mục tiêu đó thì bạn cần xây dựng thành mục tiêu nhỏ để dễ thực hiện và cũng là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.

- Chẳng hạn bạn đặt ra kế hoạch cho bản thân:

   3) Tập trung vào ngữ pháp mình cần, mình muốn học trước:

- Tránh tình trạng học lan man, hãy học tập trung theo chủ đề. Học chủ đề mà mình đang cần nhất sẽ là cách sáng suốt nhất giúp bạn nhanh chóng tiến tới đích. Và cũng là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn tự học và thực hành nhiều nhất. Bởi vì những thứ này là những thứ bạn cần, bạn buộc phải ép mình phải học phải hoàn thành.

    4) Học cái mới và ôn luyện đều đặn hàng ngày:

- Thời gian từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút mỗi ngày để tập trung ôn luyện. Sau đó bắt tay học nội dung mới sẽ giúp bạn tiếp thu nhanh và đạt được mục tiêu đúng theo kế hoạch. Bạn sẽ dễ gặp phải những cám dỗ ở ngoài thực tạo như lướt facebook, xem phim.

- Ban đầu chỉ vài phút sau đó chuyển thành 1 tiếng, 1 tiếng 30 phút và thậm chí là cả buổi tối. Do đó bạn cần thay đổi thói quen này ngay lập tức. Một khi đã thay đổi được thì bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn. Bạn hãy thử học bằng một trong những phương pháp sau:

   5) Tập trung học tập:

- Để tập trung cho việc học, bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen học tập, học ở nơi yên tĩnh không bị quấy rầy bởi những tiếng động bên ngoài, thử phương pháp mới hoặc lên kế hoạch học tập thực sự hiệu quả và cho phép tâm trí của bạn được thư giãn mỗi khi cần.

- Lập thời gian biểu. Nếu bạn sắp phải học suốt cả đêm hãy lên kế hoạch cho việc học. Dành 5 – 10 phút nghỉ ngơi sau mỗi 30 – 60 phút học tập. Não của bạn cần được thư giãn để nạp lại năng lượng. Đó không phải là sự lười biếng mà là thời gian để não tổng hợp thông tin.

   6) Học một cách chủ động:

- Để tập trung cho việc học, bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen học tập, học ở nơi yên tĩnh không bị quấy rầy bởi những tiếng động bên ngoài, thử phương pháp mới hoặc lên kế hoạch học tập thực sự hiệu quả và cho phép tâm trí của bạn được thư giãn mỗi khi cần.

- Lập thời gian biểu. Nếu bạn sắp phải học suốt cả đêm hãy lên kế hoạch cho việc học. Dành 5 – 10 phút nghỉ ngơi sau mỗi 30 – 60 phút học tập. Não của bạn cần được thư giãn để nạp lại năng lượng. Đó không phải là sự lười biếng mà là thời gian để não tổng hợp thông tin.

- Nếu bạn thấy tâm trí bắt đầu miên man với những suy nghĩ, hãy dừng việc này ngay lập tức.

   7) Ôn lại và đánh giá việc học của bản thân:

- Việc ôn lại kiến thức sau mỗi bài học là vô cùng cần thiết để bạn có thể biết nhớ được kiến thức một cách tổng quan. Việc đánh giá lại những bài học mình đã học cũng sẽ chỉ cho bạn biết đã học được đến đâu, đã nắm được kiến thức gì và những kiến thức đã bị lãng quên sau khi học xong một số bài. Việc làm này sẽ giúp gia tăng khả năng học và kiểm soát việc học của bạn một cách chặt chẽ cũng như giúp bạn hoàn thành được các bài học mà bạn đã học được một cách hiệu quả nhất.

   8) Tự thưởng cho bản thân để tạo động lực học:

- Việc ôn lại kiến thức sau mỗi bài học là vô cùng cần thiết để bạn có thể biết nhớ được kiến thức một cách tổng quan. Việc đánh giá lại những bài học mình đã học cũng sẽ chỉ cho bạn biết đã học được đến đâu, đã nắm được kiến thức gì và những kiến thức đã bị lãng quên sau khi học xong một số bài. Việc làm này sẽ giúp gia tăng khả năng học và kiểm soát việc học của bạn một cách chặt chẽ cũng như giúp bạn hoàn thành được các bài học mà bạn đã học được một cách hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro