người việt xấu xí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lòng ganh tị của các nhà khoa học

Lòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng

cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành

một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng

nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn

chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.

Sở dĩ như vậy là vì trong phần lớn các cơ quan của ta, kể

cả cơ quan khoa học, dân chuyên môn thường lép vế một

cách tuyệt đối nếu đồng thời không phải là cán bộ hành

chính hay tổ chức.

Ngay cả về phương diện chuyên môn, cán bộ hành chính hay

tổ chức, dù không phải là dân chuyên môn, cũng có quyền

quyết định khi xét duyệt các công trình chuyên môn (quyết

định đưa vào kế hoạch, quyết định cho phép công bố hay thi

công, quyết định cách đánh giá khi xét “lao động tiên tiến” hay

“chiến sĩ thi đua”…). Điều này hoàn toàn hợp lý, vì mỗi công

trình khoa học hay nghệ thuật đều là một đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của

nhân dân.

Hơn nữa, ta thấy có những người nhường quyền tác giả công trình nếu liệu chừng công trình sẽ

khó được khen thưởng do tác giả có sai phạm gì đó về đạo đức hay thuộc một thành phần có

vấn đề, để “dồn” thành tích lại cho một người khác có những ưu thế khiến cho họ dễ được chấp

nhận thành tích hơn.

Vì vậy, các chuyên gia lần lượt thôi làm khoa học kỹ thuật và chuyển sang ngạch hành chính tổ

chức để có thực quyền về khoa học kỹ thuật.

• Cao Xuân Hạo

Ai dám nhận là mình xấu xí?

Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người:

anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn

bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ

nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn

nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối

người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm

đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói

đơn giản là "thí điểm"? Bằng nhập xe máy Trung Quốc

ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính?

Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của

nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa? Và

vẫn không quên kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Muốn hơn đồng nghiệp, tốt

nhất là chuyển sang quản lý

đồng nghiệp

1.

Bạn đã đi Ðà Lạt chưa? Ðã đến Sài Gòn chưa? Ðã về những làng Bắc bộ chưa?

Nếu chưa, thì bạn nên đi. Bạn nên đi sớm.

Ði trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.

Ði trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.

Ði trước khi thành phố lớn muốn tạo những dấu chân hiện đại khổng lồ, dẫm lên chính

những khẩu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hô hào trước đó.

2.

Cách đây mới ba năm thôi, thành phố Hồ Chí Minh của tôi linh đình tổ chức kỷ niệm Sài

Gòn 300 năm. Những ảnh cũ được đem ra, món ăn khẩn hoang nấu lại, nhà nhà nghe tên

ông Nguyễn Hữu Cảnh, người người nghe lại những địa danh xưa: Gò Cây Mai, đình

Thông Tây Hội, kinh Tàu Hủ với bến Bình Ðông...

Bến Bình Ðông, thì năm nay, người ta sắp dẹp nó, để mà làm đại lộ Ðông Tây. Cụ

Nguyễn Ðình Ðầu đã phải kêu lên trên báo Tuổi Trẻ: "Xin giữ lấy cảnh quan của Sài Gòn

sông nước trên bến dưới thuyền".

Bạn phải đi qua khu vực này, thấy được vẻ đẹp (bị bỏ phí của nó) bạn mới hiểu được tiếng kêu

của cụ. Thật chẳng khác nào lời kêu cứu và khẩn nài; không biết ví thế này có quá không, nhưng

như tiếng kêu của cụ bà Sài Gòn, sau lễ thượng thọ phải nài xin con cháu đừng ném đi cơi trầu

cũ với di ảnh cụ ông...

Bến Bình Ðông, với hai bên bờ là nhà cổ, xưởng xay lúa, là những thứ mà cái túi "vốn cổ" của

chúng ta chẳng có nhiều, nhất đây lại là cái thứ hữu hình, bằng nước, bằng gạch, bằng kiểu nhà,

cách sinh sống; chứ không phải những thứ lù mù truyền thống, phục hồi lại mỗi nơi một màu cờ

phướn và một kiểu đuôi nheo.

Thế nhưng, nếu đại lộ Ðông Tây đi qua, số phận cảnh trên bến dưới thuyền rất Nam Bộ xưa của

bến Bình Ðông sẽ chẳng khác gì số phận rêu trăm tuổi của tháp Rùa. Giải tán một khu vực thật

chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thôi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình đã phá tan chỗ trú ngụ

của hàng trăm năm lịch sử có đeo đuổi được những người ký quyết định không?

Và những người đó là ai? Họ nghĩ gì trong đầu nhỉ? Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho

đậm đà bằng cái cách gì đây? Bằng cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"?

Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng

xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại

hóa?

Thử tưởng tượng hai mươi năm sau thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày hôm nay lên bưu

ảnh. Và sẽ có những người chỉ cho con cái mình mà nói: "Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi qua,

đẹp lắm." Và có những người sẽ không dám chỉ tay vào ảnh mà nói: "Cái khu này chính bố đã ký

quyết định đập đi."

3.

Tôi lại đọc báo Tia Sáng, có bài của tác giả Vũ Khánh về tiếp thị một hình ảnh Việt Nam. Vậy

đấy, cứ rành mạch liệt kê cái vốn ít ỏi của mình ra rồi khai thác triệt để thì khéo lại thành giàu có.

Tác giả kể ra, chúng ta có áo dài, có nón, có phở, có nem. Nghe dễ chịu như nghe một người nói

đơn giản: "Tôi là thợ may. Lương tôi đủ sống. Tôi thích mặc áo xanh." Một người như vậy cũng

hấp dẫn lắm chứ! Cái mộc mạc của họ, cái nghề của họ, sở thích của họ không giống anh, không

giống tôi. Việc gì cứ phải thổi phồng lên những gì mình không có, để rồi phá bỏ những cái (tuy ít

mà) quý giá của mình?

Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung

Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ

không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người.

Chúng ta nói dối nhiều quá. Dối ở chỗ có nhiều việc chúng ta nói một đằng và làm một nẻo.

Chúng ta nói, tôi là người có văn hóa và thích chơi đồ cổ, nhưng có con chuột chạy qua là chúng

ta (quyết) ném chuột đến vỡ cả bình quý. Chúng ta cung kính ào ạt cho một lễ hội 300 năm Sài

Gòn, rồi sau đó thì sẵn sàng thực thi một dự án có phá bỏ những phần cổ kính của Sài Gòn 303

tuổi. Chúng ta không tiếc cả kho tính từ mỹ miều cho cái Chùa Một Cột, nhưng lại tiếc một cái cột

bằng gỗ cho nó, khiến bao nhiêu khách phương xa phải chưng hửng. Chúng ta biết mình nghèo

mà cứ huênh hoang là mình giàu.

Mà trong khi đó, có đứa con nào dám trách mẹ nghèo! Ừ, nước của tôi là thế đấy, nhưng mà

chúng tôi tự hào, để tôi cho anh thấy: Cha ông để lại có một chút của (cẩn thận mở gói ra), chúng

tôi gìn giữ còn được thế này đây (thấy vẫn còn nguyên), và chúng tôi sẽ giữ cho con cháu (cẩn

thận gói lại). Anh cười thì mặc anh!

4.

Ông Bá Dương, tác giả người Trung Quốc, có viết một đoạn thế này: "Ðã nhiều năm nay, tôi

muốn viết một quyển sách dưới tên gọi: 'Người Trung Quốc Xấu Xí'. Tôi nhớ quyển sách 'Người

Mỹ Xấu Xí' sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách

lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển sách 'Người Nhật Xấu Xí". Tác giả là Ðại sứ Nhật

tại Ác-hen-ti-na. Ngài đại sứ này (sau khi viết cuốn sách đó) liền bị cách chức. Ðấy có lẽ là cái

khác nhau giữa Ðông phương và Tây phương..."

Nhưng ở Trung Quốc, người ta đã in "Người Trung Quốc Xấu Xí" của ông Bá Dương.

Và không phải vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn là xấu hơn. Trái lại.

• Phan Thị Vàng Anh

Người Việt xấu xí: Lấy hoà làm quý

Người Việt xấu xí:

Lấy hoà làm quý

Một người Việt Nam lớn lên vẫn không quen với rất nhiều lời răn dạy về cách sống, cách

cư xử ở đời... thôi thì chịu chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự lành, thôi thì đóng cửa

bảo nhau, thôi thì dĩ hoà vi quý... tất thảy đều mang một tấm lòng khoan nhượng. Nhưng

những tính tốt ấy có phải lúc nào cũng là một cách sống tích cực?

Nếu nhìn vấn đề ở góc độ lịch sử, những cái đang trở thành

nhược điểm của người Việt Nam hiện nay chủ yếu được

hình thành trong thế kỷ 20.

Một thế kỷ đầy biến động, chúng ta kế thừa một thứ chủ

nghĩa phong kiến để chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc,

và quy luật chiến tranh đè bẹp, lấn át mọi quy luật kinh tế xã

hội. Ở miền Bắc hình thành cơ chế bao cấp - không có cơ

chế đó chúng ta không thắng Mỹ được.

Nhưng bao cấp, nhất là bao cấp kéo dài sau năm 1975 lại

làm nảy sinh hai đứa con tệ hại là thói đạo đức giả và thói

vô trách nhiệm. Báo “Ong đất” của Bungari nhìn lại thời kì

này của chính họ, đã tổng kết nên 6 nghịch lý mà ta có thể

tham khảo :

- Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.

- Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.

- Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.

- Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.

- Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.

- Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".

Bây giờ cơ chế thị trường lại sinh ra hai đứa con là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng

thụ. Mọi nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường của bốn thói xấu này. Một câu nhịn,

tốt quá. Nhưng nếu tôi vô trách nhiệm, đó là sự biện hộ cho thói vô trách nhiệm của tôi.

• Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh

Có phải lúc nào cũng

"chín bỏ làm mười"?

Những tính cách trì níu dân tộc Việt

Chúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một

sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm

lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn,

ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những

tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó

khăn hơn trên con đường mới?

Câu hỏi ấy đang là câu hỏi thôi thúc hôm nay. Cứ lấy bạn bè và cuộc sống xung quanh cùng bao

câu chuyện kể truyền miệng làm ví dụ. Và thử đặt ra vài câu hỏi thô sơ mà hỏi nhiều người.

Trang trải nỗi niềm của riêng mình và không chỉ của riêng mình, mà của cả một lớp trẻ còn có

một chặng đường dài ở phía trước để đi lên, nên rất mong nhận lại một sự bày tỏ đầy thiện ý, dù

là nghiêm khắc hay khắt khe.

Nhược điểm thứ nhất: sự thiếu hụt đạo đức. Người Việt Nam thừa trí tuệ. Người Việt Nam cũng

rất khéo tay. Nhưng nhiều người Việt Nam ngày nay không coi đạo đức là điều kiện tiên quyết

của cuộc sống.

Chúng ta có nhiều ví dụ nhỏ về việc này... Nên tôi chỉ lo rằng nếu thiếu đạo đức, người nào cũng

chỉ nghĩ đến quyền lợi vật chất trước mắt của mình, không nghĩ tới người khác, không nghĩ tới

gia đình, không nghĩ tới xã hội, không hiểu nổi rằng ở đời có những giá trị cao hơn tiền bạc và

quyền lợi của mình nằm trong quyền lợi xã hội. Tham nhũng bắt nguồn từ đó, và kẻ tham nhũng

không hiểu nổi rằng: "mình không thể hạnh phúc khi, trừ mình, mọi người đều khổ sở" (Jean

Paul Satre).

Nhược điểm thứ hai: trong kinh doanh người Việt Nam hay bắt chước nhưng thiếu sáng tạo.

Thấy người khác bán phở thành công ta cũng mở hàng phở ngay bên cạnh, từ đó hình thành

một phố "phở" cạnh tranh lẫn nhau rồi làm suy yếu lẫn nhau.

Ở nhiều khu vực kinh doanh ăn uống của người Hoa, bên cạnh xe hủ tiếu là xe mì, rồi bột chiên,

cháo gà, rồi sâm bổ lượng. Người Nhật đã từng bắt chước công nghệ nước ngoài, nhưng không

sao chép máy móc. Nắm được bí quyết, họ liền sáng tạo, thêm tính năng, tác dụng, tiện nghi; cải

tiến không ngừng để biến cái cũ thành cái mới, biến công nghệ nước ngoài thành công nghệ

Nhật.

Nhược điểm thứ ba: người Việt Nam thiếu sự trì chí trong sự nghiệp làm giàu. Ta từng nghe

những nhà tư sản người Hoa khi mới sang Việt Nam chỉ có chiếc quần "xà lỏn" và gánh ve chai.

Vậy mà ba chục năm sau, nhờ trì chí và cần kiệm, họ lập nên cơ nghiệp lớn.

Ta khó tìm thấy tấm gương tương tự ở Việt Nam. Trái lại, có những điền chủ giàu "nứt đố đổ

vách" nhưng chỉ biết tiêu xài phung phí từ đời cha đến đời con, dẫn đến tiêu tan sản nghiệp.

Hoặc có những kẻ muốn làm giàu thật nhanh bằng phương cánh bất chính, để rồi "bạo quát, bạo

tàn". Họ không biết rằng gây dựng một sản nghiệp cũng giống như trồng một vườn cây lâu năm,

không thể "ăn xổi ở thì".

• Giáo sư Nguyễn Chung Tú

Thiếu tính hợp tác

Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga

thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng

ba người Việt Nam thì... cái phép tính cuối cùng này mỗi người tính một cách, chỉ có

chữ "nhưng" là vẫn giữ nguyên ý nghĩa cho phép người tiếp nhận dù không thể cân

đo vẫn hiểu được thâm ý của phép so sánh. Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng

chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được,

nhưng ba người thì không, vì người này lên thì

người kia kéo xuống...

...Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại,

ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật

khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.

Cái tính thiếu hợp tác và manh mún, nhiều người còn

nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu

thuẫn với tinh thần đoàn kết, nhất là tình đoàn kết

chống ngoại xâm mà dân tộc Việt Nam đã có truyền

thống từ bao đời. Hay là để sống cho hoà bình, trong

xây dựng và ổn định, mình sống có khó khăn hơn?

Đoàn kết là một truyền thống của dân tộc Việt Nam,

truyền thống tốt đẹp ấy không bao giờ mất. Nên cái

băn khoăn mà câu hỏi vừa nêu ra tôi giới hạn câu trả

lời của mình trong suy nghĩ về người trí thức, không

nên suy diễn ra xa hơn nữa.

Tôi xin bắt đầu bằng một kỷ niệm. Năm 1970, tại một hội

nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật

Bản đã nói với tôi trong một cuộc trò chuyện thân mật:

"Các ông trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, còn chúng tôi là một bãi cát...". Là

một người Việt Nam, tôi nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngoài về nước mình,

nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản, và sau đó

Chúng mình là kim cương

không ngừng nhắc lại câu nói ấy với các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau hởi lòng hởi dạ.

Chúng mình là kim cương cơ mà!

Nhưng rồi khi lòng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, tôi mới nhận

ra hết được ý nghĩa thâm thuý của câu nói ấy. Thì ra ông bạn Nhật Bản muốn nhắc một câu nói

của Tôn Dật Tiên, từng ví dân tộc Trung Hoa trước cách mạng là "một bãi cát lỏng lẻo", nhưng

cách mạng đã biến họ thành "một tảng đá cứng được hình thành bằng cát trộn với xi măng". Từ

đó tôi luôn đặt câu hỏi trí thức Việt Nam có thật, và có nên nghĩ rằng mình là những viên kim

cương hay không?

Kim cương thì quý, vì hiếm nên quí chứ không hẳn do công dụng thực tiễn của nó. Nhưng kim

cương thì khó đẽo gọt, lại khó có thứ gì như xi măng để có thể kết hợp chúng lại thành "một tảng

đá cứng". Mà ai cũng biết tự cho mình là viên kim cương cả nên muốn dùng ánh sáng của riêng

mình để tự phát sáng, hay tự phô trương...

Nguyên nhân của sự "khó ngồi với nhau" còn đó, nên khi chưa được sử dụng đúng với vai trò

của mình nên hiều khi kim cương lại bị coi là cát. Thời bình cần trí thức nhiều hơn và một trong

những điều kiện bắt buộc là họ cũng "ngồi với nhau", là phải cũng hướng đến lợi ích chung, phải

quên bớt bản thân mình đi.

Nhiều khi trí thức Nhật Bản mà tôi thấy, khi đứng riêng lẻ ai cũng là người giỏi nhất, nhưng khi họ

biết cách làm việc cùng nhau, họ đã làm được những công trình thật sự lớn lao. Quá trình hiện

đại hóa càng phát triển lại càng đòi hỏi nơi mỗi cá nhân một sự hợp tác chặt chẽ và đó là một đòi

hỏi tất yếu.

• Tiến sỹ Dương Thiệu Tống

Gì cũng cười

Dân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng

cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt

Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày

nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình

ra…!”

----**----

An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng

cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm

trang.

Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò

phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi.

Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời

phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn

những cuộc trẻ chơi.

Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có

câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà gièm trước ý tưởng

người ta; không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta.

Thực không có tức gì bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe mình nói chỉ lấy tiếng cười hì

hì mà đáp. Phản đối không tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế...

Ừ, mà gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi, tê môi, để mà hỏi ý một người, mà người ấy

chỉ đáp bằng một tiếng thì khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có

miệng cười hì hì, thì ai không phải phát tức.

Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải

đáp. Tuỳ ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; không hiểu thì hỏi lại; mà không

muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi

phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều

mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình

nữa.

Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp.

Nguyễn Văn Vĩnh

Đông Dương tạp chí

Người Việt xấu xí: “Sợ” những vật lạ

Nếu bỗng nhặt được vật thể lạ, người Việt ta sẽ về gọi mọi người cùng ra xem, sau

đó cãi nhau như mổ bò mỗi người một ý, tiếp đó mỗi anh tự về bắt chước làm một

cái vật na ná với cái vật lạ mà họ chưa biết gọi tên kia. Còn cái tên gọi thật, bản chất

thật của cái vật đó, là việc cần biết nhất thì vẫn không ai biết...

* Khuê Văn. "Ðể tìm hiểu tính cách của các quốc gia trên trái đất,

người vũ trụ mà toàn thể người trên trái đất chưa bao giờ nhìn thấy,

thả một vật thể xuống giữa đường rồi ngồi trên đĩa bay chờ xem

phản ứng của người trái đất ra sao nếu người đó nhặt vật thể ấy lên.

Sau khi nhặt vật lên, nếu chăm chú nhìn vật đó từ mọi góc độ có lẽ

đó là người Pháp. Ngược lại, nếu người đó nhặt lên rồi ghé vào tai

lắc lắc thì đó là người Ðức. Người Pháp là dân tộc có năng khiếu

hội hoạ nên họ sẽ cố gắng lý giải đồ vật dưới góc độ thị giác, còn

người Ðức lại có năng khiếu âm nhạc, dân tộc đã sản sinh ra Beethoven sẽ cố gắng nhận

thức vật đó bằng thính giác.

Thế nhưng, nếu là người Tây Ban Nha, đất nước của trò đấu bò tót, khi nhặt vật đó lên,

để thoả trí tò mò họ sẽ đập vỡ nó ngay chứ không xem xét bằng tai hay bằng mắt gì cả.

Người Anh không giống với người Tây Ban Nha là hành động trước rồi mới suy nghĩ. Là

người Anh, họ sẽ nhặt vật đó lên, kiên trì sử dụng nó vào việc này hay việc khác và sau

khi rút ra kinh nghiệm mọi người sẽ tập trung lại rút ra kết luận đó là vật gì.

Đứng trước vật thể

lạ, bạn nghĩ sao?

Còn Người Trung quốc, một dân tộc già dặn và kiên nhẫn hơn người Anh rất nhiều, nên

trước khi nhặt vật đó lên người ta sẽ nhìn xung quanh rất kỹ, sau khi xác định là không có

ai nhìn thấy thì "người quân tử" đó nhặt nó lên thận trọng đút vào tay áo. Với anh ta, vấn

đề không phải đó là cái gì mà là việc vật đó tồn tại mới quan trọng, bởi vì rồi cũng có lúc

anh ta biết đó là vật gì.

Với người Hàn Quốc, một dân tộc từng bị đói khổ trong trong thời kỳ Nhật thống trị

trước kia, phản ứng trước tiên là phải thử bằng lưỡi.

Trong cuộc thể nghiệm này tất nhiên không thể thiếu được người Mỹ và người Nga, hai

đại diện của phía Tây và Ðông, có lẽ trái với sự chờ đợi của chúng ta, họ không có phản

ứng gì đặc biệt, không phải đau đầu suy nghĩ!

Vậy thái độ của người Nhật sẽ như thế nào? Với người Nhật, họ không cầm lên ngắm

nghía hay lắc thử, cũng không đập vỡ hay lặng lẽ cho vào tay áo. Họ không nhờ sự trợ

giúp của máy tính hay đảng phái nào bởi vì là những con người rất hiếu kỳ. Quả là như

vậy, sau khi nhặt lên, người Nhật sẽ làm thử một cái giống như thế và chắc chắn không

chỉ để chế tạo ra một vật hoàn toàn đúng kích thước của vật thật mà còn thu nhỏ lại một

cách tinh xảo, gọn tới mức có thể cho vào lòng bàn tay. Sau đó, họ sẽ ngắm nghía một

cách kỹ càng và nói: "Nasudoho!" (à, ra thế!) và vỗ đùi sung sướng.

Bạn thử nghĩ xem, nếu người Việt chúng ta nhặt được vật đó, thái độ sẽ thế nào?"

Tôi cảm thấy nóng gáy. Tất nhiên không chỉ để tìm ra câu trả lời về phản ứng của người

Việt chúng ta. Trong các liệt kê ở đây không có người Việt, có nghĩa là chúng ta vẫn bị

xem như một xứ nhược tiểu.

Tính cách dân tộc của chúng ta không đủ mạnh cũng như tầm vóc của chúng ta chưa đủ

lớn để có thể liệt kê với các dân tộc khác trên thế giới. Song, dù thế nào chúng ta cũng

phải có một phản ứng trước vật thể lạ kia nếu chẳng may trên đường đi chúng ta bắt gặp

chứ! Vậy thì người Việt sẽ làm gì? Ðây là suy đoán của tôi:

Khi nhìn thấy vật đó, người Việt sẽ chạy đi tìm nhiều người khác cùng đến xem. Sau khi

phỏng đoán xem vật đó là gì, một cuộc tranh cãi khủng khiếp đã diễn ra, chỉ vì không ai

chịu công nhận tuyên bố của kẻ khác. Ai cũng cho rằng mình đúng. Rồi mệt mỏi, bất

phân thắng bại, mỗi người về tự làm một vật giống với vật mà họ đã trông thấy theo trí

tưởng tượng của riêng mình. Kết quả là có rất nhiều vật trông có vẻ giống với vật lạ mà

họ thấy nhưng vật kia là gì thì họ vẫn không thể biết được. Ðối với người Việt thì "vật kia

là gì?" có vẻ không quan trọng bằng việc ai đoán đúng.

Nếu vật kia là vật chất, trên thị trường sẽ có rất nhiều hàng giả, giống như thật nhưng

không dùng được. Nếu vật kia là siêu hình, một học thuyết hoặc một tư tưởng, một chủ

trương nó sẽ được áp dụng rất thô bạo và sai lệch bởi vì điều quan trọng nhất: "Nó là cái

gì?" thì người Việt Nam thường tỏ ra kém năng khiếu khi giải thích bản chất sự vật.

Chúng ta đã có bao nhiêu bài học vì sự sai lệch này?

Và điều mà chúng tôi vẫn muốn quan tâm là: theo bạn, người Việt Nam chúng ta sẽ làm

gì?

* Thảo Hảo. Ở nước ta, bản thân việc nhặt được vật lạ chưa phải là tốt hay xấu, mà phải

đợi cho có kết luận của cơ quan chức năng sau khi xem xét mới biết là rủi hay may.

Chính điều này nhiều khi làm ta lưỡng lự khi bất chợt thấy một vật lạ trên đường.

"Có nên mang về không? Có nên hét lên cho mọi người biết là nó "lạ" không?" Ta tự hỏi.

Bởi vì ta đã biết bố mẹ chúng ta hình như hơi sợ những cái gì là "lạ", họ cho rằng hệ tiêu

hóa của chúng ta còn non nớt. Nếu chúng ta hét lên, họ giấu béng vào tủ, và chúng ta

cũng mất luôn cả cái cơ hội gọi bạn bè đến mà thảo luận về bản chất cũng như tên gọi của

cái vật lạ kia.

Nếu bạn thường xuyên sống trong tâm trạng "không-để-bố-biết-mình-nhặt-được-vật-lạ",

thì lâu dần, bạn sẽ mất thói quen ngắm nghía vật lạ ngay cả khi nó nằm hẳn trong lòng

bàn tay. Trong khi con cái nhà người ta, được bố mẹ khuyến khích đi tìm cái lạ, sẽ băng

rừng, vào núi, mang về những thứ lóng lánh để mà tự hào. Cũng có khi mang về, bố mẹ

nó sẽ cho nó biết, vật này thường lắm, chẳng lạ đâu con, khiến nó thất vọng vứt đi, thì ít

nhất cái cuộc hành trình đi tìm cái lạ của nó cũng đã là một phần thưởng.

Thế đấy, người Việt Nam ta là con nhà lành, bố mẹ cẩn thận (có lý do). Cẩn thận dạy con

tránh vật lạ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, với những bài văn không được đi chệch

lối, sách đọc tham khảo thì chỉ nên đọc tác giả này (tức là thầy) mà đừng đọc tác giả kia,

không thì điểm kém. Cẩn thận tránh ngắm những triển lãm nhìn-mãi-không-hiểu-ý; tránh

cho nhau đọc những từ ngữ mạnh bạo, tình tính dục gì đó - những cái có thể đề cập đến

tận đáy sâu con người; Ở tầng nông, lửng lơ thôi, vì đáy sâu là đáy lạ, không ai xuống tận

nơi thẩm tra được.

Chúng ta đã được giáo dục để tránh xa cái lạ, đến mức gán cho cái lạ đến 70% là nguy

hiểm. Trước những vật thể lạ, chúng ta không dại mà cầm lên ngay, dí sát vào mắt tìm

tương quan thị giác như người Pháp, càng không mạo hiểm lắc lắc bên tai tìm tiếng nhạc

như người Ðức, càng quyết không đập vỡ xem cái bản chất, cái tận cùng của nó là gì, như

chú Tây Ban Nha...(những cái này tôi lấy ở đọan trích trong bài của Khuê Văn, chứ "lạ"

thế, tự tôi không nghĩ ra.)

Không, chúng ta không liều mạng thế. Việc trước nhất, ta phải ghi nhớ: đã lạ là nhiều

phần nguy hiểm. Nên nếu thấy vật lạ, chúng ta cần rủ vài người cùng đến xem cho có

nhiều kẻ cùng phạm tội. Ta đứng từ xa, và quyết không đưa ra ý kiến rõ ràng. Bởi vì, nếu

ý kiến của ta hay, anh bên cạnh sẽ ăn cắp mất (và đăng trên báo khác), nếu ý kiến của ta

nhỡ đâu không đúng, thế thì mất mặt ta. Mà thật ra, ta không phát biểu bởi vì ta cũng

không chắc được lời ta nói ra là đúng hay là sai, là hay hay là dở. Về vật lạ, ta cần có một

cơ quan thẩm định, với những nhân vật ta biết thẩm định còn dở hơn ta, họ hẹn 2h nhưng

6h vẫn chưa thấy tới. Nhưng ta phải đợi họ đến, vì không thì ai là người chịu trách nhiệm

trước cái vật lạ khốn kiếp tự nhiên rơi xuống cuộc đời đều đặn và an nhàn này.

Thế rồi ta oán vật lạ... Lạ làm gì không biết cơ chứ!

Cơ quan thẩm định rồi cũng tới, khi tất cả đều đã mòn mỏi. Và vì họ cũng là người Việt

Nam, cho nên họ cũng sẽ im lặng, vì họ cũng hoang mang như ta...

Tất cả sẽ đợi như thế. Trăng sẽ lên. Trong ánh trăng bàng bạc mà cô độc ấy, vật thể lạ

trên mặt đường tan dần, tan dần. Nó teo tóp lại, lộ rõ vẻ vô hại, bợt bạt dần đi, mang theo

cả cái bí mật trong lòng, trôi đi mất cả xuất xứ.

Và chúng ta ra về, hội đồng giám định về trước vì có xe con. Chúng ta ra về sau, lòng hơi

buồn buồn, vì mãi vẫn không có ai sờ được đến vật lạ đó, ngửi tới nó, thậm chí đá vào nó

một cái. Và nhất là, trong lòng ta lại tiếc rẻ, nếu biết nó không hại như thế này, thì lúc

nãy mình đã liều khen một câu, rồi mang về, bán.

www.tintucvietnam.com

Người Việt xấu xí: Chữ tín không quan trọng

Người Việt Nam mạnh về nghĩa mà yếu về tín. Lời ấy dễ khiến người nghe giật mình

vì sự nặng lời. Ai nghe cũng cảm thấy mình như là bị "sốc", mặc dù vẫn lờ mờ hiểu

rằng điều đó không phải là không có lý.

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Để trả lời

trước hết cần đặt thêm một câu hỏi, chữ tín cần

cho ai?

Kinh tế nông nghiệp không cần. Trong nông

nghiệp, lao động không phải sản xuất, lao động

chỉ tác động lên quá trình sinh học của vật nuôi

và cây trồng. Người lao động trong nông nghiệp

không làm chủ được kết quả lao động, nhiều khi

công sức bỏ ra rất nhiều nhưng thiên tai một cái

là trắng tay...

Còn trong công nghiệp, tôi bỏ từng này sắt, từng này thời gian, nhiệt độ, tôi biết sản phẩm của tôi

thu được sẽ như thế nào. Đó chỉ là một ví dụ.

Do tính chất không đồng bộ của lao động và sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên tư duy co

dãn, tính toán co dãn hình thành. Từ đó đẻ ra một tập quán du di, mười cũng như chín, xấu một

chút cũng được, hôm nay cũng được mà mai cũng được, hôm nay không làm cỏ thì mai sẽ làm...

Chữ tín ở đó không quan trọng. Một nền kinh tế hàng hóa thật sự thì hoàn toàn khác. Yêu cầu

của kinh tế thương nghiệp là sự chính xác về số lượng, chất lượng và thời gian.

Trong bối cảnh mà quan hệ giữa các cá nhân đòi hỏi chữ tín tới cái mức chữ tín có ảnh hưởng

rất lớn tới hoạt động kinh tế hay lợi ích vật chất của họ, thì chữ tín đặc biệt sẽ nổi lên như một

chuẩn mực. Người Việt Nam trong chiến tranh rất "tín" - chữ tín đó được quy định bởi kỷ luật

quân đội. Nhưng kỷ luật quân sự tự nó cũng là một chuẩn mực xuất phát từ một thực tế là hoạt

Nền kinh tế hàng hoá thật sự

luôn đặt chữ tín lên hàng đầu

động của nhiều người với nhau, đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cá nhân,

các nhóm người và điều đó ảnh hưởng tới sự thành bại, sống chết...

Nhà văn Sơn Nam: Vì sao người ta thất tín, vì tham cái vụn vặt, chỉ thấy cơ hội trước mắt,

không thấy cơ hội lâu dài. Tôi đã từng thấy nhiều người, trẻ không lo học hỏi, đương chức

đương quyền không lo làm hết trách nhiệm, đến lúc về già hết quyền hết chức mới nói đến trách

nhiệm, mới lo đến dân đến nước thì còn lợi ích cho ai, mà biết là vì ai. Nói được mà không làm

được khi có thể làm cũng là một sự bội tín.

Sự chụp giựt, lý luận mỗi lúc một khác, thiếu một chính sách một cách lâu dài (ngay từ những

việc nhỏ như chuyện đặt tên đường, chuyện giải toả...) cũng là một cách đối xử không đúng với

chữ tín.

www.tintucvietnam.com

Người Việt xấu xí: Gặp "Tây"! - Người Việt ta ứng xử thế nào?

Trong một cuộc họp lớn, một nữ tiến sĩ luật của ta còn rất trẻ, đến muộn và không có chỗ.

Một chuyên gia nước ngoài đứng lên để nhường chỗ cho cô ngồi cạnh nam đồng nghiệp

người Đan Mạch. Thay vì cảm ơn, nữ tiến sĩ lại đỏng đảnh cười: "Thôi không ngồi cạnh

tây đâu, hôi lắm. Sống ở tây mãi rồi còn lạ gì!"...

Văn hoá và ứng xử luôn luôn có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống, không chỉ giữa

người mình với nhau mà còn giữa người Việt với người nước ngoài khi đất nước ngày

càng mở rộng cửa để hội nhập với thế giới..

1. Tại cuộc họp ở cơ quan lớn nọ, nữ chuyên gia người Hà Lan, tư vấn của một tổ chức

phát triển thế giới được mời tới để giúp cơ quan này cải cách bộ máy và tăng cường chất

lượng nhân sự. Các quan chức chủ nhà ngẩn người ra một lúc như để lục lọi trí nhớ

những kiến thức của mình về đất nước của khách. Rồi vị lãnh đạo cao nhất của cơ quan

thốt lên như tìm ra phát minh mới bằng một tràng tiếng Anh ngọng nghịu nhưng nhấn

trọng âm của câu rất đúng chỗ: "A, Hà Lan hả? Tôi rất thích uống "sữa" cô gái Hà Lan!"

Các vị chủ nhà khác hùa theo: "Chúng tôi ở đây vẫn luôn đố nhau tìm xem cô gái nào mà

lại có "sữa" đấy!". Thế rồi tất cả cùng rộ lên cười.

Xa hơn nữa, một vị còn mạnh dạn hơn khen cô xinh đẹp và hoạ bằng một câu ca dao:

"Em giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn...", rồi nhất quyết muốn người phiên dịch chuyển

lại câu pha trò đó, đặc biệt là nghĩa ám chỉ của cụm từ "cái tỉnh tình tinh", cho khách mặc

dù người phiên dịch đã có ý từ chối bằng cách im lặng.

2. Vẫn một phái đoàn của tổ chức phát triển nọ, nhưng lần này gồm những thành viên

khác và tới làm việc với đoàn gồm các cán bộ từ nhiều cơ quan khác nhau. Đó là một

buổi Hà Nội trời nóng gắt, lại mất điện, hai bên phải ra ngoài sân ngồi chen chúc một

chút để có thể vẫn tiếp tục làm việc theo lịch trình. Một nữ tiến sĩ luật của ta còn rất trẻ,

đến muộn và không có chỗ. Một chuyên gia nước ngoài đứng lên để nhường chỗ cho cô

ngồi cạnh nam đồng nghiệp người Đan Mạch. Thay vì cảm ơn, nữ tiến sĩ lại đỏng đảnh

cười: "Thôi không ngồi cạnh tây đâu, hôi lắm. Sống ở tây mãi rồi còn lạ gì!".

Chẳng biết cô định khoe với mọi người xung quanh về lai lịch đã từng học tập ở Liên Xô

trước đây hay cô đùa vậy để tránh khỏi phải ngồi cạnh người lạ, khó bề tâm sự vặt trong

thời gian họp. Chỉ buồn cho cô là anh chuyên gia Đan Mạch nọ vẫn dành tuần hai buổi

học thêm tiếng Việt trong hơn hai năm qua nên có biết tiếng mẹ đẻ của cô!

3. Vẫn lại là một cơ quan phát triển, nhưng lần này là của một nước hàng đầu trong châu

lục, chuyên tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho VN. Đại diện của cơ quan này tổ chức

buổi tiệc chúc mừng quan chức của một bộ trong lĩnh vực nhận vốn nước ngoài.

Vậy mà, sau khi được nghe giới thiệu tên của vị quan khách nước bạn, một quan chức

của ta đã không ngại ngần: "Ồ cái tên ông giống tên cái xe máy của tôi quá...". Và thế là

một tràng cười hưởng ứng từ phái đoàn ta, kèm theo những lời tán thưởng rất rôm rả...

Một sự trùng hợp thú vị, trong buổi họp về cải cách nhân sự ở câu chuyện thứ nhất, tôi

học được từ chuyên gia tư vấn rằng một trong ba phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo là

tính hài hước để biết cách giảm bớt căng thẳng trong công việc.

Song hài hước như các vị quan chức, các vị tiến sĩ của ta trong những mẩu chuyện đã kể

trên đây thì thật đáng xấu hổ! Nếu tất cả người Việt đều ứng xử như thế này thì...

Theo Lao động (www.laodong.com.vn)

Người Việt xấu xí: Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

Gần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món

quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao

giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là

người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học

sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN

20-11.

Hình ảnh những phụ huynh đến ngày 20-11 chở hàng chục túi quà

đắt tiền đến từng nhà phân phát cho các thầy cô dạy con em mình

không còn lạ đối với mọi người ngày nay. Có những phụ huynh suốt

năm học không bao giờ đến gặp thầy cô để hỏi thăm việc học của

con em mình. Đại hội cha mẹ học sinh tổ chức ở lớp, giáo viên chủ

nhiệm mời họ cũng không đi.

Thế nhưng đến Ngày nhà giáo thì họ lại tìm đến tận nhà để "chúc mừng" thầy cô bằng

những món quà sang trọng đắt tiền. Phải chăng phụ huynh khi tặng thầy cô những món

quà đắt tiền là gửi cho thầy cô một "thông điệp": "hãy nhẹ tay" đối với con em của mình?

Và người giáo viên khi nhận một món quà đắt tiền coi như đã "mắc nợ" và không thể

"nặng tay" đối với "chủ nhân con" của món quà ấy?

Dần dần việc tặng quà nhân Ngày nhà giáo đã hình thành trong một bộ phận học sinh suy

nghĩ lệch lạc: phải tặng quà thầy cô giáo mới là biết ơn thầy cô, quà tặng càng đắt tiền thì

lòng biết ơn càng lớn (!).

Sau ngày đất nước thống nhất, tôi đang học trung học. Mỗi năm đến ngày 20-11, lớp

chúng tôi và nhiều lớp khác cũng có tổ chức kỷ niệm Ngày nhà giáo. Ngày ấy toàn

trường chúng tôi chỉ học buổi sáng nên các lớp đều tổ chức kỷ niệm vào buổi chiều.

Lễ kỷ niệm diễn ra thật giản dị: không bánh, không trà và cũng không quà nhưng thật vui

và có ý nghĩa. Học sinh nào có khả năng văn nghệ sẽ giúp vui vài bài hát theo kiểu "cây

nhà lá vườn". Thầy cô dạy lớp được mời đến dự kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm

vui buồn thời đi học cũng như trong nghề nghiệp. Lồng trong những câu chuyện ấy là

những bài học giáo dục rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc mà đến ngày nay chúng tôi vẫn còn

nhớ. Rồi cả lớp - không phân biệt giàu nghèo - cùng đi đến nhà những thầy cô không đến

dự được hoặc thầy cô cũ để chúc mừng.

Kể lại những chuyện ấy chắc lớp học sinh ngày nay cho là chúng tôi lạc hậu, quê kệch.

Có lẽ các em cho rằng phải tặng thầy cô những món quà đắt tiền mới là biết ơn thầy cô

(!). Còn một số phụ huynh bảo phải tổ chức những buổi liên hoan mặn tưng bừng, phải ép

các thầy (có khi cả các cô) uống say đến độ "quên đường về" thì mới là biết cách tổ chức

Ngày nhà giáo!

Lòng biết ơn - ấy là món quà

lớn nhất con dành tặng cô.

Ngày 20-11 lại đang tới. Mong sao ngày này được trả lại đúng nghĩa của nó là ngày tôn

vinh thầy cô giáo. Đừng để những món quà trên mức tình cảm làm vơi đi ý nghĩa thiêng

liêng của ngày lễ ấy.

Nguyễn Anh Dân, Tuổi Trẻ

Đi tìm nhân cách người Việt Nam

Thực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam

vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực,

cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt

đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách

của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu

khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...

Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết tới một luận cứ của Mác cho rằng

con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Ngày nay, theo

chúng tôi, con người còn là tổng hoà của các mối quan hệ với tự nhiên.

Phải như thế con người mới có cơ may tồn tại và phát triển bền vững

được. Và những ý kiến cho rằng con người cải tạo thiên nhiên, làm

chủ thiên nhiên, tức là con người duy ý chí, muốn thoát khỏi thế giới của tự nhiên.

Con người là một khối vật chất có trọng lượng. Bởi vậy con người vận động phải tuân

theo quy luật của vật lý. Muốn đi nhanh, anh phải bỏ ra nhiều sức lực để thắng sức ý và

để đạt được gia tốc lớn (F= ma lực bằng khối vật chất nhân với gia tốc). Còn nếu với sức

lực có hạn mà cứ muốn đi mau, chạy thật nhanh, sẽ khó mà làm được. Đó là duy ý chí.

Một bài toán vật lý như thế sẽ không tìm được ra đáp số theo ý muốn của mình. Những

trường hợp dùng tinh thần dùng ý chí để chiến thắng, để đạt mục đích, cũng chỉ huy động

đến ngưỡng sức lực tự thân chứ không thể vượt qua ngưỡng đó được.

Một sự thật nữa chứng minh rằng, sau cả chục năm tranh cãi giữa các nhà khoa học,

chúng ta cuối cùng phải nhất trí với nhau rằng sống chung với lũ Đồng bằng sông Cửu

Long chứ không thể cải tạo nó, bắt nó phải theo ý muốn của con người. Không thể đắp đê

ngăn lũ như ở ở đồng bằng sông Hồng mà hậu quả là hàng tỷ mét khối phù sa màu mỡ đổ

hết ra biển và lòng sông hàng năm lại bồi tụ đã cao hơn mặt đồng ruộng và xóm làng. Đê

cứ phải ngày một tôn cao mãi trở thành vấn nạn cho con cháu sau này. Thành ra, sinh ra

trong trời đất, muốn tồn tại và phát triển bền vững, con người còn phải là tổng hoà của

các mối quan hệ với tự nhiên. Đây là kết luận quan trọng của chúng tôi trong lĩnh vực

khoa học tự nhiên và nhân văn.

Nghiên cứu hành động phát triển của người Việt Nam hiện đại (vào thời điểm năm 2000),

chúng tôi chỉ giới hạn lứa tuổi từ 18 trở lên tức là những người coi là đã trưởng thành và

chịu trách nhiệm công dân trước phát luật. Như vậy từ hai véc tơ trí lực và thể lực, cùng

với 6 chỉ số liên quan để hình thành nhân cách của người Việt Nam hiện đại nói chung,

tôi chỉ xin nêu ra một số kết quả nhận định bước đầu.

Thực sự, người Việt Nam

là thế nào?

Đặc thù xã hội và môi trường sống của lớp người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên hiện nay là

xung đột bởi chiến tranh kéo dài. Đến năm 1990 đất nước mới thật sự có hoà bình. Vì vậy

họ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh.

Đặc thù thứ hai, nền kinh tế xã hội từ bao cấp nặng nề và lâu dài chuyển sang nền kinh tế

thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai đặc thù này quyết định đến trí lực và

thể lực cùng 6 chỉ số tạo ra nhân cách của người Việt Nam trưởng thành.

Về phân loại chiến tranh và xung đột xã hội, chúng tôi chia theo thang điểm từ 0,1 đến 1.

Thời đại ngày nay khó có thể xảy ra chiến tranh thế giới. Chỉ có chiến tranh cục bộ, chiến

tranh giữa hai quốc gia, nội chiến, xung đột tôn giáo và sắc tộc. Như vậy chiến tranh cục

bộ là tồi tệ nhất và ở thang điểm thấp nhất. Nếu chiến trạnh kéo dài, cứ năm năm lại nhân

với hệ số cơ bản trong thang điểm.

Như vậy, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ, lôi kéo gần như cả hai phe

trong cuộc chiến tranh lạnh vào đây. Nó trở thành cuộc chiến tranh ác liệt nhất của cuối

thế kỷ 20. Và chúng ta đã chiến thắng. Chiến tranh to lớn này góp phần không nhỏ tạo

nên nhân cách tự hào của người Việt Nam. Tố Hữu viết: "Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ.

Đất anh hùng của thế kỷ 20".

Nhưng điều đáng nói là chúng ta đã không tỉnh. Phần lớn người Việt Nam chúng ta quá

say sưa với chiến thắng trong chiến tranh và đi đến một não trạng rằng chúng ta là những

anh hùng của thế kỷ 20. Ta "coi khinh" hết và việc nào ta cũng thành công, kẻ thù nào ta

cũng đánh thắng.

Chính cái không tỉnh táo ấy khiến chúng ta không nhận ra hoặc không dám nhận ra

những tổn thất to lớn, những yếu kém của mình để mà bảo nhau cần mẫn chắt chiu hàn

gắn những nỗi đau của chiến tranh và xây dựng đất nước có hiệu quả. Nước Mỹ giàu có

như thế mà ra khỏi chiến tranh với đầy mình thương tích. Chẳng lẽ chúng ta ra khỏi cuộc

chiến tranh mà chẳng có thương tích gì hay sao? Trong thuật toán, chúng ta đã thiếu

những điều kiện ràng buộc.

Một đặc thù nữa của xã hội là chúng ta đã kéo dài quá lâu tình trạng bao cấp khiến cho

con người mất năng động và trở lên lười biếng. Còn lâu mới bỏ được lối nghĩ đã có tập

thể và nhà nước lo cho, lãnh đạo nghĩ cho.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường dù là định hướng xã hội chủ nghĩa cũng khác hẳn với

cơ chế bao cấp. Người Việt Nam chúng ta phần lớn bỡ ngỡ trước cơ chế mới này. Nhà

nước thì khẩn trương soạn thảo luật pháp. Dân, kể cả người lãnh đạo, vẫn quen tính đủng

đỉnh, không mấy hiểu luật pháp và làm theo luật pháp. Điều dễ nhận thấy nhất là, khi

chúng ta đi ra đường, sẽ thấy trình độ nhận thức và chấp hành luật pháp của người dân

như thế nào.

Chúng tôi sơ bộ đưa ra mấy hệ quả và kết luận:

1. Người Việt Nam trưởng thành hiện nay nói chung là kém về thể lực và trí lực. Hai

véc tơ cơ bản này có chỉ số thấp nhất trong các thang điểm của modul. Do điều kiện và

hoàn cảnh của nền kinh tế xã hội như nêu trên, chỉ nguyên tỉ lệ suy dinh dưỡng cao đã

làm giảm chỉ số về thể lực và trí lực của người Việt Nam chúng ta hiện nay (số người

Việt Nam suy dinh dưỡng vào năm 1990 là hơn 80%).

Khoa học cũng từng chứng minh trẻ bị suy dinh dưỡng thì trí lực phát triển kém. Bởi thế

cho nên việc chống suy dinh dưỡng, việc nuôi dân, dưỡng dân xoá đói giảm nghèo phải là

nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước ta hiện nay.

2. Người Việt Nam trưởng thành hiện nay nói chung vẫn còn hám danh và kém

thực. Cái gì mình cũng muốn hơn người khác mà không biết sức lực của mình có hạn.

Thành ra chỉ vì cái danh mà nhiều khi làm hỏng cái thực.

Trong giáo dục, quá coi trọng khoa bảng sinh ra mua bằng bán điểm.

Trong xây dựng, muốn địa phương mình phải có trụ sở thật to. Bỏ hàng tỷ bạc nuôi đội

bóng đá và mua cầu thủ ngoại, sắm xe hơi thật sang để dùng. Trong khi đó, lớp học cho

trẻ thì thiết và dột nát, lương giáo viên thấp, không đủ sống...

3. Người Việt Nam trưởng thành hiện nay nói chung trình độ chuyên môn và trình

độ tay nghề thấp, lại thất nghiệp nhiều. Phần lớn làm nghề nông ở nông thôn vẫn còn

nghèo nàn và lạc hậu cản ngại lớn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Người Việt Nam trưởng thành hiện nay nói chung không am hiểu luật pháp và

chưa biết thực thi luật pháp thành nền nếp trong cuộc sống.

5. Người Việt Nam trưởng thành hiện nay nói chung còn "ngơ ngác" khi bước chân

vào cơ chế thị trường và bỡ ngỡ những thang bậc giá trị về đạo đức và lối sống.

KS. Trần Quốc Khải - Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ

Theo NetNam (www.netnam.vn)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro