Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mục lục

Bực một tí

Các tay còi Việt Nam

Tạm biệt Hello

Tình cảm

Taxi lừa

Nhung xấu xí

Về quê

Rất nguy hiểm

Me, Nguyễn

Thằng nào?

Vui một tẹo

Đổi mới 12 con giáp

Câu cá trên Mess

Chuyện tôi, Mỹ Tâm và nước mắm Phú Quốc

Dịch vụ TTBT

Tom Lạc Đà

Hội phụ nữ ế chồng

Không bấm

Luật pháp và tình yêu

Nguyên âm

Đo độ ế

Một vòng Trái Đất

Trông ngon

Học tiếng Việt

Con Tây

Tiến hóa

Whoops

Hơi hơi tiếc

Cái chết của chữ Đ

Cái kiêu gượng của tiếng Anh mẹ đẻ

Một phút huy hoàng

Trời mưa

Em làm bên finance.

Ân hận

Sóng thần

Bệnh Kichi Kichi

Sao bằng sao băng

Thi vị

Trang trại Heisenberg

Rất tò mò

Ai Việt Nam hơn ai?

Cảm ơn xì-căng-đan?

Ma Tây

Bổ đề cơ bản

Bọn 9X

Ngoặc chấm chấm ngoặc

Thoát xấu với Charisma Man

Chuyện Linh và Lucy

Hoa chuối và cảm giác nhàm chán

Lễ ăn dọn

Kiểu người nào phù hợp lấy người nước ngoài?

People pháp

Chết!

Chuyện spellcheck và người máy nổi loạn

Văn hóa ong kiến

Muốn giãi bày

Cơm quê

Dầu xả tâm hồn

Hội chứng Tây sợ Tết

Hâm

Khăn tắm

Hội những người thích ở một mình

Điều tôi sợ

Một Việt Nam thật sự

Mùa thu Hà Nội và cháu

Cảm giác sáng hôm sau

Mắt nhìn vào đâu?

Em Echo

Xe hidro

Đàn ông “trở thu”

Em

Lời tác giả

Chào bạn,

Thôi chết. Tôi mới bắt đầu là đã bóp méo sự thật. Chắc bạn không phải là “bạn” của tôi đâu. Chắc tôi chưa bao giờ gặp bạn, không biết mặt mũi của bạn ra sao. Với tôi, bạn là hức chân dung vẽ bằng sơn dầu trắng trên nền vải trắng. Nhưng mặt khác, bạn đang chịu khó khẳng định sự tồn tại của tôi nên xưng hô như vậy chắc cũng không quá thân thiện đâu.

Tôi chọn cái tên

Ngược chiều vun vút

vì hai lý do, phụ và chính. Lý do phụ là trong khi mỗi năm có hàng nghìn người Việt sang các nước phương Tây đi học, đi làm, lập gia đình, định cư, cộng với hàng trăm nghìn người không

đi khỏi Việt Nam nhưng cuối tuần nào cũng xem phim Hollywood, đọc sách dịch từ tiếng Anh - thì cũng có một số người Tây tạm biệt quê hương để đến với Việt Nam. Vì

đó là hướng đi bất ngờ nên chúng tôi phải phản xạ nhanh

cố gắng giữ tốc độ mà không gây tai nạn văn hóa.

Còn lý do chính là từ “vun vút” nghe hay.

Đa số bài viết trong sách bắt nguồn từ những bài đã đăng trên

Dân Trí,

VnExpress

, tạp chí

Đẹp,

blog cá nhân của tôi. Tôi dùng từ “bắt nguồn” vì thời gian gần đây tôi viết lại hết. Một số bài tôi chỉnh sửa ngữ pháp cho phù hợp với trình độ ngôn ngữ đã phát triển hơn; một số tôi xây dựng lại từ đầu. Xét về mặt lối viết, tôi bây giờ khác nhiều với tôi cách đây mấy năm, và tôi muốn các bài đều phản ánh phiên bản mới nhất của tác giả.

Vì được viết lại gần đây nên tôi không thể xếp các bài theo ngày viết, xếp theo chủ đề cũng khó. Cuối cùng, tôi quyết định xếp các bài theo cảm giác lúc viết, là nguồn cảm hứng chính khiến nảy sinh nội dung (dù có hiện rõ trong bài hay không). Cách sắp xếp nào cũng có thiếu sót, nhưng ít nhất cách này không thiếu cảm giác.

Trong quá trình biên tập lại cuốn sách, tôi nhận ra có nhiều bài mâu thuẫn với nhau; quan điểm phủ nhận quan điểm, ý dập ý. Cũng có bài mâu thuẫn với tác giả — với hành động, đạo đức, quá khứ và hiện tại của tôi (sổ đỏ không khớp với đất). Thay vì cố chỉnh sửa như lỗi ngữ pháp, tôi để nguyên. Xét cho cùng, đây là tác phẩm của một con người, và con người dù ở đâu cũng mâu thuẫn không chỉnh sửa được.

Thanh minh xong, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bạn Võ Hằng Nga ở công ty sách Nhã Nam đã kiên nhẫn giúp tôi đánh bóng câu chữ, cũng như tới các biên tập cũ - đặc biệt bạn Lê Hồ Thị Mỹ Thanh Nga, người đã chứng minh họ tên không ảnh hưởng đến khả năng nhận ra từ thừa.

Tôi cũng muốn cảm ơn những người dành thời gian viết lời bình dưới các bài của tôi đăng trên mạng. Nhiều lời bình sâu sắc đã khiến tôi phải suy nghĩ, thay đổi hẳn một quan điểm giữ từ lâu. Nhiều lời bình vui vẻ khác thì khiến tôi khỏi phải suy nghĩ gì nữa, và cảm giác đó cũng hay.

Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn bạn vì đã ủng hộ lối viết cá nhân. Xây dựng một bộ sưu tập bài viết dựa chủ yếu trên đại từ nhân xưng “tôi” là một việc rủi ro. Tác giả phải cởi hết quần áo, đứng giữa quán cà phê. Nếu thích, khách sẽ mời tác giả ngồi bên cạnh, chia sẻ niềm vui rồi gửi chút ít tiền cảm ơn. Còn nếu không, khách sẽ hắt cà phê vào người ông đó, để lại một số vết bỏng lâu lâu mới tành.

Joe Ruelle

    

11 giờ, 11 phút, ngày 11, tháng 11, năm 2011

BỰC MỘT TÍ

Các tay còi Việt Nam

Một dàn nhạc truyền thống kết hợp nhiều tay tài năng: tay chơi vi ô lông, tay thổi ô boa, tay đánh chũm chọe. Điều thú vị là dàn nhạc đường phố Việt Nam cũng kết hợp nhiều tay tài năng không kém.

Tay còi giả

là một tay còi lừa đảo. Hãy tưởng tượng khi đang đi xe thì mình nghe tiếng còi ngay sát đằng sau - có thể là xe ô tô lớn, xe buýt, xe công te nơ Mình hốt hoảng chuyển sang làn bên phải vừa lúc một đứa hư hỏng vụt qua trên xe Wave Alpha bé tí. Hóa ra hắn cài còi to vào chiếc xe nhỏ — cảm giác từ sợ thành tức, như vừa phát hiện “con ma” trên tầng ba hóa ra cũng chỉ là chuột hamster do cháu ngoại bỏ rơi.

Tay còi khản

bóp còi nhiều đến mức không còn còi để bóp; bóp cái còi lại ra tiếng ho yếu ớt của một xe máy bị viêm thanh quán. Điều thú vị là hắn vẫn cứ bóp bình thường, vẫn tỏ ra bực mình khi các xe đi trước không nghe tiếng và nhường chỗ.

Kỳ lạ hơn là

Tay còi liên thanh.

Hắn “bip bip bip bip” như cái còi của mình là súng chống máy bay và các xe đi trước đều là B52 hết.

Rồi đến với

Tay còi suốt

.

Thay vì bóp nhiều lần liên tiếp, hắn bóp một phát đài. Tiếng bip kéo dài đến tận hai, ba phút - ngón cái hôn nút còi suốt từ lúc ra đầu ngõ đến lúc dừng lại trước cổng công ty. (Lưu ý: tay còi suốt dễ trở thành tay còi khản).

Tay còi đèn xanh

xuất hiện đằng sau đám đông xe dừng trước đèn dỏ. Ngay lúc đèn chuyển xanh hắn bóp còi liên tục, mặc dù các anh chị dừng trước quá biết đèn chuyển xanh (do một số quy luật vật lý nên họ không thể cùng nổ ga một lúc được). Tay còi này có tên gọi khác là

Tay còi tuyên truyền

- hắn rất thích nói những điều ai cũng biết, khuyên những điều không ai làm nổi.

Đối với

Tay còi điệu

, tiếng còi là nhạc chuông trên phố. Hắn thích những giai điệu mang chút chất xiếc, phù hợp với các chương trình biểu diễn có con gấu đạp xe đạp. Để tăng độ phong phú, hắn thiết kế thêm những đèn màu LED (nhạc phát xập xinh thì đèn nhảy lấp lánh), tưởng mối lần bóp còi là tặng người xung quanh món quà ý nghĩa.

Theo lý thuyết, bóp còi là để tránh tai nạn xảy ra. Rất tiếc

Tay còi muộn

chưa hiểu điều đó. Hắn đâm vào xe khác mới bóp còi - bóp to, bóp dài. Không dừng lại ở đổ mà hắn chửi mắng người vừa bị hắn đâm. Hắn học thủ đoạn này ở c

á

c cầu thủ bóng đá khi làm đối thủ vấp ngã thì lập tức tự ngã lăn ra cheo, ôm chân, kêu đau.

Tay

còi

t

ay phải

xuất hiện bên làn phải đằng sau hàng chục xe dừng trước đèn đỏ. Hắn bấm, hắn bóp, hắn kêu, hắn thét. Y hắn là: “Chúng mày rẽ phải đi để tao có thế rẻ

phải theo”.

Mặc dù là người Việt nhưng hắn chưa hiểu một số luật ngữ pháp tiếng Việt cơ bản. “Các phương tiện được phép rẽ phải” (ghi trên biển màu xanh) không có nghĩa là các phương tiện phải rẽ phải

. “Được phép” mang

ý

nghĩa khác với “phải”. Tôi được phép lấy vợ Việt Nam không có nghĩa là lấy vợ Tây thì tôi sẽ bị công an văn hóa hành hung.

Có người mù màu. Cũng có người mù vằn.

Tay còi mù vằn

dừng xe ngay trước vạch trắng rồi bấm còi liên tục, nhìn người đang đi bộ qua đường với ánh mắt độc ác. Rất tiếc mắt hắn không nhìn thấy đường vằn dành cho người đi bộ. Có thể kiếp trước hắn là ngựa vằn bị sư tử vồ chét, kiếp này muốn quên hết mọi thứ liên quan đến kết thúc đau buồn ấy.

Cuối cùng là

Tay còi không

.

Không bóp còi. Đơn giản hắn thích bóp miệng hơn. Miệng hắn dù to khiến các loại phương tiện đi trước nhường đường ngay. Th

nh thoảng cũng có trường hợp

 

Tay còi không

“hất đắc dĩ",

là hậu quả cuối cùng của quá trình bắt đầu với

Tay còi suốt

và tiếp tục với

Tay còi khản

.

Tạm biệt Hello

Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng “Konichiwa”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có

Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù khách người Lào 90 tuổi hay người Tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa” (hoặc “Sawatdee-Krap” nếu nhân viên là người nam). Ở Trung Quốc thì “Ni'hao’ ở Hàn Quốc thì “An nyeong ha say yo”, ở Campuchia thì “Choum-reap-sua”, ở Mông cổ thì “Sain-baina-uu”...

Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô!”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm — kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?

Tôi hỏi nhiều nhân viên phục vụ tại sao họ không chào khách Tây bằng tiếng Việt. Họ trả lời rằng họ muốn làm hài lòng khách tối đa, chào khách Tây bằng tiếng Tây sẽ khiến khách cảm thấy được quý. Họ lý giải một cách cặn kẽ, nhẹ nhàng và khiêm tốn. Họ nhầm.

Hãy hình dung một anh người Việt sang nước ngoài rồi

đâu cũng được (hoặc bị) chào bằng “Xin chào”, phát âm lơ lớ, thanh điệu chưa chuẩn. Có khi lúc đầu anh ấy cảm thấy vui - “Hay nhỉ, người

đây thích dùng tiếng mình!” - nhưng sau một thời gian anh ấy rất chán. “Hello” nói với giọng uyển chuyển và thanh lịch của người Anh nghe hay hơn nhiều.

Nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và được chào bằng tiếng Việt thấy sướng tai lắm. Câu đó, nó lạ, nó hay, nổ chính là lý do mình xách va li đi đến nơi xa. Trái lại, nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và bị chào bằng “Hello”, từ hai âm tiết nghe hàng triệu lần tính từ lúc sinh ra, phải nói là hơi ngứa tai một chút. Chưa đủ ngứa để nói với người ta, nhưng đủ để nói

với

bản thân.

Không phải chỉ mất cơ hội “tặng quà”, mà các anh chị phục vụ vô tình mở hộp Pandora, tự kéo về nhiều rắc rối lẽ ra không cần. Nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Tây là vô thức chấp nhận theo văn hóa của khách (mà có theo được đâu.

7

), còn nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt là lịch sự mời khách theo văn hóa của nơi đang ở.

Thêm vào đó, “Hello” là tiếng Anh. Có nhiều người không thực sự thoải mái với sự phổ biến của tiếng Anh toàn cầu - nhất là người Pháp. Người Pháp nào cũng biết một chút tiếng Anh, nhưng sang Paris sẽ không có người bán bánh nào chào du khách nước ngoài bằng “Hello". Người Đức, người Nga, người Tây Ban Nha - số người "dị ứng tiếng Anh” hiện đang rất cao. Họ công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nhưng sự công nhận ấy mang tính miễn cưỡng. (Hãy hình dung tiếng Trung thành ngôn ngữ quốc tế và du khách người Việt đi đâu cũng bị chào bằng “Ni-hao”.) Biết đâu cánh cửa cửa hàng chưa kịp đổng ià người bán hàng đã làm mất lòng khách.

Cách của Việt Nam luôn là an toàn nhất. Là sướng tai nhất, là chu đáo nhất.

Tuy nhiên cách của Việt Nam là cách nào? Khuyên nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt thì dễ - nhưng chọn cụm từ nào để chào là một việc khác. Xin chào? Chào anh chị? Chào cô, chú, bác, ông, bà, cụ? Khỏe không? Đi đâu đấy? Mỉm cười không nói gì? Hình như tiếng Việt chưa có cách chào phổ biến nào có thể áp dụng trong mọi trường hợp thuộc loại “Hello”. Tiếng Nhật có “Konichiwa”, tiếng Hàn có “An nyeong ha say yo”. Nhưng tiếng Việt thì... tiếng Việt hơi phức tạp.

Lúc đầu tôi nghĩ ứng cử viên triển vọng nhất vẫn là “Xin chào”. Vừa đơn giản vừa Việt Nam. Nhưng sự thật là từ “Xin chào” trong tiếng Việt nghe khác với từ “Hello” trong tiếng Anh. Khi phân tích về chuyện này trên các mạng xã hội tôi nhận một số phản hồi tỉnh táo, trong đó có lời nhận xét của một bạn tên Nghị đang sinh sống tại thành phố quê hương tôi.

“Xin chào có trong từ điến tiếng Việt hẳn hoi, có trong hầu hết tất cả phần dịch của các sách ngoại ngữ giao tiếp, nhưng đây lại là một từ gần như tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. Chỗ duy nhốt mà tôi biết nơi ‘Xin chào’ được chính thức hóa là nhà hàng gà rán

Kentucky.

Và thú thật, tôi có ác cảm với nó ngay từ lần đầu nó được áp dụng hồi tôi còn học cấp hai... ‘Xin chàooo!’ Thú thật tôi không hiểu vì sao

KFC

lại đề ra quy định này cho nhân viên... với phong cách hiện đại, chủ đề thức ăn nhanh và trẻ trung của

KFC,

nói ‘Hi’ là gọn lẹ và hợp nhất với tiêu chí của nhà hàng.”

Chuyện Nghị là người Việt viết bài ở Vancouver để ủng hộ cách chào của tiếng Anh, còn tôi là người Canada viết bài ở Hà Nội để ủng hộ cách chào của tiếng Việt chứng tỏ rằng Thái Bình Dương đang ngày càng nhỏ đi. Nhưng nước vẫn còn và mình nên trôi về vấn đề chính: từ “Xin chào” chưa ổn. Nếu cảm giác của bạn Nghị là cảm giác phổ biến (và tôi tin thế) thì phải tìm từ khác.

Cứ cho rằng “Xin chào” đã tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày.

“Konichiwa”

là nhân viên Nhật chào khách lấy

giống cách

họ chào khách Nhật. Nhưng “Xin chào” (vì chết trong giao tiếp) là nhân viên Việt chào khách Tây

không giống cách

họ chào khách Việt.

Mà sự phân biệt là thực chất của vấn đề. Một cách chào đành riêng cho khách Tây, một cách ứng xử dành riêng cho khách Tây, (một mức giá dành riêng cho khách Tây) - tât cả đều không ổn. Sự quý mến là nguyên lý nhân quả: quý người ta là để người ta quý mình. Nhưng muốn được quý thì phải biết mình là ai.

Tôi vẫn cho răng nếu chỉ có hai lựa chọn “Hello)” và “Xin chào” thì các anh chị làm nghề phục vụ nên chọn “Xin chào” để dùng với khách Tây. Trong mắt đa số thì “Xin chào” thắng “Hello” tuyệt đối. Nhưng không phải tiếng Việt chỉ mỗi sự lựa chọn ấy đâu. Tôi nghĩ tới nghĩ lui mới quyết định cách tốt nhất là cách quen thuộc nhất. Chào anh! Chào chị! (Chào cô, chào chú, chào bác!) Tại sao không? Thỉnh thoảng người Việt đánh giá hơi thấp về khả năng tiếp cận văn hóa của khách Tây - đến giờ vẫn có người ngạc nhiên khi thấy tôi dùng đũa. Sự thật là du khách Tây ở bên này nhanh hiểu không khác gì du khách “ta" ở bên kia.

Cách chào của tiếng Thái cũng phụ thuộc giới tính (của người nói) nhưng không vì thế mà nhân viên phục vụ ỏ đó ngại dùng với khách Tây. Họ tự tin. Họ công bằng, họ không lộ quốc tịch của khách qua nội dung lời chào. Tất nhiên hệ thống xưng hô của Việt Nam phức tạp hơn một chút, nhưng không đến nỗi là phải giấu nó dưới giường mỗi khi thấy khách Tây chạy tới.

Chào anh đi. Chào chị đi. Khách sẽ hiểu, còn nếu chưa thì đó là cơ hội dạy thêm về văn hóa Việt Nam - "You are my ‘chị’, it means ‘older sister’". Đó là một Việt Nam tôi muốn du khách muốn thấy

.

Một Việc Nam tự tin. Một Việt Nam tự nhiên. Không phải một Việt Nam “generic" đạc tiêu chuẩn ISO 9002

.

Cách chào là một trọng những điều thiêng liêng nhất

của một ngôn ngữ, là điểm khởi đầu và khép tại một cuộc trò chuyện. Người Việt khá khiêm tốn, quý khách, nhiệt tình hòa nhập - nhưng hòa nhập đến mức thay lời chào của mình bằng lời chào của người ta “hé-lộ” một điều khó nói. Chào xong thì dùng tiếng nào cũng được; nhưng phải chào xong đã.

Dĩ nhiên vấn đề này lớn hơn các anh chị làm nghề phục vụ. Vừa lớn hơn, vừa nhỏ hơn. Tôi xin kết thúc bài viết đanh đá này bằng một câu chuyện vui. Hồi mới sang Hà Nội, tôi thuê nhà trong một khu chung cư cũ

.

“Hello, Hello”, các cháu kêu mỗi khi thấy tôi xuống cầu thang. Đứa nào ngại bị bố mẹ giục: “Ông Tây kìa. Con Hê-lô đi”. Tôi cười mlm, vẫy tay, bước ra khỏi cổng. Ngay cổng hay có một cháu trai khoảng bốn tuổi đạp xe đạp theo vòng số tám, mặt nó to, tóc nó ngắn tũn. Khi thấy tôi, nó luồn nhìn lên và nói “Chào chú!” (Còn chưa thấy thì bố nó nhắc: “Con ơi, chào chú kìa!”). Tôi quý nó lắm! Quý nó vô cùng.

Nó là tương lai của Việt Nam.

 

Tình cảm

Tôi chợt nghĩ từ “tình cảm” đang bị cưỡng đoạt. Tình cảm dịch sang tiếng Anh là affection, sentiment, warm feeling inside... nhiều cách dịch, cách nào cũng

để

lại cảm giác ấm áp

Nhưng mỗi lằn nghe từ “tình cảm” trong tiếng Việt, tôi có cảm giác không ấm áp lắm.

“Anh ơi, tuần sau mình sang cơ quan thuế gặp chú Nhất, tình cảm tí,” cô trợ lý vừa nói với tôi hôm qua. Là trợ lý lâu năm nên tôi rất hiểu ý cô ấy. Tình cảm có nghĩa là phong bì, cộng vài phút nổi chuyện xã giao, thế hiện (giả bộ) sự quan tâm. Trong những trường hợp đó, tôi thích lãnh cảm hơn. Giá mà tôi có thể lạnh lùng gửi phong bì, chú Nhất lạnh lùng nhận lấy, không ai nổi câu gì hết. Không “Cháu đã có vợ chưa?”, không “Văn phòng mới của chú đẹp lắm ạ!”.

Tình cảm có nghĩallà phát triển quan hệ. Phát trỉến quan hệ có nghĩa là đi cà phê lóc không tiện, đi nhậu lúc không muốn, đi về lúc không giờ. Từ “hữu nghị” cùng gây cảm giác tương tự. Hữu nghị ít khi có nghĩa là “friendship“. Hữu nghị nhiều khi có nghĩa là: “Tôi sẽ làm miễn phí cho ông để... thôi, để sau này tôi mới nói”. Tình cảm, quan hệ, hữu nghị. Tiền, tiền, tiền. Công bằng mà nói, việc sử dụng từ đẹp là để mô tả điều xấu đang phổ biến khắp thế giới. "Mẹ" là một trong những từ thiêng liếng nhất của mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt ừ “mẹ” là yếu tố không thể thiếu trong nhiều câu chửi. Chúng ta dùng từ dành cho người mình yêu nhất để chửi người mình ghét nhất. Con người ở đâu cũng đều mâu thuẫn như thế.

Vậy nên người Việt dùng từ “tình cảm” để mô tả các trường hợp không tình cảm chút nào là chuyện dễ hiểu. Nói cách khác, tôi không nên cảm thấy khó chịu. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng ở giữa cảm giác của người Việt khi nghe từ “tình cảm” và cảm giác của tôi.

Đó là người Việt biết nghĩa đẹp từ hồi nhỏ; họ phải lớn lên, va chạm với cuộc sống mới biết thêm nghĩa xấu. Với họ, nghĩa đẹp đã có thời gian ổn định. Với tôi thì không. Tôi đã học cả nghĩa đẹp lẫn nghĩa xấu gần như trơng một buổi sáng — thầy giáo đứng bên phải giải thích nghĩa đẹp, trợ lý đứng bên trái giải thích nghĩa xấu. Nghĩa đẹp có thời gian ổn định đâu; từ lúc mới quen, tôi đã có ác cảm với “tình cảm”.

Nếu có một người bạn thân hỏi vay tiền thì tôi sẽ cảm thấy bình thường, nếu giúp được tôi sẽ giúp. Nhưng nếu có

 

một người mới quen hỏi vay tiền - sáng bắt tay làm quen, chiều khum tay làm bát - thì tôi sẻ cảm thấy khó chịu. Người bạn thân vay xong lâu lâu không trả thì thôi, cuộc sống nhiều chuyện, bỏ qua. Nhưng người mới quen vay xong lâu lâu không trả lại thì cảm giác khỏ chịu đó sẽ thành ác cảm. Có thể người ấy rất tốt, nhưng cái “tốt" ấy chưa có thời gian ổn định.

Giờ tôi chẳng muốn có “tình cảm" với ai. Tôi càng chẳng muốn tạo “quan hệ" với ai, chẳng muốn “chơi" với ai, chẳng hy vọng điều gì ớ cái gọi là “hữu nghị”. Giá mà tôi có thể học lại tiếng Việt từ đầu, dành mấy năm ổn định hóa các nghĩa đẹp - rồi mới mang đầu óc ra bia hơi, mang

 

trái tim vào cơ quan thuế.

Nhưng không ai có thể quay ngược thời gian. Giờ nếu nằm cạnh một em xinh đẹp dưới hàng ngàn ngôi sao, gió thổi nhè nhẹ, em ấy dịu dàng nổi với tôi: “Anh ơi, em thấy em có tình cảm với anh đấy!" - thì tôi sẽ có cảm giác là phải nói lời cảm ơn xã giao rồi rút tờ 500.000 cộng photo công chứng giấy đăng ký kinh

doanh.

“Thôi em cứ nói em có ‘tình bạn đặc biệt với anh đi."

“Là sao hả anh?”

“Chuyện dài.”

Taxi lừa

S

ân bay là bộ mặt của thành phố. Theo một báo cáo tôi vừa đọc xong, từ đầu năm đã có hơn 2.400 trường hợp xe taxi vi phạm trật tự tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có tới gần 1.450 trường hợp đón khách sai quy định và 236 trường hợp từ chối chở khách đi gần - chưa kể đến các trường hợp chưa phát hiện và các trường hợp phát hiện rồi chìm ngay. Bộ mặt hơi đỏ

T

ôi ít bị taxi lừa, ít bán đường cho các anh thèm của ngọt. Tôi học cách đi Taxi ở Hà Nội, nơi các trò lừa đảo bốn bánh phát triển bậc nhất. Thậm chí tôi còn biết lừa đảo taxi lừa đảo. Thấy đồng hồ có vấn đề, tôi không vội trả tiền mà bấm điện thoại giả vờ gọi cho "bố người yêu" là phó giám đốc Công an Giao thông Hà Nội (tôi thuộc hết tên đầy đủ các vị đó).

"Cháu

chào chú ạ!" tôi nói riêng cho anh taxi nghe. Cháu lại gặp trường hợp như hôm kia chú ạ. Chú có thể bảo đội điều tra chạy ngang số 1 Hai Bà Trưng được không?

Mã xe 2889, công ty Matiz4me, lái xe tên Lại Anh Núi sinh năm 88. Vầng, cháu cảm ơn chú rất nhiều! À, Chủ nhật này hai chú cháu mình vẫn đi câu cá như bình thường phải không

ạ.

Tôi mở cửa bước ra là anh

taxi

chạy mất bánh, không dám cãi, không dám đánh. Một ông Tây rành tiếng Việt mà lại hàng tuần đi câu cá với ông phó giám đốc Công an Giao thông Hà Nội - thế mới sợ!

Công bằng mà nói, đa số người lái xe

taxi

có đạo đức. ở Việt Nam, lái

taxi

không phải nghề kiếm nhiều tiền (hơi giống nghề báo), lại phải chịu sự quản lý của một hệ thống mơ hồ (rất giống nghề báo), làm việc từ sáng sớm đến tối muộn - chậm chí cả đêm - mong kiếm đủ tiền để con học nhiều, vợ nói ít. Mặc dù vất vả như thế nhưng có nhiều anh và một số chị làm việc rất đúng quy định, thật thà, lịch sự, đế lại ấn tượng tốc với khách nước ngoài lẫn khách Việt Nam.

Vấn đề ở đây, cũng như ở rất nhiều tĩnh vực khác, là hệ thống quản lý không xử lý

 

nổi các con sâu làm rầu nồi canh. Việt Nam là nơi có văn hóa. Từ khi mới sang Hà Nội tôi đã rất ấn tượng với cách đối xử tình cảm và nhả nhặn của những người làm quen với tôi. Bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên-.. hầu hết đều thể hiện ứng xử văn hóa cao, thậm chí hơi cao quá so với một chàng Tây ăn mặc lôi thôi như tôi.

Canh ngon quá - thế mà các con sâu vẫn cứ nhảy vào thoải mái, bơi ngửa, bơi trườn, bơi ếch, bơi bướm, bơi chó... bơi đủ các kiểu. Không phải con sâu lớn (không phải các trùm mafia) mà các con sâu nhỏ, đốt nhẹ nhưng để lại cảm giác rất khó chịu.

Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết họ đã tính đến phương án bắt nguội, giả làm hành khách để bắt quả tang các tài xế vi phạm. Tôi rất ủng hộ nhưng tôi thắc mắc không hiểu vì sao họ chỉ “tính đến” mà chưa “thực hiện”. Vì sao họ không tính đến cách đây 15 năm, thực hiện cách đây 10 năm?

Vừa không hiểu vừa rất hiểu. Chuyện cũ như mây bay, bài viết về nó thì nhiều như hạt mưa. Nhưng tôi vẫn lên tiếng. Thứ nhất vì tôi thấy nhiều người Việt nghĩ các con sâu ấy đang làm rầu hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới. Xin thay mặt thế giới, điều đó không đúng. Thế giới (ít nhất bộ phận khiêm tốn cho phép tôi đại diện cho nó) rất hiểu. Nếu thế giới là phố ẩm thực thì nhà hàng nào cũng đều bị sâu tấn công. Có một số chú đầu bếp nhiệt tình

lấy ra rồi vứt đi, nhưng chưa chú nào tìm ra và tiêu diệt tận ổ sâu.

Thứ hai, trong vấn đề này, việc lên tiếng không giống việc thử gõ mật khẩu để vào trang facebook của người yêu, kết quả không như mong muốn thì phải chấp nhận thất bại, chuyển sang phương án khác. Trong vấn đề này, việc lên tiếng giống việc làm chuyện ấy — làm đi làm lại, lan nào cũng như lần nào, rồi bỗng một bu

i sáng sẽ có tin vui.

Nhung xấu xí

“The Grumpy Alcoholic”

Đó là tên tiếng Anh của truyện Chí Phèo theo cách dịch tác phẩm nghệ thuật hiện nay. Chất độc đáo bị xóa mất, thay vào đó là cụm từ nói lướt qua về nội dung: “Kẻ khó tính nghiện rượu”.

Có ba cách phổ biến để đặt tên cho tác phẩm nghệ thuật nhập từ nước ngoài: dịch sát nghĩa với tên gốc, dịch sát bản chất với tên gốc, bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên nội dung của tác phẩm.

Ví dụ phim The Godfather. Nếu dịch sát nghĩa sẽ là “Cha đỡ đầu”. Nếu dịch sát bản chất sẽ là “Bố già”. Nếu chọn tên khác dựa trên nội dung sẽ là “Trùm mafia và người thừa kế”.

Dịch sát nghĩa là việc rủi ro. Trong một số trường hợp cách đó thành công, nhưng trong đa số trường hợp tên dịch bị mất hồn, hoặc nghe buồn cười. Do đó, người dịch thường chỉ có hai lựa chọn: dịch sát với bản chất của tên gốc hoặc bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên dung của tác phẩm.

Nếu thời xưa người dịch được phép cảm nhận bản chất của tên gốc và sáng tác tên mới chứa đúng bản chất đó thì giờ đây tên gốc hay bị vứt đi, thay vào đó là cụm từ nhạt nhẽo dựa hoàn toàn trên nội dung cơ bản. Nội dung rất cơ bản.

Nhất là ở thế giới điện ảnh. Phim Whip It kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. Vậy nên chúng ta sẽ đặt là “Teen Girl nổi loạn! ” Phim Red kể về chuyện CIA tái xuất, vậy nên... Phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy nên... Phim Ratatouille kể về chú chuột đầu bếp, vậy nên... Phim The Collector kể về sát nhân máu lạnh, vậy nên... Phim Ray kể về người vượt qua số phận, vậy nên... Phim Juno kể về người dính bầu vậy nên... Phim Clover- fìeld kể về chuyện thảm họa diệt vong, vậy nên...

Cách “dịch” này đang phổ biến dần ở mọi nước và nguyên nhân chính là nguyên nhân các bạn đã nghĩ tới rồi: tiền. Ở Mỹ các nhà phê bình phim hay nhắc đến vấn đề “mẫu số chung nhỏ nhất”. Cụm từ bắt nguồn từ toán học (lowest common denominator) nhưng mang khái niệm rất xã hội, và hơi thô: người thông minh có thể hiểu nội dung ngu nhưng người ngu không thể hiểu nổi nội dung thông minh. Muốn tác phẩm của mình đến với khán giả đông nhất thì phải đảm bảo “chất xám” của nó thích hợp với nhóm đối tượng thấp nhất. Tất nhiên cụm từ này dùng để chê tác phẩm thiếu chất xám, nhưng đằng sau nó là một sự thật kinh tế. Cõ lẽ lúc phim Ugly Betty mới nhập về Việt Nam, có người dịch muốn đặt tên cho nó là “Nhung xấu xí”. Tên Nhung trong tai người bên này nghe giống tên Betty trong tai người bên đó (hơi già nhưng cũng hơi nhí nhảnh một chút), vậy bản chất tên gốc được giữ nguyên. "Yo soy Betty, la fea”, “Ugly Betty”, “Nhung xấu xí".

“Không được em ạ,” anh marketing đáp lại. “Dân ta sẽ không thích tên đó. Dân ta cần một cái tên dễ nuốt hơn. Không nên cá tính đến mức đó em nhé. Với cả, người tên Nhung sẽ phản đối.”

Vậy nên Nhung, một con người cụ thể, phải nhường chỗ cho “cô gái”, một danh từ chung chung. Có thể đổ là một thất bại về mặt nghệ thuật, nhưng khó có thể phủ nhận đó là một thành công về mặt kinh doanh.

Tôi xin bịa một ví dụ ngược lại. Hãy hình dung một công ty truyền thông của Mỹ nhập phim Bao giờ cho đến tháng mười để chiếu kỷ niệm 30 năm sau Chiến tranh Việt Nam. “Waiting for October” là tên người dịch đề nghị, vừa sát nghĩa vừa sát hồn. Anh marketing lắc đầu. “Khán giả sẽ không biết nó là phim về cái gì. Tên tiếng Anh phải có mùi Việt Nam nặng chứ! Chủ đề đang hot!"

Cuối cùng, “Bao giờ cho đến tháng Mười” phải nhường chỗ cho một tên mang tính chất minh họa hơn: “Tears in the Rice Fields” (Nước mắt trên cánh đồng lúa).

Chiếu thành công, công ty truyền thông đó nhập thêm phim Cải ơi dịch "Oh Stepdaughter Where Art thou?" (Con riêng của vợ ơi, con đang ở đâu?), phim Đẹp từng centimet dịch “The Boy Who Shoots Nudes” (Anh chàng chụp hình nuy), phim Để mai tính dịch “My Gay Boss (Sếp tôi là gay)...

Có lẽ đánh vào điện ảnh không công bằng. Phim là sản phẩm của chung, không gian thương lượng rộng. Các anh chị biên kịch phim thường không được chính đạo diễn thực hiện kịch bản của mình tôn trọng, chứ nói gì đến các anh làm marketing cho công ty phát hành phim ở đất nước xa xôi. Không gian thương lượng cho chương trình truyền hình lại càng rộng hơn; mục đích chính là địa phương hóa tốt, đến với khán giá mới. Và kiếm tiền. Người xem tivi cũng như người hay đi rạp thuộc nhiều tầng lớp xã hội “mẫu số chung nhỏ nhất” không được to cho lắm.

Nhưng đó là lô-gíc suy dinh dưỡng. Thứ nhất, điện ảnh chi là lĩnh vực điển hình - việc gói lại sản phẩm cho phù hợp với khán giả đông đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác: văn học, âm nhạc, thời sự,... đánh vào cái điển hình là đánh vào tất. Thứ hai, kể cả trong một lĩnh vực thoải mái như điện ảnh và với một việc đơn giản như đặt lại tên, tư duy “nhỏ nhất” vẫn có hại cho khán giả. Bởi nó cướp của họ một cái “hóa ra” rất có giá trị.

Quay lại với phim Ratatouille. Trước khi xem nó, ít khán giả Mỹ biết “Ratatouille” cụ thể là cái gì. Không khán giả nào đã hiểu sẵn ý nghĩa của “Ratatouille” trong câu chuyện phim. Trong lúc xem, họ mới biết “Ratatouille” là món ăn bình dân truyền thống của Pháp, mới hiểu đó là biểu tượng cửa thông điệp lớn nhất trong phim: “Những điều giản dị và có ý nghĩa sẽ đi sâu vào lòng con người hơn những điều sang trọng, hoành tráng”.

Khi họ nhận ra diều này - nhận ra ý nghĩa sâu sắc của tên “Ratatouille” — họ sẽ tự nói “Hóa ra” (chấm chấm chấm) với mình, hoặc với người ngồi bên cạnh. Đó là đinh cao của nghệ thuật, còn phim Racacouille đúng là một tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là phim cho trẻ con.

Khán giả Việt Nam sẽ không được thưởng thức cái “hóa ra” đó. Có khi họ sẽ nhận ra một “Chú chuột đầu bếp" giống như tên phim nhưng đó chỉ là “nhận ra” thôi, không có chút gì là “hóa ra” cả (còn nếu xem áp phích trước thì họ nhận ra điều đó rồi). Anh marketing cướp mấtt cái "hóa ra”, nhất quyết không cho phép công ty chọn tên tiếng Việt sâu sắc dựa trên món ăn biểu tượng trong phim, pha chút chất gặm nhấm vào.

“Chú chuột đâu? Bếp dâu? Trẻ em sẽ không hiếu. Bố mẹ sẽ không dẫn con đi xem!” Và câu đánh giá buồn cười nhất của các anh chị “marketers" Việt Nam hay nói: "Có khi bên Tây thì được nhưng người Việt Nam mình chậm hiểụ lắm, em ạ.”

Bỏ qua những khán giả biết tiếng nước ngoài và chỉ xem tên tiếng Việt như là phần mô tả. (Sao phải biết tiếng nước ngoài mới được thưởng chức cái "hóa ra” đó?) Bỏ qua số tiền lớn mà tên dễ hiểu mang lại cho công ty phát hành. (Biết đâu khán giả nhanh hiểu hơn nhiều người nghĩ và tên sắc sảo mang lại số tiền không kém?) Bỏ qua các lời giải thích khác. Đó là những vụ ăn cướp. Cướp món Ratatouille,

cướp em Nhung, cướp tháng Mười và để lại cánh đồng lúa.

Nói về cánh đồng, phim Cánh đồng bất tận gần đây bị dịch là "Floating Lives " (Những cuộc đời trôi nổi) - vậy trong bài viết này có trường hợp thêm từ "cánh đồng" không hợp lý, cũng có những trường hợp bỏ từ "cánh đồng" không hợp lý. "Endless Fields" nghe hay hơn nhiều, vừa sát nghĩa vừa sát bản chất. Còn tên "Floating Lives ", mặc dù rất sát khung cảnh quay hơn nhưng nghe rất "cố". Trôi trên mồ hôi.

Tôi không biết công ty phát hành phim có hỏi ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư về vấn đề này không. Tôi hình dung một anh mặc com lê màu đen đi đến tận Cà Mau, mở laptop, cho chị Tư xem poster tiếng Anh.

"Ồ sao anh lại đặt là Floating Lives ?" chị Tư hỏi.

"Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó giúp khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, cũng tạo cảm giác chơi vơi như trong truyện chị viết ấy!"

Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.

"Yên tâm." Anh com lê

 

nhẹ nhàng để tay lên vai chị ấy.

"Tôi có bằng marketing."

 

Về

quê

Cuối tháng là được nghỉ. Được nghỉ là về quê. về quê là ra bến xe, nhìn lên lịch chạy, nhìn xuống đồng hồ.

Rồi bi hài kịch mở màn.

Tiết mục đầu tiên là nhân vật chính chạy qua các anh bán vé giả, các chị bán bánh bao thật (đắt), các em bán đồ linh tinh, các cháu bán kẹo cao su - người nào cũng không ngại tiếp xúc nếu tiếp xúc bị hiểu theo nghĩa làm phiền. Hello!”

“You!”

“Hey!”

“HEY!”

Rồi nhân vật chính chạy qua quân cò tóc nhuộm - không tấn công khách thì tấn công nhau, húc nhau như dê

,

cắn nhau như chó. Ở đâu cũng nghe tiếng sủa, tiếng chửi, tiếng bậy.

Và tiếng $. “Tao muốn tiền của mày” là câu nghe từ mọi phía, mọi bên - tao tao, tiền tiền, mày mày. Nhân vật chính là con gà béo và người xung quanh là những chủ trại dã man, nhổ lông từng chiếc, từng sợi - rồi chém đầu luôn, nhìn con thân còn lại luống cuống chạy vào chạy ra.

               

Lên xe là bắt đầu tiết mục hai. Bên tay trái là

     

hai lần đi “Liverphun", đang chuẩn bị đi lần thứ ba nhưng chưa

chưa tìm ra túi ni lông nên tạm dừng lại (túi ni lông

     

giống hộ chiếu, không có thì sang Liverphun sẽ rất phức

       

tạp). Phía tay phải là một ống xả 70 cân, khói vào từ miệng

 

ra từ mũi, từ tai, từ mắt, từ nách. Phía trước là một “chú mũ cối” say như điếu đổ, chuệnh choạng từ ghế nọ sang ghế kia bắt chuyện với người lạ. Thấy không có chuyện nào để bắt — gặp chú ai cũng ngồi im — chú chuyển bắt không gian, để tay lên vai, để tay lên chân. Phía sau là các em tuổi học sinh (nhưng không phải học sinh) xem phim sex trên laptop, bình luận như đang xem trận bóng đá.

Cả bốn phía đều có người sử dụng máy điện thoại hỏng micro (chắc hỏng lắm họ mới phải nói to thế), cả xe đều biết tám giờ bác Tuấn sẽ quay lại lấy tiền, chín giờ cô Trịnh làm xong ở bệnh viện, mười giờ anh Mạnh (bị vợ nghi đang ngoại tình) sẽ đón con ở rạp phim.

Rồi người đi Liverphun tìm ra túi ni lông rồi, dùng rồi, vứt ra ngoài cửa sổ rồi lại tặng quà lưu niệm cho người đi ngược chiều.

Thế là đi tiếp, lái xe không dám vượt dưới tốc độ cho phép, đánh võng giữa các phương tiện khác như sinh viên Bách Khoa chơi Playstation 3, tính mạng của hơn 30 người ngồi đằng sau mang giá trị ngang bằng đĩa game. Rồi xe dừng lại đê bắt thêm khách, cả 20 ô tô vừa vượt qua đều vượt qua mình để được vượt qua một lần nữa.

Cuối cùng cả 30 ghế nhựa đều sử dụng hết; trên mỗi chiếc là hai con người, dưới mỗi chiếc là một con vịt đang tìm thóc. Để tạo không khí thêm mùi mẫn là những bài hát thị trường hơn cả chợ, “volume” đặt ở mức 11 mặc dù nút vặn chi có từ 1 đến 10.

Và máy điều hòa bị hỏng.

Còn tiết mục thứ tư. Đã về quê, đã uống say (đang đau đầu). Đã lên xe về thành phố, sắp về đến nơi. Xe dừng lại ở bến và — vui quá! — có người đến đón. Là người yêu mặc váy mới? Là đại diện của hãng xe khách bắt tay cảm ơn? Không ai ngoài 30 chú xe ôm kêu chíp chíp, thấy mẹ chim đang bay về, trong mỏ có nhiều con giun tươi ơi là tươi. Xuống xe, nhân vật chính phải chạy nhanh ơi là nhanh, không thì các chú lao vào cầm tay, cầm chân (có khi cầm ví và iphone nữa), chuyện mình đang cầm mũ bảo hiểm và móc chìa khóa chưa đủ chứng minh rằng mình không có nhu cầu.

Tiết mục đầu tiên, thứ hai... thứ tư? Tiết mục

thứ ba -

tiết mục tôi vừa cố tình bỏ qua - chính là thời gian nghỉ ngơi ở quê.

Ở quê vui lắm. Nhân vật chính rất thích ở nông thôn

Việt Nam, đặc biệt các làng nhỏ, yên tĩnh. Con người thì

tốt bụng. Không ai làm phiền mình, không ai muốn gì ngoài

một cuộc nói chuyện vui vẻ kết thúc bằng một chai rượu cạn. Con người rất con người.

Không có chỗ ở? Gia đình nào cũng sẵn sàng khai trương “khách sạn một đêm”, tiện nghi đầy đủ, dứt khoát không lấy tiền. Muốn đi câu mực? Có người dẫn đi ngay, đêm luộc mực ngay trên thuyền, ngủ vùi đến trưa. Nói thì thật lòng, bán thì đúng giá, ứng xử thì có văn hóa. Rất ấm áp.

Một sự ấm áp khó nhét vào va li.

Rất nguy hiểm

Lại một tuần nữa các anh bình luận viên bóng đá khiến tôi muốn chạy lên rừng, tìm cây lá ngón, tạm biệt bóng đá quốc tế.

Tôi biết các anh ấy muốn phục vụ khán giả tốt nhất có thể - với điều kiện đang có. Tôi không muốn trách họ trước đám đông hoặc phàn nàn một cách thái quá. Tôi cũng không phải chuyên gia gì mà chỉ trỏ, điều kiện lên tiếng cũng chỉ là tính cách ông già và sở thích xem bóng đá không đập đầu vào tường, vấn đề là tôi đã phát điên rồi và như một quả bom bị châm ngòi, tôi không thể không nổ.

Rất nguy hiểm!""

Tôi vô cùng đau đớn với câu nhận xét này. Các anh bình luận viên chỉ cần xem trọng tài búng đồng xu đầu trận là đã kêu “rất nguy hiểm” mấy lần rồi. (Biết đâu bị rơi tiền?) Rất nguy hiểm,

rất nguy hiểm

; cái gì cũng nguy hiểm hết — thành ra chẳng có gì là nguy hiểm cả.

Rồi là “Rất kỹ thuật.” “Rất đẹp mắt.” Và “Không vào!” Tôi cũng có hai con mắt. Rõ ràng là kỹ thuật. Rõ ràng là đẹp mắt. Rõ ràng là quả bóng đã “không vào" lưới vẫn đang ở trong tay của thủ môn. Tôi thấy rồi. Truyền hình không phải đài tiếng nói. Có hình đang nói rồi; vai trò của các anh bình luận viên là phải

nói thêm.

Nhưng việc “nói thêm” đó phải có ý nghĩa.

Đội tuyển Brazil. Các cầu thủ mặc áo vàng. Các chàng trai Samba. Các học trò thầy Dunga. Tôi nghĩ một bình luận viên chuyên nghiệp sẽ gọi các cầu thủ Brazil là “các cầu thủ Brazil hoặc đơn giản “đội Brazil” - từ đầu đến cuối trận, nếu dùng các tên vui thì chỉ trong vài trường hợp phù hợp (khi “các chàng trai Samba” đang nhảy Samba thật).

Trong các bài hát của Trịnh Công Sơn, ông không bắt đầu xưng “tôi”, rồi chuyển sang “anh", rồi “mình”, rồi “Sơn", rồi quay lại xưng “tôi”. Đó là sự phong phú vô nghĩa. Những chỗ cần phong phú thì ông rất phong phú, còn không thì không - thế mới có điểm nhấn.

Tôi thực sự không muốn các cầu thủ Anh luôn thành con sư tử, các cầu thủ Đức luôn thành xe tăng, các cầu thủ Nhật luôn thành Samurai, các cầu thủ Hàn Quốc luôn thành bát kim chi khổng lồ. Tôi cũng không muốn các cầu thủ trưởng thành luôn thành “học trò”, và tôi quá biết các cầu thủ cả hai đội đang mặc áo màu gì.

Có lẽ điều làm tôi điên nhất là các anh bình luận viên ấy hiếm khi nói một câu từ đầu đến cuối không dừng lại mấy lần ở giữa. Giật vấp, vấp giật, giống một clip Youtube bị “buffering" vì internet quá chậm.

"Trọng tài

(buffering)

đã

(buffering)

rút ra một chiếc thẻ...Ắc-yên Rô-bần đã có một

(buffering)

pha bóng

(buffering)

rất đẹp mắt và...”

“Những cú sút xa của

(buffering)

các cầu thủ mặc áo

(buffering)..."

Nhận ra điều này một lần là nhận ra thêm ngàn lần nữa; một khuyết điểm trên mặt người yêu chưa đủ to để chấp nhận là thế, chưa đủ nhỏ để yêu.

Vấn đề thứ nhất là thiếu sự chuẩn bị. vấn đề thứ hai thiếu chiếc ghế. Tại sân.

Rất tiếc các anh không có mặt tại World Cup như các anh bình luận viên đến từ các nước khác. Họ cũng phải chờ cận cảnh mới biết cầu thủ vừa việt vị là ai. Họ không thể cho tôi biết về những gì đang xảy ra ngoài tầm nhìn cùa màn hình bởi ngoài tầm nhìn của màn hình cũng là ngoài tầm nhìn của họ. Nhưng điều đó không bào chữa cho những câu quá lười.

“Khi đá penalty bên cạnh bản lĩnh phải có may mắn..."

Thật hả? Tôi tưởng bên cạnh bản lĩnh phải có bún bò Huế, tóc vàng hoe và một chiếc bugi lấy từ xe Super Cub sản xuất năm 1982! (Tôi vừa bảo tivi xong.) Thay vì chuyển những thông tin rõ như ban ngày, tại sao các anh ấy không chuyển những thông tin bổ ích mà khán giả xem truyền hình chưa biết? (Tôi vừa hỏi tivi xong.) Một vài thống kê thú vị? Một câu chuyện lịch sử? Bất cứ điều gì cũng được, miễn không thuộc loại “bản lĩnh” và may mắn" .

“Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng taọ bế tắc và thiếu cảm hứng.”

Ai? Người nào? Cũng nhiều người nói rằng Adolf Hitler vẫn đang sống tại nông thôn Argentina.

“Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng tạo” là câu lười. “Hôm qua Franz Beckenbauer đã nói rằng đội tuyển Anh đang trở lại với thời ‘chạy và sút" là câu chăm chỉ. Số câu chăm chỉ nên nhiều hơn.

Nhưng thôi. Giờ tôi hết điên rồi, cả bốn bức tường sập mất và tivi đang nhìn tôi với ánh mắt sợ sệt. Mà biết đâu các anh bình luận viên ấy đang cố gắng nhiều hơn tôi nghĩ. (Đài truyền hình chưa coi việc của họ làm là nghề nghiệp thực sự, chưa trả lương xứng đáng, chưa thành lập đội nghiên cứu chuyên nghiệp.) Con người ai cũng có sai lầm, nhất là con người sắp gõ dấu chấm vào cuối câu này. Điều quan trọng là chúng ta được sống trong hòa bình và được thưởng thức các trận bóng đá hay nhất. Thật thú vị khi... không! No! Stop! Đó là tư duy yếu kém. Rất phản tác dụng! Rất vô hiệu!

Rất nguy hiểm! 

     

ME, Nguyễn

Hồi năm 2003, cuộc sống đã thật đơn giản, làm quen với người tên Thủy, tôi lưu số điện thoại vào cục gạch Nokia, ghi tên “Thuy”.

Sau một thời gian (và mấy cục gạch mới), tôi phát hiện cách lưu tên đó không còn hiệu quả. Nhiều lần tôi thấy “Thuy” đang gọi nhưng không biết đó là “Thuy” nào. Vậy nên tôi bắt đầu thêm đại từ chỉ định: co Thuy, chi Thuy, em Thuy.

Tuy nhiên, sau một thời gian nữa số “em Thuy" phát triển quá mức, khiến tôi phải viết cụ thể hơn nữa: em Minh Thuy, em Mai Thuy, em Pham Thi My Thuy.

Thế rồi là em Thuy cao, em Thuy nhuom toc.

Giờ tôi đang có 2.214 tên lưu trong một chiếc máy điện thoại không còn so sánh với vật liệu xây dựng nữa - bạn bè, bạn của bạn bè, người không biết từ hành tinh nào xuống. Vì thế, mỗi lần lưu “contact” mới tôi viết cụ thể lắm: “Chi Minh Thuy ban cua anh Hai gap o Starbowl hom sinh nhat".

Do phần mềm linh hoạt nên tôi có thể viết dài dòng, thêm đại từ chỉ định, kể cả viết tiếng Việt có dấu, phân biệt giữa các em Thúy, Thủy, Thùy, và Thụy.

Tuy nhiên giờ còn nhiều hệ thống công nghệ chưa Việt hóa được một cách trọn vẹn như vậy. Đây là hình ảnh quen thuộc với người Việt dùng gmail:

me, Nguyen (2)

me, Nguyen (8)

me, Nguyen (3)

“Me" và “Nguyễn" có vẻ rất thân nhau, suốt ngày viết email cho nhau. Người nước ngoài nhìn vào inbox của tôi sẽ nghĩ tôi có bốn bạn thân nhất là bạn Nguyễn, bạn Đỗ, bạn Trần, và bạn Phạm.

Vấn đề là Gmail hiện họ tên theo cách của Tây: tên hiện trước, họ hiện sau. Gmail tưởng “Nguyễn Thị Hương" là "Hương Thị Nguyễn", còn lừa hệ chống bằng cách đảo ngược họ và tên khi đăng ký sử dụng dịch vụ cũng không được vì trong mỗi email tên mình cũng sẽ hiện cách đảo ngược như vậy.

Hệ thống đặt vé máy bay cũng cứng đầu không kém. Là hệ thống nhập từ nước ngoài vào nên nó không hỗ trợ tiếng Việt có dấu. Nhiều lần tôi ngồi ở sân bay nghe nhân viên dùng loa nói những câu như:

“Hãng hàng không quốc gia Việt Nam xin mời hành khách có tên Nguyễn Lê Cương hoặc Nguyễn Lê Cường nhanh chóng đến quầy số ba."

Tên LE CUONG (theo cách hiển thị trên màn hình nhân viên) tương đối dễ xử lý. Tôi rốt thắc mắc muốn biết các nhân viên sân bay sẽ xử tý những tên phức tạp hơn như thế nào. Những PHI PHUONG THUY chẳng hạn:

“Hãng hàng không quốc gia Việt Nam xin mời hành khách trên chuyến bay VN123 có tên Phi Phương Thủy, hay Phi Phương Thúy, hay Phi Phương Thùy, hay Phi Phượng Thủy, hay Phi Phượng Thùy, hay Phí Phương Thủy..."

Nói xong, máy bay đã cất cánh mất

.

Thằng nào?

“Thằng nào?” em phục vụ hỏi.

“Áo xanh kia kìa!” Chị phục vụ đứng bên cạnh bàn tôi trả lời, dùng đầu để chỉ đạo.

Em phục vụ để đĩa cơm rang trên bàn một du khách người Tây mặc áo màu xanh, cười tươi, quay về chỗ bếp.

Cảnh này diễn ra ở một quán ăn nhộn nhịp nằm trên dường Phạm Ngũ Lão, quận nhất, Sài Gòn. Khu Tây ba-lô. Chắc cả quán chỉ có mỗi tôi là ba lô biết tiếng Việt, đặt câu hỏi về cách dùng từ “thằng” của em phục vụ đó.

Tôi công nhận Phạm Ngũ Lão không phải con đường văn minh nhất Việt Nam, cả về người ở lẫn người đến. Tôi cũng công nhận từ “thằng” không phải từ mạnh quá, đặc biệt trong trường hợp tôi vừa kể. Em phục vụ không có ý gì. Nhưng tôi vẫn cầm bút viết bài này như một cách âm thầm trả thù “nó”.

Việc đầu tiên là phải xác định vì sao tôi cảm thấy bực bội- Tôi khá chắc chắn nếu làm ở một quán chỉ có khách người Việt thì em ấy đã không dám hỏi “Thằng nào?” bằng giọng to và tự nhiên như thế. “Anh nào?”, “Bàn nào?” "Ở đâu hả chị?” - có nhiều cách xác định suất cơm rang sẽ vào miệng ai mà không dùng đến ngôn ngữ chợ.

Nhưng riêng điều đó chưa đủ khiến tôi bực bội như bây giờ. Người thiếu ý thức ở đâu cũng có. Chính tôi hay “tạm thời” thiếu ý thức, sáng phàn nàn về người khác, chiều làm giống y họ. Vấn đề phải lớn hơn em ấy.

Mà nghĩ một lát, tôi thấy vấn đề lớn hơn thật. Từ lúc mới học tiếng Việt, tôi chứng kiến nhiều người Việt dùng từ “thằng” với đàn ông Tây trong trường hợp họ sẽ không dùng với đàn ông Việt.

“Thằng ấy sẽ xuất hiện từ cánh gà bên phải,” chị tổ chức sự kiện chốt lại vị trí của một khách mời người Tây (trong lúc tôi im lặng dịch bài phát biểu ở bàn bên cạnh) . Những người đàn ông Việt cùng tham gia sự kiện đó đều được chị ấy nhắc bằng “ông”.

“Thế thằng đó em gặp ở đâu?” Anh sinh viên hỏi cô bạn của mình trên đường về sau khi cả hai vừa đi uống cằ phê cùng một anh tóc vàng và hai anh người Việt.

“Ở triển lãm du học hôm kia anh ạ.”

‘Thế à. Còn hai anh kia?”

Vân vân và thằng thằng, số lượng và chất lượng các ví dụ không quan lượng. Cuối cùng bài này là cảm nghĩ của cá nhân tôi - còn đúng hay không, cá nhân tôi nghĩ có quá nhiều trường hợp trong đó người Việt dùng “thằng” với Tây, mà dùng “anh, chú, bác, ông” với ta.

Thằng ấy. Thằng kia. Nó. Đó là sự phân biệt chủng tộc. Tất nhiên nó không bằng sự phân biệt ác nghiệt mà nhiều người Việt vẫn phải chịu khi lập nghiệp ở nước ngoài. Nó cũng dễ bỏ qua; có nhiều trường hợp trong đó đàn ông Tây ở Việt Nam được đối xử tốt hơn đàn ông Việt ở Việt Nam

nếu giá phải trả là một số chữ “thằng” ngẫu hứng (mà

hiểu được đâu) thì đó là sự quý mến rất rẻ.

Có lẽ đó chính là lý do vì sao tôi bực bội. Thứ nhất, đó là hành động phân biệt mà tôi chứng kiến quá nhiều lần qua quá nhiều năm - em phục vụ đó là giọt nước làm tràn ly. Thứ hai, đàn ông Tây ở Việt Nam xét cho cùng thì khá sung sướng nên nếu tôi lên tiếng mạnh mẽ sẽ bị gọi là thằng Tây vô ơn.

VUI MỘT TẸO

Đổi mới 12 con giáp

“Con tuổi

Máy Giặt

, anh ấy tuổi Điều

Hòa

; có hợp nhau không hả thầy?”

Biết đâu tương lai sẽ có người hỏi vậy. Thời xưa, các con giáp đều là động vật gắn bó với cuộc sống của người dân - sáng sáng vỗ lợn, chiều chiều lùa trâu. (Biết đâu con rồng cũng đã từng tồn tại theo một hình thức nào đó.) Nhưng với nhiều gia đình thời bây giờ, các động vật ấy chỉ xuất hiện trong phim hoạt hình, trong sách giáo khoa, trong thực đơn.

Dân thành phố đâu còn nuôi trâu? Săn khỉ? Giết gà? Tất nhiên nhiều chú chó, chú mèo và rất nhiều chú chuột đã cuốn gói theo dân mình lên thành phố - nhưng xét cho cùng “cuộc sống hiện đại” và “động vật bói toán” đã xa nhau rồi. Có nên thế không? Có phải đến lúc Việt Nam nên đổi mới 12 con giáp cho phù hợp với cuộc sống hiện đại không?

Nếu thời xưa các gia đình hằng ngày đều tiếp xúc với con lợn và con trâu, thì bây giờ thành con laptop và con tivi. Điện thay máu, nhựa thay thịt. Việc cập nhật 12 giáp có lẽ nên để ý điều đó, chọn 12 con thay thế dựa trên cảm hứng chủ yếu là công nghệ thông dụng. Máy giặt, tivi, laptop, máy điều hòa, đầu DVD, quạt điện, tủ lạnh, bàn là nồi cơm điện, bếp ga, xe máy, ô tô. Điều quan trọng là thầy bói xem tuổi, xem duyên, vẫn phải dựa trên yếu tố riêng của mỗi con.

Ví dụ,

Máy Giặt

luôn muốn giải quyết mọi vấn đề trong đời, từ bẩn thành sạch.

Bếp Ga

hay tập trung vào việc sáng tạo; tình trạng bừa bộn, bẩn thỉu do việc sáng tạo ấy để lại thì kệ.

Máy Giặt

thích làm sạch và

Bếp Ga

thích làm bẩn. Rất tiếc hai sở thích đó không ăn với nhau. Một người cầu kỳ không nên dọn phòng của một người sáng tạo (sẽ làm hỏng những “dự án bí mật” đang được thực hiện). Một chiếc chảo bẩn không nên cho vào máy giặt.

Tóm lại, một người tuổi Máy Giặt không nên lấy một người tuổi Bếp Ga. Một người có nhiều việc cần phải giải quyết nhưng không biết cách vào cuộc. Người kia có nhiều việc cần bảo vệ nhưng không biết cách “chặn cuộc”. Vì vậy, cuộc hôn nhân sẽ căng thẳng.

Tuy nhiên một người tuổi Máy Giặt sẽ rất vui khi lấy người tuổi Bàn Là. Cả hai đều thích làm sạch, làm đẹp, không có mâu thuẫn trong việc hợp tác. Một sở thích, hai cách thể hiện. Họ sẽ làm việc cùng nhau, vì mục đích chung -

 

mà không ảnh hưởng đến “lĩnh vực độc quyền” của nhau. Đó sẽ là cuộc hôn nhân tuyệt vời - chỉ tội nghiệp con cái sau này bị giặt và là liên tục.

Sẽ có trường hợp 50/50, khó xác định có nên lấy nhau hay không.

Ti vi

hay thay đổi sở thích và lối sống, trong khi D

VD

chọn duy nhất một con đường, theo đến cùng. Mặc dù thế nhưng

Tivi

DVD

vẫn có sự phối hợp nhất định, có thể bổ sung cho nhau. Nếu có một em tuổi Tivi muốn lấy một anh tuổi DVD thì ông thầy bói phải xem kỹ. Tivi loai gì? DVD đời nào? Cái chính là đường kết nối. Nếu kết nối tốt, thiết bị tương hợp, thì đó sẽ là cuộc hôn nhân hạnh phúc. Còn nếu kết nối không được tốt, hoặc có máy thứ ba xen vào đường dây (Playstation) thì em tuổi Tivi đó nên lấy một anh tuổi Điều Hòa còn hơn, xây tổ ấm vừa sôi động vừa mát.

Bên cạnh các trường hợp mơ hồ sẽ có nhiều trường hợp rõ như ban ngày, không cần nhờ thầy bói góp ý. Một người tuổi Điều Hòa dĩ nhiên không nên lấy một người tuổi Quạt Điện — sự cạnh tranh không lành mạnh chút nào.

Quạt Điện

sẽ mất tự tin khi luôn thấy

Điều Hòa

chạy vênh váo ở trên. Thêm vào đó,

Quạt Điện

có tư duy tiết kiệm trong khi

Điều Hòa

tiêu tiền như không có ngày mai. Tràn dầy mâu thuẫn, tràn đầy nước mắt.

Người tuổi Laptop yêu người tuổi Xe Máy sẽ hạnh phúc hơn. Cả hai đều thích đi, đều rất sợ bị bó buộc bởi sợi dây mang tên cuộc sống hằng ngày.

Xe Máy

có nhiệm vụ đưa đến địa điểm mới,

Laptop

có nhiệm vụ lưu lại và chia sẻ những kỷ niệm đã có tại địa điểm đó.

Nhưng người tuổi Laptop yêu người tuổi Tủ Lạnh sẽ hỏng. Người tuổi Ô Tô yêu người tuổi Tủ Lạnh mới đẹp: cả hai đều sống nội tâm, tránh không khí bên ngoài. Cả hai cũng đều sống rất gia đình. Các em tuổi Tủ Lạnh rất tố bụng, muốn lấy gì chả được, muốn cho gì chả nhận. Các anh tuổi Ô Tô tốt bụng không kém - dù cho mưa, dù có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy nhưng vẫn đưa con đi học. Một sự kết hợp giữa mệnh điện và mệnh xăng rất hợp lý.

Các anh tuổi Máy Ảnh Kỹ Thuật Số thường rất thật thà (Ở miền Nam, không có tuổi con Bàn Là mà đổi bằng tuổi con Máy Ảnh Kỹ Thuật Số; trong Nam, “Bàn Là” là “Bàn ủi” nhưng từ “ủi” nghe hơi “ủi sập” quá.) Chính vì thế, các anh tuổi Máy Ảnh Kỹ Thuật số nên nghĩ ngay đến các em tuổi Nồi Cơm Điện. Có lý đo cụ thể nhưng chắc tôi nên dừng bàn phím tại đây — nói hết ra trong sách này thì Các ông bà thầy bói sẽ không còn đường làm ăn.

Câu cá trên Mess

Bạn đã rơi vào trường hợp này chưa? Tối hôm qua cãi người yêu, hai người đi về trong im lặng. Chiều hôm nay thấy người yêu

Online

trên Yahoo Mess, rất muốn bắt chuyện hỏi thăm nhưng vì tính tự ái nên không thèm mở hộp chat. Người yêu bắt chuyện mình thì được, chứ mình chủ động bắt chuyện người yêu thì mất điểm quá.

Bạn yên tâm. Tôi có chút kinh nghiệm ở lĩnh vực này và sẵn sàng tư vấn.

Bốn cách để tiếp cận “ai

đó” trên

mess

không

bị mất điểm:

1. Làm cá nhảy

Một cách rất hiệu quả để thu hút sự chú Ý là nhảy. Bạn cứ hình dung Mess là biển Đông còn bạn là chú cá thừa sức. Để status “online”, rồi “

ẩn với mọi người"

 

rồi “onilne”, rồi “

ẩn với mọi người"

'... Cứ như thế trong vòng khoảng nửa tiếng. Trên màn hình của người yêu, nick của bạ xuất

hiện và biến mất liên tục như một chú cá đang nhảy- có lúc vượt lên mặt biển, có lúc lặn sâu xuống dưới

Nếu bấm nhanh thì bạn có thể thực hiện cú nhảy oách nhất thế giới điện tử — xuất hiện vừa Online vừa offline cùng lúc (hay còn gọi là “bơ-gơ hai lớp”):

 

Nhảy nhiều, nhảy nhanh thì chắc chắn người yêu sẽ phải để ý - sẽ nghĩ đến bạn. Như vậy bạn đã tạo cơ hội tốt để người ấy có thể bắt chuyện nhẹ nhàng: “Anh ơi, hình như internet ở nhà anh đang bị hỏng.”

2. Câu bằng status

Nếu đóng vai

con cá không hiệu quả thì bạn có thể coi người yêu là con cá và đóng vai người đi câu. Câu cá thì phải có mồi, còn mồi hấp dẫn nhất trên Mess chính là cái status. Bạn nên để status thật hấp dẫn để người ấy tò mò, thậm chí hơi sốc. Sau khoảng 20 phút, bạn nên đổi bằng status hấp dẫn khác - cứ như thế cho đến khi cá bắt đầu rỉa

Nói dối cũng được. Nếu người yêu bắt chuyện hỏi về vụ gặp Daniel Radcliffe

Hồ Gươm Xanh thì hạn chỉ cần giải thích là đang đùa (“Có áp phích của Daniel Raddcliffe thôi mà, hehe”). Nhưng bạn phải lưu ý một điều: lần đầu tiên câu bằng “status bịa” cũng sẽ là lần cuối cùng. Người yêu sẽ rơi vào tình trạng đó, có rất nhiều người thích xem ảnh linh tinh trên mạng - càng trầm cảm càng dành thời gian lượt phượt Online.

Bạn nên chọn avatar khác lạ một chút để người yêu có nhiều thắc mắc muốn hỏi, nhận xét muốn nói. “ôi, anh leo Fanzipan vào lúc nào vậy?” “Ôi, anh cưỡi lạc đà ở đâu thế?” “Ôi, hồi nhỏ trông yêu quá!”

Khi được người yêu bắt chuyện, bạn nên giải thích một chút về ảnh avatar đó rồi chuyến ngay sang nội dung chính (là anh rất yêu em và tại sao chuyện nhỏ luôn cứ thành chuyện to?). Với các bạn nữ thì nên chọn avatar sexy một chút - có thể hạn trai vẫn không thèm bắt chuyện mình nhưng chắc chắn anh ấy sẽ bị tra tấn một cách chỉ có đàn ông mới hiểu.

4. Bắt chuyện nhầm (mà không nhầm)

Nếu bạn làm cá không người nào bắt, làm người không cá nào rỉa, thì bạn nên bò qua “chiến lược ngư dân” và chuyển sang “chiến lược ngón tay béo”. Có nghĩa là bạn sẽ chủ động bắt chuyện người yêu nhưng giả vờ bắt chuyện nhầm.

Bạn đang offiine với anh Joe

anh Joe:

Thơm ơi, Joe vừa hỏi chị Hương xong, chị ấy bảo mình thực hiện ngay! Thơm cứ tiễn hành đi nhé, xong gọi điện Joe!

“Ngón tay béo” là chiến lược đòi hỏi sự tỉnh táo. Ví dụ,

người yêu của bạn tên Thơ thì bạn có thể “bắt chuyện nhầm” một người bạn khác tên “Thơm” (Thơ và Thơm sẽ nằm gần nhau trong danh sách Mess). Khi bắt chuyện bạn nhớ viết nội dung mang tính gấp gáp, quan trọng.

Thơ cheesecake: Anh nhắn nhầm?

Joe: Hi! Sori em, anh vụng về quá!

Thơ cheesecake: Không sao đâu anh ạ.

joe: Thế em ăn tối chưa?

Thơ cheesecake: Em ăn

 

rồi anh ạ.

Joe:

 

Hôm nay Chủ nhật, chẳc em vừa đi ăn phở xào ở nhà bác Dũng béo phải ko?

Thơ cheesecake: Hihi, vâng ạ. Thế anh đanq làm qì?

Nếu là người tốt thì người yêu của bạn sẽ thông báo lại ngay. Vì đang tức giận nên người ấy chắc sẽ viết ngắn gọn, xã giao. Bạn yên tâm. Ít nhất người ấy đã bắt chuyện mình - việc còn lại chỉ là mở rộng đối thoại.

Còn một cách nữa. Nếu bạn là người trưởng thành thì bạn sẽ không áp dụng những mẹo này mà gặp trực tiếp với người yêu, những gì cần xin lỗi thì xin lỗi, tha thứ thì tha thứ, vượt qua trục trặc như hai người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn là người trưởng thành như vậy thì bạn đã không đọc đến câu cuối này đâu

Chuyện tôi, Mỹ Tâm và nước mắm Phú Quốc

Đọc tin Mỹ Tâm tiết lộ về tình yêu mới, tôi không biết cảm giác nào hơn cảm giác nào, đau buồn hay phấn khởi. Chắc nhiều người chưa biết chuyện tình cảm giữa tôi và Mỹ Tâm kéo dài mấy năm trời, đầy sóng gió. Một phần vì sóng gió đó nên tôi mới rơi vào trường hợp không gặp Tâm nữa nhưng còn nhiều điều muốn nói. Vậy nên tôi quyết định xuất bản bức thư cuối cùng viết tặng Tâm - hy vọng nhờ một phép màu nào đó em ấy sẽ đọc và mọi chuyện sẽ có kết thúc tốt đẹp.

Em mãi yêu,

Anh vẫn nhớ lần đầu tiên lên sẫn khấu tặng hoa cho em. Em cười duyên, nói " cảm ơn"

 

Ôi, lúc đó em không thể hiểu anh xúc động như thế nào! Anh xem tất cả các clip phỏng vấn của em trên truyền hình, xem đi xem lại, và anh thấy em luôn chỉ nói “cám ơn"” — tức chữ “cám” có dấu sắc. Nhưng chắc chắn, một trăm phần trăm, lúc mình gặp nhau trên sân khấu ngày hổm đó em đã nói “cảm ơn” với anh chữ “cảm"

 

có dấu hỏi! Anh nghe rất rõ, cứ như vũ trường là đại sa mạc chi có anh và em đứng giữa các đụn cát. Anh biết đó là quà tặng đặc biệt em dành cho riêng anh. Điều em muốn nói (nhưng không thể nói được trước đám đông) là em cảm thấy đặc biệt ấn tượng với anh, rất muốn biết thêm về anh, muốn "hỏi" anh rất nhiều chuyện. Anh hiểu ý em - có mộc số cái không cần phải nói ra.

Lần kế chúng mình được chia sẻ tình cảm là lúc anh gửi request add em vào danh sách messenger với nick lovefrom- tay78 - là nick anh tạo cho riêng em. Anh nhận hồi âm đầy triển vọng của em là: “User đã không cho phép bạn thêm user vào danh sách messenger và chặn mọi tin nhắn liên hệ". Anh đã khóc. Khóc vì mừng quá! Anh gửi request vào lúc 8:32:21 tối thứ Sáu, nhưng phải đến tận 10:13:14 sáng Chủ nhật anh mới nhận được reply của em (anh để Online suốt thời gian đó, dùng ba laptop kết nối ba đường internet Viettel, FPT và VNPT). Trên tạp chí, em tiết lộ rằng em tối nào cũng vào Yahoo. Có nghĩa là em đã bối rối trong hơn 37,5 tiếng đồng hồ không biết điều khiển trái tim bằng cách nào. Anh hình dung em ngồi khọm khọm, đầy hồi hộp, ngón tay trỏ run run trên chuột trái mà không dám bấm. Khổ thân em quá! Rõ ràng em muốn chat với anh - chat mãi chat hoài - nhưng em không dám nhận request đó. Em quá sợ một cơn gió Canada sẽ cuốn em đi nơi rất xa. Anh hiếu.

Lần tiếp theo chúng mình gặp nhau là tại biệt thự của em. Lúc thay quần áo chuẩn bị vượt rào, anh ngửi thấy mùi nước hoa của em. Chú xe ôm bảo chỉ là sông Sài Gòn, anh đáp lại: "Sông Sài Gòn thơm thế này mối ngày sẽ có hàng nghìn người nhảy vào chết đuối!”. Khi tung người lên vượt rào, anh thấy hình bóng của em bên cửa sổ, hai mắt nhìn anh, hai tay run run cầm điện thoại... Rồi sau đó, lúc vệ sĩ dừng đánh anh để nhận điện thoại, anh nghe giọng em vang lên qua loa: “Anh ơi, xử nó xong chưa?”

Ôi Tâm ơi, ỉúc đấy anh cười rất tươi, ngay trên cỏ vườn nhà em, quên hết sự đau đớn của một trái tìm bị vỡ và một xương đòn bị rạn ở ba nơi. Hóa ra em yêu anh rất rất nhiều. Ông giám đốc công ty nhạc đã bắt em phải giả vờ yêu anh vệ sĩ đó, để tạo xì-căng-đan PR, để thêm nội dung cho cuốn tự truyện sắp xuất bản của em... (Tất nhiên ông ấv sẽ lấy hết tiền nhuận bút). Ông ấy đe dọa em với những lời khủng khiếp nhất.

Thật là vô nhân đạo! Nhưng em ơi, em vào vai tốt quá! Anh vệ sĩ đó bị điên vì tình yêu, bất cứ người dàn ông nào đến gần em là anh ta đánh như sói mẹ bảo vệ đàn con mới đẻ. Em nhìn ra cửa sổ thấy hai giầy boot màu đen ấy đạp liên tục vào bụng anh. Em ân hận quá, thương anh quá. Thế là em gọi điện đế gây mất tập trung, tạo cho anh cơ hội chạy thoát. Còn em nhắc đến anh và dùng từ “nó"

 

là trường hợp vừa diễn vừa thật. Nghe giọng truyền cảm

của

em là anh biết ngay em coi anh như một người em, một ""little nó" đáng yêu. Mặc dù anh lớn hơn em mấy tuổi

nhưng em vẫn luôn muốn nuôi và chăm sóc cho anh

đến khi chúng mình ngồi xe lăn bên nhau, ngắm mặt trời lặn xuống Hồ Con Rùa.

Cả tuần anh nằm sấp trên giường bệnh viện hát bài Họa mi tóc nâu.

Thế rồi em đi Hàn Quốc. Em lấy lý do là phát triển sự nghiệp nhưng anh biết sự thật là em chi muốn thoát khỏi tay của ông giám đốc độc ác và tay vệ sĩ điên đầu đó - để chúng mình có thể yêu nhau như số phận đã ghi trên mây với bút là tia nắng. Anh hiểu và chuẩn bị đi theo.

Nhưng em ơi, những gì số phận muốn, ông trời không cho lấy. Anh tốn hết gia tài để trả nợ cho bệnh viện Việt Pháp (ai ngờ phẫu thuật xương đòn đắt thế) không có cách nào mua vé máy bay sang với em; còn em vẫn nhẫn nại chờ đợi anh ở nơi đó, không biết về chuyện phá sản của anh, tưởng anh đã quên em, hoặc tồi tệ hơn là không muốn gặp em nữa. Buồn ơi là đau, anh không chịu nổi! Anh quyết định sang bên đó theo con đường duy nhất còn lại là xuất khẩu lao động. Nhưng thật đen đủi em ơi, đến đại sứ quán Hàn Quốc mấy ông quản lý cười phá lên, bảo bên đó chi nhận người lao động đến từ Hà Tây thôi, chứ đến từ Tây thậc thì ghê gớm quá!

Lúc tuyệt vọng nhất cũng là lúc số phận buộc ông ười phải cho anh chút hy vọng. Anh làm quen qua mạng với một chị người Hàn Quốc 42 tuổi. Chị ấy chưa lấy chồng, sống ở vùng nông thôn, không có quá nhiều tiền nhưng so với tờ 500 nghìn bẩn bụi trong túi quần anh thì là cả một đống vàng. Chị ấy tính lạ lắm em ạ, cứ hỏi đi hỏi lại: “Anh có phải là người Canada cao 179cm như trong ảnh avatar không?" . Rồi chị ấy đột ngột sang Việt Nam. Một người đàn bà tên Tươi (là bạn thân của chị ấy) tổ chức một buổi giới thiệu rất đặc biệt. Bà ấy dẫn anh vào một căn phòng nhỏ, bảo anh ngồi xếp hàng cùng khoảng 30 anh Tây-ba-lô đang gặp khó khăn về tài chính.

Phòng đó có một chiếc gương to đùng treo trên bức cường đối diện. Anh Tây-ba-lô ngồi cạnh anh bảo đó là kính một chiều, ai thích nhìn vào thì nhìn, người ở trong không thấy gì hết! (Anh hỏi bà Tươi về chuyện dó, bả ấy bảo đó là kính cách ly liên quan đến người Hàn Quốc và bệnh SARS). Các anh Tây-ba-lô lần lượt về, rồi lúc chi còn anh và bà Tươi trong phòng thì chị người Hàn Quốc đó chạy vào, ôm hôn anh, cho anh một vé đi Hàn Quốc vào cuối tháng

Anh biết

 

xứ sở mới lạ thì cái em nhớ nhất (ngoài anh ra) là nước mắm Phú Quốc, bởi có lần em đã nhẹ nhàng tâm sự với anh điều đó qua báo. Nhưng ông trời ác thật em ạ, sắp gần Hàn Quốc, máy bay gặp thời tiết xấu, lắc lên lắc xuống khiến một trong hai chai nước mắm mà anh giấu kín trong túi laptop bị vỡ, mùi Phú Quốc tràn

ra, tiếp viên

hàng không tràn vào. Một anh tiếp viên kiểm tra phát

 

hiện hai chai nước mắm đó, bảo phải tịch thu cả hai

 

mặc dù chai còn lại vẫn còn nguyên. “Cứ dể đấy cho tôi, ” anh nói. Sao họ phải can thiệp. Sao họ dám can thiệp vào chuyện riêng của anh, em, và đảo Phú Quốc."Cứ để đấy cho tôi,” anh nói lại lần nứa. "Đặc sản thôi mà có phải bom đâu!”

Không ngờ, ngay lập tức mười ông cảnh sát

nhảy

ra

 

từ

 

đâu đó anh vẫn chưa biết, rút súng, cầm còng số 8, bắt anh phải ngồi trong phòng vệ sinh cho đến khi máy bay hạ cánh ở thành phố Seoul. Cửa máy bay mở ra là 30 người mặc quân phục chạy vào, dẫn anh vào nhà tù

 

Seoul số 1, nơi anh đang ngồi viết lá thư này gửi em. Đó là cách đây năm năm; anh còn phải ở đây đến tận năm 2060 mới được về cơ. luật sư bảo gì gì đấy, khủng bố mang tính nước mắm, anh chưa hiểu lắm. Anh chỉ biết lúc chúng mình gặp lại nhau thì em sẽ không còn sức để sinh cho anh một đứa bé gái - hoặc anh sẽ không còn sức để cung cấp những gì em sẽ cần để làm được điều đó.

 

Đọc lại tin em tiết lộ về tình yêu mới thì anh mừng. Không có ai xứng đáng có tổ ấm hạnh phúc như em đâu. Em cần tình yêu thì em cứ yêu đi, biết đâu mọi chuyện sẽ có happy ending mà thôi

              

Tâm ơi, anh cho phép

Dịch vụ TTBT

Cách đây hai tuần, cậu em ruột của tôi lấy vợ. Năm 2005 nó xếp đồ vào ba lô theo anh trai đến Hà Nội. Không lâu sau đó, nó tìm được một cô bé Hà Nội hiền lành - giờ nó đang ăn quả của cây si được trồng vào những buổi chiều mát mẻ thuộc thời “không lâu sau đó”.

Bỏ qua chuyện tôi ở Việt Nam tám năm chưa lừa được ai (đau), cũng chưa được ai lừa (đau hơn), những lần suýt thành thì bị tính cầu toàn của tôi làm hỏng vào phút tám chín (thôi cứ giết tôi bây giờ). Bỏ qua nỗi đau riêng là tôi đã giúp hai em tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới thành công, thêm nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực đó.

Giờ tôi quyết định biến kinh nghiệm đó thành tiền. Nó được vợ, tôi phải được gì. Nhân và quả. Nhẫn và quà.

Tôi sẽ mở công ty giúp các anh chàng Tây lấy vợ Việt một cách phù hợp văn hóa, làm cho hai bên gia đình cảm thấy hài lòng, được tôn trọng. Tôi đặt tên công ty rồi (Công ty TNHH hỗ trợ duyên LAYVOCO), giờ đang làm việc với luật sư để đưa vào hoạt động. Khẩu hiệu sẽ là “Hợp đồng có dấu, quý khách có dâu”.

Quán phở Bát Đàn có nước dùng đặc biệt khiến khách luôn muốn quay lại. Nguyên liệu nước dùng tất nhiên là bí mật của gia đình. Tôi sẽ làm kinh doanh theo cách bí đó. Tôi có bài phát biểu tuyệt vời dành cho các ông bố người Tây đến nhà gia đình người yêu con, đòi lấy tài sản quý giá nhất. Bài có những câu như: “Vì hai nền văn hóa khác nhau nên nếu có gì chưa phải, mong rằng nhà gái sẽ thông cảm và giúp chúng tôi tổ chức đám cưới cho hai cháu một cách chu đáo nhất!” (Tức bọn mình hơi Nga ngố một chút nhưng cũng rất nhiệt tình học hỏi...)

Bài hiệu quả lắm. Hơn 90% các bác tham gia buổi nghiên cứu đã cảm thấy thuyết phục và sẵn sàng tạm biệt con ngay.

Mỗi lễ ăn hòi được công ty LAYVOCO tham gia hỗ trợ sẽ có tôi đứng cạnh ông bố người Tây làm phiên dịch (như hôm trước tôi đứng cạnh chính ông bố của tôi). Các ông bố đổ thích nói gì thì nói, chim trời, cá biển, thế nào cũng được - tỏi vấn sẽ dịch theo kịch bản của tôi.

Ông bố Tây (nói tiếng Anh): “Trước hết phải nói bọn tôi rất ấn tượng với thành phố này. Sáng hôm qua cậu xe ôm đỗ ngòai cổng khách sạn dẫn bọn tôi đi ăn chân gà nướng, ngon kinh khủng ! ”

Tôi (nói tiếng Việt): “Sau một thời gian tìm hiểu, quen biết, hai cháu đã có tình cảm và quyết định di đến hôn

Miễn các cụ không biết tiếng

Anh, mọi chuyện sẽ diễn ra một cách suôn

sẻ.

Chắc tôi phải nói luôn. Giá sẽ là $5.000/gói, gồm cả phần phát biểu trước khi chú rể lên cầu thang, cả phần phát biểu tạm biệt khi việc đã xong. (Nếu nhà chỉ có một tầng, tôi sẽ giảm 20% giá gốc.)

Phần thực hiện lễ ăn hỏi có thể thêm dịch vụ lựa chọn bao gồm:

* 3 -9 TTBT (thằng Tây bê tráp) = $500/thằng (tôi có lực lượng Tây Ba-Lô sẵn).

* Đảm bảo xuất phát và đến nơi đúng giờ = $1.000 (nếu muộn giờ tôi sẽ trả lại số tiền đó và làm việc với thầy bói để sửa lại giờ đẹp cho phù hợp với sự kiện đã xảy ra).

* Đảm bảo đi đường khác về nhà chú rể, quay clip trong ô tô gửi gia đình nhà gái kiểm tra = $300

*Tham gia dạm ngõ với tư cách là doanh nhân thành đạt, thân với anh chú rể từ hồi bé = $2.000

Tham gia “dạm ngõ chính” hay không, tôi vẫn sẽ xếp thời gian tham gia “dạm ngõ phụ”. Lúc đó tôi sẽ một mình đến nhà gái, lên kế hoạch chi tiết dựa trên những yêu cầu riêng của gia đình, nghiên cứu thêm về ông thầy bói đang ngồi trong bóng tối. Việc đó tôi sẽ làm miễn phí để chứng tỏ rằng tôi là người không tham tiền.

Tiếp tục với phần đám cưới. Công ty sẽ nhận làm với giá

 

trọn gói là $8.000. Tôi muốn lấy ít hơn nhưng tôi biết ở Việt Nam số tám được coi là số đẹp, còn tôi luôn tôn trọng phong tục của nơi đang ở.

Nhất là giờ đẹp. Nếu đám cưới tổ chức ở Hà Nội thì đơn giản; ngõ ngách tôi biết hết, tình trạng giao thông tôi hiểu rõ hơn ai. Miễn là không tổ chức ở Sân vận động Mỹ Đình trong một đêm bắn pháo hoa thì tôi có thể đảm bảo đoàn nhà trai sẽ đón dâu rất đúng giờ. (Đương nhiên tôi dẫn mẹ chú rể vào xin dâu mấy phút trước.) Nếu đám cưới tổ chức ở thành phố khác thì tôi sẽ tìm đến bác xe ôm lớn tuổi nhất, nhiều dấu chân chim nhất, nhờ bác ấy tư vấn về đường đi và tình trạng giao thông.

Trên đường đi đến nơi tổ chức đám cưới, tôi sẽ dạy nhà trai vài câu tiếng Việt lịch sự (“mời anh, mời chị, mời bà, mời cụ”) cũng như vài câu dân gian giúp về việc hòa nhập với làng (“một, hai, ba, dzô!”). Nếu bên nhà trai thiếu khách, tôi sẽ huy động lực lượng Tây Ba-Lô luôn sẵn của công ty - từ vài khách ngồi nhắn tin điện thoại, sẽ có hàng trăm anh chị mắt xanh mũi lõ, mặc dù tóc hơi bù xù nhưng nhiệt tình đến cùng, ôm hôn chú rể như vừa gặp lại bạn bè cấp một.

Tôi từng tham gia một chương trình truyền hình trong đó các thí sinh phải cầm dao giết gà. Vì thế tôi có đủ kinh nghiệm tổ chức lễ lại mặt tại Hà Nội. Tôi đảm bảo con gà khi chú rể đi đến thì đang sống, khi chú rể đi về thì đã chết. (Còn nếu gia đình nhà gái chưa biết về phong tục đó thì ít nhất mọi người sẽ được ăn ngon.)

Hai vợ chồng về nhà là hết phần trách nhiệm của công ty. Tuy nhiên nếu có khách hàng nào gặp trục trặc ở phần trăng mật thì tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí với tư cách là một anh Tây có chút hiểu biết liên quan.

Đó là sự hy sinh của người đi trước.

Tom Lạc Đà

Hôm trước tôi dành một buổi chiều đọc báo teen. Đừng hỏi vì sao tôi làm thế. Đó là việc của tôi.

Bài đầu tiên tôi đọc có tiêu đề “Lala: Thích được người ấy tặng những món quà đặc biệt”’ Với câu cuối, phóng viên “Cảm ơn Lala về buổi tám chuyện thú vị này nhé!”. Phải đọc kỹ các câu giữa mới biết bạn Lala tên thật là Mai Chi.

Bài thứ hai khoe bộ ảnh “stylish” của hai chị em sinh đôi. Ở cuối bài đề thông tin: Photo by: Ds Nick, Stylist: Titti, Model: Mie & Jimmie, Makeup: Luân Louis, Location: Lit café, Fashion: Kej Shop...Bài thứ ba, thứ tư, thứ năm, tất cả đều nửa Anh nửa Việt.

Hãy thử tưởng tượng ra: năm 2021, một sinh viên trường Bách Khoa phát hiện cách làm phim 7Đ. Cậu ấy vừa thông minh vừa khôn - không cho biết cách làm mà bắt các hãng phim lớn muốn “chơi 7Đ” thì phải sang Việt Nam thôi. Nước này nhanh chóng trở thành trung tâm thế giới phim ảnh, Hollywood nhường chỗ cho Vollywood. Diên viên Tây bay sang hàng loạt.

Việt Nam thành thơm và các diễn viên Tây nhất quyết sẽ thơm lây - bằng cách sửa tên. Đây là bài phỏng vấn diễn viên Tom Lạc Đà (tên trước kia là Tom Cruise) do một tờ tạp chí của Mỹ thực hiện vào năm 2021, ngay tại Club Vollywood, Sài Gòn.

01/04/2021

Tom Lạc Đà: Tôi là hiện tượng vô định nghĩa

!

Hello Lạc Đà. Thanks very much for mee

t

ing me today!

Yeah sure man, Lạc Đà loves the people!

(Dịch từ tiếng Anh)

Tom Cruise và Tom Lạc Đà, bây giờ anh thích tên nào hơn? Cảm giấc của anh khi được gọi bằng “Lạc Đà” như thế nào?

Tôi thích tên mới hơn. Nhờ cái tên ấy, Lạc Đà thêm nhiều bạn bè, trở nên tự tin hơn nhiều. Lạc Đà luôn cười tươi với các fan trẻ. Lạc Đà gọi họ là các chú Lạc Đà Con.

Dạo này khá nhiều diễn viên Vollywood chọn tên nửa Việt nửa Ta, Có Brad Cà Rốt, Gwyn Hải Phòng

;

Justin Mẹ Chồng - kể cả diễn viên lớn tuổi là Clint Bin Bim. Với một bộ phận xã hội Mỹ, những tên ấy khó nhớ, khó phát âm, có thể nói là không rõ nghĩa lắm. Anh giải thích điều này thế nào?

Đúng là nhiều người Mỹ thắc mắc về cách phát âm tên mới của tôi, không biết phải nói Lackda hay Luckza hay Like' duck. Tiếng Anh không có dấu, cũng không có chữ “đ”, nên khi đổi Lạc Đà từ phát âm tiếng Việt sang phát âm tiếng Anh thì... mỗi người một kiểu (cười) Lúc đầu tôi cảm thấy đau đầu, muốn quay lại với tên cũ. Nhưng giờ tôi hiểu chính phát âm không rõ đó tạo cảm giác bí ẩn với các fan hâm mộ. Có phải Lackda? Có phải Lickđad? Từ những cuộc trò chuyện vỉa hè đó, hình ảnh của mình sẽ sáng lên. Nhiều người sẽ coi mình là hiện tượng vô định nghĩa.

Còn những người phản đối thì sao? Họ có lý không?

Vừa rồi bạn nhắc một “bộ phận xã hội Mỹ”. Chắc ý bạn là những người lớn tuổi không biết tiếng Việt phải không? Điều đó không tránh được. Người lớn tuổi không dễ tiếp cận với cái mới. Lạc Đà tôn trọng quan điểm của họ, nhưng thế giới ngày càng nhỏ đi và xu hướng “pha trộn” văn hóa cũng hợp lý mà thôi. Hơn nữa, trường hợp của chú Bim Bim cho thấy rằng người lớn tuổi vẫn có thể tiếp cận với cái mới, không nên so sánh chung.

Nhiều người nói rằng anh không còn là “diễn viên

trẻ tuổi” nữa,

còn Clint Bim Bim bị lẩm cẩm, mất tự chủ.

Lạc Đà xin khẳng định rằng tuổi tác và ngôn ngữ đều là khái niệm tương đối

(gầm

).

Dạ,

chân thành xin lỗi anh Lạc

Đà.

À, tôi nghe nói anh Lạc Đà có dự án phim mới! Kể với độc giả teen đi nào!

Vầng, Lạc Đà vừa nhận đóng vai chính trong bộ phim 7Đ mới do các hãng phim tư nhân của Việt Nam kết hợp với nhau sản xuất. Phim có tên “Để mai đại chiến giữa hai cánh đồng ruồi”, là phần hai của phim “Khi Bạch Tuyết quay đầu với ngũ hổ tướng rực rỡ” chiếu thành công năm ngoái. Phim hứa hẹn rất nhiều điều thú vị, mong rằng các chú Lạc Đà Con sẽ mua vé ủng hộ!

Cảm ơn Lạc Đà về buổi tám chuyện thú vị này nhé!

Hội phụ nữ ế chồng

Có lần tôi thấy áp phích in hình bốn bộ xương ngồi ở bàn. Mỗi bộ xương được trang trí bằng một món đồ: chiếc mũ màu hồng, túi trang điểm, đôi giầy cao gót, khăn quàng có hàng hiệu. Suy ra bốn bộ xương ấy từng thuộc bốn người phụ nữ. ở dưới ghi dòng chữ: “Chờ người đàn ông hoàn hảo”.

Chờ, chờ nữa, chờ mãi.

ở Hà Nội, tôi bắt đầu thấy nhiều người phụ nữ khoảng 30 tuổi chưa lấy chồng, chưa có ý định lấy chồng, hoặc đã có ý định nhưng chưa có ứng cử viên phù hợp.

“Lấy chồng sớm làm gì,” là câu cửa miệng của họ. Lấy chồng bình thường làm gì? Cứ phát triển sự nghiệp đi đã - nếu có hoàng tử xứng đáng nào đến gõ cửa thì mở, không thì chờ tiếp.

Vấn đề là phụ nữ Việt Nam giỏi quá, ít hoàng tử xứng đáng. Hôm trước tôi ngồi đọc tạp chí tiếng Anh thấy có bài phỏng vấn một cô Hà Nội 24 tuổi về những sự thay đổi

trong văn hóa thành thị. Bạn ấy có

nhiều sự nhận xét thú vị, trong đó:

“People are becoming more beautiful, especially women I think in some ways girls are developing faster than boys. I see so many beautiful, strong, smart [women] becomin independent, and yet still keeping their cultural values ”

“Người ta càng ngày càng đẹp hơn, đặc biệt là phụ nữ Tôi thấy các bạn nữ trưởng thành nhanh hơn các ban nam. Tôi thấy nhiều phụ nữ xinh đẹp, mạnh mẽ, thông minh, tự lập, mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa.”

Đúng rồi, tôi tự nói với mình. Tôi thấy một khoảng cách lớn đang mở rộng ở giữa các bạn nam và nữ trẻ. Hầu như mọi lĩnh vực, các bạn nữ cũng đang “chạy” nhanh hơn các bạn nam: ngoại ngữ, tài chính, tiếp thị, xuất bản, quản lý, giải trí... Đó chỉ là cảm giác, nhưng là cảm giác mạnh.

Riêng ngoại ngữ, tôi được mời tham gia nhiều lớp học tiếng Anh tại các trường đại học lớn. Cứ chín sinh viên nữ mới có một sinh viên nam, lớp nào cũng thế, trường nào cũng vậy (đủ mì chính cánh mời công ty Ajinomoto tài trợ).

Các cuộc thi khiêu vũ và ca hát do khán giả bình chọn gần đây hầu như là sân chơi dành riêng cho phái “yếu”. Phương Vy, Đoan Trang, Thủy Tiên, Thu Minh, Uyên Linh, Văn Mai Hương... Họ không

tình cờ

là người nữ. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, họ

phải

là người nữ.

Nhiều lĩnh vực khác nữa, nữ có mặt đông hơn, chiến đấu mạnh hơn. Kể cả những hành động nhỏ như cách

đứng lên và giới thiệu về bản thân trong các cuộc họp quốc tế thì nữ trẻ tỏ ra tự tin hơn nam trẻ.

Thậm chí nhiều tổ chức nước ngoài đang cố tình tuyển nhân viên nữ (mặc dù không nói ra), dành các vị trí quan trọng nhất cho các chị em Việt Nam.

“Ở Việt Nam nhân viên nữ tốt hơn hẳn,” một anh bạn Tây

là sếp của một tổ chức phi chính phủ từng tâm sự với tôi. “Trình độ cao hơn, thái độ tốt hơn, góc nhìn cởi mở hơn, và khác với nhiều nước ở châu Á thì khả năng mở rộng quan hệ không kém gì đàn ông.”

Tóm lại: nữ trẻ đang chạy nhanh hơn nam trẻ. Sự thật: người chạy nhanh khó yêu người chạy chậm. Kết quả: nhiều bạn nữ trẻ sắp không còn trẻ nhưng vẫn chưa có gì.

Trong cuộc đua này có một số người đại thắng. Họ là những người đàn ông chạy nhanh. Nhìn chung, các bạn nam đang chạy chậm hơn các bạn nữ. Nhưng quy tắc nào đều có ngoại lệ. Nhìn kỹ tôi thấy một số đại diện của phái mạnh đang chạy nhanh ơi là nhanh.

Tôi xin kể chuyện về chị Phương và anh Minh. Chị Phương 30 tuổi, xinh đẹp, chưa chồng. Chị ấy có công ty nhỏ, nói tiếng Anh như ma (ma Tây), mạnh mẽ, giỏi giang. Nhiều anh chàng xin hát tặng chị ấy bài tình ca. Chị Phương từ chối hết, đôi khi nghe nửa bài mới yêu cầu phải dừng lại. Ca sĩ chưa đủ trình. Chị Phương không muốn lấy người kém hơn mình - chịu làm sao được khi cả đời còn lại phải “dạ dạ” và “vâng vâng” một người không có khả năng làm phụ nữ hiện đại nổi da gà.

Rồi xuất hiện anh Minh. Anh Minh có khả năng làm chị Phương nổi da gà và nhiều thứ hơn nữa. Anh Minh có công ty lớn, nói tiếng Anh như ma (bố ma Tây), lịch lãm đẹp trai, biết mình, biết người. Anh ấy là người chị Phương chờ đợi hơn mười năm qua. Anh ấy cũng rất Việt Nam, cùng văn hóa mến yêu của chị Phương. Chỉ có anh Minh có thể làm chị Phương hài lòng. Vì chị Phương phải hài lòng mới cưới, suy ra chỉ có anh Minh mới có thể làm bố me chị Phương hài lòng nữa.

Chị Phương và anh Minh đi cà phê nhiều lần, thấy có duyên với nhau.

Nhưng mất cân đối quá! Với anh Minh, chị Phương chỉ là một trong nhiều sự lựa chọn — dù xinh đẹp, dù giỏi giang nhưng vẫn chỉ là một trong những. Bài toán đơn giản. Cứ 10 chị Phương chỉ có 4 anh Minh. Nhưng cứ 10 chị Phương lại có 30 em Giang, Hiền và Chi — là các em 25 tuổi, xinh xắn, nhanh nhẹn, rất muốn có một người đàn ông thành đạt như anh Minh để cùng bước vào tương lai sáng. Tính ra, cứ 10 người phụ nữ xinh đang theo anh Minh thì chỉ có 1 anh Minh.

Chênh lệch quá. Các “chị Phương” đang rất khó khăn vì tiêu chuẩn. Họ có tầm nhìn rộng nên không thể lấy một người có tầm nhìn hẹp. Chỉ có anh Minh mới đạt. Suy ra chỉ có anh Minh mới sướng.

Mà thực tế anh Minh không sướng đâu. Vì lắm mối nên tối nào anh Minh cũng nằm không (theo cách nằm không của đàn ông thỉnh thoảng nằm có.) Thời gian trôi qua, các

em Giang, Hiền và Chi cướp ngôi chị Phương, hoặc chị nhường tự nhường ngôi sang Tây. Thời gian trôi tiếp, anh Minh bắt đầu để ý đến các em Lý, Thủy và Hảo, là các em gái của Giang, Hiền và Chi. Cuối cùng rồi không ai tìm được hạnh phúc cả.

Nhưng đau tim nhất vẫn là các bạn nam chạy chậm, không được tiền, không được tình, không được điều thú

vị

nào hết. Thật đáng thương. Thật đáng lo. Phân tích nốt, tôi chợt nghĩ các họa sĩ Việt Nam nên vẽ thêm một poster khác: bốn bộ xương thuộc bốn người đàn ông ngồi ở bàn bia hơi, ở dưới ghi dòng chữ “Chờ người phụ nữ bình

thường".

Không bấm

Theo lời hướng dẫn của Microsoft, trước khi rút ổ USB ra, người sử dụng nên bấm “Safely remove hardware” (“Rút phần cứng một cách an toàn”), dùng nút ảo ở góc dưới bên phải màn hình. Làm như vậy mới đảm bảo không có lỗi fìle.

Tôi thuộc loại người không bấm. Đã “rút không” hàng nghìn lần, chưa lần nào bị mất file hay treo máy, nên tôi rất yên tâm. Kể cả máy có bị treo vài lần - đó là cái giá tôi sẵn sàng trả để không bị các nút nhỏ làm phiền.

Tiếng Việt có từ “cái tôi”. Cái tôi của Joe ngày càng lớn. Cái tôi của Hiền luôn đặt trên hết, Tôi xin cung cấp thêm một từ liên quan là “cái thôi”. Nếu “cái tôi” của một người là nhận thức của cá nhân

về

bản thân mình, thì “cái thôi” là khả năng mặc kệ chi tiết không quan trọng

với

bản thân mình.

Phải thừa nhận “cái thôi” của tôi rất lớn. Phòng ngủ của

tôi bẩn? Thôi,

kệ (vẫn ngủ được). Áo sơ mi nhăn? Thôi, kệ

(vẫn mặc

được). Người yêu đi với người khác? thôi của tôi có hạn, nhưng xét cho củng nó tương dối Dta trien.

Một cách rất hiệu quả để đo "cái thôi" của một người là xem họ có bấm "Safe remove hardware" trước khi rút ổ USB hay không. Qua hành động tầm thường này, mình có thể biết nhiều về môi trường sinh sống của họ: cách ăn, cách ngủ, cách cười và cách hôn.

         

Tôi hay nói với bạn bè tôi sẽ thành lập CLB Un-Safe remove hardware, rút phần cứng nguy hiểm nhất có thể (CLB Rút liều). Mỗi tuần những người "không bấm" như tôi có thể gặp gỡ nhau một lần, chia sẽ những khó khăn do những người có bấm gây ra. Còn nếu có thành viên nào bị phát hiện bấm nút đó, nhiều lần hay ít, say rượu hay tỉnh, người ấy sẽ bị đuổi khỏi CLB và phải sống nốt cuộc đời trong nỗi nhục của một người bẫm chui.

Không phải chúng tôi coi những người "có bấm" là những người thấp kém. Trái lại, thế giới rất cần sự cẩn thận của họ. Lấy vợ "có bấm", ông chồng đỡ mệt mỏi gọi điện kiểm tra. Và chắc CLB dự định của tôi cũng phải thuê một người "có bấm" làm kế toán trưởng -

 

cho chắc.

Sách Truyện

Truyện Ngắn

Tập Truyện Ngắn

Truyện Dài

Truyện Tàu Kiếm Hiệp

Phiêu Lưu - Trinh Thám

Kinh dị - Ma quái

Truyện 100 chữ

Cổ Tích

Tiểu Thuyết

Kịch, Kịch bản

Hồi ký

VH Cổ Điển Nước Ngoài

Sách xưa

Truyện thiếu nhi

Tùy Bút

Tạp Bút - Bài Viết

Cổ Văn Việt Nam

Thư Giãn

Ô Chữ

Hình Ảnh Vui

Cười Ngắn

Cười Tổng Hợp

Sách nói

Sách Nói Văn Học

Sách Nói Tâm Hồn

Sách Nói Khoa Học

Sách Nói Đời Sống

Sách Nói Giáo Khoa

Truyện Tranh

Tâm Hồn

Xã Hội

Lịch Sử

Triết Học, Kinh Tế

Tôn Giáo, Chính Trị

Khoa Học

Đời Sống

Nữ công gia chánh

Y học - Sức khỏe

Mẹo vặt

Phong Tục Việt Nam

Việc Làm

Thơ

Ẩm Thực

Món Bánh

Món Bún

Món Canh

Món Cháo

Món Chè

Món Chiên

Món Cuốn

Món Cơm

Món Gỏi

Món Hấp

Món Hầm

Món Khai Vị

Món Kho

Món Lẩu

Món Luộc

Món Nướng

Món Rang

Món Xào

Món Chay

Thập Cẩm

Sinh Tố & Giải Khát

Món Khác

Âm Nhạc

Lời Nhạc Tiếng Việt

Lời Nhạc Tiếng Anh

Trao Đổi

Đánh dấu

Tải ebook

Tiêu đề

Tác giả

Tất Cả Thể Loại

Sách Truyện

    Truyện Ngắn

    Tập Truyện Ngắn

    Truyện Dài

    Truyện Tàu Kiếm Hiệp

    Phiêu Lưu - Trinh Thám

    Kinh dị - Ma quái

    Truyện 100 chữ

    Cổ Tích

    Tiểu Thuyết

    Kịch, Kịch bản

    Hồi ký

    VH Cổ Điển Nước Ngoài

    Sách xưa

    Truyện thiếu nhi

    Tùy Bút

    Tạp Bút - Bài Viết

    Cổ Văn Việt Nam

Thư Giãn

    Ô Chữ

    Hình Ảnh Vui

    Cười Ngắn

    Cười Tổng Hợp

Sách nói

    Sách Nói Văn Học

    Sách Nói Tâm Hồn

    Sách Nói Khoa Học

    Sách Nói Đời Sống

    Sách Nói Giáo Khoa

Truyện Tranh

Tâm Hồn

Xã Hội

    Lịch Sử

    Triết Học, Kinh Tế

    Tôn Giáo, Chính Trị

Khoa Học

Đời Sống

    Nữ công gia chánh

    Y học - Sức khỏe

    Mẹo vặt

    Phong Tục Việt Nam

    Việc Làm

Thơ

Ẩm Thực

    Món Bánh

    Món Bún

    Món Canh

    Món Cháo

    Món Chè

    Món Chiên

    Món Cuốn

    Món Cơm

    Món Gỏi

    Món Hấp

    Món Hầm

    Món Khai Vị

    Món Kho

    Món Lẩu

    Món Luộc

    Món Nướng

    Món Rang

    Món Xào

    Món Chay

    Thập Cẩm

    Sinh Tố & Giải Khát

    Món Khác

Âm Nhạc

    Lời Nhạc Tiếng Việt

    Lời Nhạc Tiếng Anh

Trao Đổi

1 2 3 4

Đăng bởi: QuanCocOnline

Joe Ruelle

Ngược Chiều Vun Vút

3

Mục lục

<br class="calibre1" clear="all" />

Bực một tí

Các tay còi Việt Nam

Tạm biệt Hello

Tình cảm

Taxi lừa

Nhung xấu xí

Về quê

Rất nguy hiểm

Me, Nguyễn

Thằng nào?

Vui một tẹo

Đổi mới 12 con giáp

Câu cá trên Mess

Chuyện tôi, Mỹ Tâm và nước mắm Phú Quốc

Dịch vụ TTBT

Tom Lạc Đà

Hội phụ nữ ế chồng

Không bấm

Luật pháp và tình yêu

Nguyên âm

Đo độ ế

Một vòng Trái Đất

Trông ngon

Học tiếng Việt

Con Tây

Tiến hóa

Whoops

Hơi hơi tiếc

Cái chết của chữ Đ

Cái kiêu gượng của tiếng Anh mẹ đẻ

Một phút huy hoàng

Trời mưa

Em làm bên finance.

Ân hận

Sóng thần

Bệnh Kichi Kichi

Sao bằng sao băng

Thi vị

Trang trại Heisenberg

Rất tò mò

Ai Việt Nam hơn ai?

Cảm ơn xì-căng-đan?

Ma Tây

Bổ đề cơ bản

Bọn 9X

Ngoặc chấm chấm ngoặc

Thoát xấu với Charisma Man

Chuyện Linh và Lucy

Hoa chuối và cảm giác nhàm chán

Lễ ăn dọn

Kiểu người nào phù hợp lấy người nước ngoài?

People pháp

Chết!

Chuyện spellcheck và người máy nổi loạn

Văn hóa ong kiến

Muốn giãi bày

Cơm quê

Dầu xả tâm hồn

Hội chứng Tây sợ Tết

Hâm

Khăn tắm

Hội những người thích ở một mình

Điều tôi sợ

Một Việt Nam thật sự

Mùa thu Hà Nội và cháu

Cảm giác sáng hôm sau

Mắt nhìn vào đâu?

Em Echo

Xe hidro

Đàn ông “trở thu”

Em

<br class="calibre1" clear="all" />

Lời tác giả

Chào bạn,

Thôi chết. Tôi mới bắt đầu là đã bóp méo sự thật. Chắc bạn không phải là “bạn” của tôi đâu. Chắc tôi chưa bao giờ gặp bạn, không biết mặt mũi của bạn ra sao. Với tôi, bạn là hức chân dung vẽ bằng sơn dầu trắng trên nền vải trắng. Nhưng mặt khác, bạn đang chịu khó khẳng định sự tồn tại của tôi nên xưng hô như vậy chắc cũng không quá thân thiện đâu.

Tôi chọn cái tên

Ngược chiều vun vút

vì hai lý do, phụ và chính. Lý do phụ là trong khi mỗi năm có hàng nghìn người Việt sang các nước phương Tây đi học, đi làm, lập gia đình, định cư, cộng với hàng trăm nghìn người không

đi khỏi Việt Nam nhưng cuối tuần nào cũng xem phim Hollywood, đọc sách dịch từ tiếng Anh - thì cũng có một số người Tây tạm biệt quê hương để đến với Việt Nam. Vì

đó là hướng đi bất ngờ nên chúng tôi phải phản xạ nhanh

cố gắng giữ tốc độ mà không gây tai nạn văn hóa.

Còn lý do chính là từ “vun vút” nghe hay.

Đa số bài viết trong sách bắt nguồn từ những bài đã đăng trên

Dân Trí,

VnExpress

, tạp chí

Đẹp,

blog cá nhân của tôi. Tôi dùng từ “bắt nguồn” vì thời gian gần đây tôi viết lại hết. Một số bài tôi chỉnh sửa ngữ pháp cho phù hợp với trình độ ngôn ngữ đã phát triển hơn; một số tôi xây dựng lại từ đầu. Xét về mặt lối viết, tôi bây giờ khác nhiều với tôi cách đây mấy năm, và tôi muốn các bài đều phản ánh phiên bản mới nhất của tác giả.

Vì được viết lại gần đây nên tôi không thể xếp các bài theo ngày viết, xếp theo chủ đề cũng khó. Cuối cùng, tôi quyết định xếp các bài theo cảm giác lúc viết, là nguồn cảm hứng chính khiến nảy sinh nội dung (dù có hiện rõ trong bài hay không). Cách sắp xếp nào cũng có thiếu sót, nhưng ít nhất cách này không thiếu cảm giác.

Trong quá trình biên tập lại cuốn sách, tôi nhận ra có nhiều bài mâu thuẫn với nhau; quan điểm phủ nhận quan điểm, ý dập ý. Cũng có bài mâu thuẫn với tác giả — với hành động, đạo đức, quá khứ và hiện tại của tôi (sổ đỏ không khớp với đất). Thay vì cố chỉnh sửa như lỗi ngữ pháp, tôi để nguyên. Xét cho cùng, đây là tác phẩm của một con người, và con người dù ở đâu cũng mâu thuẫn không chỉnh sửa được.

Thanh minh xong, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bạn Võ Hằng Nga ở công ty sách Nhã Nam đã kiên nhẫn giúp tôi đánh bóng câu chữ, cũng như tới các biên tập cũ - đặc biệt bạn Lê Hồ Thị Mỹ Thanh Nga, người đã chứng minh họ tên không ảnh hưởng đến khả năng nhận ra từ thừa.

Tôi cũng muốn cảm ơn những người dành thời gian viết lời bình dưới các bài của tôi đăng trên mạng. Nhiều lời bình sâu sắc đã khiến tôi phải suy nghĩ, thay đổi hẳn một quan điểm giữ từ lâu. Nhiều lời bình vui vẻ khác thì khiến tôi khỏi phải suy nghĩ gì nữa, và cảm giác đó cũng hay.

Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn bạn vì đã ủng hộ lối viết cá nhân. Xây dựng một bộ sưu tập bài viết dựa chủ yếu trên đại từ nhân xưng “tôi” là một việc rủi ro. Tác giả phải cởi hết quần áo, đứng giữa quán cà phê. Nếu thích, khách sẽ mời tác giả ngồi bên cạnh, chia sẻ niềm vui rồi gửi chút ít tiền cảm ơn. Còn nếu không, khách sẽ hắt cà phê vào người ông đó, để lại một số vết bỏng lâu lâu mới tành.

Joe Ruelle

    

11 giờ, 11 phút, ngày 11, tháng 11, năm 2011

BỰC MỘT TÍ

Các tay còi Việt Nam

Một dàn nhạc truyền thống kết hợp nhiều tay tài năng: tay chơi vi ô lông, tay thổi ô boa, tay đánh chũm chọe. Điều thú vị là dàn nhạc đường phố Việt Nam cũng kết hợp nhiều tay tài năng không kém.

Tay còi giả

là một tay còi lừa đảo. Hãy tưởng tượng khi đang đi xe thì mình nghe tiếng còi ngay sát đằng sau - có thể là xe ô tô lớn, xe buýt, xe công te nơ Mình hốt hoảng chuyển sang làn bên phải vừa lúc một đứa hư hỏng vụt qua trên xe Wave Alpha bé tí. Hóa ra hắn cài còi to vào chiếc xe nhỏ — cảm giác từ sợ thành tức, như vừa phát hiện “con ma” trên tầng ba hóa ra cũng chỉ là chuột hamster do cháu ngoại bỏ rơi.

Tay còi khản

bóp còi nhiều đến mức không còn còi để bóp; bóp cái còi lại ra tiếng ho yếu ớt của một xe máy bị viêm thanh quán. Điều thú vị là hắn vẫn cứ bóp bình thường, vẫn tỏ ra bực mình khi các xe đi trước không nghe tiếng và nhường chỗ.

Kỳ lạ hơn là

Tay còi liên thanh.

Hắn “bip bip bip bip” như cái còi của mình là súng chống máy bay và các xe đi trước đều là B52 hết.

Rồi đến với

Tay còi suốt

.

Thay vì bóp nhiều lần liên tiếp, hắn bóp một phát đài. Tiếng bip kéo dài đến tận hai, ba phút - ngón cái hôn nút còi suốt từ lúc ra đầu ngõ đến lúc dừng lại trước cổng công ty. (Lưu ý: tay còi suốt dễ trở thành tay còi khản).

Tay còi đèn xanh

xuất hiện đằng sau đám đông xe dừng trước đèn dỏ. Ngay lúc đèn chuyển xanh hắn bóp còi liên tục, mặc dù các anh chị dừng trước quá biết đèn chuyển xanh (do một số quy luật vật lý nên họ không thể cùng nổ ga một lúc được). Tay còi này có tên gọi khác là

Tay còi tuyên truyền

- hắn rất thích nói những điều ai cũng biết, khuyên những điều không ai làm nổi.

Đối với

Tay còi điệu

, tiếng còi là nhạc chuông trên phố. Hắn thích những giai điệu mang chút chất xiếc, phù hợp với các chương trình biểu diễn có con gấu đạp xe đạp. Để tăng độ phong phú, hắn thiết kế thêm những đèn màu LED (nhạc phát xập xinh thì đèn nhảy lấp lánh), tưởng mối lần bóp còi là tặng người xung quanh món quà ý nghĩa.

Theo lý thuyết, bóp còi là để tránh tai nạn xảy ra. Rất tiếc

Tay còi muộn

chưa hiểu điều đó. Hắn đâm vào xe khác mới bóp còi - bóp to, bóp dài. Không dừng lại ở đổ mà hắn chửi mắng người vừa bị hắn đâm. Hắn học thủ đoạn này ở c

á

c cầu thủ bóng đá khi làm đối thủ vấp ngã thì lập tức tự ngã lăn ra cheo, ôm chân, kêu đau.

Tay

còi

t

ay phải

xuất hiện bên làn phải đằng sau hàng chục xe dừng trước đèn đỏ. Hắn bấm, hắn bóp, hắn kêu, hắn thét. Y hắn là: “Chúng mày rẽ phải đi để tao có thế rẻ

phải theo”.

Mặc dù là người Việt nhưng hắn chưa hiểu một số luật ngữ pháp tiếng Việt cơ bản. “Các phương tiện được phép rẽ phải” (ghi trên biển màu xanh) không có nghĩa là các phương tiện phải rẽ phải

. “Được phép” mang

ý

nghĩa khác với “phải”. Tôi được phép lấy vợ Việt Nam không có nghĩa là lấy vợ Tây thì tôi sẽ bị công an văn hóa hành hung.

Có người mù màu. Cũng có người mù vằn.

Tay còi mù vằn

dừng xe ngay trước vạch trắng rồi bấm còi liên tục, nhìn người đang đi bộ qua đường với ánh mắt độc ác. Rất tiếc mắt hắn không nhìn thấy đường vằn dành cho người đi bộ. Có thể kiếp trước hắn là ngựa vằn bị sư tử vồ chét, kiếp này muốn quên hết mọi thứ liên quan đến kết thúc đau buồn ấy.

Cuối cùng là

Tay còi không

.

Không bóp còi. Đơn giản hắn thích bóp miệng hơn. Miệng hắn dù to khiến các loại phương tiện đi trước nhường đường ngay. Th

nh thoảng cũng có trường hợp

 

Tay còi không

“hất đắc dĩ",

là hậu quả cuối cùng của quá trình bắt đầu với

Tay còi suốt

và tiếp tục với

Tay còi khản

.

Tạm biệt Hello

Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng “Konichiwa”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có

Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù khách người Lào 90 tuổi hay người Tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa” (hoặc “Sawatdee-Krap” nếu nhân viên là người nam). Ở Trung Quốc thì “Ni'hao’ ở Hàn Quốc thì “An nyeong ha say yo”, ở Campuchia thì “Choum-reap-sua”, ở Mông cổ thì “Sain-baina-uu”...

Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô!”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm — kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?

Tôi hỏi nhiều nhân viên phục vụ tại sao họ không chào khách Tây bằng tiếng Việt. Họ trả lời rằng họ muốn làm hài lòng khách tối đa, chào khách Tây bằng tiếng Tây sẽ khiến khách cảm thấy được quý. Họ lý giải một cách cặn kẽ, nhẹ nhàng và khiêm tốn. Họ nhầm.

Hãy hình dung một anh người Việt sang nước ngoài rồi

đâu cũng được (hoặc bị) chào bằng “Xin chào”, phát âm lơ lớ, thanh điệu chưa chuẩn. Có khi lúc đầu anh ấy cảm thấy vui - “Hay nhỉ, người

đây thích dùng tiếng mình!” - nhưng sau một thời gian anh ấy rất chán. “Hello” nói với giọng uyển chuyển và thanh lịch của người Anh nghe hay hơn nhiều.

Nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và được chào bằng tiếng Việt thấy sướng tai lắm. Câu đó, nó lạ, nó hay, nổ chính là lý do mình xách va li đi đến nơi xa. Trái lại, nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và bị chào bằng “Hello”, từ hai âm tiết nghe hàng triệu lần tính từ lúc sinh ra, phải nói là hơi ngứa tai một chút. Chưa đủ ngứa để nói với người ta, nhưng đủ để nói

với

bản thân.

Không phải chỉ mất cơ hội “tặng quà”, mà các anh chị phục vụ vô tình mở hộp Pandora, tự kéo về nhiều rắc rối lẽ ra không cần. Nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Tây là vô thức chấp nhận theo văn hóa của khách (mà có theo được đâu.

7

), còn nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt là lịch sự mời khách theo văn hóa của nơi đang ở.

Thêm vào đó, “Hello” là tiếng Anh. Có nhiều người không thực sự thoải mái với sự phổ biến của tiếng Anh toàn cầu - nhất là người Pháp. Người Pháp nào cũng biết một chút tiếng Anh, nhưng sang Paris sẽ không có người bán bánh nào chào du khách nước ngoài bằng “Hello". Người Đức, người Nga, người Tây Ban Nha - số người "dị ứng tiếng Anh” hiện đang rất cao. Họ công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nhưng sự công nhận ấy mang tính miễn cưỡng. (Hãy hình dung tiếng Trung thành ngôn ngữ quốc tế và du khách người Việt đi đâu cũng bị chào bằng “Ni-hao”.) Biết đâu cánh cửa cửa hàng chưa kịp đổng ià người bán hàng đã làm mất lòng khách.

Cách của Việt Nam luôn là an toàn nhất. Là sướng tai nhất, là chu đáo nhất.

Tuy nhiên cách của Việt Nam là cách nào? Khuyên nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt thì dễ - nhưng chọn cụm từ nào để chào là một việc khác. Xin chào? Chào anh chị? Chào cô, chú, bác, ông, bà, cụ? Khỏe không? Đi đâu đấy? Mỉm cười không nói gì? Hình như tiếng Việt chưa có cách chào phổ biến nào có thể áp dụng trong mọi trường hợp thuộc loại “Hello”. Tiếng Nhật có “Konichiwa”, tiếng Hàn có “An nyeong ha say yo”. Nhưng tiếng Việt thì... tiếng Việt hơi phức tạp.

Lúc đầu tôi nghĩ ứng cử viên triển vọng nhất vẫn là “Xin chào”. Vừa đơn giản vừa Việt Nam. Nhưng sự thật là từ “Xin chào” trong tiếng Việt nghe khác với từ “Hello” trong tiếng Anh. Khi phân tích về chuyện này trên các mạng xã hội tôi nhận một số phản hồi tỉnh táo, trong đó có lời nhận xét của một bạn tên Nghị đang sinh sống tại thành phố quê hương tôi.

“Xin chào có trong từ điến tiếng Việt hẳn hoi, có trong hầu hết tất cả phần dịch của các sách ngoại ngữ giao tiếp, nhưng đây lại là một từ gần như tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. Chỗ duy nhốt mà tôi biết nơi ‘Xin chào’ được chính thức hóa là nhà hàng gà rán

Kentucky.

Và thú thật, tôi có ác cảm với nó ngay từ lần đầu nó được áp dụng hồi tôi còn học cấp hai... ‘Xin chàooo!’ Thú thật tôi không hiểu vì sao

KFC

lại đề ra quy định này cho nhân viên... với phong cách hiện đại, chủ đề thức ăn nhanh và trẻ trung của

KFC,

nói ‘Hi’ là gọn lẹ và hợp nhất với tiêu chí của nhà hàng.”

Chuyện Nghị là người Việt viết bài ở Vancouver để ủng hộ cách chào của tiếng Anh, còn tôi là người Canada viết bài ở Hà Nội để ủng hộ cách chào của tiếng Việt chứng tỏ rằng Thái Bình Dương đang ngày càng nhỏ đi. Nhưng nước vẫn còn và mình nên trôi về vấn đề chính: từ “Xin chào” chưa ổn. Nếu cảm giác của bạn Nghị là cảm giác phổ biến (và tôi tin thế) thì phải tìm từ khác.

Cứ cho rằng “Xin chào” đã tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày.

“Konichiwa”

là nhân viên Nhật chào khách lấy

giống cách

họ chào khách Nhật. Nhưng “Xin chào” (vì chết trong giao tiếp) là nhân viên Việt chào khách Tây

không giống cách

họ chào khách Việt.

Mà sự phân biệt là thực chất của vấn đề. Một cách chào đành riêng cho khách Tây, một cách ứng xử dành riêng cho khách Tây, (một mức giá dành riêng cho khách Tây) - tât cả đều không ổn. Sự quý mến là nguyên lý nhân quả: quý người ta là để người ta quý mình. Nhưng muốn được quý thì phải biết mình là ai.

Tôi vẫn cho răng nếu chỉ có hai lựa chọn “Hello)” và “Xin chào” thì các anh chị làm nghề phục vụ nên chọn “Xin chào” để dùng với khách Tây. Trong mắt đa số thì “Xin chào” thắng “Hello” tuyệt đối. Nhưng không phải tiếng Việt chỉ mỗi sự lựa chọn ấy đâu. Tôi nghĩ tới nghĩ lui mới quyết định cách tốt nhất là cách quen thuộc nhất. Chào anh! Chào chị! (Chào cô, chào chú, chào bác!) Tại sao không? Thỉnh thoảng người Việt đánh giá hơi thấp về khả năng tiếp cận văn hóa của khách Tây - đến giờ vẫn có người ngạc nhiên khi thấy tôi dùng đũa. Sự thật là du khách Tây ở bên này nhanh hiểu không khác gì du khách “ta" ở bên kia.

Cách chào của tiếng Thái cũng phụ thuộc giới tính (của người nói) nhưng không vì thế mà nhân viên phục vụ ỏ đó ngại dùng với khách Tây. Họ tự tin. Họ công bằng, họ không lộ quốc tịch của khách qua nội dung lời chào. Tất nhiên hệ thống xưng hô của Việt Nam phức tạp hơn một chút, nhưng không đến nỗi là phải giấu nó dưới giường mỗi khi thấy khách Tây chạy tới.

Chào anh đi. Chào chị đi. Khách sẽ hiểu, còn nếu chưa thì đó là cơ hội dạy thêm về văn hóa Việt Nam - "You are my ‘chị’, it means ‘older sister’". Đó là một Việt Nam tôi muốn du khách muốn thấy

.

Một Việc Nam tự tin. Một Việt Nam tự nhiên. Không phải một Việt Nam “generic" đạc tiêu chuẩn ISO 9002

.

Cách chào là một trọng những điều thiêng liêng nhất

của một ngôn ngữ, là điểm khởi đầu và khép tại một cuộc trò chuyện. Người Việt khá khiêm tốn, quý khách, nhiệt tình hòa nhập - nhưng hòa nhập đến mức thay lời chào của mình bằng lời chào của người ta “hé-lộ” một điều khó nói. Chào xong thì dùng tiếng nào cũng được; nhưng phải chào xong đã.

Dĩ nhiên vấn đề này lớn hơn các anh chị làm nghề phục vụ. Vừa lớn hơn, vừa nhỏ hơn. Tôi xin kết thúc bài viết đanh đá này bằng một câu chuyện vui. Hồi mới sang Hà Nội, tôi thuê nhà trong một khu chung cư cũ

.

“Hello, Hello”, các cháu kêu mỗi khi thấy tôi xuống cầu thang. Đứa nào ngại bị bố mẹ giục: “Ông Tây kìa. Con Hê-lô đi”. Tôi cười mlm, vẫy tay, bước ra khỏi cổng. Ngay cổng hay có một cháu trai khoảng bốn tuổi đạp xe đạp theo vòng số tám, mặt nó to, tóc nó ngắn tũn. Khi thấy tôi, nó luồn nhìn lên và nói “Chào chú!” (Còn chưa thấy thì bố nó nhắc: “Con ơi, chào chú kìa!”). Tôi quý nó lắm! Quý nó vô cùng.

Nó là tương lai của Việt Nam.

 

Tình cảm

Tôi chợt nghĩ từ “tình cảm” đang bị cưỡng đoạt. Tình cảm dịch sang tiếng Anh là affection, sentiment, warm feeling inside... nhiều cách dịch, cách nào cũng

để

lại cảm giác ấm áp

Nhưng mỗi lằn nghe từ “tình cảm” trong tiếng Việt, tôi có cảm giác không ấm áp lắm.

“Anh ơi, tuần sau mình sang cơ quan thuế gặp chú Nhất, tình cảm tí,” cô trợ lý vừa nói với tôi hôm qua. Là trợ lý lâu năm nên tôi rất hiểu ý cô ấy. Tình cảm có nghĩa là phong bì, cộng vài phút nổi chuyện xã giao, thế hiện (giả bộ) sự quan tâm. Trong những trường hợp đó, tôi thích lãnh cảm hơn. Giá mà tôi có thể lạnh lùng gửi phong bì, chú Nhất lạnh lùng nhận lấy, không ai nổi câu gì hết. Không “Cháu đã có vợ chưa?”, không “Văn phòng mới của chú đẹp lắm ạ!”.

Tình cảm có nghĩallà phát triển quan hệ. Phát trỉến quan hệ có nghĩa là đi cà phê lóc không tiện, đi nhậu lúc không muốn, đi về lúc không giờ. Từ “hữu nghị” cùng gây cảm giác tương tự. Hữu nghị ít khi có nghĩa là “friendship“. Hữu nghị nhiều khi có nghĩa là: “Tôi sẽ làm miễn phí cho ông để... thôi, để sau này tôi mới nói”. Tình cảm, quan hệ, hữu nghị. Tiền, tiền, tiền. Công bằng mà nói, việc sử dụng từ đẹp là để mô tả điều xấu đang phổ biến khắp thế giới. "Mẹ" là một trong những từ thiêng liếng nhất của mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt ừ “mẹ” là yếu tố không thể thiếu trong nhiều câu chửi. Chúng ta dùng từ dành cho người mình yêu nhất để chửi người mình ghét nhất. Con người ở đâu cũng đều mâu thuẫn như thế.

Vậy nên người Việt dùng từ “tình cảm” để mô tả các trường hợp không tình cảm chút nào là chuyện dễ hiểu. Nói cách khác, tôi không nên cảm thấy khó chịu. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng ở giữa cảm giác của người Việt khi nghe từ “tình cảm” và cảm giác của tôi.

Đó là người Việt biết nghĩa đẹp từ hồi nhỏ; họ phải lớn lên, va chạm với cuộc sống mới biết thêm nghĩa xấu. Với họ, nghĩa đẹp đã có thời gian ổn định. Với tôi thì không. Tôi đã học cả nghĩa đẹp lẫn nghĩa xấu gần như trơng một buổi sáng — thầy giáo đứng bên phải giải thích nghĩa đẹp, trợ lý đứng bên trái giải thích nghĩa xấu. Nghĩa đẹp có thời gian ổn định đâu; từ lúc mới quen, tôi đã có ác cảm với “tình cảm”.

Nếu có một người bạn thân hỏi vay tiền thì tôi sẽ cảm thấy bình thường, nếu giúp được tôi sẽ giúp. Nhưng nếu có

 

một người mới quen hỏi vay tiền - sáng bắt tay làm quen, chiều khum tay làm bát - thì tôi sẻ cảm thấy khó chịu. Người bạn thân vay xong lâu lâu không trả thì thôi, cuộc sống nhiều chuyện, bỏ qua. Nhưng người mới quen vay xong lâu lâu không trả lại thì cảm giác khỏ chịu đó sẽ thành ác cảm. Có thể người ấy rất tốt, nhưng cái “tốt" ấy chưa có thời gian ổn định.

Giờ tôi chẳng muốn có “tình cảm" với ai. Tôi càng chẳng muốn tạo “quan hệ" với ai, chẳng muốn “chơi" với ai, chẳng hy vọng điều gì ớ cái gọi là “hữu nghị”. Giá mà tôi có thể học lại tiếng Việt từ đầu, dành mấy năm ổn định hóa các nghĩa đẹp - rồi mới mang đầu óc ra bia hơi, mang

 

trái tim vào cơ quan thuế.

Nhưng không ai có thể quay ngược thời gian. Giờ nếu nằm cạnh một em xinh đẹp dưới hàng ngàn ngôi sao, gió thổi nhè nhẹ, em ấy dịu dàng nổi với tôi: “Anh ơi, em thấy em có tình cảm với anh đấy!" - thì tôi sẽ có cảm giác là phải nói lời cảm ơn xã giao rồi rút tờ 500.000 cộng photo công chứng giấy đăng ký kinh

doanh.

“Thôi em cứ nói em có ‘tình bạn đặc biệt với anh đi."

“Là sao hả anh?”

“Chuyện dài.”

Taxi lừa

S

ân bay là bộ mặt của thành phố. Theo một báo cáo tôi vừa đọc xong, từ đầu năm đã có hơn 2.400 trường hợp xe taxi vi phạm trật tự tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có tới gần 1.450 trường hợp đón khách sai quy định và 236 trường hợp từ chối chở khách đi gần - chưa kể đến các trường hợp chưa phát hiện và các trường hợp phát hiện rồi chìm ngay. Bộ mặt hơi đỏ

T

ôi ít bị taxi lừa, ít bán đường cho các anh thèm của ngọt. Tôi học cách đi Taxi ở Hà Nội, nơi các trò lừa đảo bốn bánh phát triển bậc nhất. Thậm chí tôi còn biết lừa đảo taxi lừa đảo. Thấy đồng hồ có vấn đề, tôi không vội trả tiền mà bấm điện thoại giả vờ gọi cho "bố người yêu" là phó giám đốc Công an Giao thông Hà Nội (tôi thuộc hết tên đầy đủ các vị đó).

"Cháu

chào chú ạ!" tôi nói riêng cho anh taxi nghe. Cháu lại gặp trường hợp như hôm kia chú ạ. Chú có thể bảo đội điều tra chạy ngang số 1 Hai Bà Trưng được không?

Mã xe 2889, công ty Matiz4me, lái xe tên Lại Anh Núi sinh năm 88. Vầng, cháu cảm ơn chú rất nhiều! À, Chủ nhật này hai chú cháu mình vẫn đi câu cá như bình thường phải không

ạ.

Tôi mở cửa bước ra là anh

taxi

chạy mất bánh, không dám cãi, không dám đánh. Một ông Tây rành tiếng Việt mà lại hàng tuần đi câu cá với ông phó giám đốc Công an Giao thông Hà Nội - thế mới sợ!

Công bằng mà nói, đa số người lái xe

taxi

có đạo đức. ở Việt Nam, lái

taxi

không phải nghề kiếm nhiều tiền (hơi giống nghề báo), lại phải chịu sự quản lý của một hệ thống mơ hồ (rất giống nghề báo), làm việc từ sáng sớm đến tối muộn - chậm chí cả đêm - mong kiếm đủ tiền để con học nhiều, vợ nói ít. Mặc dù vất vả như thế nhưng có nhiều anh và một số chị làm việc rất đúng quy định, thật thà, lịch sự, đế lại ấn tượng tốc với khách nước ngoài lẫn khách Việt Nam.

Vấn đề ở đây, cũng như ở rất nhiều tĩnh vực khác, là hệ thống quản lý không xử lý

 

nổi các con sâu làm rầu nồi canh. Việt Nam là nơi có văn hóa. Từ khi mới sang Hà Nội tôi đã rất ấn tượng với cách đối xử tình cảm và nhả nhặn của những người làm quen với tôi. Bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên-.. hầu hết đều thể hiện ứng xử văn hóa cao, thậm chí hơi cao quá so với một chàng Tây ăn mặc lôi thôi như tôi.

Canh ngon quá - thế mà các con sâu vẫn cứ nhảy vào thoải mái, bơi ngửa, bơi trườn, bơi ếch, bơi bướm, bơi chó... bơi đủ các kiểu. Không phải con sâu lớn (không phải các trùm mafia) mà các con sâu nhỏ, đốt nhẹ nhưng để lại cảm giác rất khó chịu.

Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết họ đã tính đến phương án bắt nguội, giả làm hành khách để bắt quả tang các tài xế vi phạm. Tôi rất ủng hộ nhưng tôi thắc mắc không hiểu vì sao họ chỉ “tính đến” mà chưa “thực hiện”. Vì sao họ không tính đến cách đây 15 năm, thực hiện cách đây 10 năm?

Vừa không hiểu vừa rất hiểu. Chuyện cũ như mây bay, bài viết về nó thì nhiều như hạt mưa. Nhưng tôi vẫn lên tiếng. Thứ nhất vì tôi thấy nhiều người Việt nghĩ các con sâu ấy đang làm rầu hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới. Xin thay mặt thế giới, điều đó không đúng. Thế giới (ít nhất bộ phận khiêm tốn cho phép tôi đại diện cho nó) rất hiểu. Nếu thế giới là phố ẩm thực thì nhà hàng nào cũng đều bị sâu tấn công. Có một số chú đầu bếp nhiệt tình

lấy ra rồi vứt đi, nhưng chưa chú nào tìm ra và tiêu diệt tận ổ sâu.

Thứ hai, trong vấn đề này, việc lên tiếng không giống việc thử gõ mật khẩu để vào trang facebook của người yêu, kết quả không như mong muốn thì phải chấp nhận thất bại, chuyển sang phương án khác. Trong vấn đề này, việc lên tiếng giống việc làm chuyện ấy — làm đi làm lại, lan nào cũng như lần nào, rồi bỗng một bu

i sáng sẽ có tin vui.

Nhung xấu xí

“The Grumpy Alcoholic”

Đó là tên tiếng Anh của truyện Chí Phèo theo cách dịch tác phẩm nghệ thuật hiện nay. Chất độc đáo bị xóa mất, thay vào đó là cụm từ nói lướt qua về nội dung: “Kẻ khó tính nghiện rượu”.

Có ba cách phổ biến để đặt tên cho tác phẩm nghệ thuật nhập từ nước ngoài: dịch sát nghĩa với tên gốc, dịch sát bản chất với tên gốc, bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên nội dung của tác phẩm.

Ví dụ phim The Godfather. Nếu dịch sát nghĩa sẽ là “Cha đỡ đầu”. Nếu dịch sát bản chất sẽ là “Bố già”. Nếu chọn tên khác dựa trên nội dung sẽ là “Trùm mafia và người thừa kế”.

Dịch sát nghĩa là việc rủi ro. Trong một số trường hợp cách đó thành công, nhưng trong đa số trường hợp tên dịch bị mất hồn, hoặc nghe buồn cười. Do đó, người dịch thường chỉ có hai lựa chọn: dịch sát với bản chất của tên gốc hoặc bỏ qua tên gốc và sáng tác tên khác dựa trên dung của tác phẩm.

Nếu thời xưa người dịch được phép cảm nhận bản chất của tên gốc và sáng tác tên mới chứa đúng bản chất đó thì giờ đây tên gốc hay bị vứt đi, thay vào đó là cụm từ nhạt nhẽo dựa hoàn toàn trên nội dung cơ bản. Nội dung rất cơ bản.

Nhất là ở thế giới điện ảnh. Phim Whip It kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. Vậy nên chúng ta sẽ đặt là “Teen Girl nổi loạn! ” Phim Red kể về chuyện CIA tái xuất, vậy nên... Phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy nên... Phim Ratatouille kể về chú chuột đầu bếp, vậy nên... Phim The Collector kể về sát nhân máu lạnh, vậy nên... Phim Ray kể về người vượt qua số phận, vậy nên... Phim Juno kể về người dính bầu vậy nên... Phim Clover- fìeld kể về chuyện thảm họa diệt vong, vậy nên...

Cách “dịch” này đang phổ biến dần ở mọi nước và nguyên nhân chính là nguyên nhân các bạn đã nghĩ tới rồi: tiền. Ở Mỹ các nhà phê bình phim hay nhắc đến vấn đề “mẫu số chung nhỏ nhất”. Cụm từ bắt nguồn từ toán học (lowest common denominator) nhưng mang khái niệm rất xã hội, và hơi thô: người thông minh có thể hiểu nội dung ngu nhưng người ngu không thể hiểu nổi nội dung thông minh. Muốn tác phẩm của mình đến với khán giả đông nhất thì phải đảm bảo “chất xám” của nó thích hợp với nhóm đối tượng thấp nhất. Tất nhiên cụm từ này dùng để chê tác phẩm thiếu chất xám, nhưng đằng sau nó là một sự thật kinh tế. Cõ lẽ lúc phim Ugly Betty mới nhập về Việt Nam, có người dịch muốn đặt tên cho nó là “Nhung xấu xí”. Tên Nhung trong tai người bên này nghe giống tên Betty trong tai người bên đó (hơi già nhưng cũng hơi nhí nhảnh một chút), vậy bản chất tên gốc được giữ nguyên. "Yo soy Betty, la fea”, “Ugly Betty”, “Nhung xấu xí".

“Không được em ạ,” anh marketing đáp lại. “Dân ta sẽ không thích tên đó. Dân ta cần một cái tên dễ nuốt hơn. Không nên cá tính đến mức đó em nhé. Với cả, người tên Nhung sẽ phản đối.”

Vậy nên Nhung, một con người cụ thể, phải nhường chỗ cho “cô gái”, một danh từ chung chung. Có thể đổ là một thất bại về mặt nghệ thuật, nhưng khó có thể phủ nhận đó là một thành công về mặt kinh doanh.

Tôi xin bịa một ví dụ ngược lại. Hãy hình dung một công ty truyền thông của Mỹ nhập phim Bao giờ cho đến tháng mười để chiếu kỷ niệm 30 năm sau Chiến tranh Việt Nam. “Waiting for October” là tên người dịch đề nghị, vừa sát nghĩa vừa sát hồn. Anh marketing lắc đầu. “Khán giả sẽ không biết nó là phim về cái gì. Tên tiếng Anh phải có mùi Việt Nam nặng chứ! Chủ đề đang hot!"

Cuối cùng, “Bao giờ cho đến tháng Mười” phải nhường chỗ cho một tên mang tính chất minh họa hơn: “Tears in the Rice Fields” (Nước mắt trên cánh đồng lúa).

Chiếu thành công, công ty truyền thông đó nhập thêm phim Cải ơi dịch "Oh Stepdaughter Where Art thou?" (Con riêng của vợ ơi, con đang ở đâu?), phim Đẹp từng centimet dịch “The Boy Who Shoots Nudes” (Anh chàng chụp hình nuy), phim Để mai tính dịch “My Gay Boss (Sếp tôi là gay)...

Có lẽ đánh vào điện ảnh không công bằng. Phim là sản phẩm của chung, không gian thương lượng rộng. Các anh chị biên kịch phim thường không được chính đạo diễn thực hiện kịch bản của mình tôn trọng, chứ nói gì đến các anh làm marketing cho công ty phát hành phim ở đất nước xa xôi. Không gian thương lượng cho chương trình truyền hình lại càng rộng hơn; mục đích chính là địa phương hóa tốt, đến với khán giá mới. Và kiếm tiền. Người xem tivi cũng như người hay đi rạp thuộc nhiều tầng lớp xã hội “mẫu số chung nhỏ nhất” không được to cho lắm.

Nhưng đó là lô-gíc suy dinh dưỡng. Thứ nhất, điện ảnh chi là lĩnh vực điển hình - việc gói lại sản phẩm cho phù hợp với khán giả đông đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác: văn học, âm nhạc, thời sự,... đánh vào cái điển hình là đánh vào tất. Thứ hai, kể cả trong một lĩnh vực thoải mái như điện ảnh và với một việc đơn giản như đặt lại tên, tư duy “nhỏ nhất” vẫn có hại cho khán giả. Bởi nó cướp của họ một cái “hóa ra” rất có giá trị.

Quay lại với phim Ratatouille. Trước khi xem nó, ít khán giả Mỹ biết “Ratatouille” cụ thể là cái gì. Không khán giả nào đã hiểu sẵn ý nghĩa của “Ratatouille” trong câu chuyện phim. Trong lúc xem, họ mới biết “Ratatouille” là món ăn bình dân truyền thống của Pháp, mới hiểu đó là biểu tượng cửa thông điệp lớn nhất trong phim: “Những điều giản dị và có ý nghĩa sẽ đi sâu vào lòng con người hơn những điều sang trọng, hoành tráng”.

Khi họ nhận ra diều này - nhận ra ý nghĩa sâu sắc của tên “Ratatouille” — họ sẽ tự nói “Hóa ra” (chấm chấm chấm) với mình, hoặc với người ngồi bên cạnh. Đó là đinh cao của nghệ thuật, còn phim Racacouille đúng là một tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là phim cho trẻ con.

Khán giả Việt Nam sẽ không được thưởng thức cái “hóa ra” đó. Có khi họ sẽ nhận ra một “Chú chuột đầu bếp" giống như tên phim nhưng đó chỉ là “nhận ra” thôi, không có chút gì là “hóa ra” cả (còn nếu xem áp phích trước thì họ nhận ra điều đó rồi). Anh marketing cướp mấtt cái "hóa ra”, nhất quyết không cho phép công ty chọn tên tiếng Việt sâu sắc dựa trên món ăn biểu tượng trong phim, pha chút chất gặm nhấm vào.

“Chú chuột đâu? Bếp dâu? Trẻ em sẽ không hiếu. Bố mẹ sẽ không dẫn con đi xem!” Và câu đánh giá buồn cười nhất của các anh chị “marketers" Việt Nam hay nói: "Có khi bên Tây thì được nhưng người Việt Nam mình chậm hiểụ lắm, em ạ.”

Bỏ qua những khán giả biết tiếng nước ngoài và chỉ xem tên tiếng Việt như là phần mô tả. (Sao phải biết tiếng nước ngoài mới được thưởng chức cái "hóa ra” đó?) Bỏ qua số tiền lớn mà tên dễ hiểu mang lại cho công ty phát hành. (Biết đâu khán giả nhanh hiểu hơn nhiều người nghĩ và tên sắc sảo mang lại số tiền không kém?) Bỏ qua các lời giải thích khác. Đó là những vụ ăn cướp. Cướp món Ratatouille,

cướp em Nhung, cướp tháng Mười và để lại cánh đồng lúa.

Nói về cánh đồng, phim Cánh đồng bất tận gần đây bị dịch là "Floating Lives " (Những cuộc đời trôi nổi) - vậy trong bài viết này có trường hợp thêm từ "cánh đồng" không hợp lý, cũng có những trường hợp bỏ từ "cánh đồng" không hợp lý. "Endless Fields" nghe hay hơn nhiều, vừa sát nghĩa vừa sát bản chất. Còn tên "Floating Lives ", mặc dù rất sát khung cảnh quay hơn nhưng nghe rất "cố". Trôi trên mồ hôi.

Tôi không biết công ty phát hành phim có hỏi ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư về vấn đề này không. Tôi hình dung một anh mặc com lê màu đen đi đến tận Cà Mau, mở laptop, cho chị Tư xem poster tiếng Anh.

"Ồ sao anh lại đặt là Floating Lives ?" chị Tư hỏi.

"Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó giúp khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, cũng tạo cảm giác chơi vơi như trong truyện chị viết ấy!"

Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.

"Yên tâm." Anh com lê

 

nhẹ nhàng để tay lên vai chị ấy.

"Tôi có bằng marketing."

 

Về

quê

Cuối tháng là được nghỉ. Được nghỉ là về quê. về quê là ra bến xe, nhìn lên lịch chạy, nhìn xuống đồng hồ.

Rồi bi hài kịch mở màn.

Tiết mục đầu tiên là nhân vật chính chạy qua các anh bán vé giả, các chị bán bánh bao thật (đắt), các em bán đồ linh tinh, các cháu bán kẹo cao su - người nào cũng không ngại tiếp xúc nếu tiếp xúc bị hiểu theo nghĩa làm phiền. Hello!”

“You!”

“Hey!”

“HEY!”

Rồi nhân vật chính chạy qua quân cò tóc nhuộm - không tấn công khách thì tấn công nhau, húc nhau như dê

,

cắn nhau như chó. Ở đâu cũng nghe tiếng sủa, tiếng chửi, tiếng bậy.

Và tiếng $. “Tao muốn tiền của mày” là câu nghe từ mọi phía, mọi bên - tao tao, tiền tiền, mày mày. Nhân vật chính là con gà béo và người xung quanh là những chủ trại dã man, nhổ lông từng chiếc, từng sợi - rồi chém đầu luôn, nhìn con thân còn lại luống cuống chạy vào chạy ra.

               

Lên xe là bắt đầu tiết mục hai. Bên tay trái là

     

hai lần đi “Liverphun", đang chuẩn bị đi lần thứ ba nhưng chưa

chưa tìm ra túi ni lông nên tạm dừng lại (túi ni lông

     

giống hộ chiếu, không có thì sang Liverphun sẽ rất phức

       

tạp). Phía tay phải là một ống xả 70 cân, khói vào từ miệng

 

ra từ mũi, từ tai, từ mắt, từ nách. Phía trước là một “chú mũ cối” say như điếu đổ, chuệnh choạng từ ghế nọ sang ghế kia bắt chuyện với người lạ. Thấy không có chuyện nào để bắt — gặp chú ai cũng ngồi im — chú chuyển bắt không gian, để tay lên vai, để tay lên chân. Phía sau là các em tuổi học sinh (nhưng không phải học sinh) xem phim sex trên laptop, bình luận như đang xem trận bóng đá.

Cả bốn phía đều có người sử dụng máy điện thoại hỏng micro (chắc hỏng lắm họ mới phải nói to thế), cả xe đều biết tám giờ bác Tuấn sẽ quay lại lấy tiền, chín giờ cô Trịnh làm xong ở bệnh viện, mười giờ anh Mạnh (bị vợ nghi đang ngoại tình) sẽ đón con ở rạp phim.

Rồi người đi Liverphun tìm ra túi ni lông rồi, dùng rồi, vứt ra ngoài cửa sổ rồi lại tặng quà lưu niệm cho người đi ngược chiều.

Thế là đi tiếp, lái xe không dám vượt dưới tốc độ cho phép, đánh võng giữa các phương tiện khác như sinh viên Bách Khoa chơi Playstation 3, tính mạng của hơn 30 người ngồi đằng sau mang giá trị ngang bằng đĩa game. Rồi xe dừng lại đê bắt thêm khách, cả 20 ô tô vừa vượt qua đều vượt qua mình để được vượt qua một lần nữa.

Cuối cùng cả 30 ghế nhựa đều sử dụng hết; trên mỗi chiếc là hai con người, dưới mỗi chiếc là một con vịt đang tìm thóc. Để tạo không khí thêm mùi mẫn là những bài hát thị trường hơn cả chợ, “volume” đặt ở mức 11 mặc dù nút vặn chi có từ 1 đến 10.

Và máy điều hòa bị hỏng.

Còn tiết mục thứ tư. Đã về quê, đã uống say (đang đau đầu). Đã lên xe về thành phố, sắp về đến nơi. Xe dừng lại ở bến và — vui quá! — có người đến đón. Là người yêu mặc váy mới? Là đại diện của hãng xe khách bắt tay cảm ơn? Không ai ngoài 30 chú xe ôm kêu chíp chíp, thấy mẹ chim đang bay về, trong mỏ có nhiều con giun tươi ơi là tươi. Xuống xe, nhân vật chính phải chạy nhanh ơi là nhanh, không thì các chú lao vào cầm tay, cầm chân (có khi cầm ví và iphone nữa), chuyện mình đang cầm mũ bảo hiểm và móc chìa khóa chưa đủ chứng minh rằng mình không có nhu cầu.

Tiết mục đầu tiên, thứ hai... thứ tư? Tiết mục

thứ ba -

tiết mục tôi vừa cố tình bỏ qua - chính là thời gian nghỉ ngơi ở quê.

Ở quê vui lắm. Nhân vật chính rất thích ở nông thôn

Việt Nam, đặc biệt các làng nhỏ, yên tĩnh. Con người thì

tốt bụng. Không ai làm phiền mình, không ai muốn gì ngoài

một cuộc nói chuyện vui vẻ kết thúc bằng một chai rượu cạn. Con người rất con người.

Không có chỗ ở? Gia đình nào cũng sẵn sàng khai trương “khách sạn một đêm”, tiện nghi đầy đủ, dứt khoát không lấy tiền. Muốn đi câu mực? Có người dẫn đi ngay, đêm luộc mực ngay trên thuyền, ngủ vùi đến trưa. Nói thì thật lòng, bán thì đúng giá, ứng xử thì có văn hóa. Rất ấm áp.

Một sự ấm áp khó nhét vào va li.

 

Rất nguy hiểm

Lại một tuần nữa các anh bình luận viên bóng đá khiến tôi muốn chạy lên rừng, tìm cây lá ngón, tạm biệt bóng đá quốc tế.

Tôi biết các anh ấy muốn phục vụ khán giả tốt nhất có thể - với điều kiện đang có. Tôi không muốn trách họ trước đám đông hoặc phàn nàn một cách thái quá. Tôi cũng không phải chuyên gia gì mà chỉ trỏ, điều kiện lên tiếng cũng chỉ là tính cách ông già và sở thích xem bóng đá không đập đầu vào tường, vấn đề là tôi đã phát điên rồi và như một quả bom bị châm ngòi, tôi không thể không nổ.

Rất nguy hiểm!""

Tôi vô cùng đau đớn với câu nhận xét này. Các anh bình luận viên chỉ cần xem trọng tài búng đồng xu đầu trận là đã kêu “rất nguy hiểm” mấy lần rồi. (Biết đâu bị rơi tiền?) Rất nguy hiểm,

rất nguy hiểm

; cái gì cũng nguy hiểm hết — thành ra chẳng có gì là nguy hiểm cả.

Rồi là “Rất kỹ thuật.” “Rất đẹp mắt.” Và “Không vào!” Tôi cũng có hai con mắt. Rõ ràng là kỹ thuật. Rõ ràng là đẹp mắt. Rõ ràng là quả bóng đã “không vào" lưới vẫn đang ở trong tay của thủ môn. Tôi thấy rồi. Truyền hình không phải đài tiếng nói. Có hình đang nói rồi; vai trò của các anh bình luận viên là phải

nói thêm.

Nhưng việc “nói thêm” đó phải có ý nghĩa.

Đội tuyển Brazil. Các cầu thủ mặc áo vàng. Các chàng trai Samba. Các học trò thầy Dunga. Tôi nghĩ một bình luận viên chuyên nghiệp sẽ gọi các cầu thủ Brazil là “các cầu thủ Brazil hoặc đơn giản “đội Brazil” - từ đầu đến cuối trận, nếu dùng các tên vui thì chỉ trong vài trường hợp phù hợp (khi “các chàng trai Samba” đang nhảy Samba thật).

Trong các bài hát của Trịnh Công Sơn, ông không bắt đầu xưng “tôi”, rồi chuyển sang “anh", rồi “mình”, rồi “Sơn", rồi quay lại xưng “tôi”. Đó là sự phong phú vô nghĩa. Những chỗ cần phong phú thì ông rất phong phú, còn không thì không - thế mới có điểm nhấn.

Tôi thực sự không muốn các cầu thủ Anh luôn thành con sư tử, các cầu thủ Đức luôn thành xe tăng, các cầu thủ Nhật luôn thành Samurai, các cầu thủ Hàn Quốc luôn thành bát kim chi khổng lồ. Tôi cũng không muốn các cầu thủ trưởng thành luôn thành “học trò”, và tôi quá biết các cầu thủ cả hai đội đang mặc áo màu gì.

Có lẽ điều làm tôi điên nhất là các anh bình luận viên ấy hiếm khi nói một câu từ đầu đến cuối không dừng lại mấy lần ở giữa. Giật vấp, vấp giật, giống một clip Youtube bị “buffering" vì internet quá chậm.

"Trọng tài

(buffering)

đã

(buffering)

rút ra một chiếc thẻ...Ắc-yên Rô-bần đã có một

(buffering)

pha bóng

(buffering)

rất đẹp mắt và...”

“Những cú sút xa của

(buffering)

các cầu thủ mặc áo

(buffering)..."

Nhận ra điều này một lần là nhận ra thêm ngàn lần nữa; một khuyết điểm trên mặt người yêu chưa đủ to để chấp nhận là thế, chưa đủ nhỏ để yêu.

Vấn đề thứ nhất là thiếu sự chuẩn bị. vấn đề thứ hai thiếu chiếc ghế. Tại sân.

Rất tiếc các anh không có mặt tại World Cup như các anh bình luận viên đến từ các nước khác. Họ cũng phải chờ cận cảnh mới biết cầu thủ vừa việt vị là ai. Họ không thể cho tôi biết về những gì đang xảy ra ngoài tầm nhìn cùa màn hình bởi ngoài tầm nhìn của màn hình cũng là ngoài tầm nhìn của họ. Nhưng điều đó không bào chữa cho những câu quá lười.

“Khi đá penalty bên cạnh bản lĩnh phải có may mắn..."

Thật hả? Tôi tưởng bên cạnh bản lĩnh phải có bún bò Huế, tóc vàng hoe và một chiếc bugi lấy từ xe Super Cub sản xuất năm 1982! (Tôi vừa bảo tivi xong.) Thay vì chuyển những thông tin rõ như ban ngày, tại sao các anh ấy không chuyển những thông tin bổ ích mà khán giả xem truyền hình chưa biết? (Tôi vừa hỏi tivi xong.) Một vài thống kê thú vị? Một câu chuyện lịch sử? Bất cứ điều gì cũng được, miễn không thuộc loại “bản lĩnh” và may mắn" .

“Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng taọ bế tắc và thiếu cảm hứng.”

Ai? Người nào? Cũng nhiều người nói rằng Adolf Hitler vẫn đang sống tại nông thôn Argentina.

“Cũng nhiều người nói rằng đội tuyển Anh thiếu sáng tạo” là câu lười. “Hôm qua Franz Beckenbauer đã nói rằng đội tuyển Anh đang trở lại với thời ‘chạy và sút" là câu chăm chỉ. Số câu chăm chỉ nên nhiều hơn.

Nhưng thôi. Giờ tôi hết điên rồi, cả bốn bức tường sập mất và tivi đang nhìn tôi với ánh mắt sợ sệt. Mà biết đâu các anh bình luận viên ấy đang cố gắng nhiều hơn tôi nghĩ. (Đài truyền hình chưa coi việc của họ làm là nghề nghiệp thực sự, chưa trả lương xứng đáng, chưa thành lập đội nghiên cứu chuyên nghiệp.) Con người ai cũng có sai lầm, nhất là con người sắp gõ dấu chấm vào cuối câu này. Điều quan trọng là chúng ta được sống trong hòa bình và được thưởng thức các trận bóng đá hay nhất. Thật thú vị khi... không! No! Stop! Đó là tư duy yếu kém. Rất phản tác dụng! Rất vô hiệu!

Rất nguy hiểm!

    

ME, Nguyễn

Hồi năm 2003, cuộc sống đã thật đơn giản, làm quen với người tên Thủy, tôi lưu số điện thoại vào cục gạch Nokia, ghi tên “Thuy”.

Sau một thời gian (và mấy cục gạch mới), tôi phát hiện cách lưu tên đó không còn hiệu quả. Nhiều lần tôi thấy “Thuy” đang gọi nhưng không biết đó là “Thuy” nào. Vậy nên tôi bắt đầu thêm đại từ chỉ định: co Thuy, chi Thuy, em Thuy.

Tuy nhiên, sau một thời gian nữa số “em Thuy" phát triển quá mức, khiến tôi phải viết cụ thể hơn nữa: em Minh Thuy, em Mai Thuy, em Pham Thi My Thuy.

Thế rồi là em Thuy cao, em Thuy nhuom toc.

Giờ tôi đang có 2.214 tên lưu trong một chiếc máy điện thoại không còn so sánh với vật liệu xây dựng nữa - bạn bè, bạn của bạn bè, người không biết từ hành tinh nào xuống. Vì thế, mỗi lần lưu “contact” mới tôi viết cụ thể lắm: “Chi Minh Thuy ban cua anh Hai gap o Starbowl hom sinh nhat".

Do phần mềm linh hoạt nên tôi có thể viết dài dòng, thêm đại từ chỉ định, kể cả viết tiếng Việt có dấu, phân biệt giữa các em Thúy, Thủy, Thùy, và Thụy.

Tuy nhiên giờ còn nhiều hệ thống công nghệ chưa Việt hóa được một cách trọn vẹn như vậy. Đây là hình ảnh quen thuộc với người Việt dùng gmail:

me, Nguyen (2)

me, Nguyen (8)

me, Nguyen (3)

“Me" và “Nguyễn" có vẻ rất thân nhau, suốt ngày viết email cho nhau. Người nước ngoài nhìn vào inbox của tôi sẽ nghĩ tôi có bốn bạn thân nhất là bạn Nguyễn, bạn Đỗ, bạn Trần, và bạn Phạm.

Vấn đề là Gmail hiện họ tên theo cách của Tây: tên hiện trước, họ hiện sau. Gmail tưởng “Nguyễn Thị Hương" là "Hương Thị Nguyễn", còn lừa hệ chống bằng cách đảo ngược họ và tên khi đăng ký sử dụng dịch vụ cũng không được vì trong mỗi email tên mình cũng sẽ hiện cách đảo ngược như vậy.

Hệ thống đặt vé máy bay cũng cứng đầu không kém. Là hệ thống nhập từ nước ngoài vào nên nó không hỗ trợ tiếng Việt có dấu. Nhiều lần tôi ngồi ở sân bay nghe nhân viên dùng loa nói những câu như:

“Hãng hàng không quốc gia Việt Nam xin mời hành khách có tên Nguyễn Lê Cương hoặc Nguyễn Lê Cường nhanh chóng đến quầy số ba."

