Đề 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thân bài

Phạm Tiến Duật- một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ ông với chất giọng khỏe khoán có nhịp điệu nhưng cũng không kém phần tinh nghịch, tươi vui, giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Duật viết vào năm 1969 cũng không ngoại lệ, với chất giọng hồn nhiên trong sáng lạc quan của những người lính trẻ cùng với nhiệm vụ " Vì miền Nam phía trước" đã làm nên nét đặc trưng và thành công rực rỡ cho bài thơ.

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Chỉ mới nhìn sơ qua hai câu đầu thôi, ta có thể tưởng tượng dc ra không gian u tối thời bấy giờ. Với bom đạn đầy rẫy ác liệt đã làm cho những chiếc xe vốn tốt, vốn mới trở nên " kính vỡ đi rồi", mui xe không đèn, thùng xe bị xước. Chiến tranh vào lúc ấy đã phá vỡ đi mọi thứ vốn dĩ bình thường nguyên vẹn. Chỉ hai câu thơ ngắn gọn song hành đã lột tả hết được những trang tích lịch sử vẻ vang, hào hùng dân tộc. Không tô vẻ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực ấy lại trở nên thành công trong việc liên tưởng đến cái nồng cốt của bài thơ- đó chính là hình ảnh người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Không dừng lại ở đó, điệp từ " không" được nhà thơ đưa vào nhằm cố ý nhấn mạnh hơn nữa tư thế ung dung, trẻ trung, coi thường gian khổ hy sinh của các "đồng chí":

Việt Nam ơi Việt Nam

Tiếng súng tiếng bom không bao giờ dứt

Bởi tổ quốc ta không bao giờ chịu nhục

Dân tộc ta không chịu cuối đầu

Mặc cho không gian bên ngoài có ác nghiệt như thế nào thì ở bên trong cái khoảng không của buồng lái lại được gợi tả với dòng cảm xúc như chính tâm trạng người lình vượt đường Trường Sơn. Một lỗi diễn đạt chân thực, nhờ sự cảm nhận tinh tế, miêu tả đầy màu sắc và sống động, kết hợp cùng với những phép so sánh, điệp ngữ, nhân hóa:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

Cứ ngỡ trong tình cảnh thế này thì các anh lính trẻ vượt đường núi phải tỏ ra cảnh giác, căng thẳng chứ. Nhưng không, họ thậm chí còn hoàn toàn ngược lại. Nào, hãy đọc lại đoạn phía trên một lần nữa để thấy được cái hay bên trong đó. Xong rồi chúng ta có thể hình dung ra được hình ảnh các anh vừa lái xe, vừa tự tại nhịp chân hát hò, làm thơ chẳng hạn, hay vừa đắm đuối ngắm nhìn trời đất như những kẻ lữ khách phương xa đang thưởng ngoạn vẻ đẹp miền đất mới.

Điệp từ "nhìn" như cố ý nhấn mạnh thêm phong thái ung dung và bình tĩnh của những người lính trẻ, như muốn nói rằng: từ khoảng không gian nhỏ bé bên trong, các anh có thể nhìn đầy đủ hết mọi thứ, từ gió thổi rát mặt, đến con đường dài uốn lượn, sao trời về đêm và kể cả cánh chim phấp phới. Tất cả cùng ùa vào buồng lái một cách đột ngột, tạo nên một cảm giác sống động và đầy chân thực. Cái hay ở đây chính là hình ảnh người lính với tâm hồn lãng mạn và đầy chất thơ cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu phóng khoáng, không còn khoảng cách khi sa khi ùa vào buồng láy. Những ngôi sao hi vọng, những cánh chim hòa bình giờ đây đã không còn xa xôi nữa đâu, các anh chiến sĩ đã có thể với được tới chúng. Hơn thế nữa cái hay còn nằm ở chỗ "con đường chạy thẳng vào tim". Có phải chăng trong lòng mỗi người chiến sĩ lúc này luôn hướng thẳng, luôn đối diện với con đường cách mạng, con đường gian khổ một cách hiên ngang và đầy phóng khoáng.

Không dừng lại ở phong thái ung dung, bình tĩnh mà ngọn sóng xúc cảm còn dập dìu chúng ta đến với khí chất ngang tàng, tinh nghịch của người lính trẻ. Điều đó được biểu hiện rõ qua 2 đoạn thơ tiếp theo:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô, mau thôi.

Với cái nhìn lạc quan trong hoàn cảnh cơ cực, khó khăn và thiếu thốn, kèm theo đó là tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn giúp người lính vượt qua mọi trở ngại. Với lối sử dụng khẩu ngử một cách chân thật, từ nhiên không gượng ép và giọng điệu tếu táo hài hước, cho thấy các chiến sĩ lúc nào cũng tươi vui trên con đường hành quân, tiếng hát át tiếng bom, tiếng cười che tiếng súng, họ chỉ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí của mình mà thôi. Câu thơ "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" đã biểu lộ rõ sâu sắc tinh thần lạc quan ấy.

Như bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu, tất cả những người lính trẻ đều có tình đồng chí, giữa họ như được một mắc xích liên kết lại với nhau, ở họ đều có chung một lý tưởng, ở họ cùng có chung một nhiệm vụ:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Tình đồng đội lại được nhấn mạnh và khẳng định hơn bao giờ hết tại đoạn thơ này. Giữa những con người anh dũng kia không còn khoảng cách nữa, họ bắt tay nhau qua cửa kính dù lạ hay quen. Không phải nhưng không mà nhà thơ lại chọn hình ảnh những chiếc xe vở kính, chính vì cái kính vỡ kia đã làm cho nồng cốt của bài thơ được xảy ra nổi bật, nhờ những tấm kính vỡ ấy mà các chiến sĩ có thể bắt tay nhau, cùng nhau chia sẻ cảm xúc, làm cho tình đồng chí trở nên sâu nặng hơn, không thể tách rời.

Những bữa cơm nơi chiến trường rất đơn giản và đạm bạc, nhưng nó không bao giờ mà không được ngon, bởi vì các chiến sĩ đã cùng nhau thưởng thức như một gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Điệp từ "lại đi" được lặp laị như muốn khẳng định rằng: cứ kiên trì chiến đấu thì con đường chiến thắng ngày càng mở rộng, bầu trời âm u sẽ ngày càng xanh thêm.

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ cuối cùng với giọng thơ mộc mạc, nhẹ nhàng mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ cảm hừng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Điệp từ "không" được lặp lại nhiều lần như nhân lên số lần thử thách của các chiến sĩ: không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước. Nhưng đến với hai câu thơ cuối thì âm điệu đối chọi lại, nhịp thơ vồn vã, hăm hở hướng ra tiền tuyến vì miền Nam thân yêu. Xuyên suốt bài thơ với những âm bậc cao thấp khác nhau, đưa người đọc đến những luồng cảm xúc mới mẻ, nhưng khi kết thúc bằng từ "trái tim" nhẹ nhàng thân thương, âm bằng ở cuối bài thơ như đang ngân dài ra sâu lắng: xe không chạy bằng nhiên liệu nữa, mà là chạy vì trái tim, vì tâm lòng thương yêu đồng ruột thịt, chờ ngày "Miền Nam chiến thắng mơ ngày hội / Đón Bác vào thăm thấy Bác cười". Có thể bài thơ nổi bật nhất ở câu cuối, làm bậc lên chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Những anh hùng lúc nào cũng kiên cường bất khuất, xem thường cái chết và sự hi sinh cao cả của mình. Nói về đề tài này, nhờ thơ Tố Hữu đã tưng2 viết:

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cuối đầu, chết vẫn ung dung...

(Tuổi 25)

Với thể thơ đậm chất văn xuôi, như một lời kể chân thực, tâm tình của người từng ra trận. Song, hình ảnh thơ mang chất liệu hiện thực của đời sống chiến trường, vừa mang ý nghĩa biểu tượng cao đẹp của cái chính nghĩa. Bên cạnh đó cái hay ở bài thơ chính là cách mà tác giả sử dụng khẩu ngữ một cách tự nhiên, phóng khoáng, vì lẽ đó mà bài thơ trên trở nên họm hĩnh, ngang tàng.

Bài thơ như một bản trường ca để gợi lên hình ảnh người lính vượt tuyến đường dài trường Sơn, không kêu ca mỏi mệt, không sợ hãi, lui bước. Các anh vẫn hiên ngang, vẫn ung dung bình tĩnh, vẫn dí dỏm tươi vui, vẫn chất thơ. Đây là một trong những bài thơ không thể thiếu đối với tủ sách của các bạn trẻ Việt. Hãy đọc và cảm nhận nó dù chỉ một lần!









Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro