Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Nguồn sử liệu truyện kể dân gian truyền miệng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong nghiên cứu dân tộc học.

1. Khái niệm dân tộc và tổng quan về vùng núi tây bắc.

1.1. Khái niệm dân tộc:

Ở Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Cu Ba và Việt Nam,... đã từng tồn tại trong thời gian khá dài, cách hiểu về Dân tộc tư bản chủ nghĩa của J.V. Stalin: Dân tộc là khối cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa.

Thực tiễn ở Việt nam cho thấy, các khái niệm dân tộctộc người đều đã, đang và sẽ đồng thời tồn tại. Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ Dân tộc Việt Nam (tất cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và Việt kiều ở nước ngoài). Tuy thế, dân tộc cũng được dùng để chỉ các cộng đồng tộc người cụ thể như dân tộc Chăm, dân tộc Tày, dân tộc Việt (Kinh), dân tộc Mảng, dân tộc Sán Dìu,...Như vậy trong thực tiễn Việt Nam, dân tộc có hai nội hàm: chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia - Nation (Dân tộc Việt Nam); chỉ cộng đồng tộc người cụ thể - Ethnic/Ethnie (Dân tộc Chăm,...).

1.2. Tổng quan về vùng núi tây bắc:

1.2.1. Điều kiện tự nhiên:

Miền núi phía Bắc là khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, hiểm trở, được phân chia một cách tự nhiên thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc là vùng có nhiều núi cao, cao nguyên xen với những thung lũng- cánh đồng lòng chảo, những dòng sông dài và nhiều danh lam thắng cảnh. Đông Bắc nổi tiếng với những ngọn núi cao như Tây Côn Lĩnh, Ngân Sơn, Mẫu Sơn...với những cao nguyên nằm ở biên giới Việt - Trung như cao nguyên Bắc Hà, Quản Bạ, Đồng Văn...Bên cạnh đó, vùng Đông Bắc còn chứa cả những thung lũng với những cánh đồng bằng phẳng như Nước Hai, Lộc Bình, Phủ Thông...và khá nhiều con sông lớn nhỏ như sông Lô, sông Chảy, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng...Khí hậu Đông Bắc cơ bản thuộc về vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là từ 20-22 độ C. Đáng chú ý là nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau khá nhiều. Cá biệt có những nơi vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp tạo ra những dải tuyết trắng phủ đầy trên các đỉnh núi. Có thể thấy, về mặt địa lý tự nhiên, Đông Bắc là vùng có đủ các yếu tố mang tính đại diện cho cả nước. Ở đây, có núi cao, có sông dài, có vùng thấp vùng cao, có thung lũng, có cánh đồng, có biển, có biên giới quốc gia. Đó cũng là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng biên giới Đông Bắc. Môi trường tự nhiên cơ bản là điều kiện thuận lợi và có nhiều ưu đãi cho quá trình xây dựng và phát triển đời sống của cư dân vùng Đông Bắc nói chung trong đó có các tộc người dân tộc thiểu số.

Tây Bắc là vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Khu vực này nổi tiếng với các cánh đồng rộng lớn màu mỡ là: nhất Thanh (Mường Thanh- Điện Biên), nhì Lò (Mường Lò- Văn Chấn- Yên Bái), tam Thanh (Mường Thanh- Than Uyên- Lai Châu) và tứ Tấc (Mường Tấc- Phù Yên- Sơn La). Ngoài ra, địa bàn sinh tụ của các nhóm Mường còn nổi danh với bốn mường: nhất Bi (Mường Bi- Tân Lạc), nhì Vang (Lạc Sơn), tam Thàng (Kỳ Sơn) và tứ Động (Chiềng Động- Kim Bôi) thuộc tỉnh Hòa Bình. Tây Bắc cũng là khu vực có những ngọn núi cao vào loại nhất nhì Việt Nam như đỉnh Phanxipăng, dãy Hoàng Liên Sơn...Khí hậu nơi đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi điển hình. Mùa đông lạnh, có sương muối, ít mưa, mùa hè nóng, nhiều mưa. So với vùng Đông Bắc, nhiệt độ mùa khô ở đây cao hơn từ 1-2 độ C. Như vậy, Tây Bắc cũng là vùng địa lý điển hình và độc đáo với núi non hiểm trở, trùng điệp, nhiều dòng sông lớn, nhiều cao nguyên và những cánh đồng. Đây cũng là vùng có đường biên giới với hai nước bạn Lào và Trung Hoa, đặc biệt, nơi đây có các nhà máy thủy điện lớn cung cấp năng lượng cho cả nước.

1.2.2. Đặc điểm xã hội

Miền núi phía Bắc là nơi trú cư lâu đời của rất nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Hmông, Dao, Giáy, Cao Lan, Sán Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu Péo... thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau như: Việt- Mường, Tày- Thái, Hmông- Dao, Tạng- Miến, Môn- Khơme. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 62% tổng dân số của cả khu vực miền núi phía Bắc. Xét về mặt hành chính, miền núi phía Bắc bao gồm 15 , , , , , , , , , , , , , , . Tuy nhiên, sự phân bố cư dân các dân tộc thiểu số ở các tỉnh này có sự chênh lệch rõ rệt. Ví dụ ở tỉnh Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 95% nhưng ở Quảng Ninh đồng bào thiểu số chỉ chiếm khoảng 11% số dân. Những địa phương có dân tộc thiểu số cư trú đông tập trung ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên.

Trong các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc có những nhóm dân tộc di cư, du nhập và liên hệ rất mật thiết với một số dân tộc miền Nam Trung Quốc và một số dân tộc Đông Nam Á. Tiêu biểu là các dân tộc Hmông, Dao có nguồn gốc phương Bắc, di cư vào nước ta ở những thời kỳ lịch sử khác nhau như dân tộc Dao là từ thế kỷ XIII, dân tộc Hmông là từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX. Đặc điểm lịch sử xã hội này tạo ra sự ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam và một số dân tộc phía Nam Trung Quốc, điều đó được thể hiện khá rõ nét trong một số thể loại, type truyện dân gian mà chúng tôi sẽ chỉ ra và phân tích ở những phần sau của bài viết.

2. Truyện kể dân gian truyền miệng truyền miệng của các dân tộc vùng núi phía bắc

2.1. Kháiniệm truyện kể dân gian và các thể loại truyện kể dân gian:

Theo Từ điển văn học, thuật ngữ Truyện được định nghĩa như sau: "Thuộc loại tự sự - có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. Tùy theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tác cụ thể mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (cũng gọi là tiểu thuyết), truyện nôm, truyện nôm khuyết danh..." [ tr 450].

Do đặc trưng và ưu thế của loại hình, truyện kể dân gian có khả năng phản ánh khá toàn diện các mặt của cuộc sống con người trong các mối quan hệ ứng xử như ứng xử với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội. Truyện kể dân gian là bằng chứng độc đáo cho lịch sử tư tưởng, triết lý sống của các dân tộc và cũng là nơi thể hiện tâm tư, tình cảm, khát vọng, tình cảm thẩm mỹ của đồng bào các dân tộc.

Như vậy, Truyện kể dân gian nói chung là sản phẩm văn hóa tinh thần sớm được hình thành từ trong đời sống lao động và sinh hoạt của các dân tộc. Truyện kể dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác tạo nên sức sống lâu dài, bền bỉ.

2.2. các loại truyện kể dân gian truyền miệng của các dân tộc vùng núi phía Bắc:

Truyện kể dân gian là bộ phận có nhiều thể loại nhất so với các loại hình văn học dân gian khác, trong đó có ba thể loại tiêu biểu là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích.

Trong giới hạn của bài viết, tôi sẽ tập trung tìm hiểu ba thể loại truyện kể dân gian tiêu biểu, đó là: thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích. Dưới đây là bảng số lượng tác phẩm còn được lưu giữ trên cơ sở khảo sát.

STT

Dân tộc

Thần thoại

Truyền thuyết

Truyện cổ tích

Tổng số

1

Tày

13

21

90

124

2

Thái

7

13

41

61

3

Hmông

7

2

45

54

4

Mường

6

18

24

5

Dao

6

26

32

6

Nùng

1

19

20

7

Hà Nhì

3

11

14

8

Giáy

1

10

11

9

Pu Péo

2

9

11

10

Lô Lô

3

9

12

11

Khơ Mú

2

2

2

6

12

Mảng

1

2

3

6

13

Tổng số

51

41

283

375

2.2.1. Thần thoại:

Nhà folklore học người Nga B.L.Riftin trong bài Một số vấn đề lý thuyết về thần thoại (Từ trường hợp thần thoại của thổ dân Đài Loan và thần thoại cổ đại của Trung Quốc đại lục) đã nói về thần thoại như sau: Thần thoại miêu tả một phạm vi thời gian đặc định, đó là thời gian được gọi là Khai thiên lập địa, Thời đại tiền sử. Một số dân tộc đã phân định rất rõ thời đại của thần thoại và thời đại của chúng ta hiện nay...Thời gian của thần thoại không phải là thời gian lịch sử. Thần thoại có chức năng truy nguyên, tức là giải thích nguồn gốc hoặc đặc điểm của vạn vật, nguồn gốc của loài người cùng các loại hình tế lễ, nghi thức...Đây cũng là chức năng và mục đích tự sự chủ yếu của thần thoại.

ở các dân tộc vùng núi phía bắc có các dạng thần thoại cụ thể như: thần thoại về vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, thần thoại về nguồn gốc con người và vạn vật xung quanh, thần thoại về công cuộc chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa.

· Thần thoại về vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên:

nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên đã phản ánh nhận thức ban đầu hồn nhiên, chứa đựng cả quan niệm duy tâm và dấu ấn của triết học duy vật sơ khai. Những truyện kể về Trời, đất, Mặt trăng, Mặt trời...là sự cụ thể hóa sinh động quá trình nhận thức về sự tồn tại của hiện thực khách quan thông qua quá trình quan sát và trí tưởng tượng phong phú của người dân các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Trong nhiều truyện kể thần thoại, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đều hình dung rằng trời đất ban đầu đã chia thành hai khối, đã có khoảng cách chỉ có điều đó là một khoảng cách rất gần, gần đến nỗi người dưới đất và người trên trời có thể đi lại và nói chuyện được với nhau gây ra phiền nhiễu, bất tiện. Truyện Trời và đất của dân tộc Dao kể: Không chịu nổi, người trần bảo nhau chống lại Ngọc Hoàng. Mỗi khi giã gạo, người trần lại cầm chày đẩy trời cao lên một tý. Trời cứ thế cao dần. Ngọc Hoàng không nghe được truyện của trần gian nữa . Trong thần thoại Trời đất và muôn loài của người Thái, trời và đất ban đầu nối liền với nhau bằng dây "chựa khảo cát". Một bà góa có đứa con trai hay lên trời chơi, không chịu đỡ đần mẹ, giận quá bà cầm chày giáng một cái đứ tmất sợi dây, từ đó không ai lên trời được nữa.Truyện Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc của dân tộc Mảng kể đơn giản hơn rằng Trời thấp quá nên người giã gạo phải ngồi, mỏi, lấy chày đâm đụng vào trời, trời vội chạy lên cao. Hình ảnh cái chày trong truyện kể các dân tộc khu vực này là một sự hình dung hồn nhiên, mộc mạc phản ánh dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Chiếc chày là dụng cụ chính sử dụng trong quá trình chế biến ra lúa gạo và gắn với công việc của người phụ nữ. và hình ảnh người phụ nữ góa còn mở cho chúng ta thêm một cái nhìn về xã hội người Thái tây bắc cổ đại là xã hội mẫu quyền, người phụ nữ trong gia đình mạnh mẽ và có quyền lực lớn. điều này cũng thể hiện rất rõ trong kiến trúc nhà ở của người thái cổ với hai bếp lửa, bếp lửa chính giữa nhà thể hiện vị trí người chủ gia đình rất mạnh mẽ của người dân tộc Thái.

Thần thoại Mường kể về ông Thu Tha và bà Thu Thiên trong mo Đẻ đất, đẻ nước. . Không chỉ thể hiện cách lý giải hồn nhiên về hiện thực mà thần thoại các dân tộc còn cho thấy quan niệm, sự nhận thức về quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sinh tồn và bảo lưu giống nòi. Nói cách khác, con người thời cổ đã lấy cuộc sống của mình, sự sản sinh con người làm khuôn mẫu cho sự sáng tạo trời đất.

Về các hiện tượng tự nhiên, mối quan tâm lớn nhất của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là hiện tượng Mặt Trăng và Mặt Trời. Truyện Sự tích chiếc mào gà (Hmông) kể: Trời lấy đất nặn ra một giống khôn nhất, giỏi nhất là người. Trời cho chín mặt trời và tám mặt trăng đua nhau tung ánh sáng uống cạn nước mọi nơi khiến loài người không sống nổi. Động lòng, ông tiên Giàng Do thả chó đen đi đuổi cắn, lại lấy cây "tùng thú" làm cánh cung, lấy cây "tùng màn" làm dây cung bắn bị thương tám mặt trời, bảy mặt trăng làm chúng hết sáng. Chỉ còn một mặt trời và một mặt trăng rủ nhau đi trốn. Trời bảo gà đi gọi đến chín lần thì mặt trời và mặt trăng quay trở về. Hình ảnh gà trống gọi mặt trời trước hết là sự phản ánh chân thực của hiện tượng tự nhiên có thực trong đời sống. Như vậy, nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên đã phản ánh nhận thức ban đầu hồn nhiên, chứa đựng cả quan niệm duy tâm và dấu ấn của triết học duy vật sơ khai. Những truyện kể về Trời, đất, Mặt trăng, Mặt trời...là sự cụ thể hóa sinh động quá trình nhận thức về sự tồn tại của hiện thực khách quan thông qua quá trình quan sát và trí tưởng tượng phong phú của người dân các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

· Thần thoại về nguồn gốc con người và muôn loài:

Nhóm truyện về nguồn gốc con người và muôn loài thể hiện tư duy nguyên thủy hồn nhiên, mộc mạc đậm yếu tố hoang đường, huyền bí nhưng cũng đầy chất hiện thực. Con người và muôn loài được sinh ra bởi bàn tay kiến tạo của các đấng sáng tạo, các tộc người hình thành từ một cuộc hôn phối kỳ diệu nhưng con người đã khẳng định phẩm chất ưu việt của mình trên thế gian.

những truyện kể nội dung chủ yếu lý giải nguồn gốc xuất hiện của loài người, các tộc người cùng với những vấn đề liên quan như tại sao con người có tiếng nói, tại sao con người được làm chủ muôn loài, tại sao con người biết yêu thương nhau, tại sao bàn chân người có vết lõm... Giống như hình dung về sự hình thành vũ trụ, con người, thần thoại các dân tộc cũng kể muôn loài đều hình thành do "bàn tay khổng lồ" của những vị thần kì vĩ, lối tư duy chất phác, hồn nhiên nhưng cũng đầy hiện thực. Đồng bào các dân tộc thường cho rằng muôn loài không tự nhiên có, đó là kết quả của quá trình tạo lập dưới sự chi phối của đấng siêu nhiên, để cải tạo và tiến tới xác lập thực tế, thay thế cho sự tồn tại ngược ban đầu. Dân tộc Tày quan niệm Pựt là đấng thần linh có vai trò rất lớn trong việc sáng tạo ra vạn vật. Pựt Luông tạo ra mặt trời, mặt trăng, ngàn vạn vì sao mới tạo ra trời đất. Pựt làm ra cây cỏ, các giống loài từ loài ăn cỏ, ăn cá đến các loài mối mọt, chim chóc.

· Thần thoại về công cuộc chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa:

Công cuộc chinh phục, cải tạo tự nhiên của con người còn thể hiện gián tiếp qua những truyện kể về Mặt Trăng, Mặt trời, kể về nguồn gốc các dân tộc...Việc bắn những mặt trời dư thừa và gọi mặt trời đi trốn trở lại chiếu sáng cho trần gian phải chăng chính là ý thức và niềm tin vào khả năng có thể cải tạo, chinh phục tự nhiên của loài người. Hay những chi tiết kể thú vị, hồn nhiên về truyện người bắt thần Sấm, Sét (Thiên Lôi) về làm thịt, người lên kiện Trời về việc thiếu nước...cũng đã chứa đựng khát vọng đáng quý này.

Ví dụ như: dân tộc Thái có truyện kể về thần Sắt, một phát minh có giá trị quan trọng đối với cuộc sống con người, thần thoại dân tộc Tày còn có truyện kể về nguồn gốc của cây bông, nghề trồng bông, dệt vải, nguồn gốc của đàn tính, sáo và hát lượn, dân tộc tày có truyện Pựt Luông tạo ra vẻ đẹp trần gian của dân tộc

Truyện kể rằng: Pựt nghĩ cách làm cho cuộc sống con người đẹp lên. Pựt tạo ra quần áo cho con người mặc. Con gái thứ tư của Pựt tự nguyện chết hóa thành cây bông. Từ đó, loài người biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải do người con thứ chín của Pựt dạy. Nhưng nàng chỉ dạy cho đàn bà nên ngày nay đàn ông không biết. Nàng tiên còn dạy cho người biết hát, biết lượn và thổi sáo, chơi đàn. Nàng còn hy sinh thân mình tạo ra một cây đàn tính, dây đàn là sợi tóc thơm xe ba xe bảy, bầu đàn là một bên bầu vú của nàng. Tiếng đàn phát ra rất kỳ diệu. Con người vui mừng say mê quên làm, sinh ra lười nhác. Pựt đem cắt dây cây đàn ấy chỉ để lại ba dây như ngày nay. người Tày đã hình dung rằng vẻ đẹp của thế gian, những sáng tạo nghệ thuật tinh tế cũng là do đấng thần siêu phàm tạo nên. truyện kể này cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú cùng với ý thức và tình yêu lao động, nghệ thuật của đồng bào được nảy nở từ rất sớm. Những sản phẩm văn hóa tinh thần ấy đã góp phần làm cho cuộc sống của đồng bào thêm tươi vui, lạc quan.

Không chỉ phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên, các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn có những truyện phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa với những sản phẩm văn hóa quan trọng đầu tiên đánh dấu cuộc sống "văn minh" của họ.

2.2.2. Truyền thuyết:

Thực tế, khảo sát truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc, tập hợp được 41 bản kể truyền thuyết dân gian của các dân tộc: Tày, Thái, Khơ Mú, Nùng, Hmông, Mảng trong đó hai dân tộc Tày, Thái còn lưu giữ được nhiều truyện kể (Tày: 21/41, Thái: 13/41), các dân tộc khác chỉ còn một đến hai truyền thuyết.

Đặc điểm nổi bật trong truyền thuyết các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là nội dung phản ánh lịch sử và nội dung giải thích địa danh thường gắn bó và thể hiện đồng thời trong các truyền thuyết. Và tất cả chúng được thể hiện trong những truyện kể vừa hư vừa thực và mang đậm một niềm tin, niềm tự hào của nhân dân các dân tộc - chủ nhân của những truyện kể cũng là chủ sở hữu của các địa danh và người chứng kiến ghi nhận các sự kiện lịch sử.

Hệ đề tài truyền thuyết này thể hiện mối quan tâm ghi dấu về các địa danh mà đồng bào các dân tộc sinh sống gắn bó. Đó như một minh chứng giúp đồng bào khẳng định sự tồn tại của tộc người trong quá trình di cư và định cư tại những vùng không gian sinh sống của mình.

Quan điểm về thể loại truyền thuyết còn khá phức tạp nên vấn đề phân loại chưa hoàn toàn có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Tác giả Lê Chí Quế đã chia truyền thuyết thành bốn loại, bao gồm: Truyền thuyết lịch sử; truyền thuyết anh hùng; truyền thuyết về các danh nhân văn hóa; truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo. Tác giả Đỗ Bình Trị đưa ra hai cách phân loại về truyền thuyết. Cách thứ nhất vừa căn cứ vào lịch sử, vừa căn cứ vào "phạm vi những sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm", truyền thuyết được tác giả chia làm hai bộ phận lớn: Những truyền thuyết về thời các Vua Hùng; Những truyền thuyết về sau thời các Vua Hùng. Ở đây tôi xin phép chỉ nêu về trên hai tiểu loại tiêu biểu: truyền thuyết về nhân vật anh hùng lịch sử và truyền thuyết địa danh.

· Truyền thuyết về nhân vật anh hùng lịch sử:

Nhóm truyền thuyết này lưu truyền phổ biến ở các dân tộc và nội dung thường là tập trung phản ánh về một số nhân vật anh hùng lịch sử tên tuổi của các dân tộc.

Thường thì họ đều là những nhân vật anh hùng lịch sử người dân tộc thiểu số đã có công lớn trong việc dẹp loạn, giúp mang lại sự yên bình cho đất nước và các làng bản. Đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết là xây dựng trên cơ sở một cốt lõi sự thật lịch sử nhưng luôn được chắp thêm "đôi cánh thơ và mộng" nghĩa là vẫn sử dụng nghệ thuật hư cấu và yếu tố hoang đường, kỳ ảo. Thời gian, không gian, tên tuổi và hành trạng, sự nghiệp của các nhân vật có thể được kể lại một cách xác định cụ thể, rõ ràng nhưng không chắc chắn là hoàn toàn chính xác. Sự tham gia của nghệ thuật hư cấu, yếu tố kỳ diệu vẫn là một nét nghệ thuật chủ đạo trong truyền thuyết về nhân vật anh hùng lịch sử các dân tộc khu vực này. Điều đó được biểu hiện qua hàng loạt motif đặc trưng như: ra đời kỳ lạ, chiến công thần kỳ, kết thúc kỳ lạ...Các motif mang tính thần kỳ này tạo ra hiệu quả thẩm mỹ quan trọng, Chúng đưa nhân vật anh hùng vào những không gian có sắc màu kì ảo tạo nên sức hấp dẫn với người nghe mà còn thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng, tôn vinh đối với những người anh hùng của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Nhóm truyền thuyết này lưu truyền phổ biến ở hai dân tộc Tày, Thái và tập trung phản ánh về một số nhân vật anh hùng lịch sử tên tuổi của các dân tộc. Người Tày tự hào với những truyện kể về anh hùng Nùng Trí Cao, Dương Tự Minh, Thục Phán, nàng Hợi, anh em Hoàng Đại Huề. Người Thái vẫn truyền nhau chuỗi truyền thuyết về nữ anh hùng nàng Han, về người anh hùng Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng. Người Khơ Mú có hai truyện kể về hai người anh hùng: nàng Chương và Chương Nhi. Đây đều là những nhân vật anh hùng lịch sử người dân tộc thiểu số đã có công lớn trong việc dẹp loạn, giúp mang lại sự yên bình cho đất nước và các làng bản. Truyện của người Mảng lại phản ánh sinh động cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc với hình ảnh Lý Pì Già- tộc trưởng tài năng, mưu trí, dũng cảm của họ. Ngoài ra, đồng bào các dân tộc cũng sáng tạo những truyện kể nhằm thể hiện sự trân trọng ca ngợi với những vị anh hùng người Kinh. Ví như anh hùng Lê Lợi không chỉ được tái hiện trong truyền thuyết dân tộc Việt mà còn có sức sống trong lòng đồng bào dân tộc Thái, Mường, Tày - Nùng. Còn người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất (Keo Chất) lại là nhân vật lịch sử có công xây thành Xan Mứn ở giữa lòng đồng bào Thái Điện Biên nên đã được đồng bào tôn lên làm người anh hùng của dân tộc mình và thể hiện sự tôn kính ấy qua những truyện kể được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

· Truyền thuyết địa danh:

Bảng thống kê số lượng truyền thuyết địa danh.

Truyền thuyết địa danh là một tiểu loại truyền thuyết mà quan niệm, cách hiểu về nó khá đa dạng. Theo Đỗ Bình Trị thì truyền thuyết địa danh được hiểu như sau: Truyền thuyết địa danh là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lý khác nhau hoặc về nguồn gốc của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý ấy. GS. Kiều Thu Hoạch cũng khẳng định đại ý Đã là truyền thuyết địa danh thì nhất thiết nội dung truyện kể phải được gắn với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đặc biệt nào đó, nếu không thì đó chỉ có thể đơn thuần coi là một câu chuyện giải thích địa danh theo thần thoại suy nguyên hoặc một kiểu giải thích theo từ nguyên học dân gian hoặc từ nguyên học thông tục mà thôi. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu gần đây thiên về khẳng định truyền thuyết địa danh thực sự ít nhiều phải có dấu tích lịch sử.

Trong quá trình thiên di và định cư, muốn khẳng định dấu ấn tộc người, đồng bào miền núi phía Bắc đã khắc tên, định danh vào những núi, những sông, những đèo, những suối thuộc vùng sinh sống của mình. Vì thế, đã xuất hiện những truyện kể địa danh. cảm nhận thấy một niềm tin, niềm tự hào ở trong đó.

Trước hết, truyền thuyết địa danh các dân tộc thường gắn với một chiến công hay những việc làm bình dị mà cao cả của những con người bình thường nơi đây. Đặc điểm này thường được thể hiện rõ trong truyền thuyết dân tộc Tày. Và dân tộc thái cụ thể là: Truyền thuyết địa danh của người Thái thường gắn việc lý giải nguồn gốc các địa danh với việc phản ánh các cuộc chiến tranh giành đất và giữ đất. Nói cách khác, trong truyền thuyết dân tộc Thái, các địa danh xuất hiện chủ yếu là kết quả được xác lập sau những cuộc chiến tranh tìm đất, khai phá đất và giữ đất của các thủ lĩnh, những người đứng đầu mường, bản. Sở dĩ có điều đặc biệt này bởi nó liên quan đến quá trình thiên di và định cư của đồng bào dân tộc Thái. Người Thái đến định cư ở nước ta khá muộn nên hầu hết đất đai đã là của các tộc người khác như người Lự, người Kháng...Muốn có đất ở, người Thái buộc phải trở thành những kẻ đi chiếm đất. Và quá trình ấy đã được tộc người Thái ghi lại qua những truyền thuyết dân gian như Sự tích Mường Sang, Sự tích Mường Mùn, Nguồn gốc tên gọi Mường Lay, Chàng Tóng Đón và nàng Ăm Ca... Địa danh trong truyền thuyết người Thái còn gắn với công cuộc đấu tranh chống giặc giữ đất với những truyền thuyết như Tông Khao và khe Khoong Ma Nao, Sự tích suối nàng Han, con suối Láu và hòn đá Khao...

2.2.3. truyện cổ tích:

Văn học dân gian mỗi quốc gia đều có một gia tài cổ tích đáng kể và mỗi dân tộc trong từng quốc gia lại sở hữu cho riêng mình một kho cổ tích. Là những tác phẩm nghệ thuật dân gian hoàn chỉnh mà ở đó đồng bào các dân tộc thỏa sức sáng tạo và gửi gắm vào đó biết bao khát vọng, mơ ước và những quan niệm sống. Từ những nhóm truyện, những motif độc đáo, chúng ta có thể bước đầu giải mã từ hiểu biết về đời sống văn hóa, tín ngưỡng để thấy được giá trị và cách thể hiện riêng có của đồng bào miền núi phía Bắc.

Hiện tại, khảo sát qua các tổng tập, tuyển tập và tập truyện cổ của các dân tộc thiểu số đã được sưu tầm, biên soạn và xuất bản, đã tập hợp được 283 truyện cổ tích. Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 158 truyện, cổ tích sinh hoạt gồm 76 truyện và 49 truyện cổ tích loài vật. Số lượng thực tế có thể lớn hơn rất nhiều nhưng những truyện đã được sưu tầm, xuất bản ở trên chính là những truyện được lưu truyền phổ biến và lâu dài hơn cả. Dựa trên những đặc điểm của truyện cổ tích có thể chia truyện cổ tích làm ba nhóm truyện: truyện cổ tích về loài vật, cổ tích sinh họat và cổ tích thần kỳ.

· truyện cổ tích thần kỳ:

truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc vùng núi phía bắc thường có các motip cơ bản : truyện về người mồ côi, truyện về người em út, truyện về người khỏe, truyện về người đội lốt vật. những nhân vật này thường là những nhóm người chịu thiệt thòi, hay bị chèn ép trong xã hôi người dân tộc vùng núi phía bắc cũ.

Dân tộc Tày có truyện cổ Nhân Lăng, nội dung kể về hai vợ chồng ông Lý Quang hiếm hoi, về già mới sinh được con trai đặt tên là Nhân Lăng. Nhân Lăng lên trời tìm thần Quỷ Cốc đã gặp con cá thần, gặp nàng tiên Cam, nàng tiên Thọ và đã hỏi hộ thầy Quỷ Cốc ba câu hỏi khó của họ. Truyện cũng giống như truyện Ba điều ước, Ngọc hoàng và anh chàng nghèo khó của dân tộc Kinh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết thúc câu chuyện, chàng trai mồ côi nghèo khó Nhân Lăng nhờ lao động cần cù, nhờ trí thông minh đã trở thành viên quan, được làm phò mã lấy công chúa, sống cuộc đời hạnh phúc, sung sướng.

Khi chế độ cộng đồng nguyên thủy tan rã, kiểu gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ được thay thế bởi những gia đình nhỏ theo chế độ phụ quyền. Vì thế, xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, tư hữu về tài sản từ đó tạo ra mâu thuẫn, tạo ra sự phân biệt kẻ giàu, người nghèo. Hệ quả là xuất hiện một loạt những số phận bất hạnh trong xã hội như người mồ côi, người em út, người con riêng...trong đó, nhân vật người mồ côi là nhân vật trung tâm. Những dân tộc mà sự phân hóa giai cấp diễn ra đã khá mạnh mẽ như Tày, Thái thì xung đột giữa những số phận bất hạnh với tầng lớp thống trị trong xã hội diễn ra thường xuyên và gay gắt. Trong bộ phận truyện về nhân vật cổ tích bị bất công ngược đãi trong xã hội người dân tộc có một mâu thuẫn nổi lên rõ ràng đó là mâu thuẫn với giai cấp thống trị các nhân vật đó được chỉ mặt, gọi tên khá rõ: đó là những kẻ đứng đầu một nước, một làng, một bản có của cải, địa vị và lòng tham vô đáy như Vua, Lang đạo, Chúa đất, Phìa, Tạo...Các nhân vật này thường phải chịu một hình phạt thích đáng.

· Truyện cổ tích sinh hoạt: nhóm truyện này thường có các motip cơ bản như: truyện về người thông minh, truyện về người hiếu nghĩa, người tiêu cực, chuyện về các mối tình bất hạnh. Các truyện thuộc nhóm này đã xuất hiện yếu tố hài hước, có thể coi là bước quá độ, là cơ sở nảy sinh một thể loại mới là truyện cười, nhóm truyện này thường nói về cuộc sống sinh hoạt bình dị qua những cách kể linh hoạt. Ví dụ: Cốt truyện về chàng mồ côi thông minh thường xoay quanh hai nội dung: mồ côi thông minh vượt qua được thử thách của những thế lực có địa vị trong xã hội như Vua, nhà giàu và đạt được kết quả là lấy được con gái Vua, cô gái xinh đẹp hoặc mồ côi dùng trí thông minh "chơi đểu" những tên giàu có của. Motif tiêu biểu trong nhóm truyện là: thử tài, kén rể và mẹo lừa. Các truyện thuộc nhóm này đã xuất hiện yếu tố hài hước, có thể coi là bước quá độ, là cơ sở nảy sinh một thể loại mới là truyện cười. Số lượng bản kể thuộc nhóm truyện này rất phong phú, thuộc về nhiều dân tộc như: Chàng rể bảy (Hmông), Mồ côi xử kiện, Không bao giờ biết giận, Khóc cùng một lúc, Người nghèo lấy được con gái vua (Nùng), Cái ống thiêng, Chàng mồ côi thông minh, Chàng trai thông minh, Cày ruộng xá tiếp xá, cưỡi ngựa móng tiếp móng (Tày), Quả mận đổi con trâu, Tạo nộc nọi (Tạo chim con) (Thái), Mưu khôn lấy được vợ (Dao)... nhóm truyện đã góp phần phản ánh đời sống hiện thực đầy đủ hơn với cái nhìn và thái độ khách quan của các tác giả dân gian đối với người dân trở thành một nguồn tài liệu quan trọng khi nghiên cứu dân tộc học.

· Truyện cổ tích có nhân vật là loài vật và con người:

Kết cấu truyện cổ tích loài vật với các nhân vật là loài vật thường ngắn gọn, đơn giản, không nhiều nhân vật. Truyện thường xoay quanh một cuộc gặp gỡ, tranh luận, xung đột hoặc thi tài giữa các con vật, kết quả là để lại dấu tích trên các loài vật, xuất hiện khá phổ biến truyện về những con vật thông minh trong quan hệ đối lập với con vật to khỏe mà ngu dốt là con hổ.

Truyện Hổ và cóc của dân tộc Tày là một ví dụ điển hình. Truyện kể rằng hổ và cóc vốn là một đôi bạn. Một ngày, hai con vật thi nhảy. Cóc nhanh trí bám vào đuôi hổ nên thoắt một cái đã sang bờ bên kia trước. Hổ sợ quá cúp đuôi chạy mất và từ đó không dám gặp mặt cóc.

