6.1 | Bác Hồ nói về việc dùng từ mượn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

SGK 

 "[...]Những từ không dịch được thì phải mượn của tiếng các nước. Nhưng chỉ nên mượn khi thật cần thiết, và đã mượn thì phải mượn cho đúng.

Tại sao thường vay mượn khi không cần thiết hoặc vay mượn không đúng?
Vì:
1. Không quý báu tiếng của dân tộc, tự ti;
2. Học tập không đến nơi đến chốn.
Vay mượn là cần, nhưng phải chống lạm dụng, chống lười biếng. Cần có một cuộc vận động chống việc lạm dụng tiếng nước ngoài [...]."
(Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 – 1970, tr.3)  

Chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ
thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả
tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu.
( X. Y. Z, Sửa đổi lối làm việc)

(trích)

--------------------------------------------------------------

Sửa đổi lối làm việc - 1948

VI. Chống thói ba hoa

1) Thói ba hoa là gì?

c) Khô khan, lúng túng - Nói đi nói lại, cũng chẳng qua kéo ra những chữ
"tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan", và một xốc danh từ học thuộc lòng.
Thậm chí những danh từ đó dùng cũng không đúng. Chỉ làm cho quần chúng chán
và ngủ gật.

Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng,
mới nói lọt tai quần chúng.

Tục ngữ có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Nói cũng phải học, mà
phải chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất
thiết thực, mà lại rất giản đơn. Anh em đi tuyên truyền chưa học được cách nói đó,
cho nên khi viết, khi nói, khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực.
Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng
Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta.
Có nhiều người có bệnh "dùng chữ Hán", những tiếng ta sẵn có không dùng
mà dùng chữ Hán cho bằng được. Thí dụ: Ba tháng không nói ba tháng mà nói
"tam cá nguyệt". Xem xét, không nói xem xét mà nói "quan sát", v.v..

Nhưng sẽ "tả" quá nếu những chữ Hán đã hoá thành tiếng ta, ai cũng hiểu, mà
cố ý không dùng. Thí dụ: Độc lập mà nói "đứng một", du kích thì nói "đánh chơi".
Thế cũng là tếu.

Chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ
thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả
tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu.

Chẳng những các người phụ trách tuyên truyền, những người viết báo, viết
sách, những người nghệ sĩ là người tuyên truyền, mà tất cả cán bộ, tất cả đảng
viên, hễ những người có tiếp xúc với dân chúng đều là người tuyên truyền của
Đảng. Vì vậy, ai cũng phải học nói nhất là học nói cho quần chúng hiểu.

Nhiều người, trước khi nói không sắp sửa kỹ càng. Lúc ra nói hoặc lắp lại
những cái người trước đã nói. Hoặc lắp đi lắp lại cái mình đã nói rồi. Lúng túng
như gà mắc tóc. Thôi đi thì trẽn. Nói nữa thì chán tai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ngữvăn