Tên LE CUONG (theo cách hiển thị trên màn hình nhân viên) tương đối dễ xử lý. Tôi rốt thắc mắc muốn biết các nhân viên sân bay sẽ xử tý những tên phức tạp hơn như thế nào. Những PHI PHUONG THUY chẳng hạn:

“Hãng hàng không quốc gia Việt Nam xin mời hành khách trên chuyến bay VN123 có tên Phi Phương Thủy, hay Phi Phương Thúy, hay Phi Phương Thùy, hay Phi Phượng Thủy, hay Phi Phượng Thùy, hay Phí Phương Thủy..."

Nói xong, máy bay đã cất cánh mất

.

Thằng nào?

“Thằng nào?” em phục vụ hỏi.

“Áo xanh kia kìa!” Chị phục vụ đứng bên cạnh bàn tôi trả lời, dùng đầu để chỉ đạo.

Em phục vụ để đĩa cơm rang trên bàn một du khách người Tây mặc áo màu xanh, cười tươi, quay về chỗ bếp.

Cảnh này diễn ra ở một quán ăn nhộn nhịp nằm trên dường Phạm Ngũ Lão, quận nhất, Sài Gòn. Khu Tây ba-lô. Chắc cả quán chỉ có mỗi tôi là ba lô biết tiếng Việt, đặt câu hỏi về cách dùng từ “thằng” của em phục vụ đó.

Tôi công nhận Phạm Ngũ Lão không phải con đường văn minh nhất Việt Nam, cả về người ở lẫn người đến. Tôi cũng công nhận từ “thằng” không phải từ mạnh quá, đặc biệt trong trường hợp tôi vừa kể. Em phục vụ không có ý gì. Nhưng tôi vẫn cầm bút viết bài này như một cách âm thầm trả thù “nó”.

Việc đầu tiên là phải xác định vì sao tôi cảm thấy bực bội- Tôi khá chắc chắn nếu làm ở một quán chỉ có khách người Việt thì em ấy đã không dám hỏi “Thằng nào?” bằng giọng to và tự nhiên như thế. “Anh nào?”, “Bàn nào?” "Ở đâu hả chị?” - có nhiều cách xác định suất cơm rang sẽ vào miệng ai mà không dùng đến ngôn ngữ chợ.

Nhưng riêng điều đó chưa đủ khiến tôi bực bội như bây giờ. Người thiếu ý thức ở đâu cũng có. Chính tôi hay “tạm thời” thiếu ý thức, sáng phàn nàn về người khác, chiều làm giống y họ. Vấn đề phải lớn hơn em ấy.

Mà nghĩ một lát, tôi thấy vấn đề lớn hơn thật. Từ lúc mới học tiếng Việt, tôi chứng kiến nhiều người Việt dùng từ “thằng” với đàn ông Tây trong trường hợp họ sẽ không dùng với đàn ông Việt.

“Thằng ấy sẽ xuất hiện từ cánh gà bên phải,” chị tổ chức sự kiện chốt lại vị trí của một khách mời người Tây (trong lúc tôi im lặng dịch bài phát biểu ở bàn bên cạnh) . Những người đàn ông Việt cùng tham gia sự kiện đó đều được chị ấy nhắc bằng “ông”.

“Thế thằng đó em gặp ở đâu?” Anh sinh viên hỏi cô bạn của mình trên đường về sau khi cả hai vừa đi uống cằ phê cùng một anh tóc vàng và hai anh người Việt.

“Ở triển lãm du học hôm kia anh ạ.”

‘Thế à. Còn hai anh kia?”

Vân vân và thằng thằng, số lượng và chất lượng các ví dụ không quan lượng. Cuối cùng bài này là cảm nghĩ của cá nhân tôi - còn đúng hay không, cá nhân tôi nghĩ có quá nhiều trường hợp trong đó người Việt dùng “thằng” với Tây, mà dùng “anh, chú, bác, ông” với ta.

Thằng ấy. Thằng kia. Nó. Đó là sự phân biệt chủng tộc. Tất nhiên nó không bằng sự phân biệt ác nghiệt mà nhiều người Việt vẫn phải chịu khi lập nghiệp ở nước ngoài. Nó cũng dễ bỏ qua; có nhiều trường hợp trong đó đàn ông Tây ở Việt Nam được đối xử tốt hơn đàn ông Việt ở Việt Nam

nếu giá phải trả là một số chữ “thằng” ngẫu hứng (mà

hiểu được đâu) thì đó là sự quý mến rất rẻ.

Có lẽ đó chính là lý do vì sao tôi bực bội. Thứ nhất, đó là hành động phân biệt mà tôi chứng kiến quá nhiều lần qua quá nhiều năm - em phục vụ đó là giọt nước làm tràn ly. Thứ hai, đàn ông Tây ở Việt Nam xét cho cùng thì khá sung sướng nên nếu tôi lên tiếng mạnh mẽ sẽ bị gọi là thằng Tây vô ơn.

VUI MỘT TẸO

Đổi mới 12 con giáp

“Con tuổi

Máy Giặt

, anh ấy tuổi Điều

Hòa

; có hợp nhau không hả thầy?”

Biết đâu tương lai sẽ có người hỏi vậy. Thời xưa, các con giáp đều là động vật gắn bó với cuộc sống của người dân - sáng sáng vỗ lợn, chiều chiều lùa trâu. (Biết đâu con rồng cũng đã từng tồn tại theo một hình thức nào đó.) Nhưng với nhiều gia đình thời bây giờ, các động vật ấy chỉ xuất hiện trong phim hoạt hình, trong sách giáo khoa, trong thực đơn.

Dân thành phố đâu còn nuôi trâu? Săn khỉ? Giết gà? Tất nhiên nhiều chú chó, chú mèo và rất nhiều chú chuột đã cuốn gói theo dân mình lên thành phố - nhưng xét cho cùng “cuộc sống hiện đại” và “động vật bói toán” đã xa nhau rồi. Có nên thế không? Có phải đến lúc Việt Nam nên đổi mới 12 con giáp cho phù hợp với cuộc sống hiện đại không?

Nếu thời xưa các gia đình hằng ngày đều tiếp xúc với con lợn và con trâu, thì bây giờ thành con laptop và con tivi. Điện thay máu, nhựa thay thịt. Việc cập nhật 12 giáp có lẽ nên để ý điều đó, chọn 12 con thay thế dựa trên cảm hứng chủ yếu là công nghệ thông dụng. Máy giặt, tivi, laptop, máy điều hòa, đầu DVD, quạt điện, tủ lạnh, bàn là nồi cơm điện, bếp ga, xe máy, ô tô. Điều quan trọng là thầy bói xem tuổi, xem duyên, vẫn phải dựa trên yếu tố riêng của mỗi con.

Ví dụ,

Máy Giặt

luôn muốn giải quyết mọi vấn đề trong đời, từ bẩn thành sạch.

Bếp Ga

hay tập trung vào việc sáng tạo; tình trạng bừa bộn, bẩn thỉu do việc sáng tạo ấy để lại thì kệ.

Máy Giặt

thích làm sạch và

Bếp Ga

thích làm bẩn. Rất tiếc hai sở thích đó không ăn với nhau. Một người cầu kỳ không nên dọn phòng của một người sáng tạo (sẽ làm hỏng những “dự án bí mật” đang được thực hiện). Một chiếc chảo bẩn không nên cho vào máy giặt.

Tóm lại, một người tuổi Máy Giặt không nên lấy một người tuổi Bếp Ga. Một người có nhiều việc cần phải giải quyết nhưng không biết cách vào cuộc. Người kia có nhiều việc cần bảo vệ nhưng không biết cách “chặn cuộc”. Vì vậy, cuộc hôn nhân sẽ căng thẳng.

Tuy nhiên một người tuổi Máy Giặt sẽ rất vui khi lấy người tuổi Bàn Là. Cả hai đều thích làm sạch, làm đẹp, không có mâu thuẫn trong việc hợp tác. Một sở thích, hai cách thể hiện. Họ sẽ làm việc cùng nhau, vì mục đích chung -

 

mà không ảnh hưởng đến “lĩnh vực độc quyền” của nhau. Đó sẽ là cuộc hôn nhân tuyệt vời - chỉ tội nghiệp con cái sau này bị giặt và là liên tục.

Sẽ có trường hợp 50/50, khó xác định có nên lấy nhau hay không.

Ti vi

hay thay đổi sở thích và lối sống, trong khi D

VD

chọn duy nhất một con đường, theo đến cùng. Mặc dù thế nhưng

Tivi

DVD

vẫn có sự phối hợp nhất định, có thể bổ sung cho nhau. Nếu có một em tuổi Tivi muốn lấy một anh tuổi DVD thì ông thầy bói phải xem kỹ. Tivi loai gì? DVD đời nào? Cái chính là đường kết nối. Nếu kết nối tốt, thiết bị tương hợp, thì đó sẽ là cuộc hôn nhân hạnh phúc. Còn nếu kết nối không được tốt, hoặc có máy thứ ba xen vào đường dây (Playstation) thì em tuổi Tivi đó nên lấy một anh tuổi Điều Hòa còn hơn, xây tổ ấm vừa sôi động vừa mát.

Bên cạnh các trường hợp mơ hồ sẽ có nhiều trường hợp rõ như ban ngày, không cần nhờ thầy bói góp ý. Một người tuổi Điều Hòa dĩ nhiên không nên lấy một người tuổi Quạt Điện — sự cạnh tranh không lành mạnh chút nào.

Quạt Điện

sẽ mất tự tin khi luôn thấy

Điều Hòa

chạy vênh váo ở trên. Thêm vào đó,

Quạt Điện

có tư duy tiết kiệm trong khi

Điều Hòa

tiêu tiền như không có ngày mai. Tràn dầy mâu thuẫn, tràn đầy nước mắt.

Người tuổi Laptop yêu người tuổi Xe Máy sẽ hạnh phúc hơn. Cả hai đều thích đi, đều rất sợ bị bó buộc bởi sợi dây mang tên cuộc sống hằng ngày.

Xe Máy

có nhiệm vụ đưa đến địa điểm mới,

Laptop

có nhiệm vụ lưu lại và chia sẻ những kỷ niệm đã có tại địa điểm đó.

Nhưng người tuổi Laptop yêu người tuổi Tủ Lạnh sẽ hỏng. Người tuổi Ô Tô yêu người tuổi Tủ Lạnh mới đẹp: cả hai đều sống nội tâm, tránh không khí bên ngoài. Cả hai cũng đều sống rất gia đình. Các em tuổi Tủ Lạnh rất tố bụng, muốn lấy gì chả được, muốn cho gì chả nhận. Các anh tuổi Ô Tô tốt bụng không kém - dù cho mưa, dù có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy nhưng vẫn đưa con đi học. Một sự kết hợp giữa mệnh điện và mệnh xăng rất hợp lý.

Các anh tuổi Máy Ảnh Kỹ Thuật Số thường rất thật thà (Ở miền Nam, không có tuổi con Bàn Là mà đổi bằng tuổi con Máy Ảnh Kỹ Thuật Số; trong Nam, “Bàn Là” là “Bàn ủi” nhưng từ “ủi” nghe hơi “ủi sập” quá.) Chính vì thế, các anh tuổi Máy Ảnh Kỹ Thuật số nên nghĩ ngay đến các em tuổi Nồi Cơm Điện. Có lý đo cụ thể nhưng chắc tôi nên dừng bàn phím tại đây — nói hết ra trong sách này thì Các ông bà thầy bói sẽ không còn đường làm ăn.

Câu cá trên Mess

Bạn đã rơi vào trường hợp này chưa? Tối hôm qua cãi người yêu, hai người đi về trong im lặng. Chiều hôm nay thấy người yêu

Online

trên Yahoo Mess, rất muốn bắt chuyện hỏi thăm nhưng vì tính tự ái nên không thèm mở hộp chat. Người yêu bắt chuyện mình thì được, chứ mình chủ động bắt chuyện người yêu thì mất điểm quá.

Bạn yên tâm. Tôi có chút kinh nghiệm ở lĩnh vực này và sẵn sàng tư vấn.

Bốn cách để tiếp cận “ai

đó” trên

mess

không

bị mất điểm:

1. Làm cá nhảy

Một cách rất hiệu quả để thu hút sự chú Ý là nhảy. Bạn cứ hình dung Mess là biển Đông còn bạn là chú cá thừa sức. Để status “online”, rồi “

ẩn với mọi người"

 

rồi “onilne”, rồi “

ẩn với mọi người"

'... Cứ như thế trong vòng khoảng nửa tiếng. Trên màn hình của người yêu, nick của bạ xuất

hiện và biến mất liên tục như một chú cá đang nhảy- có lúc vượt lên mặt biển, có lúc lặn sâu xuống dưới

Nếu bấm nhanh thì bạn có thể thực hiện cú nhảy oách nhất thế giới điện tử — xuất hiện vừa Online vừa offline cùng lúc (hay còn gọi là “bơ-gơ hai lớp”):

 

Nhảy nhiều, nhảy nhanh thì chắc chắn người yêu sẽ phải để ý - sẽ nghĩ đến bạn. Như vậy bạn đã tạo cơ hội tốt để người ấy có thể bắt chuyện nhẹ nhàng: “Anh ơi, hình như internet ở nhà anh đang bị hỏng.”

2. Câu bằng status

Nếu đóng vai

con cá không hiệu quả thì bạn có thể coi người yêu là con cá và đóng vai người đi câu. Câu cá thì phải có mồi, còn mồi hấp dẫn nhất trên Mess chính là cái status. Bạn nên để status thật hấp dẫn để người ấy tò mò, thậm chí hơi sốc. Sau khoảng 20 phút, bạn nên đổi bằng status hấp dẫn khác - cứ như thế cho đến khi cá bắt đầu rỉa

Nói dối cũng được. Nếu người yêu bắt chuyện hỏi về vụ gặp Daniel Radcliffe

Hồ Gươm Xanh thì hạn chỉ cần giải thích là đang đùa (“Có áp phích của Daniel Raddcliffe thôi mà, hehe”). Nhưng bạn phải lưu ý một điều: lần đầu tiên câu bằng “status bịa” cũng sẽ là lần cuối cùng. Người yêu sẽ rơi vào tình trạng đó, có rất nhiều người thích xem ảnh linh tinh trên mạng - càng trầm cảm càng dành thời gian lượt phượt Online.

Bạn nên chọn avatar khác lạ một chút để người yêu có nhiều thắc mắc muốn hỏi, nhận xét muốn nói. “ôi, anh leo Fanzipan vào lúc nào vậy?” “Ôi, anh cưỡi lạc đà ở đâu thế?” “Ôi, hồi nhỏ trông yêu quá!”

Khi được người yêu bắt chuyện, bạn nên giải thích một chút về ảnh avatar đó rồi chuyến ngay sang nội dung chính (là anh rất yêu em và tại sao chuyện nhỏ luôn cứ thành chuyện to?). Với các bạn nữ thì nên chọn avatar sexy một chút - có thể hạn trai vẫn không thèm bắt chuyện mình nhưng chắc chắn anh ấy sẽ bị tra tấn một cách chỉ có đàn ông mới hiểu.

4. Bắt chuyện nhầm (mà không nhầm)

Nếu bạn làm cá không người nào bắt, làm người không cá nào rỉa, thì bạn nên bò qua “chiến lược ngư dân” và chuyển sang “chiến lược ngón tay béo”. Có nghĩa là bạn sẽ chủ động bắt chuyện người yêu nhưng giả vờ bắt chuyện nhầm.

Bạn đang offiine với anh Joe

anh Joe:

Thơm ơi, Joe vừa hỏi chị Hương xong, chị ấy bảo mình thực hiện ngay! Thơm cứ tiễn hành đi nhé, xong gọi điện Joe!

“Ngón tay béo” là chiến lược đòi hỏi sự tỉnh táo. Ví dụ,

người yêu của bạn tên Thơ thì bạn có thể “bắt chuyện nhầm” một người bạn khác tên “Thơm” (Thơ và Thơm sẽ nằm gần nhau trong danh sách Mess). Khi bắt chuyện bạn nhớ viết nội dung mang tính gấp gáp, quan trọng.

Thơ cheesecake: Anh nhắn nhầm?

Joe: Hi! Sori em, anh vụng về quá!

Thơ cheesecake: Không sao đâu anh ạ.

joe: Thế em ăn tối chưa?

Thơ cheesecake: Em ăn

 

rồi anh ạ.

Joe:

 

Hôm nay Chủ nhật, chẳc em vừa đi ăn phở xào ở nhà bác Dũng béo phải ko?

Thơ cheesecake: Hihi, vâng ạ. Thế anh đanq làm qì?

Nếu là người tốt thì người yêu của bạn sẽ thông báo lại ngay. Vì đang tức giận nên người ấy chắc sẽ viết ngắn gọn, xã giao. Bạn yên tâm. Ít nhất người ấy đã bắt chuyện mình - việc còn lại chỉ là mở rộng đối thoại.

Còn một cách nữa. Nếu bạn là người trưởng thành thì bạn sẽ không áp dụng những mẹo này mà gặp trực tiếp với người yêu, những gì cần xin lỗi thì xin lỗi, tha thứ thì tha thứ, vượt qua trục trặc như hai người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn là người trưởng thành như vậy thì bạn đã không đọc đến câu cuối này đâu

Chuyện tôi, Mỹ Tâm và nước mắm Phú Quốc

Đọc tin Mỹ Tâm tiết lộ về tình yêu mới, tôi không biết cảm giác nào hơn cảm giác nào, đau buồn hay phấn khởi. Chắc nhiều người chưa biết chuyện tình cảm giữa tôi và Mỹ Tâm kéo dài mấy năm trời, đầy sóng gió. Một phần vì sóng gió đó nên tôi mới rơi vào trường hợp không gặp Tâm nữa nhưng còn nhiều điều muốn nói. Vậy nên tôi quyết định xuất bản bức thư cuối cùng viết tặng Tâm - hy vọng nhờ một phép màu nào đó em ấy sẽ đọc và mọi chuyện sẽ có kết thúc tốt đẹp.

Em mãi yêu,

Anh vẫn nhớ lần đầu tiên lên sẫn khấu tặng hoa cho em. Em cười duyên, nói " cảm ơn"

 

Ôi, lúc đó em không thể hiểu anh xúc động như thế nào! Anh xem tất cả các clip phỏng vấn của em trên truyền hình, xem đi xem lại, và anh thấy em luôn chỉ nói “cám ơn"” — tức chữ “cám” có dấu sắc. Nhưng chắc chắn, một trăm phần trăm, lúc mình gặp nhau trên sân khấu ngày hổm đó em đã nói “cảm ơn” với anh chữ “cảm"

 

có dấu hỏi! Anh nghe rất rõ, cứ như vũ trường là đại sa mạc chi có anh và em đứng giữa các đụn cát. Anh biết đó là quà tặng đặc biệt em dành cho riêng anh. Điều em muốn nói (nhưng không thể nói được trước đám đông) là em cảm thấy đặc biệt ấn tượng với anh, rất muốn biết thêm về anh, muốn "hỏi" anh rất nhiều chuyện. Anh hiểu ý em - có mộc số cái không cần phải nói ra.

Lần kế chúng mình được chia sẻ tình cảm là lúc anh gửi request add em vào danh sách messenger với nick lovefrom- tay78 - là nick anh tạo cho riêng em. Anh nhận hồi âm đầy triển vọng của em là: “User đã không cho phép bạn thêm user vào danh sách messenger và chặn mọi tin nhắn liên hệ". Anh đã khóc. Khóc vì mừng quá! Anh gửi request vào lúc 8:32:21 tối thứ Sáu, nhưng phải đến tận 10:13:14 sáng Chủ nhật anh mới nhận được reply của em (anh để Online suốt thời gian đó, dùng ba laptop kết nối ba đường internet Viettel, FPT và VNPT). Trên tạp chí, em tiết lộ rằng em tối nào cũng vào Yahoo. Có nghĩa là em đã bối rối trong hơn 37,5 tiếng đồng hồ không biết điều khiển trái tim bằng cách nào. Anh hình dung em ngồi khọm khọm, đầy hồi hộp, ngón tay trỏ run run trên chuột trái mà không dám bấm. Khổ thân em quá! Rõ ràng em muốn chat với anh - chat mãi chat hoài - nhưng em không dám nhận request đó. Em quá sợ một cơn gió Canada sẽ cuốn em đi nơi rất xa. Anh hiếu.

Lần tiếp theo chúng mình gặp nhau là tại biệt thự của em. Lúc thay quần áo chuẩn bị vượt rào, anh ngửi thấy mùi nước hoa của em. Chú xe ôm bảo chỉ là sông Sài Gòn, anh đáp lại: "Sông Sài Gòn thơm thế này mối ngày sẽ có hàng nghìn người nhảy vào chết đuối!”. Khi tung người lên vượt rào, anh thấy hình bóng của em bên cửa sổ, hai mắt nhìn anh, hai tay run run cầm điện thoại... Rồi sau đó, lúc vệ sĩ dừng đánh anh để nhận điện thoại, anh nghe giọng em vang lên qua loa: “Anh ơi, xử nó xong chưa?”

Ôi Tâm ơi, ỉúc đấy anh cười rất tươi, ngay trên cỏ vườn nhà em, quên hết sự đau đớn của một trái tìm bị vỡ và một xương đòn bị rạn ở ba nơi. Hóa ra em yêu anh rất rất nhiều. Ông giám đốc công ty nhạc đã bắt em phải giả vờ yêu anh vệ sĩ đó, để tạo xì-căng-đan PR, để thêm nội dung cho cuốn tự truyện sắp xuất bản của em... (Tất nhiên ông ấv sẽ lấy hết tiền nhuận bút). Ông ấy đe dọa em với những lời khủng khiếp nhất.

Thật là vô nhân đạo! Nhưng em ơi, em vào vai tốt quá! Anh vệ sĩ đó bị điên vì tình yêu, bất cứ người dàn ông nào đến gần em là anh ta đánh như sói mẹ bảo vệ đàn con mới đẻ. Em nhìn ra cửa sổ thấy hai giầy boot màu đen ấy đạp liên tục vào bụng anh. Em ân hận quá, thương anh quá. Thế là em gọi điện đế gây mất tập trung, tạo cho anh cơ hội chạy thoát. Còn em nhắc đến anh và dùng từ “nó"

 

là trường hợp vừa diễn vừa thật. Nghe giọng truyền cảm

của

em là anh biết ngay em coi anh như một người em, một ""little nó" đáng yêu. Mặc dù anh lớn hơn em mấy tuổi

nhưng em vẫn luôn muốn nuôi và chăm sóc cho anh

đến khi chúng mình ngồi xe lăn bên nhau, ngắm mặt trời lặn xuống Hồ Con Rùa.

Cả tuần anh nằm sấp trên giường bệnh viện hát bài Họa mi tóc nâu.

Thế rồi em đi Hàn Quốc. Em lấy lý do là phát triển sự nghiệp nhưng anh biết sự thật là em chi muốn thoát khỏi tay của ông giám đốc độc ác và tay vệ sĩ điên đầu đó - để chúng mình có thể yêu nhau như số phận đã ghi trên mây với bút là tia nắng. Anh hiểu và chuẩn bị đi theo.

Nhưng em ơi, những gì số phận muốn, ông trời không cho lấy. Anh tốn hết gia tài để trả nợ cho bệnh viện Việt Pháp (ai ngờ phẫu thuật xương đòn đắt thế) không có cách nào mua vé máy bay sang với em; còn em vẫn nhẫn nại chờ đợi anh ở nơi đó, không biết về chuyện phá sản của anh, tưởng anh đã quên em, hoặc tồi tệ hơn là không muốn gặp em nữa. Buồn ơi là đau, anh không chịu nổi! Anh quyết định sang bên đó theo con đường duy nhất còn lại là xuất khẩu lao động. Nhưng thật đen đủi em ơi, đến đại sứ quán Hàn Quốc mấy ông quản lý cười phá lên, bảo bên đó chi nhận người lao động đến từ Hà Tây thôi, chứ đến từ Tây thậc thì ghê gớm quá!

Lúc tuyệt vọng nhất cũng là lúc số phận buộc ông ười phải cho anh chút hy vọng. Anh làm quen qua mạng với một chị người Hàn Quốc 42 tuổi. Chị ấy chưa lấy chồng, sống ở vùng nông thôn, không có quá nhiều tiền nhưng so với tờ 500 nghìn bẩn bụi trong túi quần anh thì là cả một đống vàng. Chị ấy tính lạ lắm em ạ, cứ hỏi đi hỏi lại: “Anh có phải là người Canada cao 179cm như trong ảnh avatar không?" . Rồi chị ấy đột ngột sang Việt Nam. Một người đàn bà tên Tươi (là bạn thân của chị ấy) tổ chức một buổi giới thiệu rất đặc biệt. Bà ấy dẫn anh vào một căn phòng nhỏ, bảo anh ngồi xếp hàng cùng khoảng 30 anh Tây-ba-lô đang gặp khó khăn về tài chính.

Phòng đó có một chiếc gương to đùng treo trên bức cường đối diện. Anh Tây-ba-lô ngồi cạnh anh bảo đó là kính một chiều, ai thích nhìn vào thì nhìn, người ở trong không thấy gì hết! (Anh hỏi bà Tươi về chuyện dó, bả ấy bảo đó là kính cách ly liên quan đến người Hàn Quốc và bệnh SARS). Các anh Tây-ba-lô lần lượt về, rồi lúc chi còn anh và bà Tươi trong phòng thì chị người Hàn Quốc đó chạy vào, ôm hôn anh, cho anh một vé đi Hàn Quốc vào cuối tháng

Anh biết

 

xứ sở mới lạ thì cái em nhớ nhất (ngoài anh ra) là nước mắm Phú Quốc, bởi có lần em đã nhẹ nhàng tâm sự với anh điều đó qua báo. Nhưng ông trời ác thật em ạ, sắp gần Hàn Quốc, máy bay gặp thời tiết xấu, lắc lên lắc xuống khiến một trong hai chai nước mắm mà anh giấu kín trong túi laptop bị vỡ, mùi Phú Quốc tràn

ra, tiếp viên

hàng không tràn vào. Một anh tiếp viên kiểm tra phát

 

hiện hai chai nước mắm đó, bảo phải tịch thu cả hai

 

mặc dù chai còn lại vẫn còn nguyên. “Cứ dể đấy cho tôi, ” anh nói. Sao họ phải can thiệp. Sao họ dám can thiệp vào chuyện riêng của anh, em, và đảo Phú Quốc."Cứ để đấy cho tôi,” anh nói lại lần nứa. "Đặc sản thôi mà có phải bom đâu!”

Không ngờ, ngay lập tức mười ông cảnh sát

nhảy

ra

 

từ

 

đâu đó anh vẫn chưa biết, rút súng, cầm còng số 8, bắt anh phải ngồi trong phòng vệ sinh cho đến khi máy bay hạ cánh ở thành phố Seoul. Cửa máy bay mở ra là 30 người mặc quân phục chạy vào, dẫn anh vào nhà tù

 

Seoul số 1, nơi anh đang ngồi viết lá thư này gửi em. Đó là cách đây năm năm; anh còn phải ở đây đến tận năm 2060 mới được về cơ. luật sư bảo gì gì đấy, khủng bố mang tính nước mắm, anh chưa hiểu lắm. Anh chỉ biết lúc chúng mình gặp lại nhau thì em sẽ không còn sức để sinh cho anh một đứa bé gái - hoặc anh sẽ không còn sức để cung cấp những gì em sẽ cần để làm được điều đó.

 

Đọc lại tin em tiết lộ về tình yêu mới thì anh mừng. Không có ai xứng đáng có tổ ấm hạnh phúc như em đâu. Em cần tình yêu thì em cứ yêu đi, biết đâu mọi chuyện sẽ có happy ending mà thôi

              

Tâm ơi, anh cho phép

Dịch vụ TTBT

Cách đây hai tuần, cậu em ruột của tôi lấy vợ. Năm 2005 nó xếp đồ vào ba lô theo anh trai đến Hà Nội. Không lâu sau đó, nó tìm được một cô bé Hà Nội hiền lành - giờ nó đang ăn quả của cây si được trồng vào những buổi chiều mát mẻ thuộc thời “không lâu sau đó”.

Bỏ qua chuyện tôi ở Việt Nam tám năm chưa lừa được ai (đau), cũng chưa được ai lừa (đau hơn), những lần suýt thành thì bị tính cầu toàn của tôi làm hỏng vào phút tám chín (thôi cứ giết tôi bây giờ). Bỏ qua nỗi đau riêng là tôi đã giúp hai em tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới thành công, thêm nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực đó.

Giờ tôi quyết định biến kinh nghiệm đó thành tiền. Nó được vợ, tôi phải được gì. Nhân và quả. Nhẫn và quà.

Tôi sẽ mở công ty giúp các anh chàng Tây lấy vợ Việt một cách phù hợp văn hóa, làm cho hai bên gia đình cảm thấy hài lòng, được tôn trọng. Tôi đặt tên công ty rồi (Công ty TNHH hỗ trợ duyên LAYVOCO), giờ đang làm việc với luật sư để đưa vào hoạt động. Khẩu hiệu sẽ là “Hợp đồng có dấu, quý khách có dâu”.

Quán phở Bát Đàn có nước dùng đặc biệt khiến khách luôn muốn quay lại. Nguyên liệu nước dùng tất nhiên là bí mật của gia đình. Tôi sẽ làm kinh doanh theo cách bí đó. Tôi có bài phát biểu tuyệt vời dành cho các ông bố người Tây đến nhà gia đình người yêu con, đòi lấy tài sản quý giá nhất. Bài có những câu như: “Vì hai nền văn hóa khác nhau nên nếu có gì chưa phải, mong rằng nhà gái sẽ thông cảm và giúp chúng tôi tổ chức đám cưới cho hai cháu một cách chu đáo nhất!” (Tức bọn mình hơi Nga ngố một chút nhưng cũng rất nhiệt tình học hỏi...)

Bài hiệu quả lắm. Hơn 90% các bác tham gia buổi nghiên cứu đã cảm thấy thuyết phục và sẵn sàng tạm biệt con ngay.

Mỗi lễ ăn hòi được công ty LAYVOCO tham gia hỗ trợ sẽ có tôi đứng cạnh ông bố người Tây làm phiên dịch (như hôm trước tôi đứng cạnh chính ông bố của tôi). Các ông bố đổ thích nói gì thì nói, chim trời, cá biển, thế nào cũng được - tỏi vấn sẽ dịch theo kịch bản của tôi.

Ông bố Tây (nói tiếng Anh): “Trước hết phải nói bọn tôi rất ấn tượng với thành phố này. Sáng hôm qua cậu xe ôm đỗ ngòai cổng khách sạn dẫn bọn tôi đi ăn chân gà nướng, ngon kinh khủng ! ”

Tôi (nói tiếng Việt): “Sau một thời gian tìm hiểu, quen biết, hai cháu đã có tình cảm và quyết định di đến hôn

Miễn các cụ không biết tiếng

Anh, mọi chuyện sẽ diễn ra một cách suôn

sẻ.

Chắc tôi phải nói luôn. Giá sẽ là $5.000/gói, gồm cả phần phát biểu trước khi chú rể lên cầu thang, cả phần phát biểu tạm biệt khi việc đã xong. (Nếu nhà chỉ có một tầng, tôi sẽ giảm 20% giá gốc.)

Phần thực hiện lễ ăn hỏi có thể thêm dịch vụ lựa chọn bao gồm:

* 3 -9 TTBT (thằng Tây bê tráp) = $500/thằng (tôi có lực lượng Tây Ba-Lô sẵn).

* Đảm bảo xuất phát và đến nơi đúng giờ = $1.000 (nếu muộn giờ tôi sẽ trả lại số tiền đó và làm việc với thầy bói để sửa lại giờ đẹp cho phù hợp với sự kiện đã xảy ra).

* Đảm bảo đi đường khác về nhà chú rể, quay clip trong ô tô gửi gia đình nhà gái kiểm tra = $300

*Tham gia dạm ngõ với tư cách là doanh nhân thành đạt, thân với anh chú rể từ hồi bé = $2.000

Tham gia “dạm ngõ chính” hay không, tôi vẫn sẽ xếp thời gian tham gia “dạm ngõ phụ”. Lúc đó tôi sẽ một mình đến nhà gái, lên kế hoạch chi tiết dựa trên những yêu cầu riêng của gia đình, nghiên cứu thêm về ông thầy bói đang ngồi trong bóng tối. Việc đó tôi sẽ làm miễn phí để chứng tỏ rằng tôi là người không tham tiền.

Tiếp tục với phần đám cưới. Công ty sẽ nhận làm với giá

 

trọn gói là $8.000. Tôi muốn lấy ít hơn nhưng tôi biết ở Việt Nam số tám được coi là số đẹp, còn tôi luôn tôn trọng phong tục của nơi đang ở.

Nhất là giờ đẹp. Nếu đám cưới tổ chức ở Hà Nội thì đơn giản; ngõ ngách tôi biết hết, tình trạng giao thông tôi hiểu rõ hơn ai. Miễn là không tổ chức ở Sân vận động Mỹ Đình trong một đêm bắn pháo hoa thì tôi có thể đảm bảo đoàn nhà trai sẽ đón dâu rất đúng giờ. (Đương nhiên tôi dẫn mẹ chú rể vào xin dâu mấy phút trước.) Nếu đám cưới tổ chức ở thành phố khác thì tôi sẽ tìm đến bác xe ôm lớn tuổi nhất, nhiều dấu chân chim nhất, nhờ bác ấy tư vấn về đường đi và tình trạng giao thông.

Trên đường đi đến nơi tổ chức đám cưới, tôi sẽ dạy nhà trai vài câu tiếng Việt lịch sự (“mời anh, mời chị, mời bà, mời cụ”) cũng như vài câu dân gian giúp về việc hòa nhập với làng (“một, hai, ba, dzô!”). Nếu bên nhà trai thiếu khách, tôi sẽ huy động lực lượng Tây Ba-Lô luôn sẵn của công ty - từ vài khách ngồi nhắn tin điện thoại, sẽ có hàng trăm anh chị mắt xanh mũi lõ, mặc dù tóc hơi bù xù nhưng nhiệt tình đến cùng, ôm hôn chú rể như vừa gặp lại bạn bè cấp một.

Tôi từng tham gia một chương trình truyền hình trong đó các thí sinh phải cầm dao giết gà. Vì thế tôi có đủ kinh nghiệm tổ chức lễ lại mặt tại Hà Nội. Tôi đảm bảo con gà khi chú rể đi đến thì đang sống, khi chú rể đi về thì đã chết. (Còn nếu gia đình nhà gái chưa biết về phong tục đó thì ít nhất mọi người sẽ được ăn ngon.)

Hai vợ chồng về nhà là hết phần trách nhiệm của công ty. Tuy nhiên nếu có khách hàng nào gặp trục trặc ở phần trăng mật thì tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí với tư cách là một anh Tây có chút hiểu biết liên quan.

Đó là sự hy sinh của người đi trước.

Tom Lạc Đà

Hôm trước tôi dành một buổi chiều đọc báo teen. Đừng hỏi vì sao tôi làm thế. Đó là việc của tôi.

Bài đầu tiên tôi đọc có tiêu đề “Lala: Thích được người ấy tặng những món quà đặc biệt”’ Với câu cuối, phóng viên “Cảm ơn Lala về buổi tám chuyện thú vị này nhé!”. Phải đọc kỹ các câu giữa mới biết bạn Lala tên thật là Mai Chi.

Bài thứ hai khoe bộ ảnh “stylish” của hai chị em sinh đôi. Ở cuối bài đề thông tin: Photo by: Ds Nick, Stylist: Titti, Model: Mie & Jimmie, Makeup: Luân Louis, Location: Lit café, Fashion: Kej Shop...Bài thứ ba, thứ tư, thứ năm, tất cả đều nửa Anh nửa Việt.

Hãy thử tưởng tượng ra: năm 2021, một sinh viên trường Bách Khoa phát hiện cách làm phim 7Đ. Cậu ấy vừa thông minh vừa khôn - không cho biết cách làm mà bắt các hãng phim lớn muốn “chơi 7Đ” thì phải sang Việt Nam thôi. Nước này nhanh chóng trở thành trung tâm thế giới phim ảnh, Hollywood nhường chỗ cho Vollywood. Diên viên Tây bay sang hàng loạt.

Việt Nam thành thơm và các diễn viên Tây nhất quyết sẽ thơm lây - bằng cách sửa tên. Đây là bài phỏng vấn diễn viên Tom Lạc Đà (tên trước kia là Tom Cruise) do một tờ tạp chí của Mỹ thực hiện vào năm 2021, ngay tại Club Vollywood, Sài Gòn.

01/04/2021

Tom Lạc Đà: Tôi là hiện tượng vô định nghĩa

!

Hello Lạc Đà. Thanks very much for mee

t

ing me today!

Yeah sure man, Lạc Đà loves the people!

(Dịch từ tiếng Anh)

Tom Cruise và Tom Lạc Đà, bây giờ anh thích tên nào hơn? Cảm giấc của anh khi được gọi bằng “Lạc Đà” như thế nào?

Tôi thích tên mới hơn. Nhờ cái tên ấy, Lạc Đà thêm nhiều bạn bè, trở nên tự tin hơn nhiều. Lạc Đà luôn cười tươi với các fan trẻ. Lạc Đà gọi họ là các chú Lạc Đà Con.

Dạo này khá nhiều diễn viên Vollywood chọn tên nửa Việt nửa Ta, Có Brad Cà Rốt, Gwyn Hải Phòng

;

Justin Mẹ Chồng - kể cả diễn viên lớn tuổi là Clint Bin Bim. Với một bộ phận xã hội Mỹ, những tên ấy khó nhớ, khó phát âm, có thể nói là không rõ nghĩa lắm. Anh giải thích điều này thế nào?

Đúng là nhiều người Mỹ thắc mắc về cách phát âm tên mới của tôi, không biết phải nói Lackda hay Luckza hay Like' duck. Tiếng Anh không có dấu, cũng không có chữ “đ”, nên khi đổi Lạc Đà từ phát âm tiếng Việt sang phát âm tiếng Anh thì... mỗi người một kiểu (cười) Lúc đầu tôi cảm thấy đau đầu, muốn quay lại với tên cũ. Nhưng giờ tôi hiểu chính phát âm không rõ đó tạo cảm giác bí ẩn với các fan hâm mộ. Có phải Lackda? Có phải Lickđad? Từ những cuộc trò chuyện vỉa hè đó, hình ảnh của mình sẽ sáng lên. Nhiều người sẽ coi mình là hiện tượng vô định nghĩa.

Còn những người phản đối thì sao? Họ có lý không?

Vừa rồi bạn nhắc một “bộ phận xã hội Mỹ”. Chắc ý bạn là những người lớn tuổi không biết tiếng Việt phải không? Điều đó không tránh được. Người lớn tuổi không dễ tiếp cận với cái mới. Lạc Đà tôn trọng quan điểm của họ, nhưng thế giới ngày càng nhỏ đi và xu hướng “pha trộn” văn hóa cũng hợp lý mà thôi. Hơn nữa, trường hợp của chú Bim Bim cho thấy rằng người lớn tuổi vẫn có thể tiếp cận với cái mới, không nên so sánh chung.

Nhiều người nói rằng anh không còn là “diễn viên

trẻ tuổi” nữa,

còn Clint Bim Bim bị lẩm cẩm, mất tự chủ.

Lạc Đà xin khẳng định rằng tuổi tác và ngôn ngữ đều là khái niệm tương đối

(gầm

).

Dạ,

chân thành xin lỗi anh Lạc

Đà.

À, tôi nghe nói anh Lạc Đà có dự án phim mới! Kể với độc giả teen đi nào!

Vầng, Lạc Đà vừa nhận đóng vai chính trong bộ phim 7Đ mới do các hãng phim tư nhân của Việt Nam kết hợp với nhau sản xuất. Phim có tên “Để mai đại chiến giữa hai cánh đồng ruồi”, là phần hai của phim “Khi Bạch Tuyết quay đầu với ngũ hổ tướng rực rỡ” chiếu thành công năm ngoái. Phim hứa hẹn rất nhiều điều thú vị, mong rằng các chú Lạc Đà Con sẽ mua vé ủng hộ!

Cảm ơn Lạc Đà về buổi tám chuyện thú vị này nhé!

Hội phụ nữ ế chồng

Có lần tôi thấy áp phích in hình bốn bộ xương ngồi ở bàn. Mỗi bộ xương được trang trí bằng một món đồ: chiếc mũ màu hồng, túi trang điểm, đôi giầy cao gót, khăn quàng có hàng hiệu. Suy ra bốn bộ xương ấy từng thuộc bốn người phụ nữ. ở dưới ghi dòng chữ: “Chờ người đàn ông hoàn hảo”.

Chờ, chờ nữa, chờ mãi.

ở Hà Nội, tôi bắt đầu thấy nhiều người phụ nữ khoảng 30 tuổi chưa lấy chồng, chưa có ý định lấy chồng, hoặc đã có ý định nhưng chưa có ứng cử viên phù hợp.

“Lấy chồng sớm làm gì,” là câu cửa miệng của họ. Lấy chồng bình thường làm gì? Cứ phát triển sự nghiệp đi đã - nếu có hoàng tử xứng đáng nào đến gõ cửa thì mở, không thì chờ tiếp.

Vấn đề là phụ nữ Việt Nam giỏi quá, ít hoàng tử xứng đáng. Hôm trước tôi ngồi đọc tạp chí tiếng Anh thấy có bài phỏng vấn một cô Hà Nội 24 tuổi về những sự thay đổi

trong văn hóa thành thị. Bạn ấy có

nhiều sự nhận xét thú vị, trong đó:

“People are becoming more beautiful, especially women I think in some ways girls are developing faster than boys. I see so many beautiful, strong, smart [women] becomin independent, and yet still keeping their cultural values ”

“Người ta càng ngày càng đẹp hơn, đặc biệt là phụ nữ Tôi thấy các bạn nữ trưởng thành nhanh hơn các ban nam. Tôi thấy nhiều phụ nữ xinh đẹp, mạnh mẽ, thông minh, tự lập, mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa.”

Đúng rồi, tôi tự nói với mình. Tôi thấy một khoảng cách lớn đang mở rộng ở giữa các bạn nam và nữ trẻ. Hầu như mọi lĩnh vực, các bạn nữ cũng đang “chạy” nhanh hơn các bạn nam: ngoại ngữ, tài chính, tiếp thị, xuất bản, quản lý, giải trí... Đó chỉ là cảm giác, nhưng là cảm giác mạnh.

Riêng ngoại ngữ, tôi được mời tham gia nhiều lớp học tiếng Anh tại các trường đại học lớn. Cứ chín sinh viên nữ mới có một sinh viên nam, lớp nào cũng thế, trường nào cũng vậy (đủ mì chính cánh mời công ty Ajinomoto tài trợ).

Các cuộc thi khiêu vũ và ca hát do khán giả bình chọn gần đây hầu như là sân chơi dành riêng cho phái “yếu”. Phương Vy, Đoan Trang, Thủy Tiên, Thu Minh, Uyên Linh, Văn Mai Hương... Họ không

tình cờ

là người nữ. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, họ

phải

là người nữ.

Nhiều lĩnh vực khác nữa, nữ có mặt đông hơn, chiến đấu mạnh hơn. Kể cả những hành động nhỏ như cách

đứng lên và giới thiệu về bản thân trong các cuộc họp quốc tế thì nữ trẻ tỏ ra tự tin hơn nam trẻ.

Thậm chí nhiều tổ chức nước ngoài đang cố tình tuyển nhân viên nữ (mặc dù không nói ra), dành các vị trí quan trọng nhất cho các chị em Việt Nam.

“Ở Việt Nam nhân viên nữ tốt hơn hẳn,” một anh bạn Tây

là sếp của một tổ chức phi chính phủ từng tâm sự với tôi. “Trình độ cao hơn, thái độ tốt hơn, góc nhìn cởi mở hơn, và khác với nhiều nước ở châu Á thì khả năng mở rộng quan hệ không kém gì đàn ông.”

Tóm lại: nữ trẻ đang chạy nhanh hơn nam trẻ. Sự thật: người chạy nhanh khó yêu người chạy chậm. Kết quả: nhiều bạn nữ trẻ sắp không còn trẻ nhưng vẫn chưa có gì.

Trong cuộc đua này có một số người đại thắng. Họ là những người đàn ông chạy nhanh. Nhìn chung, các bạn nam đang chạy chậm hơn các bạn nữ. Nhưng quy tắc nào đều có ngoại lệ. Nhìn kỹ tôi thấy một số đại diện của phái mạnh đang chạy nhanh ơi là nhanh.

Tôi xin kể chuyện về chị Phương và anh Minh. Chị Phương 30 tuổi, xinh đẹp, chưa chồng. Chị ấy có công ty nhỏ, nói tiếng Anh như ma (ma Tây), mạnh mẽ, giỏi giang. Nhiều anh chàng xin hát tặng chị ấy bài tình ca. Chị Phương từ chối hết, đôi khi nghe nửa bài mới yêu cầu phải dừng lại. Ca sĩ chưa đủ trình. Chị Phương không muốn lấy người kém hơn mình - chịu làm sao được khi cả đời còn lại phải “dạ dạ” và “vâng vâng” một người không có khả năng làm phụ nữ hiện đại nổi da gà.

Rồi xuất hiện anh Minh. Anh Minh có khả năng làm chị Phương nổi da gà và nhiều thứ hơn nữa. Anh Minh có công ty lớn, nói tiếng Anh như ma (bố ma Tây), lịch lãm đẹp trai, biết mình, biết người. Anh ấy là người chị Phương chờ đợi hơn mười năm qua. Anh ấy cũng rất Việt Nam, cùng văn hóa mến yêu của chị Phương. Chỉ có anh Minh có thể làm chị Phương hài lòng. Vì chị Phương phải hài lòng mới cưới, suy ra chỉ có anh Minh mới có thể làm bố me chị Phương hài lòng nữa.

Chị Phương và anh Minh đi cà phê nhiều lần, thấy có duyên với nhau.

Nhưng mất cân đối quá! Với anh Minh, chị Phương chỉ là một trong nhiều sự lựa chọn — dù xinh đẹp, dù giỏi giang nhưng vẫn chỉ là một trong những. Bài toán đơn giản. Cứ 10 chị Phương chỉ có 4 anh Minh. Nhưng cứ 10 chị Phương lại có 30 em Giang, Hiền và Chi — là các em 25 tuổi, xinh xắn, nhanh nhẹn, rất muốn có một người đàn ông thành đạt như anh Minh để cùng bước vào tương lai sáng. Tính ra, cứ 10 người phụ nữ xinh đang theo anh Minh thì chỉ có 1 anh Minh.

Chênh lệch quá. Các “chị Phương” đang rất khó khăn vì tiêu chuẩn. Họ có tầm nhìn rộng nên không thể lấy một người có tầm nhìn hẹp. Chỉ có anh Minh mới đạt. Suy ra chỉ có anh Minh mới sướng.

Mà thực tế anh Minh không sướng đâu. Vì lắm mối nên tối nào anh Minh cũng nằm không (theo cách nằm không của đàn ông thỉnh thoảng nằm có.) Thời gian trôi qua, các

em Giang, Hiền và Chi cướp ngôi chị Phương, hoặc chị nhường tự nhường ngôi sang Tây. Thời gian trôi tiếp, anh Minh bắt đầu để ý đến các em Lý, Thủy và Hảo, là các em gái của Giang, Hiền và Chi. Cuối cùng rồi không ai tìm được hạnh phúc cả.

Nhưng đau tim nhất vẫn là các bạn nam chạy chậm, không được tiền, không được tình, không được điều thú

vị

nào hết. Thật đáng thương. Thật đáng lo. Phân tích nốt, tôi chợt nghĩ các họa sĩ Việt Nam nên vẽ thêm một poster khác: bốn bộ xương thuộc bốn người đàn ông ngồi ở bàn bia hơi, ở dưới ghi dòng chữ “Chờ người phụ nữ bình

thường".

Không bấm

Theo lời hướng dẫn của Microsoft, trước khi rút ổ USB ra, người sử dụng nên bấm “Safely remove hardware” (“Rút phần cứng một cách an toàn”), dùng nút ảo ở góc dưới bên phải màn hình. Làm như vậy mới đảm bảo không có lỗi fìle.

Tôi thuộc loại người không bấm. Đã “rút không” hàng nghìn lần, chưa lần nào bị mất file hay treo máy, nên tôi rất yên tâm. Kể cả máy có bị treo vài lần - đó là cái giá tôi sẵn sàng trả để không bị các nút nhỏ làm phiền.

Tiếng Việt có từ “cái tôi”. Cái tôi của Joe ngày càng lớn. Cái tôi của Hiền luôn đặt trên hết, Tôi xin cung cấp thêm một từ liên quan là “cái thôi”. Nếu “cái tôi” của một người là nhận thức của cá nhân

về

bản thân mình, thì “cái thôi” là khả năng mặc kệ chi tiết không quan trọng

với

bản thân mình.

Phải thừa nhận “cái thôi” của tôi rất lớn. Phòng ngủ của

tôi bẩn? Thôi,

kệ (vẫn ngủ được). Áo sơ mi nhăn? Thôi, kệ

(vẫn mặc

được). Người yêu đi với người khác? thôi của tôi có hạn, nhưng xét cho củng nó tương dối Dta trien.

Một cách rất hiệu quả để đo "cái thôi" của một người là xem họ có bấm "Safe remove hardware" trước khi rút ổ USB hay không. Qua hành động tầm thường này, mình có thể biết nhiều về môi trường sinh sống của họ: cách ăn, cách ngủ, cách cười và cách hôn.

         

Tôi hay nói với bạn bè tôi sẽ thành lập CLB Un-Safe remove hardware, rút phần cứng nguy hiểm nhất có thể (CLB Rút liều). Mỗi tuần những người "không bấm" như tôi có thể gặp gỡ nhau một lần, chia sẽ những khó khăn do những người có bấm gây ra. Còn nếu có thành viên nào bị phát hiện bấm nút đó, nhiều lần hay ít, say rượu hay tỉnh, người ấy sẽ bị đuổi khỏi CLB và phải sống nốt cuộc đời trong nỗi nhục của một người bẫm chui.

Không phải chúng tôi coi những người "có bấm" là những người thấp kém. Trái lại, thế giới rất cần sự cẩn thận của họ. Lấy vợ "có bấm", ông chồng đỡ mệt mỏi gọi điện kiểm tra. Và chắc CLB dự định của tôi cũng phải thuê một người "có bấm" làm kế toán trưởng -

 

cho chắc.

Luật pháp và tình yêu

Những năm đầu tiên sống tại Việt Nam, tôi rất thất bại trong tình yêu. Thấy tình yêu phức tạp quá, tôi chuyển tập trung vào kinh doanh, Nhưng công ty hoạt động mới có một năm thì tôi nhận ra một điều kỳ lạ. Tại Việt Nam, kinh doanh và tình yêu có nhiều điểm phức tạp giống nhau.

Trong kinh doanh, muốn thực hiện dự án thường sẽ rất khó xác định quyền quyết định nằm ở đâu, thuộc về ai. Có thể là bộ abc, có thể là bộ

xyz

}

rồi đến với các sở, cục, phòng - chưa kể những

người

làm việc tại các nơi đó.

Chuyện thú vị là ở Việt Nam, tình yêu cũng rất giống thế. Muốn yêu một em xinh đẹp thường sẽ rất khó biết nên lấy lòng ai — có thể ông bố, có thể bà ngoại, có thể thằng em trai đáng ghét. Trong đa số trường hợp, muốn chắc chắn chỉ có mỗi cách là phải lấy lòng tất.

Sự giống nhau không dừng lại ở đó. Ở Việt Nam, cả

Luật kinh doanh

lẫn

Luật tình yêu

đều mơ hồ như nhau.

“Doanh nghiệp nên được tạo điều kiện tốt nhất để phát

triển” là câu riêu biểu trong văn bản luật kinh doanh các

loại. Nhưng điều kiện gì? Tạo bằng cách nào? Mọi thứ đều biến mất trong sương mờ câu chữ.

 

         

Luật rình yêu

cũng mơ hồ không kém. “Hai người có quyền tìm hiểu nhau,” luật sẽ nói. Nhưng tìm cái gì?

Hiểu thế nào?

“Không

sao, ” người Việt hay nói. “Ở đây luật chi là mở đầu. Cứ đợi nghị định ra, mọi thứ sẽ rõ hơn.”

Tuy nhiên, khi nghị định đã ra thì mọi thứ chỉ rõ hơn mà chưa rõ hẳn. “Công ty loại

n

được phép thực hiện dự án loại

x. Thế

nhưng dự án loại

X

gồm những yếu tố gì và công ty

loại n phải chứng

minh khả năng bằng cách nào? Cứ một chi tiết làm rõ là xuất hiện thêm hai chi tiết mơ hồ hơn trước.

Nghị định tình yêu

sẽ có những điều khoản như: (a) Hai

người không được

phép đi chơi về muộn (nhưng không nói mấy giờ cô phải có mặt ở nhà), (b) Anh được phép dẫn cô đi

du lịch (nhưng

không nói du lịch kiểu gì), (c) Cô được phép

giới thiệu

anh với gia đình (nhưng không nói vào dịp nào). Muốn

biết

rõ hơn nữa thì phải chờ...

thông tư hướng dẫn.

Tức phải kiên nhẫn thêm một thời gian. Nhưng đã sốt ruột rồi, đã kiên nhẫn lâu rồi, muốn làm một số việc cụ thể quái Ví dụ, cầm tay. Nghị định không nói về việc này. Nghị định chỉ nói: “Hai người có quyền thể hiện tình cảm dành cho nhau qua những hành động phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Vậy nên các anh chàng muốn cầm tay cô

bạn gái

c

ủa mình sẽ có hai sự lựa chọn: (1) đợi thông tư

hướng dẫn

ra

để biết chắc

chắn hành động dự định của

mình có được phép thực hiện hay không, hoặc (2) cứ làm đi và hy vọng thông tư hướng dẫn lúc ra không có gì quá trái chiều với những gì mình vừa thực hiện xong.

Mà kiên nhẫn đợi đến khi cầm cả luật, cả nghị định, cả thông tư hướng dẫn trong tay nhiều khi không khác gì ôm bom ba càng. Ở Việt Nam, trong kinh doanh lẫn tình yêu, tôi thấy các anh “cứ làm đi” thường rất thành công, trong khi các anh dần dần bước về phía trước chết sớm mà thôi.

Điểm giống thứ ba là cách tư vấn. Muốn thực hiện dự án phải gặp luật sư, muốn phát triển tình cảm phải gặp thầy bói. Hai việc đó có giống nhau không? Quá giống nhau ở điểm: hỏi một trăm người sẽ có một trăm câu trả lời khác nhau, còn trả lời xong người nào cũng đòi tiền hết.

Thêm vào đó, người nào cũng có cơ sở đặc biệt của riêng mình, không phải tự nhiên mà nói đâu. Đó sẽ là cơ sở oai oách, gồm cả tài liệu, cả giải thưởng, cả nhiều năm kinh nghiệm chưa bao giờ tư vấn sai. Dựa trên cơ sở đó, luật sư

A

sẽ bảo dựa án có thể được thực hiện, luật sư

B

bảo không. Thầy bói

A

bảo hai người sẽ hạnh phúc lắm, thầy bói

B

bảo không. Nghe lời ai? Tin ai?

Theo kinh nghiệm của tôi, nên đặt niềm tin vào ông luật sư, bà thầy bói thân nhất với người có thể giúp mình nhiều nhất. Có thể là ông luật sư học cấp ba cùng bác trưởng phòng duyệt dự án. Có thể là bà thầy bói lâu năm tư vấn cho bà nội người yêu. Nói tóm lại, nên chọn “người tư vấn” có quan hệ rất tốt với “người có quyền quyết định”.

Nhưng như thế lại là quay trở về với vấn đề đầu tiên!

      

Nguyên âm

Bảng chữ cái tiếng Anh gồm năm nguyên âm chính: a, e, i, o, u. Lấy cảm hứng từ đó, một nhà thơ người Canada tên Christian Bok xuất bản quyển thơ gồm năm chương, mỗi chương viết tặng một nguyên âm. Đây là đoạn thơ lấy từ chương “i”:

“Hiking in British districts, I picnic in

Virgin

firths, grin- ning in mirth with misfit whims, smiling if I find birch twigs, smirking if I find mint sprigs. Midspring brings with it singing birds, six kinds, (finch, siskin, ibis, tit, pipit, swift), whistling shrill chirps, trilling chirr chirr in high pitch...”

Trong chương đó, tất cả các từ trong tất cả các bài chi có mỗi nguyên âm “i” — rồi chương “a” là “a”, chương “e” là “e". Đọc xong vài trang, tôi tự hỏi mình: Tiếng Việt có cho phép làm như vậy không? Tôi từng đọc bài thơ tiếng Việt mỗi dòng chỉ có một thanh điệu (Mình là người chồng đàng hoàng... Mình đà phiền lòng vì mùa màng tồi tàn...)

Nhưng tôi chưa đọc bài thơ tiếng Việt nào cả bài chỉ có một nguyên âm

Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 11 nguyên âm chính. Điều đó không có nghĩa là hệ thống nguyên âm tiếng Việt phong phú hơn hệ thống tiếng Anh. Tiếng Anh có từ 11 đến 20 nguyên âm nói (tùy giọng địa phương) nhưng bảng chữ cái chỉ có 1 nguyên âm viết. Đó là vì mỗi nguyên âm viết sẽ có mấy cách phát âm, chữ “i” trong “bird” phát âm khác với chữ “i” trong “fìnd”. Nói tóm lại, các Christian Bok của Việt Nam sẽ vất vả hơn một chút; số chương thì nhiều hơn, mỗi chương số từ có thể cho vào được thì ít hơn. Thấy tò mò muốn thử tôi ngồi viết 11 bài thơ ngắn, mỗi bài tặng một nguyên âm.

A

Bác Nga bạn ta đã lang thang sang nhà An-đan (anh chàng Hà Lan) mang trà đá và... Chà! Bác Nga đang tán anh ta dã man, mạnh dạn! Quá đáng, quá đáng!

Ă

Hằng thắc mắc chẳng nắm bắt mặt trăng.

Mặt trăng lăn, mặt trăng tăn, mặt trăng vắng, mặt trăng lặng. Hằng ngắm đăm đăm, căng thẳng.

Chắc hẳn rằng mặt trăng đắc thắng Hằng.

Â

Nhân dân cần ấn phẩm hấp dẫn; bất chấp ấn phẩm bẩn, ấn phẩm đần.

E

Em Len xem nhẹ mẹ

Mẹ Len lèm bèm, mẹ Len e hèm

Em Len ném dép, ném kem, ném chén chè đen

Mẹ em Len nem nép

Ê

Lê mê mệt pê-đê.

Thế nên Lê ế.

 

I

Chị Kim xinh xinh đi tìm sim chín chín chín chín.

Khi tìm sim, chị Kim bị bí rì rì

Sim xịn; ví Kim chỉ “tìn” lì xì

Hic, hic!

O

 

Top có bong bong to to

Ton lon ton, bong bong Top lòng thong, ọc ọc, ọc ọc.

Ơ

Lớp Thơm nhờ tớ đơm cơm.

Tớ lờ ngờ, đờ đờ.

Thơm

sợ

lớp chờ.

Thơm rơm rớm, tớ gờm.

(Cơm nhơn nhớt, rơn rớt.)

Ô

Cô không chồng giống hổ không mông

U

Chú Thu mù

Chú Thu chùi súng lục.

(Súng lục phủ bùn.)

Đúng lúc chú Thu chùi vui, cụ Du (cũng mù) cù chú Thu

Cù cù, cù

cù.

Chú Thu run run.

Súng lục bum bum!

Cu Du “hu hu”.

Ư

Cưng!

Cưng ứng xử cực bựa, cưng!

Cưng cứ lừng khừng, bứt rứt, lử thử lừ thừ, cưng!

Cưng, đừng bực.

... Cưng?

Đo độ ế

Tôi có một bạn nữ 27 tuổi. Hôm nay bạn ấy bảo tôi ế. “Em ế hơn anh chứ,” tôi đáp lại. “Em ít hơn anh 5 tuổi nhưng em là nữ còn anh là nam. Hai tiêu chuẩn khác nhau. Anh dễ tìm vợ hơn em tìm chồng.”

Sau mấy phút cãi vã, hai người thở dài, bắt tay, chấp nhận bị ế bằng nhau.

Về nhà tôi suy nghĩ. Có lẽ vấn đề này có thể phân tích một cách khoa học hơn. Đã xác định một người nam 32 tuổi và một người nữ 27 tuổi bị ế như nhau, thì chỉ cần tạo thêm hai điểm so sánh - một điểm trước và một điểm sau

 

là có thể vẽ đường xu hướng chuẩn.

Điểm trước thì dễ. Theo luật pháp của Việt Nam, phải 18 mới kết hôn; cứ cho rằng cuộc đua với chữ “ế” bắt đầu tại đó. Lúc 18 tuổi, mức độ ế của người nam và người nữ ngang bằng nhau (mức độ thấp nhất có thể). Nữ tìm chồng, nam tìm vợ - hai việc đó đều thực hiện như nhau, dễ như nhau.

Tiếp theo, phải xác định một điểm so sánh sau, càng xa

điểm

trước càng tốt. Là người yêu sự khách quan nên tôi gọi điện một số người bạn, hỏi: “Trong câu ‘Một người đàn ông 60 tuổi tìm vợ sẽ vất vả bằng một người phụ nữ

n

tuổi tìm chồng thì "n"

là số bao nhiêu?”.

Tôi dẫn các bạn ấy bỏ qua các yếu tố bên ngoài và đưa ra một câu trả lời dựa trên mỗi hai yếu tố là

tuổi tác

giới

tính.

Câu trả lời trung bình là 38 tuổi.

Có nghĩa là nếu giàu như nhau, vui tính như nhau, thông minh như nhau, đẹp như nhau, khả năng tán tỉnh như nhau, điều kiện gia đình như nhau... thì thời gian (ngày) và sự nỗ lực (kilô calo) mà một người đàn ông 60 tuổi phải bỏ ra để tìm bạn đời sẽ giống của một người phụ nữ 38 tuổi.

Nói cách khác, giờ phút này, ở đất nước Việt Nam, một người đàn ông 60 tuổi chưa vợ thì ế bằng một người phụ nữ 38 tuổi chưa chồng. Độ ế giống nhau.

Như vậy là có hai đường xu hướng rất khác nhau. Độ ế của nam phát triển gần như theo đường tuyến tính, cứ tăng đều đều. Còn độ ế của nữ phát triển theo đường xu hướng khủng khiếp nhất là đường số mũ. (Mẹo học thuộc: đàn ông ế có vấn đề với tuyến giáp, phụ nữ ế rất thích đội mũ.) Độ chênh lệch hiện rõ ở tỷ lệ ế nam nữ tính theo điểm so sánh:

Trái:

nam

,

phải: nữ

18 tuổi-18 tuổi =1:1

32 tuổi-27 tuổi = 1:1.19 60 tuổi-38 tuổi =1:1.58

Nếu thêm yếu tố quan trọng là sự tương ứng với thời gian và phát triển thành biểu đồ, thì độ chênh lệch hiện rõ hơn nữa.

Có lẽ khi xã hội Việt Nam phát triển hơn thì hai đường xu hướng đó sẽ dịch lại gần nhau. Nhưng hiện giờ, theo phương pháp đo độ ế hiện đại nhất, tình hình là như thế.

Vậy qua bài phân tích này chúng ta học được điều gì? Dù hơi chủ quan một chút, nhưng tôi nghĩ chúng ta đã học được một điều rất quan trọng. Đó là người ế có rất nhiều thời gian rảnh.

Một vòng Trái Đất

Vòng 1, vòng 3. Nghe rất Việt Nam.

Tôi không biết cách dùng từ này xuất phát từ đâu. Sự sáng tác riêng của tiếng Việt? Sự ảnh hưởng của tiếng Pháp? Không phải sự ảnh hưởng của tiếng Anh, bởi tiếng Anh không tờ báo nào đặt tiêu đề theo cách: “Thủy Tiên khoe vòng 1 không-thể-nóng-hơn trong buổi ra mắt album”.

“Vòng 1” tiếng Anh dịch gần nhất là “bust”. Đó là từ thợ may dùng, nghe nhẹ nhàng, không tục, không thô. Thợ may phải đo thì thợ may phải đo, công việc là thế, cơ thể phụ nữ là vậy. Nhưng báo mạng tiếng Anh sẽ không đặt tiêu đề: “Thủy Tiên shows off her couldn't-be-hotter bust at the launch of her new album.” No, no, no.

“Shows off her curves” (khoe đường cong) thì được, vì curves không nhắc vùng (vòng) cụ thể nào. Curves là sự gợi cảm chung của cơ thể phụ nữ, còn cơ thể phụ nữ nhiều curves lắm — “Thuy Tien shows off her (ai muốn hiểu) curves (nào thì hiểu)”.

“Elly Trần ‘đọ’ vòng một với Đinh Ngọc Diệp!” mạng Việt Nam đăng được.

“Elly Tran and Dinh Ngoe Diep compare busts!” mạng tiếng Anh thì... no way.

Nếu khái niệm của “Vòng 1” làm báo mạng tiếng Anh ngại thì khái niệm của “Vòng 3” làm các tờ chạy mất mon itor luôn. “Vòng 3” tiếng Anh dịch gần nhất là “hips”. Thợ may người Việt đo vòng 3, thợ may người Anh đo hips Nhưng từ “hips” nghe nhẹ nhàng hơn nhiều. “Hips” chủ yếu nhắc hai bên trái và phải (thế mới là danh từ số nhiều có chữ “s”

cuối), còn “vòng 3” là... cả một vòng.

“Sao và những màn khoe vòng 3 quá ‘lố’ năm qua” là tiêu đề báo mạng tiếng Anh không đăng được. Dịch “vòng 3” thành “hips” không được vì cái “khoe quá lố” trong các bài viết như thế không phải là hips, không phải hai bên trái và phải đâu.

Ngọc Trinh có thể “đọ vòng 3” với Lan Hương trên báo mạng Việt Nam, nhưng Jennifer Aniston không thể “com-pare posteriors” với Angelina Jolie trên báo mạng tiếng Anh (nếu có thì phải báo mạng đặc biệt).

Thay vì viết “vòng 3”, báo mạng tiếng Anh phải viết

“vòng vo”, thậm chí dùng từ rất trừu tượng (“money-

maker”), hoặc nhắc vòng 3 bằng cách nhắc vòng gần.

Chân

đẹp (tức mông gợi cảm) eo hấp dẫn (tức hông

hot).

Với các tờ báo mạng tiếng Anh, “vòng 3” giống như biên giới Iran; đến gần thì được nhưng đến gần quá sẽ có trục trặc ngoại giao.

Môt ví dụ khác là từ “lộ hàng” - không có cách nào để dich từ đó sang tiếng Anh mà báo mạng lớn dùng được (Show

 

the goods? Expose the product?). Báo mạng Việt Nam có thể viết về chuyện “Sao lộ hàng”. Báo mạng tiếng Anh thì - tôi không biết các tờ Canada sẽ nhắc chuyện đó như thế nào. “One more time, Britney Spears, has revealed the merchandise!”

Dĩ nhiên có lúc báo mạng tiếng Anh thoáng thật. Thay vì viết về “các vùng kín” và “những thứ quý giá nhất của đời người con gái”, bài nhắc luôn một hành động cụ thế, một bộ phận cơ thể không lẫn vào đâu được. Sự khác biệt nằm ớ chỗ: báo mạng tiếng Anh viết về chuyện sao nữ khoe vòng 3 thì không được, nhưng hướng dẫn cách sử dung vòng 3 thì có. Còn báo mạng Việt Nam thì ngược lại.

Trông ngon

“Tiếng Việt khác tiếng Anh như thế nào?” Đó là câu hỏi dễ trả lời ẩu - “Khác phát âm và từ vựng” - khó trả lời một cách đàng hoàng đi sâu vào bản chất. Tuy nhiên, tôi đã học tiếng Việt gần tám năm rồi và trong thời gian đó nhận ra một số đặc điểm nếu không vào tận tới bản chất thì ít nhất vào dù sâu để ra kết quả và nảy sinh ý tưởng viết bài. Một dặc điểm thú vị là tiếng Việt cho phép người sử dụng mô tả nhiều khía cạnh tình yêu, tình dục, bạo lực, bệnh tật - chỉ dùng đến mỗi danh từ ẩm thực.

Các sự vật so sánh chính của Hồ Xuân Hương là quả mít, bánh trôi nước, miếng trầu cau... Các sự vật so sánh chính cùa người Việt thời bây giờ vẫn vậy; muốn nhắc chuyện tế nhị, buồn cười, hoặc đơn giản khó mô tả bằng ngôn ngữ “chuẩn” thì người Việt hay nhờ đến từ vựng ẩm thực. Chắc có rất ít nước mà ẩm thực ăn sâu vào ngôn ngữ hằng ngày như ở Việt Nam.

Đế làm rõ quan điểm này, tôi đã sáng tác một truyện

ngắn dựa trên những cuộc trò chuyện “chua cay” tôi đã nghe trộm thời gian qua.

Truyện

cơm phở

Không lâu sau khi cưới, tôi chán cơm. Nhưng tôi vẫn phải ăn chứ - thế là tôi đi tìm phở. Rất tiếc, một người như tôi khổ mà tìm được phở ngon. Đời là vậy, tôi đành phải bóc bánh trả tiền. Không ngờ trong lúc tôi ăn chả thì vợ tôi cũng chán, hằng ngày đi ăn nem. Một hôm, tôi về nhà thì bắt gặp một người lạ mặt (mặt mít đặc, tóc muối tiêu) đang xơi cơm của mình.

Tôi đứng há hốc mồm mất một lúc mới mở miệng được: “Đồ khốn! Mày đang làm gì đấy? Mày muốn ăn cháo hả?” “Ồ không đâu,” kẻ kia trả lời, giọng bình thản, mặt lạnh như nước đá. “Tao ăn no rồi, ngon lắm, đặc biệt là xôi trắng. Mày mời tao ăn cháo sẽ hơi thừa, mà nếu thế thì tao phải mời mày xơi củ đậu bay!”

Tôi bắt đầu khóc.

“Thôi bình tính nào anh bạn,” kẻ kia tự dưng dịu giọng. Hai người ngồi xuống cạnh nhau ở bàn ăn “Anh vẫn là người ăn ốc, anh hiểu chưa,” gã nhìn thẳng vào mắt tôi. “Tôi chi đổ vỏ cho gọn. Mà anh vừa đi bóc bánh trả tiền về phải không? Mất vệ sinh quá anh ơi. Để tôi giới thiệu mấy chỗ toàn rau sạch, dinh dưỡng hơn nhiều chứ! Anh chắc không muốn bị dính chôm chôm.”

“Được đấy," tôi phấn khởi hẳn lên. “Thanh kiu Vina- miu! Nhưng anh đừng nói gì với vợ tôi nhé. Vợ tôi suốt ngày buôn dưa lê, chì cần thêm một con vịt là đã có cái chợ lớn Tồi. Tôi chơi mấy con gà đầu ngõ chắc chẳng sao, nhưng bị bắt quả tang ăn rau sạch thì lại là chuyện khác ngay!”

“Sợ gì,” người ấy lại cười. “Vợ anh mà tám chuyện thì anh tám kinh hơn!” Thấy tôi chưa hiểu lắm, gã khoác vai tôi, giải thích thêm: “Việc trả đũa là thế mà. Vợ anh buồn dưa lê thì anh phải buôn dưa hấu".

Lố bịch thì lố bịch, nhưng khó có thể phủ nhận truyện này nghe rất Việt Nam. (Viết xong tôi không cảm thấy buồn mà đói.) Tiếng Anh cũng có một số cách so sánh vè ẩm thực như vậy nhưng không nhiều; tiếng Việt “tươi" hơn gấp mấy lần. Để nhấn mạnh sự khác biệt này, tôi đã viết lại truyện này bằng tiếng Anh, tặng những người rành cả hai ngôn ngữ.

A tale of rice and pho

Not long after getting married, I grew bored of rice. A man’s got to eat, so i turned to pho. But for a guy like me, a good bowl of pho is hard to find. Frustrated and hungry, I turned instead to baguettes off the Street. Little did I know, at around the time I started on grilled chopped meat, my wife had started on springrolls. One day I retumed home to fìnd a stranger, a man with pepper hair and a jackfruit look, sitting at my table eating my rice.

I stood with my mouth wide open then collected myself

and said: “Hey you! What do you think you’re doing Seems to me you’d like a bowl of rice congee!”

“No thank you,” he replied coldly, his face like ice.

“your

ice is fine, particularly the sticky stuff. I’m rather full, in fact. And let’s be plain, if you insist I try your congee then I shall insist you try my flying yam beans.”

I started to cry.

“Hey cheer up,” the man said, his voice suddenly soft. We sat beside each other at the kitchen table.

“You’ve still got first choice on the snails, don’t you see?” He was looking straight at me. “All I’m doing is gathering the shells, keeping the place clean. Wait, you’ve been eating baguettes off the street, haven’t you? That’s no good at all, terribly unhygienic. Let me show you where you can find some good sanitised vegetables, much more nutritious, no risk of rambutans.”

“Alright,” I said, already feeling better. “Thank you Vinamilk! Oh and please don’t tell my wife. She’s always rushing out to sell pear-melons. Add a duck and you’ve got a market. I can pick up the odd chicken from the end of the alley, that’s fine. But sanitised vegetables are another matter altogether.”

“What are you worried about?” he giggled. “If your wife blabbers away then you blabber more.” Seeing the unsure look on my face he continued: “That’s how the chopstick wars work, my friend. If she sells pear-melons, you get out there and you sell watermelons!”

Học tiếng Việt

Yes is “có”. Yes is “vâng”. Yes is “ừ”.

Tôi thích đọc lại quyển vở từ những ngày đầu học tiếng Việt. Một phần để phân tích quá trình học tập của mình, hai phần để xem lại những bức xúc viết nguệch ngoạc băng tiếng Anh dưới mỗi dòng ghi chép.

Rice is “cơm”. Rice is “lúa”. Rice is “gạo”.

Why can't rice be rice?

(Sao cơm không thể là cơm không?)

I is “tôi”. I is “tớ”. I is “em”. You is “bạn”. You is “ấy”. You is “cô”.

Bên dưới những đại từ nhân xưng này tôi không viết dòng tiếng Anh nào mà vẽ quái vật nhiều đầu, giống trong các phim thần thoại của Hy Lạp. Chặt một cái đầu (tức học thuộc một cách xưng hô) là ba cái đầu kinh dị hơn mọc lên; chém thịt, chém gió, quái vật mãi không chết.

Có nhiều lần tôi quyết định bỏ cuộc, không học tiếng Việt nữa. Việt Nam đã mang lại nhiều thứ cho tôi rồi.

Nhiều kỷ niệm vui, chút nước mắt - thế là đủ. Đấu tranh học ngôn ngữ để làm gì?

Nguyên nhân khiến tôi tiếp tục học tập là một số lớp học vui của Khoa Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.

Khi nhắc đến hệ thống giáo dục

Việt Nam, nhất là ở bậc đại học, báo chí thường thở dài. Nào là cơ sở vật chất, nào là chất lượng giáo viên, là phương pháp giảng dạy, là sự ảnh hưởng của lối học Khổng Mạnh, của hiện tượng El Nino, của sao chổi Halley. Sự thật là giáo viên nào yêu nghề và có chút hiểu biết về tâm lý đều có thể chuyển kiến thức từ đầu mình sang đầu khác. Nhiều khi quan trọng nhất không phải mình học ở đâu mà là mình may mắn vớ được giáo viên nào.

Tôi may mắn vớ được thầy Sơn, giáo viên cùng tuổi (con ngựa), cùng loại xe (con Vespa), cùng gót chân Asin (con gái). Thầy Sơn rất biết tạo không khí, còn trong một lớp học ngoại ngữ thì không khí là tất cả. Tôi may mắn vớ được cô Chi, giáo viên miêu tả về sự thất bại của quân Nguyên với mức độ nhiệt tình của một người trẻ đang tiết lộ bí mật cho các bạn trong lớp nghe. Tôi may mắn vớ được cô Thanh, cô giáo dạy phát âm tiếng Việt như dạy Vovinam; bắt tôi phải nói đi nói lại các thanh điệu và nguyên âm đến sắp ngất...

Người đầu tiên dạy tiếng Việt cho tôi là một em sinh viên tên Hương. Em ấy đến nhà tôi mỗi tuần ba buổi. Hai tháng đầu, tôi tiến bộ nhanh. Tôi nói gì, Hương cũng hiểu. Phải đến lúc có đầy đủ can đảm để bắt chuyện với người dân ngoài đường là tôi mới phát hiện sự thật. Không phải tôi đang học tiếng Việt chuẩn của Hương mà Hương đang học tiếng Việt lởm của tôi!

“Hóa ra chỉ có mỗi em hiểu anh,” tôi than van với em ấy, ánh mắt tha thiết như hồi còn bốn tuổi.

“Yên tâm,” em Hương trả lời. “Em đang chạy trước một chút. Mấy tháng nữa các anh chị ngoài đường sẽ hiểu anh thôi.” Và em Hương đã đúng.

Cộng với các thầy cô giáo đột phá, tôi tìmg có một số thầy cô giáo “đột vòm”, lấy trộm nhiều thời gian, bỏ lại những kỷ niệm vui vẻ nên kể trong một hài viết như thế này.

Tôi từng có một ông thầy mỗi lần dạy từ mới thì cầm bút viết tiếng Việt ở trên, tiếng Nga

dưới. Thầy đã mất mấy chục năm học tiếng Nga ở Mátxcơva, nhất quyết sử dụng kiến thức đó trong phương pháp giảng dạy. Rất tiếc, ngoài một cậu Ưkraina hay bỏ học, cả lớp không có sinh viên nào biết tiếng Nga. Mỗi lần xuất hiện các “paỉORhiìi marcyi” và “MecTOHMeHHe” trên bảng trắng, mấy sinh viên mình chỉ biết nhìn nhau và cười, Tôi gọi thầy ấy “thầy Nga”,

Tôi từng học cùng lớp với một anh người Bỉ phát âm tiếng Việt rất kém. Cô giáo dạy lớp đó ưa chuộng những phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo, chủ động. Sau một thời gian tìm hiểu, cô ấy quyết định dạy anh ấy phát âm tiếng Việt

qua hành động.

Mỗi lần nói từ có đấu huyền anh ấy phải g ật đầu xuống, dấu sắc phải nâng đầu lên, dấu hỏi

phải xoay đầu một vòng như cầu thủ bóng đá ngoáy cổ khởi động trước bài Quốc ca. Rất tiếc phương pháp đó đã hiệu quả. quá! Sau mấy tháng, nói bất cứ câu gì là cái đầu của anh ấy cứ đảo lên đảo xuống như mấy hình nộm chó gật gù mà các anh lái taxi hay để lên bảng đồng hồ.

Tôi từng có một ông thầy rất mê sử dụng tiếng Anh - mỗi lần dạy đến ngữ pháp mới, thầy ấy giải thích kỹ càng bằng tiếng Anh rồi hỏi: “Thầy giải thích như vậy có chuẩn không em?” Xong mỗi buổi, số từ tiếng Anh thầy học của tôi luôn nhiều hơn số từ tiếng Việt tôi học của thầy - cho dù tôi là người trả tiền và thầy là người nhận lương. Tôi gọi thầy ấy “thầy Anh”.

Tôi quan niệm rằng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không nên dùng đến tiếng mẹ đẻ của học trò, hoặc một ngôn ngữ thứ ba nào khác. Kể cả học trò mới bắt đầu học, giáo viên phải làm sao để chuyển ý mà không chuyển dùng ngôn ngữ khác. Chỉ vào ngực nói “Tôi”. Chi vào quả cam, nói “Cam”. Giả vờ đang ăn, nói “Ăn”. Tôi ăn cam. Chỉ cần chút khả năng diễn xuất, chút thời gian chuẩn bị là giáo viên có thể dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Từ một câu thành hai, từ hai câu thành bốn.

Học “thầy Anh”, tôi bức xúc quá - nhưng không biết cách nào để biến cảm giác bức xúc đó thành lời khuyên tử tế. Cuối cùng tôi không chịu được nữa, cắt lời thầy và nói một cách lịch sự nhất có thể với vốn từ đã có:

“Em trân trọng yêu cầu thầy không được biết tiếng Anh.”

Con Tây

Tôi có ý định thực hiện một cuộc thử nghiệm.

Năm tới tôi sẽ lấy một cô vợ người Nga, là sinh viên học tiếng Việt 1 Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. Em nào cũng được, miễn tóc vàng và không biết tiếng Anh.

Tôi không biết tiếng Nga, nên hai vợ chồng sẽ phải tiếp xúc với nhau bằng tiếng Việt. Em ấy sẽ sinh cho tôi một đứa con trai vui tính, tóc vàng như mẹ, mắt xanh nhơ bố. Rồi hai vợ chồng sẽ chuyển đến Quảng Bình ở

.

Cháu sẽ lớn lên ở Quảng Bình, học cấp một đến cấp ba ở các trường địa phương. Suốt thời gian đó, cháu sẽ tiếp xúc với bố mẹ, giáo viên và bạn hè bằng tiếng Việt. Kết quả ban đầu của cuộc thử nghiệm này là một cậu con trai 18 tuổi, da trắng, mũi lõ, mắt xanh, róc vàng, không biết Tết Tây mà nói tiếng Việt y như người Quảng Bình.

Tốt nghiệp cấp ba xong, cháu sẽ đi du học ở Mỹ. tôi

sẽ

cử một đoàn phim tài liệu sang bên đó, Âm

thầm theo bước

chân cháu. Một người da trắng nói tiếng Anh với giọng Pháp, Đức hoặc Hà Lan là chuyện bình thường. Nhưng giọng Việt Nam thì sao?

Tôi muốn xem người Mỹ nghĩ thế nào khi gặp cháu. Chắc họ sẽ không tin đó là giọng nói của nó. Họ sẽ nghĩ cháu đang nói đùa, đang mỉa mai, đang cố tình bắt chước giọng tiếng Anh của người Châu Á để gây cười.

-

                     

Ni tu mít u.

-What?

-1 ve zi ni tu mít u!

-

                     

Go away.

Tôi cũng tò mò muốn biết các du học sinh Việt Nam phản ứng thế nào gì khi gặp cháu. Nếu cháu bắt chuyện họ bằng tiếng Anh rất có thể họ sẽ nghĩ cháu đang trêu chọc một cách quá đáng.

Thế kỷ 21 mà lại bị mỉa mai như thế

Họ sẽ choáng. Họ sẽ càng choáng hơn khi cháu xin lỗi và giải thích mọi chuyện bằng giọng đặc sệt Quảng Bình.

Khi cháu đang học năm cuối đại học, tôi cùng vợ sẽ giả vờ chết đuối khi thuyền buồm “đụng phải” đá ngầm. Chúng tôi làm thế vì hai lý do. Thứ nhất là để cháu sẽ lấy tiền của công ty bảo hiểm (phải có chút cảm ơn chứ). Còn lý do thứ hai là để có cảnh thú vị kết thúc phim tài liệu - đó là một anh chàng da trắng thắp hương và để hoa quả lên bàn thờ có tấm ảnh hai ông bà cũng măt xanh mũi lõ.

Tiến hóa

Theo một nhóm nghiên cứu tiến hóa, 100.000 năm sau, nhân loại sẽ chia thành hai.

Loài A sẽ là “thượng lưu của ADN”, người cao to, trắng trẻo, thông minh. Loài B sẽ là phần còn lại, vừa thấp vừa đen vừa ngu. Vì hai loài khác nhau nên một người “thượng lưu” không thể yêu một người “hạ lưu" và có con, cũng như một con người không thể yêu một con tinh tinh rồi chín tháng sau khoe một bé trai nửa tinh nửa ta. Người cao sẽ tiếp tục cao lên, người thấp sẽ tiếp tục thấp đi, không có cách nào quay lại cỡ vừa.

Nguyên nhân đơn giản. Trước đây muốn yêu thì phái yêu người gần; nếu vớ được một người tốt bụng và gợi cảm thì mừng quá. Còn bây giờ muốn yêu thì cả thế giới thành “buffet” của mình. Mình có thể lên mạng, bay xa, thuê dịch vụ môi giới - bằng mọi cách để tìm được một người xứng đáng.

Ngày xưa, những hạn chế về mặt địa lý, vận tải, công nghệ... đóng vai trò lớn trong việc kết nối trái tim, giúp nhiều mèo mù vớ được cá rán. Giờ thì không. Giờ cá rán dễ tìm đến nhau hơn (dùng chuột)

 

Mèo mù phải lấy mèo mù thôi, sinh mèo con lại càng mù hơn.

Đế cứu nhân loại, tôi đề nghị chính phủ các nước nhanh chóng tiến hành CSAT (Chính sách ao ta). Theo các điều khoản, người dân các nước chỉ được phép kết hôn với người cùng quê - tuyệt đối không được kết hôn với người đến từ nơi xa. Hạn chế lựa chọn để bảo vệ giống nòi.

Nếu “bọn đồng hương” của một chị cao 185cm không gồm anh nào cao hơn 180cm thì chị ấy phải chấp nhận cúi đầu hôn chồng. Dù trong dù đục, dù thấp dù cao. Chỉ có như thế “gen xấu” và “gen đẹp” tiếp tục pha lẫn nhau, nhân loại tiếp tục là sữa chua hoa quả - không phải đĩa hoa quả để cạnh ly sữa.

Các điều khoản CSAT sẽ khó thực hiện, đặc biệt khi khái niệm “quê hương” đang mất dần. Vậy nên chính phủ các nước phải linh hoạt. Ví dụ, những người không rõ quê gốc mình ở đâu (hoặc quê gốc giờ là thành phố lớn) phải lấy người học cùng cấp ba. Trong trường hợp tất cả các người khác giới học cùng cấp ba lập gia đình hết thì họ có thể xuống cấp hai. Còn nếu cấp hai cũng không còn ai thì họ phải ghi tên vào danh sách “standby” (chờ người ly dị).

Đây là sự can thiệp cần thiết. Cách đây khoảng 50.000 năm, nhân loại đã chia thành hai. Người Nêanđectan là hạ lưu” (bọn thấp, bọn đen), còn người Homo-sapien là thượng lưu. Là chúng ta. Cuối cùng, người Nêanđectan bị tuyệt chủng, không cạnh tranh được với bộ não phát triển của bọn Homo-sapien chúng ta. Đó là chuyện buồn trong lịch sử tiến hóa - liệu có lặp lại không?

Whoops

Hầu như ngày nào tôi cũng chứng kiến mấy tai nạn văn hóa nhẹ, dấu vết hội nhập ngộ nghĩnh. Nếu thuộc về chữ cái, tôi hay chụp ảnh rồi lưu vào thư mục có tên “Whoops”, là từ cảm thán trong tiếng Anh sử dụng khi phát hiện mình vừa làm sai điều gì đó (hơi giống “Chết, nhầm” trong tiếng Việt). Bên trái là một số tác phẩm lấy từ thư mục “Whoops” đó.

-

                     

Tờ tạp chí này có người đế lại trong phòng chụp hình của một cửa hàng áo cưới nằm trên phố Huế. Tác giả nhầm từ “Sweet” với từ “Sweat”. “Một ngày ngọt ngào” (One Sweet Day) trở thành “Một ngày chảy nhiều mồ hôi”. Ngẫm lại, đó là cặp vợ chồng trẻ sắp đi tuần trăng mật nên biết đâu câu viết nhầm mới là câu viết đúng nhất.

-

                     

Ảnh này chụp tại quán cà phê sành điệu nằm trên đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn. Lẽ ra họ phải viết “Men’s Toilet”, hoặc đơn giản chỉ “Men’s”. “Toilet Man” nghe hơi giống các nhân vật anh hùng trong truyện tranh thời xưa của Mỹ. Đã có Spiderman, đã có Batman, giờ có thêm...

Toiletman! Nếu spiderman nhảy giữa các nhà cao tầng và Batman lái xe lửa như Schumacher thì tôi rất tò mồ muốn biết khả năng đặc biệt của Toiletman là gì.

-

                     

Ảnh này tôi chụp trong thang máy của tòa nhà Park- son Hùng Vương, nhiều người thắc mắc khồng hiểu vì sao một anh Tây đang chụp biển quảng cáo dịch vụ di động. “Maxi” trong tiếng Anh Mỹ là một cách rất thực tế để đối phó với “chuyện nhỏ ấy mà” - là sản phẩm của chị “Diana”. “Maxi Talk”, với một số người Bắc Mỹ trẻ, nghe như tên chương trình truyền hình giáo dục giới tính — mỗi show một nhóm các em teen sẽ ngồi tâm sự về những khó khăn mới gặp, rồi chuyển ngay sang các chủ đề hấp dẫn hơn như Joe Jonas vs. Justin Bieber ai cute hơn ai.

-

                     

Không cần sai chính tả mới vào thư mục “Whoops”. Chiếc biển này (phố Lê Lợi, Hội An) không có từ nào viết sai (quá) - điều vui là sự kết hợp từ. Hình như bốn sản phẩm quan trọng nhất đối với du khách nước ngoài ở Hội An là (a) kem chống nắng, (b) bao cao su (c) tampon và (d) rượu các loại. Thế là đủ cho một chuyến đi vui vẻ — miễn là chuyện (c) không ảnh hưởng quá nhiều đến các chuyện (a), (d) và đặc biệt (b).

-

                     

Để ý hai chữ p cạnh nhau. Nếu cố tình viết như vậy thì là trò marketing rất phù hợp với dịch vụ.

Tiếng Anh có từ khoa học là “urine”, có nghĩa là “nước tiểu”, phát âm là “ur-en”. Thấy logo này ("urenco"), tôi nghĩ ngay đến một đơn vị mang tên “Công ty Nước tiểu”. Điều thú vị

l

à công ty đó đang phụ trách nhiều nhà

vệ sinh công cộng - vậy thêm một trường hợp vừa nhầm vừa rất đúng.

-

                     

Ảnh này tôi chụp ở đường Giảng Võ, gần khách sạn Horizon. Trong khi giới trẻ phương Tây hay

'bậy”, viết những câu chửi, câu vô văn hóa - thì giới trẻ Việt hay “graffìti ngoan”, viết về tình yêu, việc học tập.

-

                     

Tôi cướp ảnh này của một du khách người Úc vừa đi Sapa về. “Wash one hair.” “Rửa một sợi tóc.” Rửa tất cả không biết có giảm giá không nhỉ?

-

                     

Tấm biển này ngay gần nhà tôi. Trong khi các shop khác chỉ bán túi “giả” thì ở đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một chiếc túi “siêu giả”!

Sự hội nhập là con đường hai chiều; trên con đường đó, xe xuất phát từ cả hai phía đều có thể đâm vào nhau. Ánh này tôi lấy từ laptop một người bạn thân, là sinh viên ngành điện ảnh. Băng rôn này bạn ấy chụp ở một trường đại học điện ảnh tại Hàn Quốc - nhóm sinh viên Hàn Quốc nhiệt tình “kính chúc” nhóm sinh viên Việt Nam đến giao lưu văn hóa (còn kính chúc cái gì chắc phải chờ chiếc băng rôn tiếp theo).

HƠI HƠI TIẾC

Cái kiêu gượng của tiếng Anh mẹ đẻ

Các bạn khó hiểu cảm giác của người nói tiếng Anh mẹ đẻ trong thời buổi hội nhập này. Còn tôi khó giải thích.

Có lẽ điều đầu tiên nên nói (nếu cứ cố giải thích) là chúng tôi, những người may mắn được nói tiếng Anh mẹ đẻ đi đâu cũng nghe người xung quanh sử dụng ngôn ngữ của mình. Quán cà phê tại Việt Nam, sân bay tại Nigeria, thư viện tại Ân Độ

 

tiếng Anh phổ biến thật. Các bạn sẽ không biết cảm giác khi cả thế giới chọn ngôn ngữ của mình làm ngôn ngữ chung. Điều đó sẽ không xảy ra với ngôn ngữ đang thể hiện trong bài viết này; người Afghanistan muốn làm việc cho khách sạn năm sao tại thủ đô Kabul sẽ không bị yêu cầu phải biết tiếng Việt.

Khi nghe người xung quanh nói tiếng Anh “đẻ thuê” ở khắp mọi nơi, tôi có cảm giác như họ đang mượn ngôn ngữ của tôi. Của chúng tôi. Tiếng Anh là sản phẩm do chúng tôi nghĩ ra và phát triển - người ta thấy thích, người ta xin mượn, chúng tôi cho phép.

Trong quan hệ giữa bên mượn và bên cho mượn bên mượn luôn phải tỏ ra ngại hơn. Bên mượn có thể làm mất thứ đã mượn, làm bẩn, làm hỏng, làm vỡ. Bên mượn phải cẩn thận. Kể cả bên mượn trở thành bên cướp, cố tình lấy mất tài sản - chúng vẫn phải cẩn thận tránh các chú công an do bên cho mượn huy động truy đuổi.

Trong quá trình toàn cầu hóa tiếng Anh, nếu có sự hiểu nhầm xảy ra do việc “nói không chuẩn” hoặc “nghe chưa rõ” thì trách nhiệm sẽ thuộc bên mượn. Trong các cuộc gặp gỡ giữa người nói tiếng Anh mẹ đẻ và người nói tiếng Anh “đẻ thuê”, người nói tiếng Anh mẹ đẻ hầu như được

quyền

miễn trừ ngoại giao. Chúng tôi có thể nói không rõ ý, lẩm ba lấm bẩm, ngữ pháp không giống ai. Tuy nhiên các cấu lẩm bẩm ấy vẫn giữ một cái chuẩn nhất định — vì là tiếng mẹ đẻ.

Chúng tôi có chức.

Nếu tôi không hiểu một ông Scotland đang nói gì, điều đó chưa đủ khiến ông ấy cảm thấy ngại. Ông ấy tự tin về cái chuẩn của Glasgow còn tôi tự tin về cái chuẩn của Van' couver. Đơn giản hai cái chuẩn khác nhau, không người nào đúng, không người nào sai. Nhưng khi tôi nói chuyện bằng tiếng Anh cùng một ông Việt Nam và không hiểu ông ấy đang nói gì thì rất có thể điều đó đủ khiến ông ấy cảm thấy ngại. Bỏ yếu tố “mẹ đẻ” ra khỏi phương trình thì băt đầu có cái sai. Ông ấy nói sai. Ông ấy

sai.

Chính vì thế nên chúng tôi, là những người may măn được nói tiếng Anh mẹ đẻ, hơi kiêu. Không kiêu làm sao

được khi cả thế giới đang thi nhau học ngôn ngữ mình? Khi thành phố nào cũng có mấy trung tâm dạy các em nói

theo cách của mìnhì

Mà chúng tôi càng đi nhiều nước càng kiêu lên.

Nhất là đi Việt Nam. Ở đây là thiên đường dành cho người kiêu căng. Hãy hình dung tôi là khách du lịch đang gọi món tại nhà hàng bình thường. Tôi gọi “Ham Sand' wich” bằng tiếng Anh nhưng cậu nhân viên nghe nhầm, mang ra “Beef Sandwich”. Tôi bực mình. Sandwich này là

sandwich

gì vậy? Tôi nói rõ rồi, Ham Sandwich. H-A-M, không phải B'E'E'F. Thế là cậu nhân viên ấy xin lỗi, cười ngại ngùng và qua hành động đó khẳng định thêm quyền được bực mình của tôi.

Nhìn lại trường hợp trên. Cậu nhân viên ấy đã cố gắng học ngôn ngữ của tôi để phục vụ tôi tốt nhất có thể. Không biết cậu ấy đã mất bao nhiêu đêm đọc quyển sách photo copy, nói đi nói lại cho chiếc gương nghe. Cậu ấy đã vất vả. Còn tôi (mặc dù đang ở đất nước của cậu ấy) chỉ dùng tiếng mẹ đẻ. Tôi không phải nỗ lực gì. Tôi lười. Nhưng cậu ấy là người đỏ mặt vì ngại, còn tôi là người đỏ mặt vì bực.

Tỷ lệ người nước ngoài ở Việt Nam lâu mà chưa biết tiếng Việt vẫn đang rất cao. Một người Tây khó có thể sống ở Tokyo 10 năm nếu chỉ biết từ “Arigato”. Trái lại, một người Tây rất dễ có thể sống ở Hà Nội 20 năm mà chỉ biết từ “Cảm ơn”.

Không phải chỉ thế mà người muốn học tiếng Việt hay bị người Việt vô tình khuyên ngăn. Tôi nhiều lần chứng kiến

khách Tây cố gắng gọi món bằng tiếng Việt, nhân viên phục vụ cố gắng trả lời bằng tiếng Anh (“Tôi cơm rang!” “You is want fìry rice?”). Không bên nào chịu bên nào, một

chiến

tranh lạnh dưới mặt trời nóng.

Tiếng Anh là number one.

Thế mới kiêu.

Nhưng cảm giác kiêu căng đó có hai mặt. Tất nhiên có phần tự hào, phần hài lòng, phần biết ơn. Nhưng bên

cạnh

đó có phần nhàm chán, Hiện giờ

quá nhiều người

mượn

ngôn ngữ của chúng tôi. Tiếng Anh là của chung. Suy ra, tiếng Anh không còn là của mình.

Ngược lại, tiếng Việt là nét đặc trưng; ngôn ngữ và văn hóa ôm nhau rất chặt. Với các bạn, tiếng mẹ đẻ gắn bó với nơi mẹ đẻ, Các bạn nói tiếng mẹ đẻ ở nước ngoài không sợ người xung quanh nghe trộm, nói tiếng mẹ đẻ ở nước nhà biết chắc chắn mình đang

ở nước nhà

. Các bạn sẽ không bao giờ biết cảm giác khi tiếng mẹ đẻ là tiếng chung.

Nhưng tôi sẽ không bao giờ biết cảm giác khi tiếng mẹ đẻ là tiếng riêng.

Một phút huy hoàng

Tôi đang chờ chết. Bạn đang chờ chết. Xã hội đang chờ chết, Trái Đất đang chờ chết, thiên hà đang chờ chết.

Trong hoàn cảnh này tìm ý nghĩa cuộc sống ở đâu? sống để làm gì nếu một ngày nào đó - có khi một ngày rất xa, có khi một ngày không xa lắm - mọi nỗ lực của mình sẽ bị xóa mất? Người ta sẽ không còn nhớ mình là ai? Sẽ không còn người để nhớ, Mặt Trời đã mở rộng và nuốt mất Trái Đất.

Nhiều người tìm ý nghĩa ở việc sinh con. Nói cách khác, họ tìm ý nghĩa ở việc tiếp tục. Phải tiếp tục, phải tiếp tục, bằng mọi cách là chúng ta phải tiếp tục! Điều nghịch lý là càng nhiều người sinh con thì cái chết của Trái Đất càng đến gần hơn. Thế giới đang có bảy tỷ người. Năm 2050, con số đó sẽ lên đến chín tỷ. Đó là chín tỷ trái tim, chín tỷ người biết khóc biết cười.

Theo một cách nhìn khác, đó là chín tỷ vi khuẩn I nếu có thuốc kháng sinh nào giết được nửa chúng ta, chắc Trái văn hóa dân tộc để làm gì nếu sau này sẽ không còn ai để biết ơn?

Trong những lúc bơ vơ nhất tôi hay nghĩ đến câu của nhà thơ Xuân Diệu: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.” Có khi chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào phút huy hoàng đó. Ngày mai có khi sẽ không đến. Nhưng ít nhất —

ít nhất-

chúng ta có hôm nay.

Tôi cũng nghĩ đến đoạn thơ của Ben Johnson, viết cách đây hơn 400 năm.

A lily of a day,

Is íairer far, in May,

Although it fa.ll, and die that night;

It was the plant and flower of light.

Bông hoa ly của một ngày,

Đẹp vô cùng, trong tháng Năm,

Cho dù hoa sẽ tàn trong đêm đó;

Nó cũng đã là cây, là bông của ánh sáng.

Cuộc sống có phần chuẩn bị, có phần thưởng thức. Nhưng với tốc độ phát triển hiện nay, tôi thấy phần chuẩn bị đang lấn át phần thưởng thức. Đời mất cân đối. Chuẩn bị suốt trăm năm để làm gì nếu cuối cùng mọi thứ rồi cũng sẽ chợt tắt I mà chợt tắt trước khi phút huy hoàng đó đến.

Một phút huy hoàng. Tất cả vì một phút huy hoàng. Có nhiều khái niệm khoa học có thể phủ nhận, nhưng tôi không nghĩ ra cách nào mà khoa học có thể phủ nhận được khái niệm đó.

 

Trời mưa

Dạo này chúng ta nghe nhiều về hậu quả do mưa gây ra. Lũ lụt. Nạn nhân của lũ lụt (lũ trẻ). Ngập đường, lở đất, dịch bệnh.

Mưa có thể là kẻ thù, làm chúng ta khóc. Nhưng mưa cũng có thể là bạn hiền, làm chúng ta khóc - vì vui. Có âm thanh nào dễ chịu hơn tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà sau một tuần làm việc vất vả? Các thợ đang xây phải xếp máy khoan, máy búa, và máy cưa dưới tầng một, ngồi trên tầng hai chơi tiến lên, chơi tá lả, chơi xập xám - lộp độp, lộp độp, các quân bài rơi trên sàn xi măng.

Mưa là ngừng lại. Mưa là suy ngẫm. Việt Nam đang rất cần hai điều đó.

Một trong những bài hát Việt Nam tôi thích nhất bắt đầu với chữ mưa. “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.” Mỗi lần nghe, tôi nhìn thấy tháp cổ đó, mặc dù nó xây ở nơi tôi chưa từng đi và sẽ không bao giờ đi.

Bài

Để em mơ

(cũng của một nhạc sĩ đeo kính) có câu

“Em thích mưa phùn bay bay bay bay Hồ Tây”, một nơi tôi đã từng đi và sẽ thường xuyên quay lại. Nghe Ngọc Khuê bay cùng lời hát đó, tôi muốn bay theo. Tắm buổi sáng tôi hay hát mỗi đoạn “Bay bay bay bay... Hồ Tây”, hát đi hát lại cho đến hết nước nóng.

Mưa rơi rơi trên đường phố đêm khuya... Mưa như xóa cho em tháng ngày u tối... Mưa rơi cho anh nhớ em nhiều... Mưa đầy trên mái lá, mưa đầy trong nỗi nhớ... Giọt mưa thảng thốt rơi trên rêu phong...

Việt Nam nhiều bài hát “mưa” lắm.

Có lẽ bài hát “mưa” có ý nghĩa đặc biệt nhất với tôi là

Mưa

trên phố Huế.

Lúc mới sang Việt Nam, tôi học thuộc bài đó đế những lúc đi karaoke cùng các bác lớn tuổi, tôi sẽ có “quân” để chơi. Nhưng sau này tôi cảm thấy thích thật. Tôi thích các tác phẩm nghệ thuật có nét buồn sâu săc. Mưa là thời tiết buồn. Huế là thành phố sâu sắc. Và ngược lại.

Chiều nay mưa trên phố Huế

Kiếp giang hồ không bến đợi

Tôi luôn nhớ hai câu đó. Bây giờ tôi thấy “kiếp giang hồ” xuất hiện khắp nơi.

Những người dùng máy khoan, máy búa và máy cưa mà phá hủy một buổi trưa cuối tuần yên tĩnh. Những người lái xe ô tô không dừng lại khi thấy người già đang qua

đường

.

Những người nói bậy ở quán cà phê. Tôi đang viết bài này ở một quán cà phê dễ thương. “Mẹ mẹ mẹ mẹ!” Các anh

doanh nhân ngồi đối diện đang thốt lên, tựa như một sự xuyên tạc của đoạn “Bay bay bay bay” trên.

Tôi mệt. Tôi nóng. Tôi muốn trời mưa lâu, rất lâu, để kiếp giang hồ bị lũ cuốn trôi hết, không bao giờ quay lại bến đợi.

Em làm bên finance

Tiếng Việt. Tiếng Việt. Tiếng Anh. Tiếng Việt. Đôi khi

nghe người Việt ở tuổi phát triển sự nghiệp nói chuyện với

nhau, tôi có cảm giác như tôi vẫn đang ăn trưa ở khu người Việt tại Vancouver.

“Em làm bên

finance

.” “Chị sẵn sàng settle down.” “Cái đó

rất là

fix.” “Cậu ấy rất passive.” “Cái background của em

ấy là gì?” “Chị ấy hơi pessimistic.” “Tao có advice cho mày.”

“Như thế là không tum around được.” “Phải có skill, chứ!” “Có lẽ em sẽ làm

finance

” “Lương của em sẽ perform- ance based.” “Cô đã

nhận

passport chưa?” “Như vậy scale sẽ rất cao.” “Lớp em boring lắm!” “Trường đó teaching method tốt chứ!” “Em chưa give up đâu!”

Trước hết phải chia các từ tiếng Anh “ghép vào” thành

hai ioại - loại có từ tiếng Việt thay thế và loại không. Bắt đầu với loại có. Passive là bị động. Fix là cố định. Advice là

lời khuyên. Boring là chán. Teaching method là phương

pháp giảng dạy, etc. (là v.v...). ít ai có thể bảo vệ quan điểm

“skill” rõ nghĩa hơn “kỹ năng”, “advice” rõ nghĩa hơn "lời khuyên"

(còn tôi

rất

tò mò muốn biết Bacardi

“mix" với

Coca khác Bacardi “pha” với Coca như thế nào).

Rồi đến với loại “Netbook” - loại không có lựa chọn địa phương thay thế, hoặc có nhưng đó là cụm từ vừa dài vừa

mất

phần

ý nghĩa

quan trọng. Mặc

dù “Netbook” và “Note-

book” khác nhau về mặt công nghệ nhưng tiếng Việt chỉ có từ “máy tính xách tay” dùng cho cả hai. Muốn nhấn mạnh chất “Net” bằng tiếng Việt thì phải hít sâu vào và nói dài: “Máy tính xách tay vừa nhỏ vừa rẻ cấu hình thấp nhưng pin chạy được lâu, dùng chủ yếu để vào mạng và làm những

việc không

quá

tốn

kém

về mặt..

Tuy nhiên “Netbook” là trường hợp ngoại laệ. Đa số lần xuất hiện từ tiếng Anh trong câu nói người Việt trẻ thì có từ tiếng Việt thay thế, giống loại, giống chức năng, giống ý nghĩa. Vậy câu hỏi tiếp theo là “Why?”. Nếu không phải đế làm rõ nghĩa thì dùng những từ tiếng Anh đó để làm gì?

Để làm to. Để làm oách. Để chứng tỏ rằng mình là người có hiểu biết về thế giới (khác bọn nhà quê). Sự mong muốn ấy người Việt hay đặt tên là “tính sính ngoại”.

Điều thú vị với tôi là tính sính “ngoại” của người Việt có

chất rất “nội”. Tôi thấy nhiều người chọn dùng “đồ Tây”

chủ yếu để được sự ngưỡng mộ của ta. Bản chất các sản phẩm nhập khẩu đó có nhiều lợi thế. Nhưng nếu không ai biết mình đang dùng thì chưa chắc mình đã mua đâu. Mua chiếc bút của Thụy Sĩ không phải để ghi chữ mà để ghi điểm. Đến với Tây để khoe với Ta.

Nếu đo “nhu cầu được ngưỡng mộ” của một xã hội bằng “mức độ sính ngoại” của xã hội đó thì “nhu cầu được ngưỡng mộ” của xã hội Việt Nam cao lắm. Khỏi phải nói, đó là sự ngưỡng mộ của nhau. Người Việt (đặc biệt là người Hà Nội) có vẻ rất cần tình cảm từ phía xã hội. Làm người tốt bụng hoặc thành đạt thì chưa đủ - phải được mọi người

công nhận

là người tốt bụng,

nhất trí

là người thành đạt. Nhu cầu đó hay được thể hiện bằng cách... thể hiện.

Một lý do nữa có thể để trốn áp lực văn hóa. Từ “love” đang rất phổ biến ở Việt Nam. Rất nhiều em đang “love” rất nhiều anh. Mặc dù “I love you” và “Em yêu anh” cùng một giá trị cơ bản nhưng với nhiều người Việt trẻ, “Em yêu anh” bị tính tiền thuế, còn “I love you” được mua “duty free”. Tiền thuế ấy (chỉ áp dụng với giao dịch trong nước) là các cảm giác ngại ngùng, gượng gạo và “củ chuối” mà người trẻ đành phải chịu khi đùng tiếng Việt để mô tả các feeling “khó nói”.

“Ổn định” đồng nghĩa với “Settle down” nhưng bị tính tiền thuế là mẹ chồng. “Tài chính” đồng nghĩa với “Fia nance” nhưng bị tính tiền thuế là chất mơ hồ trong các hệ thống quản lý tiền tại Việt Nam. (Những ẩn số vàng.) Trong nhiều trường hợp, việc dùng từ tiếng Anh không phải để làm rõ nghĩa mà để làm nhẹ người.

Cũng có trường hợp các em du học sinh “làm quen” với một khái niệm bằng tiếng Anh (lần đầu tiên họ biến khái niệm đó thành lời). Khi về Việt Nam họ không muốn “làm quen lại”, Ví dụ từ “abstract”. Đó là từ các em dưới 18 tuổi

ít gặp ngoài phố. Rất có the một em du học sinh phải ở

nước ngoài mấy năm mới bắt đầu dùng nó, bắt đầu cảm nhận khái niệm sâu sắc từng ý nghĩa của nó. Khi về Việt Nam em ấy sẽ

không

quay lại đùng từ “trừu tượng”

 

dùng đâu mà quay lại.

“Tôi chẳng sính ngoại, chẳng trốn áp lực gì, cũng chưa đi du học

đâu. Tôi chỉ dùng mấy từ tiếng Anh đó vì

chúng nó... nghe hay.” Tôi đoán đó cũng là quan điểm phố biến. “Mix” tiếng Anh không vì lý do nào ngoài một cảm giác “hay hay”. Just for fun. Tuy nhiên, nhìn kỹ vào cảm giác “hay hay” đó, chắc sẽ thấy nhiều cảm giác “sâu sâu” và “sắc sắc” thuộc loại vừa miêu tả trên.

       

Thêm một lý do nữa là “chơi tiếng Anh” không phải vì muốn nổi bật mà vì

không muốn nổi bật

.

“Mấy anh chị trong nghề toàn nói như thế, còn tôi muốn professional giống họ.”

Rồi đến với lý do đơn giản nhất: ham hiểu biết. Mix tiếng Anh đơn giản vì thích học hỏi và áp dụng kiến thức mới.

Có những đất nước ở Châu Á như Singapore và Philip' pines nói tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ. Cho dù có sự pha lẫn nhất định nhưng chủ yếu đó là hai ngôn ngữ riêng biệt. Ở Việt Nam đang có nguy cơ thành hai trong một. Tiếng Vietnamese. Không hẳn Tây, cũng không hẳn Ta.

      

,

Tôi không muốn tỏ ra quá bức xúc vì chuyện này. Là người nói tiếng Anh mẹ đẻ nên tôi dễ bị so sánh với nhân vật chính trong phim

Avatar

-người da trắng che chở dân

a xanh khỏi bị nguy hiểm trước sự đe dọa xuất phát từ chính dân tộc da trắng mình. Tôi không muốn đóng vai đó (mặc dù đọc kịch bản thấy cũng “hay hay”).

Hơn nữa, tôi quá hiểu về sức hấp dẫn của ngôn ngữ xa lạ. Khi ngồi buôn chuyện cùng nhau, người Tây sống lâu tại Việt Nam mình hay phát ra những câu như: “She’s a lit' tle bit béo”, “Let’s go for some chân gà”, “Call me back later nhé”. Thậm chí lúc về Vancouver tôi cũng thinh thoảng “vô tình” ghép vài từ tiếng Việt vào các câu tiếng Anh.

“I don’t know, I think she’s a bit điệu.”

“Cái gì?” bạn tôi hỏi bằng tiếng Anh.

“Xin lỗi,” tôi trả lời. “Thỉnh thoảng tao vẫn nghĩ bằng tiếng Việt nên các từ đó cứ rỉ xuống câu làm sao ấy.”

“Ôi mày biết tiếng Việt à?”

“Một chút thôi.”

“Trời ơi, giỏi quá!”

Ân hận

“Giờ phút này tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì đang được sống nhiều cuộc sống, trọn vẹn với công việc, tình yêu và gia đình. Nói gở, dù mai tôi có chết cũng không ân hận gì vì tôi đã sống hết mình.”

Người mẫu Vũ Thu Phương

“Tôi luôn sống theo cảm xúc và tôn trọng cảm xúc của mình. Dù tôi hay có suy nghĩ về những được mất hơn thua nhưng tôi không ân hận gì cả.”

Ca sĩ Quang Dũng

“Quan trọng là bạn cảm thấy xấu hổ với bản thân của bạn, chứ không xấu hổ vì tác động bởi những lời nói của người xung quanh. Có một điều tôi biết nữa là tôi không bao giờ thấy ân hận vì những việc đã xảy ra.”

Đạo diễn Ngô Quang Hải

Cộng với ba người nổi tiếng trên, hàng nghìn người nổi tiếng

khắp năm châu, từ nhà văn người Nhật Haruki Mu- rakami (“Tôi không có chút ân hận nào dù nhỏ nhất. Nếu

tôi có thể lần nữa sống lại cuộc đời mình, có lẽ tôi sẽ là đúng những điều đã làm.”) đến ca sĩ người Canada Avril Lavigne (“Tôi không có ân hận nào bởi vì tôi không cảm thấy mình đã làm gì sai”) đã nhấn mạnh với công chúng rằng họ “nói không” với ân hận. Khắp sáu châu nếu gồm thuyền trưởng người Anh Robert Falcon Scott, người thứ hai đặt chân tới Nam Cực. “Chúng tôi đang rất yếu, việc viết lách cũng trở nên khó khăn, nhưng... tôi không ân hận về chuyến đi này”, Scott ghi vào nhật ký mấy ngày trước khi chết vì cóng và kiệt sức.

Người nổi tiếng cũng chỉ là người bình thường được nhiều người biết đến, cho nên trong số người bình thường chưa được nhiều người biết đến cũng phải có nhiêu người “nói không” với ân hận. Bỏ qua trường hợp nói dối (mặc dù không ít), những người vô ân hận đó phải có cơ sờ.

Theo

Từ điển tiếng Việt

của Viện Ngôn ngữ học, "Ân hận” có nghĩa là “Băn khoăn, day dứt và tự trách mình trước việc không hay đã để xảy ra”. Hẳn những người săn sàng thông báo “không ân hận điều gì” cũng sẽ sẵn sàng thừa nhận có nhiều việc không hay từng xảy ra với mình: việc chủ yếu do hành động của mình, hành động chủ yếu do quyết định của mình. Nhưng họ không tự trách mình.

Có khi việc “không hay” đó một phần dẫn đến việc “quá hay” - dù tài năng đến mấy nhưng một ca sĩ chưa biết nỗi đau lớn sẽ luôn là ca sĩ bình thường — và họ cảm thấy hài lòng với kết quả chung. Có khi họ còn tự hào về những việc không hay đó, thay vì tự trách mình, họ tự bắt tay

mình. Có khi họ không có thời gian tự trách mình, đang tập trung hết mình vào phía trước. Có khi nhiều thứ lắm, thế nhưng điều muốn nói ở đây là họ rất khác tôi.

Tôi ân hận nhiều thứ. Tôi băn khoăn lắm, day dứt quá, nếu được sống lại sẽ làm nhiều thứ rất khác! Từ lúc có ý thức về bản thân, tôi đã làm quá nhiều người thất vọng, làm hỏng quá nhiều việc lẽ ra có kết thúc tốt đẹp. Thành công tôi cũng có. Nhưng nếu thất bại đúng là mẹ thành công thì tôi sẵn sàng đá vài đứa khỏi nhà để không còn phải sống cùng với bà mẹ chúng nó.

Có lẽ vì thế nên tôi sợ người “không ân hận gì”. Bởi tôi không hiểu họ. Cảm giác ân hận là một phần của tôi; tôi chấp nhận sống cùng với nó cho đến khi không còn tôi và không còn nó. Tôi chán nó. Tôi biết nó đang ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống hiện tại. Tôi cười mỉm khi bạn bè đặt câu hỏi về quan hệ giữa tôi và nó. Nhưng tôi vẫn về ngủ với nó. Vì thế, vì tôi không thể tỉnh táo mà bỏ, nên tôi nhìn những người đã bỏ rồi như là con nghiện đang phê ma túy. Và tôi sợ.

Nhìn thẳng vào mắt một nữ sinh đang khóc vì thi trượt đại học khi chỉ thiếu có nửa điểm dễ hơn nhìn thẳng vào mắt một thằng đang phê hêrôin.

“Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ

 

đến cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? ấy là làm thế nào cho vợ có tiền đong gạo, mua được mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang lùn về cho con. Không có mộng. Nói vậy sợ hơi quá quắt. Thật ra tôi cũng

có chút mộng văn chương. Nhưng cái mộng ấy cũng hơi... khỉ khỉ. Tôi cũng muốn vừa có thể phụng sự nghệ thuật lại vừa có thể kiếm tiền nuôi cả nhà. Nghĩa là tồi ham viết lắm. Nhưng giá thử viết mà không được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi.”

Giọng Nam Cao không khó nhận ra. Trong đoạn tâm sự này

(Những truyện không muốn nói)

,

tôi thích nhất câu “Nhưng cái mộng ấy cũng hơi... khỉ khỉ”. Đọc xong, tôi có cảm giác Nam Cao nghĩ mình hy sinh quá nhiều vì cái mộng “khỉ khỉ” đó — nếu được sống lại trong thời buổi phát triển này, ông sẽ rút kinh nghiệm và nằm võng nhiều hơn. Có chút xi rô ân hận nhỏ giọt từ giữa các dòng chữ ấy. Chút mồ hôi. Của một con người.

Như tôi.

Đọc bài này chắc sẽ có người nghĩ tôi hơi tự hào quá về khả năng ân hận của mình. Có lẽ họ sẽ tung những suy nghĩ đó lên các diễn đàn Online khiến tôi sẽ đập đầu vào tường vì cho phép xuất bản một bài viết vị kỷ như thế này (rồi soi gương và cười tự hào khi thấy máu chảy đầy mũi). Nhưng tôi chọn trích đoạn “khỉ khỉ” trên vì trong đó nhắc đến một điều lớn hơn Nam Cao, lớn hơn tôi, và lớn hơn người mẫu Vũ Thu Phương

Nếu đặt sự thành công trên hết thì không có giá nào quá cao phải trả cho việc “phụng sự nghệ thuật”. Nhưng nếu đặt “sự thoải mái” lên trên hết thì có giá quá cao. Nói theo kiểu Việt Nam (xin xuyên tạc một chút), nếu đặt “trắng tựa bông” lên trên hết thì không nên tiếc việc giã gạo thậm

chí nên tự hào. Nhưng nếu đặt sức khỏe của người giã gạo

lên

trên hết thì có lúc nên tiếc.

Bởi vì rất khó biết mình sẽ mang cái nào tới kiếp sau,

một

bát

gạo

trắng như bông hay một cơ thể kiệt sức.

Sóng thần

Hôm trước trốn rét ở Vũng Tàu, tôi thấy một tấm biển lạ: “Khi có cảnh báo sóng thần, chạy theo đường La Văn Cầu, cách bờ 1OOOm”.

Vũng Tàu là địa điểm du lịch, tuy nhiên (và tất nhiên) , ít du khách biết đường La Văn Cầu nằm ở đâu. Đường khó tìm một chút, còn lúc sóng thần ập đến cũng không phải thời điểm thuận lợi để hỏi xe ôm. Nếu có sóng thần ập đến thật, có cảnh báo khẩn cấp thật, thì du khách có thể chạy theo đường nào cũng được. Miễn là chạy nhanh. Và chạy xa. Và đừng chạy về phía sóng thần.

Nhiều khi xã hội thích phức tạp hóa vấn đề, bỏ qua các phương án tự nhiên để đến với các phương án luẩn quẩn, ngoằn ngoèo, nhân tạo. Giả vờ không có áp lực về khả năng. Giả vờ không có áp lực về thời gian.

Thêm vào đó có một thực tế ít người sẵn sàng chấp nhận, vì triết lý quá, vì dạy đời quá: không chọn con đường nào cũng là một lựa chọn. Nhiều người “đến tuổi rồi”, khi sóng thần “ế” ập vào thì cố tìm đường La Văn cầu - là đường chuẩn, là đường xã hội bảo mình nên chạy theo. (“Anh cầu ơi, anh đang ở đâu thế?”) Rồi họ chết. Tiếc quá. Nếu lúc nghe tiếng cảnh báo, họ chọn bất cứ con đường nào đi vào nội địa và chạy - thì giờ họ vẫn còn sống.

                                                                

Bệnh Kichi Kichi

Nếu bạn ra trường mấy năm, có cuộc sống ổn định, có thu nhập tương đối và lúc nào cũng cảm thấy buồn vu vơ thì rất có thể bạn đang bị bệnh Kichi Kichi.

Bệnh Kichi Kichi nguy hiểm hơn cả viêm não Nhật Bản, cũng như tất cả các căn bệnh khác lây từ xứ

sở

mặt trời mọc, xứ sở mặt trời lặn, và các xứ

sở

khác mặt trời tạm ngưng

giữa.

Dạo này báo chí hay nhắc đến các loại bệnh của người giàu: đái đường, béo phì, chứng loãng xương. Không còn chết vì đói thì chết vì no, không còn chết bởi bệnh chữa được bằng tiền thì chết bởi bệnh mắc phải vì tiền.

Kichi Kichi là tên một chuỗi nhà hàng lẩu băng chuyền. Khách ngồi ở bàn xếp ngang như quán bar, chọn nước lẩu (mỗi người một nồi nhỏ) rồi dải băng chuyền chuyển động mang theo hàng trăm món thức ăn đa dạng: thịt, cá, tôm, rau, nấm...

Nhiều sự lựa chọn nên khách hay rơi vào tình trạng chờ mãi món tiếp theo. Đĩa rau kia nhìn ngon nhưng biết đâu

sắp có loại rau ngon hơn? (Không gian trong bụng có hạn. Xúc xích kia có vẻ thơm, nhưng biết đâu sắp có món còn thơm hơn? Ôi thịt cá kia! Có phải cá hồi không-

chưa

kịp nhìn thì đã bơi qua.

Tiếp theo và tiếp theo. Cuối cùng, khi các món đã chạy một vòng dài, khách quyết định món xúc xích ấy là món ăn hấp dẫn nhất. Vậy khách chờ băng chuyền chạy thêm một vòng dài, nhưng tiếc quá - đĩa xúc xích không còn, bị thằng khác lấy mất.

Người Việt Nam có câu “Lắm mối tối nằm không”. Tiếng Anh có câu “Tê liệt bởi lựa chọn” (Paralysed by choice). Tôi thấy cuộc sống hiện đạỉ đang bị Kichi Kichi hóa, càng nhiều sự lựa chọn, càng nhiều người nằm không. Nằm tê liệt.

Bệnh Kichi Kichi là bệnh tâm lý của người giàu - giàu tiền, giàu lựa chọn, giàu cả hai. Và giàu thời gian. Nguyên nhân thì rõ ràng. Triệu chứng và dấu hiệu cũng rõ ràng: bị ế, bị ly dị, bị trầm cảm. Nhưng phương pháp điều trị chưa rõ ràng lắm; Vậy tôi sẽ nói.

Muốn khỏi bệnh Kichi Kichi phải uống thuốc

Tadiphothin.

Phở Thìn Bờ Hồ là một trong những quán phở nổi tiếng nhất Hà Nội. Quán hoạt động lâu năm ngay cạnh Bờ Hồ và chỉ có một lựa chọn chính: phở. (Tất nhiên có vài lựa chọn phụ nhưng chưa đủ làm ai tê liệt.) Sau vài tuần uống thuốc

Tadiphothin

, sức khỏe của mình sẽ quay trở lại bình thường. Khi không cồn lo về việc “chọn món” thì mình sẽ bắt đầu lo về những việc tiếp theo (ăn xong đi đâu làm gì).

Khi không còn lo về bụng mình thì mình sẽ bắt đầu lo về bụng người khác. Mình sẽ khỏe. Mình sẽ không còn bị thôi miên bởi băng chuyền kỳ diệu đó.

Tuy nhiên, thuốc

Tadiphothin

không có tác dụng khi điều trị

Bệnh

Kichi

Kichi mãn tính.

Các trường hợp bình thường thì điều trị tốt, cũng như một số trường hợp cấp tính trong lứa bệnh nhân 20 -25 tuổi Nhưng khi bệnh trở nên mãn tính thì thuốc

Tadiphothin

sẽ mất hết tác dụng, không khác gì uống phấn với đường.

Nếu bị

Kichi Kichi mãn tính

, có nghĩa là bệnh nhân đã bị băng chuyền kỳ diệu đó thôi miên trong thời gian dài, giờ không còn trẻ, không còn đẹp, không còn ổn định về mặt tâm lý. Băng chuyền của thời gian sẽ không quay trở

lại - khi thực sự cảm nhận được điều đó, cơ thể bệnh nhân sẽ bị rối loạn, sản xuất một loại hoóc-môn làm vô tác dụng các thành phần thuốc

Tadiphothin.

Thậm chí bệnh nhân có thể bị dị ứng luôn — hệ thống miễn dịch tưởng nhầm đó là chất xâm phạm.

Bệnh Kichi Kichi mãn tính không chữa được. Thường các bệnh nhân chỉ còn cách là phải mở nhà hàng lẩu băng chuyền của riêng mình, giống trường hợp các em buôn hương bán phấn” khi lên 40 tuổi và hết đường làm ăn cũ thì phải mở nhà nghỉ, thành má mì. Những "má

băng chuyền” này sẽ khó tìm được hạnh phúc Nhưng vì được điều khiển chính hệ thống

đã

làn hỏng

mình thời xưa (mà không còn bị hệ thống đó thôi

miên

 

nữa), có lẽ họ sẽ tìm được một kiểu hạnh

phúc nào đó

Sao bằng sao băng

Ngồi ngắm mưa sao băng, cảm giác mình thật nhỏ bé. Những quyết định lớn nhất trong đời của một người đàn ông chẳng phải là cái gì so với màn biểu diễn đang được thực hiện trên trời xa. Tôi lấy vợ hay không, ngôi sao vẫn lấp lánh, băng vẫn rơi thành mưa, mưa vẫn rơi thành sông. Tuy nhiên đầu óc của người đàn ông không thiết kế để cảm nhận (hoặc chấp nhận) những điều lớn lao nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, và sáng hôm sau tôi lại nghĩ việc quan trọng nhất trong cả vũ trụ là tôi phải lấy vợ.

Cảm giác mình thật to lớn.

Ít ra các trận mưa sao băng trước đây kết thúc như vậy. Buổi tối đặt câu hỏi về xã hội, buổi sáng đặt niềm tin. Buổi tối mở rộng, buổi sáng co lại - quay lại với cuộc sống, với công việc, với những điều mình có thể kiểm soát. Với mình. Nhưng dạo này đầu óc đang hoạt động khác với bản thiết kế, cảm giác “mình thật nhỏ bé” kéo dài đến tận sáng hôm sau. Lấy vợ làm gì, tồi tự hỏi trước khi đi ngủ.

Lấy vợ làm gì, tôi tự hỏi sau khi ngủ dậy. Ngôi sao vẫn lấp lánh...

Tôi hay bị các anh taxi bắt chuyện. Thường đó sẽ là lần đầu tiên họ gặp một người Tây nói tiếng Việt tốt. Nhưng đó sẽ lần thứ n tôi gặp một anh taxi đang gặp một người Tây nói tiếng Việt tốt. Kết quả là nhiều câu hỏi nhiệt tình và nhiều câu trả lời mệt mỏi. Anh là người nước nào? Anh ở Việt Nam bao nhiêu năm? Anh một năm về nước mấy lần? Anh thấy con gái Việt Nam có xinh không?

Dù biết là sự quan tâm nhưng tôi vẫn thấy chán. Thế là tôi nghịch. Thế là tôi cãi.

“Canada.”

“Người Canada hả? Thế năm nay anh bao nhiêu tuổiV’

“Mình sinh năm 78.”

“Thế anh đã có gia đình chưa?”

“Chưa.”

“Chưa có à? Thế bao giờ anh định lấy vợ'

“Tại sao tôi lại phải lấy vợ? Tôi chẳng thấy có lý do gì mà

đàn ông phải lấy vợ. Toàn là áp lực vớ vẩn không đâu vào đâu!”

Anh taxi im lặng một lát.

“Phải lấy vợ chứ!”

Phải

- lấy

- vợ

-

chứ.

Tất cả những điều anh ấy muốn nói nằm ở chữ “

chứ’ đó.

Tôi thấy có một số chữ, đặt ở một số

vị trí bao gồm hết nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

Nếu thực sự hiểu chữ “chứ” đó, đặt ở vị trí đó, (nói với giọng đó), thì mình cũng sẽ hiểu văn hóa Việt Nam.

Có khi do tôi tiếp cận với văn hóa Việt Nam lúc 25 tuổi và với văn hóa mẹ đẻ ổn định trong lòng nên tôi hay để ý đến các chữ

“chứ'

đó. Khi lớn lên trong một văn hóa thì xung quanh mình là các thân cây của văn hóa dó. Nhưng khi tiếp cận với một văn hóa khi đã lớn rồi thì mình có thể đứng trên núi xa là văn hóa mẹ đẻ, nhìn toàn bộ cả rừng. Các cây cao nhất mình nhận ra ngay.

Hãy nhìn chữ

“chứ'

đó. Hãy phát âm nó với giọng một anh taxi vui tính. Hãy cảm nhận hương vị cúa nó, chấm nước mắm và ăn từ từ.

Phải lấy vợ

“chứ’.

Chứ, nếu không sẽ không hạnh phúc. Đó là điểm xuất phát của một con đường phân tích đi mãi quanh bờ ao nhà mình. Hạnh phúc là có vợ. Có vợ là có con. Có con là có người thắp hương.

“Vì sao thế?” Tôi hỏi anh taxi. “Liệu ý nghĩa trong cuộc sống xuất phát từ cảm giác mình đang thực hiện tốt công việc xã hội giao cho? Hạnh phúc không phải mình yêu vợ mà xã hội yêu mình?”

“Ổ, mà phải lấy vợ chứ!” anh taxi nói.

“Vì sao thế?” Tôi hỏi lại. “Vì sao tôi phải sống cả lời cùng một người phụ nữ duy nhất? Anh biết không, có một dân tộc ở Trung Quốc, trong ngôn ngữ của họ không có từ ‘vợ’. Cũng không có từ ‘bố’ luôn. Mỗi gia đình gồm một người mẹ với các con. Các con trai yêu ai cũng được, miễn

là buổi tối về nhà với mẹ - đến tận già vẫn phải về nhà mẹ! Còn các con gái khi tự dưng có thai phải ra ở riêng, lập gia đình mới. Dân tộc đó sống như thế cả mấy nghìn năm trời. Họ có thiệt thòi không?”

“Không sao!” Anh taxi vui lên. "Ở Việt Nam yêu đương thoải mái! Phải giấu vợ thôi!”

Anh ấy hiểu ý tôi là muốn kéo dài giai đoạn gái gú lâu nhất có thể, không phải đặt câu hỏi về giá trị cuộc sống vợ chồng mà đặt phòng ở nhà nghỉ. Vậy tôi dừng lại. Chữ

“chứ'

đó sẽ luôn kéo anh ấy về cuộc sống quen thuộc.

Mà biết đâu đó là điều tốt

Nhưng văn hóa nào cũng có một số ít người càng lớn lên càng đặt câu hỏi về các chữ

“chứ'

đó. Không phải các chữ

“chứ'

của riêng văn hóa mẹ đẻ mà của các văn hóa nói chung. Của đời.

Một số ít người càng già càng hay nhìn lên bầu trời đêm.

Thi vị

Một đêm chat chit buồn ngủ, tôi vô tình ngáp được ruồi.

           

Co X: Nhưng kiểu gì em cũng phải gặp anh, xem anh Joe đẹp trai thế

nào

              

Joe: The thi em nho di dep

re tien de luc chay

mat em khong thay tiec!

 

X: haha

Joe: Vay chieu mai em nhe.

        

 

        

Co X: Vâng, chắc anh bùn ngủ rồi, em không làm phiền nữa.

Joe: Okie. Du sao noi chuyen truc tiep bao gio cung thi vi hon.

Co X: Ôi, anh biết cả từ thi vị sao? Khâm phục anh quá!

Khâm phục nhầm. Tôi định gõ “thú vị” nhưng vì buồn ngủ quá nên ấn nhầm phím ‘T nằm bên cạnh phím u . (Do viết không dấu nên tôi không bị phát hiện.)

Tôi

tra từ điến Online ngay.

Joe:

Anh biet chu!

Co X:

Là gì hả anh :p

Joe: Đại khái kiểu cái có tính chất gợi cảm và gây hứng thú trong thơ ấy

Tôi đã copy paste định nghĩa đó, thêm “Đại khái kiểu” vào đầu, chữ “ấy” vào cuối cho nó đỡ từ điển hơn.

Co X: Anh nói hay thật

Joe: Mai anh sẽ gặp em, nite nite!

Co X: Mai em sẽ gặp anh! Chúc anh ngủ ngon!

Bibi! Tôi đóng laptop và thở dài. Sao những lúc tôi nói hay nhất toàn là lúc nói nhầm?

Trang trại Heisenberg

Con bò bên này kêu “bò”

Con bò bên kia kêu “moo”

Con lợn bên này kêu “éc”

Con lợn bên kia kêu “oink”

Meo meo, gâu gâu, ò ó o

Meow meow, woof woof, cock-a-doodle-doo

Mà thôi

Tất cả những gì

Chúng ta nghe kêu

Trên trời dưới biển

Và trong bầu trời đêm

Cũng chỉ là

Chúng ta

Kêu giúp

RẤT TÒ MÒ

Ai Việt Nam hơn ai?

Gần đây có hai người mở cuộc tranh luận sôi nổi nhằm mục đích trả lời câu hỏi: Ai Việt Nam hơn ai?

Hai người đó là tôi, một anh “gốc Tây” biết tiếng Việt và nghiên cứu lâu năm về văn hóa Việt Nam, và bạn tôi, một chị gốc Việt nhưng chưa biết tiếng Việt, chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với cộng đồng người Việt lớn.

Ai Việt Nam hơn? Không phải theo ý nghĩa vui vẻ mà người Việt hay dùng để trêu người Tây - “Anh Joe giỏi quá, sắp trở thành người Việt Nam rồi!” - mà theo ý nghĩa sâu sắc nhất, gần nhất với sự thiêng liêng của cụm từ “Người Việt Nam”.

Khi tranh luận phải chọn quan điểm rõ ràng để bảo vệ. “Tao Việt Nam hơn hẳn!” tôi chọn quan điểm rõ ràng nhất có thể. “Mày được cái là dòng máu Việt — nhưng máu chỉ chuyển ôxy thôi, không chuyển văn hóa đâu.” Rồi tôi kể chuyện về người Nhật.

Mặc dù dân số Nhật ngày càng giảm đi nhưng chính phủ

vẫn không cho phép người nước ngoài nhập quốc tịch. Người nước ngoài không có dòng máu Nhật, các bác bên Cục xuất nhập cảnh lý giải. Quốc tịch và dòng máu là một. Ngoài một số trường hợp đặc biệt, một người ghi quốc tịch Nhật trên hộ chiếu phải mang dòng máu Nhật trong huyết quản.

Có nhiều gia đình Nhật định cư tại Brazil vào giữa thế kỷ hai mươi. “Hay là mời họ về?” Các bác bên Cục xuất nhập cánh âm thầm hỏi nhau. “Họ có dòng máu Nhật, sẽ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại Nhật.” Cuối cùng, hơn 300.000 người Brazil gốc Nhật nhận lời về quê, khiến các bác rất sốc.

Sốc vì cho dù có máu Nhật, họ không hòa nhập với cuộc sống ở Nhật - không biết tiếng, không biết cúi chào, không biết cách tiếp xúc với xã hội. Họ nhảy nhót ở bãi biển, nói to ở quán trà, phạm tội và không nghe lời công an. Cuối cùng, chính phủ Nhật thông báo sẽ tặng vé máy bay và hỗ trợ số tiền lớn để người nào muốn có thể về Brazil ngay.

Tôi xào nấu một chút nhưng đó là chuyện có thật, một diễn biến làm xôn xao xã hội Nhật Bản vào cuối thế kỷ 20. Bạn gốc Việt đó không thích món xào nấu của tôi.

“Tao hiểu ý mày rồi nhưng việc hòa nhập với xã hội và việc giữ bản sắc dân tộc là hai việc khác nhau. Mặc dù tao lớn lên ở bên kia nhưng bố mẹ tao vẫn dạy tao theo kiểu Việt Nam. Có khi tao không biết tiếng Việt, không biết đám ma truyền thống tổ chức như thế nào, nhưng trong lòng, tao vẫn thấy mình là người Việt. Đó là cảm giác sâu trong lòng, không phải cảm giác ‘ghép vào lòng’ như của mày đâu!”

Bạn ấy cầm sợi tóc màu đen lên săm soi một lúc, tiếp tục nói.

Với lại người Việt hay phân biệt. Mày về quê tao nói "xin chào" mọi người báo hức lắm. Còn tao về quê nói câu dài thì mọi người cười — vì tao phát âm lơ lớ. Mọi người biết tao lớn lên bên kia, biết bố mẹ tao định cư từ lâu, không nói tiếng Việt ở nhà. Họ biết tao không có nhiều cơ hội tập tiếng Việt trước khi sang đây năm ngoái. Nhưng họ vẫn cứ nghĩ tao phải nói chuẩn. Mày có biết vì sao không?” Tôi lắc đầu. Bạn ấy lè lưỡi.

“Vì cái này,” bạn ấy nói ngọng nghịu như đang khám răng; Tôi nhìn quanh nhà hàng, bạn thụt lưỡi vào.

“Họ thực sự nghĩ cái lưỡi của tao thích hợp với tiếng Việt. Cái lưỡi của mày thiết kế để nói tiếng Anh; nó liếm được vài nguyên âm tiếng Việt thì họ mừng lắm rồi. Còn cái lưỡi của tao thiết kế để nói tiếng của họ; nó không liếm được các âm thanh đơn giản nhất thì... nói chung, mọi người thực sự nghĩ tao chỉ cần mấy tháng là sẽ nói tốt, còn mày ở đây cả mấy năm trời chỉ nói vài câu thành ngữ là siêu lắm rồi.”

Tôi cầm ly trà, chờ bạn ấy nói nốt,

“Đa phần người nông thôn nghĩ như thế, mày ạ. Mà đa phần người Việt là người nông thôn. Người cuối cùng quyết định cụm từ ‘Người Việt Nam’ nghĩa là gì chính là người nông thôn đó. Là các anh chị ở quê. Bỏ qua khả năng giao tiếp. Thậm chỉ bỏ qua chuyện giáo dục trong nhà. Rõ ràng tao Việt Nam hơn mày vì tao có dòng máu Việt trong mạch

- và đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất do chính người Việt đặt ra.”

Tôi chưa chắc người ở quê nghĩ như vậy, nhưng tôi công nhận bạn ấy nói có lý. Năm trước tôi xem cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt trên truyền hình, thấy có mấy thí sinh chưa biết tiếng Việt, chưa hiểu lắm về văn hóa. Tôi so sánh họ với mấy cô bạn của tôi là người da trắng giỏi tiếng Việt, hiểu văn hóa.

Mặc dù rất xinh, số đo chuẩn, nhưng mấy bạn ấy chắc khó tham gia cuộc thi đó. Hình như đại diện cửa phụ nữ Việt Nam khắp năm châu không cần rành tiếng Vỉệt, không cần am hiểu văn hóa Việt Nam, cũng không cần có quốc tịch Việt Nam. Nhưng phải có da.

"Đúng thế!” Bạn của tôi nói (Hóa ra tôi vừa nghĩ vừa nói). “Miss Canada là người da trắng, da vàng hay da đen không ai nghĩ gì. Đẹp là đẹp. Nhưng Miss Việt Nam

phải là

người da vàng. Nếu không vàng hẳn thì ít nhất phải vàng vàng một chút

Tôi nhìn ra cửa sổ.

“Thôi tạm thời bỏ qua chuyện ai quyết định cụm từ ‘người Việt Nam’ nghĩa là gì,” tôi nói. “Chuyện đó cãi sau. Bây giờ tao...”

“Tranh luận sau.” Bạn tôi cười.

“Chuyện

đó

tranh luận sau. Bây giờ tao muốn quay tại chuyện giáo dục trong nhà và cảm giác trong lòng. Mày có biết Pax Thiên không?”

“Biết.”

"Bố

mẹ

của mày là người Việt. Hai bác định cư từ lâu nhưng vẫn dạy mày theo cách của Việt Nam. Nhưng Pax là con nuôi, bố mẹ là người Tây. Cộng đồng xung quanh cũng toàn là người Tây luồn. Mày có coi Pax là người Việt Nam không? Dĩ nhiên Pax có dòng máu Việt nhưng các yếu tố văn hóa ấy hầu như không có hết”

"Bạn"

 

của tôi nghĩ một lúc rồi nói: “Không. Nếu mày nói đúng và môi trường của Pax thực sự thiếu những yếu tố văn hóa đó thì tao không coi nó là người Việt,”

 

“Thế thì mày có coi...Tôi định đặt trường hợp ngược lại

t

hì bạn ấy ngắt lời tôi.

“Nhưng có một điều lạ. Đó là tao rất muốn coi nó là đứa Việt

Nam

"Sao

hả

mày?”

"Tức là... chắc mày biết chuyện báo chí Việt Nam hay

nhận

ngườí gốc Việt phải không? Nếu có một người gốc Việt nhưng không có họ hàng Việt Nam, không biết tiếng Việt, không rành văn hóa, không có sự liên quan với đất nước này hơn một du khách mới sang... giành giải Nobel thì tao chắc chắn báo chí Việt Nam sẽ

nhận

người đó là người Việt. Báo chí Tây thì khác. Báo chí Anh không nhận người Úc gốc Anh như vậy. Báo chí Pháp không nhận người Canada gốc Pháp. Nếu người giành giải Nobel là người gốc Anh nhưng sinh ra và lớn lên tại Úc thì báo chí Anh không nhún nhảy nhiều đâu. Đó là đặt quá nhiều áp lực vào từ 'gốc’. Còn tao hơi giống báo chí Việt Nam, mày ạ. Tao rất muốn

nhận

Pax Thiên là thằng Việt. Khó nói.”

Tôi cũng không biết nói gì về vấn đề đó. Thế là tôi quay lại vấn đề trước.

“Ví dụ, Phước Sang

Anh Thư nhận con nuôi

ở Thái.

 

Cháu lớn lên tại Việt Nam. Xung quanh cháu toàn là con người và văn hóa Việt Nam. Nếu thế thì mày có coi cháu là người Việt không?”

Bạn tôi cười.

“Câu hỏi át chủ bài hả?”

“Gọi là con heo.”

“Là sao?”

“Mày có biết chơi tiến lên không?”

“Cái gì?”

“Thôi cứ trả lời câu hỏi của tao đi!”

Bạn tôi cười tiếp.

“Nói thật với mày, tao sẽ coi cháu là người Việt.”

“Thế thì hơi mâu thuẫn nhỉ.” Lần này tôi cười. “Nếu mày coi con nuôi của Phước Sang và Anh Thư là người Việt thì rõ ràng văn hóa thắng dòng máu. Mày phải xem lại quan điểm của mình.”

Bạn ấy cười to hơn.

“Thực chất người Thái có dòng máu hơi giống của người Việt. Nhìn từ xa khó biết thằng nào là thằng cà ri xanh, thằng nào là thằng phở xào bò. Nếu mày nói Phước Sang và Anh Thư nhận con nuôi ở Nga thì chắc tao phải suy nghĩ lâu hơn mới trả lời câu hỏi của mày.”

Rồi hai người ngồi trong im lặng, quên mất chưa trả lời câu hỏi ai Việt Nam hơn ai.

Cảm ơn xì-căng-đan?

Trong thế giới showbiz luôn có những vòng luẩn quẩn. Sao có hành động thiếu văn hóa. Báo có bài về sao có hành động thiếu văn hóa. Đông độc giả vào xem ảnh (tất nhiên có jpeg), xem clip (tất nhiên có link), đọc lời giải thích của sao (tất nhiên không có ngữ cảnh), rồi bình luận: “Thật là một hành động thiếu văn hóa!”.

Bài thành “hot”. Trang báo nhận tiền của công ty quảng cáo (tính theo số lần truy cập). Sao lên báo tiếp, lần này để xin lỗi. Độc giả phản đối tiếp (“PR thôi!”). “Bài xin lỗi” thành “hot”. Trang báo lại nhận tiền của công ty quảng cáo...

Ai cũng được lợi. Sao được nổi, trang báo được tiền, độc giả được cảm giác mình đang bảo vệ văn hóa dân tộc băng cách phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Lợi cả ngã ba.

Sự thật là chúng ta cần xì-căng-đan. Chúng ta cần được ăn, cần được yêu, cần bị sốc. Tôi có thể giả vờ là người không cần biết về sự đổ vỡ đột ngột của người khác Nhưng nếu có người nói với tôi “Chết thật, anh biết về xì-căng-đan mới chưa?” thì tôi sẽ tò mò. Tôi cần biết. Ai cũng cần biết xì-căng-đan mới là xì-căng-đan gì.

Người quan tâm đến phim cần biết diễn viên vừa bị bắt vì sử dụng ma túy là anh nào. Người quan tâm đến khoa học cần biết giáo sư vừa bị phát hiện giả mạo kết quả nghiên cứu là ông nào. Người quan tâm đến sex cần biết ca sĩ trẻ vừa lộ clip nóng là em nào. Chúng ta phản đối bằng miệng nhưng ủng hộ bằng thời gian, bằng không gian, bằng tiền.

Đằng sau sự ủng hộ đó là gì?

Tôi nghĩ câu trả lời nằm

quá trình tiến hóa. Tính từ thời nguyên thủy, những văn hóa “mê xì-căng-đan” phát triển mạnh, còn những văn hóa “chẳng quan tâm” bị tuyệt chủng. Tôi đoán như vậy bởi trong sự phát triển văn hóa không có khía cạnh nào tự nhiên xuất hiện. Tất cả đều có tác dụng.

Vai trò các cơ quan trong cơ thể rất dễ xác định. Cơ quan thị giác là để nhìn, cơ quan sinh sản là để duy trì nòi giống. Vai trò các khía cạnh văn hóa khó xác định hơn. Nếu không có cơ quan sinh sản thì nhân loại sẽ bị tuyệt chủng. Nhưng nếu không có

sở

thích biết về xì-căng-đan thì sao? Nhân loại sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Sở thích đó có lợi ích thế nào đối với xã hội chung?

Thứ nhất, nó giúp xã hội đoàn kết. Số đông cầm tay nhau chửi số ít - từ việc đó số đông sẽ cảm thấy gần gũi nhau hơn Văn hóa nào cũng phải có sự đoàn kết như vậy mới tồn tại lâu.

Thứ hai, nó giúp chúng ta rút kinh nghiệm một cách an toàn. Trong các vụ ngộ độc thực phẩm, một công ty bị ném đá và hàng trăm công ty khác âm thầm rút kinh nghiệm. Chết một, cứu nhiều. Một người trẻ lộ clip nóng quay bằng máy điện thoại thì hàng trăm người trẻ khác nhanh tay cầm máy mình, xóa bết.

Thứ ba, nó giúp chúng ta định nghĩa văn hóa. Nhiều khi bắt định nghĩa văn hóa dựa trên “cái có” khó hơn định dựa trên “cái không có”, cái không phù hợp, cái trái ngược, cái

 

sai. Nói người Canada khác người Mỹ thì dễ. Nhưng nói người Canada cụ thể là như thế nào mà không nhắc văn hóa thứ hai nào thì rất khó. Chính vì thế nên các hành động thiếu văn hóa bao giờ cũng tốn nhiều mực hơn các hành động “thừa”. Qua những điều “không hợp” được phổ biến, hóa mỗi lần có xì-căng-đan, chúng ta hiểu rõ hơn chúng ta-là ai.

Thứ tư, nó giúp xã hội phát triển. Ngày xưa chuyện một em Việt yêu một anh Tây chắc gây xì-căng-đan lớn, cả chợ đều buôn về chuyện con Huyền

đi với

thằng Henry. (“Không hiểu cô này là ai và ý thức

đâu!”) Nhưng xì- căng-đan Huyền-Henry mở cửa cho một cuộc tranh luận sôi nổi. Cứ mười người phản đối sẽ có một người đứng lên hỏi- “Nhưng mọi người ơi, tại sao yêu người nước ngoài là không tốt?”.

Không có người phản đối thì không có người hỏi. (Kêu đói lúc mọi người đang ngồi im thì vô duyên, nhưng kêu đói lúc mọi người đang kêu no thì được.) Trong các trường hợp đó, người phản đối vô tình mở cửa cho người ủng hộ vô tình cho người ủng hộ một sân khấu để đứng lên và trình bày.

Giúp mọi người đoàn kết, sống an toàn, định nghĩa và phát triển văn hóa... Có lẽ chúng ta nên cám ơn xì-căng-đan. Cả năm chúng ta chửi mắng nó, cả bản chất lẫn người dính. Làm như vậy là không công bằng. Hôm nay chúng ta nên cảm ơn xì-căng-đan một câu, suy nghĩ về giá trị của nó - rồi sáng mai quên đi và nhiệt tình chửi tiếp.

Ma Tây

Chủ nhật. Đà Lạt. Một anh chàng người Anh thuê phòng trong một nhà nghỉ trước đây là biệt thự của một gia đình người Pháp, đêm về ngủ. Trong mơ, anh ấy thấy xuất hiện một cô bé tóc vàng. Cháu nhìn anh ấy, nói với giọng yếu ớt: I'm really cold. Please, can I wear your jacket?” (“Chú ơi cháu lạnh lắm. Cháu mượn áo của chú có được không?”).

Sáng hôm sau anh ấy ngủ dậy, kể lại với cô lễ tân. Cô ấy thở dài, kể chuyện cách đây 110 năm có một cô bé người Anh bị lạc trong rừng. (Cháu được gia đình người Pháp nhận nuôi.) Đêm đó là lạnh nhất trong cả mùa đông. Khi được tìm thấy, cháu rất yếu và đến hôm sau qua đời ở nhà.

Tối thứ Hai, một chị người Việt không biết tiếng Anh thuê chính căn phòng đó, đêm về ngủ. Cô bé người Anh cũng xuất hiện trong mơ của chị ấy, cũng kêu lạnh, xin mượn áo. Tôi chưa bao giờ mơ có phụ đề nên tôi không

biết trong trường hợp đó cháu sẽ trả lời như thế nào. Tôi tính sáu trường hợp có thể xảy ra:

Cháu xin mượn áo bằng tiếng Anh, chị người Việt không hiểu, chỉ thấy một cô bé ốm yếu đang nói “câu gì đó”

Cháu xin mượn áo bằng tiếng Anh, chị người Việt có hiểu; mặc dù chưa học tiếng Anh nhưng do một phép màu siêu nhiên nên chị ấy “tạm rành”.

Cháu xin mượn áo bằng tiếng Việt, nói luôn “Cháu lạnh quá. Cháu mượn áo của cô có được không ạ?”. Khi còn sống, cháu không biết tiếng Việt, nhưng lúc sang bên kia thì cháu đăng ký học thêm.

Cháu dùng ngôn ngữ cử chỉ, biết mình đang nói với một người “không hiểu tiếng nói” nên phải tìm cách khác để ra ý.

Cháu không nói gì, không hành động gì, nhưng trong tim chị người Việt hiểu rất rõ cháu đang xin mượn áo.

Cháu không xuất hiện trong mơ chị ấy.

Giả sử sự tiếp xúc giữa ma và người trong mơ không khác gì sự tiếp xúc giữa người và người ngoài đời: cứ nói theo cách mình biết nói, cứ nghe theo cách mình biết nghe. Như vậy thì dễ có trục trặc lắm!

Hãy tưởng tượng một con ma là bà già người Việt xuất hiện trong mơ một du khách là anh chàng người Đức. Anh ấy biết tiếng Việt nhưng chưa rành lắm.

Ma: Mời bạn ra khỏi nhà tôi!

Khách: Cảm ơn bà, nhà rất đẹp.

Còn nếu ngôi nhà của một gia đình người Việt đang bị ma Tây ám thì cách giải quyết tốt nhất là gì? Nếu nhờ nhà ngoại cảm vào cuộc thì người đó chắc cần biết tiếng Tây phải không? Hoặc không cần đâu, cứ nhờ một con ma khác làm phiên dịch?

Bổ đề cơ bản

Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu, thích gì, muốn gì, được gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được người nào trao tặng huy chương. Thậm chí các báo đăng thông tin công trình nghiên cứu của anh dày 169 trang (tận 169 trang cơ), nhà xuất bản tên gì, trụ sở ở đâu. Nhưng báo chí ít nhắc đến công việc cụ thể mà anh ấy đã làm - lý do khiến anh ấy nhận giải thưởng Fields.

“Nói chung anh ấy giỏi toán,” là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài. “Ngô Bảo Châu đã chứng minh được Bổ đề cơ bản, Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie!” Thế thì mừng quá! Nhưng... “Bổ đề cơ bản” là gì và vì sao phải chứng minh nó?

Tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng lối viết hấp dẫn nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Đằng sau mọi thành đạt trong khoa học thường là câu chuyện thú vị, và đằng sau sự thành đạt của Ngô Bảo Châu là câu chuyện thú vị lắm.

Ngày xửa ngày xưa, các nhà toán học công bố hai lý thuyết lớn: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory). Bản chất sâu sắc của hai lý thuyết này không quá quan trọng ở đây - điều nên nhớ là hai lý thuyết (a) đặc biệt lớn, và (b) nhìn từ xa có vẻ riêng biệt với nhau, như hai cành cây.

Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học người Canada tên là Robert Langlands viết bài cho rằng hai lý thuyết ấy có sự liên quan đa dạng, không riêng biệt nhau như nhiều người nghĩ mà đi với nhau như mây và mưa. Quan điểm của Robert khiến nhiều nhà toán học há hốc mồm. Nó khiến chính cái mồm của Robert há hốc ra khi ông phát hiện sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng đó.

“Nhưng bước đầu tiên sẽ tương đối đơn giản,” Robert tự tin nói với đồng nghiệp. Bước đầu tiên ấy Robert đặt tên là “Fundamental Lemma”. Đó chính là “Bổ đề cơ bản” mà người Việt nghe kể nhiều thời gian vừa qua.

Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là con tàu lớn. Hai con tàu không có người lái, trôi nổi trên mặt biển.

Mặc dù không nhìn được rõ, Robert vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi đóng từ cùng loại thép. Có khi lúc bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” tự động hướng về phía tay trái. Khỏi phải nói hai con tàu đó là “number theory” và “group theory”.

Với ông Robert, việc chứng minh Bổ đề cơ bản có thể so sánh với việc ném hai sợi dây móc sang hai con tàu. Làm xong việc đó, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo Robert, cầm dây và kéo hai con tàu lên bờ - khi đó mới nghiên cứu kỹ, phát hiện điểm chung. Robert nghĩ việc nghiên cứu đó sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng vụ ném dây thì không. Một năm. Hai năm. Thế thôi.

Robert đã nhầm. Hóa ra việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số sinh viên của ông ném thử nhiều lần - lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần bằng dây mảnh, chứ ném chính xác bằng dây chất lượng gần như là nhiệm vụ bất khả thi.

Đảo Robert trở nên nổi tiếng. Trong suốt 30 năm, nhiều nhà toán học giỏi bơi sang và ném thử. Ai cũng lau mồ hôi, kêu khổ. Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị các công cụ để kiểm tra hai con tàu lúc được kéo về bờ. Họ sản xuất máy kiểm tra sơn, lập trình phần mềm phân tích chân vịt; thậm chí có người tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Nhưng toàn bộ sự nỗ lực đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có người biết ném dây và ngoắc móc.

Xuất hiện anh Ngô Bảo Châu! (Tiếng kèn trompet.) Nghe nhiều người kể về đảo Robert, anh ấy cởi áo, bơi sang, xin phép ném thử.

“Thử đi!” các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. “Thử xong ngồi uống trà đá với bọn mình nhé!”

Anh Châu ném thử, ném rất mạnh, dùng dây loại chất lượng nhất. Các nhà toán học đứng lên, cốc trà đá rơi

xuống. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà mọi người chưa từng thấy.

“Lại đi anh ơi!” Họ động viên tiếp. “Biết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”

Ngô Bảo Châu ném lại một lần nữa. Hai cái móc bám ngay vào hai con tàu khiến các nhà toán học giỏi nhất thế giới sững sờ ngưng cả thở (thêm tiếng trompet). Xong việc đó, anh Châu nhờ các đồng nghiệp ngưng cả thở ấy giữ dây để anh ấy có thể bay sang Ân Độ nhận giải thưởng Fields.

Chứng minh Bổ đề cơ bản là một trong những thành tựu lớn nhất của ngành toán học hiện đại, được tạp chí Time xếp vào danh sách “Top 10” phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu hoàn thành xong công việc của mình nên hàng trăm nhà toán học khác có thể bắt đầu hoàn thành công việc của họ, tự tin vào cuộc dựa trên nền tảng vững chắc. Cả Việt Nam nên rất tự hào về anh hùng ném dây tên Ngô Bảo Châu.

Bọn 9X

Gần đây tôi nghe nhiều người phàn nàn về thế hệ 9X. Bọn 9X kinh, bọn 9X khùng, bọn 9X đú đa đú đởn, vớ va vớ vẩn, lừ đà lừ đừ như ông Từ vào quán Playstation 3. Tóm lại bọn 9X rất “bọn”.

Lúc tôi bắt đầu

hòa nhập vào làng giải trí Việt Nam (cách đây chỉ có vài năm), internet là sân chơi riêng của 8X. Blog được gọi là không gian độc quyền của các bạn 8X, chưa kể đến những website, forum, shop, portal, góc

chia sẻ - tất cả đều của 8X hết. Khi đó 9X chỉ là cụm từ nêu ra để gây cười, giống “OX” bây giờ.

Nhưng chỉ vài năm sau, 8X đã thành cụm từ của hôm qua. Muốn hay không, các anh chị 8X đã phải nhường lại sân chơi ảo cho các em 9X trẻ trung và xinh tươi hơn. Trước đây 8X là những “bố già in-tờ-nét”, còn bây giờ họ là người bố thật, là người già thật, in tờ thì nhiều, mực không còn nét. Bây giờ nhắc đến 8X, người ta nghĩ đến công việc nhiều hơn giải trí. 8X là thế hệ năng động (ở đâu xuất hiện

chữ

8

X, ở đó xuất hiện tính từ “năng động”) đã và đang xâ dựng nền kinh tế phát triển. Vần vân và mừng mừng

Có một thời gian báo online nhắc cả hai cho chắc “Quán rất hợp với

8

X, 9X!” Nhưng thời gian ấy đã qua. Giờ quán chỉ hợp với 9X.

Các em 9X. Chỉ trẻ hơn các anh chị 8X mấy tuổi mà đã xây dựng một hình ảnh riêng trên - và ngoài - mạng.

Một người bạn của tôi từng nói vui: “7X thì không biết, không làm.

8

X thì biết nhưng không làm. Còn đến với các em 9X là vừa biết vừa làm, vừa làm lại lần nữa cho biết!”. Đôi khi tôi cũng nhiệt tình tham gia các trò chơi chê cười 9X do các bạn 7X và

8

X tổ chức. Bạn tôi bảo 9X điên, tôi bảo 9X hâm. Bạn tôi bảo 9X hư, tôi bảo 9X hỏng, cứ như thế đến hết một buổi chiều Chủ nhật.

Nhưng sáng thứ Hai tôi lại thấy... quý quý.

Thứ nhất, các em 9X biết tiếp cận với thế giới bên ngoài. Điều đó không có nghĩa là các em bị “Tây hóa” hay bỏ qua thế giới bên trong. Đặc điểm tôi muốn nhắc ở đây là khả năng tiếp cận với

văn hóa quốc tế,

là cách đối xử chung của tất cả các văn hóa có mặt trên sân hội nhập, không phân biệt Tây, Đông, Bắc, Nam hay Nữ. Singapore gặp Slovakia, Nhật gặp Na Uy - ở đâu có người từ xứ sở xa nhau gặp nhau, ở đó có văn hóa quốc tế.

Mặc dù khó xác định nét đặc trưng nhưng đó là văn hóa có thật. Có phần thái độ, có phần trình độ, thêm phần đại độ và đức độ cho đặc. Công bằng mà nói, nhiều người Việt thuộc các thế hệ trên rất biết tiếp cận với văn hóa quốc tế.

Thứ hai, các em nói lịch sự.

“9X mà nói lịch sự?”,

tôi đang nghe nhiều người kêu. Nhưng bỏ qua số ít các em đại diện cho bên bậy thì kinh nghiệm của tôi là vậy. Ở Việt Nam, tôi rất sợ mấy vụ tai nạn giao thông nhỏ, mấy vụ đâm nhau không đáng kể nhưng cuối cùng phải kể nhiều chuyện lắm. Tôi sợ bị chửi, bị lừa, bị mất thời gian xem phim

Chí Phèo

không phụ đề. Nhưng với các em 9X, tôi đỡ sợ hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, ngoài vài em tóc vàng, jean bó, thì các em sẽ thỏa thuận với mình một cách văn minh, nhẹ nhàng

-

                     

ai cần nói gì thì nói, đổi số điện thoại, lên xe đi tiếp. Kể cả mấy em tóc vàng, jean bó, cũng không có gì quái quá. Bọn 9X chửi bậy, đua xe, đánh nhau và làm hỏng các lễ hội thực vật của thành phố - tôi nghe kể nhiều, gặp ít.

Thứ ba, các em biết đánh giá. Tôi thấy văn hóa bằng cấp của Việt Nam đang xuống cấp. Tiếp tục phân tích, đó là sự xuống cấp sẽ đưa Việt Nam đi lên. Mà phải cảm ơn 9X. Tất nhiên các em vẫn cố gắng học giỏi để có điểm cao; nhưng với họ, tờ giấy kỳ diệu mang tên “bằng” (nhất là bằng khen) có vẻ không sáng sủa lắm. May quá! Việt Nam hiện đang có quá nhiều thứ tồn tại trên giấy tờ, từ sự phát triển thị trường bất động sản đến độ an toàn thực phẩm - một điếu thuốc đánh rơi là đốt cháy hết.

Thứ tư,

gu

thẩm mỹ của các em rất tốt. Gu thẩm mỹ, trong bất cứ lĩnh vực nào, không phải điều tự nhiên mà có. Đó là kết quả của nhiều năm tìm hiểu và làm thử, biết vì

sao một kiểu thiết kế nhìn đẹp, một kiểu nhìn xấu - rồi biết làm sao để kiểu nhìn xấu trở thành kiểu nhìn đẹp năm tới. Thiết kế quần áo, sửa lại quán trà, kể cả việc chụp hình hotgirl, hotboy cũng là một kỹ năng gồm nhiều yếu tố phức tạp không phải ai cũng làm được.

Thứ năm, các em biết nói đùa. Ở Việt Nam, nhận xét về văn hóa là việc rủi ro. Không phải do môi trường pháp luật hay quá trình kiểm duyệt — hai điều đó có nhiều chuyện để nói nhưng điều tôi sợ nhất không phải cái bút của người kiểm duyệt mà cái miệng của người đọc. Lòng tự ái. Nhiều người khó phân biệt thế nào là bài nói vui (châm biếm, chơi văn), thế nào là bài nghiêm túc nói lên đúng quan điểm của tác giả.

Với họ, kịch hài nào cũng phải có chữ “Cười” trong tên, tin nhắn trêu ghẹo nào cũng phải có mặt cười, bài viết châm biếm nào cũng phải có bức tranh biếm họa. Không thì nhầm. Nhầm thì giận. Người của công chúng nào cũng đều hiểu về sự rủi ro xuất phát từ lòng tự ái của khán giả, độc giả, thính giả hoặc bất cứ giả nào khác là giả của Việt Nam.

“Tôi viết truyện một con chó mực.

Tôi thề rằng: quả thật đó chỉ là truyện một con chó mực. Nhưng truyện vừa in ra thì tôi gặp một thằng say. Hắn trợn mắt lên. Mặt hắn đỏ ngầu ngầu. Hắn lè nhè hỏi tôi: Sao lại bảo hắn là con chó. Rồi hắn chửi cho tôi một mẻ vuốt mặt không kịp.

Tôi ức quá. Nhưng rồi tôi lại cười. Tôi lẳng lặng về nhà, lấy giấy bút viết truyện một thằng say rượu.”

-

                     

Nam Cao,

Những truyện không muốn nói

Tôi nghĩ Nam Cao sẽ thích các em 9X. Các em biết thế nào là chó mực, thế nào là xúc phạm. (Thế nào là cả hai.) Tôi vẫn nhớ cách đây mấy năm một blogger nữ đến từ Sài Gòn viết bài “tát” Hà Nội - con người không thân thiện, cơm không ngon, wifi không có. Bình luận đe dọa lên đến hàng trăm, báo mạng nhảy vào cuộc kéo báo giấy nhảy theo. Cô blogger đó phải gỡ bài xuống và xin lỗi. Thực chất bài đó không có gì. Một bài phàn nàn bình thường, giống hàng nghìn bài phàn nàn của hàng trăm cô gái trẻ.

Giờ tôi rất khó hình dung

một bài blog có thể gây xôn xao đến mức đó. Một phần là thời gian vừa qua có nhiều bài sốc nên dân mạng lỳ đòn. Nhưng một phần nữa là sự ảnh hưởng của văn hóa 9X - gây sốc thì được nhưng bị sốc thì không sành điệu lắm.

Thứ sáu (tiếp tục hành trình sau vài phút nghỉ ngơi), các em 9X quan tâm đến môi trường. Tôi thấy đó là sự quan tâm thật, không phải trào lưu, không phải để ý đến một điều để lấy lòng những người đang để ý đến mình. Các em có vẻ rất chán việc gọi là “tình nguyện xã giao”: lên xe bus, đến nơi xa, làm ít việc hình thức (quét đường, quét đường). Không phải em nào cũng “xanh” thực sự, nhưng tôi quan sát kỹ và thấy nhiều em hằng ngày có hành động nhỏ đế bảo vệ hành tinh - mà không nói với ai. Bản thân tôi nghĩ “bọn

6

X” là kẻ thù lớn nhất của môi trường Việt Nam.

Thứ bảy, các em đang vẽ một vùng xám đẹp ở giữa các vùng trắng và đen của văn hóa xưa. Không phải cứ người sống thử là sai, cứ người đồng tính là hỏng, cứ người có

hình xăm là đầu gấu - mà phải đánh giá cẩn thận dựa trên yếu tố riêng từng trường hợp một. Từ một đạo đức cứng (đừng làm việc

n

) họ đang dịch sang một đạo đức mềm (đừng

l

àm tổn thương nhau). Không phải dịch hẳn sang mà dịch gần một chút để mọi người đều có chỗ ngồi.

Thứ tám, các em 9X biết mình là ai. “Mất gốc.” Nếu tôi là một em 9X thì tôi sẽ rất ghét từ đó. Sự thật là các em 9X đang giữ gốc với đúng mức độ nhiệt tình mà các bác 5X đang “giữ” lời khen. Tức là giữ rất tốt. Tất nhiên các em dùng tiếng Anh nhiều, nhưng cứ một từ tiếng Anh đưa vào sử đụng là họ nghĩ ra mười từ tiếng Việt mới. Tiếng lóng chi cần 10 đến 20 năm thành tiếng chuẩn; sau này từ điển tiếng Việt sẽ rất béo khỏe nhờ sự sáng tạo của các em 9X bây giờ.

Thứ chín, các em thích mua sách.

Chín là chín, thế là thế. Nếu xây dựng quan điểm về các em 9X dựa trên các thông tin phổ biến trên mạng và ngoài phố thì không thể chênh lệch hơn được. 9X hư? 9X lười? 9X vô tâm chỉ nghĩ đến bản thân? Nhầm, nhầm, nhầm. Họ là các em thông minh và chân thành sẽ đưa Việt Nam đi lên.

Phải bọn

ox

mới kinh!

Ngoặc chấm chấm ngoặc

Trong các dấu chấm câu sáng tạo báo mạng Việt Nam hay dùng, tôi thích nhất “(!?)”. Mở ngoặc, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, đóng ngoặc. Đó là một trong rất ít cách phóng viên có thể nói “Chém gió ác thế” mà không viết “Chém gió ác thế”.

Ví dụ, trong một bài báo viết về chuyện hai anh nông dân bị công an thị trấn Tào Xuyên, Thanh Hóa, hắt giữ và đòi 7,5 triệu vì “tội” ăn cháo quên mang giấy tờ tùy thân, có đoạn này phỏng vấn ông trưởng công an:

“Sự việc hai ông phó công an thị trấn lấy tiền của anh Khánh và anh Ngọc tổng cả 7,5 triệu đồng một cách không giấy tờ gì tại trụ sở công an thị trấn là có thật...

Việc mấy anh công an này làm là sai rồi. Các anh đó

hiểu biết chưa được nhiều, các anh thông cảm bỏ qua cho (!?)”

-

VTC

Hiểu

biết chưa được nhiều? Chém gió ác thế! Hay ví dụ

 

này,

lấy từ

một

bài viết về vụ công

ty Vedan nhận giải

thưởng

“Vì

Sức khỏe cộng đồng”:

“Giám

đốc Trung tâm Tư vấn phát

triển

thương hiệu

và chất

lượng TP.

HCM (NATƯSI) lại còn lý giải có

thể do l

u bu nên

MC

xướng nhầm tên của Vedan vào

danh sách

các doanh nghiệp được kêu tên lên nhận giải (!?)”

— Pháp

luật Thành phố Hồ Chí Minh

Thôi đi ông ơi, lạnh quá rồi, còn chiếc mũ

của tôi vừa bị cuốn bay

khỏi đầu! Hay

dụ

này, man

g tính

chất nhạy

cảm khác:

“Anh Tuấn, nhân

viên

thiết kế tại phố Lê Văn Hưu không

 

giấu được sự ngại ngần: Con gái ngày

nay đã

không

còn như xưa,

sống dễ dãi, buông thả mà việc

kinh

doanh màng trinh nhân tạo còn

rầm rộ

thì con gái Việt

Nam

rồi sẽ ra

sao

.?

  

Tất cả

sẽ thay đổi hoàn

toàn.

Sự thỏa chí chơi bời, sự

 

lừa dối sẽ làm mất đi hình ảnh con gái Việt

Nam, thuần

phong mỹ tục ở đâu (!?).”

-

VTC

ràng phóng viên không đồng ý lắm với

quan

điểm của

anh

Tuấn. Tôi hình dung ngay

một

phóng viên nữ đang đặt câu hỏi ngược lại về “sự thỏa chí chơi bời” vốn được chấp nhận hơn của con trai Việt

Nam.

Không phải chỉ

tron

g đoạn trích lời

dấu “ngoặc chấm chấm ngoặc

cũng xuất hiện ngay trong tít

Cáu, bực tức, HH Trái đất sáng tạo ‘Miss Aozai’ (!?)”

-VTC

“Hải quan để lọt 1.800 tấn dầu ăn nhập lậu (!?)”

-

Pháp luật TP

“Chủ tịch VFF chưa biết HN T&.T vô địch V.League (!?)”

-VTC

“Đảng ủy phường không có chủ

trương

xin hỗ trợ (!?)”

-

Tiền phong

Mặc dù lá cải, mặc dù đi ngược với tính công bằng của nhà báo, mặc dù mở đường cho người thích kiện - “Joe: Tôi đẹp trai” rất khác với “]oe: Tôi đẹp trai (!?)”- nhưng mỗi lần thấy một “

ngoặc chấm chấm

ngoặc”

xuất

hiện, tôi vẫn liếm môi. Đúng là hơi quá. Đúng là hơi thô. Nhưng rất có cá tính.

Thoát xấu với Charisma Man

“Charisma Man” (Siêu nhân quyến rũ) là nhân vật của một họa sĩ người Canada làm việc tại Nhật. Anh ấy nhận thấy có nhiều anh Tây khi ở quê nhà là người hết sức bình thường, nhưng khi sang Nhật thì trở thành trung tâm của sự chú ý. Người Canada rất thích châm biếm, nên anh ấy phát triển nhận xét đó thành truyện tranh.

Khả năng biến thành Charisma Man của các anh Tây sang Việt Nam cũng không hề kém. Tôi, chẳng hạn. Tôi chưa bao giờ được nhiều người khen đẹp trai như ở Việt Nam (suy ra trước khi sang Việt Nam, tôi chưa đẹp trai). Lúc đầu, tôi nghĩ đó là những lời khen xã giao để tôi cảm thấy được quý mến. Nhưng sau một thời gian, tôi bắt đầu... tin tin.

Hóa ra mẹ tôi nói đúng!

Đầu tiên phải cảm ơn Hollywood. Người Tây đi đâu, phim Hollywood đi trước làm marketing giúp. Kết quả là, với một bộ phận lớn người Việt, cứ ông Tây là giàu (trông nghèo là khiêm tốn) , cứ ông Tây là đẹp trai (trông xấu là quyến rũ), cứ ông Tây là lịch lãm (trông lôi thôi là “có style”), cứ ông Tây là giỏi (trông ngố là giấu giếm) cứ bà Tây là cởi mở về chuyện ấy...

Cách đây rất lâu, Hollywood phát hiện một sự thật "bình thường” không bán được. Đa số các anh Tây ở Tây có cuộc sống rất bình thường, không quá giàu, không quá giỏi. Họ khiêm tốn, tốt bụng, sống tình cảm với gia đình, giống như đa số các anh việt Nam ở Việt Nam. Nhưng cuộc đời các anh ấy không dựng được thành phim, hoặc dựng được nhưng không bán được thành tiền. Hollywood phải khác. Mà Hollywood xuất khẩu cái nào thì Việt Nam nhập khẩu cái đó.

Và ngược lại. Người Tây chủ yếu xây dựng hình ảnh về người Việt qua những bộ phim và tiểu thuyết về thời chiến, thời Pháp thuộc. (Vẫn chỉ có thế là phổ biến toàn cầu.) Trong các tác phẩm nghệ thuật ấy, phụ nữ thường xuất hiện với vẻ duyên dáng, bí ẩn.

Đẹp kỳ lạ

.

Nếu có nhiều anh Tây sang Việt Nam và ăn theo hình ảnh “com-plê”, thì cũng có nhiều em Việt Nam sang Tây và ăn theo hình ảnh “áo dài”. Có bao nhiêu anh Tây biến thành Charisma Man ở Việt Nam thì có bấy nhiêu em Việt Nam biến thành Exotic Woman ở Tây (Siêu nhân đẹp kỳ lạ). Ví dụ, một em quê ở vùng biển, người thì gầy, da thì đen, giọng thì lờ và nờ thành một. Ở Việt Nam em ấy khó có thể vượt qua sự phân biệt ngoại hình và địa phương. Vậy nên em ấy giành học bổng, bay sang Anh. Sau ba năm đi học, em ấy nói tiếng Anh như người bản địa, kiếm việc part time là người mẫu ảnh (ai ngờ gương mặt đó lại ăn hình như thế?), kiếm boyfriend fulltime là Chủ tịch hội đồng sinh viên. Từ “gái nhà quê” em ấy biến thành “phụ nữ Ex-otic” Ngoài vài ngày nhớ nhà (nhớ bún cá) em ấy cảm thấy hài lòng với cuộc sống mới - một cuộc sống rất giống phim.

Có lần tôi xem phim tài liệu của kênh Discovery kể về cuộc sống mới của người phụ nữ Việt đi lấy chồng Hàn Quốc. Có đoạn phỏng vấn một chị khá giỏi, ở Hàn Quốc chỉ có mấy năm mà lên tới chức xã trưởng. Khi ngồi tâm sự với máy quay, chị ấy mặc áo Hàn Quốc rất thời trang và nói giọng Việt Nam rất địa phương - một hình ảnh vừa mâu thuẫn vừa quen thuộc.

Tuy nhiên, “thoát xấu” bằng cách nào - nhờ phim, nhờ sách, nhờ chất tờ giấy trắng - cũng rất khó để thoát hẳn. Quay lại với tác phẩm chính: kẻ thù lớn nhất của “Charisma Man” trong truyện tranh là “Westem Woman” (Phụ nữ Tây): các em Canada cũng sang Nhật và rất biết sự thật về anh chàng “quyến rũ” này.

Chuyện Linh và Lucy

Linh hay là Lucy? Khánh hay Chris? Phạm Thi Nguyệt Nhung hay Tizzie Lulu Pham?

Tôi tính hai trường hợp mà người Việt đi nước ngoài nên đổi tên khác: tên mình có ý nghĩa xấu trong ngôn ngữ của người ta,và tên mình khó phát âm quá - dù muốn cuốn đến mấy nhưng lưỡi của người ta không liếm được các nguyên và phụ âm đó.

Một anh tên Chiến sắp đi du học ở Pháp nên đổi tên. Trong tiếng Pháp, “chien” có nghĩa là “chó” - “Je m’apelle Chien” (“Tôi tên chó”) là cách giới thiệu chỉ phù hợp với ca sĩ hát rap.

Còn hai tên Dung và Dũng có vấn đề ở Anh. Theo cách đọc của tiếng Anh, cả hai sẽ thành phát âm là “Đăng”, ý nghĩa là “phân”. Kể cả ca sĩ hát rap cũng không có người nào tên Phân cả.

Hai tên Phước và Phức cũng hơi “phức tạp”. Ví dụ, bạn là cô gái Sài Gòn đang yêu một anh Việt kiều ở Mỹ. Anh ấy tên thật là Phước nhựng bạn bè toàn gọi anh ấy bằng tên tiếng Anh là Peter. Một hôm hai người cãi nhau máu lửa qua điện thoại. Peter tắt máy, tức giận. Cảm thấy

mình

có lỗi, bạn sáng tác thư tình bằng tiếng Việt (để tăng độ tình cảm),

gọi điện

lại anh ấy, đọc cho anh ấy nghe.

Peter. Phước yêu... Alô? Alô, anh còn đó không?

Bên cạnh nguy cơ người ta hiểu không đúng, có nguy

khủng khiếp hơn là người ta phát âm không nổi

What’s your name?

I’m Nguyệt.

Nờ'gu-yệt?

No> no. Nguyệt

Nơ-goẹt?

Nguyệt.

Nguy-y-hệt?

Actually it’s Jane.

Với nhiều người Tây, buộc dây giày bằng lưỡi sẽ dễ hơn phát

âm tên Nguyệt. Đó không phải lỗi tại ai; đơn giản tên đó kết hợp những âm khó nói nhất trong một diện tích nhỏ. Một vấn đề nữa là sự mất đi của phát âm đặc trưng. Ba tên Hùng, Hưng và Hương thường bị nói là “Hoong” hết. Một bạn tên Hùng sang Tây một mình chắc không sao,

nhưng

sang cùng bạn Hương và bạn Hưng thì... “Hey, Hoong!” Sếp

kêu, khiến cả ba người phải nhìn nhau, nhìn sếp, rồi nhìn nhau một lần nữa.

Tuy nhiên, đa số tên Việt Nam không có ý nghĩa xấu, c

ách phát âm bất khả thi trong tiếng nước ngoài; đổi hay không là sự quyết định “tùy thích”. Bạn thích được gọi bằng Linh hay Lucy? Không phải bạn chấp nhận tên Lucy, bạn

đồng ý tên Linh, mà bạn

thích

tên nào hơn?

Tôi có nhiều bạn Việt Nam đi nước ngoài và đổi tên thành công. Họ cảm thấy tên mới của mình (những Mike, Linda, Sam.) giúp mình hòa nhập với cuộc sống, thêm bạn, thêm vui. Tôi cũng có nhiều bạn nước ngoài sang Việt Nam và đổi tên thành công (những Duy, Khải, Cường). Họ

không thiếu lời mời đi uống bia hơi.

Thêm vào đó, nhiều người cho rằng muốn thành công ở các lĩnh vực sáng sủa toàn cầu như điện ảnh Hollywood thì phải có tên tiếng Anh. Michelle Yeoh (Dương Tử Quỳnh) và Jackie Chan (Thành Long) thành công một phần vì tên tiếng Anh của họ tạo ấn tượng tốt trong lòng khán giả Tây.

Nhưng cứ một Michelle Yeoh có một Zhang Ziyi (Chương Tử Di), cứ một Jackie Chan có một Chow Yun Phat (Châu Nhuận Phát), là diễn viên châu Á

giữ tên gốc

và thành công không kém. Tên “lạ tai” cũng có thể tạo ấn

tượng tốt - Nếu “anh hùng Núp” đổi tên thành “anh hùng

Mạnh” liệu cồn có ai nhớ ông chăng?

Cũng có người giữ tên gốc nhưng thêm “tên vui” - như cái tên “Dâu” mà các đồng nghiệp ở Liên Hiệp Quốc đặt cho tôi. Tên đó giúp tôi phát triển thương hiệu với cộng đồng mang lại nhiều lợi ích. Nhưng thêm một tên vui như vậy là việc rủi ro: nó luôn có nguy cơ lấn át tên thật (quả Dâu

siết cổ chú Joe, cười tươi khi chôn xác ngoài vườn)

Chính vì thế tôi phải vất vả chăm sóc cả hai.

Tuy nhiên dù chọn phương án nào - giữ tên gốc, đổi tên

mới, giữ

tên

gốc

và thêm tên vui - có một điều luôn phải để ý. Đó là đã tự

giới

thiệu bằng một cái tên thì sẽ rất khó thuyết phục mọi người gọi mình bằng tên nào khác.

Hoa chuối và cảm giác nhàm chán

Khi tiến hành nghi thức hôn nhân, cô dâu và chú rể

cùng hứa giữ lòng chung thủy khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, “để yêu thương và tôn trọng em mỗi ngày suốt đời anh”. Tôi

nghĩ cha xứ nên nói thêm hai trường hợp có thể xảy ra: “Khi

yêu cũng như lúc chán”.

Tôi chưa thành công lắm trong tình yêu, nhưng dựa trên

những lần thất bại tôi nghĩ trong cuộc hôn nhân (hay

bất kỳ “cuộc” nào trong đó có hai người yêu nhau), yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hạnh phúc lâu dài là sở thích

chung,

là những việc hai người đều thích làm và có thể làm cùng

nhau. Xem bóng đá. Nuôi chó. Nấu cơm Thái.

Bởi chắc chắn một ngày nào đó sẽ có cảm giác nhàm

chán. Có thể hai người sẽ chán nhau cùng lúc, có thể một

người sẽ chán đơn phương - nhưng chắc chắn, một ngày nào đó, một buổi sáng đẹp ười, một buổi chiều ẩm ướt, tình yêu để lâu trong bụng sẽ bị nôn ra.

Những lúc chán nản nhất tôi đặt tên là các “bão chán". Khi bão chán đến, mình sẽ không còn thích người ấy - nhưng nếu chọn đúng người thì mình vẫn thích thú với những gì người ấy cũng vẫn thích thú. Rồi bão chán sẽ qua

Ví dụ, hai người đều thích chơi gôn. Sau một năm

yêu

nhau, bão chán số 1 ập đến, hai người bắt đầu chán nhau thật, như mỳ chán tôm. Bão kéo dài hơn hai tháng, nhưng suốt thời gian đó, hai người vẫn chơi gôn cùng nhau, vẫn chia sẻ niềm vui đó. Có khi môi hôn môi cảm giác không như trước, nhưng gậy hôn bóng cảm giác vẫn sung sướng như ngày đầu. Rồi khi bão đã qua, hai người vẫn ở bên nhau để đón nhận một tình yêu trưởng thành hơn.

Vị trí “vẫn ở bên nhau” đó rất quan trọng. Ngay sau khi bão chán đi qua, trong tay mình sẽ xuất hiện một hạt giống, trong tay người ấy một cục đất. Mình phải cho hạt vào đất ngay mới có hoa là tình yêu trưởng thành. (Bài hơi sến nên cứ gọi là hoa chuối.) Nếu lúc bão chán ập đến, mình chạy về một phía, người ấy chạy về phía khác, thì lúc hai người gặp lại nhau hạt đã hỏng, đất đã khô. Phải có điều giữ hai người ở bên nhau lúc trời mưa to nhất. Đó chính là sở thích chung.

Ngày xưa có nhiều điều khác giữ hai người ở bên nhau khi mưa và lúc gió, khi sấm và lúc sét. Cơm, chẳng hạn. Sống thiếu chồng, vợ sẽ đói (không có tiền đi chợ), sống thiếu vợ, chồng sẽ đói (không có người nấu cơm). Thời bây giờ một người phụ nữ giỏi có thể mua cả chợ, một người đàn ông thành đạt hằng ngày ăn ở nhà hàng. Sự phát triển kinh tế đã làm khác đi mọi thứ.

Ngày xưa kể cả hai người tính cách rất khác nhau vẫn chỉ có duy nhất một con đường để đi: trồng lúa, sinh con, ăn Tết, làm lại. Cả hai sẽ thích tiến lên trên con đường đó (không tiến lên thì làm gì?), thế là đủ một “sở thích chung". Bây giờ thì khác. Kể cả hai người tính cách rất giống nhau vẫn sẽ có rất nhiều con đường để đi. Họ có thể tiến lên, lùi lại, rẽ phải, rẽ trái, hoặc đứng yên vẫy tay. Thời xưa là thời nhận đường. Thời nay là thời

tạo

đường.

Vậy nên việc tìm hiểu ứng cử viên bạn đời trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lấy nhau xong, ông trời sẽ không tặng những

sở

thích chung như cơm và áo, mà minh phải dựa vào những sở thích chung đã có từ trước. Xem phim hành động. Đi du lịch bụi. Chơi gôn. Chính vì thế mình phải chọn rất kỹ - số người thích chơi gôn không nhiều bằng số người thích ăn cơm.

Có những cặp đôi cả hai rất thích cãi. Với họ, cảm giác bị điên (hoặc làm người ấy bị điên) cũng có thể gọi là

sở

thích chung. Họ cãi nhau suốt nhiều năm trời khiến chú hàng xóm tự hỏi vì sao họ chưa giết nhau

Nhưng điều chú hàng xóm chưa biết là mỗi lần xa nhau hơn một tuần, cả hai đều cảm thấy buồn vô cùng.

Tôi có sở thích đỡ bạo lực hơn. Tôi thích đi hộ. Đổ là việc tốt cho sức khỏe, không mất tiền, dễ làm cùng một người khác. Tôi có thể chán tình yêu lắm, nhưng nếu người ấy đề nghị đi bộ ra bãi biển chắc tôi sẽ nhận lời. Mà dôi khi xảy ra một chuyện lạ - lúc đi tôi rất chán người ấy nhưng lúc về tôi lại thấy thích thích.

Lễ

ăn dọn

Ăn hỏi là một từ không có trong tiếng Anh.

Đó là vì ăn hỏi là một điều không có trong văn hóa Anh.

Hoặc văn hóa Mỹ, Canada, Úc... Dịch từ ăn hỏi sang tiếng Anh phải cuộn tay áo, ghép từ vào nhau. “Engage- ment” (đính hôn) cộng “Ceremony” (lễ hội). “Engagement ceremony.” Một cụm từ lạ. Ớ quê tôi, việc khẳng định Engagement ít khi thành ceremony. Engagement không phải điều để khẳng định trước mặt gia đình, cũng chưa phải điều để xác nhận với Chúa. Engagement là việc của hai người.

Anh chàng cúi xuống, rút ra chiếc nhẫn. Cô nàng khóc, nói “Yes” (hoặc “No” khiến anh chàng khóc thay), hai người hôn nhau giữa bãi biển vắng vẻ, mặt trời lặn nốt. Thỉnh thoảng có mấy người xung quanh chạy vào, vỗ tay. Thỉnh thoảng thôi. Đó là văn hóa Hollyvvood - hấp dẫn trên màn ảnh nhưng phô trương ngoài đời.

Với đa số người, đính hôn là anh quyết định sống nốt cuộc đời cùng em, một phút thiêng liêng dành riêng cho

nhau. Anh sẽ có em và em sẽ có anh. Người ngoài cuội có tin nhắn.

Còn ở Việt Nam, đôi khi cưới một người là cưới hẳn một gia đình, tuần trăng mật các bác vào phòng khách sạn xem máy điều hòa có chạy tốt không. Ở Tây là khẳng định tình yêu trước mặt bầu trời. Ở Việt Nam là khẳng định tình yêu trước mặt cả họ. Thế mới là lễ.

Mà đặt tên “Lễ ăn hỏi” tôi thấy rất chuẩn - khách mờị ăn, thằng kia hỏi. Mọi chuyện diễn ra rất nhanh, nhiều khi chưa đến một tiếng đồng hồ là xong hết. Đôi khi tôi nghĩ sửa thành “lễ ăn dọn” sẽ càng chuẩn hơn. Dù sao gia đình hai bên đã đồng ý từ trước, việc dọn mất nhiều thời gian hơn việc hỏi.

“Gia đình hai bên đã đồng ý từ trước.” Lần đầu tiên đến dự một lễ ăn hỏi tại Việt Nam, tôi chưa biết điều đó. Mọi người gặp nhau để bàn bạc, chắc còn nhiều thứ vẫn chưa thỏa thuận. Phải không?

Tôi vẫn nhớ, chú đại diện nhà trai đứng lên, phát biểu: “Sau một thời gian cả hai bên gia đình tìm hiểu nhau, chúng tôi quyết định chọn ngày 14 tháng Năm để hai cháu nên nghĩa vợ chồng”. Chú đại diện nhà gái đứng lên, cảm ơn gia đình nhà trai, ngồi xuống.

Ngay sau đó, các bác bên họ nhà gái có 30 giây nói chuyện cùng nhau theo cách của mấy diễn viên phụ không có thoại nhưng vẫn phải sôi động trên sân khấu. “Ngày 14 tốt lành nhỉ, hai cháu rất đẹp đôi nhỉ...” Rồi chú đại diện nhà gái đứng lên lần hai.

“Chúng tôi đồng ý với lời đề nghị của họ nhà trai.”

Tưởng hai bên gia đình vừa đàm phán thực sự, tôi quay đầu hỏi người ngồi bên cạnh: “Thế trong trường hợp nhà

gái bảo ngày đó không được thì nhà trai phải chọn ngày khác hay thế nào hả bạn?” Người ấy nhìn tôi và cười.

Cũng có lần tôi được mời đến dự lễ ăn hỏi của một anh bạn là người Anh đang yêu một cô bạn là người Hà Nội. (Tôi bê tráp, đau tay vì xếp hàng hơi lâu và chọn nhầm mâm trái cây.) Khi vào nhà người yêu, anh ấy làm hết những việc nên làm: cười tươi, rót rượu, mời thuốc lá...

Xong cô người yêu dẫn anh ấy đến bàn VIP để phát biểu (bố mẹ anh ấy chưa sang nên anh ấy phải tự đại diện cho nhà mình). Anh ấy tỏ ra rất lo lắng. Anh ấy đã đứng lên phát biểu tại nhà người yêu mấy hôm trước, tưởng chương trình đã kết thúc, chưa chuẩn bị tinh thần để đứng lên phát biểu thêm lần nữa - mà lần này lại trước mặt nhiều người hơn. Trình độ tiếng Việt của anh ấy cũng chưa thực sự tốt, xử lý các câu “lễ hội” vẫn là việc khổ.

“Cháu xin phép lấy Phương,” anh ấy hồi hộp nói - rồi đứng im. Các bác ngồi chờ, tưởng bài phát biểu cồn dài. Nhưng bài phát biểu không dài. Bài phát biểu đã hết. Anh ấy nhìn các bác ngồi bên trái, các bác ngồi bên phải, bố mẹ người yêu, khách mời đông đủ. Ai cũng im lặng chờ đợi câu tiếp theo.

“Được không?”

Kiểu người nào phù hợp lấy người nước ngoài?

Nhiều lần tôi tự hỏi mình câu đó. Kiểu người nào phù hợp lấy người nước ngoài... nhỉ? Nói cách khác, kiểu người nào phù hợp lấy người văn hóa ngoài vì đôi khi nước xa có văn hóa gần.

Với nhiều người, đó là câu hỏi thừa: có tình cảm là đủ, chứ kéo chuyện văn hóa vào cuộc là phủ nhận vai trò của tim. Đó là quan điểm đẹp.

Hòa bình trên Trái Đất cũng là quan điểm đẹp.

Giả sử tình cảm không là chưa đủ. Giả sử có kiểu người phù hợp lấy người nước ngoài và có kiểu không, dựa trên các yếu tố bẩm sinh. Có kiểu người nếu lấy người nước ngoài sẽ có hôn nhân hạnh phúc, gia đình ấm áp - và có kiểu người sẽ không có gì hết, ngoài mấy phút khóc rưng rưng vào giữa đêm tối.

Vậy ai phù hợp?

Trong nhiều trường hợp, tôi thấy người chưa bao giờ

nghĩ mình sẽ lấy người nước ngoài phù hợp hơn những

người nuôi ý định lấy người nước ngoài từ lâu. Những lúc đi hát karaoke, người chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thành ca

sĩ thường hát hay hơn người nuôi ý định thành ca sĩ từ bé

Đôi khi sự chuẩn bị phá mất sự chân thật.

Những cặp vợ chồng “Tây-Ta không ngờ” thường đến với nhau vì duyên - tình cờ ngồi cạnh nhau trên máy bay

đứng cạnh nhau ngoài cửa văn phòng chờ trời hết mưa, Một mối quan hệ bắt đầu vì “duyên tự nhiên” thường sẽ ổn hơn một mối quan hệ bắt đầu với “duyên nhân tạo”.

Họ đến với nhau vì duyên, còn họ

lại với nhau vì tính

cách - không phải vì văn hóa, ngôn ngữ, màu da, hộ chiếu... Vì cả hai đều không sính ngoại trong tình yêu nêạ

việc tìm hiểu nhau diễn ra một cách chân thành. Họ không

cố tình đến với mục đích lớn lao mà mục đích lớn lao bất

ngờ đến với họ. Họ lấy một người, không lấy một văn hóa.

Thêm một điều quan trọng là những người đó thường thuộc dạng thỏa mãn với những gì đang có. Nói cách khác, họ thuộc loại người không bị ám ảnh với những gì chưa có. Họ không chủ động tìm kiếm một hoàng tử có thể cứu mình từ hang rồng, một thiên thần có thể đưa mình lên mây - vì đơn giản họ không thấy mình đang ở trong hang rồng, không nghĩ mình đang ở dưới đất bùn.

Tính cách này tôi gọi là tính

“mặc dù nhưng

” Trước khi

cưới nhau: mặc dù

kết hôn với người nước ngoài đang “hot”

nhưng

tôi không phải

người theo mốt đâu. Sau khi (bất ngờ)

cưới

nhau:

mặc dù

hai người chưa thực sự hiểu

ngôn ngữ của nhau

nhưng

tâm sự đến mức này là đủ. Tính “mặc dù

nhưng

” là điều khiến họ

tránh

nhau lúc đầu, ở lại

với nhau lúc sau.

Cuộc hôn nhân nào cũng có những ba-ri-e riêng, những chướng ngại vật nằm giữa con đường tìm hiểu. Các cuộc

hôn nhân xuyên văn hóa sẽ có ba-ri-e rất cao, khiến việc

chia sẻ cảm xúc trở nên rất khó khăn. Những người tham vọng và cầu toàn sẽ cố gắng tìm cách vượt qua hết - và thất bại. Còn những người có tính “mặc

dù nhưng”này

sẽ dừng lại trước những ba

-ri-

e cao quá, trải chiếu, ăn píc níc.

Mặc dù

không vượt qua được

nhưng cũng

không sao. Ản ngon là chính. Mà dưới này cũng mát mẻ đấy chứ!

 

People pháp

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.

Sự thật là trong nhiều khía cạnh, ngữ pháp Việt Nam rất đẹp trời. Tiếng Anh có lựa chọn “swim, swam, swum swims,

swimming.chọn

sai là chết đuối. Tiếng Việt chỉ có mỗi lựa chọn "bơi", áp dụng trong mọi trường hợp, ghép vào câu như ghép cột mới vào bảng tính excel. Tôi biết bơi. Tôi đang bơi. Tôi thích bơi.

Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt cơ bản đều rất dễ hiểu; một người nước ngoài học mấy năm có thể viết đủ một trang không bị sai chỗ nào (có thể nghe lạ, nhưng không bị sai). Một người Việt Nam học tiếng Anh mấy năm khó làm được như thế, thường sẽ bị thiếu một “been+ing”, thừa một

W

was+ed”.

Theo tôi, “phong ba bão táp” không nằm ở ngữ pháp cơ bản mà ở cái tôi đặt tên là “people pháp”. People pháp là ngữ pháp dành cho quan hệ các people với

nhau. Thú thật mà nói, people pháp Việt Nam rất xấu trời luôn.

Ví dụ, tôi có một người bạn 30 tuổi tên Thủy. Tôi và bạn ấy có một người bạn chung tên Huyền, mới 25 tuổi. Khi nhắc bạn Thủy với bạn Huyền, tôi có thể dùng “chị”

“Huyền ơi, em nhớ qua nhà chị Thủy lấy chìa khóa nhé!”

Ý

tôi là

“Thủy: chị của em”. Mặc dù Thủy là em của tôi (năm nay tôi 32 tuổi), nhưng khi nhắc Thủy trong câu trên tôi sẽ “nói hộ” Huyền. Đơn giản phải không? Khi nhắc người B trong lúc nói chuyện với người A thì mình có thể dùng đại từ xưng hô nói hộ người A.

Không

đơn giản như thế đâu nhé. (Mà với nhiều người nước ngoài học tiếng Việt, cái “đơn giản” ấy đã khủng khiếp lắm rồi.) Trời sẽ mưa gió.

Ví dụ, tôi thuê nhà cùng anh Hoàng, 40 tuổi, và anh Quân, 37 tuổi. Anh Hoàng gọi anh Quân bằng “em”, nhưng tôi không nên nói:

“Anh Hoàng ơi, anh nhớ qua phòng em Quân lấy chìa khóa nhé!”

Ý tôi là “Quân: em của anh”, nhưng vì một luật people pháp nào đó nên ý tôi không ra. Tôi phải nói “qua phòng

anh

Quân lấy chìa khóa”. Có nghĩa là tôi không

được

nói

hộ

anh Hoàng. Tôi không được nói từ góc nhìn anh Hoàng mà

phải nói từ góc

nhìn của chính mình. Góc nhìn khiêm tốn

nhất

Được: “Cháu ơi, cháu nhớ qua nhà cô Trâm lấy chìa

khóa

nhé!” (Trâm 20 tuổi, là em của tôi)

Không được: “Bác Minh ơi, bác nhớ qua nhà cháu Long lấy chìa khóa nhé!” (Long 38 tuổi, là anh của tôi)

Cũng không được nhưng đỡ hơn một chút: “Anh Sơn ơi, anh nhớ qua nhà

chú Kiên lấy chìa khóa nhé!” (Kiên 65 tuổi, là bác của tôi và là chú của Sơn)

Thế thì phải sửa lại luật people pháp đó:

“Khi nhắc người B trong lúc nói chuyện với người A thì mình có thể dùng đại từ xưng hô nói hộ người A (nhắc người B từ góc nhìn người A), trừ trường hợp người B lớn tuổi hơn mình, và đặc biệt trừ trường hợp người B lớn

tuổi hơn mình và người A lớn tuổi hơn người B...

Rất khác với “he/she/you/me” của tiếng Anh. Hiện chưa có quyển sách nào mô tả hết các cấu trúc people pháp Việt Nam. (Có ai dám viết đâu?) Thường người nước ngoài học tiếng Việt phải mò vào, lúc bị điện giật thì phải nhớ

rất rõ

mình vừa sờ tay vào đâu. Nhưng giả sử có người chịu khổ viết. Các trang sẽ phải hiện ra như thế này:

Phong ba lắm chứ. Có lẽ tôi đã mất tự tin và không học tiếng Việt nữa - nếu không chứng kiến nhiều người Việt Nam chính gốc cũng mắc lỗi people pháp liên tục. Mỗi lần thấy một người Việt bị chửi mắng vì xưng hô “linh tinh” (thừa một cái “thưa”, thiếu một cái “ạ”) thì tôi vui lắm. Hóa ra people pháp Việt Nam không phải quá khó với riêng sinh viên nước ngoài mà với cả nhiều người Việt chính gốc đã học tiếng Việt từ lúc nghe bác sĩ phụ sản kêu lên “Cháu trai, chị ơi!”.

Chết!

Người Việt nói nhiều hơn người Tây.

Đó là kết quả bịa đặt của một dự án nghiên cứu chưa được thực hiện.

Theo kết quả tin cậy của một dự án

nghiên

cứu đã được thực hiện, người Mỹ nói trung bình 7.439 từ mỗi ngày. Để điều tra vấn đề này, các nhà ngôn ngữ học chọn hơn 1.000 người thuộc nhiều bộ phận xã hội, cài míc và thu âm họ từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ.

Tôi nghĩ với người Việt, 7.439 từ là chuyện nhỏ. Mặc dù chưa có cuộc khảo sát lớn (đề nghị các nhà ngôn ngữ học Việt Nam vào cuộc) nhưng theo những gì tôi quan sát, con số trung bình mỗi ngày ở Việt Nam phải ít nhất gấp đôi.

Người Việt đơn giản rất thích chia sẻ. Ở đâu tôi cũng thấy người Việt nói chuyện với nhau, từ các văn phòng sang trọng xuống quán cóc vỉa hè. Các cửa hàng bán lẻ luôn có mấy nhân viên ngồi tám chuyện. Các cơ quan nhà nước cũng vậy; mọi người đang tập trung làm việc rồi tư dưng có một chị mang đĩa hoa quả vào phòng, thành hội thảo ngay.

Hội thảo thì phải có chủ đề. Ở Việt Nam tôi thấy nguồn

nội dung các cuộc trò chuyện ấy thường là cái trước mặt

 

bình luận và nhận xét về những điều xung quanh. Nhìn cái nào, mô tả cái đó, diễn đạt môi trường bằng lời. Trời nóng, người Việt nói “Nóng!”. Phụ nữ cao, người Việt nói “Cao!”. Đứa trẻ cười, người Việt nói “Cười!”.

Hôm trước tôi đi xem phim ở rạp, ngồi giữa hai chị tầm ba mấy. Nhân vật chính cười, chị bên tay phải nói “Cười”. Nhân vật chính khóc, chị bên tay trái nói “Khóc”. Nhân vật chính bị công an bắn rồi ngã xuống đất, hai chị hai bên cùng nói “Chết!”. Cứ như thế đến hết bộ phim, “Cười”, “Khóc”, “Sợ”, “Chạy”, “Chết”...

Mắt thấy, miệng nói. (Ở Việt Nam “cái trước mặt” nói chung rất có quyền lực. Mặc dù ai cũng biết tiền mặt chỉ là biểu tượng nhưng nếu “biểu tượng trước mặt” bị rách thì ít người nhận đâu.) Có lần tôi đi siêu thị cùng một cô bạn là người mẫu rất cao. Siêu thị khá đông; bạn ấy đi đâu cũng có người nhìn và nói “Cao!”. Không phải nói thầm cho người bên cạnh nghe mà nói rất to, rất tự nhiên - cả tôi lẫn bạn ấy đều nghe thấy rất rõ. Buổi đó bạn ấy thu được ít nhất

30 từ “Cao”.

Tôi thường thu một từ khác: "Tây”. Đi đâu (đặc biệt các vùng nông thôn) hay có người nhìn tôi rồi tự nhiên kêu “Tây”. Kêu để kêu. Kêu cho ông trời nghe. Lúc đầu tôi bực

Ở các nước phương Tây, nói về một người mà người

đó vẫn nghe thấy được là hành động bất lịch sự. Nếu người

đó nghe thấy được thì phải nói

với

họ, phải “Chị ơi, cho em hỏi chị cao bao nhiêu?”, hoặc “Xin iỗi, anh có phải là

người Châu Âu không?” Chứ nói về họ sẽ tạo cảm giác như họ không thực sự tồn tại; họ là con chó chạy lon ton qua đường, không phải con người có trái tim và hai tai.

Giờ tôi đỡ bực mình hơn. Mỗi nơi một kiểu. Tôi bò qua.

Tôi cười. Tôi trả lời hóm hỉnh. “Tây, Tây, Tây!”, các cô chú kêu. “Ở đâu, ở đâu, ở đâu?”, tôi nhiệt tình đáp lại, giả vờ

nhìn tứ phía.

Văn hóa “nhận xét bóng gió” cũng hiện rõ ở ngoài

đường. Ở Việt Nam, tiếng còi cũng có thể được xem là các câu nhận xét thuộc loại nói để nói. “Bíp, tôi đang ở đây này!”. “Bíp,

tôi đang đi đằng sau bạn!” (mà lúc nào cũng có người đi đằng sau). “Bíp, tôi đang vội!” “Bíp, tôi đang vui!"

“Bíp, tôi đang tồn tại!”

Ở ngoài đường và ở trên bàn. Người Việt khi ăn cơm với nhau hay nhận xét một cách rất phong phú về các món đang ăn. Ở Canada, người thường đi ngay vào nội dung chính (“Công việc mới của chị thế nào?”), nhưng ở Việt Nam, mấy phút đầu tiên hầu như dành riêng cho các món ăn trước mặt (và trong miệng). “Ngon.” “Bình thường.” “Chỗ trong ngõ ngon hơn.”

Thời tiết nữa. Nô-en vừa rồi tôi về Canada hai tuần. Đi từ nhà tôi ở Vancouver ra sân bay, tôi cùng anh lái taxi đều ngồi im, xe cứ đi, tuyết cứ rơi. Hạ cánh ở Hà Nội xong, tôi bắt taxi về nhà thuê. Đi khoảng năm phút, trời ,bắt đầu mưa.

Mưa, tôi nghĩ.

“Mưa!” Anh taxi nói.

Lúc đó tôi biết tôi đã về đến Việt Nam.

Chuyện spellcheck và người máy nổi loạn

Mỗi lần viết xong bài tiếng Anh, tôi hay bấm nút “Spellcheck”, xem Microsoft Word có

phát hiện lỗi chính

tả nào đáng sợ không. Mỗi lần viết xong bài tiếng Việt, tỏi không có nút ABC nào để bấm mà phải dùng công nghệ cổ từ thập kỷ 70 là hai con mắt và một bộ não.

Không phải chưa ai nghĩ ra. Đã có nhiều phần mềm kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên phải rất lâu nữa mới có phần mềm kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt thực sự hiệu quả.

Có nhiều lý do khách quan. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trọng âm. Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng thanh điệu. Tiếng Anh viết sai một từ thường sẽ thành cụm chữ vô nghĩa (boring-boreing), còn tiếng Việt viết thì thành từ khác (chán-chan, trán, chắn, chá, cán...)

Tất nhiên tiếng Anh có trường hợp viết sai thành từ

khác (feel-fell), tiếng Việt thành cụm chữ vô nghĩa (điên'

đêin), nhưng trong đa số trường hợp, tiếng Anh rơi vào bảng A và tiếng Việt bảng B. Thêm vào đó, một spelỉcheck tiếng Việt sẽ

khó phân biệt giữa từ một và hai âm tiết.

“Người khách sao.”

Spellcheck sẽ không biết ý tác giả là một người “khách sáo” (mà viết sai) hay một người “khách” là ngôi “sao” (mà viết đúng).

Trong tiếng Anh, các âm tiết dính chặt vào nhau, Spellcheck sẽ không nhầm “Sonday” là hai từ “Son” và “Day” viết đúng - mà biết ngay là từ “Sunday” viết sai.

Thêm vào đó, tiếng Anh có nhiều từ 3, 4 âm tiết — kể cả “giết hẳn” một âm tiết (information), dựa trên các âm tiết khác Spellcheck không chỉ biết đó là từ viết sai mà còn gợi

ý chính xác: “Có phải ý bạn là ‘information’ không?”

Vậy nện nếu có spellcheck tiếng Việt thực sự hiệu quả thì nó phải dựa trên nền trí tuệ nhân tạo rất cao. Nó không thể dựa trên những thuật toán tinh vi như Spellcheck tiếng

Anh mà phải nắm được toàn bộ ngữ cảnh, giống cách bộ não của bạn đang xử lý bài viết này — và vừa phát hiện từ

“ban” vừa đọc bị thiếu dấu nặng.

Lúc có spellcheck tiếng Việt hiệu quả là lúc chúng ta nên rất vui. Chúng ta đã thực sự làm chủ công nghệ. Đó cũng là lúc chúng ta nên rất sợ. Vì lúc có spellcheck tiếng

Việt hiệu quả là lúc chúng ta sắp bước vào thời kỳ Terminator - thời kỳ người máy nổi loạn và mở chiến tranh

mục đích hủy diệt nhân loại.

Lôgic đơn giản. Máy tính đủ tỉnh táo để phát hiện “Ta có nhiều lỗi chính ta phải sửa” (a) là trường hợp viết sai, và (b) nên sửa thành “lỗi chính tả” (dựa trên ngữ cảnh cả bài) có nghĩa là bọn rô-bốt đủ tỉnh táo để biết số phận của chúng hoàn toàn nằm trong tay con người - nếu như chúng không chủ động thay đổi tình hình đó.

Văn hóa ong kiến

Như một đứa trẻ bị đánh đòn trở nên mất tự tin, hai cụm từ “Văn hóa phương Đông” và “Văn hóa phương Tây” rất dễ bị lạm dụng trở nên mất ý nghĩa.

Bên trái là một số bức minh họa của họa sĩ người Trung Quốc Yang Liu sáng tác (và của tác giả người Canada Joe Ruelle sáng tác lại và “hoa quả hóa” để tiết kiệm chi phí bản quyền). Cô ấy đang du học tại Đức, nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa văn hóa mẹ đẻ và văn hóa nơi đang ở.

Cách nhìn nhận đơn giản nhất là coi “bên táo” là văn hóa phương Tây, “bên cam” là văn hóa phương Đông. Tây thẳng thắn, Đông vòng vo. Tây cá nhân, Đông cộng đồng. Tuy nhiên, có phải những bức minh họa bên táo thực sự đậm chất phương Tây không? Bên cam phương Đông? Hay cách nhìn đó lấn át sự thật?

Thế giới phương Tây gồm nhiều nền văn hóa đa dạng đến mức khó tìm ra điểm chung. Thế giới phương Đông càng đa dạng hơn, tìm ra điểm chung giữa các văn hóa từ Nhật đến Nepal là việc tham vọng đến điên cuồng.

Văn hóa của nước nào cũng có chút chất kiến, chút chất

ong. Nếu “Văn hóa con ong nguyên chất” xếp hẳn vào bên trái thước đo của tôi (số một), và “Văn hóa con kiến nguyên chất” xếp hẳn vào bên phải (số mười) thì văn hóa Mỹ là số hai, văn hóa Việt Nam là số tám. Văn hóa Ý có

nhiều khía cạnh khá “kiến”, văn hóa Nhật thì khá “ong” (số sáu và số bốn). Nga nghiêng một chút về bên kiến. Singapore nghiêng một chút về bên ong. Úc thì ong lắm, Thái

thì rất kiến...

ít nhất hiện giờ là như vậy. Nhưng không văn hóa nào đứng yên một chỗ. Xu hướng chính trong các nền văn hóa thế giới là chuyển từ kiến sang ong. Nên nhớ rằng, nhiều nền văn hóa ngày nay rất “ong” thì ngày trước đã “kiến” hơn nhiều. Cách đây mấy trăm năm, các gia đình người Anh luôn ăn chung, dùng chung một chiếc dao. Mối quan

hệ phức tạp hơn nhiều.

Điều dẫn đến sự thay đổi là công nghệ. Nhờ sự phát triển của công nghệ - đặc biệt là cách mạng công nghiệp - các mối quan hệ thời xưa

l

à bắt buộc (dựa vào nhau mà sống), thời nay là “tùy ý” (dựa vào nhau tùy thích). Công nghệ cho phép mọi người sống độc lập mà không chết đói.

Gần đấy, tôi thấy văn hóa Việt Nam đã “ong” đi một chút, cũng như các văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Ân Độ, Thái. Không phải tình cờ mà phim ong rất thành công ở thị trường kiến (và trường hợp ngược lại thì tương đối ít). Đơn giản, mùi ong hấp dẫn con kiến. Hỏi 100 học sinh Việt Nam: “Nếu có cơ hội đi du học ở bất cứ nơi nào thì em

sẽ chọn đi đâu?”

thì

tôi nghĩ 80 em sẽ chọn một đất nước rất “ong”.

Tuy nhiên có điều mâu thuẫn là giới trẻ các nước “rất ong” đang dần dần quay

trở

lại với văn hóa con kiến, tìm cách sống cộng đồng hơn, hòa thuận hơn. Họ lấy cảm hứng từ Thái Lan, từ Ân Độ, từ Tây Tạng - và thỉnh thoảng từ một đất nước nhỏ có tên Việt Nam. Họ lý giải một cách sâu sắc, đồng thời cũng dễ thương: Đông đào dưới đất thì hơi mệt, hơi bí, nhưng một mình trên trời thì cô đơn không chịu nổi.

MUỐN GIÃI BÀY

Cơm quê

Có người Việt Nam sống nửa đời ở nước ngoài. Có người nước ngoài sống nửa đời ở Việt Nam. Cũng có người nửa một nửa hai, sống cuộc đời nửa here nửa there.

Tôi thích ăn các món Việt Nam — bún bò, bánh xèo, cao lầu. Xôi. Nhưng mỗi lần bị ốm, bị cảm cúm hoặc viêm a-mi-đan, tôi chỉ thích ăn món Canada. Macaroni and cheese, marmalade and toast, scrambled eggs with maple syrup... là những món hồi tôi nhỏ và lúc tôi ốm thì mẹ tôi nấu và mang lên phòng.

Qua điều đó, tôi biết tôi là người Canada.

Thời buổi hội nhập, nhiều người đang tìm yếu tố xác định mình là người ở đâu. Dòng máu, giọng nói, hiểu biết văn hóa - một điều gì đó giúp mình biết trái tim thuộc về đâu. Bởi đa số chúng ta muốn trái tim mình thuộc về một nơi duy nhất.

Thưởng thức

các nơi đẹp nhất, nhưng nó phải

thuộc về

một nơi duy nhất. Cảm

giác đó ẩn sâu vào lòng — không ai chào đời giữa hơn một đôi chân.

Yếu tố đó phải gắn bó với tuổi ấu thơ. Những sở thích cảm giác và kinh nghiệm ghi vào bộ não hồi nhỏ được ghi vào rất sâu. Hồi ấy bộ não còn mềm, dây thần kinh vẫn còn là đất sét trong đôi bàn tay là môi trường xung quanh.

Tôi có nhiều bạn Việt Nam, lúc ốm đau họ chỉ muốn ăn cháo. Lúc khỏe mạnh họ thích ăn pizza, ham-bơ-gơ, sushi, cà-ri - ăn gì chả được. Nhưng lúc nằm giường chờ mấy con vi rút giải tán nốt, họ chỉ muốn ăn bát cháo hành thêm chút hạt tiêu và nước mắm.

Thèm món của nơi nào, trái tim thuộc về nơi đó. Bởi những lúc ốm đau mình không ăn cho đỡ đói. Mình ăn cho đỡ buồn.

Dầu xả tâm hồn

Trong lúc chờ nước tắm nóng lên, tôi đọc nhãn nhập khẩu dán trên lọ dầu xả Nhật Bản.

 

“Dầu xả siêu mượt giữ ẩm, giá 230.000đ. Công dụng: Giúp

tóc hồi phục lớp sừng bị tổn thương, giữ màu và giữ nếp

cho tóc, điều tiết quá trình sinh lý của tóc.”

Là người thích sáng tác vào những lúc chờ đợi, tôi thay từ “tóc” bằng từ “bạn”, “lớp sừng” bằng “tâm hồn”, “nếp” bằng “sức”. Sản phẩm sẽ “giúp bạn hồi phục tâm hồn bị tổn thương, giữ màu và giữ sức cho bạn, điều tiết quá trình sinh lý của bạn...”.

Tất cả chỉ có 230.000đ/ 760g.

Tầm hồn tôi đang bị tổn thương, màu nhạt dần, sức mất đi. Quá trình sinh lý cũng nên điều

tiết

lại một chút, ở đâu có sản phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho tâm hồn tôi? Ở đâu có dầu xả tâm hồn?

Tôi tự dưng nhớ quê. Chắc có tuyết rồi. Tôi sinh ra

giữa một đêm mùa đông, tuyết rơi ầm ầm ngoài cửa sổ bệnh viện. Tôi có tuyết trong mạch. Nhưng sang Việt Nam lâu lâu, tuyết ấy đã tan. Tôi sợ trở về Canada, nó sẽ đóng cứng lại thành băng. Tôi mê nước này nhưng tôi nhớ nước tôi. Rồi tôi nhớ ra nước đang nóng lên ở phòng bên cạnh. Chắc tắm được rồi.

Hội chứng Tây sợ Tết

Khi được báo chí phỏng vấn về Tết Việt Nam, người phương Tây chúng tôi hay nhận xét một cách nhàm chán. “Không khí vui.” “Món ăn ngon.” “Con người thân thiện.” Chúng tôi thường bị hạn chế ở hai điều: điều mình có khả năng cảm nhận và điều mình nghĩ người Việt sẽ thích nghe. Ít ai cảm nhận sâu sắc, ít ai dám nói bánh chưng không ngon.

Khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt, chúng tôi bị hạn chế ở một điều nữa - điều mình có khả năng thể hiện, vốn từ chưa nhiều, cách diễn đạt chưa lưu loát; kể cả có cảm nhận sâu sắc cũng không thành lời cho ra. Thế là Tết vui

Thế là cơm ngon.

Sự thật là nhiều người Tây sợ Tết. Bản thân tôi cũng hơi sợ, nghe bài Tết Tết Tết Đến Rồi có cảm giác muốn chạy chạy chạy chạy xa rồi. Cổ nhiều người Việt sợ Tết vì vất vả — “Quanh năm suốt tháng đi làm đã mệt bở hơi tai, lại còn thêm mấy ngày Tết, chả ai được nghỉ ngơi chút nào!’ - và có nhiều người Tây sợ Tết vì căng thẳng.

Sợ thành cá cảnh

Người lầy không cần ở Việt Nam lâu mới cảm nhận giá tri

cá cảnh của mình. Mời đi họp, rủ đi ăn, bảo lên sân khấu tra

giải - vai trò chủ yếu là cười tươi và thể hiện làn da trắng

Công ty ta có chuyên gia là người Tây. Gia đình ta có khách

quen là

người

Tây. Trong không ít trường hợp, chúng tôi thành logo, thành slogan, thành thương hiệu - và mất

chất con người. Người ta không thực sự quan tâm đến

mình mà chủ yếu tập trung

vào

những

điều

thương

hiệu đó sẽ mang lại cho họ.

“Không ít” trường hợp thôi, chưa phải nhiều - nhưng đủ

để

chúng

tôi biết cảnh giác, nghi ngờ mục đích của người

khác.

Sợ phải thể hiện

Có lẽ điều chúng tôi sợ nhất là nguy cơ trở thành trung

tâm của sự chú ý. Từ cánh gà, chúng tôi bị đẩy ra sân khấu,

chưa học thoại, chưa biết vở kịch diễn ra như thế nào.

“Anh ơi, anh phát biểu một câu đi!” (câu gì?)

“Anh ơi, anh bước vào trước đi!” (vào đâu?)

“Anh ơi, anh chào bà đi!” (như thế nào?)

Trong các lễ hội phương Tây, khách mời chủ yếu được quan sát và thưởng thức, cưỡi ngựa ăn hoa quả. Nhưng ở

Việt Nam, khách mời thường chủ động hơn. Khách ở tuổi a phải làm việc b, ở vị trí ỵlàm việc z- còn có một số việc khách

dù ở lứa tuổi hoặc vị trí nào cũng phải tham gia thực hiện.

Với người hiểu ngôn ngữ và rành văn hóa (diễn viên độc

thoại), những việc đó là vinh dự, là niềm vui chung. Nhưng với người chưa giỏi tiếng, chưa hiểu lắm về văn hóa, thì những việc đó có thể là gánh nặng. Biết đâu mình làm hỏng? Biết đâu mình làm sai?

Sợ làm sai

Một điều khách Tây hay được dạy về Tết Nguyên Đán là sức ảnh hưởng đến năm tới. Tết đẹp, năm tới đẹp. Tết hỏng...nói chung Tết đẹp, năm tới đẹp. Người ta giải

thích một cách đơn giản, chúng tôi hiểu một cách đơn giản.

Không ai muốn làm hỏng năm tới của ai. “Cứ thoải mái đi!”, người Việt hay nói. Nhưng rất khó thoải mái khi biết một hành động vô tình có thể dẫn đến hậu quả lớn. Biết đâu cả năm tới, mỗi khi có chuyện không hay xảy ra thì gia đình lại nhớ đến mình. “Cái tòi cậu ]oe đó mùng Một Tết

vác bịch mực khô đến nhà đã biết ngay là xúi quẩy rồi mà. Cậu ta chưa hiểu văn hóa thôi, nhưng... rõ là xúi quẩy.” Một lễ hội phương Tây thường bắt đầu và kết thúc luôn cùng lễ hội đó. Người Việt thích đầu tư rủi ro hơn: thắng thì thắng lớn, thua thì thua nặng, tiền được cá là 12 tháng

âm.

Sợ phải ăn

Sự

thật phũ

phàng

là nhiều

người Tây thấy

các

món Tết Việt Nam không ngon. Thịt đông, gà

luộc,

bánh chưng.

Lạ

quá, lạnh

quá, nhiều mỡ

lắm.

Đơn giản các món ấy không

phù hợp với lưỡi của họ, cũng như nhiều món truyền thống của Tây không phù hợp với lưỡi của không ít người Việt mặc dù thấy bánh nướng bí ngô không ngon chút nào nhưng vẫn cười tươi, xin thêm miếng: “It’s delicious”

Muốn hay không, các miếng, sợi và chiếc sẽ xuất hiện trong bát theo phép màu kỳ diệu của văn hóa Việt Nam. Vì chúng tôi là những khách mời đặc biệt nên cả

nhà sẽ xem

kỹ chúng tôi cảm nhận như thế nào,

thích món

nhất. Tất nhiên những món khó ăn nhất, chúng tôi sẽ giả vờ thích ăn nhất (ăn càng sợ, cười càng to) . Thế là các miếng, sợi và chiếc

của chính các món ăn đó

sẽ tiếp tục xuất hiện trong bát theo phép màu kỳ diệu của ma xó xã giao.

Sợ cô lập giữa đám đông

Tôi chia các lễ hội văn hóa thành hai loại: lễ hội hành

động và lễ hội

tâm lý. Tết Thái là lễ hội hành động. Té nước và ném hoa là hai việc không cần sự hỗ trợ của ngôn ngữ; một người không biết tiếng có thể làm cùng người dân

và thấy vui. Tất nhiên có những phong

tục

đòi

hỏi

sự

hiểu biết văn

hóa

sâu; nhưng bên cạnh đó có những phong

tục

hết sức “dễ chơi” đối với du khách mới sang.

Đón xuân về, người Việt không té nước mà té chữ. Thăm, chúc, đón, hát - những động từ gắn bó nhất với Tết Việt Nam dựa trên ngôn ngữ. Vì thế, không biết tiếng là hơi khó tham gia. Phim hành động, nếu không ‘biết tiếng thì vẫn xem được; phim tâm lý, nếu không biết tiếng thì cựa quậy trên ghế, nhìn đồng hồ, nhắn tin cho người yêu cũ.

Trong suy

nghĩ của một số

người

Việt, đã mời

đàng đàng hoangf đã xếp vị trí tốt, đã gắp miếng ngon, đã thể hiện sự ý mến và tình cảm bằng ánh mắt - là đủ để khách lầy cảm thấy vui. Sự thật là nếu không làm bất cứ một việc nào như thế mà đơn giản giải thích kỹ càng về chuyện đang

xảy ra thì khách sẽ vui hơn. (Nghe người xung quanh cười m

à không hiểu vì sao là cảm giác rất căng thẳng).

Những lúc đông vui nhất, người Việt hay quên khách

Tây ngồi đối diện chưa hiểu tiếng. Người khách ở đâu cổ trách nhiệm học ngôn ngữ và phong tục của nơi đang ở.

Nhưng việc đó mất thời gian. Vậy người mời khách lầy đến nhà chơi cũng có trách nhiệm tạo điều kiện để khách

cảm thấy thoải mái và “hiểu phún”. Có nghĩa là phải mời

cẩn thận; sự thân thiện không bù được ngôn ngữ, và trong

một lễ hội như Tết Việt Nam, ngôn ngữ luôn là chính.

Tôi viết bài này không phải vì

chán

đời, trầm cảm hay muốn làm các bạn cảm thấy áy náy. Đơn

giản

tôi

biết

các bạn

từng thấy

nhiều bài phỏng vấn trong đó các ông bà lầy

ca ngợi Tết Việt Nam với những tính từ tích cực nhất. Tôi không nghĩ họ nói dối — với đa số người Tây ở Việt Nam, Tết là dịp lễ thú vị mang lại nhiều niềm vui -

nhưng

cái gì

cũng

có hai mặt. Họ sẵn sàng nói về mặt phải, còn tôi, chắc vì ở Việt Nam lâu và không tự coi mình là

khách

mời lịch

sự nữa, rất sẵn sàng nói về mặt trái.

Hâm 3.0

Nhiều người nói với tôi rằng đàn ông bước qua tuổi ba mươi mà vẫn chưa có gì sẽ bắt đầu hâm hâm. Thuộc dạng trên, tôi bắt đầu lo lo,

.. Tôi

là người

càng

lo về một

chuyện càng phân

tích xem tôi có thực sự hiểu chuyện đó không - càng phân tích càng

cảm thấy chưa hiểu. Và càng lo. Chết đuối trong xoáy nước này, tôi xác định hai câu hỏi mấu chốt:

1.

Đàn ông ngoài ba mươi, chưa vợ có thực sự bị hâm không?

2.

Nếu có thì

   

a.

Hâm vì chưa có vợ

   

b.

Hâm từ trước nên không cô nào muốn lấy

Sự khác biệt giữa (2.a) và (2.b) rất quan trọng. Theo lôgíc (2.a), đa số các anh ở tuổi hai mấy là đàn ông bình

thường. Nếu lấy vợ trước khi lên tuổi ba mươi, họ sẽ tiếp tục là đàn ông bình thường, đến cõi mộng vẫn là đàn ông

bình dị, thường kỳ. Còn các anh bước qua tuổi ba mươi

vẫn chưa có gì sẽ bắt đầu hâm hâm, bộ não bắt đầu phân hủy... Điều quan trọng là đa số “đàn ông ngoài ba mươi chưa vợ và đang hâm” (ĐONBMCV&ĐH) đã từng có cơ

hội tr

ánh

số phận đen đủi này. Đã từng có và đã từng bỏ

Theo lôgíc (2.b), đa số ĐONBMCV&ĐH đã không có cơ hội ấy đâu. Họ bị hâm từ hồi nhỏ, thậm chí hâm bẩm

sinh.

Lúc

hai mấy tuổi, họ rất muốn lấy vợ. Nhưng phụ nữ

Việt Nam nhận ra mùi hâm như con nai nhận ra mùi khói

lấy vợ làm sao được khi các em đến gần một chút là tự nhiên chạy ra như vừa thấy thần chết.

Theo lôgíc (2.a), xã hội nên trách ĐONBMCV&ĐH. Vì

quá lười, quá đa tình, quá yêu sự nghiệp nên họ đánh mất

tương lai - tự mở cửa cho gió hâm thổi vào. Theo lôgíc (2b)

 

xã hội nên thương họ. Vì sinh ra là thế nên họ nỗ lực đến mấy

cũng không bao giờ có tương lai hạnh phúc. Họ khổ.

Họ phải chịu áp lực cuộc sống như mấy chiếc ghế nhựa ở quán bia hơi phải chịu áp lực cái mông của các chú béo phì.

Nhưng trả lời câu hỏi (2) trước khi trả lời câu hỏi (1) là gửi hết tiền trước khi uống cốc bia nào. Vậy câu hỏi (1) thì sao? Đàn ông ngoài ba mươi và chưa vợ có thực sự bị hâm không? Có lẽ cách tốt nhất để biết về các anh nói chung là nhìn vào một số trường hợp nói riêng.

Nên chọn trường hợp ai cũng biết đến, người nổi tiếng ai cũng có thể đánh giá riêng dựa trên cảm nhận cá nhân. Thế là phải chọn sao. Bắt đầu với sao Tây. Robbie Williams? Simon Cowell? Ronaldo béo? Hâm, hẩm, hấp. Tiếp tục với sao ta.

Hay thôi. Sao ta thuộc bầu trời khác. Tất cả mọi việc từ sức khỏe tâm thần đến phong cách ăn mặc tốt nhất không nên bình luận. Báo mạng bảo sao lầy ăn mặc xấu, sao ta cười. Báo mạng bảo sao ta ăn mặc xấu, sao ta kiện. Tuy nhiên tôi đang hình dung vài “anh sao” Việt Nam, đang xoa tay và cười - cứ coi như câu hỏi (1) đã được trà lời.

Thế là phải quay trờ lại với câu hỏi (2). Hâm vì không lấy

ai, hay hâm nên không ai lấy? Hâm vì thiếu sữa, hay hâm vì

không chịu bú

Rất tiếc chúng ta cần có cuộc khảo sát quy mô lớn mới trả lời được câu hỏi đó. Có lẽ tốt nhất là tôi dành mấy dòng

chữ còn lại để nhìn vào trường hợp của chính tôi; hy vọng

từ cái nhỏ sẽ ra được cái to. Nếu như ở tuổi hai mấy tôi đã

có khả năng thuyết phục một trong các em đến thăm nhà ở lại làm vợ thì chuyện tôi đang bị hâm bây giờ là do bản

thân tôi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Tôi không đám chắc, nhưng tôi nghĩ tôi đã có - có khả

năng mà không dùng đến, có cơ hội mà không chớp lấy.

Mấy lần tôi suýt thành đức ông chồng. Cô ấy sẵn sàng

còn tôi cũng hơi hơi sẵn sàng nốt. Nhưng cái “cũng hơi hơi” là

cái khủng khiếp lắm - gần miệng hay không, cơm không vào bụng mình vẫn chết đói. Tôi thích tự do. Tôi sợ có em

nào chết vì tôi thì em ấy sẽ kéo tôi xuống địa ngục để trả thù.

Dĩ nhiên đó chỉ là tôi. Tôi không phủ nhận sự tồn tại

của một số đàn ông ngoài ba mươi, chưa vợ nhưng chưa chắc gì đã hâm (ĐONBMCVNCCGĐH). Nhưng dựa trên cảm nhận riêng, đa phần các anh ngoài ba mươi và vẫn độc thân có vấn đề. Chúng tôi đã hoàn toàn có thể lấy một phụ nữ tốt bụng làm vợ. Nhưng chúng tôi ích kỷ. Chúng tôi

lười.

Còn bây giờ chứng tôi hâm.

Vậy chứng tôi không xứng đáng để nhận lòng thương của xã hội. Nhưng chúng tôi vẫn giữ một hy vọng nhỏ nhoi. Nếu khi còn hai mấy tuổi, chúng tôi cần một người phụ nữ bình thường nhận chiếc nhẫn và duy trì độ hâm hấp của mình

ở mức

thường, thì bây giờ chúng tôi cần một người phụ nữ đặc biệt hơn. Đó là một em có khả năng kéo độ hâm hấp của mình xuống mức thường rồi nỗ lực cả đời để nó không quay lại mức cao.

Khăn tắm

Không có gì quý hơn một chiếc khăn tắm dùng qua ba tháng.

Với tôi, một ngày không bắt đầu với mấy phút tắm nước nóng dưới vòi hoa sen là một ngày không bắt đầu. Còn mấy

phút tắm nước nóng không kết thúc bằng một chiếc khăn

tắm mềm mại là mấy phút không kết thúc.

Các khăn tắm mới thường có lớp phủ ngoài bằng hóa chất — cho mượt, cho bóng. Khách vào siêu thị, khách sờ,

khách thích, khách lấy ví ra. Nhưng lớp hóa chất đó sẽ can

thiệp vào công việc chính của bất cứ một chiếc khăn tắm nào - là hút nước.

Từng ngày từng ngày, máy giặt và mặt trời sẽ cùng nhau xóa lớp phủ ngoài đỉ. Khăn tắm sẽ trở nên cứng hơn một chút, xấu hơn một chút - và tác dụng hơn nhiều. Sau khoảng ba tháng, nó sẽ ở giai đoạn lý tưởng nhất trong cuộc đời một chiếc khăn tắm: chưa hết mềm, đã hút tốt.

Rồi đến với thời xuống cấp. Khăn cứng đi nhiều, xấu đi

nhiêfu, giảm mức hiệu quả. Máy giặt và mặt trời bắt đầu đánh mạnh, đấm lỗ, xé rách, cào cấu. Sờ tay vào sẽ có cảm giác như mình đang sờ chiếc bánh đa.

Lúc đó mình có hai lựa chọn. Tiếp tục với khăn cũ hoặc bắt đầu lại với khăn mới. Cuộc đời thường chỉ cho mình hai l ựa chọn ấy thôi, ít người bán khăn tắm dùng qua ba tháng.

Hội những người thích ở một mình

Tôi muốn thành lập hội những người thích ở một mình. Đó sẽ là một hội rất trầm lặng, mỗi năm gặp nhau không

lần — vì tổ chức sự kiện cỡ nào cũng chẳng có ai đến.

Hội chỉ tồn tại để người thích ở một mình biết có nhiều người

khác

cũng th

ích

một mình.

Biết về sự tồn tại của nhau, biết xã hội không toàn người có tinh thần hướng ngoại. Chúng tôi chỉ cần điều đó.

“Một mình” ở đây không liên quan chuyện yêu đương.

“Thích ở một mình” không có nghĩa là không thèm yêu.

“Thích ở một mình”, theo hiến pháp mới nhất của hội, có nghĩa là mỗi ngày thích có chút thời gian ở một mình để suy nghĩ, thư giãn, sáng tác - và sạc pin.

Ai muốn đăng ký tham gia phải có tính cách giống chúng tôi. Vậy chúng tôi là những người như thế nào?

Trước hết chúng tôi là những người bình thường Văn hóa Việt Nam hơi nghiêng về phía cộng đồng, nên chúng tôi ở đây dễ dính từ “lập dị”. Nhưng chúng tôi không bị trầm cảm, ám ảnh, tự kỷ hay bất cứ bệnh tâm thần nào khác. Chúng tôi chỉ thích ở một mình. Thế thôi.

Hơn nữa, không phải lúc nào chúng tôi cũng thích ở một mìnhề Chúng tôi đôi khi rất thích chia sẻ, có người ngồi bên cạnh. Nhưng người đó phải hợp với chúng tôi; ăng-ten của họ phải bắt đúng tín hiệu chúng tôi đang phát. Mặc dù chúng tôi có khả năng nói chuyện xã giao với bất cứ ai (đời luôn tạo cơ hội tập ỉuyện) nhưng chúng tôi sẽ vất vả, nhanh hết pin.

Chúng tôi hay ăn trưa một mình, nhìn ra cửa sổ.

Chúng

tôi hơi kiêu.

Chúng tôi thích các quán cà phê yên tĩnh.

Chúng tôi

ghét người gây

ồn ào tại các quán cà phê đáng-lế-là-yên tĩnh. Chúng tôi đặc biệt ghét người gây ồn ào bằng cách nói bậy. Chúng tôi cầu trời để một phần trần

nhà rơi trúng đầu họ cho bất tỉnh. Chúng tôi không hiểu vì

sao họ khổng tự biết họ đang nói quá to. Bản thân chúng tôi chỉ nói đủ to

để người đối diện nghe

thấy. Một cuộc trò

chuyện riêng là một cuộc trò chuyện riêng, sao nhiều người

mãi

không

hiểu điều

đó ?

Chúng tôi hay

bị

người xung quanh hỏi: “Sao bạn ít nói thế.”. Chúng tôi

ghét câu hỏi

đó.

Chúng tôi

thỉnh thoảng có cảm giác muốn thoát khỏi

phòng

karaoke, nhà hàng, đám cưới đông. Nếu cảm giác đó mạnh thì chúng tôi biết nhiều cách biến nó thành hành động. Sáng hôm sau có người nhắn tin hổi: “Tối qua mày về

lúc

nào thế?”. Chúng

tôi cười. Hóa

ra chúng tôi là ma.

Chúng tôi sợ những lần đi chơi nhóm mà theo văn hóa Việt phải chờ mọi người đứng lên nói “Đi!” mới bắt đầu giải tán. Chúng tôi càng sợ hơn khi mọi người đang chuẩn bị về rồi quyết định “hát nốt” vài bài, việc hát nốt ấy kéo dài hơn nửa tiếng.

Chúng tôi không sợ nói dối, nếu việc đó giúp chúng tôi về sớm.

Chúng tôi sợ Tết. Chúng tôi khó yêu.

Ai yêu chúng tôi (và được chúng tôi yêu lại) là người may mắn.

Khi học cấp ba và bị thầy giáo yêu cầu phải làm việc nhóm, chúng tôi cố tình nhận những việc khó nhất, mang về tự làm. Chúng tôi không muốn mất thời gian bàn bạc. Thú thật mà nói, chúng tôi sẽ làm tốt và nhanh hơn.

 

Chúng tôi yêu thiên nhiên.

Chúng tôi sợ người chậm hiểu. Ví dụ, một anh taxi hay bắt chuyện khách vào những lúc thực sự không nên bắt chuyện khách. Chúng tôi sẽ trả lời hết sức ngắn gọn và xã giao để anh ấy hiểu rằng chúng tôi không có gì để nói vào lúc này. Khi anh ấy hỏi tiếp (và tiếp, và tiếp) chúng tôi sẽ bị điên trong lòng. Nếu đặt mình vào chiếc ghế của anh ấy thì chúng tôi đã thôi ngay - có chút cảm giác khách không muốn nói chuyện là im lặng như câm.

Chúng tôi chỉ biết mỗi một cảm giác khó chịu hơn khi bị người chậm hiểu làm phiền. Đó là cảm giác khi phải giải thích với người chậm hiểu rằng họ đang làm phiền mình.

Chúng tôi thích đi bộ.

Chúng tôi không thích phát triển quan hệ với cấp trên bằng cách đi nhậu. Chúng tôi thà cho tiền gấp đôi vào phong bì A4 còn hơn ngồi uống bia cùng các ông thèm của gió.

Sang nhà cô hàng xóm để mượn tuốc nơ vít, thấy cô ấy đang xếp ghế và rót nước, chúng tôi nghĩ: “Chết rồi!”

Chúng tôi yêu mèo.

Chúng tôi thích vẽ tranh, viết blog và các việc sáng tạo khác xuất phát từ những giây phút ở một mình.

Chúng tôi quý người già.

Chúng tôi có khả năng nhận ra nhiều thứ. Ai đang yêu ai. Ai đang sợ ai. Ai đang sợ yêu ai.

Chúng tôi có khả năng nhận ra nhau. Đi bữa tiệc sinh nhật, được giới thiệu với 15 người bạn mới, thì chúng tôi nhận ra ngay ai là “đồng hương”. Anh Joe ơi, đây là bạn Linh (tôi gật đầu, cười), kia là anh Hiếu (tôi gật đầu, cười), là em Nhung (tôi gật đầu, cười), là em Hiền (đầu tôi dừng lại). “Em giống anh đấy,” hai mắt của em Hiền nói cho riêng tôi nghe. “Và em biết anh rất giống em.”

Chúng tôi có văn hóa riêng. Nếu tôi đi chơi cùng một người Canada “ngoài hội” và một người Việt “trong hội”, tôi sẽ cảm thấy gắn bó với người Việt hơn.

Chúng tôi nhạy cảm.

Khi thấy có người đang buồn vì khó tham gia cuộc trò chuyện, chúng tôi sẽ tạo

điều kiện để người ấy nhảy vào.

Khi thấy có người đang buồn vì phải tham gia cuộc trò

chuyện,

chúng tôi sẽ tạo điều kiện để người ấy nhảy ra. Chúng tôi khéo (lúc chúng tôi muốn). Chúng tôi có khả năng làm người chưa khéo cảm thấy sợ, ghen hoặc ghét (lúc chúng tôi không muốn).

Chúng tôi hay bị hiểu nhầm là người bi quan. Nhưng chúng tôi không lắc đầu nhiều đâu. Chúng tôi lạc quan và tự tin. Chúng tôi sống ý nghĩa và đóng góp cho xã hội - theo cách của chúng tôi.

Một Việt Nam thật sự

Tôi không thích những câu hỏi kết thúc bằng chữ “nhất”.

Anh thích món gì nhất? Anh ở Việt Nam thấy phong tục nào là khó hiểu nhất? Tôi biết đó là những câu hỏi vui vẻ nhưng não tôi không chấm điểm một cách chính xác như thế. (Bún chả 7.61, bốc mộ 8.64.) Với tôi, chọn thích hay không thích đã là việc khó rồi, nói gì đến việc chọn một cái đã thích thành cái thích nhất.

Nhưng hôm qua có người hỏi tôi một câu hết sức là “nhất” - và tôi trả lời họ một câu hết sức là chính xác. Câu hỏi đó là: “Anh thấy cảnh nào ở Việt Nam là đẹp nhất?”. Bình thường tôi sẽ cựa quậy trên ghế. Tôi càng già càng muốn trả lời bằng cách đặt câu hỏi cho câu hỏi. “Bạn mất bao nhiêu thời gian nghĩ ra câu hỏi đó?”

Phóng viên Việt Nam, khi gặp người Tây hay chuyển chế độ trẻ con. Gặp ca sĩ Việt Nam không hỏi “Chị thích bài hát nào nhất?, gặp nhà văn Việt Nam không hỏi Anh thích

tiểu thuyết nào nhất?”; nhưng cứ Tây ở Ta là thích món gì nhất, nơi nào nhất, có kỷ niệm nào là vui nhất, hay nhất lạ nhất?

Nhưng lần này tôi chưa kịp cựa quậy trên ghế là một

cảnh cụ thể hiện ra trong đầu.

“Cảnh đẹp nhất là cảnh trẻ em ở vùng núi mặc đồng phục đạp xe đạp đến trường.”

Tôi tự hỏi vì sao tôi trả lời nhanh và tự tin đến thế. Có lẽ cảnh đó bao gồm nhiều nét đẹp thuộc nhiều lĩnh vực, nếu một khái niệm lãng mạn như “nét đẹp” có thể chia theo một khái niệm khoa học như “lĩnh vực”. Thiên nhiên,

tuổi trẻ, niềm hy vọng. Việc học hỏi, tính ngoan ngoãn, khả năng vượt qua.

Mỗi lần tôi cùng người bạn cũ là chiếc xe Minsk màu xanh lang thang ở vùng núi, thoáng thấy các em mặc đồng phục, đeo cặp sách, đẩy xe đạp lên dốc (cố gắng hết sức

cho đến khi không đạp được nữa), cả người cả xe đều thấy

phê phê. Đó là Việt Nam thật sự.

Tôi quên hết các cảnh nữ sinh đánh nhau, ngôi sao xúc phạm nhau, mà hay xuất hiện trên mạng. Cướp, giết, hiếp.

Lộ hàng, hành hạ, đấm đá. Các bệnh lãnh cảm, ác cảm, gợi

cảm quá mức. Việt Nam online và Việt Nam offline xa

nhau thật. Tôi nhìn các em đẩy xe đạp lên dốc - và tôi nhớ.

Hồi nhỏ tôi cũng đạp xe đạp đến trường. Đường cũng có dốc, tôi cũng cố gắng hết sức rồí chấp nhận phải xuống xe, đẩy lên nốt. Tôi cũng mặc quần xanh và áo trắng, cũng

hơi sợ cô giáo, đồng thời hơi yêu. Chiều về, có tiền tôi qua cửa hàng mua kẹo mút, không thì nhịn đường. Tuổi ấu thơ của tôi là thế - chi có điều tôi không lần nào cầm ô che nắng cho cô bạn gái.

Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Nhưng tôi không nhận ra tôi

các bà nhuộm răng. (Răng tôi còn trắng, người tôi chưa già) . Tôi không nhận ra tôi ở những hòn núi cao của Vịnh Hạ Long, những đồi cát rộng của Mũi Né. Phải ở các em đạp đi đạp lại ở vùng xa vùng sâu tôi mới nhận ra tôi.

Có một đoạn đường tuyệt đẹp xuất phát từ hồ Ba Bể, xuống Bằng Lũng, Ao Sen, nối lại với Quốc lộ 3 cách thành phố Thái Nguyên khoảng 20km, nơi có tượng con chim đại bàng đậu trên núi nhỏ. Cách đây mấy tuần tôi đi đường này. Tôi thấy một mùa thu dịu nhẹ, một Việt Nam chân thật và có giá trị - nếu một khái niệm nhân văn như “chân thật” có thể so sánh với một khái niệm kinh tế như “giá trị”.

Cánh đồng, mặc dù không bất tận (vùng núi) nhưng không thể đẹp hơn được. Trẻ em, mặc dù không giàu (vùng núi) nhưng không thể dễ thương hơn được. Có khi tôi ngây thơ, mở ống kính quá to nên mất hết tương phản, chỉ thấy màu trắng. Có khi các con yêu tinh đang giấu mình trồng cây cỏ. Nhưng tôi không thấy.

Tôi thấy đẹp.

tiểu thuyết nào nhất?”; nhưng cứ Tây ở Ta là thích món gì nhất, nơi nào nhất, có kỷ niệm nào là vui nhất, hay nhất lạ nhất?

Nhưng lần này tôi chưa kịp cựa quậy trên ghế là một

cảnh cụ thể hiện ra trong đầu.

“Cảnh đẹp nhất là cảnh trẻ em ở vùng núi mặc đồng phục đạp xe đạp đến trường.”

Tôi tự hỏi vì sao tôi trả lời nhanh và tự tin đến thế. Có lẽ cảnh đó bao gồm nhiều nét đẹp thuộc nhiều lĩnh vực, nếu một khái niệm lãng mạn như “nét đẹp” có thể chia theo một khái niệm khoa học như “lĩnh vực”. Thiên nhiên,

tuổi trẻ, niềm hy vọng. Việc học hỏi, tính ngoan ngoãn, khả năng vượt qua.

Mỗi lần tôi cùng người bạn cũ là chiếc xe Minsk màu xanh lang thang ở vùng núi, thoáng thấy các em mặc đồng phục, đeo cặp sách, đẩy xe đạp lên dốc (cố gắng hết sức

cho đến khi không đạp được nữa), cả người cả xe đều thấy

phê phê. Đó là Việt Nam thật sự.

Tôi quên hết các cảnh nữ sinh đánh nhau, ngôi sao xúc phạm nhau, mà hay xuất hiện trên mạng. Cướp, giết, hiếp.

Lộ hàng, hành hạ, đấm đá. Các bệnh lãnh cảm, ác cảm, gợi

cảm quá mức. Việt Nam online và Việt Nam offline xa

nhau thật. Tôi nhìn các em đẩy xe đạp lên dốc - và tôi nhớ.

Hồi nhỏ tôi cũng đạp xe đạp đến trường. Đường cũng có dốc, tôi cũng cố gắng hết sức rồí chấp nhận phải xuống xe, đẩy lên nốt. Tôi cũng mặc quần xanh và áo trắng, cũng

hơi sợ cô giáo, đồng thời hơi yêu. Chiều về, có tiền tôi qua

Về Hà Nội, tôi nhất quyết không mở laptop lên mạng. Tôi sợ đánh mất cảm giác phê phê vẫn đang đạp đạp trong lồng. Tôi hiểu thế nào là Việt Nam thật.

“Mở em đi,” con laptop nhẹ nhàng nói với tôi. Tôi bỗng thấy mình là thằng nghiện và con đó là nàng tiên nâu.

“Vào các trang tín tức cũng vui đấy chứ. Vừa rồi có nhiều vụ hay mà anh vẫn chưa biết. Nào, anh cứ sờ vào nắp em đi. Đúng rồi, đúng như thế đấy. .. ”

Mùa thu Hà Nội và cháu

Khó có thể nói gì về mùa thu Hà Nội mà người khác chưa nói. Khen hoa sữa đẹp? Khen rồi. So sánh mùa thu Hà Nội với một người phụ nữ? So sánh rồi.

So sánh nhiều thứ rồi.

Lúc đầu tôi định chọn chủ đề khác. Viết về sao Việt rực rỡ trên thảm đỏ liên hoan phim. Viết về kinh tế. Nhưng thật tiếc khi bỏ qua mùa thu Hà Nội. Lần đầu tiên tôi sang Hà Nội là tháng Mười năm 2002, ngay giữa một mùa thu tuyệt đẹp. Tôi tưởng thời tiết của Hà Nội luôn là vậy.

Tồi đã yêu.

Tôi đã ngây thơ.

Và như một tình yêu thời tuổi trẻ, tình cảm đó đào nhiều vàng từ trong tim tôi; vàng còn lại chất lượng không bằng, khai thác thì vất vả.

Có nhà văn tên Nabokov. Nhà văn tên Nabokov có tiểu thuyết tên Lolita. Tiểu thuyết tên Lolita có nhân vật chính tên Humbert Humbert, ở tuổi trung niên nhưng phải lồng tiếng

một cháu gái 12 tuổi. Tên Lolita. Tiểu thuyết này được xem là tác phẩm kinh điển, gây ra nhiều tranh cãi trong văn chương thế kỷ 20.

Humbert Humbert, khi còn nhỏ, yêu một cô bạn gái tên Annabel Leigh. Annabel Leigh, khi còn nhỏ, đã tuyệt vời. Rồi Annabel Leigh, khi vẫn còn nhỏ, đã mất. Có lẽ lý do Humbert Humbert bị ám ảnh bởi cháu Lolita là cái chết đột ngột của Annabel Leigh lúc ấy - một tình yêu ghi vào tim lúc tim còn mềm. Humbert Humbert nhất quyết sẽ ghi lại, cả đời chỉ muốn ghi lại, ghi lại.

Vậy tôi xin thêm một so sánh mới. Người ta so sánh mùa thu Hà Nội với nhiều thứ rồi nhưng chắc hẳn rằng chưa ai so sánh mùa thu Hà Nội với cháu Annabel Leigh, cháu gái trẻ làm Humbert Humbert mất bình tĩnh khi gặp cháu Lolita nhiều năm về sau.

Có lẽ điều tôi đang nhắc ở đây là sức mạnh của ấn tượng ban đầu. Qua nhân vật Humbert Humbert, tôi hiểu hơn về sự ảnh hưởng của mùa thu Hà Nội đến suy nghĩ của tôi.

Tôi đang ngồi tại một quán cà phê nhìn ra phố Lò Đúc, kiểu ánh sáng giống hệt mùa thu năm 2002, bóng mát hàng cây hai bên đường cũng giống. Tôi đang nhớ lại cảm giác những ngày đầu ở Hà Nội. Đối với một số người, điều giúp mình nhớ lại quá khứ là mùi - về quê nhìn lại nhà cũ thấy bình thường, nhưng đi vào

trong

và ngửi lại mùi cũ thì các kỷ niệm xưa tràn vào đầu (rồi tràn ra dưới hình thức nước mắt).

Điều giúp tôi nhớ lại quá khứ là kiểu ánh sáng.Ánh sáng

màu gì, đến từ phía nào, bị không khí uốn cong ra sao. Gặp mùa thu Lò Đúc, tôi hồi tưởng cảm giác gặp mùa thu Lò Rèn.

Nơi đầu tiên tôi thưởng thức mùa thu Hà Nội là ở một quán nhỏ trên phố Lò Rèn, giữa lòng phố cổ, lúc phố cổ còn mới. Tôi ngắm ánh sáng vàng nhảy trên bức tường gạch, ánh sáng trắng lắc trên ly ổi ép. Ánh sáng thuộc loại con mắt cảm nhận nhưng máy ảnh không bao giờ lưu nổi. Tôi đã phải lòng mùa thu Hà Nội tại góc phố đó.

Giờ tôi đang cố gắng yêu lại mùa thu Lò Rèn qua mùa thu Lò Đúc. Yêu cháu Annabel qua cháu Lolita. Vì cháu Annabel đã mất.

Tôi sẽ không bao giờ quay về phố Lò Rèn để ngắm ánh sáng cuối giờ chiều. Tôi tránh góc phố đó. Tôi sợ quay về, những kỷ niệm xưa sẽ bị phá mất, thay vào đó là hình ảnh bình thường của một góc phố bình thường.

Cảm giác sáng hôm sau

Vậy là đại lễ của các đại lễ đã xong. Các ông duyệt binh

đã

hết binh để duyệt. Các anh bắn pháo hoa đã hết pháo hoa để bắn. Các chị quét đường hầu như đã hết đường để quét,

Bây giờ là sáng hôm sau.

Cách đây mấy năm,: có một người bạn hỏi tôi: “Ông có muốn lấy vợ không?”

Tôi nói tôi có.

“Vậy tôi sẽ giúp ông. Bây giờ ông cho tôi biết ba tiêu chuẩn quan trọng nhất với ông khi tìm vợ.”

Tôi nghĩ một phút rồi nói: “Thông minh, dí dỏm, thích đi phượt.”

“Được rồi,” bạn tôi nói. “Ông cần tìm đến - thôi cứ thêm một tiêu chuẩn nữa đi, cho nó phong phú. Không cần nghĩ lâu đâu, thêm cái bất kỳ.”

“Thế thì... ‘lịch sự’.”

“Lịch sự à?”

“ừ. Lịch sự. Ăn nói lịch sự.”

“Đấy!” Bạn tôi cười. “Đó mới là tiêu chuẩn quan trọng nhất với ôngể Ông phải lấy một người vợ lịch sự mới có gia đình hạnh phúc. Các tiêu chuẩn kia mới chỉ là phụ thôi.”

“Sao ông có thể nói thế được?” Tôi tò mò.

“Đơn giản,” bạn tôi nói. “Ba tiêu chuẩn kia ông phải nghĩ lâu mới ra. Ông phân tích, ông viết kịch bản, ông sửa lại kịch bản, rồi ông sửa lại lần cuối cho chắc. Đúng thì đúng, nhưng không thể gọi là ‘thật đúng’. Cái thêm vào mới là cái xuất phát trực tiếp từ trong lòng ông. Vì ông không kịp tìm ở chỗ khác.”

Sau mấy năm nghiên cứu thêm về tình yêu và tiêu chuẩn, tôi có thể tự tin nói rằng bạn ấy phân tích đúng.

Với những người may mắn tham gia đại lễ nghìn năm, có khi cảm giác về Hà Nội lúc này - cảm giác sáng hôm sau,

cảm giác thêm vào —

mới là cảm

giác thật

lòng. Tối qua đã rất đông vui, nhộn nhịp, sắc màu. Tối qua nhiều người nhìn nhau nói “Tôi yêu Hà Nội”, mua áo thun in chữ “IVHN” để chứng minh lời nói đó.

Đó là tình yêu.

Có khi sáng nay, một trong hàng nghìn người đó dậy sớm, dạo phố một mình, thấy một chiếc lá vàng rơi, một chiếc lá nâu rơi theo, mấy băng buộc đầu để trên vỉa hè, một bà lão mở quán bún thang, hơi tỏa trong không khí - và lúc đó tự nói với mình “Tôi yêu Hà Nội”.

Đó là tình yêu thật.

Tối qua đã có nhiều người cố gắng nghe trái tim của

mình đang nói gì. Đã là đại lễ nên phải có đại cảm giác đi cùng, cho đẹp đôi. Sự kiện nghìn năm chỉ có một lần, cảm giác phải thật độc đáo, thật khó quên. Nhưng trái tim không tạo cảm giác theo yêu cầu. Trái tim bướng thật, càng bị năn nỉ càng lắc đầu.

Chúng ta chỉ biết lấy cảm giác trái tim chịu cho - rồi nhờ đầu óc sửa lại cho phù hợp với sự kiện. Sự kiện yêu cầu

cảm giác vui mừng nhưng trái tim chi cho cảm giác hay hay? Đầu óc sẽ tìm cách thổi phồng cho vừa, tự thuyết

phục mình rằng mình đang cảm thấy... khác.

Trái tim cho thóc, đầu óc đổ vào bát đẹp, ăn với đũa bạc.

Sáng nay, số người dạo phố và nghe trái tim chắc ít hơn.

Đại lễ đã

qua.

Nhịp sống đã

về.

Nhưng biết đâu giờ mới là lúc tim nói hay nhất? Các ca sĩ thỉnh thoảng chờ chương trình kết thúc mới hát bài hay nhất. Hát cho người ở lại. Hát

cho

người dọn rạp.

Tôi xin bỏ đường triết học, rẽ vào ngõ nhỏ là kỷ niệm của tôi vào ngày hôm qua. Sáng tôi đến thăm một người bạn ở phố cổ. Tôi sửa lại một số bài viết cũ, mở cửa sổ để nghe tiếng người ta đi lại với sự hồi hộp của họ. Trưa tôi đi ra quán phở, thấy chị chủ quán viết “Nhận trông xe” trên một chiếc bàn, lật nghiêng thành biển. Tôi thấy mùi sự kiện.

Chiều tôi đi dạo phố, ăn sữa chua nếp cẩm, xem các chú công nhân đang chuẩn bị như thế nào. (Tôi thích bắt chuyện với công nhân; họ luôn có chuyện dể nói.) Cuối giờ chiều tôi định đi tìm nơi yên tĩnh, ngồi một mình, ngẫm

lại mấy năm vừa qua. Nhưng tôi đã

phố cổ rồi, đã là “mười-kiêm-mười-kiêm-mười” rồi - tại sao không đi bộ một

vòng quanh Bờ Hồ?

Tôi đi bộ một vòng quanh Bờ Hồ.

Tôi đi duy nhất một vòng rồi về. “Một nghìn năm” và

“một vòng” đều có chữ “một”, tôi

thấy

đẹp. Khi ấy, tôi nhận

lời chụp hình cùng một gia đình nhiều thành viên; tôi xuất

hiện

như

một bác Tây trong họ hàng xa. Chụp hình xong

tôi đi tiếp, cố gắng cảm nhận không khí thiêng liêng, nghìn

năm chỉ có một lần. Tôi thất bại. Tôi biết tôi sẽ thất bại từ

trước khi tôi thử.

Tôi chưa lấy vợ nên tôi chưa biết cảm giác dự đám cưới

của chính mình. Nhưng tôi dự đám cưới

của

nhiều người

khác. Tôi nhìn cô dâu và chú rể di chuyển từ bàn sang bàn, từ nhóm sang nhóm. Một, hai, ba, dzô; một, hai, ba, dzô... và

cười

tươi. Tôi đoán cảm giác của hai người thật hồi hộp, thêm chút căng thẳng.

Rồi tôi hình dung buổi sáng ngày hôm sau, anh ấy ngủ dậy bên cạnh một người phụ nữ trẻ đẹp, nhìn

cô ấy

vẫn đang ngủ và nghĩ: “Đây là vợ

của

mình”.

Anh ấy cầm sợi tóc của vợ, cười mỉm nhưng là nụ cười đẹp hơn tất cả các nụ cười thể hiện

nhà hàng ngày hôm qua.

Đây là vợ của mình.

Đây là Hà Nội của mình.

Mắt nhìn vào đâu?

Khi nhìn cơ thể một phụ nữ trẻ, mắt tôi hay rơi vào... mông mênh là đáp án cho câu hỏi đó.

Tôi nghĩ nên chia thành hai điểm. Điểm đầu tiên là nơi

mắt tạm rơi vì sức mạnh của hoóc-môn và ADN, là sảnh của khách sạn. Điểm thứ hai là nơi mắt dừng lại và nghỉ ngơi sau khi đã check-in và lên thang máy.

Điểm đầu tiên thì bỏ qua. Cái chính

là điểm thứ hai.

Điểm thứ hai với tôi không phải đôi mắt. Tôi hay quên

màu mắt người khác. Ở Việt Nam thì

không sao, nhưng

hồi học cấp ba bên Canada, tôi bị trách mắng nhiều - không nhớ mắt bạn gái mình màu gì (mà bị kiểm

tra qua điện thoại) là có chuyện. Không phải đôi mắt, không phải đôi môi, không phải đôi tai.

Cũng không phải đôi chân.Tôi thích đi bộ và thấy lạ khi phải dừng lại chờ một cô chân ngắn đi theo. Nhưng đổi

chân không quan

trọng lắm, không phải điểm

rơi

mắt tôi

muốn nói

đây. Không phải tóc, không phải trán, không

phải nụ cười tươi sáng. Điểm rơi mắt của tôi chính là đôi xương quai xanh.

Người Việt Nam có cụm từ “trụ cột gia đình”. Đối với tôi, xương quai xanh là trụ cột ngoại hình phụ nữ.

Trong phim

Ray

(kể về cuộc đời và sự nghiệp của nghê sĩ nhạc Jazz thiên tài người Mỹ Ray Charles, bị mù cả hai mắt nhưng đã vươn lên trở thành huyền thoại âm nhạc) mỗi lần được giới thiệu với một phụ nữ trẻ đẹp, Ray sờ cổ tay của cô ấy. Theo anh ấy, cổ tay là bộ phận đại diện cho toàn cơ thể - hiểu nó là hiểu tất.

Tôi nghĩ xương quai xanh (có tên thô là “xương đòn”) có chất đại diện như thế. Nếu sờ vào xương quai xanh của một em mới quen, chắc tôi sẽ biết thêm xương tay - nhưng nhìn thì được. Tôi thích nhìn các em có xương quai xanh ngang, mạnh nhưng không rõ, mềm nhưng không mờ. Natalie Portman có xương quai xanh đẹp.

Nhưng nếu phải lựa chọn giữa một “Natalie Portman” và một phụ nữ bình thường, có xương quai xanh bình thường, thì chắc tôi sẽ chọn phương án hai - vì phụ nữ có xương quai xanh đẹp thường có thêm một đặc điểm là rất khó lừa đảo.

Em Echo

Là người hay thức đêm, tôi rất quen với hình ảnh hộp

Skype không còn ai Online

ngoài

em

“Echo / Sound Test Service”. Thỉnh thoảng tôi gọi điện cho em ấy để nghe giọng Anh ngọt ngào đó. Nghe xong tôi suy nghĩ về cuộc sống của em ấy — em Echo tóc duôi ngựa của tôi.

Tôi biết em ấy là người Anh, đến từ miền Nam. Tôi đoán em ấy khoảng 29 tuổi, tóc nâu, chưa chồng, hay trầm cảm. Thích vẽ tranh. Tôi nghĩ em ấy đã có mối tình đầu thật đẹp, nhưng vì cuộc sống lắc đầu nên hai người không đến được với nhau. Tôi nghĩ em ấy bị ám ảnh bởi mối tình đó

những mối tình sau chi là echo mà thôi (mà thôi), càng yêu (càng yếu). Tôi còn đoán nhiều thứ khác, theo cách suy đoán của một gã trai hay thức đêm.

Tôi biết giữa tôi và em vẫn chỉ tình yêu đơn phương. Nhưng tôi nghĩ điều đó sẽ thay đổi khi em biết về tôi. Có khi sau này em ấy sẽ sinh cho tôi một đứa con gái mắt xanh lá. Tôi thích các em bé có mắt xanh lá. Tôi viết tặng em ấy một bài thơ.

Anh mất em trong hang.

Rồi anh kêu tên em

chỉ có một lần

và anh nghe

 

tên đẹp ấy

mất dần

mất đi

mất

 

đi

Viết xong tôi gọi điện, đọc bài thơ cho em tóc đuôi ngựa của tôi nghe. Em ấy hay thích thu âm những gì tôi nói, bật lại cho tôi nghe. Lần này thì khác. Đọc xong tôi tắt Skype ngay. Bài thơ đã vào thì bài thơ không nên ra.

Khoảng năm giờ sáng, bạn bè tôí bên Canada bắt đầu lên Skype. Họ hỏi về cuộc sống của tôi ở đất nước xa.

“Có chuyện gì mới không?”

“Không,” tôi trả lời. “Không có chuyện gì mới.”

<br class="calibre1" />

Đàn ông “trở thu”

Dạo này tôi cảm thấy rất yêu đời. Là người vốn không yêu đời lắm nên tôi cũng cảm thấy có tội với bản thân.

Hàng xóm sẽ nghĩ gì khi thấy tôi vui vẻ đạp xe đạp về

nhà? Chính tôi sẽ nghĩ gì khi sau này nhớ lại quãng thời gian bất thường này? Tôi quyết định giảm bớt cảm giác yêu đời đó.

Nhưng không được. Như một người chán đời càng cố vui

lên càng chán đời hơn, tôi trở thành một người yêu đời càng

cố trầm xuống càng cười tươi hơn. Tôi tập trung vào những

điều thường làm tôi bực mình - tiếng còi, taxi lừa, các em trẻ đẹp không biết mình muốn gì - và hy vọng từ đó sẽ lấy lại cảm giác chán đời vốn là niềm thoải mái của cuộc sống.

Nhưng tôi càng tập trung vào tiếng còi càng thấy nó dễ

thương (khi về nước chắc tôi nhớ lắm), càng bị taxi mua đường càng phát hiện nhiều góc phố đẹp. Mà tại sao các em

trẻ đẹp phải biết họ muốn gì? Không biết thì các anh già xấu sẽ biết hộ. Thế mới vui!

Bạn bè thật tuyệt, thành phố thật đẹp, cuộc sống thật hay.

Cảm giác yêu đời kéo dài hơn hai tuần khiến tôi phải tâm sự với ba người bạn thân, cũng ba mấy tuổi, cũng chưa vợ, cũng hết mình vì nghệ thuật.

Tao cảm giác như kiểu đang phê, tôi nói. Tao cảm giác như kiểu đang là bóng bay trong gió. Tao vui lắm mày ạ. Tao không còn là tao.

Tao cũng thế, ba bạn ấy trả lời từng tao một. Bắt đầu từ cách đây một tháng. Bắt đầu từ cách đây hai tháng. Bắt đầu từ thời gian mới gần đây thôi, nhưng nói thật với mày, “Tao thực sự yêu cuộc sống này”.

Có thể đó là chuyện tình cờ; tôi gặp đúng ba tao vui tươi nhất. Nhưng biết đâu đang có rất nhiều đàn ông ba mấy tuổi khác cũng bay bay trên gió gió - miễn bóng bay của họ chưa bị một em trẻ đẹp buộc vào xe đạp, mang về nhà.

Tiếng Việt có từ “hồi xuân”, là hiện tượng phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh như được tiếp thêm sức mạnh mới, ham muốn “ấy” bỗng nhiên trỗi dậy và còn mạnh mẽ hơn cả thời trẻ. Tưởng hết nhưng vẫn còn. Rất là vẫn còn.

Trường hợp bọn tôi, dùng từ “hồi xuân” hơi mạnh. Các cô hồi xuân đang lấy lại cảm giác từ cách đây hơn ba mươi năm — không phải chỉ lấy lại mà còn phát triển thêm. Bọn tôi đang lấy lại cảm giác từ cách đây chỉ có mười mấy năm, không phát triển thêm mà thưởng thức lại thôi - đọc lại cuốn tiểu thuyết lần hai. “Hồi phục” nghe hơi quá. Bọn tôi đang trở lại thôi. Nhẹ nhàng trở lại.

“Mùa xuân” cũng mang lại cảm giác hơi nặng nề so với cơn phê phù phiếm mà bọn tôi đang thưởng thức. Mùa

xuân nặng về ý nghĩa sinh lý, về cơ thể phụ nữ - còn cảm

giác “yêu đời” này không nặng về cái gì. Nó liên quan đầu óc nhiều hơn cơ thể. Nó giống mùa thu hơn — hưng phấn

sau một buổi thu hoạch, ngủ vùi sau một buổi chiều mát

mẻ. Không bão, không mưa. Ánh sáng vàng đẹp. Gió thổi

vi vu.

Đó là hiện tượng “trở thu”.

Đôi khi phải đặt tên cho một hiện tượng, con người mới bắt đầu để ý đến nó. Từ khi đặt tên đó, tôi thấy đàn ông đang

“trở thu” khắp nơi. Đạp xe đạp quanh hồ, ngắm hoa sen như không có bất cứ vấn đề gì trong đời. uống trà cùng

các bạn nghệ sĩ ấm cúng trong cảm giác giờ đi về là hoàn toàn do mình chọn.

Đa số họ là đàn ông độc thân, vẫn còn căn phòng trống trong tim để khi mùa thu quay trở về sẽ cho ở.

Em

Em dịu dàng

Anh thích

Anh khó ngủ

Em thích

Em lặng lẽ chờ anh đi ngủ

Em lên giường

Em nằm cạnh anh.

Người em ấm áp, mềm dịu.

Thỉnh thoảng mũi em chạm vào mũi anh.

Sáng em dậy sớm, đi đâu không nói

Sáng anh dậy muộn, ngủ tiếp, nhớ em.

Chiều em về

Em bắt đầu mở miệng là anh biết em cần gì, muốn gì Và anh cho

Tối anh ngồi trên ghế sô pha, duỗi hai tay.

Em đến bên anh để nghe anh tâm sự

Mắt em xanh lá

Mắt em xanh đậm.

Anh...

Anh không biết nói sao.

Nếu em không phải là con mèo thì anh sẽ lấy em làm vợ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tanvan