Phần lớn truyện kể thuộc nhóm này phản ánh mối quan hệ giữa con vật và con người trong đó, con người đóng vai trò là nhân vật có trí thông minh và luôn giành phần thắng trong những lần đấu trí với các loài vật. Một số truyện khác tiếp tục lý giải những đặc tính sinh học của các loài vật.

2.3. Mối quan hệ giữa các loại truyện kể:

Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã chỉ ra rằng Mỗi thể loại truyện kể dân gian có quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn riêng nhưng chúng không tồn tại một cách hoàn toàn biệt lập mà bao giờ cũng có quan hệ qua lại. Đó là một trong những quy luật quan trọng của tiến trình văn học dân gian.

Sự biến đổi, chuyển hóa thể loại là một quy luật của văn học dân gian nói chung, có điều, trong truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc, đặc điểm này diễn ra phổ biến và ở nhiều thể loại, nhiều dạng thức biểu hiện. Có thể đây cũng là một trong những biểu hiện của quá trình giao lưu văn hóa tộc người dẫn đến sự biến đổi thể loại.

Qua quan sát các thể loại truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nhất là qua ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích, đã cho chúng ta thấy được về cuộc sống cả về vật chất lẫn tâm linh của các dân tộc ít người. Những truyện này đều mang các yếu tố mang tính xã hội vì thế nó miêu tả chân thực lại các bức tranh xã hội người dân tộc vùng núi phía bắc. Những tác phẩm văn học dân gian này có thể được coi là một cơ sở để lý các hiện tượng tâm lý dân tộc của cộng đồng một tộc người giúp nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu một cách toàn diện hơn.

Vậy ở đây đặt ra một câu hỏi là: tại sao các tài liệu này lại được coi là nguồn sử liệu? Các nguồn tài liệu truyền miệng này đã thể hiện được những nét đặc trưng của các dân tộc thiểu số khu vực phía bắc cụ thể là những nét đặc trưng về vật chất đời sống ngôn ngữ, nó là những tài liệu về dân tộc học mà các nhà nhân học cần để nghiên cứu về một cộng đồng, một tộc người cụ thể. Và cụ thể hơn chúng ta hãy đi đến tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao những tài liệu này lại được coi là sử liệu.

3. Truyện kể dân gian truyền miệng- nguồn sử liệu

Nguồn truyện dân gian truyền miệng được coi là 1 nguồn sử liệu cụ thể là sử liệu dân tộc học, nó giúp các nhà dân tộc học tìm hiểu về tộc người mà mình đang nghiên cứu qua những mối quan hệ mà sản phẩm dân gian này mang theo

3.1. Mối quan hệ giữa truyện kể dân gian và đời sống tín ngưỡng, nghi lễ các dân tộc:

Một trong những đặc trưng của văn học dân gian là sự gắn bó chặt chẽ với đời sống thực tiễn, tham gia vào đời sống thực tiễn như một thành tố không thể tách rời và tác động đến đời sống một cách trực tiếp. Nói cách khác, lý do hình thành và tồn tại của các thể loại văn học dân gian trước hết là lý do xã hội, chức năng chủ yếu của văn học dân gian là chức năng sinh hoạt thực hành. Bởi lẽ, về bản chất, văn học dân gian vừa là bộ phận của văn học, vừa là bộ phận của văn hóa dân gian. Chính vì thế, nghiên cứu văn học dân gian cũng rất cần xem xét đến mối quan hệ giữa bộ phận này với đời sống đã sản sinh và lưu giữ chúng. Với truyện kể dân gian của đồng bào miền núi phía Bắc, có thể nhận thấy, các thể loại có thể được hình thành ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng hiện chúng vẫn cùng nhau lưu tồn trong đời sống thực tế qua các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ của đồng bào các dân tộc. Nói cách khác, truyện kể trong đó rõ nét nhất là thần thoại và truyền thuyết các dân tộc miền núi phía Bắc có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ của đồng bào. Các sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ góp phần quan trọng vào việc lưu truyền và lưu giữ thần thoại, truyện thuyết. Các hình thức sinh hoạt này thể hiện qua nhiều nghi lễ trong đó nổi lên là nghi lễ tang ma, nghi lễ xên bản, xên mường, nghi lễ thờ các nhân vật anh hùng lịch sử...

Nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn đã có nhận xét rằng "Chính trong tang lễ của người Mường ta được nghe diễn kể cả hệ thống thần thoại của họ chủ yếu tập trung trong hệ thống mo Đẻ đất đẻ nước. Chính trong dịp lễ xên bản, xên Mường vào đầu xuân của người Thái, ta được nghe diễn kể lại hệ thống truyện về các Then (các thần), nói về quá trình di chuyển và định cư nhuốm màu sắc thần kì của người Thái...Ở các dân tộc khác, cũng diễn ra các dạng thức sinh hoạt nghi lễ thần thoại tương tự như vậy". Trong các sinh hoạt này, vai trò của các thầy mo, thầy cúng, ông then, bà then hết sức quan trọng. Họ chính là người diễn xướng và lưu truyền tích cực kho thần thoại của các dân tộc.

Mo Đẻ đất đẻ nước của đồng bào Mường thực sự gắn chặt với thần thoại. Trong khi tiến hành các nghi lễ tang ma cũng chính là lúc thần thoại được phục hiện. Trong không khí đưa tiễn người đã chết về mường Trời, ông Mo đã thực hiện việc hát kể cho người chết cũng là cho người sống câu chuyện về việc sinh ra Trời, Đất, về việc đẻ Nước, đẻ Mường, việc sinh ra Con người cùng muông thú ...

Ông Thu Tha, bà Thu Thiên

Ra truyền: làm ra Đất ra Trời

Trong Mo Đẻ đất đẻ nước, chúng ta có thể tìm thấy hầu hết câu chuyện thần thoại quen thuộc giải thích về vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên, giải thích về con người và những thành tựu sáng tạo văn hóa nguyên thủy, giải thích về nguồn gốc các dân tộc...Đó không phải là những mẩu thần thoại riêng rẽ mà là một hệ thống có sự kết nối, gắn bó khá chặt chẽ.

Sự duy trì các sinh hoạt nghi lễ trong đời sống các dân tộc chính là một phương thức lưu giữ, lưu truyền hiệu quả giúp cho đời sau có cơ hội được tiếp xúc và tiếp nhận thần thoại vốn là sản phẩm tinh thần của thời kì nguyên thủy "một đi không trở lại" (Mác). Bởi lẽ, các sinh hoạt nghi lễ này có tính chất quy phạm những bản kể thần thoại không tồn tại một cách riêng lẻ mà đã hòa nhập vào hệ thống những áng văn có quy mô có thể gọi là những áng sử thi thần thoại hay dân ca nghi lễ phong phú.

Bên cạnh đó, trong đời sống các dân tộc còn có một số nghi lễ và tập tục lưu giữ những hình tượng có liên quan đến tín ngưỡng được phản ánh trong thần thoại.

Đồng bào các dân tộc còn có những tục thờ mà ở đó dấu ấn của tín ngưỡng nguyên thủy còn biểu hiện rất rõ rệt tục thờ này không thể hiện qua những nghi lễ có lớn quy mô nhưng sự tồn tại trong đời sống thực tế một cách thường xuyên cũng chứng tỏ đó là những tục lệ đã ăn sâu vào tâm thức đồng bào từ bao đời nay. Cùng với thần thoại, truyền thuyết các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng có mối quan hệ với tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng thờ cúng những nhân vật lịch sử được thể hiện qua hình thức lễ hội về người anh hùng. Trong mối quan hệ này, truyền thuyết và hậu thân của nó là các thần tích được coi là cơ sở quan trọng để nảy nở và ổn định hóa lễ hội về người anh hùng lịch sử. Nói cách khác, truyền thuyết là nguồn gốc của lễ hội.

3.2. Phản ánh đặc điểm tựnhiên, lịch sử của các dân tộc

Có thể nói, các hình tượng nghệ thuật cổ xưa trong truyện kể nói chung luôn là sự khúc xạ sinh động về hiện thực cuộc sống. Truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thực sự đã phản ánh một không gian tự nhiên miền núi và những trang sử đặc trưng của các tộc người khu vực này. Trước hết có thể thấy lịch sử lao động thời cổ, lịch sử đấu tranh chống tự nhiên của các dân tộc đã được khúc xạ trong truyện kể như một trong những chủ đề quan trọng. Công cuộc kiến tạo vũ trụ, vạn vật, con người và cuộc sống trần gian của các thần dù là kết quả của trí tưởng tượng bay bổng, hồn nhiên nhưng ít nhiều đã phản chiếu những thành quả lao động của đồng bào ở buổi đầu sinh tụ.

Không chỉ phản ánh trang sử có tính phổ biến chung của nhiều tộc người đó, truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc còn phản ánh những trang sử riêng biệt của các tộc người như lịch sử thiên di và những cuộc chiến tranh tìm đất, giành đất của đồng bào Thái. Đó là một quá trình lâu dài, bền bỉ mà nhiều vị thủ lĩnh đã cầm quân thực hiện những cuộc đánh chiếm và tạo lập những vùng đất sinh cư mới xác lập sự hiện hữu của mình. Lịch sử người Thái cũng đã khẳng định "Vào khoảng thế kỷ XI-XII, một bộ phận tổ tiên người ngành Thái Đen từ Mường Ôm, Mường Ai, miền đất nằm giữa sông Nậm U và sông Hồng thuộc miền Nam Vân Nam do Tạo Ngần (hay Tạo Suông) lãnh đạo thiên di xuống chiếm miền Mường Lò mà cánh đồng Nghĩa Lộ là trung tâm. Đến thời con là Tạo Lò tiếp tục phát triển thế lực đến các miền xung quanh như Mường Min, Than Uyên, Dương Quỳ, Văn Bàn ven sông Hồng. Sau con út của Tạo Lò là Lạng Chượng cầm quân đánh thắng dần các bộ tộc Nam Á, từ Nghĩa Lộ qua Sơn La và tới Điện Biên". Quá trình thiên di và mở rộng lãnh thổ ấy đã được ghi lại trong rất nhiều truyền thuyết như Lò Lạng Chượng, Sự tích Mường Sang,Mường Xang, Sự tích Mường Mùn, Nguồn gốc tên gọi Mường Lay, Sự tích bản Nà Ngà, Chàng Tóng Đón và nàng Ăm Ca...với tên tuổi của những vị cầm quân như Lạng Chượng, Pha Nha Nhọt Chom Còm, Tạo Lang Bôn, nàng Ăm Ca...Khác với nhiều dân tộc khác, người Thái đến định cư ở nước ta khá muộn nên trước đó, đất đai hầu như đã thuộc về quyền sở hữu của các tộc người khác vì thế, muốn có đất ở, người Thái buộc phải thực hiện những cuộc xâm chiếm đất đai. Và cách để họ đặt dấu ấn của mình ở mỗi vùng đất chiếm được là hàng loạt các địa danh, tên mường, tên bản, tên núi non, sông suối. Tên của các địa danh thường được đặt theo đặc điểm của một sự kiện nào đó. Truyền thuyết Mường Xang kể: Khi đoàn người (do Pha Nha Nhọt Chom Còm dẫn đầu) đến một bãi đất rộng lớn (thuộc huyện Mộc Châu ngày nay) thì hòn đá bỗng thốt lên "Chiêng đị!" (chỗ này tốt), từ đó chỗ này được gọi là Chiềng Đi. Đoàn tiếp tục khiêng hòn đá qua núi "Kem cọ", đến một nơi khác hòn đá lại thốt lên "Chí Lốông!" (xuống đây!). Đoàn người liền đặt hòn đá thiêng xuống và đặt tên cho vùng đất này là Chí Lốông ( Ngày nay được phiên âm thành Chờ Lồng) còn hòn đá được gọi là "Xứa hịn tai" (Hồn của mường) rồi ở lại đất này xây bản lập mường, đặt tên là Mường Xang. Thật ra âm Mường Xang là âm đọc chệch đi của "Mường Khang" có nghĩa là " mường gang, thép" [93]. Có thể nói đây là một trang sử riêng có ở đồng bào Thái và điều này cũng làm nên nét riêng trong nội dung phản ánh của truyện kể Thái nói riêng, truyện kể các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung. Cùng với việc phản ánh lịch sử tìm đất, khai đất và chiếm đất, các dân tộc miền núi phía Bắc, chủ yếu là hai dân tộc Tày, Thái còn lưu truyền truyện kể về những cuộc chiến tranh giữ đất, bảo vệ địa vực của cộng đồng mình, cụ thể là truyện kể về công cuộc đấu tranh chống giặc phong kiến phương Bắc ngoại xâm. Và bởi nảy sinh trên cơ sở một nền văn hóa nhất định, văn học dân gian, truyện kể dân gian luôn chứa đựng trong đó những dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của cộng đồng, bản sắc văn hóa, tín ngưỡng các dân tộc.

3.3. Phản ánh xã hội:

xã hội của họ là đan xen chế độ mẫu hệ và phụ hệ, thể hiện qua các câu truyện nội dung các câu truyện ấy, Các nhà dân tộc học cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đều chỉ ra rằng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như Hmông, Dao, Tày, Nùng, Thái, Mường đều thực hiện tổ chức gia đình và xã hội theo chế độ phụ hệ trong đó vai trò của người đàn ông (người cha và con trai trưởng) là rất quan trọng. Người phụ nữ (kể cả mẹ già) thường phải lao động, làm việc cần mẫn, chăm chỉ và phải tuân thủ mọi quyết định của người đàn ông. Quyền thừa kế của cha mẹ theo chế độ này chỉ thuộc về người con trai, nhất là con trai trưởng, con gái hầu như không có gì. Thực tế này được phản ánh trong truyện kể các dân tộc thiểu số nhất là ở thể loại cổ tích với những biểu hiện cụ thể các nhân vật bất hạnh được miêu tả chủ yếu là nam, xung đột giữa nhân vật mồ côi nam với người chú, người anh cả là xung đột trở đi trở lại. Hay xung đột giữa con rể và bố mẹ vợ, đôi khi đẩy bố mẹ vợ và những hoàn cảnh dở khóc dở cười những truyện này chắc chắn có liên quan đến tục ở rể vốn rất phổ biến trong đời sống nhiều dân tộc thiểu số phía Bắc. Tục này có thể coi là dấu hiệu sót lại của chế độ mẫu hệ và phong tục hôn nhân mẫu hệ. Và thực tế xã hội này đã được phản ánh trong truyện kể, là cơ sở hình thành một số type truyện độc đáo. Vì vậy, những tài liệu truyện kể truyền miệng là những tài liệu để tìm hiểu và nghiên cứu xã hội của tộc người.

3.4. những lưu ý khi sử dụng sử liệu truyện kể dân gian truyền miệng:

Truyện kể dân gian của các dân tộc vùng núi tây bắc là nguồn sử liệu quan trọng để ngiên cứu về thời xa xưa hoặc lịch sử dân tộc , là tất cả những thông tin về lịch sử được lưu truyền trong dân gian vì vậy nó luôn có nhiều dị bản, bên cạnh đó là những chi tiết tưởng tượng hoang đường do tác giả dân gian thêm nếm làm cho chúng ta khi sử dụng nguồn sử liệu này phải hết sức cẩn trọng. Cần phải biết xác định gạt bỏ những yếu tố hoang đường, so sánh tổng hợp các dị bản để tìm được bản cổ xưa nhất và từ các dị bản mà khôi phục được bức tranh về sự kiện lịch sử, phải phân biệt được những phần bị sai lệch trong sử liệu tránh việc nhận thức sai lệch về sử liệu dẫn tới sai lệch sự kiện cần khôi phục.

Phải xác định xem sử liệu đó câu chuyện đó là thật hay yếu tố hoang đường bộ bởi tác phẩm dân gian do tác giả dân gian sáng tác không ai có thể chịu trách nhiệm cho nội dung của nó, và đôi khi có những sự việc, những người anh dùng được sáng tác ra để khích lệ tinh thần nhân dân chuyện này có rất nhiều cụ thể như lê văn tám. Vì vậy dù không thể xác định được tác giả của nguồn sử liệu này thì chúng ta vẫn phải làm thật tốt công tác phê phán tài liệu tổng hợp thông tin về xuất xứ tài liệu, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh hình thành tài liệu, khả năng phần trăm sự thật lịch sử được sử liệu đem lại là bao nhiêu? Từ đó mà xây dựng sự kiện lịch sử.

TỔNG KẾT:

Như vậy chúng ta có thể thấy Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc gắn bó chặt chẽ với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ. Nhiều cốt truyện và các chi tiết trong các sáng tác vừa có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian vừa như là sự giải thích cho sự tồn tại của tín ngưỡng ấy thông qua một số tục lệ và sinh hoạt nghi lễ cụ thể. Truyện kể các dân tộc khu vực này đã phản ánh sinh động, chân xác về không gian cư địa và lịch sử tộc người đặc trưng của người miền núi, đồng thời, cũng khúc xạ về một xã hội có sự đan xen giữa chế độ phụ hệ và mẫu hệ. Những tên tuổi anh hùng và những trang sử hào hùng, bi tráng đều để lại dấu tích đời đời trong các trang truyện kể, các sáng tác truyện kể, chúng ta thấy một số hình ảnh đặc trưng gắn với đời sống sản xuất, đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của các dân tộc. Truyện kể có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng vừa có thể giải thích cho tín ngưỡng qua các sinh hoạt nghi lễ. Các thể loại này cũng vận động, biến đổi và ảnh hưởng qua lại với nhau rất rõ rệt. Truyện kể dân gian các dân tộc khu vực này đã phản chiếu sinh động không gian tự nhiên, lịch sử xuất hiện, sinh tồn và đặc điểm tổ chức xã hội, tổ chức gia đình của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đó là một không gian cư địa đa dạng, phong phú không chỉ ở điều kiện tự nhiên, xã hội mà còn là không gian hội tụ nhiều sắc màu văn hóa vừa thống nhất vừa riêng biệt của các tộc người. Đó là những trang sử đấu tranh giành đất, giữ đất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường của các dân tộc. Đó là một xã hội đã có sự phân tầng giai cấp nhưng vẫn còn đây đó tinh thần dân chủ cộng đồng. Nguồn truyện kể dân gian truyền miệng, là một nguồn sử liệu quan trọng khi muốn nghiên cứu dân tộc học, nó có nhược điểm là thiếu độ chính xác về những yếu tố không gian, thời gian và các sự kiện được phản ánh trong nó. Tuy nhiên nếu ta gạn lọc cũng như phê phán sử liệu cẩn thận thì chúng ta có thể tìm được những sự kiện lịch sử có giá trị. Từ đó mà xây dựng lại được sự kiện lịch sử.

Đối với nghiên cứu dân tộc học thì: Nghiên cứu và dựng lại diện mạo truyện kể dân gian, bước đầu chỉ ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ, mối quan hệ giữa truyện kể với các sắc thái văn hóa tộc người của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có thể là tiền đề mở ra thêm những hướng nghiên cứu mới có liên quan như tiếp tục khảo sát, nghiên cứu các thể loại truyện kể một cách đầy đủ hơn, tiếp tục khảo sát các loại hình khác, so sánh một cách hệ thống loại hình tự sự của các dân tộc thiểu số khu vực này với các khu vực khác và với một số quốc gia Đông Nam Á và Châu Á...Tất cả những công việc này nhằm tới một mục tiêu lâu dài và cần thiết là khám phá và gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần quý báu của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THANH KHẢO:

1. .

2. Phan Xuân Viện (2007), Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 28.

3. Nhiều tác giả (1958), Truyện cổ tích miền núi, Nxb Văn hóa, Cục xuất bản- Bộ văn hóa, Hà Nội.

4. .

5. . nguyễn Việt Hùng hội thảo quốc gia ngôn ngữ và văn học tây bắc.

6.

7. http://text.123doc.org/ 951764-truyen-ke-dan-gian-cac-dan-toc-thieu-so-mien-nui-phia-bac-viet-nam.htm


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro