Bài thi GHK khối 10 ( Khăn thương nhớ ai )

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Thời gian là thứ hàng hóa xinh đẹp, là một sản phẩm của cuộc đời. Cách bạn sửdụng thời gian sẽ định hình cho cuộc sống của bạn, qua nhiều phương thức khác nhau.Thế mà chúng ta vẫn sử dụng thời gian một cách sai lầm, trong khi cứ ước mong mình cóthêm nhiều thời gian hơn.

[...] Tôi được biết John Templeton, một chuyên gia về tài chính, không bao giờ điđâu mà lại không mang theo một cuốn sách trong cặp. Nhờ đó, nếu phải đứng xếp hàng,ông có thể dùng thời gian chờ đợi để đọc sách, học hỏi và phát triển. Tôi cũng đọc trongtạp chí Rolling Stone rằng ca sĩ Madona rất ghét lãng phí thời gian. Khi đến một câu lạcbộ nào đó, cô thường mang theo một cuốn sách bên mình để tận dụng thời gian khi khôngkhiêu vũ. Các khách hàng của tôi cũng thế. Họ sống cuộc đời rất thành đạt nhờ đã tận lựcquản lý thời gian hiệu quả.

[...] Tôi chỉ phát hiện rằng những ai có nhiều thời gian vui tươi nhất chính làngười biết lên kế hoạch và sử dụng thời gian triệt để. Theo kinh nghiệm của tôi, những aihầu như luôn cảm thấy căng thẳng và cuộc sống lúc nào cũng có chuông báo động vanglên đều là những người để cuộc đời đưa đẩy, không chịu dành thời gian thiết lập kếhoạch, xác định mục tiêu và thực hiện kế hoạch từng được nghiên cứu kỹ lưỡng...

(Trích Điều vĩ đại đời thường, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2019, tr.237-238)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0.5 điểm) Theo tinh thần đoạn trích, tác giả đã phát hiện ra ai là người cónhiều thời gian vui tươi nhất?

Câu 2. (0.5 điểm) Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn sau:"Tôi được biết John Templeton, một chuyên gia về tài chính, không bao giờ đi đâu mà lạikhông mang theo một cuốn sách trong cặp."

Câu 3. (1.0 điểm) Việc tác giả nhắc đến chuyên gia tài chính John Templeton vàca sĩ Madona có tác dụng gì trong đoạn trích trên?

Câu 4. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc sử dụng thời gianmột cách hợp lý.

Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích bài ca dao sau:

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.83)

Qua đó, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về tình yêu đôi lứa của người phụ nữtrong xã hội phong kiến.

BÀI LÀM

Câu 1.
Theo tinh thần đoạn trích, tác giả đã phát hiện ra người có nhiều thời gian vui tươi nhất chính là người biết lên kế hoạch và sử dụng thời gian triệt để.

Câu 2.
Thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn: "Tôi được biết John Templeton, một chuyên gia về tài chính, không bao giờ đi đâu mà lại không mang theo một cuốn sách trong cặp." là: thành phần phụ chú ( một chuyên gia về tài chính ) .

Câu 3.
Việc tác giả nhắc đến chuyên gia tài chính John Templeton và ca sĩ Madona có tác dụng như một dẫn chứng để nhấn mạnh nhằm tăng sức thuyết và sự hấp dẫn về vấn đề sử dụng và quản lý thời gian một cách hợp lý mà đoạn trích đã đề cập đến.Qua đó khẳng định về sự quý giá của thời gian trong cuộc sống của con người.

Câu 4.
Nội dung chính của đoạn trích trên là : bàn về ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng thời gian một cách hợp lý.
Qua đó khuyên chúng ta nên biết tận dụng thời gian rảnh của mình để làm những việc có ích,biết trân trọng thời gian để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.Đừng nên lãng phí mà hãy tận dụng thời gian để chúng ta không bao giờ hối hận về những đã qua.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

BÀI LÀM

Qua đoạn trích ,chúng ta có thể thấy thời gian cũng như những giọt nước mắt,chỉ chảy xuôi chứ nào có chảy ngược lại bao giờ?Cho nên chúng ta cần phải biết trân trọng và ý thực được ý nghĩa của việc sắp xếp thời gian một cách hợp lý để không bao giờ cảm thấy hối tiếc về những gì mà mình đã làm.Vậy thời gian là gì? Thời gian là khoảnh khắc trôi chảy tuyến tính trong cuộc sống,nó vô hình và thật khó nắm bắt,nó như một vật liệu để tạo dựng cuộc sống.Thời gian giúp vạn vật và con người tồn tại theo đúng với quy luật của tự nhiên.Khi biết chia nhỏ thời gian ta có thể làm được rất nhiều việc có ích,từ đó bản thân cũng sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm không chỉ trong học tập,công việc mà còn là trong cuộc sống.Hay có những lúc ta chỉ mãi mê làm việc mà quên mất rằng mình còn có một gia đình,cũng chính lúc đó việc phân chia thời gian,việc biết quý trọng từng giây từng phút sẽ giúp ta cân bằng giữa công việc và gia đình,từ đó mà tinh thần cũng sẽ trở nên thoải mái và tốt hơn rất nhiều,chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà tăng cao.Trong thực tế cũng vậy,chúng ta đều thấy chủ tịch Hồ Chí Minh người đã vận dụng khoảng thời gian của mình sống bên nước ngoài để trải nghiệm và học hỏi văn hóa,tinh hoa của các nước phương Tây về phục vụ cho nước nhà,vì thế mà cúng ta mới có được cuộc sống hạnh phúc như hôm nay.Thời gian quý giá là thế,song trong cuộc sống vẫn còn có một bộ phận giới trẻ không biết trân trọng thời gian mà sử dụng lãng phí vào việc chơi game,thay vì chăm chỉ học hành thì họ lại sa vào những trang mạng xã hội để rồi đến khi họ cảm thấy hối tiếc thì lại dùng hai từ "giá như" để thời gian quay lại. Hãy sống thật tốt và trân trọng từng khoảnh khắc mà bạn đang sống có như vậy bạn mới không cảm thấy hối tiếc và hiểu được những điều quan trọng mà cuộc sống đã để lại cho chính mình.Đối với bản thân em,em sẽ cố gắng sắp xếp thời gian hợp lí nhất để không bỏ qua bất kì giây phút tuyệt vời nào của cuộc sống.

Câu 2

BÀI LÀM

Văn hiến Việt Nam đã trải qua bốn ngàn năm giang sơn gấm vóc,sau bao biến thiên của thời đại,nay ta còn lại những gì?Có lẽ,kiên cường nhất ,in dấu ấn đậm sâu nhất trong tâm trí người Việt,không đâu khác chính là những lời ca,những làn điệu,những câu ca dao.Trong văn học dân gian có rất nhiều thể loại tập trung thể hiện đời sống của người dân xưa.Trong đó,ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần,diễn tả đời sống nội tâm của con người.Nói cách khác,ca dao là thơ trữ tình dân gian truyền thống.Ca dao có thể được ví như cánh diều,cuộc đời tạo cho cánh diều là hình hài sắc vóc,còn nghệ thuật được sử dụng trong ca dao là làn gió nâng niu cánh diều bay bổng trên bầu trời cao rộng,nâng cảm xúc đến mức thăng hoa.Ca dao đã gắn bó với nhân dân,là tiếng hát trái tim,là tiếng hát tơ đàn muôn điệu.Nó đã trở thành một món ăn tinh thần để răn dạy,khích lệ tinh thần của biết bao thế hệ.Trong ca dao,tất cả những niềm cảm xúc của nhân dân đều được bộc lộ.Đó có thể là tiếng nói của tình yêu đôi lứa,là những lời than thân trách phận,là tiếng cười vừa hài hước,vừa sâu sắc lại vừa cay đắn,có thể là hi vọng,là ước mơ,là đợi chờ.Chính vì thế khi học ca dao chính là học cách sống,học cách làm người."Khăn thương nhớ ai" chính là một bài ca dao điển hình trong kho tàng ca dao Việt Nam,bài ca dao thuộc thể loại ca dao yêu thương tình nghĩa tiêu biểu điễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với nỗi thương nhớ da diết,cồn cào mà chỉ có thể kìm chặt trong tim.Qua đó ta lại càng thấy rõ hơn được sự trắc trở trong tình yêu đôi lứa của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...

Đọc bài ca dao "Khăn thương nhớ ai",ấn tượng đầu tiên để lai trong lòng bạn đọc chính là hình thức trình bày đặc biệt với mười câu thơ bốn chữ và một cặp lục bát.Nó khác hẳn với cấu trúc của nhiều bài ca dao khác.Có thể nói,nét đặc biệt về hình thức đã tạo nên một sự hài hòa trong bài ca dao.Đó là thể loại mượn câu chuyện của ngoại cảnh bên ngoài để bày tỏ tâm trạng,những nỗi niềm của nhân vật trữ tình.Bài ca dao diễn tả nỗi nhớ da diết,nhớ đến thao thức,nhớ đến run rẩy bàn tay,là nỗi nhớ thương đến tan chảy cõi lòng nhưng không thể tự bộc lộ một cách luông tuồng dễ dãi.Cũng có thể là tâm trạng,là nỗi lòng không biết ngỏ cùng ai,cứ hiện dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái.Cô phải hỏi "khăn",hỏi "đèn",hỏi cả "đôi mắt"của chính mình về những bâng khoâng,những tâm sự xoáy sâu trong cõi lòng.Những câu hỏi không lời đáp ấy cứ ngày càng chồng chất,nén nỗi thương nhớ trong trái tim nhỏ bé kia,để rồi cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu của mình.Khi ta đọc thật kỹ và suy ngẫm,ta sẽ thấy các sự vật ấy đều nằm trong một trạng thái chuyển động,không chỉ là chuyển động về vị trí bên ngoài mà còn là chuyển động cả bên trong.Người con gái xa cách người yêu,phải sống trong nỗi nhớ thương khiến cái không gian cô quạnh cứ miên man trải rộng trên nhiều chiều,nỗi nhớ cứ thế mà quanh quẩn trong tâm trí trăm mối tơ vò,khiến những vật tưởng chừng như vô tri,vô giác cũng phải động lòng người.Trong bài ca dao khăn,đèn và cả đôi mắt đều được nhân hóa,hiện lên rất sống động và từ đó khiến cho bạn đọc đồng cảm với những nỗi niềm của cô gái.

Hình ảnh người con gái với nỗi nhớ khôn nguôi về một mối tình đẹp đẽ đã được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật "chiếc khăn" trong sáu câu thơ đầu:

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.

Nhìn sáu câu đầu ta có thể dễ hiểu vì sao hình ảnh chiếc khăn lại được lặp đi lặp lại nhiều lần như một điệp khúc nhớ thương triền miên,da diết như thế.Trong tình yêu trai gái,chiếc khăn thường là vật trao duyên " Nhớ khi khăn mở,trầu trao/Miệng chỉ cười nụ, biết bao nhiêu tình." Sáu câu vãn bốn,được cấu trúc theo lối vắt dòng,láy lại sáu lần từ "khăn" và ba lần câu hỏi thẫn thờ "Khăn thương nhớ ai?" đã khắc họa sâu hơn về một nỗi nhớ mà cô gái dành cho chàng trai.Khăn cũng là một vật luôn gần gũi,quấn quýt với người con gái.Ở đây chiếc khăn được nhân hóa,trở nên có tâm trạng và là đối tượng để cô gái bộc lộ nỗi niềm thương nhớ người yêu đến thấp thỏm không yên.Ba lần hỏi,mỗi lần nỗi nhớ lại càng trào dâng,cuồn cuộn trong lòng,nỗi nhớ tỏa theo chiều hướng không gian: "rơi xuống đất", "vắt lên vai"và cao độ là khi chiếc khăn giúp cô gái giấu đi những giọt nước mắt khóc thầm.Cố nhiên,cái khăn tự nó không làm nên chuyện.Nhưng đằng sau tất cả sự xuống,lên,rơi,vắt của cái khắn kia là một con người hiện lên rất rõ ràng trong tâm trạng ngổn ngang.Chiếc khăn rơi xuống đất rồi lại được nhặt lên để vắt lên vai,chùi nước mắt.Đó là nỗi nhớ có không gian.Chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và cũng là vật được nhắc đến nhiều nhất,chiếc khăn ấy phải chăng đã ấp ủ biết bao hơi ấm bàn tay,đã thấm đượm nhiều vô chừng những lời ân ái mặn nồng.Cô gái trong bài ca dao là một người biết trân trọng kỉ niệm,biết kìm nén lòng mình dẫu cho trái tim đã băng lạnh vì nỗi buồn man mác gặm nhấm lụi tàn mất rồi.Có lẽ,người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi thương,khi yêu cũng chỉ biết lặng lẽ một mình và ôm thương nhớ,trăn trở với bản thân mình như thế.Ta cũng đã bắt gặp hình ảnh chiếc khăn-vật trao duyên qua "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm:

" Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"

Hai câu thơ cũng có hình ảnh chiếc khăn nhưng nó lại đi cùng với thời gian lớn lên,đất nước đã trở thành nơi chàng trai và cô gái hò hẹn.Không những thế,đất nước còn là người bạn chia sẻ những tình cảm nhớ mong của những người đang yêu.Đất và nước tách rời khi anh và em đang là hai cá thể,còn hòa hợp khi anh và em kết lại đôi.Chiếc khăn-biểu tượng của nỗi nhớ thương-đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ bâng khuâng,một lần nữa lại khiến lòng người xúc động,bồi hồi trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm.Hay khi ta nhớ đến "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, hình ảnh "chiếc khăn tay" cũng lại được nhắc đến khi Thúy Kiều hẹn ước cùng với Kim Trọng:

"Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ

Với cành thoa ấy tức thì đổi trao"

Lời hẹn ước đẹp như thế nhưng ít ai biết được trong xã hội xưa, người phụ nữ không có quyền có được hạnh phúc cho riêng mình. Tất cả đều phụ thuộc vào gia đình và người đàn ông mà gia đình lựa chọn. Vì thế nỗi nhớ mong của cô gái đối với chàng trai mà mình gặp đều được giữ trong lòng.Qua hình ảnh "chiếc khăn" cùng với những biện pháp nghệ thuật độc đáo sáu câu đầu với hai mươi bốn từ và mười sáu thanh bằng mà hầu hết là thanh không,tác giả đã diễn tả được nỗi nhớ bâng khuâng,da diết mà man mác,nhẹ nhàng,nỗi nhớ bên trong ấy cứ réo thúc bùng sôi nhưng lại được nói ra thật ý vị,ngọt ngào.Đây là nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính,nó nói lên nhân cách của một người nhớ mà biết trân trọng nâng niu nỗi nhớ.

Lần giở theo dòng mạch cảm xúc của tác giả ta bắt gặp những tâm tình ngổn ngang trăm mối của người con gái ấy còn được gửi gắm vào hình ảnh ngọn đèn. Và ngọn đèn ấy lại gợi lên nỗi nhớ theo thời gian,từ ngày sang đêm,đèn không tắt chính là lòng người đang thao thức,trằn trọc:

" Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt"

Vẫn là điệp khúc "thương nhớ" cũ,những nỗi nhớ đã chuyển từ "khăn" sang "đèn".Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn ,và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái?Ngọn đèn mãi không chịu tắt,nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn,ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.Hình ảnh đèn gợi cho ta liên tưởng đến cảnh người con gái ngày đêm vò võ trong nỗi thương nhớ.Nỗi thương nhớ khôn nguôi như ngọn đèn kia cứ mãi không chịu tắt.Nhưng dù có mượn đèn,mượn khăn cũng không thể diễn tả hết nỗi nhớ.Cũng vẫn dùng thủ pháp nhân hóa nhưng nếu như ở hình ảnh chiếc khăn,nỗi nhớ được trải ra theo không gian thì đến đây nó được đo theo thời gian.Hình ảnh ngọn đèn không tắt chính là ngọn lửa thương nhớ đang cháy trong trái tim người con gái.Chính là người con gái đang trằn trọc đêm thâu trong nhớ thương đằng đẵng.Hình ảnh 'cái đèn" cũng có thể được hiểu là một con mắt khác đang thức thi với mắt người giữa đêm thâu vời vợi.Chẳng phải ngọn đèn vẫn thường làm bạn với ta mỗi khi ta có điều lo nghĩ đó sao?.Qua hai câu ca dao trên ta có thể thấy nhân dân ta đã thổi hồn vào ánh đèn đó,từ một vật vô cảm, chẳng hề biết về tình cảm đôi lứa nay lại biết yêu, biết thương, biết nhớ, nay lại giàu cảm xúc đến vậy. Không chỉ thế, hình ảnh đèn còn là một phép ẩn dụ được nhân hoá lên và qua đó, nỗi niềm tương tư, bao đêm thổn thức chỉ vì một chữ "tình" của người con gái được bộc lộ vô cùng rõ ràng.

Nối tiếp dòng chảy tâm tư từ tám câu trên của bài ca dao,tác giả lại tiếp tục cho ta thấy cả khăn và đèn đều là những hình ảnh ngoại cảnh,được nhân hóa để bộc lộ lòng người,nhưng khi đến dòng thơ thứ chín ,cô gái đã không kìm lòng được nữa,thứ "cảm xúc không được gọi tên"của cô gái kia chợt vỡ òa,cô tự hỏi chính mình:

"Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên"

Mắt xuất hiện với biện pháp hoán dụ để chỉ người con gái-nhân vật trữ tình trong bài ca dao.Mắt là cửa sổ tâm hồn,thông qua đôi mắt của một người, ta có thể thấy được những cảm xúc của người ấy. Ta có thể giấu đi cảm xúc của bản thân mình, nhưng đôi mắt lại không thể giấu được,ngoài ra "đôi mắt" còn là hình ảnh thực gần nhất về nhân vật trữ tình.Nếu khăn với đèn là những sự vật thông qua sự vật bên ngoài để chỉ nỗi nhớ,thì mắt ở đây là bộ phận cơ thể con người nó trực tiếp khiến chúng ta liên tưởng đến nhân vật trữ tình.Câu hỏi tu từ : "Mắt thương nhớ ai" như những câu thơ trước, lại một lần nữa được lặp lại,có lẽ cô gái chẳng thể bày tỏ hết nỗi lòng mình mà phải thông qua những hình ảnh khác, cô mới trút hết tâm tư của mình. Liệu rằng câu hỏi "thương nhớ ai" dành cho đôi mắt có quá vô lí chăng? Thật ra không hẳn là như vậy. Khi yêu, đâu đâu ta cũng cảm thấy mọi vật như đang "yêu" cùng ta,chính vì vậy khi tác giả kết hợp với điệp cấu trúc và điệp từ "thương nhớ" và những hình ảnh ẩn dụ,hoán dụ là vô cùng hợp lý,qua đó nhờ vào hình ảnh đôi mắt mà tác giả đã có thể xoáy sâu hơn vào việc diễn tả nỗi nhớ vô cùng thường trực,tha thiết,khắc khoải của cô gái. Hình ảnh "Mắt" thương nhớ ai mà lại "ngủ không yên" thế kia? "Mắt" thương nhớ ai mà lại đẫm lệ, buồn bã thế này, bốn câu thơ "Đèn thương nhớ ai / Mà đèn không tắt / Mắt thương nhớ ai / Mắt ngủ không yên", ta cảm thấy nhịp thơ nhanh dần kết hợp các biện pháp điệp từ , nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, miêu tả cảm xúc của cô gái như giọt nước tràn ly, thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. Thông qua những hình ảnh tưởng chừng như vô cảm, cảm xúc dạt dào của cô gái lại được diễn tả vô cùng chân thực và sâu sắc, nỗi niềm của người đơn phương vốn luôn được giữ kín trong lòng nay lại được đem ra giãi bày một cách thấu tận tâm can bạn đọc. Nỗi nhớ ấy quá da diết khiến cô gái trở nên bất an.Thấy được tiếng lòng thổn thức của người con gái,nỗi nhớ được dâng trào theo tự nhiên.Điệp khúc "thương nhớ ai" được nhắc lại đến tận năm lần là để cho chúng ta thấy tình yêu chân thành,tha thiết của người con gái là cốt lõi cho sự nhớ mong,khắc khoải của cô gái trong cả bài ca dao,từ đầu đến cuối nỗi nhớ của cô gái được trải dài từ không gian qua thời gian ,từ sự vật này đến sự vật khác .Và cuối cùng nỗi nhớ ấy cũng chính thức được thể hiện thông qua bản thân của cô gái.Có thể nói việc thương nhớ cho chúng ta thấy tình yêu của cô gái vô cùng chung thủy,không một tác động nào có thể thay đổi giữa cô gái với chàng trai mà cô đang chờ đợi,mong ngóng.

Hai câu lục bát kết thúc bài ca dao vãn bốn là lời lý giải cho nguyên cớ của tâm trạng thẫn thờ,thao thức,khắc khoải ,suy tư:

"Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề"

Nếu mười câu thơ đầu dùng thể thơ bốn chữ như những lời giải bày của cô gái với nỗi nhớ miên man,da diết chỉ được bộc lộ gián tiếp qua hình ảnh cái khăn,đôi mắt,cây đèn,thì hai câu thơ cuối ,cảm xúc này đã dồn nén và được bộc lộ một cách trực tiếp bằng thể thơ lục bát,đây không chỉ là một điểm nhấn làm hấp dẫn người đọc mà còn cho thấy sự chuyển biến tâm lí của người thiếu nữ đang yêu - từ mộng mị sang tỉnh táo. Có lẽ chiếc thuyền mang những tâm tư đang trôi lênh đênh ngoài xa nay đã cập bến, người trong mộng chợt tỉnh giấc. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nỗi nhung nhớ đã biến mất. Nỗi nhung nhớ vẫn còn đó, không những thế nó còn chất chồng lên là những nỗi lo âu, muộn phiền. Chính những lo phiền ấy lẫn trong nỗi nhớ đã làm cô gái không thể ngủ được.Vì thế không phải ngẫu nhiên mà chữ "lo" được nhắc lại hai lần. Thế điều gì đã khiến cô gái phải lo đến thế kia? Cô lo về những "bề" mà mình có thể giải quyết được và cả những "bề" mà không thể tự mình làm chủ. Bề này chồng lên bề nọ, làm rối bời tâm trí của cô gái, khiến cô gái chẳng biết phải làm gì, chỉ đành trút hết tâm sự lòng mình qua các vật vô tri vô giác. Cô tự trò chuyện với khăn, với đèn, với mắt, nhưng thông qua những vật ấy cô chỉ muốn bày tỏ niềm nhung nhớ một người, cô chỉ muốn trút hết tâm tư khi đơn phương,một người mà mình luôn phải giữ trong lòng ra bên ngoài để như vừa chìm đắm trong đó, lại như muốn tự mình hiểu rõ điều ấy.Từ đó mà ta nhìn thấy rõ được rằng nhân duyên trong xã hội phong kiến xưa còn chịu quá nhiều sự ràng buộc.Nhưng có lẽ câu hỏi đặt ra ở đây chính là vì sao tác giả lại sử dụng "Đêm qua" mà không phải là "Đêm nay"? Phải chăng từ lúc cô gái "Khăn mở,trầu trao",cô đã không nguôi lo lắng cho nhân duyên của mình.Có lẽ, nỗi nhớ chỉ mới là tâm trạng,còn nỗi lo phiền mới là những suy tính,phấp phỏng,lo âu .Cô gái là đang lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề".Tuy cô gái chỉ nói là lo một nỗi,một bề,nhưng thật ra trong lòng cô có rất nhiều vấn vương thao thức.Những nỗi lo ấy ám ảnh cô gái,xoáy lấy trái tim bé nhỏ kia vào một vòng lặp bất tận.Những suy nghĩ,tâm tư của cô ngổn ngang,lộn xộn như một mê cung không lối thoát,lạc bước theo tiếng gọi của tình yêu.

Qua mười hai câu thơ đầy cảm xúc,điều mà tác gỉả muốn nói đến ở đây phải chăng là sự trắc trở trong tình yêu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?Có thể chính là như vậy,bởi vì người phụ nữ ngày xưa quả thật là quá thiệt thòi,vì thấu hiểu,vì đồng cảm được với những cảm giác mà người phụ nữ trải qua nên tác giả dân gian đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong bài ca dao.Nhắc đến nỗi khổ lớn nhất mà phụ nữ phải chịu khi xưa thì có lẽ chính là nỗi khổ bởi " đạo Tam tòng" :Tại gia tòng phụ,xuất giá tòng phu,phu tử tòng tử, nghĩa là khi ở nhà phải theo cha,khi lấy chồng phải theo chồng,còn khi chồng chết họ lại phải theo con trai.Trong giai đoạn tòng phụ,người phụ nữ phải làm tròn đạo hiếu,không được cãi lời cha mẹ,khi họ đặt đâu con cái của họ phải ngồi đấy,người phụ nữ không thể tự quyết định cho số phận của chính mình mà phải nghe theo lời cha,nghe theo những lễ giáo phong kiến.Họ bị bắt buộc học rất nhiều thứ nhưng không phải để tiến thân bằng con đường khoa cử,mà học chuẩn mực để lấy chồng.Tục tảo hôn ngày xưa ép người con gái phải nhận thiên chức làm mẹ không sát với lẽ tự nhiên.Gái thập tam,nam thập lục-người con gái mười ba tuổi,trai mười sáu tuổi đã đến độ dựng vợ gả chồng.Vì vậy khi còn tại gia, người cha,người mẹ thường dạy con cái ăn ở sao cho tử tế,cho tiếng gái lành.Họ còn được giáo dục theo những phong tục,lễ nghi cổ hữu,lạc hậu của thời phong kiến,bị ghìm chặt với những chuẩn mực nào là "Công dung ngôn hạnh" nào là "Cầm kì thi họa" tất cả người phụ nữ đều phải hoàn thành một cách hoàn hảo.Rồi cho đến khi họ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu,bên cạnh trách nhiệm của một người vợ,họ còn phải hoàn thành trách nhiệm làm dâu.Họ phải vượt qua những công việc ngổn ngang phức tạp của gia đình nhà chồng,phải quán xuyến hầu hết các công việc,lại phải tham gia lao động dưới con mắt dò xét của nhà chồng,người phụ nữ phải hầu hạ,chăm sóc,một lòng thủy chung son sắt với người chồng mà cha mẹ họ đã ép gả.Trong khi đó,người chồng của họ lại không cần phải như vậy,mà có thể có "Năm thê bảy thiếp" nhưng "Gái chính chuyên" như họ thì"chỉ có một chồng".Đôi khi sức sống,niềm khát khao của họ bị cái "chính chuyên" đó kiềm tỏa mà không thoát ra được.Nếu họ tái giá thì lại bị xem là "phản bội",vi phạm chuẩn mục đạo đức xã hội.Vây liệu trong cuộc hôn nhân như thế có tình yêu hay không?Hay căn bản đó chỉ là do cha mẹ đã sắp xếp thì người phụ nữ họ làm theo.Phải,đó chính là thiệt thòi mà phụ nữ trải qua,nhưng điều đó không phải là tất cả,người phụ nữ còn phải chịu nhiều hơn thế nữa.Nếu như có những số phận ép gả vào độ tuổi mười ba,mười bốn thì cũng có những người may mắn hơn một chút khi mà họ không bị ép buộc lấy chồng sớm đến như vậy nhưng nói đi cũng phải nói lại họ cũng không sung sướng gì hơn vì khi lúc họ chạm ngưỡng tuổi thanh xuân,độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái thì lại phải để mặt cho số phận đưa đẩy mà không có được một chốn bình yên để nương tựa.Số phận của họ chỉ là hai từ "May mắn",nếu may mắn họ sẽ được gả vào một gia đình tốt,lúc đó cuộc đời họ sẽ tốt đẹp,còn không thì họ lại phải rơi vào một tình thế éo le,vừa không có tình yêu,cuộc sống lại càng bấp bênh hơn nữa.Nhưng cho dù là có tình yêu hay không thì người phụ nữ vẫn phải cuối đầu trước số phận.Vì họ còn quá nhiều những nỗi lo lắng bộn bề chồng chất lên nhau.Trong thời nay, phụ nữ có thể là lo rằng liệu người họ yêu lại có yêu một người khác hay không? Không chỉ thế, còn ti tỉ nỗi lo khác cứ xuất hiện trong đầu họ. Cứ như vậy, những kẻ đơn phương lại cứ chìm đắm trong lối suy nghĩ miên man mà không cách nào thoát ra được. Với thời bình là vậy, còn đối với thời bom đạn triền miên,thời phong kiến xưa thế nào? Ta có thể hiểu đây là những nỗi nhung nhớ của người con gái dành cho người yêu, là những nỗi lo âu khi chiến tranh qua đi, liệu rằng người mình thương có trở về bình an hay là không?Liệu gia đình hai bên có đồng ý tác hợp cho mối lương duyên này hay không?Hay họ lại phải rơi vào trạng thái "sức cùng lực kiệt" để giao phó cuộc đời mình cho số phận,cho cha mẹ một lần nữa.Không chỉ là lo như vậy mà người phụ nữ còn là lo về chuyện "môn đăng hộ đối",liệu gia đình họ có hợp với gia đình của chàng trai hay không?Liệu khi về làm dâu cha mẹ chồng có chấp nhận hay không?Đó có lẽ là một nỗi lo mà bất kì người phụ nữ nào cũng có,vì khi xưa phụ nữ chính là người không có tiếng nói nhất,họ là ngươi không có quyền lên tiếng trong gia đình,xã hội và cả về chính trị.Nhiều nỗi lo toan,muộn phiền như thế thì làm sao tình yêu đôi lứa của người phụ nữ lại hạnh phúc được.Bài ca dao chính là những sự lo âu,muộn phiền,là sự nhung nhớ của cô gái dành cho người thương. Nhân vật trữ tình vừa thương nhớ bóng hình người yêu, lại vừa lo rằng liệu người ấy cũng yêu họ chăng? Nhưng dù tình cảm ấy có được đáp lại hay không, ta không thể phủ nhận rằng ta đã có những khoảnh khắc, những kỉ niệm đẹp và những bài học được đúc kết từ đối phương.Như Xuân Diệu đã từng viết:"Làm sao sống được mà không yêu/Không nhớ không thương một kẻ nào". Đây chính là một tiếng hát thân thương và sự khát khao được ở bên cạnh người mình yêu của người phụ nữ ngày xưa.Đọc bài ca dao ta thấy được những trăn trở,những nỗi đau khổ,khó khắn trong tình yêu,lại càng thấy rõ được hơn sự bất hạnh của người phụ nữ phong kiến,từ đó mà cảm thấy khâm phục họ hơn.Vì sao một người con gái lại có thể chịu đựng hết những lễ giáo như thế?Phải chăng họ kiên cường lắm thì mới có thể chống chịu và sống trong thời đại đó.Có lẽ,là do hoàn cảnh sống,chính hoàn cảnh khó khăn đó đã ép họ phải mạnh mẽ,phải cố gắng sống thật tốt để đủ sức chống chọi với "phong ba bão táp" của cuộc đời.Phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng giống như loài Phương hoàng vậy,nếu Phượng Hoàng dùng đôi cánh của mình để bay qua bao vùng thần thoại,là biểu tượng của sự tái sinh,hạnh phúc,huy hoàng thì phụ nữ thời xưa sẽ dùng chính bản thân mình chống chọi với số phận,họ sẽ dùng chính ý chí kiên định đó để có thể thắp lên một ngọn lửa hi vọng,là người truyền lửa và giữ lửa để tiếp thêm sức mạnh cho đời sau để họ có đủ dũng khí mà bước tiếp,bước tiếp để chinh phục số phận,chinh phục ngã rẽ cuộc đời.Nếu như cứ năm trăm năm,Phượng hoàng sẽ tự thiêu đốt mình để hồi sinh giữa tro tàn,khói lửa.thì người phụ nữ sẽ tự mình gánh chịu những gian truân,vất vả, rồi lại tự mình vực dậy giữa bóng đêm tăm tối để khi hồi sinh họ sẽ lại là những người kiên cường nhất,mạnh mẽ nhất,sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh vẫn còn dang dở,sẽ lại là những người tiên phong giành lại quyền tự do,quyền làm chủ cuộc đời mà họ đáng có được.Nói chung,chuyện tình yêu đôi lứa của người phụ nữ ngày xưa nó rất mông lung,khó khăn và cũng tràn đầy những nỗi sợ,nó dường như cũng chỉ là những câu hỏi mà bản thân người còn gái tự đặt ra chứ hoàn toàn có một câu trả lời thích đáng nào.

Ca dao đâu chỉ là giải phóng và lên men xúc cảm,một bài ca dao thực có giá trị phải "hay cả tâm hồn lẫn thể xác".Bài ca dao đâu chỉ cuốn bạn đọc vào giai điệu của tâm hồn mà nó còn ru ta vào thứ âm nhạc kì diệu của ngôn ngữ. Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ và nhân hoá một cách mượt mà, hợp lý cùng cách vận hành thể thơ lục bát biến thể với kết hợp giữa thơ bốn chữ và thơ lục bát,cách gieo vần trong bài cũng cực kỳ thành công,đăc biệt hơn là lối nói bóng gió tác giả dân gian đã tạo ra một bài ca dao không chỉ có kết cấu chặt chẽ, liên kết với nhau mà còn tạo nên một nét độc đáo, làm nổi bật lên sự chuyển biến tâm lí một cách sống động.Không chỉ thế,câu hỏi tu từ "thương nhớ ai" được lặp đi lặp lại như một điệp khúc của bài cùng điệp từ "khăn" ở sáu câu thơ đầu nhằm nhấn mạnh tình cảm nhung nhớ, mến thương của nhân vật trữ tình trong bài ca dao, câu hỏi cũng ẩn chứa sự tuyệt vọng, thống khổ của cô gái. Cô gái muốn kết thúc nỗi tuyệt vọng ấy, nhưng không cách nào dứt ra được. Mặc dù ta thường sử dụng "ai" để hỏi những người mà ta không biết, nhưng ở đây lại được hiểu theo dụng ý khác, bởi vì nhân vật trữ tình biết rõ người mình yêu là ai, từ "ai" được dùng để ám chỉ người đó, để nhân vật trữ tình thả mình vào những suy nghĩ về người ấy.Ngoài ra việc sử dụng những hình ảnh gần gũi như "Khăn","Đèn","Mắt" đã góp phần tạo nên nét đẹp của bài ca dao.Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lại nói về khăn trước rồi mới nói đến đèn và cuối cùng là mắt,tất cả đều hàm chứa một dụng ý bên trong.Khăn chính là hình ảnh tượng trưng cho câu chuyện trao duyên ,trao tình của đôi nam nữ.Đèn đại diện cho nỗi tương tư,nỗi nhớ mà không biết giải bày cùng ai,chỉ có ngọn đèn thấu hiểu,bên cạnh đó ánh sáng từ đèn lóe lên như tượng trưng cho một tia hi vọng,một niềm tin vào việc chờ đợi trong tình yêu.Cuối cùng là mắt hình ảnh biểu đạt cho khoảnh khắc tình yêu nồng cháy trong lòng,không thể che giấu.Qua đó giúp ta thấy được cảm xúc của cô gái dồn nén trong thâm tâm rồi tuôn trào ra như thác, thấy được nỗi thương nhớ,niềm lo âu được diễn tả trong bài ca dao,và nhận ra tiếng hát yêu thương của người phụ nữ.Họ khát khao được yêu thương,được cuộc sống yên bình.

Nhà văn Trung Quốc Lâm Ngữ Đường từng khẳng định: "Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ".Quả là như vậy,chắc hẳn nhờ có "huyết lệ",mà tác giả dân gian mới đủ sức thổi hồn vào bài ca dao "Khăn thương nhớ ai" một cảm xúc dâng trào và thấm đẫm tình người đến thế,với những lời ca dao giản dị và những hình ảnh quen thuộc,gần gũi,tác giả dân gian đã tạo nên một nét đẹp rất mộc mạc,truyền thống của tình yêu đôi lứa. Thông qua đó, mà vừa giữ những nét chung của ca dao Việt Nam, lại vừa mang đến cho bạn đọc một nét đẹp riêng biệt. Có thể nói đây là một trong những tuyệt tác văn học thời xưa của nhân dân ta. Bài ca dao miêu tả tâm lý, cảm xúc của nhân vật trữ tình từ nỗi nhớ nhung lăn tăn đến đỉnh điểm cao trào, và rồi dần hạ xuống, lắng đọng lại những lo âu về ngày mai. Những tình cảm được bộc lộ vô cùng nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng da diết, sâu sắc qua nỗi nhớ và niềm lo âu của cô gái, từ đó bạn đọc có thể cảm nhận được tình yêu và khát vọng được yêu của những người dân chân chất ngày xưa.Cùng với việc kết hợp những biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ,hoán dụ,điệp từ và điệp cấu trúc tác giả đã tạo cho bài ca dao một nét đẹp sống động và khắc họa về những nỗi khó khăn,gian truân,những nỗi niềm,khát khao trong tình yêu đôi lứa,qua đó bài ca dao còn giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về số phận éo le của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.Giống như một chồi non còn mỏng manh,non yếu,em hiểu được mình cần có những suy nghĩ,và cái nhìn sâu sắc hơn thì mới có thể thấu hiểu được sự lận dận trong tình yêu mà người phụ nữ ngày xưa phải chịu.Nhưng không có con đường nào là nhanh chống cả,nó phải là một quá trình chính vì vậy em luôn động viên chính bản thân mình cần phải không ngừng trau dồi và ý thức được giá trị của người phụ nữ,để lấy nó làm nền tảng xây dựng một xã hội văn minh,bình đẵng và ngày càng phát triển.

( Bài làm được thực hiện bởi Lê Thị Nhã My - HS Lớp Chuyên Vật Lý khóa 32 )


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#văn10