ngừng tim

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5.chẩn đoán:

 5.1. Chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sau:

- Mất mạch  các động mạch lớn như đọng mạch cảnh hoặc động mạch đùi.

- Mất ý thức đột ngột , tạm thời( nếu chưa hôn mê) với giảm hoặc mất tri giác.

- Xanh tai, rối loạn hô hấp( sau 20-30”) và giãn đồng tử( sau 20-30’’), mất phản xạ.

5.2. điện tim: thương phát hiện 1 trong 3 biểu hiện:

- Rung thất

- Phân ly điện cơ: tim bóp không hiệu quả.

- Vô tâm thu: đẳng điện.

6.cấp cứu hồi sức chung:

6.1.nguyên tắc:

- Ngừng tim và tuần hoàn là cấp cứu số 1.

- Cần tranh thủ từng giây( không phải từng phút) dể kịp cứu sống bệnh nhân.

- Hồi sức phải tiến hành ngay, bất cứ ở đâu, hoàn cảnh nào nhưng phải có nguyên tắc và có hệ thống.

- Mục đích cuối cùng là phải làm sao tăng tưới máu, tang oxy cho các  mô cơ quan, tránh tình trạng mất hồi phục, nhất là não là cơ quan tối thượng.

6.2.các bước hồi sức cơ bản: theo thứ tự sau:

-A: airway: giữ thông suốt đường hô hấp.

-B: breath: đảm bảo thông khí.

-C: circulation: duy tri tuần hoàn.

A: airway: giữ thông suốt đường hô hấp

-         Không được để tụt lưỡi bằng cách đẻ ngữa đầu tối đa, nâng nhẹ xương hàm dưới.

-         Lấy các dị vật trong miệng nếu có như đờm giãi, thưc ăn,răng giả.

-         Làm thủ thuật Hemlich ép mạnh và nhanh vung thượng vị nếu nghi ngờ có vật lạ ra trong thanh quản.

-         Nếu cần đặt nội khí quản.

B: breath: đảm bảo thông khí

-         Dùng kĩ thuật miệng kề miệng, hoặc dùng mark kiểu ambu, đặt canule Guedel.

-         Thổi vào tần số 10-12 lần/phút theo công thức 1 lần thổi cho 5 lần xoa bóp tim.

-         Nếu cần cho thở bằng máy thể tích thường 10-15 ml/kg, tần số khoảng 15 lần/ phút và FiO2= 100%.

C: circulation: duy trì tuần hoàn. Bằng thủ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

-         Đặt bệnh nhân trên nền cứng.

-         Đặt bàn tay ở 1/3 dưới xương ức, hai bàn tay chồng và bắt chéo với các ngón tay gấp lại, hai khuỷu tay duỗi thẳng.

-         Ấn mạnh từ trên xuống vao kì thở ra, với tần số khoảng 80-100 lần/phút.

-         Kiểm tra hiệu quả hồi sức nhờ vào mạch cảnh, mạch đùi xuất hiện hay chưa.

-         Nếu cần phối hợp thêm các phương tiện khác như sốc điện, thuốc vận mạch.

VII/ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU

1.  Vô tâm thu: Điện tim là 1 đường thẳng.

-      Adrenaline 1mg TM, có thể cho qua nội khí quản khi chưa có TM. Khi cần chọc tim trực tiếp qua gian sườn thứ IV cạnh đường ức trái 4 cm.

Ngoài Adrenaline còn có thể dung Noradrenaline 1 mg, Isuprel 1 mg, Atropine, Canxi clorua 1g chích TM. Vasopressin được đề nghị thay thế Adrenaline trong những năm gần đây nhưng Arginin- Vasopressin không cho thấy ưu điểm nổi trội so với Adrenaline trong điều trị ngừng tim. Tương tự, nghiên cứu đa trung tâm tiến hành trên 2900 trường hợp ngừng tim ngoài bệnh viện cho kết quả việc phối hợp Vasopressin với Adrenaline cũng không tăng thêm hiệu qủa gì so với  khi chỉ dung Adrenaline. Tóm lại, chưa có đủ bằng chứng khoa học để khuyến cáo sử dụng Vasopressin thay cho Adrenaline hoặc kết hợp Vasopressin – Adrenaline trong hồi sức ngừng tim.

-      Các thuốc co mạch khác như Noradrenaline, Endotheline,… cũng không được khuyến cáo thay thế Adrenaline. Hiện tại, Adrenaline vẫn là thuốc được lựa chọn để điều trị ngừng tim và phải tiêm  trực tiếp 1mg mỗi 4 phút. Liều có thể tăng lên nếu những liều đấu không hiệu quả.

-      Khi đã hồi phục cần duy trì bằng Isuprel liều 1-10µg/kg/phút(5-10 ống trong 250 carbonic dung dịch Glucose đẳng trương).

-      Chú ý sốc điện không có tác dụng.

2.  Rung thất hoặc nhịp nhanh thất

-      Sốc điện: Tiến hành khử rung sớm với sốc điệ gián tiếp vẫn là ưu tiên hàng đầu khi xử trí bệnh nhân nhừng tuần hoàn do rung thất. Các máy khử rung một pha truyền thống trước đây được thay thế bằng máy khử rung hai pha, hiệu quả khử rung tốt nhưng cường độ thấp hơn, các khuyến cáo sử dụng cường độ hằng định(thay cho cường độ thay đổi) và trong khoảng từ 150-250 Joules cũng như chỉ sốc một lần (không phải 3 lần liên tiếp với mức năng lượng 300, 360 Joules như trước đây). Sau mỗi lần sốc điện tiến hành xoa bóp tim, thổi ngạt ngay trong thời gian 2 phút mà không mất thời gian bắt mạch khi không có dấu hiệu lâm sàng rõ của sự phục hồi tuần hoàn, chỉ bắt mạch sau khi kết thúc 2 phút hồi sức.

-      Nếu lần đầu thất bại phải cho chích Adrenaline rồi sốc lại, nếu vẫn thất bại phải cho Xylocaine 1,5mg/kg liều Bolus hoặc Cordarone, Magnesium 1-2 g liều Bolus, Bretylium 5mg/kg rồi sốc lại. Duy trì kết quả bằng Xylocaine hoặc các loại thuốc chống loạn nhịp nêu trên.

3.  Phân ly điện cơ

-      Cần hô hấp hỗ trợ FiO2 cao, kiềm hóa và điều chỉnh Kali máu. Có thể sử dụng Isuprel sau khi điều chỉnh toan kiềm.

4.  Nhịp nhanh

-      Cho dù nhịp nhanh gì nhưng nếu kèm ngừng tuần hoàn đều phải sốc điện.

5. Bloc Nhĩ thất hoàn toàn

Isuprel 5 ống 0.2mg hòa trong 500ml glucose 5% có thể sử dụng tạm thời trong khi đợi đặt máy tạo nhịp.

6. Nhịp chậm xoang nặng

Atropine 1mg hoặc Adrenaline, Isuprel và tạo nhịp.

7. Chống toan hóa

Chống lại tình trạng toan hóa thứ phát sau thiếu khí bằng dịch kiềm. Việc điều chỉnh này là bắt buộc sau các cấp cứu ngừng tim. Bao gồm:

-         Dung dịch bicarbonate de sodium phân tử 84%o, 1ml = 1mmol cơ bản, liều 1mmol/kg cân nặng mỗi 5 – 10 phút tùy theo hiệu quả xoa bóp tim. Bất tiện là đưa vào một lượng muối nhiều làm tăng thẩm thấu và toan nội bào cũng như có thể bất hoạt các catecholamine cho đồng thời.

-         Frometanol (Thamacetat) liều 1 lọ 250ml trong 5 phút.

8. Vai trò các thuốc trong điều trị ngừng tim

- Amiodaron: ngoài adrenalin, thuốc luôn sẵn có để điều trị ngừng tuần hoàn là amiodaron. Người ta đề nghị dùng amiodaron ngay sau sốc điện lần thứ hai với liều 300mg tĩnh mạch chậm trong trường hợp rung thất trơ với sốc điện và sau liều adrenalin thứ nhất. Amiodaron được pha trước trong 20ml đường 5%. Tiêm liều thứ hai 150mg nếu liều đầu không hiệu quả. So với lidocain hoặc giả dược, amiodaron làm tăng tỉ lệ sống sau rung thất. Hiệu quả của amiodaron sau một lần sốc điện và thời điểm dùng tốt nhất vẫn chưa được biết rõ.

- Sulfate de magnésium: chưa có đủ bằng chứng khoa học để khuyến cáo hay chống sử dụng magnesium trong điều trị ngừng tim. Chỉ khuyến cáo sử dụng Sulfate de magnesium trong trường hợp giảm magnesium máu hoặc xoắn đỉnh, dùng đường tĩnh mạch 2 – 3g.

- Atropin, aminophyllin, canxi, dung dịch bicarbonate: Chưa có bằng chứng chứng minh hiệu quả rõ để chỉ định sử dụng hệ thống.

- Thuốc tan huyết khối: Sử dụng Thuốc tan huyết khối cũng không được khuyến cáo, ngoại trừ trường hợp tắc mạch phổi hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ rõ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro