18-10-20. Tiếp tục Thư tình gửi một người

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Con gái Huế. Chỉ đọc lên cũng nghe thấy một vùng e ấp, đằm thắm, thướt tha, kín đáo, dịu dàng. Hẳn con gái Huế mang một vẻ đẹp gì thơ lắm, nên thơ ca và những gì đẹp nhất cứ tự nhiên mà tìm đến họ thôi.

Hôm nay đọc về bà Ngô Vũ Dao Ánh, chủ nhân của những lá thư tình Trịnh Công Sơn kiên trì gửi suốt 30 năm, cũng là nguồn nhạc cảm cho những bài hát mà mình thích nhất: Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em, Ru em từng ngón xuân nồng,... Rồi còn có cả Hoàng Thị Kim Cúc, nàng thơ thôn Vĩ của Hàn Mặc Tử, cũng là người xứ Huế.

Gió nước nơi đó có gì mà nuôi ra được những người con gái như thơ như mộng thế nhỉ? Hay chính tình yêu của những người nghệ sĩ đã khiến vẻ đẹp của họ trở thành bất tử?

Mình vẫn đợi một ngày được quay lại đó, nghe giọng Huế thương, ngắm sông Hương núi Ngự...

---

 Đọc thư của Trịnh Công Sơn, lại nghĩ về những bức thư mình.

Mình cũng có lối viết thư tương tự vậy, đương nhiên là văn phong và từ ngữ thì không cách nào bằng được, chỉ là cả mình và ông đều dốc hết lòng dạ để trải lòng vào con chữ, chẳng giấu diếm, không giữ lại chút gì, cũng như thường dùng thế giới bên ngoài như tấm gương để soi chiếu nội tâm mình.

Vậy nên khi đọc những lá thư ông viết, mình thấy mình gần ông hơn, gần bởi đồng thanh tương ứng, bởi đọc như thấy người.

Và mình chợt nhận ra, bản thân đã lâu lắm rồi không còn viết những lá thư như thế, ít nhất là đối với những lá thư gửi cho người khác đọc. Vì thư mình, khác với nhật ký, chẳng phải là chốn để bộc lộ tâm hồn, chẳng qua cũng chỉ có thể xem như một phương thức giao tiếp với bên ngoài. Vậy thì, không phải là nên viết sao cho người đọc được hài lòng à? Chỉ có điều, giao tiếp chính là cầu nối cho thấu hiểu, mình không dám giao ra chân tâm mình toàn vẹn, lấy đâu ra tư cách để mong người đón nhận bản thể chân thật của mình?

---

  Huhu, Trịnh Công Sơn trẻ trâu thật sự, viết thư suốt ngày chèn tiếng nước ngoài, chả khác méo gì mình viết tạp văn.   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#月声