Người Chưa Có Chiến Công

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đồng chí trợ lý quân lực trung đoàn e hèm một tiếng dọn dọng, rồi dõng dạc nói trước hàng quân.
- Những đồng chí có tên dưới đây được phiên chế về đại đội I. tôi đọc đến tên đồng chí nào, đồng chí đó trả lời "Có tôi", rồi bước sang bên trái. Dương văn Dũng. Tên gì mà lằng nhằng thế này! Dũng hay Dãng? Dương Văn Dãng.

Im lặng. Đám tân binh bắt đầu xì xào:
- Rãng, điếc à?
- Kìa Rãng, "Có tôi" đi mày!

Trợ lý quân lực ngẩng đầu lên nhìn đám tân binh, rồi hét thật to:
-Dương Văn Dãng. Có ai là Dương Văn Dãng không? Lại tuột xích rồi hả? Tôi đọc tiếp: Chu Bình.
-Tên tôi là Chu Bành, chứ không phải là Chu Bình, thủ trưởng ạ.
-Ừ, thì Chu Bành.
-Có tôi!
-Phan Thế Hộ hay Hị thế này?
-Thủ trưởng ơi, tên tôi là Phạm Thế Hệ ạ.
-Ừ, thì Hệ.
-Có tôi!

Trợ lý quân lực đọc tiếp hết tập danh sách đánh máy, anh em tân binh đã chuyển sang bên trái xếp thành hàng từng đại đội. Một anh chàng da bánh mật, răng bàn cuốc vẫn điềm nhiên đứng giữa sân. Trợ lý quân lực hất hàm hỏi anh ta:
-Tên là gì? Sao còn đứng ăn vạ đấy à?

Cậu ta bình tĩnh trả lời:
-Không có tên trong danh sách đại đội nào cả.

Trợ lý quân lực lập tức chấn chỉnh thái độ:
-Dẹp tác phong du kích ấy đi! Theo điều lệnh, không được nói trống không, mà phải phải nói: --Báo cáo thủ trưởng, tôi không có tên trong danh sách.

Cậu ta nghiêng mặt nói đĩnh đạc:
-Vì thủ trưởng hỏi tôi trống không, tôi cũng học tập thủ trưởng trả lời trống không.

Trợ lý quân lực tuy đã nổi cộm, nhưng đuối lý đành dịu giọng:
-Tên đồng chí là gì?
-Báo cáo thủ trưởng: tên tôi là Giang Văn Rãng.
-Tôi đọc tên đồng chí rồi. Đồng chí đi đâu mà không nghe gọi tên Dương Văn Dãng.
-Báo cáo thủ trưởng, tên tôi là Giang Văn Rãng. Thủ trưởng chỉ gọi tên Dương Văn Dãng.
-Rãng hử? Tên là Rãng thì cứ về đại đội I cái đã, còn máy móc Dương với Giang...
-Báo cáo thủ trưởng: bố tôi họ Giang, tôi là con đẻ của bố tôi, vậy tôi phải họ Giang...
-Làm gì có họ Giang. Thôi đồng chí về CI.
-Báo cáo thủ trưởng: ngày xưa ông Giang Văn Minh đi sứ bên nước Tàu...
-Không bàn chuyện ngày xưa.
-Cả ba chi họ Giang đều sinh cơ lập nghiệp ở làng Giang Xá. Nhà báo Giang Viết Tuấn ở xóm Đông, nhà thơ Giang Văn Quân ở xóm Tây, nhà văn Giang Thái học ở xóm Đình.
-Thôi, chuyện ấy không cần thiết.
-Báo cáo thủ trưởng, thẻ Đoàn cũng ghi tên tôi là Giang Văn Rãng.

Trợ lý quân lực không vặn Rãng vào đâu được, đàng khoát tay ra trước mặt:
-Đồng chí về CI.

Rãng đứng nghiêng ưỡn ngực trả lời:
-Báo cáo thủ trưởng: Rõ!

Anh em tân binh ở đại đội tới tấp vẫy tay gọi Rãng:
-Rãng ơi, vào đây.
-CI đây, Rãng ơi!

Nghe cách đối đáp của Rãng, anh em tân binh nể Rãng ra mặt. Mấy cậu cùng tiểu đội bỏ tiền mua bao thuốc, ấm trà, phong kẹo lạc mời Rãng sang nhà mình đang ở.

Tiểu đội trưởng bắt tay Rãng:
-Thế mới là lính.

Tiểu đội phó nắm chặt bàn tay Rãng lắc lấy lắc để:
-Người anh em chơi được.

Một cậu tân binh vỗ vai Rãng:
-Bái phục chiến hữu.

Một cậu khác ngồi sát tường chống tay trái xuống chiếu, nhoài người ra tận mép giường chìa tay ra bắt tay Rãng:
-Học tập đội bạn!

Rãng chỉ tủm tỉm cười:
-Một thằng lính không giữ được cái tên m ình thì làm sao giữ vững được cả trận địa...

Đợt kiểm tra bắn đạn thật, một trăm phầm trăm chiến sĩ trong tiểu đội đạt loại khá và giỏi: đại đội I dẫn đầu trung đoàn về thành tích huấn luyện nên mỗi chiến sĩ trong đội được thưởng bốn ngày nghỉ phép trước khi bước vào khoa mục hành quân đường dài.

Rãng giật balô, thò tay khoắng dưới đáy tìm một cuốn sổ tay bìa cứng, gáy bọc vải giả da, lật lật mấy tờ, rồi gọi anh em trong tiểu đội:
-Có chuyến tàu ngược, bảy giờ tối chuyển bánh ở ga Ghềnh.Từ đây ra ga Ghềnh đi bộ mất một giờ. Bây giờ mới bốn giờ. Mình xuống hậu cần ngoạI giao với họ cho mình ăn cơm trước. Ăn cơm xong ta ra ga về Chè.

Một cậu ú ớ hỏi lại:
-Đến ga Chè mới chín giờ tối, ngủ ở ga à?

Rãng phát đánh đét vào lưng cậu ta.
-Đi bộ về nhà luôn. Ở lại đơn vị đêm nay, phấn khởi quá, chẳng thằng nào ngủ được đâu. Đằng nào cũng thức thì ta tranh thủ về nhà ngay. Dôi được một ngày, bốn thành năm, có thú không nào?

Tiểu đội trưởng gật đầu ha hả, cười:
-Có lý!

Tiểu đội phó nhìn Rãng bằng đôi mắt bái phục:
-Tại sao cậu biết bảy giờ tối ở ga Ghềnh có chuyến tàu ngược?

Rãng mở sổ tay lia ngón tay lên từng dòng chữ ghi nắn nót:
- Mình phải ghi chứ. Ga nào chẳng có bảng giờ tàu. Nào các cậu ghi giờ tàu xuôi ở ga Chè đi: Một chuyến Tám giờ sáng, một chuyến mười hai giờ trưa, một chuyến năm giờ chiều. Cứ thế mà diễn, rõ chưa?

Cả tiểu đội đồng thanh "rõ" ran một tiếng.

Anh em ra đến ga Ghềnh mới sáu giờ bốn mươi phút, còn đủ thì giờ mua kẹo bánh đem về làm quà cho gia đình.

Rãng ở nhà được ba ngày xây cho bố mẹ cái chuồng lợn, lợp lại cái bếp. Sáng ngày thứ tư cậu ta thu xếp đồ đoàn, chuẩn bị lên đường trở về đơn vị. Cả nhà đ ã biết tính Rãng định làm việc gì cũng tính toán cẩn thận, nên không ai dám gàn Rãng ở lại. Bạn bè đèo Rãng ra bến ôtô lên tới ga Chè đủ thờ i gian xếp hàng lấy vé chuyến tàu xuôi mười hai giờ xuống ga Ghềnh. R ãng đáp ngay xe hàng về nơi trú quân. Sẵn ba cân gạo nếp, bơ đỗ xanh và cân đường đem từ dưới nhà lên, Rãng nấu nồi chè, đồ một chỗ xôi, để anh em đi chuyến tàu đêm về đến đơn vị ăn cho đỡ mệt.

Đến tám giờ tối, anh em trong tiểu đội lục tục về đến nơi. Chín giờ tối điểm danh còn thiếu cậu Bành.

Năm giờ sáng hôm sau, trung đoàn di chuyển đến địa điểm mới để triển khai kế hoạch huấn luyện hành quân đường dài. Anh em đều đoán cậu Bành chuyến này "tụt nõ" rồi. Mãi đến chiếu, các tiểu đội đang chúi vào đống gạch một để lĩnh mỗi suất đủ mười viên tập gùi, thì Bành lò dò đến. Trông bộ mặt tiu ngỉu như chuột chẹt của Bành, anh em thương cậu khó thoát khỏi bản án đào năm hố cá nhân vì tội vô kỷ luật. Thế mà chẳng hiểu tay Bành vò đầu vật tai thế nào với cán bộ, trong buổi lễ chào cờ ngày hôm sau, chính trị viên đại đội biểu dương Bành trước hàng quân:
Đồng chí Bành lên đến ga Chè, chuyến tàu xuôi cuối cùng đã chuyển bánh. Đồng chí Bành ra đường đón xe, nhưng không chiếc nào dừng bánh. Đồng chí bành quyết tâm đi bộ suốt đêm về đơn vị. Về đến nơi, biết tin cả trung đoàn đ ã di chuyển đến địa điểm mới, đồng chí Bành phán đoán hướng đi của trung đoàn, quyết tâm đuổi theo đơn vị. Mặc dù đ ã đi bộ suốt một đêm, nhưng đồng chí Bành vẫn nhịn đói nhịn khát lần theo dấu vết trung đoàn, bám hết đại đội này sang đại đội khác và cuối cùng đ ã về đến đại đội ta. Ban chỉ huy đại đội nhiệt liệt biểu dương ý thức chấp hành kỷ luật, tinh thần khắc phục khó kh ăn của đồng chí Bành. Đề nghị toàn đại đội nổ tràng pháo tay hoan hô đồng chí Bành.

Cả đại đội vỗ tay rào rào, riêng Rãng vẫn đứng nghiêm, hai bàn tay đặt thẳng theo nẹp ống quần.
Chính trị viện hất hàm hỏi Rãng:
-Tại sao đồng chí không vỗ tay?

Rãng đứng thẳng hai gót giày vải chụm hình chữ nhật, ưỡn ngực điềm nhiên trả lời:
-Báo cáo thủ trưởng, vì tôi không bao giờ để chuyện như thế xảy ra trong đời lính cả.

Chính trị viên trừng mắt nhìn Rãng:
-Nghĩa là khi thấy đại đội đã di chuyển đồng chí sẽ lại về nhà ăn chơi nhảy m úa chứ gì?

Rãng vẫn đứng nghiêm theo điều lệnh, bình tĩnh trả lời:
-Báo cáo thủ trưởng: tôi chỉ việc bớt nửa ngày ăn chơi nhảy múa ở nhà, lên ga Chè kịp chuyến tàu mười hai giờ trưa, ba giờ chiều tôi đ ã đến đơn vị thì chẳng bao giờ tôi phải đi bộ một ngày và một đêm.

Chính trị viên ớ người ra, không vặn Rãng vào chỗ nào được, một lúc sau mới nghĩ ra một câu chữa cháy cho qua chuyện:
-Về nguyên tắc như thế là đúng, riêng trường hợp đồng chí Bành chúng ta phải biểu dương khía cạnh khắc phục khó khăn tìm về đơn vị. Nghiêm! Các đồng chí nghỉ. Các tiểu đội trưởng kiểm tra trang bị của anh em trước khi hành quân!

Trong lúc hàng dọc hàng ngang đang nhốn nháo, mấy cậu tranh thủ thời cơ bắt tay Rãng!
Thế mới là Giang Văn Rãng chứ!
Học tập đội bạn!

Lần đầu tiên vào chiến trường, Rãng xử sự như người lính trong B chính hiệu.

Ngay từ khi còn cắp sách đến trường, mỗi lần tiếp xúc với số thương binh trong B ra bắc an dưỡng, nghe được điều gì hay hay, Rãng lại hí hoái ghi vào cuốn sổ tay bìa cứng, gáy bọc vải giả da. Từ cách buộc dây võng lúc trời mưa sao cho nước khỏi ngấm vào v õng đến cách tính ngang giá khi đổi gà, đổi trứng với dân bản ven đường, từ cách ủ đỗ xanh ở túi cóc để làm mộng giá đến các kiểu bẫy chim rừng... Rãng ghi vào từng mục một. Tuy còn nằm ở ngoài Bắc, Rãng đã biết được mỗi trạm giao liên có loại đặc sản nào: măng, me, môn thục, mít, miến bánh đa khô... trạm nào có ruộng cấy rau muống, nhưng lại cắm biển "ở đây có bom nổ chậm". Rãng còn biết một số lính binh trạm xa nhà lâu ngày rất thích ảnh nữ diễn viên. N ếu anh có tấm ảnh Trà Giang hay ảnh Tố Uyên, anh lính trạm sẽ phóng tay đổi ngay một con gà; ảnh Ngọc Lan: một chục trứng; ảnh Ái Vân: một xâu thịt nai khô; ảnh Thúy Vinh hay ảnh Kim Thanh: một chai mật ong, còn diễn viên nam chỉ có thể đổi được bò gạo nếp hay bò lạc của các mợ y tá, các thím tổng đài. Ngoài ra R ãng còn bày cho anh em trong tiểu đội tích trữ chỉ màu để đổi rau bí, bí đao, cá của các cô gái trong bản. V ì thế suốt một tháng trời trên đường giao liên, cả đại đội diễn đi diễn lại món canh ca-la -thầu, đậu xị kho mắm kem, bột trứng rán, th ì tiểu đội của Rãng mỗi ngày lại trình bày một tiết mục đặc sắc: gà luộc, gà kho, cá rán, riêu cá, cháo cá, mộng giá xào lòng gà...

Một hôm, đang nằm trong bãi khách chợt ngửi thấy mùi măng hầm thịt nai, đại đội trưởng bật dậy khỏi võng nhoài ng ười sang nói nhỏ với chính trị viên:
Sai sách rồi, bố già ơi! Đáng lẽ bố già phải bắt thằng Rãng A4 về làm liên lạc cho đại đội mới phải.

Chính trị viên lắc đầu, mỉm cười:
-Mình hỏi nó, nó không chịu.
-Bố già cứ lệnh một cái xem nào!
-Mình cũng thương nó kia. Nó trả lời mình: Thủ trưởng ơi, em vào B để làm lính chiến, chứ không ưng làm lính hầu.

Đại đội I được lệnh bổ sung cho tuyến thông tin của mặt trận. Sau một tháng huấn luyện ở hậu cứ, anh em đại đội I rải dây, đặt trạm theo hướng chính của chiến dịch.

Một hôm trạm trưởng nhận xong điện khẩn, quay lại bảo anh em:
Bộ tham mưu mặt trận thông báo: B52 sẽ hoạt động trên vùng trời khu vực chúng ta đang đóng quân. Anh em trong trạm rút vào hang để đảm bảo an toàn.

Một cậu rít xong điếu thuốc lào, gật gù:
-Đến chưa chắc đã đánh.

Một cậu mỉm cười:
-Đánh chưa chắc đã trúng.

Một cậu vai đeo ba lô, hai tay xách hai bì gạo vừa lững thững bước vào hang vừa nói:
-Trúng chưa chắc đã chết!

Rãng vác một cuộn dây bọc vào hang, rồi đứng trỏ về phía dòng suối gần cạn nước chảy lượn lờ giữa các mô đá:
-B52 rải thảm, đất đá đùn xuống suối, ta không có nước thổi cơm, dù chưa chết, nhưng cũng đói mờ mắt cái đã. Tôi đề nghị ta đùm nước vào túi nilong dự trữ trong hang, ta thổi luôn hai bữa cơm, ăn bữa cơm nóng, ủ một xoong cho bữa chiều. Sau trận B52, anh em búi vào phục hồi đường dây không mở mắt thổi cơm được đâu!

Một cậu đang giặt ở dưới suối, ngẩng đầu nhìn Rãng:
-Lần trước cũng báo động B52 mà có thấy cái cóc khô gì đâu, chỉ hành lính mờ-ết-mết-nặn g-nhọc.Một cậu khẽ nói với Rãng:
-Mệt đến chết đây này. Xin anh hai chữ bình an.

Rãng đặt bao ni lông "đại mễ" màu rêu xuống suối giặt, anh mỉm cười:
-Mệt đến chết không nguy hiểm bằng chết thật!

Trạm trưởng xua anh em dọn hết đồ đoàn lên hang. Rãng lùi lũi xách hai hòm đạn đại liên xuống suối vục nước trút đầy hai bao ni lông, chuyển nồi xoong và hàng đống dây bọc vào hang. Rãng vơ củi khô, bó làm hai bó, chuyển lên hang, rồi bắc sáu h òn đá nhóm hai bếp nấu một nồi cơm và một nồi măng khô hầm thịt gà. Trong lúc chờ cơm chín, Rãng rắc rắc gạo, lùa đàn gà vào rọ, xách lên hang.
Những tiếng lịch cà lịch kịch làm một cậu tỉnh giấc. Cậu ta nheo mắt thấy Rãng luôn chân luôn tay như thê phải nhỏm dậy:
-Rãng ơi, cậu chuẩn bị chu đáo quá, có khi thằng Mỹ nể cậu, vác B52 đến rải thảm thật đấy.

Rãng mỉm cười...

Đến trưa, B52 đến ném bom rải thảm thật.

Anh em trong trạm rút vào tận góc hang, ngồi nhìn quầng lửa nhằng nhằng vụt tắt vụt hiện giữa đám khói nâu cuồn cuộn trùm kín cả mảng rừng nhấp nhô phía xa xa. Vệt khói bom sau gối lên vệt khói bom trước, những cụm khói đông đặc nở bung, trùm lên màn khói nhạt màu đang vật vờ theo đà gió. Tiếng bom rền văng đi văng lại vào vách đá, ngồi trong hang lính ta khó phân biệt được đâu là tiếng bom, đâu là tiếng vọng đuổi nhau trong vách dãy núi đá.

Bỗng nhiên một cậu chạy bổ ra cửa hang, bám vào mép đá, thập thò nhìn về phía rặng cậy đổ rạp bên bờ suối rồi quay lại thở dài:
-Hại vạn bạc rồi!

Trạm trưởng hất hàm hỏi:
-Mất cái gì?
-Bộ Tô Châu vừa giặt xong, mình phơi banh trên lùm cây, bây giờ không thấy đâu cả!
-Chắc khi bom nổ hất văng bộ quần áo của cậu xuống suối rồi. Thôi, của đi thay người, tiếc làm gì? Tao sang tên cho một bộ.

Rãng chỉ tay về phía đống quần áo chăn màn cuộn từng búi ở góc hang:
-Kia kìa? Con làm lính hầu cho các bố rồi ạ!

Một cậu khác chợt nhớ ra điều gì cũng chạy ra cửa hang nhòm ngó:
-Có cậu nào nhìn thậy cuộn dây bọc mình mới gùi về, đặt tạm ở gốc cậy săng lẻ kia không?

Rãng cười:
-Con thu dọn cho các bố rồi a. B52 còn đánh nữa, bây giờ đừng thằng nào mò ra khỏi hang. Đề nghị trạm trưởng cho anh em tranh thủ ăn. Khi B52 cút, ta đi phục hồi đường dây ngay.

Trạm trưởng gật đầu:
-Có lý!

Lính trong chiến trường đã quen ăn trong mọi tư thế, trong mọi giờ giấc, trong mọi thời tiết, ăn cho hôm nay và cho cả ngày mai, nên hò nhau bổ nhào vào xoong măng khô hầm thịt gà.

Chờ tiếng bom ngớt hẳn, anh em trong trạm đeo vác dây lao đi phục hồi liên lạc. Lội qua đoạn suối trước cửa hang, anh em mới chịu R ãng lo xa có lý. Dòng suối đục ngầu, cành cây, là cây, tàn than trôi trên mặt suối, đố ai vục nổi bát nước trong giữa đoạn suối sau trận bom rải thảm. Một cậu quay lại, ch ìa tay về phía Rãng đang chui qua cành săng lẻ bị mảnh bom tiện gãy:
-Học tập đội bạn!

Rãng chỉ cười:
-Xin đủ!

Một lúc sau trạm trưởng đang trực máy ở hang nghe tiếng chân người tùm tũm dưới suối, vội gọi vọng ra:
-Rãng về đấy hả?

Tiếng người dưới suối vọng lên:
-Bành đây, Bành đây!

Trạm trưởng chạy vội ra cửa hang.

Thằng Bành đấy, nhưng không phải thằng Bành chải chuốt quần áo gối đầu phẳng nếp như mọi hôm, mà là một thằng Bành mặt mũi vá từng vệt than đen nhẻm, hai ống quần xắn cao, đầu gối, khuỷu tay, vạt áo bê bết vệt đất đỏ, tàn nhan đọng từng mảng trên vai áo. Lưng Bành đeo chiếc ba lô lép kẹp, hai quai bi đông đan chéo qua ngực và hai chiếc bi đông khác cài lủng lẳng vào "xanh-tuya-rông" thít chặt ngang eo.

Trạm trưởng vội hỏi:
-An toàn cả chứ?

Bành vừa men theo từng bực đá vừa nói qua hơi thở:
-An toàn, nhưng con cháu các cụ "Quản chu" bị một trận tái mào. Các con trời đang ngủ dưới hầm chữ A nghe tiếng bom nổ, cha con chạy bán sống bán chết lên hang. Xoong nồi bay hết cả, bì gạo bị vùi trong hầm hậu cần, đàn gà chạy tan tác hết. Đất đá đổ xuống suối làm nước đục ngầu không còn gì mà thổi nấu. Mình phải cắt rừng b ăng qua bãi bom sang đây mược các cậu cái xoong, vay các cậu ít gạo.

Trạm trưởng gật đầu:
-Nhất trí!

Bành bước vào hang, vừa nhìn thấy hai hòm đại liên và hai bao ni lông "đại mễ" đấy ắp nước đã sáng mắt lên. Cậu ta lần l ượt tháo nút bi đông vục nước uống ừng ực:
-May quá, thật là trời phù!

Trạm trưởng gật đầu mỉm cười:
-Trời nào phù? Thằng Rãng phù chúng mày thì có! Chùng mày đói mờ mắt rồi, xoong cơm thằng Rãng ủ trong bao tải ở góc hầm kia kìa, lon thịt bò đây, mày gùi về cho cả trạm.

Bành nhận luôn, không khách khí.

Đêm hôm ấy, qua đường dây mới phục hồi, chính trị viên biểu dương các trạm đã khẩn trương bảo đảm liên lạc thông suốt và thông báo tiểu đoàn quyết định cấp giấy khen cho Bành về thành tích đã vọt ngay ra khỏi hang sau khi tiếng bom vừa ngừng, không quản nguy hiểm, vượt bãi bom B52 luồn qua cánh rừng còn khét h ơi bom, ngổn ngang cây cối đi tìm nguồn nước và đi gùi cơm về cho cả trạm.

Trạm trưởng nghe xong, truyền đạt cho anh em trong trạm. Một cậu phá lên cười. Trạm trưởng nhìn cậu ta:
-Cười cái gì?

Cậu rít xong điếu thuốc lào mới trả lời:
-Bĩnh ra quần, vội đi gặt quần lại được khen là tích cực giặt giũ!

Trạm trưởng cũng phì cười, đi đến bên Rãng, vỗ vào lưng Rãng:
-Chúng tao sẽ tranh đấu cho mày...

Đợt I quân ta đã bóc xong hệ thống bảo vệ vòng ngoài cứ điểm K.5 của giặc. Đại đội I được lệnh nhổ trạm tiến tiếp lên tuyến trên.

Trong buổi sơ kết đợt I chiến dịch, chính trị viên tuyên dương thành tích một số dũng sĩ của đại đội.

Thành tích của Bành được chính trị viên tô đậm hơn các dũng sĩ khác. Đứng trước hàng quân, chính trị viên nhấn mạnh:
-Mỗi chiến sĩ trong đại đội ta phải là một Chu Bành, vừa đi nối dây về trạm nghe tiếng bom tọa độ, đồng chí Bành đã nêu cao tinh thần tiến công cách mạng vọt ra khỏi hầm, lăn lộn giữa bãi bom tìm mối đứt. Không có kìm, đồng chí Bành đ ã dùng răng tuốt lớp vỏ nhựa nối hai đầu dây, bom đạn đã băm nát đoạn dây khá dài, cố co hai đầu dây không được, đồng chí đã dùng răng cắn hai đầu dây, lấy thân mình làm mối nối, đảm bảo liên lạc thông suốt. Các đồng chí có quyết tâm học tập tinh thần tiến công cách mạng của đồng chí Bành không nào?

Hàng trăm tiếng hò đều một nhịp:
-Quyết tâm!

Chính trị viên đưa mắt nhìn Rãng. Anh chàng vẫn im như thóc đổ bồ, mắt nhìn thẳng, hai bàn tay đặt thẳng đường nẹp ống quần. Chính trị viên biết ngay Rãng có ý tứ gì đây, nhưng ông không chấn chỉnh thái độ Rãng trước hàng quân.

Sau khi cho anh em về chuẩn bị ăn liên hoan để lấy khí thế tiến quân vào đợt II chiến dịch, chính trị viên gọi Rãng lên hầm chỉ huy:
-Đồng chí có điều gì chưa thông cứ mạnh dạn đề bạt với tổ chức.
-Báo cáo thủ trưởng, không có gì ạ.
-Tại sao đồng chí không hô khẩu hiệu?
-Báo cáo thủ trưởng, tôi không dại gì dùng răng tuốt vỏ nhựa dây bọc. Vô phúc đầu dây đằng kia quay máy, có khác nào tôi bị tra điện như các bậc tiền bối trong sở mật thám không ạ!
-Thế đồng chí quên khẩu hiệu của chiến sĩ thông tin "đứt dây như đứt ruột" hay sao?
-Báo cáo thủ trưởng: tôi đã khâu một cái túi đựng kìm cài vào "xanh-tuya-rông". Tha hồ tôi chạy tôi lăn, không bao giờ tôi đánh mất kìm như đồng chí Bành... Vả lại mỗi khi vọt ra khỏi hầm, trên vai tôi đã đeo sẵn cuộn dây thì làm sao tôi phải dùng răng cắn hai đầu dây như đồng chí Bành ạ?

Chính trị viên vỗ vai Rãng:
-Dù sao đồng chí cũng phải khiêm tốn học tập tinh thần tiến công cách mạng ấy chứ, có phải không?

Rãng không dám cãi lại chính trị viên vì sợ bị quy tư tưởng là không khiêm tốn. Anh không trả lời có và cũng chẳng trả lời là không, anh chỉ ngẩng đầu nhìn chính trị viên:

Báo cáo thủ trưởng: Rõ!

Kết thúc đợt II chiến dịch K.5 trong cuộc họp chi bộ, trạm trưởng đề nghị chi bộ tổ chức kết nạp tại trận cho Rãng. Cả chi bộ đều nhất trí nhận xét rằng Rãng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có đủ tiêu chuẩn gia nhập Đảng, nhưng chỉ tiếc một điều R ãng chưa có chiến công thật nổi bật như Bàng. Chi bộ phân công trạm trưởng tích cực bồi dưỡng và tạo thời cơ cho Rãng lập chiến công thật nổi bật như Bành thì chi bộ mới kết nạp được.


Chính trạm trưởng cũng thấy khó quá! Từ trước đến giờ, mỗi lần bắt tay vào việc, Rãng vẫn chuẩn bị chu đáo đến mức người ngoài cuộc tưởng rằng anh chẳng bao giờ gặp khó khăn. Thật ra, anh chẳng bao giờ tự gây thêm khó khăn cho m ình để rồi sau đó lại dũng cảm khắc phục hậu quả do chính bệnh cẩu thả của anh vừa gây ra để lập một chiến công nổi bật hơn anh em khác trong đại đội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro